Bài 08 Cách Viết Một Báo Cáo Khoa Học PDF

Document Details

BoomingGothicArt

Uploaded by BoomingGothicArt

Hue University

Tags

scientific writing academic writing research reports scientific communication

Summary

This document provides a guide on how to write a scientific report, including the objectives, main contents, and different types of reports.

Full Transcript

CÁCH VIẾT MỘT BÁO CÁO KHOA HỌC ============================== **Mục tiêu:** ***1. Trình bày được các thành phần trong một báo cáo khoa học.*** ***2. Trình bày được các nội dung chính của một báo cáo khoa học.*** ***3. Thực hành xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học.*** **Nội dung chính:** Một...

CÁCH VIẾT MỘT BÁO CÁO KHOA HỌC ============================== **Mục tiêu:** ***1. Trình bày được các thành phần trong một báo cáo khoa học.*** ***2. Trình bày được các nội dung chính của một báo cáo khoa học.*** ***3. Thực hành xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học.*** **Nội dung chính:** Một số lưu ý khi viết một công trình nghiên cứu khoa học -------------------------------------------------------- Mục đích của viết báo cáo khoa học là nhằm chuyển tải những thông tin thu được trong quá trình nghiên cứu tới người đọc, làm giàu thêm kho tàng trí thức của nhân loại. Trước khi bắt tay viết báo cáo khoa học, nhà khoa học phải xem lại bản đề cương nghiên cứu của đề tài và kiểm tra lại những số liệu đã thu được, những tài liệu có liên quan đến đề tài. Trong đa số các trường hợp, nhất là trong nghiên cứu thử nghiệm, nghiên cứu xây dựng mô hình, thì ban chủ nhiệm đề tài cần thị sát lại hiện trường để có thông tin đầy đủ hơn về giá trị thực tiễn cũng như giá trị khoa học của đề tài. Đôi khi, để có được kết luận thật khách quan trong những nghiên cứu thử nghiệm, người ta có thể yêu cầu một nhóm chuyên gia không thuộc nhóm nghiên cứu đứng ra đánh giá, kiểm định lại kết quả của đề tài. Bố cục của các báo cáo khoa học phải chặt chẽ và logic, cần có sự thống nhất, sự phù hợp giữa các phần trong một báo cáo khoa học. Văn phong trong một báo cáo khoa học phải chặt chẽ, khúc chiết, khách quan và trung thực. Câu văn phải ngắn gọn, dễ hiểu, từ ngữ chính xác, rõ ràng. Khi cần có thể đưa các hình vẽ, biểu đồ, bảng số liệu, ảnh tư liệu vào báo cáo khoa học để minh họa. ### Tại sao phải viết báo cáo khoa học Khi viết báo cáo khoa học cần phải hiểu rõ: Tại sao phải viết báo cáo này? Có như vậy nhà khoa học mới lựa chọn được một loại hình bố cục thích hợp để trình bày bản báo cáo khoa học của mình. Thường xảy ra hai khả năng dưới đây: \- Có phải viết báo cáo khoa học là do yêu cầu của các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý khoa học đã ký hợp đồng với nhà khoa học khi giao cho họ thực hiện đề tài không? Trong trường hợp này, các nhà khoa học cần phải viết một báo cáo tổng kết để nghiệm thu đề tài. \- Trong trường hợp khác, các nhà khoa học lại muốn công bố những kết quả nghiên cứu của mình cho mọi người cùng biết. Muốn được như vậy, họ cần viết những báo cáo khoa học để đăng trên các tạp chí khoa học hoặc để trình bày trong các hội nghị khoa học. ### Một số loại báo cáo khoa học Trước khi lựa chọn loại báo cáo để viết báo cáo khoa học cần phải xác định rõ những nội dung cần đưa vào báo cáo khoa học, những nội dung này thường gắn liền với tên đề tài, mục tiêu của nghiên cứu,... Trên thực tế chúng ta thường gặp một số loại báo cáo khoa