Bối cảnh Việt Nam (1930-1945) PDF

Summary

This document provides an overview of Vietnam's socio-political and economic conditions under French colonial rule during the period 1930-1945. It examines factors like French policies, socio-political transformations, and pre-colonial impacts.

Full Transcript

CHƯƠNG I: ĐCS VN RA ĐỜI VÀ LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930-1945) 1. Bối cảnh Việt Nam dưới chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị phong kiến và tư sản từ cuối thế kỷ XIX đến đầu năm 1930...

CHƯƠNG I: ĐCS VN RA ĐỜI VÀ LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930-1945) 1. Bối cảnh Việt Nam dưới chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị phong kiến và tư sản từ cuối thế kỷ XIX đến đầu năm 1930. 1.1. Bối cảnh Việt Nam dưới chính sách thống trị và khai khác thuộc địa của thực dân Pháp - Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại Đà Nẵng và từng bước thôn tính VN. Đó là thời điểm chế độ phong kiến Việt Nam đã lâm vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Trước hành động xâm lược của Pháp, triều đình nhà Nguyễn từng bước thỏa hiệp (Hiệp ước 1862, 1874, 1883) và đến ngày 6/6/1884 với Hiệp ước Patơnốt đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp, VN trở thành “một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ hung ác” Về chính trị: thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để trị nhằm phá vỡ khối đoàn kết cộng đồng quốc gia dân tộc; chia ba kỳ (BK, TK, NK) với các chế độ chính trị khác nhau nằm trong liên bang Đông Dương thuộc Pháp (R,T,N Kỳ ; Cao Miên và Ai Lao). Liên bang Đông Dương (Union Indochinoise) được thành lập ngày 17/10/1887 theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp. + Đứng đầu Liên Bang Đông Dương là viên Toàn quyền, thay mặt chính phủ Pháp để cai trị Đông Dương về mọi mặt. Dưới Toàn quyền là: Thống đốc Nam Kỳ, Thống sứ Bắc Kỳ, Khâm sứ ở 3 sứ Trung Kỳ, Lào và Campuchia. Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng Tối cao Đông Dương do Toàn quyền làm Chủ tịch, các ủy viên Hội đồng hầu hết là người Pháp. Từ cấp tỉnh, xứ và liên bang Đông Dương thì quyền lực đều tập trung vào tay những quan chức người Pháp. + Triệt để thực hiện chính sách dùng người Việt trị người Việt ra đạo luật về tổ chức quân đội thuộc địa bao gồm vừa binh lính Pháp, vừa binh lính người bản xử. Trực tiếp điều khiển quân đội ở Đông Dương là thành viên tổng chỉ huy người Pháp. Ngoài quân đội chính quy còn có đội lính khố xanh chuyên đề đàn áp các cuộc khởi nghĩa, hoặc canh giữ các nhà tù, phục vụ ở các đạo quan binh ở trên miền biên giới. Ngoài ra cả 3 xứ còn có tổ chức quân đội thân binh dưới quyền của bọn Việt gian phản động làm nhiệm vụ đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân 🡪 Tính chất xã hội thay đổi: từ XHPK sang xã hội nữa thuộc địa, nữa PK – đặc trưng: đế quốc-phong kiến kết hợp với nhau để thống trị, bóc lột nhân dân. Đế quốc dựa vào phong kiến phản động để duy trì ách thống trị, phong kiến phản động dựa vào thế lực đế quốc để bóc lột nhân dân Về kinh tế: từ năm 1897, thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị và tiến hành khai thác thuộc địa. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) do Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer thực hiện và khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929). Mưu đồ biến VN nói riêng và Đông Dương nói chung thành thị trường tiêu thụ hàng hóa ế thừa của chính quốc, đồng thời ra sức vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động rẻ mạt của người bản xứ, cùng nhiều hình thức thuế khóa nặng nề. Chế độ cai trị, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp đối với nhân dân VN là chế độ độc tài chuyên chế nhất, nó vô cùng khả ố và khủng khiếp hơn cả chế độ chuyên chế của nhà nước quân chủ châu Á đời xưa. Năm 1862, Pháp đã lập nhà tù Côn Đảo để giam cầm những người Việt Nam yêu nước chống Pháp. 🡪 Chung quy lại: Có sự du nhâp phương thức sản xuất TBCN; Kinh tế phong kiến lạc hậu vẫn được duy trì – kinh tế nông nghiệp lạc hậu, phụ thuộc 🡪 Kinh tế VN bị kìm hãm nặng nề, tiến triển chậm chạp, què quặt, phiến diện, lệ thuộc vào kinh tế Pháp. Về văn hóa – xã hội: thực hiện chính sách ngu dân để dễ cai trị, lập nhiều nhà tù hơn trường học, đồng thời du nhập những giá trị phản văn hóa, duy trì tệ nạn xã hội vốn có của chế độ phong kiến và tạo nên nhiều tệ nạn xã hội mới, dùng rượu cồn và thuốc phiện để đầu độc thanh niên VN, ra sức tuyên truyền tư tưởng khai hóa văn minh của nước Đại Pháp + Chính sách cai trị của thực dân Pháp không chỉ làm phân hóa các giai cấp cũ, mà còn làm xuất hiện các giai cấp, tầng lớp xã hội mới trong xã hội VN. Các giai cấp, tầng lớp này có địa vị kinh tế khác nhau và do đó cũng có thái độ chính trị khác nhau đối với vân mệnh dân tộc + Giai cấp địa chủ - bị phân hóa. Một bộ phận kết cấu với thực dân Pháp và làm tay sai đắc lực cho Pháp trong việc ra sức đàn áp phong trào yêu nước và bóc lột nhân dân (thường là đại địa chủ); Một bộ phận khác