Past Paper: Soil Components and Properties - Vietnamese Grade 10

Document Details

GutsyNephrite2925

Uploaded by GutsyNephrite2925

Tags

soil science soil components soil properties agriculture

Summary

This document contains a sample of past paper questions on soil science. The questions cover topics such as soil components, soil properties and soil pH. The questions are suitable for a grade 10 student in Vietnam.

Full Transcript

GV: Văn Thị Hồng NgọcÔn thi cuối HK I_CN10 ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CUỐI HỌC KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 10 BÀI 4. THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG A. TRẮC NGHIỆM 1. NHẬN BIẾT Câu 1: Câu nào sau đây là không đúng khi nói về đất trồng? A. Đất trồng là lớp ngoài cùng tơi xốp của vỏ Tr...

GV: Văn Thị Hồng NgọcÔn thi cuối HK I_CN10 ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CUỐI HỌC KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 10 BÀI 4. THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG A. TRẮC NGHIỆM 1. NHẬN BIẾT Câu 1: Câu nào sau đây là không đúng khi nói về đất trồng? A. Đất trồng là lớp ngoài cùng tơi xốp của vỏ Trái Đất, có vai trò cung cấp nước, chất dinh dưỡng và các điều kiện khác cho cây trồng sống, phát triển và tạo ra sản phẩm trồng trọt. B. Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống, phát triển và sản xuất ra sản phẩm. C. Đất trồng được hình thành từ đá mẹ, dưới tác động của các yếu tố khí hậu, địa hình, sinh vật, thời gian và con người. D. Đất trồng là sản phẩm do tầng trầm tích tạo thành dưới tác động tổng hợp của sự vận động bên trong Trái Đất, khí hậu, sinh vật, con người. Câu 2: Các thành phần cơ bản của đất trồng gồm có? A. Phần lỏng, phần rắn, phần khí, sinh vật đất B. Phần lỏng, phần rắn, phần khí, phần tâm C. Phần rắn, phần nước, phần bề mặt, phần bên dưới D. Phần khí, phần sinh vật, phần chất, phần liên kết Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về phần lỏng? A. Còn được gọi là dung dịch đất, có thành phần chủ yếu là nước. B. Nước trong đất thông qua quá trình hoà tan chuyển hoá thành chất dinh dưỡng cho cây. C. Nguồn nước trong đất trồng gồm nước mưa, nước ngầm và nước tưới. D. Nước trong đất tồn tại ở các dạng khác nhau: nước liên kết hoá học, nước hấp thu, hơi nước,… Câu 4: Khí trong đất không có vai trò gì? A. Cung cấp oxygen cho rễ cây và hệ sinh vật đất hô hấp B. Cung cấp nitrogen cho quá trình cố định đạm trong đất C. Hỗ trợ quá trình hô hấp của hệ rễ cây trồng D. Tiêu diệt các vi sinh vật Câu 5: Keo đất là những … đất có kích thước dao động trong khoảng 1 µm, không hoà tan mà ở trạng thái … trong nước. Keo đất có vai trò quyết định khả năng … và nhiều tính chất vật lí, hoá học khác của … 1 GV: Văn Thị Hồng NgọcÔn thi cuối HK I_CN10 Điền những từ còn thiếu vào chỗ trống. A. phân tử, lơ lửng, tái tạo, đất B. hạt, huyền phù, tái tạo, đất C. hạt, lơ lửng, hấp phụ, đất D. phân tử, đông cứng, hấp thụ, cây Câu 6: Cấu tạo của keo đất gồm những gì? A. Nhân keo, lớp điện kép B. Phần trong cùng, phần bề mặt C. Keo âm, keo dương D. Ion quyết định điện, ion trái dấu Câu 7: Đất thịt có tỉ lệ hạt như thế