Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...

Summary

These are questions and answers for an EU exam paper.

Full Transcript

**EU** **Câu 1:** Tên gọi Liên minh châu Âu (EU) có từ năm nào? **A.** 1963. **B.** 1973. **C.** 1983. **[D.]** 1993. **Câu 2:** Liên minh châu Âu (EU) chính thức ra đời từ năm **A.** 1951. **B.** 1957. **C.** 1967. **[D.]** 1993. **Câu 3:** Tổng số các nước thành viên của EU hiện nay (2020) là...

**EU** **Câu 1:** Tên gọi Liên minh châu Âu (EU) có từ năm nào? **A.** 1963. **B.** 1973. **C.** 1983. **[D.]** 1993. **Câu 2:** Liên minh châu Âu (EU) chính thức ra đời từ năm **A.** 1951. **B.** 1957. **C.** 1967. **[D.]** 1993. **Câu 3:** Tổng số các nước thành viên của EU hiện nay (2020) là **A.** 25. **B.** 26. **[C.]** 27. **D.** 28. **Câu 4:** Các nước nào sau đây là thành viên của EU từ năm 1957? **A.** Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Áo, Hà Lan, Lúc-xăm-bua. **[B.]** Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua. **C.** Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Ba Lan, Lúc-xăm-bua. **D.** Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Na Uy, Lúc-xăm-bua. **Câu 5:** Các nước nào sau đây là thành viên của EU từ năm 1995? **[A.]** Thụy Điển, Phần Lan, Áo. **B.** Phần Lan, Áo, Lát-vi-na. **C.** Áo, Lát-vi-na, E-xtô-ni-a. **D.** E-xtô-ni-a, Áo, Lát-vi-a. **Câu 6:** Nước nào sau đây gia nhập EU năm 2013? **A.** Hung-ga-ri. **[B.]** Croát-ti-a. **C.** Ru-ma-ni. **D.** Bun-ga-ri. **Câu 7:** Các nước gia nhập EU năm 2007 là **A.** Ru-ma-ni, An-ba-ni. **B.** An-ba-ni, Bun-ga-ri. **[C.]** Bun-ga-ri, Ru-ma-ni. **D.** Ru-ma-ni, I-ta-li-a. **Câu 8:** Các nước nào sau đây ở châu Âu hiện nay (2020) vẫn chưa gia nhập EU? **A.** Anh, Pháp. **B.** Pháp, Đức. **C.** Đức, Na Uy. **[D.]** Na Uy, Thụy Sĩ. **Câu 9:** Vào năm 2016, nước nào sau đây ra khỏi EU? **A.** Pháp. **B.** Đức. **[C.]** Anh. **D.** Thụy Điển. **Câu 10:** Nước nằm giữa châu Âu hiện nay (2020) chưa gia nhập EU là **[A.]** Thụy Sĩ. **B.** Ai-len. **C.** NaUy. **D.** Bỉ. **Câu 11:** Mục đích của EU là **[A.]** cùng nhau thúc đẩy phát triển sự thống nhất châu Âu. **B.** ngăn chặn nguy cơ xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo. **C.** cùng nhau hạn chế các dòng nhập cư trái phép xảy ra. **D.** bảo vệ an ninh, phòng chống nguy cơ biến đổi khí hậu. **Câu 12:** Mục tiêu của EU là **A.** tạo ra môi trường cho sự tự do lưu thông con người, dịch vụ, hàng hóa, tiền tệ. **[B.]** xây dựng, phát triển một khu vực có sự hòa hợp về kinh tế, chính trị và xã hội. **C.** cùng liên kết về kinh tế, luật pháp, an ninh và đối ngoại, môi trường, giáo dục. **D.** góp phần vào việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới, chống biến đổi khí hậu. **Câu 13:** Lĩnh vực nào sau đây không đặt ra làm mục đích của EU? **A.** Kinh tế. **B.** Luật pháp. **C.** Nội vụ. **[D.]** Chính trị. **Câu 14:** Trong cơ cấu tổ chức của EU, công dân các quốc gia có vai trò **[A.]** bổ nhiệm. **B.** chấp thuận. **C.** bầu chọn. **D.** tổ chức. **Câu 15:** Thực hiện quyền bổ nhiệm Ngân hàng Trung ương của EU là **A.** công dân các quốc gia. **[B.]** chính quyền các quốc gia. **C.** Nghị viện châu Âu. **D.** Hội đồng bộ trưởng EU. **Câu 16:** Cơ quan nào sau đây bổ nhiệm Ủy ban châu Âu? **A.** Nghị viện châu Âu. **[B.]** Hội đồng châu Âu. **C.