học dưới đây: #### Báo cáo ban đầu, báo cáo khoa học theo tiến độ đề tài Khi thực hiện những đề tài trong một khoảng thời gian dài, người nghiên cứu phải xử lý số liệu ban đầu hay số liệu của từng giai đoạn để đưa ra những báo cáo khoa học qua từng bước nghiên cứu. Điều này rất quan trọng vì nó giúp cho nhà khoa học và cơ quan quản lý khoa học hoạch định được kế hoạch nghiên cứu tiếp theo một cách chính xác, sát thực hơn. Trong một số trường hợp, dựa vào loại báo cáo này mà chúng ta có thể quyết định tiếp tục nghiên cứu theo đề cương hay có thể phải điều chỉnh, bổ sung một số phần để đề tài đạt được kết quả tốt nhất mà khi xây dựng đề cương nghiên cứu chưa dự tính hết kết quả. Đôi khi dựa vào dạng báo cáo này cũng có thể quyết định đình chỉ hoặc đổi hướng nghiên cứu khi thấy cần thiết. #### Báo cáo tổng kết đề tài Sau khi hoàn thành các nội dung nghiên cứu của đề tài, nhà khoa học cần nhanh chóng xử lý số liệu và bắt tay ngay vào việc viết báo cáo tổng kết đề tài. *- Báo cáo dự thảo:* Trước khi đưa báo cáo ra trình bày trước hội đồng khoa học đánh giá nghiệm thu đề tài, chủ nhiệm đề tài cần có bản báo cáo dự thảo để cho các thành viên trong nhóm nghiên cứu của mình đóng góp ý kiến và nên gởi xin ý kiến của các chuyên gia. *- Báo cáo tổng kết:* Báo cáo tổng kết đề tài được coi là một dạng sản phẩm của đề tài sau khi có ý kiến góp ý và kết luận của hội đồng khoa học đánh giá, nghiệm thu. Chủ nhiệm đề tài cần hoàn thành bản báo cáo tổng kết đề tài để giao nộp cho cơ quan quản lý đề tài, đồng thời gởi bản lưu cho các thư viện có liên quan. Hình thức trình bày của một báo cáo tổng kết đề tài cần phải theo đúng bản mẫu của cơ quan quản lý đề tài. Trong trường hợp kết quả nghiên cứu của đề tài thuộc dạng phải bảo mật để giữ gìn bí mật quốc gia thì tác giả phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc bảo mật do các cơ quan chức năng hướng dẫn. #### Báo cáo khoa học để đăng báo Loại báo cáo này giúp cho nhà khoa học công bố một cách rộng rãi những kết quả nghiên cứu của đề tài. Bài báo cáo của cán bộ khoa học trẻ nên được các chuyên gia có uy tín đọc trước để đóng góp ý kiến trước khi gởi đăng. Viết một báo cáo khoa học như thế nào ------------------------------------- ### Các phần của báo cáo khoa học #### Các phần của báo cáo tổng kết đề tài Thường có một số phần sau: \- Bìa: Ngoài cùng là bìa cứng ghi tên đề tài, cơ quan chủ trì, cấp quản lý và chủ nhiệm đề tài. Tiếp theo là bìa lót, bên cạnh những nội dung như bìa ngoài còn ghi rõ họ và tên các cán bộ tham gia nghiên cứu, cơ quan công tác; \- Bảng các chữ viết tắt đã dùng trong báo cáo; \- Danh mục các bảng số liệu trong báo cáo; \- Danh mục các biểu đồ, hình ảnh minh họa trong báo cáo; \- Mục lục; \- Đặt vấn đề; \- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài; \- Tổng quan; \- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu; \- Kết quả nghiên cứu; \- Bàn luận; \- Kết luận; \- Đề nghị; \- Tài liệu tham khảo; \- Phụ lục. #### Các phần của báo cáo khoa học để đăng báo Bài đăng báo thường dài từ 4-6 trang, nội dung ngắn gọn, thường có các phần: \- Tên bài báo; \- Họ, tên, địa chỉ của các tác giả; \- Tóm tắt; \- Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu; \- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu; \- Kết quả và bàn luận; \- Kết luận và đề nghị; \- Tài liệu tham khảo. ### Nội dung chính của báo cáo khoa học #### Đặt vấn đề Phần đặt vấn đề cần nêu được một số ý sau đây: \- Trình bày tóm tắt những lý do chính dẫn đến việc lựa chọn nghiên cứu này: Bối cảnh nghiên cứu, ai đã nghiên cứu và họ nghiên cứu những gì, nghiên cứu như thế nào, tính cấp thiết của nghiên cứu này,... Có thể hiểu, phần "Đặt vấn đề" phải trả lời được câu hỏi: tại sao phải tiến hành nghiên *cứu này?