nào? A. Tỉ lệ hạt cát lớn B. Tỉ lệ các loại hạt cân đối C. Tỉ lệ hạt sét lớn D. Tỉ lệ hạt limon chiếm chủ yếu, hạt cát và sét chiếm số ít Câu 8: Phản ứng của dung dịch đất là gì? A. Phản ứng giữa đất và cây trồng. B. Sự trao đổi các ion. C. Tính chua của đất, biểu hiện bằng số lượng điện tích H+ trong dung dịch đất. D. Tính chua, kiềm hay trung tính của đất, được biểu thị bằng trị số pH. 2. THÔNG HIỂU Câu 1: Các loại cây lương thực thường được trồng trên loại đất nào? A. Đất phù sa B. Đất đỏ bazan C. Đất sét D. Đất cát Câu 2: Có thể trồng cây nào trên đất sét? A. Không cây nào B. Các loại cam, quýt C. Lúa nước D. Khoai mì Câu 3: Đâu là câu trả lời hợp lí cho câu hỏi “Sỏi đá có phải là đất trồng không?”. 2 GV: Văn Thị Hồng NgọcÔn thi cuối HK I_CN10 A. Có vì sỏi đá là một phần của đất trồng. B. Không phải vì sỏi không có tính chất như đất trồng, không giúp ích cho cây trồng. Sỏi đá có thể nằm lẫn vào đất trồng là do tự nhiên. C. Có vì sỏi đá làm chắc đất, hỗ trợ đất trồng. D. Không phải vì sỏi đá được hình thành không giống cách mà đất trồng được hình thành. Câu 4: Khí nào không có trong đất? A. Oxygen B. Nitrogen C. Khí trơ D. CO2 Câu 5: Keo đất và khả năng hấp phụ của đất thuộc nhóm tính chất gì? A. Lí học B. Hoá học C. Toán học D. Sinh học Câu 6: Thành phần cơ giới của đất là gì? A. Tỉ lệ % các hạt cát, limon, sét trong đất. B. Tỉ lệ % các hạt cát, limon, sét trong dung dịch đất. C. Tổng các hạt cát, limon, sét trong đất. D. Tổng các hạt cát, limon, sét trong dung dịch đất. Câu 7: Câu nào sau đây là đúng khi nói về các phản ứng của đất ? A. Phản ứng chua của đất là do nồng độ H+ trong dung dịch đất lớn hơn nồng độ OH-. B. Phản ứng kiềm của đất là do nồng độ OH- trong dung dịch đất nhỏ hơn nồng độ H+. C. Phản ứng chua kiềm của đất là do nồng độ H+ và OH- trong dung dịch đất cân bằng nhau. D. Phản ứng hoá khử của đất là do nồng độ H+ và OH- trong dung dịch đất liên tục biến đổi. 3. VẬN DỤNG (4 câu) Câu 1: Đất chua không ảnh hưởng trực tiếp tới điều gì? A. Hệ sinh vật đất B. Sự duy trì hàm lượng chất vô cơ và hữu cơ trong đất C. Quá trình oxy hoá-khử trong đất D. Cách con người chăm bón cây trồng. Câu 2: Độ pH thích hợp nhất cho cây trồng là bao nhiêu? 3 GV: Văn Thị Hồng NgọcÔn thi cuối HK I_CN10 A. 4,5 – 8,5 B. 5,5 – 7,5 C. 6 – 8 D. 4 – 6 Câu 3: Cơ sở cho sự trao đổi chất dinh dưỡng giữa đất và cây trồng là gì? A. Sự chuyển đổi giữa các cation và anion trong đất khi tiếp xúc với rễ cây B. Sự chuyển đổi ion dương và ion âm giữa các lớp điện tích của keo đất C. Sự trao đổi ion của tầng khuếch tán và ion của dung dịch đất D. Sự trao đổi cation của tầng khuếch tán và anion của dung dịch đất Câu 4: Câu nào sau đây đúng khi nói về phần rắn? A. Là thành phần thứ yếu của đất trồng, bao gồm chất vô cơ và hữu cơ. B. Chất hữu cơ quyết định các tính chất và độ phì của đất, có nguồn gốc từ xác sinh vật. C. Chất vô cơ do đá mẹ bị phá huỷ tạo thành, chiếm khoảng 75%, trong đó có các chất dinh dưỡng như như sắt, uranium, actini,… D. Chất hữu cơ do phần động vật chuyển hoá tạo thành, chiếm khoảng 25%. Câu 5: Tại sao bón vôi lại giảm được độ chua của đất trồng? A. Vì làm tăng độ pH trong đất. B. Vì