Bài 1 - Tăng Trưởng Và Phát Triển Kinh Tế PDF
Document Details
Uploaded by AthleticChrysoprase2998
Tags
Related
- Chương 1 PDF - Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác-Lenin
- Chương 1 - Đối tượng, Phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác - Lênin PDF
- Thành tựu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mấy phương hướng PDF
- Phân tích Cách mạng Công nghiệp và tác động đến xã hội Âu - Mỹ (PDF)
- Sách Giáo Khoa GDKTPL 12 - Cánh Diều (PDF)
- ĐỀ CƯƠNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ PDF
Summary
Đây là một tài liệu về tăng trưởng và phát triển kinh tế, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm.
Full Transcript
BÀI 1 – TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Dạng 1: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. (Mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án) Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là sai về phát triển kinh tế? A. Phát triển kinh tế là kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởn...
BÀI 1 – TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Dạng 1: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. (Mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án) Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là sai về phát triển kinh tế? A. Phát triển kinh tế là kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng về xã hội. B. Phát triển kinh tế là sự tăng tiến mọi mặt về kinh tế - xã hội của một quốc gia. C. Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi về lượng của một quốc gia trong thời gian nhất định. D. Phát triển kinh tế là quá trình tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội. Câu 2: Khi đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia, người ta không căn cứ vào tiêu chí nào dưới đây? A. Cơ cấu vùng kinh tế. B. Cơ cấu ngành kinh tế. C. Tiềm lực quốc phòng. D. Cơ cấu thành phần kinh tế. Câu 3: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững được thể hiện ở nội dung nào dưới đây? A. Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững không liên quan đến nhau. B. Tăng trưởng kinh tế không gây ảnh hưởng đến phát triển bền vững. C. Tăng trưởng kinh tế quan trọng nhưng không đảm bảo phát triển bền vững. D. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để đạt được phát triển bền vững. Câu 4: Đối với mỗi quốc gia, phát triển kinh tế thể hiện ở nội dung nào dưới đây? A. Chuyển dịch vùng sản xuất. B. Chuyển dịch cơ cấu ngành. C. Chuyển dịch việc phân phối. D. Chuyển đổi mô hình tiền tệ. Câu 5: Trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế thì tăng trưởng kinh tế không đóng vai trò nào dưới đây đối với phát triển kinh tế? A. Là nội dung của phát triển bền vững. B. Là động lực của phát triển xã hội. C. Là điều kiện cần thiết thiết để phát triển bền vững. D. Là nhân tố bên ngoài của phát triển bền vững. Câu 6: Dùng để biểu thị thu nhập của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định được tính bằng tổng thu nhập từ hàng hóa, dịch vụ cuối cùng do công dân của quốc gia đó tạo ra trong một năm là A. tổng thu nhập quốc nội (GDP). B. tổng thu nhập quốc dân trên đầu người. C. tổng thu nhập quốc nội trên đầu người. D. tổng thu nhập quốc dân (GNI). Câu 7: Yếu tố nào dưới đây là chỉ tiêu của phát triển kinh tế? A. Mức sống bình dân. B. Tiến bộ xã hội. C. Cơ cấu dòng tiền. D. Tăng trưởng dân số. Câu 8: Cụm từ GDP/người là một trong những chỉ tiêu thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế nó thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Tổng sản phẩm quốc nội. B. Tổng sản phẩm quốc dân theo đầu người. C. Tổng sản phẩm quốc dân. D. Tổng sản phẩm quốc nội theo đầu người. Câu 9: Đối với mỗi quốc gia, vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế thể hiện ở việc, thông qua tăng trưởng và phát triển kinh tế sẽ góp phần A. tăng tỷ lệ đói nghèo đa chiều. B. gia tăng phân hóa giàu nghèo. C. giải quyết tốt vấn đề việc làm. D. gia tăng lệ thuộc vào thế giới. Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là đúng về phát triển kinh tế? A. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là xây dựng được cơ cấu kinh tế hiện đại. B. Phát triển kinh tế là quá trình tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội. C. Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế D. Muốn phát triển kinh tế cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. Câu 11: Tăng trưởng kinh tế được biểu hiện ở nội dung nào dưới đây? A. Tập trung đến sự tiến bộ về phân phối thu nhập. B. Đảm bảo phát triển bền vững về môi trường. C. Sự gia tăng quy mô sản lượng của nền kinh tế. D. Chú trọng vào cải thiện chất lượng cuộc sống. Câu 12: Phát biểu nào dưới đây là sai về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế? A. Tăng trưởng, phát triển kinh tế tạo điều kiện để phát triển văn hoá, giáo dục. B. Một quốc gia muốn phát triển bền vững, chỉ cần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. C. Phát triển kinh tế góp phần giảm bớt chênh lệch trình độ phát triển giữa các vùng. D. Phát triển kinh tế góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. Câu 13: Tăng trưởng và phát triển kinh tế không có vai trò nào dưới đây? A. Thực hiện phân phối công bằng. B. Nâng cao mức sống người dân. C. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo. D. Thu hẹp khoảng cách các vùng. Câu 14: Phát biểu nào sau đây là sai về các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế? A. Phát triển kinh tế góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế B. Tăng trưởng, phát triển kinh tế tạo điều kiện để phát triển văn hoá, giáo dục. C. Tăng trưởng kinh tế là thước đo năng lực của một quốc gia biểu hiện qua quy mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng. D. Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế ở một quốc gia trong khoảng thời gian nhất định. Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải là tiêu chí thể hiện sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia? A. Sự gia tăng thu nhập của người dân. B. Sự gia tăng của dân số. C. Sự gia tăng của hàng hóa. D. Sự gia tăng mức sống của người dân. Câu 16: Quá trình tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Phát triển kinh tế. B. Tăng trưởng kinh tế. C. Hội nhập kinh tế. D. Kinh tế đối ngoại. Câu 17: Đối với mỗi quốc gia, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nào dưới đây là tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế? A. Cơ cấu vùng kinh tế. B. Cơ cấu lãnh thổ. C. Cơ cấu ngành kinh tế. D. Cơ cấu thu nhập. Câu 18: Đối với mỗi quốc gia, tăng trưởng kinh tế có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển bền vững? A. Độc lập. B. Mục đích. C. Nội dung. D. Hậu quả. Câu 19: Giá trị bằng tiền của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ một nước trong thời gian nhất định được gọi là A. tổng thu nhập quốc dân (GNI). B. tổng thu nhập quốc nội (GDP). C. tổng thu nhập quốc nội trên đầu người. D. tổng thu nhập quốc dân trên đầu người. Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai về các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế? A. Có thể đánh giá mức sống, phân hoá giàu nghèo, xác định tỉ lệ nghèo của một quốc gia bằng tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người. B. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng thu nhập quốc dân (GNI). C. GDP là một trong những thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia trong thời điểm nhất định. D. Phát triển kinh tế là sự tăng tiến về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia. Câu 21: Trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế nếu tăng trưởng kinh tế không hợp lý sẽ tác động như thế nào tới việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia? A. Không tác động tới sự phát triển. B. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển C. Kìm hãm và tác động tiêu cực. D. Thúc đẩy và tạo động lực. Câu 22: Ngoài việc căn cứ vào sự tăng lên về thu nhập hay tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra trong một thời kỳ nhất định, người ta còn căn cứ vào sự tăng lên của yếu tố nào dưới đây? A. Thu nhập của đối tượng yếu thế. B. Thu nhập trung bình của các quốc gia. C. Thu nhập trung bình của người dân. D. Thu nhập của tầng lớp thượng lưu. Câu 23: Khi đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia, người ta không căn cứ vào chỉ số nào dưới đây? A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. B. Lạm phát và thất nghiệp. C. Tiến bộ và công bằng xã hội. D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế. Câu 24: Cụm từ GNI là một trong những chỉ tiêu thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế nó thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Tổng thu nhập quốc dân. B. Tổng thu nhập quốc dân theo đầu người. C. Tổng sản phẩm quốc nội theo đầu người. D. Tổng sản phẩm quốc nội. Câu 25: Một trong những thước đo để đánh giá mức tăng trưởng