Trọng tâm ôn tập thi kết thúc môn Triết học Mác-Lênin PDF 2024-2025

Summary

This document is a past paper for the Triết học Mác-Lênin course, for the 2024-2025 academic year at Trường Đại học Văn Lang. It contains questions on philosophy and related subjects.

Full Transcript

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN BỘ MÔN TRIẾT HỌC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ------------------***------------------ TRỌNG TÂM ÔN TẬP THI KẾT THÚC MÔN M...

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN BỘ MÔN TRIẾT HỌC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ------------------***------------------ TRỌNG TÂM ÔN TẬP THI KẾT THÚC MÔN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN DÀNH CHO HK241_NH 2024-2025 CHƯƠNG 1_KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC VÀ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN 1. Bộ phận giữ vai trò thế giới quan và phương pháp luận chung của chủ nghĩa Mác – Lênin là gì? A. Triết học Mác – Lênin. B. Kinh tế chính trị Mác – Lênin. C. Chủ nghĩa xã hội khoa học. D. Cả ba bộ phận kia. 2. Nội dung phán đoán nào sau đây không phải là điều kiện, tiền đề khách quan của sự ra đời triết học Mác? A. Điều kiện kinh tế - xã hội. B. Tiền đề lý luận. C. Tiền đề khoa học tự nhiên. D. Tài năng, phẩm chất của C. Mác và Ăngghen. 3. C. Mác – Ph. Ănghen đã kế thừa trực tiếp những tư tưởng triết học của triết gia nào? A. Các triết gia thời cổ đại. B. L. Phoiơbắc và Hêghen. C. Hium và Béccơli. D. Các triết gia thời Phục hưng. 4. Tiền đề lý luận hình thành triết học Mác là gì? A. Thế giới quan duy vật của L. Phoiơbắc và phép biện chứng của Hêghen. B. Thế giới quan duy vật của Hêghen và phép biện chứng của L. Phoiơbắc. C. Thế giới quan duy tâm của Hêghen và phương pháp siêu hình của L. Phoiơbắc. D. Thế giới quan duy tâm biện chứng của Heghen và chủ nghĩa duy vật siêu hình của L. Phoiơbắc. 5. Chủ nghĩa Mác ra đời vào thời gian nào? A. Những năm 20 của thế kỷ XIX. B. Những năm 30 của thế kỷ XIX. C. Những năm 40 của thế kỷ XIX. D. Những năm 50 của thế kỷ XIX. 6. Quan điểm nào của L. Phoiơbắc đã ảnh hưởng đến lập trường thế giới quan của Mác? A. Chủ nghĩa duy vật, vô thần. B. Quan niệm con người là một thực thể phi xã hội, mang những thuộc tính sinh học bẩm sinh. C. Xây dựng một thứ tôn giáo mới dựa trên tình yêu thương của con người. D. Phép biện chứng. 7. Đâu không phải là phát minh của khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX tác động đến sự hình thành triết học Mác? 2 A. Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. B. Thuyết tiến hóa C. Học thuyết tế bào. D. Thuyết Tương đối rộng và thuyết Tương đối hẹp. 8. Ai là người kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc? A. V.I. Lênin. B. Xit-ta-lin. C. Béctanh. D. Mao Trạch Đông. 9. Thế giới quan là gì? A. Là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới vật chất. B. Là toàn bộ những quan niệm của con người về siêu hình học. C. Là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó. D. Là toàn bộ những quan điểm con người về tự nhiên và xã hội. 10. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, khoa học nào là hạt nhân của thế giới quan? A. Triết học. B. Khoa học xã hội. C. Khoa học tự nhiên. D. Thần học. 11. Chủ nghĩa duy vật là gì? A. Là những học thuyết triết học cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái sinh ra cùng với ý thức. B. Là học thuyết triết học cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. C. Là những học thuyết triết học cho rằng ý thức là cái có trước vật chất, giới tự nhiên và quyết định vật chất, giới tự nhiên. D. Là những học thuyết triết học cho rằng vật chất, giới tự nhiên chỉ tồn tại trong ý thức con người. 12. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, triết học là gì? A. Là hệ thống quan niệm về con người và thế giới. B. Là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. C. Là hệ thống quan niệm, quan điểm của mỗi người về thế giới cũng như về vị trí, vai trò của họ trong thế giới đó. D. Là khoa học của mọi khoa học. 13. Triết học Mác - Lênin là gì? A. Là khoa học của mọi khoa học. B. Là khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên. C. Là khoa học nghiên cứu về con người. D. Triết học Mác - Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy - thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong nhận thức và cải tạo thế giới. 14. Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác - Lênin là gì? A. Nghiên cứu thế giới trong tính chỉnh thể của nó. B. Nghiên cứu thế giới siêu hình. C. Nghiên cứu những quy luật của tinh thần. 3 D. Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. 