vôi có thể thuỷ phân NaOH và Ca(OH)2 giúp đất kiềm hoá. C. Vì vôi có thể ngăn chặn sự suy thoái đất. D. Vì vôi có tính chất như dung môi hữu cơ, tăng cường khả năng dinh dưỡng ở các loại đất mà cây trồng kém phát trển. BÀI 5: BIỆN PHÁP CẢI TẠO, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT TRỒNG 1. NHẬN BIẾT Câu 1: Cần làm gì để bù đắp chất dinh dưỡng cho đất, cải tạo đất? A. Tăng cường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. B. Xen canh các loại cây không phù hợp với loại đất mà ta đang canh tác để làm cân đối các chất trong đất. C. Kết hợp việc trồng trọt và bón phân hữu cơ và phân vi sinh. D. Xúc đất thiếu dinh dưỡng đổ đi nơi khác và lấy đất có nhiều dinh dưỡng bù vào. Câu 2: Cây chỉ thị đất chua ở vùng đồi, đất dốc là gì? A. Cỏ chít B. Cây sim 4 GV: Văn Thị Hồng NgọcÔn thi cuối HK I_CN10 C. Cỏ năn D. Cây lúa. Câu 3: Đất mặn là gì? A. Đất mặn là đất chứa nhiều muối hoà tan (NaCl, Na2SO4, CaSO4, MgSO4,…) chiếm hơn 10%. B. Đất mặn là loại đất hình thành chủ yếu ở vùng núi, chứa nhiều muối hoà tan (NaCl, Na2SO4, CaSO4, MgSO4,…). C. Đất mặn là những loại đất có nồng độ muối hoà tan (NaCl, Na2SO4, CaSO4, MgSO4,…) trên 2,56‰. D. Đất mặn là loại đất bị mặn hoá do người dân làm muối vùng biển đổ cặn muối vào đất. Câu 4: Câu nào đúng về biện pháp bón phân trong cải tạo đất mặn? A. Hạn chế sử dụng phân hữu cơ. B. Hạn chế sử dụng phân vô cơ chứa clo hoặc sunfate. C. Bón vôi và rửa mặn có tác dụng cải tạo đất nhanh chóng. D. Cần bón phân liên tục để đạt hiệu quả cao. Câu 5: Đâu là một biện pháp cải tạo đất xám bạc màu? A. Cày nông để hạn chế đưa sét tầng dưới lên tầng mặt. B. Tăng lượng phân bón hoá học. C. Tập trung vào trồng một loại cây qua thời gian dài. D. Trồng cây cải tạo đất như cây họ đậu, cây phân xanh,… 2. THÔNG HIỂU Câu 1: Gối vụ là gì? A. Dùng gối để hỗ trợ cây trồng sinh trưởng. B. Là hệ thống trồng xen hai hay nhiều loài cây trồng trên một đơn vị diện tích đồng ruộng. C. Là một phương thức trồng cây để cải tạo đất mặn. D. Là phương thức trồng tiếp ngay một vụ cây khác trên diện tích trồng, mà trên đó đang sẵn một vụ cây sắp sửa được thu hoạch. Câu 2: Đâu là những biện pháp cải tạo đất chua hữu hiệu? A. Bón vôi, đắp đê (ở vùng nước mặn có thể tiếp xúc với đất trồng), hạn chế làm đất (vào mùa mưa ở vùng đồi núi), che phủ đất bằng tàn dư thực vật. B. Bón vôi, đắp đê (ở vùng nước mặn có thể tiếp xúc với đất trồng), hạn chế làm đất (vào mùa mưa ở vùng đồi núi), bố trí cơ cấu cây trồng hợp lí. 5 GV: Văn Thị Hồng NgọcÔn thi cuối HK I_CN10 C. Bón phân hữu cơ, đắp đê (ở vùng nước mặn có thể tiếp xúc với đất trồng), hạn chế làm đất (vào mùa mưa ở vùng đồi núi), trồng cây có bộ rễ khoẻ. D. Bón phân hữu cơ, trồng cây có bộ rễ khoẻ, che phủ đất bằng nylon, trồng cây phân xanh. Câu 3: Biện pháp nào sau đây không giúp ích nhiều / vô ích trong cải tạo đất mặn? A. Cày không lật, xới nhiều lần để cắt đứt mao quản làm cho muối không thấm lên tầng đất mặt. B. Xây dựng chế độ luân canh hợp lí, bố trí thời vụ để tránh mặn. C. Trồng cây chịu mặn để hấp thụ bớt Na+ trong đất trước khi trồng các loại cây khác. D. Dẫn nước ngọt vào ruộng, cày bừa, sục bùn để các muối hoà