** Hội đồng bộ trưởng EU. **D.** Chính quyền các quốc gia. **Câu 17:** Thực hiện quyền bổ nhiệm Tòa án Kiểm toán của EU là **A.** công dân các quốc gia. **[B.]** chính quyền các quốc gia. **C.** Nghị viện châu Âu. **D.** Hội đồng bộ trưởng EU. **Câu 18:** Thực hiện quyền bổ nhiệm Tòa án Công lí của EU là **A.** công dân các quốc gia. **[B.]** chính quyền các quốc gia. **C.** Nghị viện châu Âu. **D.** Hội đồng bộ trưởng EU. **Câu 19:** Cơ quan có quyền quyết định cao nhất ở EU là **A.** Hội đồng bộ trường châu Âu. **B.** Ủy ban châu Âu. **C.** Nghị viện châu Âu. **[D.]** Hội đồng châu Âu. **Câu 20:** Cơ quan đặt ra các định hướng chung ở EU là **A.** Hội đồng bộ trưởng châu Âu. **B.** Ủy ban châu Âu. **C.** Nghị viện châu Âu. **[D.]** Hội đồng châu Âu. **Câu 21:** Cơ quan đưa ra các định hướng trong từng lĩnh vực cụ thể ở EU là **[A.]** Hội đồng bộ trưởng châu Âu. **B.** Ủy ban châu Âu. **C.** Nghị viện châu Âu. **D.** Hội đồng châu Âu. **Câu 22:** Cơ quan điều hành ở EU là **A.** Hội đồng bộ trưởng châu Âu. **[B.]** Ủy ban châu Âu. **C.** Nghị viện châu Âu. **D.** Hội đồng châu Âu. **Câu 23:** Cơ quan có vai trò tư vấn ở EU là **A.** Hội đồng bộ trưởng châu Âu. **B.** Ủy ban châu Âu. **[C.]** Nghị viện châu Âu. **D.** Hội đồng châu Âu. **Câu 24:** Cơ quan nào sau đây kiểm tra những quyết định của các ủy ban EU? **A.** Cơ quan kiểm toán. **B.** Hội đồng bộ trưởng EU. **[C.]** Nghị viện châu Âu. **D.** Tòa án châu Âu. **Câu 25:** Cơ quan nào sau đây quyết định các dự thảo nghị quyết của Ủy ban liên minh châu Âu? **A.** Cơ quan kiểm toán. **[B.]** Hội đồng bộ trưởng EU. **C.** Nghị viện châu Âu. **D.** Tòa án châu Âu. **Câu 26:** Cơ quan nào sau đây tham vấn các quyết định của Hội đồng Bộ trưởng EU? **A.** Cơ quan kiểm toán. **B.** Ủy ban liên minh châu Âu. **[C.]** Nghị viện châu Âu. **D.** Tòa án châu Âu. **Câu 27:** Cơ quan nào sau đây dự thảo nghị quyết về các vấn đề của EU? **[A.]** Ủy ban liên minh châu Âu. **B.** Hội đồng bộ trưởng EU. **C.** Nghị viện châu Âu. **D.** Tòa án châu Âu. **Câu 28:** Phát biểu nào sau đây **không** đúng với thị trường chung châu Âu? **A.** Quyền tự do đi lại, cư trú, chọn nghề của mọi công dân được đảm bảo. **[B.]** Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán ngày càng được tăng cường. **C.** Các nước có chính sách thương mại chung buôn bán với ngoài khối. **D.** Sản phẩm mỗi nước được tự do buôn bán trong toàn thị trường chung. **Câu 29:** Tự do di chuyển bao gồm tự do **A.** cư trú và dịch vụ kiểm toán. **B.** đi lại, cư trú, dịch vụ vận tải. **[C.]** cư trú, lựa chọn nơi làm việc. **D.** đi lại, dịch vụ thông tin liên lạc. **Câu 30:** Tự do lưu thông hàng hóa là **A.** tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc. **B.** tự do đối với các dịch vụ vận tải, du lịch. **C.** Bãi bỏ các hạn chế đối với giao dịch thanh toán. **[D.]** Hàng hóa các nước không thuế giá trị gia tăng. **Câu 31:** Tự do di chuyển trong EU không bao gồm tự do **A.** đi lại. **B.** cư trú. **C.** chọn nơi làm việc. **[D.]** thông tin liên lạc. **Câu 32:** Tự do lưu thông dịch vụ trong EU không bao gồm tự do đối với các dịch vụ **A.** giao thông vận tải. **B.** thông tin liên lạc. **[C.]** chọn nơi làm việc. **D.** ngân hàng, du lịch. **Câu 33:** Tự do lưu thông tiền vốn trong EU **không** phải là việc **A.