15. Loại hình thế giới quan nào thể hiện sự kết hợp giữa yếu tố thực và yếu tố hư ảo, yếu tố người và yếu tố thần linh, thể hiện ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người nguyên thủy? A. Thế giới quan huyền thoại. B. Thế giới quan tôn giáo. C. Thế giới quan triết học. D. Thế giới quan siêu hình. 16. Tính giai cấp của triết học thể hiện ở đâu? A. Thể hiện trong triết học phương tây. B. Thể hiện trong mọi trường phái triết học. C. Thể hiện trong một số hệ thống triết học. D. Thể hiện trong triết học Mác – Lênin. 17. Chức năng của triết học Mácxít là gì? A. Chức năng làm cầu nối cho các khoa học. B. Chức năng khoa học của các khoa học. C. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận. D. Chức năng giải thích thế giới. 18. Hai khái niệm “triết học” và “thế giới quan” liên hệ với nhau như thế nào? A. Chúng đồng nhất với nhau, đều là hệ thống quan điểm về thế giới. B. Triết học không phải là toàn bộ thế giới quan mà là hạt nhân lý luận chung nhất của thế giới quan. C. Không phải mọi triết học đều là hạt nhân lý luận của thế giới quan mà chỉ có triết học Mác - Lênin mới là hạt nhân lý luận của thế giới quan. D. Chúng hoàn toàn khác nhau và không có quan hệ gì. 19. Triết học ra đời khi nào, ở đâu? A. Vào khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên tại một số trung tâm văn minh Cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp. B. Vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên tại Hy Lạp. C. Vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên tại Trung Quốc và Ấn Độ. D. Vào đầu thế kỷ XIX tại Đức, Anh, Pháp. 20. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, vấn đề cơ bản của triết học là gì? A. Vấn đề mối quan hệ giữa thần và người. B. Vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. C. Vấn đề thế giới quan của con người. D. Vấn đề về con người. 21. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, nội dung mặt thứ II của vấn đề cơ bản của triết học là gì? A. Vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau? B. Con người và thế giới sẽ đi về đâu? C. Bản chất của thế giới là vật chất hay ý thức? D. Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? 22. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, nguồn gốc ra đời của chủ nghĩa duy tâm là gì? A. Xuất phát từ sự xem xét phiến diện, tuyết đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức như tâm linh, tinh thần, tình cảm. 4 B. Xuất phát từ lợi ích của các giai cấp, tầng lớp áp bức, bóc lột nhân dân lao động. C. Do giới hạn trong nhận thức của các nhà triết học. D. Cả ba phán đoán kia đều đúng. 23. Quan điểm nào sau đây thể hiện lập trường duy tâm chủ quan? A. Đại thi hào Nguyễn Du đã viết: “Cho hay trăm sự tại trời”. B. “Đức chúa trời đã sinh ra thế giới trong sáu ngày”. C. Tinh thần, ý thức của con người do “trời” ban cho. D. “Không có cái lý nào ngoài tâm”, “Ngoài tâm không có vật”. 24. Hệ thống triết học nào quan niệm sự vật là phức hợp của các cảm giác? A. Chủ nghĩa duy vật siêu hình. B. Chủ nghĩa duy vật biện chứng. C. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan. D. Chủ nghĩa duy tâm khách quan. 25. Quan điểm nào dưới đây của chủ nghĩa duy tâm khách quan? A. Sự vật là sự phức hợp những cảm giác. B. Nguyễn Du viết: “…người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. C. “Ý niệm, tinh thần, ý niệm tuyệt đối tinh thần thế giới là cái có trước thế giới vật chất”. D. “Không có cái lý nào ngoài tâm”; “Ngoài tâm không có vật”. 26. Chủ nghĩa duy vật bao gồm trường phái nào? A. Chủ nghĩa duy vật chất phát. B. Chủ nghĩa duy vật siêu hình. C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng. D. Cả ba phán đoán kia đều đúng. 27. Đâu là quan điểm của thuyết không thể biết? A. Con người không biết gì được ngoài cảm giác của mình. B. Con người chỉ nhận thức được hiện tượng mà không nhận thức được bản chất của sự vật. C. Con người biết được mọi thứ là do thượng đế mách bảo. D. Cả ba câu kia đều đúng. 28. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, đặc điểm chung của các nhà triết học duy tâm là gì? A. Phủ nhận đặc tính tồn tại khách quan của vật chất. B. Thừa nhận sự tồn tại hiện thực của giới tự nhiên. C. Thừa nhận vật chất tồn tại khách quan. D. Không thừa nhận sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng của thế giới. 29. Triết học có nguồn gốc từ đâu? A. Từ kinh tế và nguồn gốc chính trị. B. Từ nguồn gốc kinh tế và nguồn gốc xã hội. C. Từ nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội. D. Không có câu trả lời đúng. 30. Về mặt lịch sử, loại hình triết lý đầu tiên nào mà con người dùng để giải thích thế giới bí ẩn xung quanh? A. Tư duy huyền thoại và tín ngưỡng nguyên thủy. B. Tư duy tri thức cụ thể, cảm tính. 5 C. Tư duy lôgic, lý luận. D. Tư duy tri thức tản mạn, dung hợp và sơ khai. 31. Đỉnh cao của tư duy huyền thoại và tín ngưỡng tôn giáo là gì? A. Kho tàng những câu