tan, ngâm ruộng. Câu 4: Trong các biện pháp cải tạo đất mặn, biện pháp nào quan trọng nhất? A. Biện pháp bón phân B. Biện pháp thuỷ lợi C. Biện pháp canh tác D. Chế độ làm đất thích hợp 3. VẬN DỤNG Câu 1: Trong quá trình trồng trọt, điều gì có thể làm cho đất trồng bị suy giảm và mất cân đối dinh dưỡng? A. Cây trồng sử dụng các chất dinh dưỡng trong đất. B. Con người bón phân cho cây trồng. C. Thời tiết. D. Hoạt động của các vi sinh vật trong đất. Câu 2: Câu nào đúng khi nói về mô hình nông nghiệp công nghệ cao? A. Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng. B. Giúp tăng năng suất nhưng gây ô nhiễm môi trường nặng nề. C. Chỉ mang lại hiệu quả nhất thời. D. Chỉ thích hợp cho các khu vực lạnh giá. Câu 3: Một trong những nguyên nhân chính khiến cho đất bị chua là gì? A. Do nước tưới làm rửa trôi các anion kiềm (Ca2-, Mg2-, K-) trong đất. B. Do lạm dụng thuốc trừ sâu làm chua hoá đất. C. Do nước mưa làm rửa trôi các cation kiềm (Ca2+, Mg2+, K+) trong đất. D. Do phương thức canh tác không thích hợp làm cho các ion ở keo đất mất khả năng tạo ra dinh dưỡng. Câu 4: Hiện tượng xâm nhập mặn chủ yếu xảy ra ở đâu Việt Nam? 6 GV: Văn Thị Hồng NgọcÔn thi cuối HK I_CN10 A. Các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long. B. Các tỉnh ven biển vùng đồng bằng Bắc Bộ. C. Các tỉnh đồng bằng duyên hải miền Trung. D. Tây Nguyên. Câu 5: Cải tạo đất xám bạc màu bằng cách củng cố bờ vùng, bờ thửa, xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lí là để làm gì? A. Để hệ thống thuỷ lợi trơn tru hơn. B. Để tránh rửa trôi các dinh dưỡng trong đất. C. Nâng cao độ pH đất và cải tạo tính chất vật lí của đất. D. Tạo điều kiện cho các tác nhân khác tham gia cải tạo đất xám bạc màu. Câu 6: Vì sao bón vôi lại cải tạo được đất mặn? A. Bón vôi hút Na+ vào keo đất. B. Bón vôi hút NaSO4 vào keo đất. C. Bón vôi đẩy Na+ ra khỏi keo đất. D. Bón vôi thúc đẩy các quá trình oxy hoá-khử trong đất, giảm hiệu lực của các muối. BÀI 6: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT MỘT SỐ GIÁ THỂ TRỒNG CÂY 1. NHẬN BIẾT Câu 1: Giá thể là gì? A. Giá thể là tên gọi chung của các vật liệu hoặc hỗn hợp các vật liệu giúp tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển bộ rễ cây trồng. B. Giá thể là các vật liệu để trồng cây, hạn chế giữ nước, độ thoáng khí nhằm tạo môi trường duy trì dinh dưỡng cho cây. C. Giá thể là giá đỡ để trồng cây trên cao, hỗ trợ cây hấp thu tinh khí của trời đất. D. Giá thể là một loại phân bón được ủ tự nhiên hoặc nhân tạo trong các hộp xốp nhằm giúp đất giảm bớt sự thoái hoá. Câu 2: Dùng giá thể để trồng cây có lợi ích gì? A. Khó trồng, chăm sóc thuận tiện. B. Giúp cây trồng khoẻ, sinh trưởng và phát triển tốt, có nhiểu bệnh C. Tạo ra nguồn nông sản sạch và không an toàn cho người sử dụng. D. Là giải pháp hiệu quả để tạo ra nguồn nông sản sạch, an toàn cho con người và môi trường. Câu 3: Các giá thể than bùn, mùn cưa, trấu hun, xơ dừa thuộc nhóm gì? 7 GV: Văn Thị Hồng NgọcÔn thi cuối HK I_CN10 A. Giá thể vô cơ B. Giá thể tổng hợp C. Giá thể hữu cơ D. Giá thể cơ bản Câu 4: Nhược điểm của giá thể than bùn là gì? A. Hàm lượng các vitamin thiết yếu cho cây trồng cao