** bãi bỏ các rào cản đối với giao dịch thanh toán. **B.** các nhà đầu tư có thể chọn nơi đầu tư lợi nhất. **C.** nhà đầu tư mở tài khoản tại các nước EU khác. **[D.]** bỏ thuế giá trị gia tăng hàng hóa của mỗi nước. **Câu 34:** Ý nghĩa của thị trường chung EU **không** phải là **A.** kích thích cạnh tranh và thương mại. **B.** nâng cao chất lượng và hạ giá thành. **C.** góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. **[D.]** tạo mức sống của người dân đồng đều. **Câu 35:** Ý nghĩa to lớn của việc hình thành thị trường chung châu Âu **không** phải là **A.** thuận lợi cho lưu thông hàng hóa. **B.** giảm chi phí về cước phí vận tải. **[C.]** tạo thống nhất về thể chế chính trị. **D.** dễ dàng tìm việc làm ở nước khác. **Câu 36:** Phát biểu nào sau đây **không** đúng về đồng tiền chung (đồng ơ-rô) của EU? **A.** Có vị trí cao trong giao dịch quốc tế. **B.** Đồng tiền dự trữ chính thức quốc tế. **C.** Tác động đến tiền tệ các nước khác. **[D.]** Tất cả thành viên EU đã dùng chung. **Câu 37:** Đồng tiền chung của châu Âu (đồng ơ-rô) được chính thức đưa vào giao dịch thanh toán từ năm nào? **A.** 1997. **B.** 1998. **[C.]** 1999. **D.** 2000. **Câu 38:** Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về tác dụng của việc sử dụng đồng tiền chung của EU? 1\) Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu. 2\) Xoá bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ giữa các nước. 3\) Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao nguồn vốn trong EU. 4\) Đơn giản công tác kế toán các doanh nghiệp đa quốc gia. **A.** 1. **B.** 2. **C.** 3. **[D.]** 4. **Câu 39:** Diện tích của EU lớn hơn **A.** Hoa Kỳ. **[B.]** Nhật Bản. **C.** Trung Quốc. **D.** Liên Bang Nga. **Câu 40:** Dân số của EU nhỏ hơn **[A.]** Trung Quốc. **B.** Nhật Bản. **C.** Liên Bang Nga. **D.** Hoa Kỳ. **Câu 41:** GDP của EU nhỏ hơn các nước **A.** Nhật Bản, Trung Quốc. **B.** Trung Quốc, Nga. **[C.]** Hoa Kỳ, Trung Quốc. **D.** Liên Bang Nga, Hoa Kì. **Câu 42:** Phát biểu nào sau đây **không** đúng về EU? **[A.]** Có diện tích và quy mô dân số chiếm hơn 2/3 châu Âu. **B.** Là tổ chức liên kết khu vực có thể chế hoạt động riêng. **C.** Đã có thị trường chung với sự di chuyển tự do hàng hóa. **D.** Đã có nhiều nước trong khu vực dùng đồng tiền chung. **Câu 43:** Phát biểu nào sau đây đúng với EU? **A.** Tổng thu nhập quốc gia (GDP) lớn hơn Hoa Kỳ. **B.** Dân số đông đứng vào loại hàng đầu của thế giới. **C.** Có số nước thành viên ở vào loại thứ hai thế giới. **[D.]** Là tổ chức khu vực kinh tế dùng đồng tiền chung. **Câu 44:** EU đứng đầu thế giới về tỉ trọng trong **A.** viện trợ phát triển thế giới. **B.** sản xuât ô tô thế giới, **[C.]** xuất khẩu của thế giới. **D.** tiêu thụ năng lượng thế giới. **Câu 45:** Liên minh châu Âu (EU) **[A.]** xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới. **B.** nhập khẩu chủ yếu máy bay, điện tử, dược phẩm, nông sản. **C.** xuất khẩu chủ yếu mặt hàng dầu, khí đốt tự nhiên, uranium. **D.** hầu hết buôn bán với các nước Đông Nam Á và ở châu Phi. **Câu 46:** Đối với thị trường nội địa, các nước thuộc EU đã **A.** kí kết các hiệp định thương mại tự do. **B.** tăng thuế quan và kiểm soát biên giới. **C.** áp dụng cùng một mức thuế hàng hóa. **[D.]** dỡ bỏ các rào cản đối với thương mại. **Câu 47:** Phát biểu nào sau đây **không** đúng với thương mại của EU? **A.