* \- Trình bày mục tiêu của đề tài: Khi trình bày phần này cũng cần xem xét lại những mục tiêu đã đề ra trong bảng đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt - nhất là những báo cáo khoa học để nghiệm thu đề tài. Viết mục tiêu nghiên cứu chính là trả lời câu hỏi: *nghiên cứu này nhằm tìm hiểu những điều gì?* #### Tổng quan Phần tổng quan cần có liên quan mật thiết với nội dung nghiên cứu. Cần lựa chọn những thông tin mới ở cả trong và ngoài nước, nhất là những nghiên cứu có cùng phương pháp và có đối tượng nghiên cứu tương tự. #### Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ##### Đối tượng và vật liệu nghiên cứu \- Địa điểm nghiên cứu: Cần mô tả rõ nghiên cứu đã được tiến hành ở đâu (đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, địa hình, thời tiết...). Những thông tin này càng trở nên quan trọng đối với những nghiên cứu tại cộng đồng. \- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu đã tiến hành trong những khỏang thời gian nào, những mùa nào (rất cần trong nghiên cứu bệnh có liên quan đến thời tiết, khí hậu). \- Mô tả rõ đối tượng nghiên cứu là ai (giới, tuổi, đặc điểm sinh lý, bệnh lý,...)? Là gì? Có chia thành các nhóm không? \- Vật liệu nghiên cứu: Những vật liệu đã được sử dụng trong nghiên cứu như thuốc, hóa chất,... cần được mô tả rõ về thành phần, hàm lượng, liều lượng, cách pha chế, nơi pha chế, nơi kiểm định,... ##### Phương pháp nghiên cứu Trong phần phương pháp nghiên cứu cần nói rõ về: \- Thiết kế nghiên cứu: Dùng loại nghiên cứu nào? Mô tả chi tiết, tỉ mỉ quy trình tiến hành nghiên cứu. \- Phương pháp chọn mẫu và tính cỡ mẫu. \- Phương pháp thu thập số liệu. \- Các kỹ thuật đã được sử dụng trong nghiên cứu. \- Phương pháp phân tích số liệu. \- Biến số nghiên cứu. Phần viết này chính là trả lời cho câu hởi: *tác giả đã tiến hành nghiên cứu bằng các cách nào? Mô tả chi tiết, cụ thể các cách đó?* ##### Vấn đề đạo đức của nghiên cứu *Vấn đề đạo đức liên quan đến các hành động và các chính sách là đúng hay sai, công bằng hay không công bằng. Tình trạng khó xử về đạo đức nảy sinh thường xuyên trong thực hành dịch tễ và các nguyên tắc đạo đức chi phối thực hành dịch tễ, cũng như trong tất cả các hoạt động của con người. Nghiên cứu và giám sát là chủ yếu để đảm bảo các nhà điều tra y tế công cộng không có những hậu quả không chủ định nghiêm trọng và có hại.* *Tất cả các nghiên cứu dịch tễ học cần được hội đồng đạo đức xem xét và chấp thuận. Các nguyên tắc đạo đức áp dụng trong thực hành dịch tễ và nghiên cứu bao gồm:* *- Đồng thuận tham gia.* *- Bí mật.* *- Tôn trọng quyền con người.* *- Đảm bảo tính khoa học.* ##### Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số *Trình bày những hạn chế của nghiên cứu, những sai số có thể gặp nhải và biện pháp khắc phục.