CTQP.pdf - Câu hỏi và đáp án công tác quốc phòng - an ninh PDF
Document Details
Uploaded by EnergyEfficientTin
Tags
Summary
This document is a past paper with questions and answers on national defense and security for Vietnamese university students. The paper covers various aspects of countering the 'peaceful evolution' strategy, including political, economic, and cultural aspects. It features 30 questions within the first 2500 characters.
Full Transcript
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN CÔNG TÁC QUỐC - AN NINH 1 MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH ĐỀ THI & ĐÁP ÁN HỌC PHẦN II (303 câu) (Dùng cho Sinh viên đại học) (File 1 - 142 câu,từ trang 2 đến trang...
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN CÔNG TÁC QUỐC - AN NINH 1 MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH ĐỀ THI & ĐÁP ÁN HỌC PHẦN II (303 câu) (Dùng cho Sinh viên đại học) (File 1 - 142 câu,từ trang 2 đến trang 32) (File 2- 161 câu,trang 32 đến hết). BÀI 1 (31 câu) PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM Câu 1: Bạo loạn lật đổ gồm có những hình thức nào: A. Bạo loạn chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang và gây rối. B. Bạo loạn vũ trang kết hợp với bạo loạn chính trị và gây rối. C. Bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang, kết hợp bạo loạn chính trị với vũ trang. D. Bạo loạn chính trị kết hợp với gây rối và vũ trang. Câu 2: Quan hệ giữa “Diễn biến hoà bình” và bạo loạn lật đổ như thế nào? A. Diễn biến hoà bình tạo thời cơ cho bạo loạn lật đổ. B. Diễn biến hoà bình là nguyên nhân của bạo loạn lật đổ. C. Diễn biến hoà bình là quá trình tạo nên những điều kiện, thời cơ cho bạo loạn lật đổ. D. Diễn biến hoà bình là quá trình tạo những điều kiện, thời cơ để kẻ thù tiến hành xâm lược. Câu 3: Đặc điểm gây rối là gì? A. Diễn ra tự phát do bị các lực lượng quá khích kích động. B. Diễn ra bất ngờ, không gian hẹp, thời gian ngắn C. Diễn ra tự phát do các thế lực thù địch kích động D. Diễn ra tự phát do các phần tử chống đối trong xã hội Câu 4: Địch thường lợi dụng gây rối để làm gì? A. Địch lợi dụng để tập duyệt âm mưu phá hoại, lật đổ chính quyền 2 B. Địch lợi dụng để gây bạo loạn, gây chiến tranh C. Địch lợi dụng để tập duyệt hoặc mở màn cho bạo loạn lật đổ D. Địch lợi dụng để phá hoại, gây rối, mất trật tự an ninh. Câu 5: Mục tiêu của các thế lực thù địch thực hiện “Diễn biến hoà bình” chống phá cách mạng Việt Nam A. Xóa bỏ chế độ XHCN, chuyển hoá nước ta theo con đường tư bản chủ nghĩa. B. Xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng và buộc ta lệ thuộc vào chúng. C. Xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xoá bỏ chế độ XHCN. D. Xoá bỏ nhà nước XHCN và buộc ta chấp nhận các điều kiện của chúng. Câu 6: Mục đích thủ đoạn chống phá về kinh tế của các thế lực thù địch đối với nước ta là gì? A. Chuyển hoá nền kinh tế Việt Nam, gây sức ép chính trị, cấm viện trợ, chuyển giao công nghệ. B. Ngăn cảm sự giúp đỡ, viện trợ, chuyển giao công nghệ của các nước để gây sức ép chính trị. C. Khích lệ kinh tế nhà nước phát triển trở thành thành phần kinh tế chủ đạo. D. Chuyển hoá nền kinh tế Việt Nam theo quỹ đạo kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Câu 7: Một trong những nội dung chống phá về kinh tế của chiến lược “Diễn biến hoà bình”: A. Khích lệ thành phần kinh tế tư nhân phát triển, từng bước làm mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước. B. Khích lệ kinh tế 100% vốn nước ngoài phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước. C. Khích lệ kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước. D. Khích lệ kinh tế tư bản Nhà nước phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước. 3 Câu 8: Kẻ thù thực hiện thủ đoạn diễn biến hoà bình phá hoại kinh tế của ta nhằm: A. Đặt ra các điều kiện để buộc ta phải theo quĩ đạo của chúng. B. Đặt ra các điều kiện và tạo cớ để tiến công quân sự. C. Đặt ra các điều kiện và gây sức ép về chính trị. D. Đặt ra các điều kiện để lật đổ hệ thống chính trị. Câu 9: Một trong những nội dung kẻ thù thực hiện chống phá ta về chính trị: A. Phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân của các tổ chức chính trị. B. Chia rẽ nội bộ, kích động gây rối loạn các tổ chức trong xã hội. C. Cô lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước XHCN với quân đội và nhân dân. D. Kích động đòi thực hiện chế độ “đa nguyên chính trị, đa Đảng đối lập”. Câu 10: Một trong những nội dung chống phá về chính trị trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” A. Đối lập Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh B. Phủ định Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng C. Đối lập nhiệm vụ kinh tế- xã hội và quốc phòng – an ninh D. Chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc Câu 11: Một trong những nội dung chống phá về chính trị trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” A. Phá vỡ hệ thống nguyên tắc tổ chức trong bộ máy Nhà nước ta. B. Phá vỡ sự thống nhất của các tổ chức, nhất là tổ chức chính trị. C. Phá vỡ sự thống nhất của khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. D. Phá vỡ nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ. Câu 12: Chống phá ta về tư tưởng-văn hoá trong chiến lược “DBHB” bạo loạn lật đổ nhằm: A. Xoá bỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh B. Phá hoại sự đoàn kết của toàn đảng, toàn quân, toàn dân. C. Phá hoại nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng và Nhà nước ta 4 D. Phá hoại, xuyên tạc đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Câu 13: Thực hiện thủ đoạn “Diễn biến hoà bình” về văn hoá, kẻ thù tập trung tấn công: A. Vào truyền thống yêu nước và giá trị của văn hoá Việt Nam. B. Vào những sản phẩm văn hoá quý báu của dân tộc Việt Nam. C. Vào bản sắc văn hoá và giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam. D. Vào nền văn hoá mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Câu 14: Các thế lực thù địch "Lợi dụng vấn đề tôn giáo – dân tộc" để chống phá ta như thế nào? A. Lợi dụng chính sách bình đẳng, tự do dân chủ của ta B. Lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta để truyền đạo trái phép. C. Lợi dụng những sai sót, sơ hở của Đảng và nhà nước ta để vu cáo. D. Triệt để lợi dụng, dân chủ, tự do của ta để tuyên truyền xuyên tạc. Câu 15: Thủ đoạn “Diễn biến hoà bình”, kẻ thù triệt để lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng ta để: A. Truyền bá mê tín dị đoan và tư tưởng phản động chống chủ nghĩa xã hội. B. Truyền đạo trái phép nhằm thực hiện âm mưu tôn giáo hoá dân tộc. C. Truyền bá mê tín dị đoan, tập hợp lực lượng để chống phá cách mạng. D. Truyền bá mê tín và tổ chức lực lượng khủng bố. Câu 16: Một trong những nội dung kẻ thù lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam về vấn đề dân tộc là: A. Lợi dụng các mâu thuẫn của đồng bào dân tộc để kích động. B. Lợi dụng các hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc để kích động. C. Lợi dụng tư tưởng đòi li khai, tự quyết dân tộc để kích động. D. Lợi dụng các mâu thuẫn giữa các dân tộc do nhiều nguyên nhân gây ra. Câu 17: Một trong những thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh: A. Đòi tách quân đội, công an với các tổ chức chính trị xã hội khác B. Đòi phi chính trị hóa đối với lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam 5 C. Đòi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh D. Đòi quân đội và công an là lực lượng trung lập, tách rời sự lãnh đạo của đảng Câu 18: Một trong những thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực đối ngoại trong chiến lược “Diễn biến hoà bình”: A. Chia rẽ Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tiến bộ. B. Chia rẽ Việt Nam với Lào và các nước xã hội chủ nghĩa. C. Chia rẽ Việt Nam với Campuchia và các nước tiến bộ. D. Chia rẽ Việt Nam với Lào, Campuchia và các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 19: Trong các thủ đoạn sau, thủ đoạn nào không phải của chiến lược diễn biến hòa bình? A. Xâm nhập về văn hóa B. Phát động chiến tranh hạt nhân C. Chống phá về chính trị tư tưởng D. Vô hiệu hóa lực lượng vũ trang Câu 20: Trong quá trình bạo loạn, bọn phản động tìm mọi cách để: A. Mở rộng quy mô, lực lượng, kêu gọi nước ngoài can thiệp. B. Mở rộng phạm vi, quy mô, lực lượng, kêu gọi tài trợ của nước ngoài. C. Mở rộng phạm vi, quy mô, lực lượng, đập phá trụ sở, uy hiếp chính quyền địa phương. D. Mở rộng phạm vi, quy mô, lực lượng, đập phá trụ sở, lật đổ chính quyền địa phương. Câu 21: Nguyên tắc xử lí khi có bạo loạn diễn ra là: A. Nhanh gọn, kiên quyết, linh hoạt, đúng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài. B. Nhanh gọn, kiên quyết, triệt để đúng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài. C. Nhanh gọn, linh hoạt, khôn khéo đúng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài. D. Nhanh gọn, kiên quyết, linh hoạt, mềm dẻo đúng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài. Câu 22: Một trong những mục tiêu phòng chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”: A. Bảo vệ vững chắc nhà nước XHCN. 6 B. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước C. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của quốc gia, dân tộc D. Bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Câu 23: Để góp phần làm thất bại chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ cần nắm vững một trong những mục tiêu? A. Bảo vệ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. B. Bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. C. Bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc. D. Bảo vệ An ninh Chính trị của đất nước. Câu 24: Nhiệm vụ phòng chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ được xác định là: A. Nhiệm vụ cấp bách hàng đầu và là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. B. Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt trong các nhiệm vụ QP- AN ở nước ta hiện nay. C. Nhiệm vụ cơ bản lâu dài trong các nhiệm vụ QP- AN ở nước ta hiện nay. D. Nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. Câu 25: Một trong những quan điểm trong đấu tranh phòng chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”: A. Là một cuộc đấu tranh dân tộc rất gay go, quyết liệt trên mọi lĩnh vực. B. Là một cuộc đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt, lâu dài và phức tạp trên mọi lĩnh vực. C. Là cuộc đấu tranh giai cấp; dân tộc gay go, quyết liệt, lâu dài và phức tạp trên mọi lĩnh vực. D. Là một cuộc đấu tranh giải quyết vấn đề ai thắng ai giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Câu 26: Phòng chống chiến lược “DBHB”, bạo loạn lật đổ cần phát huy sức mạnh tổng hợp của: A. Toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Toàn dân, toàn quân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 7 C. Toàn dân, lực lượng vũ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 27: Nghị quyết 04 của BCHTW khóa XII chỉ ra bao nhiêu biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”? A. 25 biểu hiện B. 27 biểu hiện C. 29 biểu hiện D. 30 biểu hiện Câu 28: Một trong những giải pháp phòng chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ A. Nâng cao nhận thức về âm mưu phá hoại của kẻ thù. B. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân. C. Xây dựng các tổ chức chính trị vững mạnh. D. Xây dựng các lực lượng vũ trang đặc biệt là công an vững mạnh. Câu 29: Một trong những giải pháp phòng chống chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ: A. Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, chống nguy cơ tụt hậu kinh tế. B. Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt. C. Đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội. D. Xây dựng lòng yêu nước cho tuổi trẻ nhất là học sinh, sinh viên. Câu 30: Một trong những giải pháp phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ: A. Tăng cường quan hệ đối ngoại với các nước, các chế độ chính trị trên thế giới. B. Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống chống “Diễn biến hòa bình”, BLLĐ. C. Tăng cường quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa và các đảng cộng sản trên thế giới. D. Xây dựng lực lượng chuyên trách để phòng chống “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. 8 Câu 31: Sinh viên cần làm gì để góp phần làm thất bại chiến lược "DBHB", BLLĐ của kẻ thù: A. Luôn học tập phấn đấu, nâng cao cảnh giác tự bảo vệ mình, bảo vệ nơi mình cư trú. B. Luôn nâng cao cảnh giác tích cực tham gia các hoạt động phong trào ở nhà trường và địa phương. C. Tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, phát hiện, đấu tranh, ngăn ngừa D. Tích cực học tập, rèn luyện tham gia xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh nhân dân trong mọi tình huống. BÀI 2 (22 câu) MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO Câu 32: Xu thế lớn trong mối quan hệ giữa các dân tộc trên thế giới trong giai đoạn hiện nay: A. Toàn cầu hóa diễn biến phức tạp. B. Hòa bình hợp tác và phát triển C. Xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang. D. Độc lập,tự chủ, tự lực, tự cường, chống can thiệp. Câu 33: Quan hệ dân tộc, sắc tộc hiện nay trên thế giới vẫn diễn ra phức tạp ở phạm vi: A. Châu Phi và châu Mỹ Latinh. B. Châu Á và châu Âu. C. Các nước xã hội chủ nghĩa. D. Quốc gia, khu vực và quốc tế. Câu 34: Vấn đề dân tộc, sắc tộc đã gây nên những hậu quả nặng nề về lĩnh vực nào? A. Văn hoá, xã hội, đe doạ hoà bình thế gới B. Văn hóa, quân sự, chính trị, an ninh toàn bộ khu vực và quốc tế. C. Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường cho các quốc gia, 9 D. Kinh tế, khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới Câu 35: Một trong những nội dung giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm của Lênin: A. Các dân tộc phải phân chia đẳng cấp rõ ràng. B. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng. C. Các dân tộc phải tự trị ly khai. D. Các dân tộc phải có nền văn hoá chung. Câu 36: Tư tưởng Hồ Chí Minh, về nội dung giải quyết vấn đề dân tộc: A. Phải toàn diện, phong phú, sâu sắc, khoa học và cách mạng. B. Phải xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. C. Phải xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc Việt Nam với các quốc gia, dân tộc trên thế giới. D. Phải bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ cùng phát triển. Câu 37: Đồng bào các dân tộc Jrai, Êđê, BaNa sinh sống chủ yếu ở khu vực nào? A. Các tỉnh Tây Nguyên B. Ở các tỉnh miền núi tiếp giáp biên giới C. Các tỉnh Nam Trung Bộ D. Các tỉnh miền núi phía Bắc Câu 38: Một trong những đặc trưng của các dân tộc Việt Nam là: A. Là lịch sử đánh giặc ngoại xâm B. Có truyền thống đoàn kết, gắn bó xây dựng Quốc gia thống nhất C. Đoàn kết gắn bó trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa D. Cần cù sáng tạo trong xây dựng đất nước Câu 39: Một trong những đặc trưng của các dân tộc ở Việt Nam là: A. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú du canh, du cư. B. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú tập trung. C. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú ở rừng núi. 10 D. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ. Câu 40: Một trong những đặc trưng của các dân tộc ở Việt Nam là: A. Các dân tộc ở nước ta có quy mô dân số và trình độ phát triển cao. B. Các dân tộc ở nước ta có quy mô dân số và trình độ phát triển còn hạn chế. C. Các dân tộc ở nước ta có quy mô dân số và trình độ phát triển không đều. D. Các dân tộc ở nước ta có quy mô dân số và trình độ phát triển đồng đều. Câu 41: Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, cần chống các biểu hiện gì? A. Tư tưởng dân tộc lớn, Kì thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc B. Thiếu hiểu biết các phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam C. Lợi dụng vấn đề dân tộc đòi tự trị gây mất ổn định chính trị. D. Lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá khối đại đoàn kết dân tộc Câu 42: Tôn giáo là gì? A. Là một hình thức ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan, theo quan niệm hoang đường. B. Là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan, theo quan niệm hoang đường. C. Là một hình thái phản ánh ý thức xã hội, hiện thực khách quan, theo quan niệm hoang đường. D. Là sự nhận thức, phản ánh hiện thực khách quan, theo quan điểm hoang đường. Câu 43 Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan, theo: A. Trào lưu của xã hội phù hợp với tư tưởng, tình cảm, niềm tin của con người B. Quy luật phát triển của đời sống xã hội, được mọi người tin tưởng tham gia C. Quan niệm hoang đường, ảo tưởng, phù hợp với tâm lý, hành vi của con người. D. Chuẩn mực đạo đức, truyền thống được con người tiếp nhận tin theo Câu 44: Trong đời sống xã hội, tôn giáo là một cộng đồng xã hội có yếu tố nào sau đây? A. Hệ thống tôn giáo với các hoạt động của tu sĩ B. Hệ thống giáo lý; nghi lễ và tổ chức tôn giáo 11 C. Tín ngưỡng tôn giáo, các hoạt động tôn giáo trong nước D. Hệ thống chính trị của tôn giáo và tín ngưỡng. Câu 45: Tôn giáo có nguồn gốc từ các yếu tố: A. Kinh tế - xã hội, ý thức và hành vi. B. Chính trị xã hội, tinh thần và tâm lý. C. Kinh tế - xã hội, nhận thức và tâm lý. D. Chính trị - xã hội, kinh tế và tinh thần. Câu 46: “Tình cảm, cảm xúc, tâm trạng lo âu, sợ hải…đã dẫn con người đến sự khuất phục”. Nội dung này muốn nói đến nguồn gốc nào của tôn giáo? A. Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo. B. Nguồn gốc kinh tế - xã hội. C. Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo. D. Nguồn gốc nhận thức, tâm lý. Câu 47: Một trong những nguyên nhân làm cho tôn giáo tiếp tục tồn tại và phát triển là gì? A. Con người còn phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật. B. Con người vẫn chưa làm chủ hoàn toàn tự nhiên, xã hội và tư duy. C. Do thiên tai, song thần, động đất…, ảnh hưởng đến dời sống xã hội. D. Tất cả a, b, c đều đúng. Câu 48: Khi nào thì tôn giáo mất đi? A. Khi những nguồn gốc sinh ra tôn giáo mất đi B. Khi con người làm chủ hoàn toàn tự nhiên, xã hội và tư duy. C. Khi chế độ CNXH được xây dựng thành công trên phạm vi toàn thế giới. D. Tôn giáo không bao giờ mất đi. Câu 49: Xung đột giữa các tôn giáo thể hiện tính chất gì của tôn giáo? A. Tính lịch sử. B. Tính quần chúng. 12 C. Tính chính trị. D. Tất cả a, b,c đều đúng. Câu 50: Giải quyết vấn đề tôn giáo phải gắn với quá trình nào? A. Xóa bỏ xã hội cũ, tiến hành đổi mới toàn diện xã hội B. Xây dựng xã hội mới, đồng thời.tiến hành đổi mới toàn diện xã hội cũ C. Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa. D. Cải tạo xã hội cũ, tiến hành đổi mới toàn diện xã hội Câu 51: Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng XHCN là: A. Quán triệt quan điểm tôn trọng luật pháp. B. Quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể. C. Quán triệt quan điểm tôn trọng quần chúng. D. Quán triệt quan điểm tôn trọng giáo lý. Câu 52: Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo ở Việt Nam là: A. Vận động quần chúng sống “kính chúa yêu nước”. B. Vận động quần chúng sống “phúc âm trong lòng dân tộc”. C. Vận động quần chúng sống “tốt đời, đẹp đạo”. D. Vận động quần chúng sống “từ bi, bác ái”. Câu 53: Để vô hiệu hoá sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam, giải pháp chung cơ bản nhất là: A. Thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. B. Thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế - xã hội. C. Thực hiện tốt chính sách xoá đói giảm nghèo. D. Thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa. BÀI 3 (18 câu) Câu 54: Môi trường là gì? A. Là sản phẩm của tự nhiên và những yếu tố do con người tạo ra. 13 B. Là hệ thống các lĩnh vực về tự nhiên, xã hôi có tác động đến con người. C. Là hệ thống các yếu tố sẵn có trong tự nhiên có tác động đến con người và sinh vật. D. Là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với con người và sinh vật. Câu 55: Thành phần môi trường gồm? A. Đất, nước, không khí B. Âm thanh, ánh sáng C. Sinh vật và các hình thái vật chất khác D. Tất cả đều đúng Câu 56: Một trong các nội dung của pháp luật về bảo vệ môi trường là? A. Phòng ngừa, hạn chế các hành vi tác động xấu đến môi trường B. Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường C. Phòng ngừa các tác động ảnh hưởng đến môi trường sinh thái D. Phòng ngừa các hành vi hủy hoại đến lĩnh vực môi trường Câu 57: Một trong các nội dung của pháp luật về bảo vệ môi trường là? A. Khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường B. Phòng ngừa các tác động ảnh hưởng đến môi trường sinh thái C. Khai thác, bảo vệ sử dụng có kế hoạch môi trường tài nguyên D. Tất cả đều đúng Câu 58: Vai trò của pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường là? A. Xây dựng hệ thống các quy chuẩn; tiêu chuẩn môi trường để bảo vệ môi trường. B. Qui định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường C. Xây dựng hệ thống các văn bản mang tính pháp lý để bảo vệ môi trường D. Xây dựng hệ thống các văn bản, qui phạm pháp luật về lĩnh vực môi trường Câu 59: Vai trò của pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường là? A. Qui định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường B. Giải quyết các tranh chấp liên quan đến bảo vệ môi trường. 14 C. Phòng ngừa, hạn chế các hành vi tác động xấu đến môi trường D. Khai thác, bảo vệ sử dụng có kế hoạch môi trường tài nguyên Câu 60: Một trong những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường là? A. Qui định về phòng ngừa các tác động ảnh hưởng đến môi trường sinh thái B. Qui định các mức phạt cụ thể ảnh hưởng đến bảo vệ môi trường C. Pháp luật về tổ chức, quản lý các hoạt động bảo vệ môi trường D. Pháp luật về nghiêm cấm các hành vi vi phạm đến bảo vệ môi trường Câu 61: Một trong những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường là? A. Pháp luật xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường B. Pháp luật về nghiêm cấm các hành vi vi phạm đến bảo vệ môi trường C. Pháp luật về các mức phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm đến bảo vệ môi trường D. Pháp luật qui định các hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự về bảo vệ môi trường Câu 62: Hình thức vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là? A. Tội phạm về môi trường và vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường B. Chống người thi hành công vụ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái C. Vi phạm các quy định của pháp luật gây hậu quả về bảo vệ môi trường D. Những hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện gây hậu quả đến môi trường Câu 63: Nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về môi trường là? A. Sự nhận thức của các cá nhân về bảo vệ môi trường còn hạn chế B. Tuyên truyền của cơ quan Nhà nước về bảo vệ môi trường còn bất cập C. Sự phát triển “quá nhanh” và “nóng” của kinh tế - xã hội... D. Pháp luật về bảo vệ môi trường, về xử lý hành vi vi phạm chưa đủ mạnh... Câu 64: Nguyên nhân về phía đối tượng vi phạm là? A. Ý thức coi thường pháp luật, không tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực xã hội B. Thiếu hiểu biết về luật pháp đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường C. Do vụ lợi của các cá nhân, tổ chức dẫn tới coi thường pháp luật D. Do tác động mặt trái của kinh tế thị trường và những hiện tượng tiêu cực khác 15 Câu 65: Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là hoạt động: A. Của các cấp, các nghành, các đoàn thể và mọi công dân B. Của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân C. Của các cơ quan chức năng có nhiệm vụ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường D. Của Bộ Tài nguyên Môi trường và các cơ quan chuyên trách Câu 66: Cách giải quyết khi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra? A. Hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả tác hại B. Khắc phục hậu quả, không để ảnh đến môi trường C. Điều tra tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện của hành vi vi phạm D. Đề ra chủ trương, biện pháp khắc phục hậu quả Câu 67: Nội dung, biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường: A. Nắm tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường B. Xác định và làm rõ các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm C. Tổ chức lực lượng tiến hành các hoạt động khắc phục D. Tất cả đều đúng Câu 68: Các biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường: A. Các biện pháp phòng, chống chung và cụ thể B. Sử dụng nhiều biện pháp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường C. Tuyên truyền các qui định của Nhà nước về bảo vệ môi trường D. Thành lập lực lượng chuyên trách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Câu 69: Chủ thể tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường: A. Là trách nhiệm của các cơ quan, đoàn thể B. Là trách nhiệm của các Ban, Ngành được Nhà nước qui định C. Là trách nhiệm của toàn xã hội. D. Là trách nhiệm của các tổ chức và công dân Câu 70: Trách nhiệm của nhà trường trong phòng, chống vi phạm về bảo vệ môi trường: A. Tổ chức các buổi tuyên truyền về bảo vệ môi trường 16 B. Tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi về bảo vệ môi trường C. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường D. Tất cả đều đúng Câu 71: Trách nhiệm của sinh viên trong phòng, chống vi phạm về bảo vệ môi trường: A. Nắm vững các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường B. Xây dựng ý thức trách nhiệm trong các hoạt động bảo vệ môi trường C. Tham ra tích cực trong các phong trào về bảo vệ môi trường. D. Tất cả đều đúng BÀI 4 (15 câu) Câu 72: Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là gì? A. Là một bộ phận của hệ thống pháp luật hành chính nhà nước B. Là hệ thống pháp luật của nhà nước qui định về an toàn giao thông C. Là một bộ phận của pháp luật qui định các hành vi vi phạm giao thông D. Là một bộ phận của pháp luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Câu 73: Một trong những vai trò của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông? A. Là những qui định của Nhà nước về tổ chức thực hiện bảo đảm TTATGT. B. Là ý chí của Nhà nước để chỉ đạo và tổ chức thực hiện bảo đảm TTATGT. C. Là những qui định cụ thể của Nhà nước để tổ chức thực hiện TTATGT. D. Là một bộ phận của pháp luật qui định các hành vi vi phạm TTATGT. Câu 74: Một trong những vai trò của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông? A. Là những qui định của Nhà nước về tổ chức thực hiện bảo đảm TTATGT. B. Là cơ sở, công cụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo đảm TTATGT C. Là cơ sở, pháp lý của nhà nước để điều hành quản lý trong lĩnh vực TTATGT D. Là công cụ, pháp lý của nhà nước trong thực hiện về bảo đảm TTATGT Câu 75: Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có 2 dạng: A. Vi phạm do chủ quan và vi phạm do khách quan B. Vi phạm thông thường và vi phạm nghiêm trọng 17 C. Vi phạm hành chính và vi phạm nghiêm trọng D. Vi phạm hành chính và vi phạm hình sự Câu 76: Thế nào là vi phạm hành chính? A. Là vi phạm do vô tình, khách quan gây ra B. Là hành vi có lỗi mà không phải là tội phạm C. Là vi phạm không gây hậu quả nghiêm trọng D. Là hành vi có lỗi nhưng do nguyên nhân khách quan Câu 77: Vi phạm hình sự về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là gì? A. Là những hành vi thực hiện cố ý B. Là những hành vi đặc biệt nguy hiểm C. Là những hành vi nguy hiểm cho xã hội D. Là những hành vi gây hậu quả nghiêm trọng Câu 78: Theo điều 260 phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, đối với các trường hợp: A. Không có giấy phép lái xe theo quy định; B. Có sử dụng rượu, bia nồng độ cồn vượt quá qui định C. Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm... D. Tất cả đều đúng Câu 79: Theo điều 260 phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, đối với các trường hợp: A. Làm chết 03 người trở lên; B. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên... C. Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. D. Tất cả đều đúng Câu 80: Dấu hiệu của vi phạm hành chính trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông? A. Hành vi đó là hành vi có lỗi do vô tình, khách quan gây ra B. Hành vi đó là hành vi có lỗi nhưng do nguyên nhân khách quan C. Hành vi đó là hành vi có lỗi nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng D. Hành vi đó là hành vi có lỗi được thể hiện dưới hình thức là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý 18 Câu 81: Dấu hiệu của vi phạm hành chính trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông? A. Hành vi đó là hành vi có lỗi nhưng do nguyên nhân khách quan B. Hành vi đó là hành vi có lỗi nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng C. Hành vi đó theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. D. Hành vi đó là hành vi có lỗi nhưng chưa đến mức phải bị xử phạt vi phạm hành sự. Câu 82: Nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông? A. Cơ sở hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế, bất cập B. Quản lý của các cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế, yếu kém. C. Nhận thức về pháp luật của người tham gia giao thông còn hạn chế D. Quản lý nhà nước về hoạt động giao thông còn nhiều yếu kém, hạn chế. Câu 83: Nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông? A. Cơ sở hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế, bất cập B. Tác động tiêu cực của các yếu tố thiên nhiên, môi trường C. Quản lý của các cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế, yếu kém. D. Nhận thức về pháp luật của người tham gia giao thông còn hạn chế Câu 84: Phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là: A. Hoạt động của lực lượng cảnh sát giao thông B. Hoạt động của các lực lượng đảm bảo an toàn giao thông C. Hoạt động của cơ quan có thẩm quyền đảm bảo an toàn giao thông D. Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân Câu 85: Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là: A. Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền B. Hoạt động của lực lượng công an và lực lượng cảnh sát giao thông C. Hoạt động của các tổ chức, các ngành, các cấp và toàn xã hội D. Hoạt động của cơ quan có thẩm quyền đảm bảo an toàn giao thông Câu 86: Trách nhiệm của sinh viên trong phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông: 19 A. Nêu cao ý thức chấp hành luật giao thông B. Tích cực tham gia xây dựng văn hóa giao thông C. Có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn giao thông D. Tất cả đều đúng. BÀI 5 (20 câu) Câu 87: Một trong những công cụ quan trọng bảo vệ quyền con người là? A. Thực hiện biện pháp hành chính B. Thực hiện chuẩn mực xã hội theo quan điểm đạo đức C. Cụ thể hóa các chế định bảo vệ quyền con người D. Theo phong tục, thói quen để bảo vệ con người Câu 88: Bảo vệ con người là: A. Bảo vệ tính mạng của con người B. Bảo vệ sức khỏe của con người C. Bảo vệ danh dự nhân phẩm của con người D. Tất cả đều đúng Câu 89: Danh dự, nhân phẩm của con người được hình thành như thế nào? A. Hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội của con người B. Hình thành khi con người mới sinh ra C. Hình thành qua quá trình học tập D. Tất cả đều đúng Câu 90: Theo luật Hình sự Việt Nam các tội xâm phạm DDNP của con người gồm: A. Các tội xâm phạm tình dục; Các tội mua bán người, B. Các tội làm nhục người khác và nhóm tội khác C. Lây truyền HIV; chống người thi hành công vụ D. Tất cả đều đúng Câu 91: Có mấy nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm DDNP? A. Có 6 nguyên nhân, điều kiện 20 B. Có 7 nguyên nhân, điều kiện C. Có 8 nguyên nhân, điều kiện D. Có 9 nguyên nhân, điều kiện Câu 92: Trong phòng chống tội phạm thì: A. Phòng ngừa mang ý nghĩa chính trị - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội. B. Phòng ngừa mang ý nghĩa kinh tế sâu sắc, tiết kiệm tiền của của Nhà nước và của nhân dân. C. Phòng ngừa mang tính đồng bộ, hệ thống kết hợp giữa nhà nước với tổ chức xã hội và công dân. D. Phòng ngừa là phương hướng chính, là tư tưởng chỉ đạo, phòng ngừa không để tội phạm xảy ra. Câu 93: Ý nghĩa chính trị, xã hội của công tác phòng chống tội phạm? A. Giúp giữ vững an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. B. Trấn áp tội phạm, xây dựng địa phương trong sạch, lành mạnh C. Khắc phục, thủ tiêu những nguyên nhân của tình trạng phạm tội. D. Hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại khi tội phạm xảy ra. Câu 94: Làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm có ý nghĩa kinh tế gì? A. Tiết kiệm ngân sách, sức lao động của nhân viên Nhà nước, của công dân B. Bảo đảm cho nhân dân được an tâm tham gian lao động sản xuất C. Không cần phải tổ chức lực lượng phòng chống tội phạm tốn kém. D. Không cần giải quyết các vấn đề liên quan đến phòng chống tội phạm Câu 95: Công tác phòng chống tội phạm cần tiến hành theo hướng nào? A. Phát hiện, khắc phục, hạn chế và đi đến thủ tiêu các hiện tượng xã hội tiêu cực B. Xác định đúng nguyên nhân, điều kiện của tình trạng tội phạm. C. Xác định đúng nghuyên nhân điều kiện cấu thành tội phạm D. Xác định đúng chủ trương, từng bước xoá bỏ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm. Câu 96: Mục đích của công tác phòng ngừa tội phạm: 21 A. Là tìm ra các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội B. Là ngăn chặn, hạn chế, làm giảm từng bước tiến tới loại trừ tội phạm C. Là khắc phục, thủ tiêu các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội D. Là kiên quyết triệt để thủ tiêu tội phạm. Câu 97: Phòng chống tệ nạn XH là trách nhiệm của chủ thể nào? A. Cơ quan công an, an ninh nhân dân B. Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp. C. Công an, cảnh sát, Gia đình, nhà trường D. Công an, cảnh sát, toà án, viện kiểm sát. Câu 98: Chức năng của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân trong phòng chống tội phạm là: A. Tổ chức Nhà nước về điều hành công tác phòng chống tội phạm B. Quản lí, điều hành, phối hợp, đảm bảo các điều kiện cần thiết C. Có chức năng quản lí Nhà nước trong công tác phòng chống tội phạm D. Phối hợp với các tổ chức trong công tác phòng chống tội phạm Câu 99: Công dân với tư cách là chủ thể trong phòng chống tội phạm phải: A. Thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp B. Tích cực, chủ động, đấu tranh với các loại tội phạm C. Tham gia nhiệt tình có hiệu quả vào các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm D. Trực tiếp làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm ở địa phương Câu 100: Nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm là: A. Nguyên tắc pháp chế; dân chủ xã hội chủ nghĩa B. Nhân đạo trong phòng ngừa, phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể C. Khoa học và tiến bộ; cụ thể hóa trong phòng ngừa tội phạm D. Tất cả đều đúng. Câu 101: Tổ chức tiến hành các hoạt động phòng ngừa tội phạm: A. Tích cực, chủ động trong các hoạt động phòng ngừa tội phạm B. Tăng cường hiệu lực công tác quản lý nhà nước về trật tự xã hội 22 C. Đổi mới các hoạt động, nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm D. Thường xuyên phát động phong trào phòng chống tội phạm Câu 102: Trong phòng chống tội phạm thì phòng ngừa chung là: A. Tổng hợp tất cả các biện pháp về chính trị, kinh tế, văn hoá, pháp luật, giáo dục. B. Tổng hợp tất cả các biện pháp về chính trị tư tưởng, kinh tế xã hội và xây dựng nếp sống văn hoá C. Tổng hợp tất cả các biện pháp về xây dựng đạo đức, lối sống kết hợp với phát triển kinh tế xã hội D. Tổng hợp tất cả các biện pháp kết hợp giữa hành chính và cưỡng bức phạt tù theo luật định. Câu 103: Vai trò, trách nhiệm chính của nhà trường trong đấu tranh phòng chống tội phạm? A. Kết hợp với các tổ chức, đoàn thể quần chúng phát hiện phòng chống tội phạm. B. Tuyên truyền giáo dục các chương trình quốc gia phòng chống tội phạm C. Kết hợp với lực lượng công an địa phương phát hiện, đấu tranh xử lí tội phạm. D. Chủ động nghiên cứu các chủ trương biện pháp để phòng chống tội phạm. Câu 104: Vai trò, trách nhiệm chính của nhà trường trong đấu tranh phòng chống tội phạm? A. Phối hợp với các lực lượng, đoàn thể quần chúng phát hiện phòng chống tội phạm. B. Tổ chức cho sinh viên tham gia kí kết không tham gia tệ nạn xã hội C. Kết hợp với lực lượng công an địa phương phát hiện, đấu tranh xử lí tội phạm. D. Thường xuyên tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm trong đấu tranh phòng chống Câu 105: Trách nhiệm của sinh viên trong đấu tranh phòng chống tội phạm? A. Tích cực học tập năng cao nhận thức về pháp luật B. Tích cực tham gia các tổ chức phòng chống tội phạm C. Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho mọi người. D. Chấp hành nghiêm các qui chế do nhà trường đề ra 23 Câu 106: Để phòng ngừa hậu quả của tội phạm ở trường lớp, theo em cần: A. Nhận thức rõ hậu quả, không tham gia vào các tệ nạn xã hội dưới bất cứ hình thức nào B. Nhận thức rõ trách nhiệm, không ngừng học tập và nâng cao tri thức, hiểu biết pháp luật C. Cung cấp cho cơ quan chức năng những thông tin có liên quan đến vụ việc - người phạm tội D. trách nhiệm tự bảo vệ mình, ký kết không tham gia các hoạt động tệ nạn xã hội và tội phạm BÀI 6: (15 câu) AN TOÀN THÔNG TIN VÀ PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG Câu 107: Thông tin là gì? A. Là sự phản ánh thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy của con người. B. Là sự phản ánh về một đối tượng trong quá trình hoạt động thực tiễn. C. Là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh. D. Là sự phản ánh thế giới khách quan của con người trong quá trình hoạt động. Câu 108: Thông tin có vai trò gì? A. Là một loại nguồn lực đặc biệt quan trọng. B. Giúp con người nhận biết các sự vật, hiện tượng. C. Giúp con người trong giao tiếp và hoạt động xã hội. D. Tất cả đều đúng. Câu 109: An toàn thông tin là gì? A. An toàn tuyệt đối bí mật các thông tin về an ninh quốc gia B. An toàn kỹ thuật cho các hoạt động của các cơ sở hạ tầng thông tin. C. An toàn của các dữ liệu trong quá trình truyền tải qua các phương tiện. D. An toàn trong thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. 