nêu cao tinh thần dân tộc khởi xướng và lãnh đạo các phong trào chống Pháp và bảo vệ chế độ PK; Một số trở thành lãnh đạo phong trào nông dân chống thực dân Pháp và PK phản động; Một bộ phận nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản. + Giai cấp nông dân – thành phần đông đảo nhất trong xã hội VN. Dưới chế độ nữa thuộc địa, nữa PK, nông dân bị đế quốc, PK và tư bản bóc lột nặng nề. Nông dân VN bị bần cùng hóa bởi chính sách chiếm đoạt ruộng đất để lập đồn điền của thực dân Pháp, bởi nạn sưu cao, thuế nặng của nhà nước phong kiến – thực dân, bởi địa tô và cho vay nặng lãi của địa chủ phong kiến. Do vậy ngoài mâu thuẫn giai cấp vốn có với giai cấp địa chủ, từ khi thực dân Pháp xâm lược, giai cấp nông dân còn có những mâu thuẫn sâu sắc với thực dân xâm lược. Bị áp bức, bóc lột nặng nề, người nông dân VN từ Nam chí Bắc, khắp vùng xuôi đến ngược đã không ngừng vùng dậy chống lại ách thống trị của thực dân phong kiến. Trên tinh thần cách mạng nông dân không chỉ gắn liền với ruộng đất, với đời sống hằng ngày của họ, mà còn gắn bó một cách sâu sắc với tình cảm quê hương đất nước, với nền văn hóa nghìn năm của dân tộc. Đây là lực lượng hùng hậu, có tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất cho nền độc lập tự do của dân tộc và khao khát giành lại ruộng đất cho dân cày, khi có các lực lượng tiên phong lãnh đạo, giai cấp nông dân sẵn sàng vùng dậy làm cách mạng lật đổ thực dân phong kiến. Đặc biệt sự ra đời của giai cấp công nhân tư sản Việt Nam + Giai cấp công nhân VN ra đời trong khoảng thời gian thực dân Pháp thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914). Ngoài những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân VN có những đặc điểm riêng: Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc; bị ba tầng áp bức: đế quốc, phong kiến, tư bản; phần lớn xuất thân từ nông dân, là cơ sở khách quan, thuận lợi cho công nhân và nông dân liên minh chặc chẽ trong quá trình đấu tranh cách mạng. Do vậy, tuy lực lượng công nhân VN còn ít, nhưng đã sớm vươn lên tiếp nhận tư tưởng tiên tiến của thời đại, nhanh chóng phát triển từ tự phát đến tự giác thể hiện là giai cấp có năng lực lãnh đạo cách mạng. + Giai cấp tư sản VN xuất hiện muộn hơn GCCN VN. Một bộ phận gắn liền lợi ích với tư bản Pháp, tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế của chính quyền thực dân Pháp, trở thành tầng lớp tư sản mại bản. Một bộ phận là giai cấp tư sản dân tộc, họ bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm, bị lệ thuộc, yếu ớt về kinh tế. Vì vậy, phần lớn tư sản dân tộc VN có tinh thần dân tộc, nhưng không có khả năng tập hợp các giai tầng để tiến hành cách mạng. + Tầng lớp tiểu tư sản (tiểu thương, tiểu chủ, sinh viên,…) bị đế quốc, tư bản chèn ép, khinh miệt, do đó có tinh thần dân tộc, yêu nước và rất nhạy cảm về chính trị và thời cuộc. Tuy nhiên, do địa vị kinh tế bấp bênh, thái độ hay dao động, thiếu kiên định, do đó họ không thể lãnh đạo cách mạng. + Tầng lớp sĩ phu phong kiến VN cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX bị phân hóa càng ngày càng sâu sắc. Một bộ phận vẫn giữ cốt cách phong kiến, một bộ phân chuyển sang tư tưởng tư sản hoặc tư tưởng vô sản. Một số người trong tầng lớp này khởi xướng các phong trào yêu nước có ảnh hưởng lớn. 🡪 Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người dân mất nước ở những mức độ khác nhau đều bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột 🡪 Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Chính sách cai trị và khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và chính quyền tay sai đã làm phân hóa những giai cấp vốn là của chế độ phong kiến, đồng thời tạo nên những giai cấp, tầng lớp mới với thái độ chính trị khác nhau. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội VN cũng thay đổi, ngoài mâu thuẫn vốn có của xã hội VN trước đây là mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến, đến lúc này đã xuất hiện mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc VN với thực dân Pháp và chính quyền tay sai. Trong đó mâu thuẫn chủ yếu nhất và ngày càng trở nên gay gắt là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc VN với thực dân Pháp và chính quyền PK tay sai. Trong bối cảnh này những hệ tư tưởng mới bên ngoài: tư tưởng CMTS và đặc biệt là CM Tháng Mười Nga 1917 đã tác động mạnh mẽ, làm chuyển biến phong trào yêu nước VN những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 🡪 Chuyển biến từ XHPK thuần túy sang XH nữa thuộc địa, nữa phong kiến 🡪 Thực tiễn đặt ra: Phải đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập tự do cho dân tộc. Xóa bỏ chế động phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân chủ yếu là vấn đề ruộng đất 🡪 Chống đế quốc giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu 1.2. Nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị phong kiến và tư sản từ cuối thế kỷ XIX đến đầu năm 1930: theo lập trường phong kiến (1858-1896) ; theo khuynh hướng dân chủ tư sản (1897-1930)

Use Quizgecko on...
Browser
Browser