kinh tế của một quốc gia đó là dựa vào A. chỉ số giảm nghèo đa chiều. B. tổng hàng hóa xuất khẩu. C. tổng thu nhập quốc dân. D. chỉ số phát triển bền vững. Câu 26: Phát biểu nào dưới đây là đúng về chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế? A. Mức tăng chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. B. Mức tăng tổng thu nhập quốc dân trong một thời kỳ nhất định. C. Mức tăng dân số của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. D. Mức tăng thu nhập của từng cá nhân trong một thời kỳ nhất định. Câu 27: Đối với mỗi quốc gia, tăng trưởng kinh tế là A. quá trình phân phối lại tiền tệ. B. sự mất giá của đồng tiền nội địa. C. quá trình kiềm chế lamg phát. D. sự gia tăng mức sống người dân. Câu 28: Tăng trưởng và phát triển kinh tế không có vai trò nào dưới đây? A. Phát triển lực lượng sản xuất. B. Nâng cao năng xuất lao động. C. Khai thác tiềm năng kinh tế. D. Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Câu 29: Khi đánh giá sự phát triển kinh tế, người ta không căn cứ vào sự tăng lên của yếu tố nào dưới đây? A. Mức thu nhập của người dân. B. Chỉ số bất bình đẳng xã hội. C. Chỉ số giá cả của hàng hóa. D. Chỉ số phát triển con người. Câu 30: Đối với một quốc gia tăng trưởng và phát triển kinh tế có vai trò quan trọng, là điều kiện cần thiết để A. thúc đẩy tỷ lệ thất nghiệp. B. gia tăng tỷ lệ lạm phát. C. thúc đẩy phân hóa giàu nghèo. D. khắc phục tình trạng đói nghèo. Câu 31: Một quốc gia được coi là có sự phát triển về kinh tế khi cơ cấu ngành nông nghiệp giảm đi, cơ cấu ngành công nghiệp, dịch vụ có xu hướng A. giảm theo. B. tăng lên. C. không đổi. D. cân bằng. Câu 32: Trong một cuộc thảo luận về phát triển kinh tế của một quốc gia, một nhóm học sinh đề xuất tăng cường đầu tư vào giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao năng lực của người lao động. Đề xuất của nhóm học sinh phản ánh thái độ A. ủng hộ và đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế. B. lạc quan nhưng không liên quan gì đến tăng trưởng kinh tế. C. đồng tình nhưng không có tác động đến tăng trưởng kinh tế. D. phản đối những hành vi cản trở sự phát triển kinh tế. Câu 33: Cụm từ GNI là một trong những chỉ tiêu thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế nó thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Tổng sản phẩm quốc dân theo đầu người. B. Tổng thu nhập quốc dân. C. Tổng sản phẩm quốc nội theo đầu người. D. Tổng sản phẩm quốc nội. Câu 34: Yếu tố nào dưới đây là chỉ tiêu của tăng trưởng kinh tế? A. Sự gia tăng dân số của một quốc gia. B. Mức tăng tổng sản phẩm quốc nội. C. Số lao động tham gia sản xuất. D. Tổng diện tích đất được sử dụng. Câu 35: Một trong những thước đo để đánh giá mức tăng trưởng kinh tế của một quốc gia đó là dựa vào A. chỉ tiêu về tiến bộ xã hội. B. mức tăng tổng sản phẩm quốc nội. C. mức tăng chỉ số phát triển con người. D. chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế. Câu 36: Trong các chỉ tiêu về tiến bộ xã hội, chỉ tiêu nào dưới đây không là căn cứ để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia? A. Chỉ số đói nghèo dân cư. B. Chỉ số phát triển con người. C. Chỉ số lạm phát theo thời kỳ. D. Chỉ số bất bình đẳng thu nhập. Câu 37: Phát biểu nào dưới đây là sai về phát triển kinh tế? A. Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. B. Muốn phát triển kinh tế cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. C. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại. D. Phát triển kinh tế góp phần giảm bớt chệnh lệch vùng miền. Câu 38: Đối với mỗi quốc gia, tăng trưởng kinh tế là A. sự bổ sung tỷ lệ thất nghiệp. B. sự tăng trưởng mức sản xuất. C. sự suy giảm chất lượng sống. D. quá trình gia tăng lạm phát. Câu 39: Khi đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia, người ta không căn cứ vào chỉ số nào dưới đây? A. Tình trạng đói nghèo. B. Phát triển con người. C. Bất bình đẳng xã hội D. Quản trị người mua hàng. Câu 40: Đối với mỗi quốc gia, vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế thể hiện ở việc, thông qua tăng trưởng và phát triển kinh tế sẽ góp phần A. nâng cao tỷ lệ thất nghiệp. B. hạn chế nguồn thu ngân sách. C. kiềm chế mở rộng việc làm. D. nâng cao phúc lợi xã hội. Câu 41: Nội dung nào dưới đây không phản ánh bản chất của phát triển kinh tế? A. Tình trạng mất ổn định chính trị diễn ra thường xuyên trong khu vực. B. Mức sống trung bình của người dân tăng trong một thời kì nhất định. C. Cải thiện năng suất lao động thông qua áp dụng công nghệ tiên tiến. D. Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội. Câu 42: Trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế nếu tăng trưởng kinh tế mà không chú trọng đến phát triển bền vững sẽ gây ra hậu quả nào dưới đây? A. Mở rộng hội nhập quốc tế. B. Bất bình đẳng xã hội giảm. C. Môi trường bị suy thoái. D. Vấn đề thất nghiệp giảm. Câu 43: Cụm từ GDP là một trong những chỉ tiêu thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế nó thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Tổng sản phẩm quốc dân. B. Tổng sản phẩm quốc nội theo đầu người. C. Tổng sản phẩm quốc nội. D. Tổng sản phẩm quốc dân theo đầu người. Câu 44: Trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế nếu tăng trưởng kinh tế mà không chú trọng đến phát triển bền vững sẽ gây ra hậu quả nào dưới đây? A. Đời sống con người nâng cao. B. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. C. Tệ nạn xã hội ngày càng giảm. D. Vấn đề đói nghèo bị đẩy lùi. Câu 45: Phát biểu nào dưới đây là sai về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế? A. Một quốc gia muốn phát triển kinh tế chỉ cần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. B. Phát triển bền vững là sự bảo đảm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. C. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để thúc đẩy phát triển bền vững. D. Các quốc gia đều đặt mục tiêu phát triển bền vững nhưng muốn phát triển được phải dựa vào tăng trưởng kinh tế. Câu 46: Đối với một quốc gia, khi đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế, người ta không căn cứ vào chỉ tiêu nào dưới đây? A. Tổng sản phẩm quốc nội. B. Thu nhập quốc nội bình quân đầu người. C. Tổng thu nhập quốc dân. D. Kết quả thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ. Câu 47: Đối với mỗi quốc gia, phát triển kinh tế không thể hiện ở chỉ tiêu nào dưới đây? A. Chỉ tiêu về thu nhập quốc dân. B. Chỉ tiêu về thu thuế toàn cầu. C. Chỉ tiêu về thu nhập quốc nội. D. Chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế. Câu 48: Sự phát triển nào dưới đây phản ánh sự chuyển biến tổng hợp của nền kinh tế cả về số lượng và chất lượng? A. Phát triển kinh tế. B. Tăng trưởng kinh tế. C. Tỷ lệ lạm phát. D. Tỷ lệ thất nghiệp. Câu 49: Đối với một quốc gia, tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở sự gia tăng ở A. thu nhập người dân. B. chỉ số lạm phát. C. tỷ lệ thất nghiệp. D. tỷ lệ tử vong. Câu 50: Đối với một quốc gia, tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở sự gia tăng các A. tệ nạn xã hội. B. giá trị hàng hóa. C. quan hệ đối ngoại. D. tổ chức tội phạm. Câu 51: Phát biểu nào dưới đây là sai về chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế? A. Mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong một thời kỳ nhất định. B. Mức tăng tổng thu nhập quốc dân trong một thời kỳ nhất định. d. Mức tăng chỉ số gia tiêu dùng của một nền kinh tế hàng năm. d. Mức tăng thu nhập quốc dân bình quân đầu người hàng năm. Câu 52: Đối với mỗi quốc gia, vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế không thể hiện ở việc, thông qua tăng trưởng và kinh tế sẽ góp phần A. củng cố quốc phòng, an ninh. B. nâng cao phúc lợi xã hội. C. gia tăng lạm phát, thất nghiệp. D. khắc phục tình trạng đói nghèo. Câu 53: Thước đo để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời điểm nhất định là chỉ tiêu nào dưới đây? A. Tổng thu nhập quốc nội ( GDP). B. Tổng thu nhập quốc dân trên đầu người. C. Tổng thu nhập quốc nội trên đầu người. D. Tổng thu nhập quốc dân ( GNI). Câu 54: Đối với một quốc gia, khi đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế, người ta không căn cứ vào chỉ tiêu nào dưới đây? A. Giảm nghèo đa chiều. B. Thu nhập quốc dân theo đầu người. C. Thu nhập quốc dân. D. Thu nhập quốc nội theo đầu người. Câu 55: Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế đối với mỗi quốc gia? A. Giải quyết vấn đề việc làm. B. Nâng cao vị thế của nước ta. C. Nâng cao cuộc sống người dân. D. Thúc đẩy phân hóa giàu nghèo. Câu 56: Phát biểu nào dưới đây là sai về vai trò của phát triển kinh tế? A. Phát triển kinh tế góp phần giảm bớt chênh lệch trình độ phát triển. B. Phát triển kinh tế góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước C. Phát triển kinh tế nhanh sẽ kéo theo việc tàn phá tài nguyên gia tăng. D. Phát triển kinh tế tạo điều kiện để phát triển văn hóa, giáo dục. Câu 57: Sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định