24 Câu 110: Thực trạng thông tin ở Việt Nam? A. Phá hoại hạ tầng mạng thông tin, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia B. An toàn an ninh mạng tiếp tục diễn biến phức tạp C. Tồn tại nhiều cơ sở gây nguy cơ bị tấn công D. Tất cả đều đúng. Câu 111: Một trong những nguyên tắc bảo vệ không gian mạng là: A. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật B. Thực hiện tốt các qui định của Nhà nước C. Nghiêm cấm xuyên tạc chủ trương của Đảng, Nhà nước D. Chủ động phát hiện, phòng ngừa các hoạt động vi phạm pháp luật Câu 112: Một trong những nguyên tắc bảo vệ không gian mạng là: A. Thực hiện tốt các qui định của Nhà nước B. Nghiêm cấm xuyên tạc chủ trương của Đảng, Nhà nước C. Chủ động phát hiện, phòng ngừa các hoạt động vi phạm pháp luật D. Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng Câu 113: Điều 101 Nghị định 15 qui định mức xử phạt hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo... A. Phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng. B. Phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng. C. Phạt tiền từ 20 đến 25 triệu đồng. D. Phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng. Câu 114: Mức phạt đối với hành vi gửi hoặc phát tán thư điện tử rác, tin nhắn rác, phần mềm độc hại: A. Phạt tiền 60 triệu đồng B. Phạt tiền 70 triệu đồng C. Phạt tiền 80 triệu đồng D. Phạt tiền 90 triệu đồng 25 Câu 115: Điều 16, thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: A. Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; B. Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc C. Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước; D. Tất cả đều đúng. Câu 116: Một trong các biện pháp, phòng chống trên không gian mạng là: A. Giáo dục nâng cao cảnh giác về đảm bảo an toàn thông tin, các lợi ích và sự nguy hại đến từ không gian mạng. B. Giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ chủ quyền quốc gia, các lợi ích và sự nguy hại đến từ không gian mạng. C. Giáo dục ý thức cho mọi người trong việc bảo mật các thông tin của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội. D. Giáo dục nâng cao cảnh giác cách mạng chống mọi thủ đoạn vi phạm an toàn thông tin và sự nguy hại đến từ không gian mạng. Câu 117: Bảo vệ không gian mạng của quốc gia là: A. Bảo vệ các thông tin của Đảng, Nhà nước B. Bảo vệ các lợi ích quốc gia và dân tộc C. Bảo vệ các hệ thống thông tin D. Bảo vệ an toàn thông tin Câu 118: Một trong các biện pháp, phòng chống trên không gian mạng là: A. Tuyên truyền, giáo dục các quy định của Đảng, Nhà nước về quản lý không gian mạng. B. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về quản lý không gian mạng. 26 C. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về quản lý không gian mạng. D. Tuyên truyền các quy định của pháp luật cho mọi người về quản lý không gian mạng. Câu 119: Một trong các biện pháp, phòng chống trên không gian mạng là: A. Bồi dưỡng kiến thức và các kỹ năng phòng, chống tấn công mạng và các hành động phát tán trên không gian mạng. B. Bồi dưỡng kỹ năng nhận diện các âm mưu, thủ đoạn tấn công mạng và các hình thái phát sinh trên không gian mạng. C. Bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ về thủ đoạn tấn công mạng và các hình thái phát sinh trên không gian mạng. D. Bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ nhân viên, chuyên trách làm công tác thông tin nhận diện các âm mưu, thủ đoạn tấn công trên không gian mạng. Câu 120: Các biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin: A. Bảo vệ tài khoản cá nhân B. Tạo thói quen quét virus C. Sao lưu dự phòng trên ổ cứng ngoài D. Tất cả đều đúng. Câu 121: Các cơ quan chuyên trách an ninh mạng A. Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an B. Lực lượng bảo vệ an ninh mạng tại bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh... C. Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng, Bộ Quốc phòng D. Tất cả đều đúng. BÀI 7: (21 câu) AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Câu 122: Một trong các mục tiêu của an ninh quốc gia là: A. Bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc B. Củng cố nền tảng vững chắc bên trong 27 C. Bảo vệ quyền lợi của quần chúng nhân dân lao động D. Bảo vệ trật tự, an toàn xã hội Câu 123: Một trong các mục tiêu của an ninh quốc gia là: A. Bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc B. Bảo vệ quyền lợi của quần chúng nhân dân lao động C. Bảo vệ vững chắc chủ quyền và thể chế chính trị quốc gia. D. Bảo vệ trật tự, an toàn xã hội Câu 124: Một trong những nội dung của an ninh quốc gia là gì? A. Bảo vệ lãnh thổ quốc gia B. An ninh quân sự, an ninh xã hội C. Phòng ngừa sự chống phá từ bên trong D. Phòng ngừa sự chống phá từ bên ngoài Câu 125: Trọng tâm bảo đảm an ninh quốc gia là gì? A. Bảo vệ lợi ích và chủ quyền quốc gia B. Bảo vệ lãnh thổ quốc gia C. Phòng ngừa sự chống phá từ bên trong D. Phòng ngừa sự chống phá từ bên ngoài Câu 126: Một trong những thách thức, nguy cơ đối với an ninh quốc gia là: A. Nguy cơ xâm phạm chủ quyền biển, đảo B. Nguy cơ đến lợi ích quốc gia dân tộc C. Nguy cơ đến quyền lợi của quần chúng nhân dân lao động D. Nguy cơ đến bảo vệ trật tự, an toàn xã hội Câu 127: Phương hướng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia là: A. Xây dựng lực lượng vũ trang tinh nhuệ về chính trị B. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước C. Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc D. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh 28 Câu 128: An ninh phi truyền thống xuất hiện vào thời kỳ nào? A. Xuất hiện sau chiến tranh thế giới thứ nhất B. Xuất hiện sau chiến tranh thế giới thứ hai C. Xuất hiện sau chiến tranh giải phóng ở Việt Nam 1975 D. Xuất hiện trong vài thập niên gần đây Câu 129: Thế nào là an ninh phi truyền thống? A. Là an ninh có ảnh hưởng đến mọi mặt của một quốc gia dân tộc B. Là an ninh gây nên sự khủng hoảng toàn diện của đời sống xã hội C. Là an ninh do các thế lực thù địch trong và ngoài nước tạo ra D. Là an ninh do những yếu tố phi chính trị, phi quân sự gây ra Câu 130: Một trong những nội dung của an ninh phi truyền thống là: A. Phân hóa giàu nghèo ngày càng ra tăng B. Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường C. Xuất hiện các loại tệ nạn và tội phạm xã hội D. Gây ra những cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội Câu 131: Quá trình toàn cầu hóa quốc tế ảnh hưởng đến an ninh phi truyền thống như thế nào? A. An ninh phi truyền thống ngày càng thu hẹp hơn B. An ninh phi truyền thống ngày càng kiểm soát tốt hơn C. An ninh phi truyền thống ngày càng phức tạp hơn D. An ninh phi truyền thống ngày càng đậm nét hơn Câu 132: Giải quyết các nội dung của an ninh phi truyền thống là nhiệm vụ của: A. Các nước công nghiệp phát triển B. Là nhiệm vụ mang tính toàn cầu C. Của lực lượng gìn giữ hòa bình thế giới D. Các nước lạc hậu kinh tế kém phát triển Câu 133: Một trong những thách thức của an ninh phi truyền thống đối với nước ta là: 29 A. Làm cho biến đổi khí hậu B. Làm cho khoảng cách giàu, nghèo ra tăng C. Làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội D. Là nguyên nhân gây mất ổn định chính trị, xã hội Câu 134: Một trong những thách thức của an ninh phi truyền thống đối với nước ta là: A. Làm cho nền kinh tế kém phát triển B. Làm cho mâu thuẫn trong xã hội ra tăng C. Là nguyên nhân dẫn đến tội phạm xã hội D. Là nguyên nhân gây mất ổn định chính trị, xã hội Câu 135: Một trong những thách thức của an ninh phi truyền thống đối với nước ta là: A. Làm cho tội phạm kinh tế - xã hội gia tăng B. Làm suy giảm đến sự phát triển kinh tế - xã hội C. Là nguyên nhân dẫn đến mất trật tự an toàn xã hội D. Làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước Câu 136: Thách thức của an ninh phi truyền thống đối với lĩnh vực quốc phòng an ninh là: A. Đe dọa đến an ninh chính trị đất nước B. Đe dọa trực tiếp đến quốc phòng an ninh C. Cản trở đến xây dựng nền quốc phòng toàn dân D. Cản trở đến quá trình xây dựng Quân đội trong tình hình mới Câu 137: Một trong các giải pháp với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống là: A. Nâng cao cảnh giác giữ vững chủ quyền an ninh quốc gia B. Nâng cao nhận thức về các mối đe dọa an ninh phi truyền thống C. Nâng cao cảnh giác tích cực tham gia các hoạt động phòng chống D. Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, phát hiện, đấu tranh, ngăn ngừa Câu 138: Một trong các giải pháp với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống là: A. Chủ động, tích cực phòng ngừa, ứng phó 30 B. Chủ động trong xây dựng kế hoạch phòng chống C. Chủ động ứng phó có hiệu quả với các mối đe dọa D. Chủ động và tích cực đầu tư cho công tác phòng chống Câu 139 : Trong chủ động phòng ngừa, ứng phó cần: A. Phân loại từng lĩnh vực B. Chủ động và tích cực đầu tư C. Chủ động xây dựng lực lượng D. Tất cả đều đúng. Câu 140: Một trong các giải pháp với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống là: A. Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng B. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị C. Chủ động trong xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó D. Phát huy vai trò của các tổ chức tự quản trong phòng ngừa Câu 141: Trong giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế về phòng ngừa cần: A. Chủ động, tích cực hợp tác B. Xây dựng cơ chế lòng tin C. Tăng cường chia sẻ thông tin D. Tất cả đều đúng. Câu 142: Huy động nguồn lực tài chính bằng: A. Nguồn tài chính ngân sách B. Nguồn tài chính doanh nghiệp C. Nguồn tài chính xã hội hóa D. Tất cả đều đúng. File 2- 161 câu Câu 1: “Diễn biến hòa bình” là: A. Phương thức chủ yếu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động B. Chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động C. Sách lược chủ yếu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động 31 D. Thủ đoạn cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động Câu 2: Biện pháp của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành chiến lược “Diễn biến hòa bình” là: A. Biện pháp phi quân sự B. Biện pháp quân sự với kinh tế C. Biện pháp ngoại giao với răn đe quân sự D. Biện pháp bạo loạn với hậu thuẫn quân sự Câu 3: Chiến lược “Diễn biến hòa bình” được bắt nguồn từ: A. Nước Đức B. Nước Nga C. Nước Mỹ D. Nước Pháp Câu 4: Một trong những mục tiêu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch sử dụng chiến lược “Diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam là: A. Tự do hóa đời sống chính trị, xã hội nước ta B. Xóa bỏ hệ thống chính trị, tự do hóa kinh tế C. Xóa bỏ nhà nước và buộc ta chấp nhận các điều kiện của chúng. D. Xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Câu 5: Chiến lược “Diễn biến hòa bình” bắt đầu hình thành từ: A. Năm 1930 B. Năm 1945 C. Năm 1954 D. Năm 1960 Câu 6: Một trong những mục tiêu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch sử dụng chiến lược “Diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam là: A. Xóa bỏ hệ thống chính trị, tự do hóa kinh tế B. Thực hiện chế độ đa nguyên, đi theo chủ nghĩa tư bản C. Thực hiện tự do chính trị- xã hội của giai cấp tư sản D. Xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa Câu 7: Vùng lãnh thổ nào của nước ta mà kẻ thù kích động đồng bào đòi ly khai thành lập nhà nước Đề Ga? A. Tây Bắc B. Tây Nguyên 32 C. Tây Nam D. Đông Bắc Câu 8: Mục đích chống phá tư tưởng – văn hóa trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” là: A. Xóa bỏ nguồn gốc tư tưởng xã hội chủ nghĩa B. Xóa bỏ chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh C. Xóa bỏ đường lối chính trị của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước D. Xóa bỏ tư tưởng vô sản, thiết lập tư tưởng tư sản Câu 9: Hình thức của bạo loạn lật đổ gồm có: A. Bạo loạn vũ trang, bạo loạn chính trị hoặc bạo loạn chính trị với gây rối B. Bạo loạn chính trị với gây rối hoặc kết hợp gây rối với phá hoại C. Bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang, hoặc bạo loạn chính trị với vũ trang. D. Bạo loạn chính trị kết hợp với quân sự hoặc chính trị kết hợp với kinh tế Câu 10: Nội dung nào sau đây là một trong những giải pháp phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ? A. Nâng cao nhận thức về âm mưu phá hoại của kẻ thù. B. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân. C. Xây dựng các tổ chức chính trị vững mạnh. D. Xây dựng các lực lượng vũ trang đặc biệt là công an vững mạnh. Câu 11: Một trong những giải pháp phòng chống chiến lược ‘diễn biến hòa bình’, bạo loạn lật đổ là: A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, chống nguy cơ tụt hậu kinh tế. B. Xây dựng hệ thống chính trị cả nước vững mạnh. C. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương vững mạnh. D. Xây dựng lòng yêu nước cho tuổi trẻ nhất là học sinh, sinh viên. Câu 12: Nội dung nào sau đây là một trong những giải pháp phòng chống chiến lược ‘diễn biến hòa bình’, bạo loạn lật đổ? A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chống nguy cơ tụt hậu kinh tế. B. Xây dựng Đảng vững mạnh, xây dựng tinh thần đoàn kết và xây dựng các tổ chức quần chúng vững mạnh. C. Đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động. D. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động. 33 Câu 13: Một trong những giải pháp phòng chống chiến lược ‘diễn biến hòa bình’, bạo loạn lật đổ ở nước ta hiện nay là: A. Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc mọi diễn biến không để bị động và bất ngờ. B. Nâng cao tinh thần yêu nước, hăng hái lao động sản xuất và tích cực phòng chống thiên tai cho nhân dân. C. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội. D. Nâng cao ý thức dân tộc, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào cho tuổi trẻ nhất là học sinh, sinh viên. Câu 14:Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam từ khi nào? A. Khi đưa quân vào xâm lược miền Nam B. Sau biến động chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô C. Sau thất bại chiến tranh xâm lược Việt Nam D. Khi Việt Nam tiến hành sự nghiệp đổi mới Câu 15: Một trong những giải pháp phòng chống chiến lược ‘diễn biến hòa bình’, bạo loạn lật đổ là: A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, chống nguy cơ tụt hậu kinh tế. B. Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt. C. Đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội. D. Xây dựng lòng yêu nước cho tuổi trẻ nhất là học sinh, sinh viên. Câu 16: Nhiệm vụ phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ được xác định là: A. Nhiệm vụ cấp bách hàng đầu, thường xuyên và lâu dài B. Nhiệm vụ cấp bách chủ yếu trước mắt cũng như lâu dài C. Nhiệm vụ cơ bản lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ xã hội chủ nghĩa D. Nhiệm vụ trọng tâm lâu dài của cách mạng nước ta. Câu 17: Quan hệ giữa “Diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ: A. “Diễn biến hòa bình” là quá trình đưa đến nguyên nhân và điều kiện của bạo loạn lật đổ B. “Diễn biến hòa bình” là quá trình tạo nên những điều kiện, thời cơ cho bạo loạn lật đổ. C. “Diễn biến hòa bình” là quá trình tạo yếu tố quyết định cho bạo loạn lật đổ. D. “Diễn biến hòa bình” là quá trình tạo thời cơ quan trọng nhất cho bạo loạn lật đổ. 34 Câu 18:Một trong những nội dung kẻ thù chống phá về chính trị trong “Diễn biến hòa bình” là: A. Phá vỡ hệ thống nguyên tắc tổ chức trong bộ máy Nhà nước ta B. Chia rẽ sự thống nhất của các tổ chức, nhất là tổ chức chính trị C. Phá vỡ hệ thống nguyên tắc tổ chức của Đảng, chính quyền, đoàn thể D. Chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc Câu 19: Một trong những nội dung chống phá về chính trị trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”: A. Đối lập chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. B. Phủ định chủ nghĩa Mác Lênin, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. C. Xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa D. Đối lập nhiệm vụ kinh tế và quốc phòng. Câu 20: Một trong những nội dung kẻ thù thực hiện chống phá ta về chính trị trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”: A. Phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân của các tổ chức chính trị. B. Chia rẽ nội bộ, kích động gây rối loạn các tổ chức trong xã hội. C. Cô lập Đảng, Nhà nước với quân đội và nhân dân. D. Kích động đòi thực hiện chế độ “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”. Câu 21: Xác định nội dung nào sau đây là trách nhiệm của bản thân trong phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ? A. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước B. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động C. Phát hiện và góp phần đấu tranh đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù D. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương vững mạnh Câu 22: Một trong những nội dung chống phá về kinh tế của chiến lược “Diễn biến hòa bình” là: A. Khích lệ kinh tế tư nhân phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước B. Khích lệ kinh tế nước ngoài phát triển giữ vai trò chủ đạo của kinh tế đất nước C. Khích lệ kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước D. Khích lệ kinh tế tư bản Nhà nước phát triển, giữ vai trò chủ đạo của kinh tế đất nước Câu 23: Một trong những thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực đối ngoại trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” là: A. Chia rẽ Việt Nam với các nước tiến bộ, yêu chuộng hòa bình 35 B. Chia rẽ Việt Nam với Lào và các nước xã hội chủ nghĩa C. Chia rẽ Việt Nam với Campuchia và các nước tiến bộ D. Chia rẽ Việt Nam với Lào, Campuchia và các nước xã hội chủ nghĩa Câu 24: Thực hiện thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” về văn hóa, kẻ thù tập trung tấn công vào: A. Bản sắc văn hóa và giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam B. Truyền thống kinh nghiệm của văn hóa Việt Nam C. Những sản phẩm văn hóa quý báu của chúng ta D. Nền văn hóa và sản phẩm văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt Nam Câu 25: Một trong những nội dung kẻ thù lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam về vấn đề dân tộc là: A. Kích động chia rẽ các dân tộc, gây mâu thuẫn B. Kích động đồng bào dân tộc ít người biểu tình C. Gây mâu thuẫn giữa các dân tộc, kích động biểu tình, bạo loạn D. Kích động tư tưởng đòi li khai, tự quyết dân tộc Câu 26: Thực hiện thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” trong lĩnh vực tôn giáo, dân tộc, kẻ thù triệt để lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng ta để: A. Truyền bá mê tín dị đoan và tư tưởng phản động chống chủ nghĩa xã hội Truyền đạo trái phép nhằm thực hiện âm mưu tôn giáo hóa dân tộc B. Tuyên truyền để âm mưu tập hợp lực lượng phản động chống phá cách mạng C. Xây dựng lực lượng phản động làm tay sai chống phá cách mạng Câu 27: Thủ đoạn trên lĩnh vực quốc phòng – an ninh trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” là: A. Mua chuộc cán bộ cao cấp của quân đội và lực lượng vũ trang. B. Phủ nhận vai trò quốc phòng - an ninh trong sự nghiệp đổi mới. C. Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh. D. Chia rẽ quân đội, công an, dân quân tự vệ và bộ đội biên phòng. Câu 28: Trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, đối với quân đội, công an, các thế lực thù địch chủ trương vô hiệu hóa sự lãnh đạo của Đảng với luận điểm nào? A. “Phi chính trị hóa” B. “Công cụ hóa” C. “Lực lượng hóa” D. “Xã hội hóa” Câu 29: Trong quá trình bạo loạn, bọn phản động tìm mọi cách để thực hiện: 36 A. Mở rộng quy mô, lực lượng, kêu gọi nước ngoài can thiệp B. Mở rộng phạm vi, quy mô, lực lượng, kêu gọi tài trợ của nước ngoài C. Mở rộng quy mô lực lượng, uy hiếp chính quyền địa phương D. Mở rộng phạm vi, quy mô, lực lượng, đập phá trụ sở Đảng, chính quyền Câu 30: Nguyên tắc xử lý khi có bạo loạn diễn ra là: A. Nhanh gọn, kiên quyết, linh hoạt, đúng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài. B. Kiên quyết, triệt để, đúng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài. C. Nhanh gọn, linh hoạt, mạnh mẽ, đúng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài. D. Kiên quyết, triệt để, nhẹ nhàng, đúng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài. Câu 31: Một trong những mục tiêu phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ ở nước ta là: A. Bảo vệ hệ thống chính trị, các tổ chức quần chúng, các giá trị văn hóa B. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa C. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia và bảo vệ nhân dân D. Bảo vệ vững chắc nền văn hóa và những giá trị tinh thần của dân tộc Câu 32: Một trong những mục tiêu phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ ở nước ta là: A. Bảo vệ đường lối đổi mới và quyền làm chủ của nhân dân B. Bảo vệ quốc gia, dân tộc và trật tự an toàn xã hội C. Bảo vệ sự nghiệp đổi mới, lợi ích quốc gia, dân tộc. D. Bảo vệ vững chắc hòa bình, sự nghiệp phát triển kinh tế Câu 33: Một trong những quan điểm trong đấu tranh phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình” ở nước ta là: A. Là một cuộc đấu tranh dân tộc gay go, một mất một còn trên mọi lĩnh vực B. Là một cuộc đối đầu lịch sử giai cấp gay go, quyết liệt và phức tạp trên mọi lĩnh vực. C. Là một cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc gay go, quyết liệt, lâu dài và phức tạp trên mọi lĩnh vực. D. Là một cuộc đấu tranh chính trị lâu dài giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Câu 34: Một trong những cơ sở manh nha hình thành chiến lươc “Diễn biến hòa bình” là: A. Thất bại trong chiến tranh thế giới lần thứ hai B. Lôi kéo các nước tiến bộ ở Tây Âu phụ thuộc vào Mỹ 37 C. Thực hiện chiến lược “ngăn chặn” chủ nghĩa cộng sản D. Phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa Câu 35: Nội dung nào sau đây là trách nhiệm của bản thân trong phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ? A. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân B. Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng C. Xây dựng và luyện tập các phương án chống bạo loạn lật đổ D. Thường xuyên xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh Câu 36: Thủ đoạn về chính trị trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” được kẻ thù xác định là: A. Thủ đoạn cơ bản B. Thủ đoạn hàng đầu C. Thủ đoạn chủ yếu D. Thủ đoạn hậu thuẫn Câu 37: Trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, thủ đoạn về kinh tế được kẻ thù xác định là: A. Thủ đoạn chủ yếu B. Thủ đoạn hàng đầu C. Thủ đoạn mũi nhọn D. Thủ đoạn cơ bản BÀI 2 Câu 38: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề dân tộc là: A. Vấn đề quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa B. Vấn đề chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa C. Vấn đề cần thiết của cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. Vấn đề sách lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa Câu 39: Việt Nam là một quốc gia dân tộc thống nhất gồm: A. 56 dân tộc cùng sinh sống B. 52 dân tộc cùng sinh sống C. 57 dân tộc cùng sinh sống 38 D. 54 dân tộc cùng sinh sống Câu 40: Tính chất của Tôn giáo là: A. Tính lịch sử, tính quần chúng, tính chính trị B. Tính kế thừa,tính phát triển, tính chính trị C. Tính chính trị, tính chọn lọc, tính phát triển D. Tính kế thừa, tính quần chúng, tính thực tiễn Câu 41: Một trong những nội dung giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm của Lênin: A. Các dân tộc phải ly khai, tự trị B. Các dân tộc phải phân chia đẳng cấp C. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng. D. Các dân tộc phải có nền văn hóa chung. Câu 42: Một trong những đặc điểm của các dân tộc ở Việt Nam là : A. Các dân tộc Việt nam đều có chung phong tục, tập quán B. Mỗi dân tộc ở Việt Nam đều có sắc thái văn hóa riêng C. Mỗi dân tộc Việt nam đều có nền văn hóa riêng D. Các dân tộc Việt nam đều có các tôn giáo riêng Câu 43: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan theo : A. Trào lưu của xã hội phù hợp với tư tưởng, tình cảm, niềm tin của con người B. Quy luật phát triển của đời sống xã hội, được mọi người tin tưởng tham gia C. Quan niệm hoang đường, ảo tưởng, phù hợp với tâm lý, hành vi của con người D. Chuẩn mực đạo đức, truyền thống phù hợp với tâm lý, hành vi của mọi người Câu 44: Một trong những nội dung về vấn đề dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, là: A. Gắn kết chặt chẽ với vấn đề giai cấp B. Gắn kết chặt chẽ với dân tộc, dân chủ C. Gắn kết chặt chẽ với độc lập dân tộc D. Gắn kết chặt chẽ với bản chất quốc tế Câu 45: Một trong những đặc điểm của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là : A. Cư trú du canh, du cư B. Cư trú tập trung 39 C. Cư trú phân tán và xen kẽ D. Cư trú ở rừng núi Câu 46: Một trong những nội dung giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm của Lênin là: A. Các dân tộc được tự chủ, tự trị B. Các dân tộc được quyền tự quyết C. Các dân tộc phải phân chia đẳng cấp rõ ràng. D. Các dân tộc phải có nền văn hóa chung. Câu 47: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa là phải quán triệt quan điểm nào ? A. Quan điểm tôn trọng luật pháp. BQuan điểm tôn trọng quần chúng. C.Quan điểm tôn trọng giáo lý. D.Quan điểm lịch sử cụ thể. Câu 48: Một trong những đặc điểm của các dân tộc ở Việt Nam là : A. Có truyền thống đoàn kết gắn bó xây dựng quốc gia dân tộc thống nhất B. Có truyền thống yêu nước, thương nòi kế tiếp đời này qua đời khác C. Có tinh thần chịu đựng gian khổ, khó khăn, không sợ hy sinh D. Có tinh thần độc lập tự chủ, chịu thương, chịu khó làm ăn sinh sống Câu 49: Các Tôn giáo lớn ở nước ta hiện nay là : A. Công giáo, Phật giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, Cơ Đốc giáo, Chính thống giáo B. Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo C. Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, Anh giáo D. Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Ki Tô giáo, Ấn Độ giáo, Cơ Đốc giáo Câu 50: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, giải quyết vấn đề dân tộc: A. Vừa là quan điểm vừa là phương châm của nhà nước vô sản B. Vừa là mục tiêu vừa là phương thức của nhà nước xã hội chủ nghĩa C. Vừa là nội dung vừa là quan điểm của cách mạng xã hội chủ nghĩa D. Vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa Câu 51: Quan hệ dân tộc, sắc tộc hiện nay trên thế giới diễn ra phức tạp, nóng bỏng ở phạm vi: A. Châu Phi và châu Mỹ Latinh. 40 B. Quốc gia, khu vực và quốc tế C. Châu Á và châu Âu. D. Các nước ASEAN và EU Câu 52: Nội dung vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là: A. Toàn diện, phong phú, sâu sắc, khoa học và cách mạng. B. Xây dựng quan hệ sâu sắc, tốt đẹp, phong phú, hài hòa giữa các dân tộc C. Thiết lập mối quan hệ khăng khít với các quốc gia, dân tộc trên thế giới. D. Xây dựng tình đoàn kết rộng rãi, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Câu 53: Một trong những quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta là : A. Chống phân biệt, đối xử khác nhau giữa các dân tộc B. Chống mọi sự áp đặt trong công tác dân tộc C. Chống tuyên truyền, lôi kéo kích động trong các dân tộc D. Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc Câu 54: Tăng cường xây dựng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững ổn định chính trị xã hội là một trong những nội dung của: A. Nội dung cơ bản đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo B. Nhiệm vụ đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo C. Giải pháp cơ bản đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo Vị trí quan trọng đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo Câu 55: Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, thực chất của vấn đề dân tộc là: A.Sự va chạm, mâu thuẫn lợi ích giữa các dân tộc trong quốc gia đa dân tộc và giữa các quốc gia dân tộc với nhau trong quan hệ quốc tế B. Sự va chạm, đụng độ, mâu thuẫn trong quan hệ đời sống xã hội giữa các dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc và giữa các quốc gia dân tộc với nhau trong quan hệ quốc tế C. Sự khác biệt về phong tục, tập quán, quyền lợi của nhau giữa các dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc và giữa các quốc gia dân tộc với nhau trên thế giới D.Sự bất bình đẳng, phân biệt chủng tộc trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội giữa các dân tộc trong quốc gia đa dân tộc và giữa các quốc gia dân tộc với nhau trong quan hệ quốc tế Câu 56: Một trong những lý do dẫn đến vấn đề dân tộc còn tồn tại lâu dài là: A. Do các dân tộc chưa đồng thời đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc B. Do dân số và trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc không đều nhau C. Do sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc đối với các dân tộc trên toàn thế giới 41 D. Do chủ nghĩa đế quốc thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” trên toàn thế giới Câu 57: Một trong những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc là: A. Xây dựng quan hệ sâu sắc, tốt đẹp, phong phú, hài hòa giữa các dân tộc B. Khắc phục tàn dư tư tưởng phân biệt, kỳ thị dân tộc, tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hep hòi C. Thiết lập và mở rộng mối quan hệ khăng khít, gắn bó với các quốc gia, dân tộc trên thế giới. D. Xây dựng tình đoàn kết hữu nghị rộng rãi, bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Câu 58: Một trong những đặc điểm của các dân tộc ở Việt Nam là Các dân tộc ở nước ta có quy mô dân số và: A. Trình độ phát triển cao. B. Trình độ phát triển còn hạn chế C. Trình độ phát triển không đồng đều D. Trình độ phát triển đồng đều. Câu 59: Một trong những quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta là : A. Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam B. Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc có ý nghĩa sâu sắc trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam C. Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của cách mạng Việt Nam D. Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc đi đôi với cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Câu 60: Một trong những quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta là : A. Ưu tiên trong giáo dục, đào tạo cán bộ, nhân lực, vật lực cho các địa phương vùng đồng bào các dân tộc thiểu số B. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trí thức là người dân tộc thiểu số C.Tập trung phát triển nhanh về mọi mặt cho các địa phương vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, chú trọng lĩnh vực giáo dục, văn hóa, xã hội D.Thực hiện tốt các chính sách, nhất là chính sách xóa đói, giảm nghèo, giáo dục và y tế cho đồng bào các dân tộc thiểu số Câu 61: Tôn giáo có nguồn gốc từ các yếu tố : A. Kinh tế - xã hội, ý thức và hành vi B. Chính trị xã hội, tinh thần và tâm lý 42 C. Chính trị-xã hội, kinh tế và tinh thần D. Kinh tế - xã hội, nhận thức và tâm lý Câu 62: Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo ở Việt Nam là : A. Vận động quần chúng sống “ kính chúa yêu nước” B. Vận động quần chúng sống “phúc âm trong lòng dân tộc”. C. Vận động quần chúng sống “tốt đời, đẹp đạo”. D. Vận động quần chúng sống “từ bi, bác ái”. Câu 63. Một trong những giải pháp cơ bản để vô hiệu hóa sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam của các thế lực thù địch là : A. Thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc, bảo vệ, đấu tranh vạch trần các phần tử ly khai, phản động. B. Đẩy mạnh thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, nêu cao cảnh giác không làm theo những kẻ tuyên truyền chống đối C. Tăng cường quản lý trật tự trị an, thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương D. Tăng cường xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội Câu 64: Một trong những giải pháp cơ bản đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo là : A. Tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc, tôn giáo thực hiện tốt nghĩa vụ đối với đất nước. B. Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc, các tôn giáo. C. Chú trọng công tác thuyết phục đối với các già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo. D. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn đối phó có hiệu quả đối với những lực lượng phản động. Câu 65: Một trong những giải pháp cơ bản đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo l: Ra sức tuyên truyền, quán triệt quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước A. Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào miền núi. B. Chú trọng công tác thuyết phục đối với các già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo. C. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn đối phó có hiệu quả đối với những lực lượng phản động. Câu 66: Một trong những giải pháp cơ bản đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo là : A. Phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc, tôn giáo 43 B. Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng và lực lượng vũ trang C. Phát huy vai trò thuyết phục của các già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo. D. Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị Câu 67: Hiện Việt Nam có 6 tôn giáo lớn với số tín đồ khoảng: A. 15 triệu B. 20 triệu C. 25 triệu D. 30 triệu. BÀI 3 Câu hỏi 68 Tổ chức có hành vi chôn, lấp, đổ, thải dưới 100 kg chất thải nguy hại trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị phạt tiền theo mức nào dưới đây? A. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng. B. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. C. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng. D. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Câu hỏi 69 Trong các hành vi sau, hành vi nào có mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân? A. Không lưu trữ chứng từ chất thải nguy hại đã sử dụng; không lưu trữ báo cáo quản lý chất thải nguy hại và các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến hoạt động quản lý chất thải nguy hại theo quy định hoặc không thu gom chất thải nguy hại theo quy định; để chất thải nguy hại ngoài trời gây ô nhiễm môi trường xung quanh. B. Không thực hiện kê khai chứng từ chất thải nguy hại theo quy định; không thực hiện kê khai chứng từ chất thải nguy hại trực tuyến trên hệ thống thông tin của Tổng cục Môi trường hoặc thông qua thư điện tử khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. C. Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý chủ nguồn thải trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày chấm dứt hoạt động phát sinh chất thải nguy hại. D. Tất cả các phương án đều đúng. Câu hỏi 70 Hành vi vi phạm trong hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt nào dưới đây có mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức? 44 A. Đối với hành vi hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) khu vực lưu giữ tạm thời chất thải rắn sinh hoạt không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định. B. Đối với hành vi không lập báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định. C. Đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung trong giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định hoặc phương án xử lý chất thải rắn sinh hoạt được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. D. Đối với hành vi không có giấy xác nhận đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường hoặc phương án xử lý chất thải sinh hoạt được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Câu hỏi 71 Mức phạt tiền đối với tổ chức có hành vi không có báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường gửi cơ quan chức năng theo quy định là bao nhiêu tiền? A. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. B. Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. C. 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. D. Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Câu hỏi 72 Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị là bao nhiêu tiền? A. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. B. Từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng. C. Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. D. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Câu hỏi 73 Theo quy định tại Điều 238 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người có hành vi vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông mà làm chết người thì sẽ bị xử lý với mức phạt nào sau đây? A. Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. B. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. C. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. D. Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.Câu hỏi 75 45 Theo quy định tại Điều 244 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm? A. Tất cả các phương án đều đúng. B. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilôgam. C. Săn bắt, giết, nuô