* #### Kết quả và bàn luận Kết quả nghiên cứu nên trình bày một cách có trình tự, hệ thống theo mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Cần sử dụng một cách hợp lý các phương pháp biểu diễn kết quả nghiên cứu như: Bảng, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ, ảnh tư liệu. Từ các bảng kết quả nghiên cứu, người ta thường chỉ lựa chọn để biểu diễn một số liệu lên biểu đồ hay đồ thị. Các bảng kết quả nghiên cứu, các biểu đồ cần được đánh số thứ tự và cần được đặt tên phù hợp với nội dung của bảng và biểu đồ. Các số liệu đưa vào bảng kết quả phải qua xử lý toán thống kê ứng dụng trong nghiên cứu y sinh học, không đưa vào những con số dưới dạng số liệu thô. Sau mỗi bảng kết quả, biểu đồ, đồ thị,... các tác giả cần có những ý kiến nhận xét, phân tích về kết quả nghiên cứu vừa trình bày. Đồng thời qua tham khảo những ý kiến có liên quan, nhà khoa học cũng cần phân tích, so sánh và biện luận về kết quả nghiên cứu của mình so với tác giả trước và so với mục tiêu nghiên cứu. Sự phân tích và bàn luận về kết quả nghiên cứu cần phải trung thực, khách quan, có cơ sở khoa học. Những ý kiến mang tính dự báo cần thận trọng, có tính khoa học cao, tránh tình trạng phỏng đoán mơ hồ. Viết phần "Kết quả nghiên cứu" chính là trả lời câu hỏi: *Nghiên cứu này đã tìm ra được những điều gì?* Viết phần "Bàn luận" chủ yếu là phải trả lời câu hỏi: *Mỗi kết quả trong nghiên cứu này nói lên điều gì?* #### Kết luận và đề nghị *- Kết luận:* Những kết luận đưa ra phải hết sức ngắn gọn và cụ thể, mang tính chặt chẽ và chắc chắn đồng thời phải dựa trên những kết quả nghiên cứu đã đạt được của đề tài. Trong khi viết kết luận không nên đưa vào những câu mang tính bình luận hay dự đoán. Tránh lặp lại việc phân tích kết quả nghiên cứu của đề tài. *- Đề nghị:* Những đề nghị phải mang tính khả thi, cũng cần hết sức ngắn gọn và cụ thể, dễ hiểu. Trên thực tế nhiều khi không phải báo cáo khoa học nào cũng có thể dễ dàng đưa ra được đề nghị. Có hai loại đề nghị mà nhà khoa học có thể đưa ra: \+ Đề nghị về việc định hướng tiếp tục nghiên cứu; \+ Đề nghị mang tính ứng dụng từ kết quả nghiên cứu đã đạt được của đề tài. Khi chuẩn bị nghiệm thu đề tài, người ta luôn rà soát lại và đối chiếu xem phần kết luận có đáp ứng được những mục tiêu nghiên cứu hay không. Do vậy nếu đề tài có bao nhiêu mục tiêu nghiên cứu thì người ta thường đưa ra bấy nhiêu kết luận tương ứng. #### Tài liệu tham khảo Trích dẫn tham khảo có ý nghĩa quan trọng đối với báo cáo NCKH (làm tăng giá trị đề tài nghiên cứu nhờ có đối chiếu, tham khảo, so sánh,\... với các nguồn tài liệu từ bên ngoài, thể hiện rõ nguồn gốc các thông tin thu thập được) và với người viết báo cáo (phát triển năng lực nghiên cứu: nhờ quá trình tìm kiếm và chọn lọc những thông tin có chất lượng, giúp làm tăng khả nặng tự học, tự tìm kiếm thông tin và khai thác thông tin; bồi dưỡng ý thức đạo đức nghề nghiệp, tránh hành động đạo văn\...). Danh mục tài liệu tham khảo là một danh sách tất cả các tài liệu có trích dẫn tham khảo trong bài viết khoa học. Chỉ có các tài liệu được trích dẫn trong bài viết mới có mặt trong danh mục tham khảo, và ngược lại tất cả tài liệu có trong danh mục tham khảo phải có trích dẫn trong bài viết. Danh mục tham khảo (và trích dẫn tham khảo) trong tài liệu khoa học phải tuân theo những quy tắc hết sức nghiêm ngặt, chi tiết, để đảm bảo tính chính xác và trung thực về mặt khoa học. Có rất nhiều kiểu trình bày danh mục tham khảo khác nhau, tùy mỗi nước, mỗi lĩnh vực, thậm chí mỗi cơ quan có trách nhiệm quản lý khoa học trong phạm vi của mình. Nhiều trường đại học, cơ quan ở Việt Nam quy định về cách sắp xếp và trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận án, luận văn như sau: - Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Đức, Nga, Trung, Nhật\...). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật\... (đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu). Nếu tài liệu của tác giả nước ngoài đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt thì sắp vào khối tài liệu tiếng Việt. Tác giả là người Việt nhưng tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì liệt kê tài liệu trong khối tiếng nước ngoài. Số thứ tự được đánh liên tục từ 1 cho đến hết qua các khối ngôn ngữ. - Trong từng khối ngôn ngữ, tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ của từng nước: - Tác giả nước ngoài: Xếp theo thứ tự ABC theo họ tác giả (kể cả các tài liệu đã dịch ra tiếng Việt và xếp ở khối tiếng Việt). - Tác giả Việt Nam: Xếp theo thứ tự ABC theo tên tác giả nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ. Khi xếp thứ tự ABC theo tên, nếu chữ cái thứ nhất giống nhau thì phân biệt theo chữ cái tiếp theo, nếu trùng chữ cái thì phân biệt theo vần, trùng vần thì phân biệt theo dấu thanh: ngang - huyền - sắc - hỏi - ngã - nặng. - Tài liệu có nhiều tác giả thì xếp theo tên (trong khối tiếng Việt) hoặc họ (trong khối tiếng nước ngoài) của tác giả đầu tiên. Tên các tác giả được liệt kê cách nhau bằng dấu phẩy. - Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm. Ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B. - Nếu tài liệu dài hơn một dòng thì nên trình bày sao cho từ dòng thứ hai lùi vào so với dòng thứ nhất 1 tab (khoảng 1 cm) để phần tài liệu tham khảo được rõ ràng và dễ theo dõi. - Các tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục phải đầy đủ các thông tin cần thiết theo trình tự sau: - Tài liệu là sách: Họ và tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (Năm xuất bản), *Tên sách,* Nhà xuất bản, Nơi xuất bản. Ví dụ: Boulding K.E. (1955), *Economics Analysis,* Hamish Hamilton, London. - Tài liệu là một chương trong sách: Họ và tên tác giả chương đó (Năm xuất bản), Tên chương, *Tên sách*, Tên tác giả quyển sách, Nhà xuất bản, Nơi xuất bản, Số trang tham khảo. Ví dụ: Nguyễn Văn A (2010), Tài chính, *Quản trị kinh doanh*, Nguyễn Văn B, Trẻ, Tp.HCM, 25-30. - Tài liệu là bài báo trong tạp chí: Họ và tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (Năm xuất bản), *Tên bài báo*, Tên tạp chí, **Số quyển**, (Số ấn bản), Số trang. Ví dụ: Nguyễn Văn A (2001), *Đối tượng của khoa học vũ trụ trong thế kỷ XXI*, Tạp chí Thiên văn, **27** (3), 26-30. - Tài liệu là luận văn, luận án: Họ và tên tác giả (Năm bảo vệ), *Tên luận văn hay luận án*, Loại luận văn hay luận án, Tên trường đại học, Tên thành phố. Ví dụ: Ngô Quang Y (2000), *Nghiên cứu hiện tượng di dân vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1990 - 2000*, Luận án Tiến sĩ Xã hội học, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội. - Tài liệu trích dẫn từ Internet: Họ và tên tác giả, *Tên bài*, Cơ quan (nếu có), tháng năm tiếp cận, đường dẫn truy xuất. Ví dụ: Nguyễn Văn A, *Cơ sở dữ liệu Wipsglobal*, 03/2010, [http://lib.hutech.edu.vn/Lists/Announcements/DispForm.aspx?ID=4] #### Phụ lục Phần phụ lục là những thông tin bổ sung, góp phần giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về những kết quả nghiên cứu của đề tài. Có thể đưa vào phần này: danh sách bệnh nhân, văn bản giấy tờ có liên quan, những tranh ảnh tư liệu. **Lượng giá:**

Use Quizgecko on...
Browser
Browser