B. Hàm lượng các khí quan trọng thiếu hụt nên khi sử dụng không cần bổ sung thêm. C. Hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng thấp D. Hàm lượng nước có thể đọng lại trong mỗi lần tưới là quá nhiều dù tưới nhiều lần. Câu 5: Giá thể mùn cưa chủ yếu chứa chất nào sau đây ? A. Cellulose B. Saccarose C. Protein D. Lipid Câu 6: Giá thể xơ dừa là gì? A. Là loại giá thể tạo ra từ vỏ dừa. B. Là loại giá thể được tạo ra từ vỏ dừa được làm nhỏ, loại bỏ các chất độc hại với cây trồng và được xử lí với chế phẩm vi sinh vật. C. Là loại giá thể mà xơ dừa được xay thành bột, ngâm trong chế phẩm sinh học. D. Là loại giá thể có tính chất kích thích mạnh mẽ cho cây trồng nhưng gây ô nhiễm môi trường. Câu 7: Loại giá thể nào sau đây thuốc nhóm giá thể hữu cơ ? A. Đá trân châu, rêu than bùn B. Vỏ cây thông, phân chuồng C. Trấu hun, sỏi nhẹ D. Xơ dừa, đá trân châu Câu 8: Các bước sản xuất giá thể xơ dừa gồm bao gồm: 1. Tách vỏ dừa 2. Chuẩn bị dừa nguyên liệu 3. Xử lý tanin và lignin 4. Dùng mày ép nhiên liệu ép viên 5. Thành phẩm 8 GV: Văn Thị Hồng NgọcÔn thi cuối HK I_CN10 6. Tách mụn dừa thô Hãy sắp xếp chúng theo thứ tự đúng. A. 1 → 2 → 3 → 4 → 5 → 6 B. 2 → 1 → 6 → 3 → 4 → 5 C. 2 → 1 → 4 → 5 → 6 → 3 D. 1 → 4 → 3 → 2 → 5 → 6 Câu 9: Các bước sản xuất giá thể sỏi nhẹ keramzit gồm bao gồm: 1. Nung sỏi 2. Chuẩn bị nguyên liệu đất sét 3. Xử lý đất sét lần 1 4. Xử lý đất sét lần 2 5. Nhào đất và phối trộn 6. Ngâm dung dịch dinh dưỡng Hãy sắp xếp chúng theo thứ tự đúng. A. 1 → 2 → 3 → 4 → 5 → 6 B. 1 → 2 → 3 → 5 → 6 → 4 C. 2 → 3 → 4 → 5 → 1 → 6 D. 2 → 1 → 4 → 5 → 3 → 6 2. THÔNG HIỂU (7 CÂU) Câu 1: Giá thể sỏi nhẹ keramzit là gì? A. Là loại giá thể tạo ra từ lượng đá perlite trong tự nhiên bằng cách xay, nghiền nhỏ và nung ở nhiệt độ cao. B. là vật liệu nhân tạo được nung từ các loại khoáng sét dễ chảy C. Là loại giá thể có thể khiến cây trồng gẫy, đổ nếu không chăm chú. D. Là loại giá thể được đặt tên theo nhà bác học Perlite. Nó được tạo ra từ đá vôi bằng cách xay nghiền nhỏ và nung ở 800oC. Câu 2: Giá thể là gì? A. Loại giá thể được tạo ra từ xác các loại thực vật khác nhau, thuỷ phân trong điều kiện kị khí. B. Loại giá thể được tạo ra từ xác các loài động vật khác nhau, thuỷ phân trong điều kiện kị khí. 9 GV: Văn Thị Hồng NgọcÔn thi cuối HK I_CN10 C. Là tên gọi chung của các vật liệu hoặc hỗn hợp các vật liệu giúp tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển bộ rễ cây trồng D. Loại giá thể được tạo ra từ xác các loài động vật khác nhau, phân rã trong điều kiện khí nóng. Câu 3: Loại nào sau đây được xếp vào giá thể hữu cơ ? A. Sỏi nhẹ Keramzit, vỏ cây thông, xơ dừa B. Rêu than bùn, trấu hun, phân chuồng C. Đá trân châu Perlite, Sỏi nhẹ Keramzit, vỏ cây thông. D. Rêu than bùn, trấu hun, Đá trân châu Perlite Câu 4: Loại nào sau đây được xếp vào giá thể vô cơ ? A. Đá trân châu Perlite, Sỏi nhẹ Keramzit, đá Vermiculite B. Rêu than bùn, vỏ cây thông, phân chuồng C. Rêu than bùn, trấu hun, Đá trân châu Perlite D. Đá trân châu Perlite, Sỏi nhẹ Keramzit, vỏ cây thông. Câu 5: Trong quy trình sản xuất giá thể viên nén xơ dừa, cần xử lý chất nào sau đây ? A. Carbohydrate, lipid