chuyện thần thoại. B. Kho tàng những câu chuyện thần thoại và những tôn giáo như Phật giáo, Kitô giáo. C. Kho tàng những câu chuyện thần thoại và những tôn giáo sơ khai như Tô tem giáo, Bái vật giáo, Saman giáo. D. Cả ba câu kia đều đúng. 32. Từ buổi đầu lịch sử triết học và tới tận thời kỳ nào, triết học vẫn là tri thức bao trùm, là “khoa học của các khoa học”? A. Thời kỳ Trung cổ. B. Thời kỳ Cận đại. C. Thời kỳ Hiện đại. D. Thời kỳ Cận hiện đại. 33. Triết học ra đời trong nền sản xuất xã hội nào? A. Khi nền sản xuất xã hội chưa có sự phân công lao động và loài người đã xuất hiện giai cấp. B. Khi nền sản xuất xã hội đã có sự phân công lao động và loài người đã xuất hiện giai cấp. C. Khi nền sản xuất xã hội phát triển và loài người đã xuất hiện giai cấp. D. Không có câu trả lời đúng. 34. Triết học Ấn Độ cổ đại quan niệm như thế nào về triết học? A. Là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải. B. Là hệ thống tri thức về con người. C. Là hình thức đặc biệt của nhận thức và ý thức xã hội về thế giới. D. Là sự hiểu biết sâu sắc của con người về thế giới tự nhiên. 35. Triết học Trung Quốc cổ đại quan niệm như thế nào về triết học? A. Là tri thức dựa trên lý trí để dẫn dắt con người đến với tự do. B. Là hệ thống tri thức về con người. C. Là hệ thống tri thức về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. D. Triết học là trí tuệ, là sự truy tìm bản chất của đối tượng. 36. Triết học Hy Lạp cổ đại quan niệm như thế nào về triết học? A. Là tri thức dựa trên lý trí để dẫn dắt con người đến với tự do. B. Là yêu mến sự thông thái. C. Là hệ thống tri thức về con người. D. Là tri thức về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. 37. Thời kỳ nào mà nền triết học tự nhiên đã đạt được những thành tựu vô cùng rực rỡ, mà như đánh giá của Ph.Ăngghen “từ các hình thức muôn hình muôn vẻ của..., đã có mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này”? A. Thời kỳ Hy Lạp Cổ đại. B. Thời kỳ Tây Âu Trung cổ. C. Thời kỳ Phục Hưng. D. Thời kỳ Hiện đại. 38. Thời kỳ nào mà nền triết học tự nhiên bị thay bằng nền triết học kinh viện? A. Thời kỳ Hy Lạp Cổ đại. B. Tây Âu thời Trung cổ. 6 C. Thời kỳ Phục Hưng. D. Thời kỳ Hiện đại. 39. Tiền đề lý luận cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác là gì? A. Triết học cổ điển Đức. B. Kinh tế chính trị học cổ điển Anh. C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp. D. Tất cả đều đúng. 40. Trong điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời triết học Mác là gì? A. Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản. B. Tiền đề lý luận. C. Tiền đề khoa học tự nhiên. D. Tài năng của C. Mác và Ph. Ăngghen. 41. Nói đến nguồn gốc nhận thức của triết học là nói đến những yếu tố nào? A. Tư duy trừu tượng được hình thành và phát triển. B. Con người có khả năng khái quát hóa các vấn đề. C. Tri thức được tổng hợp thành những khái niệm, phạm trù, quan điểm, quy luật. D. Cả ba yếu tố kia đều đúng. 42. Ai là người đã nhận xét: “Các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại của mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô hình được tập trung lại trong những tư tưởng triết học”? A. C. Mác. B. Ph. Ăngghen. C. V.I. Lênin. D. Xôcrát. 43. Ai là người đã nhận xét: “Những ai phỉ báng triết học nhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ của những tàn tích thông tục hóa, tồi tệ nhất của những học thuyết triết học tồi tệ nhất... Dù những nhà khoa học tự nhiên có làm gì đi nữa thì họ cũng vẫn bị triết học chi phối. Vấn đề chỉ ở chỗ họ muốn bị chi phối bởi một thứ triết học tồi tệ hợp mốt, hay họ muốn được hướng dẫn bởi một hình thức tư duy lý luận dựa trên sự hiểu biết về lịch sử tư tưởng và những thành tựu của nó”. A. C. Mác. B. Ph. Ăngghen. C. V.I. Lênin. D. Xôcrát. 44. Ai là người đã nhận xét: “Những nhà triết học Hy Lạp cổ đại đều là những nhà biện chứng tự phát, bẩm sinh”. A. C. Mác. B. Ph. Ăngghen. C. V.I. Lênin. D. Xôcrát. CHƯƠNG 2_CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG 45. Đặc điểm chung của quan niệm duy vật về vật chất ở thời kỳ cổ đại là gì? A. Đồng nhất vật chất nói chung với nguyên tử. B. Đồng nhất vật chất với vật thể. 7 C. Đồng nhất vật chất với năng lượng. D. Đồng nhất vật chất với ý thức. 46. Tính đúng đắn trong quan niệm về vật chất của các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại là gì? A. Xuất phát điểm từ chính từ các yếu tố vật chất để giải thích về thế giới vật chất. B. Lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích về giới tự nhiên. C. Xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn. D. Cả ba phán đoán kia đều đúng. 47. Nhà triết học nào cho rằng cơ sở vật chất đầu tiên của thế giới là “nước”? A. Ta-lét. B. Anaximen. C. Heraclit. D. Đêmôcrit. 