so với thời kỳ gốc là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Tăng trưởng xã hội. B. Tăng trưởng kinh tế. C. Phát triển kinh tế. D. Hội nhập kinh tế. Câu 58: Cụm từ GDP/người là một trong những chỉ tiêu thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế nó thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Tổng sản phẩm quốc dân. B. Tổng sản phẩm quốc nội theo đầu người. C. Tổng sản phẩm quốc dân theo đầu người. D. Tổng sản phẩm quốc nội. Câu 59: Trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế các quốc gia kiên trì mục tiêu phát triển bền vững sẽ tác động trở lại đối với tăng trưởng kinh tế theo chiều hướng nào dưới đây? A. Không thúc đẩy và bị động. B. Kìm hãm và hạn chế tác động. C. Thúc đẩy và tạo động lực. D. Cân bằng và không liên hệ. Câu 60: Trong quá trình hội nhập quốc tế, tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để nước ta không rơi vào tình trạng nào dưới đây? A. Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp. B. Có quan hệ song phương toàn diện. C. Hợp tác và cạnh tranh toàn diện. D. Ngày càng tụt hậu so với thế giới. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi Thông tin 1: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi bên dưới Về kinh tế, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đạt trung bình 7%/năm, nâng mức thu nhập bình quân đầu người hằng năm tính theo GDP tăng lên 3.200 - 3.500 USD (so với mức 2.100 USD năm 2015). Lạm phát giữ ở mức dưới 5%. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; năm 2014 đã có 1,4 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, trên 8,5 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trên 72% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Đời sống nhân dân được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.052 USD/người (2014). Tuổi thọ trung bình đạt 73,5 tuổi (2015). Hoàn thành nhiều mục tiêu Thiên niên kỷ. Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thông tin trên? A. Thực hiện chính sách an sinh xã hội. B. Công tác giải quyết việc làm, bảo hiểm. C. Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) D. Tỷ lệ lạm phát và tăng giá hàng tiêu dùng. Câu 2: Nội dung nào dưới đây về phát triển kinh tế không được đề cập trong thông tin trên? A. Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người). B. Tổng sản phẩm quốc dân (GDP). C. Tốc độ tăng dân số hàng năm. D. Thu nhập quốc nội theo đầu người (GDP/người). Câu 3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai 2016 - 2020 đạt trung bình 7%/năm có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của nước ta trong giai đoạn này? A. Quyết định nhất. B. Không đáng kể. C. Kìm hãm. D. Động lực. Thông tin 2: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi bên dưới Tính chung thời kì thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2011 - 2020), tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 5,9%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực. Quy mô GDP tăng gấp 2,4 lần, từ 116 tỉ USD năm 2010 lên 268,4 tỉ USD vào năm 2020. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.331 USD năm 2010 lên khoảng 2.750 USD năm 2020. Tỉ lệ hộ nghèo cả nước giảm nhanh, từ 14,2% năm 2010 xuống còn 7% năm 2015 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015) và giảm từ 9,2% năm 2016 xuống dưới 3% vào năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều). Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường. Thực hiện nhiều giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trong thông tin trên? A. Thu nhập bình quân theo GDP. B. Tốc độ tăng dân số. C. Tốc độ tăng GDP. D. Tỷ lệ hộ nghèo và thu nhập. Câu 2: Nội dung nào dưới đây thể hiện tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện phát triển bền vững được đề cập trong thông tin trên? A. Thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao. B. Tốc độ tăng dân số phù hợp với. C. Tạo việc làm và nâng cao thu nhập. D. Giảm tỷ lệ lạm phát, giá cả được kiểm soát. Câu 3: Yếu tố nào được đề cập trong thông tin trên là nhân tố quyết định việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế về mặt xã hội? A. Tăng trưởng dân số. B. Tốc độ tăng lạm phát. C. Tăng trưởng việc làm. D. Tăng trưởng kinh tế. Thông tin 3: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi bên dưới Cơ cấu kinh tế ngành và nội ngành chuyển biến tích cực; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo và ứng dụng công