B. Protein, lignin C. Tannin, lignin D. Lignin, lipid Câu 6: Yếu tố nào sau đây không phải là thành phần của đất trồng ? A. Hạt nhựa B. Chất khoáng C. Vi sinh vật D. Chất hữu cơ Câu 7: Yếu tố nào quyết định khả năng hấp phụ của đất ? A. Cây trồng B. Số lượng hạt limon C. Số lượng keo đất D. Số lượng hạt cát BÀI 7: GIỚI THIỆU VỀ PHÂN BÓN 1. NHẬN BIẾT Câu 1: Phân bón có vai trò gì đối với cây trồng ? A. Cải tạo đất và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây 10 GV: Văn Thị Hồng NgọcÔn thi cuối HK I_CN10 B. Cung cấp vi nhựa và cải tạo đất C. Cung cấp chất dinh dưỡng và làm đất bạc màu D. Cung cấp Vi sinh vật có hại, bảo vệ đất trồng Câu 2: Khái niệm phân bón hóa học: A. Là loại phân bón được sản xuất theo quy trình kĩ thuật nông nghiệp. B. Là loại phân có sử dụng nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp C. Là loại phân bón có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống. D. Là loại phân có nguồn gốc từ chất thải của gia súc, gia cầm Câu 3: Khái niệm phân bón hữu cơ: A. Là loại phân bón được sản xuất theo quy trình kĩ thuật nông nghiệp. B. Là loại phân có sử dụng nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp C. Là loại phân bón có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống. D. Là loại phân có nguồn gốc từ chất thải của gia súc, gia cầm Câu 4: Khái niệm phân bón vi sinh: A. Là loại phân bón được sản xuất theo quy trình kĩ thuật nông nghiệp. B. Là loại phân có sử dụng nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp C. Là loại phân bón có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích D. Là loại phân có nguồn gốc từ chất thải của gia súc, gia cầm 2. THÔNG HIỂU Câu 1: Phân đạm cung cấp nitơ cho cây dưới dạng nào sau đây? A. NO3- ,NH4+ B. NH4+,PO3- C. PO4 3-,K+ D. K+,NH4- Câu 2: Phân kali cung cấp kali cho cây dưới dạng ion nào? A. NO3-,NH4+ B. K+ C. Photphat (PO4 3-) D. K+,NH4+ Câu 3: Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất nào ? A. Đất Ít chua B. Đất Chua 11 GV: Văn Thị Hồng NgọcÔn thi cuối HK I_CN10 C. Đất Kiềm D. Đất Trung tính Câu 6: Tác dụng nào của phân đạm đối với thực vật? A. Cung cấp năng lượng cho cây trồng B. Cung cấp Kali cho cây trồng C. Cung cấp photpho cho cây trồng D. Cung cấp nito cho cây trồng Câu 7: Nguyên liệu để sản xuất phân lân? A. Photphat và silicat B. Axit nitric và muối cacbonat C. Quặng photphoric và apatit D. Amophot Câu 8: Phân lân cung cấp photpho cho cây dưới dạng nào? A. Ion photphat (PO43- ) B. Ion amoni (NH4+) C. Ion photphit (PO3-) D. Ion nitrat (NO3-) Câu 9: Thành phần chính của phân lân photphat kép là gì? A. CaSO4 B. Ca3(PO4)2 C. NH4H2PO4 D. Ca(H2PO4)2 Câu 10: Đối với phân vi sinh, cần bảo quản ở nhiệt độ nào ? A. 28◦C B. 31◦C C. 34◦C D. 40◦C Phần II. Tự luận Câu 1: Lập bảng so sánh giá thể hữu cơ và vô cơ? Giá thể Hữu cơ Vô cơ Nguồn gốc Ví dụ 12 GV: Văn Thị Hồng NgọcÔn thi cuối HK I_CN10 Câu 2: Trình bày quy trình sản xuất viên nén xơ dừa ? Câu 3: Trình bày quy trình sản xuất giá thể sỏi nhẹ Keramzit ? Câu 4: Trình bày khái niệm và vai trò của phân bón trong trồng trọt ? Câu 5: Trình bày một số biện pháp bảo vệ đất trồng? 13

Use Quizgecko on...
Browser
Browser