** Kinh tế các nước phụ thuộc nhiều vào xuất, nhập khẩu. **B.** EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển. **[C.]** Không cổ động cho hoạt động tự do buôn bán thế giới. **D.** Các nước đã bỏ hàng rào thuế quan buôn bán với nhau. **Câu 48:** Hoạt động nào sau đây không thể hiện sự hợp tác trong sản xuất và dịch vụ của EU? **A.** Cùng hợp tác sản xuất máy bay E-bớt. **B.** Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ. **C.** Dùng đồng tiền chung của EU. **[D.]** Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc. **Câu 49:** Phát biểu nào sau đây **không** đúng về liên kết cơ sở hạ tầng ở EU? **A.** Mạng lưới đường bộ, sắt, cảng biển và cảng sông nối liền các nước. **B.** Vận tải đường sắt ở châu Âu đang được đồng bộ hóa giữa các nước. **C.** Các nước ở EU hợp tác trong việc chế tạo các loại máy bay E-bớt. **[D.]** EU có một mạng lưới pháp luật về các lĩnh vực bảo vệ môi trường. **Câu 50:** Sân bay vũ trụ của EU đặt tại **[A.]** Pháp. **B.** Đức. **C.** Bỉ. **D.** Hà Lan. **Câu 51:** Một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách môi trường của EU là **[A.]** giảm thiểu biến đổi khí hậu. **B.** bảo vệ môi trường sông, hồ. **C.** phòng chống các thiên tai. **D.** sử dụng hợp lí tài nguyên. **Câu 52:** Vùng châu Âu là **A.** một thể chế chính trị có cơ quan chính quyền. **[B.]** một cơ cấu hợp tác xuyên biên giới quốc gia. **C.** sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ các nước. **D.** nơi có sự thống nhất về chính trị và pháp luật. **Câu 53:** Phát triển liên kết vùng ở châu Âu không thực hiện các hoạt động về **A.** kinh tế. **[B.]** chính trị. **C.** xã hội. **D.** văn hóa. **Câu 54:** Hoạt động nào sau đây không thực hiện trong liên kết vùng? **A.** Đi sang nước láng giềng làm việc trong ngày. **B.** Xuất bản phẩm với nhiều thứ tiếng khác nhau. **C.** Nhiều trường học tổ chức khoá đào tạo chung. **[D.]** Tổ chức các hoạt động chính trị ở trong vùng. **Câu 55:** Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về EU? 1\) Tạo ra thị trường chung lưu thông nhiều mặt. 2\) Sử dụng cùng một đồng tiền chung (ơ-rô). 3\) Là một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. 4\) Trình độ phát triển giữa các nước chênh lệch. **A.** 1. **B.** 2. **C.** 3. **[D.]** 4. **Câu 56:** Phát biểu nào sau đây **không** đúng với EU từ khi thành lập đến nay (2020) ? **A.** Số lượng thành viên và phạm vi lãnh thổ ngày càng được mở rộng. **B.** Sự hợp tác giữa các nước thành viên về nhiều mặt được tăng cường. **C.** Quyết định nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế ở các nước thành viên. **[D.]** Nhiều nước không dùng đồng tiền chung (ơ-rô) và rút ra khỏi tổ chức. **Câu 57:** EU **không** phải **A.** là một trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới. **B.** có sự phát triển kinh tế chênh lệch giữa các nước. **C.** là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển. **[D.]** có tất cả các nước ở lãnh thổ châu Âu đều tham gia. **Câu 58:** Phát biểu nào sau đây **không** đúng với EU? **A.** Là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất thế giới. **B.** Là một trung tâm kinh tế lớn trên thế giới. **[C.]** Là lãnh thổ có sự phát triển đồng đều giữa các vùng. **D.** Là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.

Use Quizgecko on...
Browser
Browser