nghệ cao tăng lên. Cơ cấu lao động chuyển dịch từ khu vực năng suất lao động thấp sang khu vực năng suất lao động cao hơn. Tỉ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong tổng số lao động cả nước giảm từ 48,6% năm 2010 xuống còn 34% năm 2020. Tỉ trọng lao động ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 21,7% lên 30,3%; ngành dịch vụ từ 29,7% lên khoảng 35,7% trong cùng giai đoạn;... Đời sống người dân không ngừng được cải thiện; tạo sinh kế và nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Thu nhập bình quân đầu người tăng 3,1 lần, từ 16,6 triệu đồng năm 2010 lên 51,5 triệu đồng năm 2019. Thực hiện nhiều giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Mạng lưới cơ sở y tế phát triển rộng khắp, năng lực, chất lượng khám, chữa bệnh và y đức được nâng lên; y tế cơ sở được chú trọng. Tuổi thọ trung bình tăng từ 72,9 tuổi năm 2010 lên 73,7 tuổi vào năm 2020. Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển kinh tế của nước ta? A. Chuyển dịch cơ cấu lao động. B. Chuyển dịch cơ cấu ngành. C. Năng suất lao động xã hội. D. Vấn đề việc làm và thu nhập. Câu 2: Một nền kinh tế được coi là phát triển khi cơ cấu lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ phải lớn hơn lao động tham gia vào khu vực A. công nghiệp. B. vận tải. C. dịch vụ. D. nông nghiệp. Câu 3: Giải quyết tốt vấn đề nào dưới đây sẽ góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI) ở nước ta hiện nay? A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. B. Gia tăng tỷ trọng ngành dịch vụ. C. Phát triển nông nghiệp hữu cơ. D. Giải quyết việc làm và thu nhập. Thông tin 4: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi bên dưới Đảng, Nhà nước đã quan tâm, bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực toàn xã hội để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo.Kết quả xóa đói giảm nghèo đã tạo thêm cơ sở vững chắc cho Việt Nam bảo đảm các quyền và lợi ích của người dân. Nổi bật là về nhà ở, đi lại, đến năm 2020, cả nước đã xây dựng, củng cố được hàng vạn ngôi nhà, căn hộ cho người nghèo, xóa bỏ hầu hết nhà tạm ở các thôn, bản; 99% địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng biên giới có đường giao thông từ tỉnh đến huyện, xã. Về chăm sóc sức khỏe, trên 90% người dân đều có thẻ bảo hiểm y tế và được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe với chi phí thấp. Với hệ thống bệnh viện, trạm y tế và dịch vụ y tế thông suốt từ trung ương đến cơ sở, Việt Nam đã khống chế, đẩy lùi nhiều bệnh dịch nguy hiểm; tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 64 tuổi trong thập kỷ 90 (thế kỷ XX) lên 73-75 tuổi năm 2020. Câu 1: Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của tăng trưởng kinh tế đối với việc xóa đói giảm nghèo ở nước ta? A. Tăng trưởng kinh tế làm gia tăng tỷ lệ đói nghèo. B. Xóa đói giảm nghèo sẽ hạn chế sự tăng trưởng kinh tế. C. Xóa đói giảm nghèo sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. D. Tăng trưởng kinh tế là cơ sở để xóa đói giảm nghèo. Câu 2: Việc thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo sẽ góp phần trực tiếp vào việc thực hiện mục tiêu nào dưới đây của phát triển kinh tế? A. Chỉ số thất nghiệp cơ cấu. B. Chỉ số lạm phát tự nhiên. C. Chỉ số lao động, việc làm. D. Chỉ số phát triển con người. Câu 3: Việc quan tâm bố trí nguồn lực cho công tác xóa đói giảm nghèo là góp phần thực hiện chỉ tiêu nào dưới đây về phát triển kinh tế? A. Tiến bộ xã hội. B. Tăng trưởng kinh tế. C. Thu nhập quốc dân. D. Thu ngân sách. Dạng 2: Câu trắc nghiệm đúng sai Câu 1: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai: Theo Tổng cục Thống kê năm 2022, tổng tỷ lệ nghèo đa chiều cả nước là 9,35%, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo là 5,2% và tỷ lệ hộ cận nghèo là 4,15%. Theo báo cáo, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam là 0,703 vào năm 2021, tăng hai bậc trên bảng xếp hạng toàn cầu, lên vị trí 115/191 quốc gia, thuộc nhóm trung bình cao của thế giới. Điều này cho thấy, kinh tế, xã hội của nước ta đang tiếp tục phát triển và là điểm sáng thứ hai châu Á về tốc độ tăng GDP, cải thiện về thu hút FDI, vốn gián tiếp, kiều hối và phát triển du lịch, nông nghiệp và một số ngành công nghiệp phụ trợ gắn với xuất khẩu. Để thực hiện và giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, tiến bộ và công bằng xã hội, nhất định chúng ta phải xây dựng môi trường xã hội chủ nghĩa trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với một hệ giá trị thật sự tiến bộ. a) Chỉ số phát triển con người (HDI) tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước. b) Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tốc độc tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. c) Việt Nam đã giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế. d) Thực hiện nền kinh tế xanh, nền kinh tế tuần hoàn, nền kinh tế hướng tới con người là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế. Câu 2: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai: Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,12%; khu vực dịch vụ chiếm 42,54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,38%. Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022). a) Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch chưa phù hợp với các chỉ tiêu về phát triển kinh tế. b) Thu nhập 4284,5USD/1 người năm 2023 thể hiện thu nhập quốc dân bình quân theo đầu người của nước ta. c) Năng suất lao động là một chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia. d) Trình độ của người lao động là tiêu chí để đánh giá sự phát triển kinh tế. Câu 3: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai: Theo Tổng cục Thống kê công bố, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 5,05% và có xu hướng tăng dần theo thời gian, quý IV đạt 6,72%, cao nhất so với quý III, II và quý 1 (tương ứng đạt 5,47, 4,25% và 3,41%), cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực cũng như nhiều nước trong giai đoạn tăng trưởng nhanh. a) Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 đạt mức cao nhất so với các năm trước đó. b) Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 sẽ tỉ lệ thuận với mức thu nhập và đời sống của người dân. c) Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 cho thấy Việt Nam là quốc gia có mức sống cao. d) Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 là căn cứ để so sánh với sự tăng trưởng kinh tế của năm 2024. Câu 4: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai: Tính chung thời kì thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2011 - 2020), tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 5,9%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực. Quy mô GDP tăng gấp 2,4 lần, từ 116 tỉ USD năm 2010 lên 268,4 tỉ USD vào năm 2020. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.331 USD năm 2010 lên khoảng 2.750 USD năm 2020. Tỉ lệ hộ nghèo cả nước giảm nhanh, từ 14,2% năm 2010 xuống còn 7% năm 2015 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015) và giảm từ 9,2% năm 2016 xuống dưới 3% vào năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều). Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường. Thực hiện nhiều giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động a) Trong giai đoạn 2011 – 2020 Việt Nam luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. b) Phát triển kinh tế góp phần giúp nước ta thực hiện tốt các vấn đề xã hội. c) Việc chúng ta đầu tư nhiều cho phát triển xã hội sẽ kéo giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. d) Trong quá trình phát triển, Việt Nam luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Câu 5: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai: Về kinh tế, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đạt trung bình 7%/năm, nâng mức thu nhập bình quân đầu người hằng năm tính theo GDP tăng lên 3.200 - 3.500 USD (so với mức 2.100 USD năm 2015). Lạm phát giữ ở mức dưới 5%. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; năm 2014 đã có 1,4 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, trên 8,5 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trên 72% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Đời sống nhân dân được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.052 USD/người (2014). Tuổi thọ trung bình đạt 73,5 tuổi (2015). Hoàn thành nhiều mục tiêu Thiên niên kỷ. a) Kết quả tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đạt trung bình 7%/năm tạo tiền đề vật chất thúc đẩy các chỉ tiêu về phát triển kinh tế. b) Thu nhập theo đầu người từ 3.500 USD giảm xuống còn 2052 USD phản ánh sự phát triển kinh tế theo chiều hướng đi xuống. c) Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam không ngừng tăng là kết quả của việc thực hiện tăng trưởng kinh tế cao. d) Với 72% dân số tham gia bảo hiểm y tế là thể hiện các chỉ tiêu về tiến bộ xã hội khi nước ta phát triển kinh tế.