48. Nhà triết học nào cho rằng “lửa” là thực thể đầu tiên của thế giới? A. Ta-lét. B. Anaximen. C. Heraclit. D. Đêmôcrit. 49. Nhà triết học nào cho rằng “nguyên tử” là thực thể đầu tiên, quy định toàn bộ thế giới vật chất? A. Ta-lét. B. Anaximen. C. Heraclit. D. Đêmôcrit. 50. Quan niệm được coi là tiến bộ nhất về vật chất thời kỳ cổ đại là gì? A. “Nguyên tử”. B. “Apeirôn”. C. “Đạo”. D. “Nước”. 51. Phạm trù nào được xem là trung tâm nhất mà Lênin sử dụng để định nghĩa vật chất? A. Khách quan. B. Triết học. C. Cảm giác. D. Phản ánh. 52. Hình thức vận động nào sau đây thuộc các hình thức vận động theo quan điểm của Ăngghen? A. Vận động cơ học, vật lý, hóa học. B. Vận động sinh học. C. Vận động xã hội. D. Cả ba phán đoán kia đều đúng. 53. Các nhà triết học nào quan niệm “kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ” là những thực thể đầu tiên quy định toàn bộ thế giới vật chất? A. Hy Lạp cổ đại. B. Ấn Độ cổ đại. C. Ai Cập cổ đại. 8 D. Trung Quốc cổ đại. 54. Leucippus (Lơxíp) (khoảng 500 - 440 trước Công nguyên) và Democritos (Đêmôcrít) (khoảng 460 - 370 trước Công nguyên) gọi “những hạt nhỏ nhất, không thể phân chia, không khác nhau về chất, tồn tại vĩnh viễn và sự phong phú của chúng về hình dạng, tư thế, trật tự sắp xếp quy định tính muôn vẻ của vạn vật” là gì? A. “Nguyên tử”. B. “Apeirôn”. C. “Lửa”. D. “Nước”. 55. Quan niệm nào về vật chất được xem là: “một bước tiến khá xa của các nhà triết học duy vật trong quá trình tìm kiếm một định nghĩa đúng đắn về vật chất và có ý nghĩa như một dự báo khoa học tài tình của con người về cấu trúc của thế giới vật chất nói chung”? A. “Đạo”. B. “Apeirôn”. C. “Lửa”. D. “Nguyên tử”. 56. Đồng nhất vật chất với “khối lượng”, đó là quan niệm về vật chất của các nhà triết học ở thời kỳ nào? A. Các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại. B. Các nhà triết học duy vật biện chứng thời kỳ cổ đại. C. Các nhà triết học duy vật biện chứng. D. Các nhà triết học duy vật cận đại. 57. Ai là người đưa ra định nghĩa: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”? A. C. Mác. B. Ph. Ăngghen. C. V.I. Lênin. D. L.V. Phoiơbắc. 58. Khi định nghĩa vật chất, Lênin đặt nó trong sự đối lập với ý thức và khẳng định: “Không thể đem lại cho hai khái niệm nhận thức luận này một định nghĩa nào khác ngoài cách chỉ rõ rằng trong hai khái niệm đó, cái nào được coi là có trước” (V. I. Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1981, t. 18, tr. 171). Quan điểm này, Lênin hàm ý coi trọng cái gì? A. Nội dung định nghĩa vật chất. B. Đặc điểm định nghĩa vật chất. C. Ý nghĩa định nghĩa vật chất. D. Phương pháp định nghĩa vật chất. 59. Theo quan điểm duy vật biện chứng, thuộc tính cơ bản nhất để phân biệt vật chất và ý thức là gì? A. Vận động. B. Tồn tại khách quan. C. Phản ánh. D. Có khối lượng. 60. Dựa trên nguyên tắc nào để phân chia các hình thức vận động cơ bản của vật chất? A. Các hình thức vận động phải tương ứng với trình độ nhất định của tổ chức vật chất. 9 B. Các hình thức vận động có mối liên hệ phát sinh. C. Các hình thức vận động cao khác về chất so với hình thức vận động thấp. D. Cả ba phương án kia đều đúng. 61. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, biểu hiện khái quát nhất của vận động xã hội là gì? A. Là vận động của các hiện tượng kinh tế. B. Là vận động của các hệ tư tưởng trong lịch sử. C. Là vận động của lực lượng sản xuất. D. Là vận động của các hình thái kinh tế - xã hội. 62. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, hình thức vận động nào phức tạp nhất? A. Vận động sinh học. B. Vận động vật lý. C. Vận động xã hội. D. Vận động cơ học. 63. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tính thống nhất của vật chất được thể hiện như thế nào? A. Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. B. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng của thế giới chỉ là những hình thức biểu hiện đa dạng của vật chất với những mối liên hệ vật chất và tuân theo quy luật khách quan. C. Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận. D. Cả ba phương án kia đều đúng. 64. Chủ nghĩa duy vật siêu hình quan niệm như thế nào về nguồn gốc của ý thức? A. Phủ nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, tinh thần. B. Xuất phát từ thế giới hiện thực để lý giải nguồn gốc của ý thức. C. Đồng nhất ý thức với vật chất, coi ý thức cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh ra. D. Cả ba phán đoán kia đều đúng. 65. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng ý thức có mấy nguồn gốc, đó là nguồn gốc nào? A. Một, nguồn gốc tự nhiên. B. Một, nguồn gốc xã hội. C. Hai, nguồn gốc tự nhiên và thế giới khách quan. D. Hai, nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. 66. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguồn gốc tự nhiên của ý thức là gì? A. Ý thức có nguồn gốc từ thần thánh. B. Ý thức là thuộc tính của mọi dạng vật chất. C. Ý thức là cái vốn có trong bộ não con người. D. Sự tương tác giữa bộ não người và thế giới khách quan 67. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, khí quan vật chất của ý thức là yếu tố nào? A. Bộ óc người. B. Thế giới khách quan. C. Thực tiễn. D. Thế giới vật chất. 68. Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về ngôn ngữ? 10 A. Ngôn ngữ là một trong những nhân tố hình thành nên ý thức. B. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. C. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, là công cụ của tư duy. D. Cả ba câu kia đều đúng. 69. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức cần phải làm gì? A. Cần phát huy vai trò nhân tố con người. B. Cần chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ. C. Cần coi trọng công tác tư tưởng và giáo dục tư tưởng. D. Cần thực hiện cả ba yếu tố kia. 70. Chọn phán đoán đúng về vai trò của ngôn ngữ theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng? A. Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy. B. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. C. Không có ngôn ngữ thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện được. D. Cả ba phương án kia đều đúng. 71. Sự khác nhau cơ bản giữa hình thức phản ánh ý thức và các hình thức phản ánh khác là ở chỗ nào? A. Tính ngẫu nhiên của phản ánh. B. Tính trung thực của phản ánh. C. Tính năng động, sáng tạo của phản ánh. D. Tính phụ thuộc tuyệt đối của phản ánh. 72. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các dạng cụ thể của vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình ở đâu và thông qua cái gì? A. Ở mọi nơi và thông qua sự nhận thức của con người. B. Trong vũ trụ và thông qua lực trong tự nhiên. C. Trong không gian và thời gian và thông qua sự vận động mà biểu hiện sự tồn tại của mình. D. Vật chất chỉ đơn thuần là một phạm trù triết học. 73. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhân tố cơ bản, trực tiếp tạo thành nguồn gốc xã hội của ý thức là nhân tố nào? A. Bộ óc con người. B. Sự tác động của thế giới khách quan vào bộ óc con người. C. Lao động và ngôn ngữ. D. Hoạt động nghiên cứu khoa học. 74. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong kết cấu của ý thức thì yếu tố nào là quan trọng nhất? A. Tri thức. B. Tình cảm. C. Ý chí. D. Tiềm thức, vô thức. 75. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong kết cấu của ý thức, yếu tố nào thể hiện mặt năng động của ý thức? A. Tri thức. B. Ý chí. 11 C. Tình cảm. D. Tiềm thức. 76. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đề cập đến thái độ của con người đối với đối tượng phản ánh là đề cập đến yếu tố nào trong kết cấu của ý thức? A. Tri thức. B. Ý chí. C. Tình cảm. D. Tiềm thức. 77. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, yếu tố nào trong kết cấu của ý thức thể hiện sức mạnh bản thân mỗi con người nhằm thực hiện mục đích của mình? A. Tri thức. B. Ý chí. C. Tình cảm. D. Tiềm thức. 78. Chủ nghĩa duy vật biện chứng giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức như thế nào? A. Vật chất là thực thể tồn tại độc lập và quyết định ý thức. B. Vật chất không tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào ý thức. C. Vật chất và ý thức là hai thực thể độc lập, song song cùng tồn tại. D. Ý thức phụ thuộc vào vật chất nhưng nó có tính độc lập tương đối. 79. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nội dung nào sau đây thể hiện ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất? A. Ý thức không lệ thuộc một cách máy móc vào vật chất. B. Ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. C. Ý thức chỉ đạo hành động của con người, nó có thể quyết định làm cho hoạt động con người đúng hay sai, thành hay bại. D. Cả ba phán đoán kia đều đúng. 80. Từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng, chúng ta rút ra nguyên tắc triết học gì? A. Nguyên tắc khách quan. B. Nguyên tắc toàn diện. C. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể. D. Nguyên tắc thực tiễn. 81. Theo quan điểm khách quan, nhận thức và hoạt động thực tiễn của chúng ta phải như thế nào? A. Phải xuất phát từ thực tế khách quan. B. Phát huy tính năng động chủ quan của con người. C. Phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan, đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan của con người. D. Tùy vào mỗi tình huống cụ thể mà nhận thức và hành động. 82. Bệnh chủ quan, duy ý chí biểu hiện như thế nào trong việc định ra chiến lược và sách lược cách mạng? A. Căn cứ vào kinh nghiệm lịch sử. B. Căn cứ vào kinh nghiệm của các nước khác. C. Chỉ căn cứ vào mong muốn chủ quan. 12 D. Căn cứ vào thực tiễn. 83. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức phụ thuộc vào thế giới khách quan như thế nào? A. Phụ thuộc nội dung. B. Phụ thuộc hình thức. C. Phụ thuộc sự biểu hiện. D. Cả ba phương án kia đều đúng. 84. Biện chứng là gì? A. Là khái niệm dùng để chỉ sự tách biệt, cô lập, tĩnh tại, không vận động, không phát triển của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy. B. Là khái niệm dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên không ngừng của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy. C. Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy. D. Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy. 85. Biện chứng khách quan là gì? A. Là những quan niệm biện chứng tiên nghiệm, có trước kinh nghiệm. B. Là những quan niệm biện chứng được rút ra từ ý niệm tuyệt đối độc lập với ý thức con người. C. Là biện chứng của các tồn tại vật chất. D. Là biện chứng không thể nhận thức được nó. 86. Biện chứng chủ quan là gì? A. Là biện chứng của thế giới vật chất. B. Là biện chứng của ý thức - tư duy biện chứng. C. Là biện chứng của thực tiễn xã hội. D. Là biện chứng của tự nhiên. 87. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan quan hệ với nhau như thế nào? A. Biện chứng chủ quan quyết định biện chứng khách quan. B. Biện chứng chủ quan hoàn toàn độc lập với biện chứng khách quan. C. Biện chứng chủ quan phản ánh biện chứng khách quan. D. Biện chứng khách quan là sự thể hiện của biện chứng chủ quan. 88. Chọn câu đúng về phép biện chứng duy vật? A. Phép biện chứng duy vật là một phương pháp luận khoa học. B. Phép biện chứng duy vật là một hệ thống lý luận phản ánh những mối liên hệ, quá trình biến đổi của thế giới hiện thực. C. Phép biện chứng duy vật là một bức tranh tổng quát về thế giới hiện thực. D. Các câu kia đều đúng. 89. Phép biện chứng duy vật bao gồm những nội dung cơ bản nào sau đây? A. Hai nguyên lý. B. Sáu cặp phạm trù cơ bản. C. Ba quy luật (cơ bản). D. Bao gồm tất cả các nội dung kia. 90. Phép biện chứng duy vật bao gồm những nguyên lý cơ bản nào? A. Nguyên lý về mối liên hệ và sự vận động. 13 B. Nguyên lý về tính hệ thống và tính cấu trúc. C. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển. D. Nguyên lý về sự vận động và sự phát triển. 91. Theo quan duy vật biện chứng, nguồn gốc của mối liên hệ phổ biến là từ đâu? A. Từ lực lượng siêu nhiên (Thượng đế, ý niệm) quy định. B. Từ tính thống nhất vật chất của thế giới. C. Từ tư duy của con người tạo ra rồi đưa vào tự nhiên và xã hội. D. Từ tính ngẫu nhiên của các hiện tượng vật chất. 92. Tính chất của mối liên hệ phổ biến là gì? A. Tính khách quan, tính phổ biến, tính liên tục. B. Tính khách quan, tính lịch sử, tính đa dạng, phong phú. C. Tính phổ biến, tính đa dạng, tính ngẫu nhiên. D. Tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng phong phú. 93. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện là từ nguyên lý nào của phép biện chứng duy vật? A. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. B. Nguyên lý về sự phát triển. C. Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới. D. Nguyên lý về sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất. 94. Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật chúng ta rút ra những nguyên tắc phương pháp luận nào cho hoạt động lý luận và thực tiễn? A. Nguyên tắc phát triển, lịch sử - cụ thể. B. Nguyên tắc hệ thống - cấu trúc, lịch sử - cụ thể. C. Nguyên tắc toàn diện, phát triển. D. Nguyên tắc toàn diện, lịch sử - cụ thể. 95. Yêu cầu của quan điểm toàn diện là gì? A. Cần phải xem xét một mối liên hệ cơ bản của sự vật. B. Cần phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật. C. Cần phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật, đồng thời phải xác định vị trí, vai trò của các mối liên hệ. D. Cần phải xem xét sự vật như một chỉnh thể thống nhất. 96. Theo quan duy vật biện chứng, vận động và phát triển có mối quan hệ như thế nào? A. Vận động và phát triển là hai khái niệm đồng nhất nhau. B. Phát triển bao hàm mọi sự vận động. C. Phát triển là quá trình vận động theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. D. Vận động và phát triển là hai khái niệm không đồng nhất nhau nhưng chúng có quan hệ với nhau, phát triển bao hàm mọi sự vận động. 97. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, sự khác biệt căn bản giữa sự vận động và sự phát triển là gì? A. Sự vận động và sự phát triển là hai quá trình độc lập, tách rời nhau. B. Sự phát triển là trường hợp đặc biệt của sự vận động, sự phát triển là sự vận động theo chiều hướng tiến lên. C. Sự vận động là nội dung, sự phát triển là hình thức. 14 D. Sự phát triển là khuynh hướng chung của quá trình vận động của sự vật, nên nó bao hàm mọi sự vận động. 98. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thế nào là tính khách quan của sự phát triển? A. Nguồn gốc của sự phát triển nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng. B. Không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. C. Đó là việc giải quyết mâu thuẫn tồn tại khách quan trong chính sự vật quy định sự vận động, phát triển của sự vật. D. Cả ba phán đoán kia đều đúng. 99. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ nhân quả có những tính chất nào? A. Tính khách quan. B. Tính phổ biến. C. Tính tất yếu. D. Cả ba phán đoán kia đều đúng. 100. Nếu căn cứ vào mức độ của tính phổ biến để phân loại quy luật thì có những loại quy luật nào? A. Những quy luật riêng. B. Những quy luật chung. C. Những quy luật phổ biến. D. Cả ba phán đoán kia đều đúng. 101. Nếu căn cứ vào lĩnh vực tác động thì quy luật được phân loại thành các nhóm quy luật nào? A. Nhóm quy luật tự nhiên. B. Nhóm quy luật xã hội. C. Nhóm quy luật của tư duy. D. Cả ba phán đoán kia đều đúng. 102. Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật nào? A. Những quy luật riêng trong từng lĩnh vực cụ thể. B. Những quy luật chung tác động trong một số lĩnh vực nhất định. C. Những quy luật chung nhất, phổ biến tác động toàn bộ các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. D. Cả ba phán đoán kia đều đúng. 103. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển chính là quá trình được thực hiện bởi quá trình nào? A. Quá trình tích lũy dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất theo chiều hướng tích cực. B. Quá trình vận động của mâu thuẫn trong bản thân sự vật. C. Quá trình phủ định biện chứng đối với sự vật cũ. D. Cả ba phán đoán kia đều đúng. 104. Quy luật nào đóng vai trò hạt nhân của phép biện chứng duy vật? A. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại. B. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. C. Quy luật phủ định của phủ định. D. Các quy luật đều có vai trò ngang nhau trong phép biện chứng duy vật. 105. Vị trí của quy luật lượng – chất trong phép biện chứng duy vật là gì? A. Chỉ ra cách thức chung của các quá trình vận động và phát triển. 15 B. Chỉ ra nguồn gốc cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển. C. Chỉ ra khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật. D. Chỉ ra động lực cơ bản của quá trình vận động và phát triển. 106. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phạm trù triết học nào dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác? A. Chất. B. Lượng. C. Độ. D. Điểm nút. 107. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chất của sự vật được xác định bởi? A. Thuộc tính cơ bản gắn liền với sự vật. B. Các yếu tố cấu thành sự vật. C. Phương thức liên kết. D. Cả ba phán đoán kia đều đúng. 108. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, lượng của sự vật là gì? A. Là số lượng các sự vật. B. Là phạm trù của số học. C. Là phạm trù của khoa học cụ thể để đo lường sự vật. D. Là phạm trù của triết học, chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô… 109. Phạm trù dùng để chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng? A. Độ. B. Điểm nút. C. Bước nhảy. D. Lượng. 110. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập nói lên đặc tính nào của sự vận động và phát triển? A. Khuynh hướng của sự vận động và phát triển. B. Cách thức của sự vận động và phát triển. C. Nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển. D. Mâu thuẫn của sự vật. 111. Các mặt đối lập ràng buộc nhau, tạo tiền đề tồn tại cho nhau, triết học Mác – Lênin gọi là gì? A. Sự đấu tranh của các mặt đối lập. B. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. C. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập. D. Sự tương đồng của các mặt đối lập. 112. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển của sự vật và chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó gọi là mâu thuẫn gì? A. Mâu thuẫn đối kháng. B. Mâu thuẫn thứ yếu. C. Mâu thuẫn chủ yếu. 16 D. Mâu thuẫn cơ bản. 113. Mâu thuẫn nào tồn tại trong suốt quá trình vận động và phát triển của sự vật hiện tượng? A. Mâu thuẫn chủ yếu. B. Mâu thuẫn không cơ bản. C. Mâu thuẫn cơ bản. D. Mâu thuẫn đối kháng. 114. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mâu thuẫn đối kháng tồn tại ở đâu? A. Trong tư duy. B. Trong tự nhiên. C. Trong xã hội có đấu tranh giai cấp. D. Trong mọi hình thái kinh tế - xã hội. 115. Vai trò của quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật? A. Chỉ ra phương thức chung của các quá trình vận động và phát triển. B. Chỉ ra nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển. C. Chỉ ra khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật. D. Chỉ ra cách thức của quá trình vận động và phát triển. 116. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phạm trù nào thể hiện sự phủ định tạo điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật? A. Phủ định của phủ định B. Phủ định siêu hình. C. Phủ định biện chứng. D. Biến đổi. 117. Nhận định nào sau đây không phải là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về phủ định biện chứng? A. Phủ định có tính kế thừa. B. Phủ định là chấm dứt sự phát triển. C. Phủ định đồng thời cũng là sự khẳng định. D. Phủ định có tính khách quan, phổ biến. 118. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, con đường phát triển của sự vật mà quy luật phủ định của phủ định vạch ra là con đường nào? A. Đường thẳng đi lên. B. Đường tròn khép kín. C. Con đường “xoáy ốc”. D. Con đường zíc – zắc. 119. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm ủng hộ cái mới tiến bộ, chống lại cái cũ, cái lỗi thời kìm hãm sự phát triển là quan điểm được rút ra trực tiếp từ quy luật nào của phép biện chứng? A. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. B. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại. C. Quy luật phủ định của phủ định. D. Cả ba phán đoán kia đều đúng. 120. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thực tiễn là gì? A. Là hoạt động sản xuất vật chất của con người. B. Là hoạt động vật chất và tinh thần của con người. 17 C. Là hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. D. Là hoạt động của con người nhằm cải tạo xã hội. 121. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội là nội dung của hoạt động nào? A. Hoạt động sản xuất vật chất. B. Hoạt động chính trị - xã hội. C. Hoạt động thực nghiệm khoa học. D. Hoạt động nhận thức. 122. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong các hình thức của hoạt động thực tiễn, hoạt động nào giữ vai trò quyết định? A. Hoạt động sản xuất vật chất. B. Hoạt động chính trị - xã hội. C. Thực nghiệm khoa học. D. Chúng có vai trò như nhau. 123. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, hoạt động tất yếu, đầu tiên của con người và xã hội loài người là hoạt động nào? A. Hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng – tôn giáo. B. Hoạt động sản xuất vật chất. C. Hoạt động thực nghiệm khoa học. D. Hoạt động chính trị - xã hội. 124. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ba hình thức cơ bản của thực tiễn là gì? A. Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội, thực nghiệm khoa học. B. Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội và sáng tạo nghệ thuật. C. Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động sáng tạo nghệ thuật và hoạt động tín ngưỡng – tôn giáo. D. Hoạt động quản lý xã hội, hoạt động tín ngưỡng – tôn giáo và thực nghiệm khoa học. 125. Trường phái triết học nào cho thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức? A. Chủ nghĩa duy tâm khách quan. B. Chủ nghĩa duy vật siêu hình. C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng. D. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan. 126. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, giai đoạn nhận thức nào gắn liền trực tiếp với thực tiễn? A. Nhận thức cảm tính. B. Nhận thức lý tính. C. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. D. Không có giai đoạn nào gắn liền trực tiếp với thực tiễn. 127. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, giai đoạn nhận thức nào phản ánh trừu tượng, khái quát hóa những đặc điểm chung, bản chất của sự vật, hiện tượng? A. Nhận thức lý tính. B. Nhận thức lý luận. C. Nhận thức khoa học. D. Nhận thức cảm tính. 18 128. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhận thức lý tính là nhận thức được thực hiện thông qua các hình thức cơ bản nào? A. Khái niệm, phán đoán, suy lý. B. Khái niệm, phán đoán, tri giác. C. Biểu tượng, khái niệm, suy lý. D. Phán đoán, tri giác, suy lý. 129. Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mục đích của nhận thức? A. Nhận thức là để thỏa mãn sự hiểu biết của con người. B. Nhận thức thể hiện ý chí của Thượng đế. C. Nhận thức nhằm thực hiện sự phát triển của ý niệm tuyệt đối. D. Nhận thức nhằm phục vụ cho thực tiễn. 130. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhận thức dựa trên sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng hay các thí nghiệm, thực nghiệm khoa học là nhận thức gì? A. Nhận thức kinh nghiệm. B. Nhận thức lý luận. C. Nhận thức thông thường. D. Nhận thức khoa học. 131. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức. Chúng ta phải hiểu vai trò này như thế nào? A. Chính thực tiễn cung cấp những tài liệu, vật liệu cho nhận thức. B. Không có thực tiễn thì không có nhận thức. C. Thực tiễn luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức. D. Cả ba phương án kia đều đúng. 132. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm thực tiễn yêu cầu như thế nào? A. Nhận thức sự vật phải gắn với nhu cầu thực tiễn. B. Phải lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của kết quả nhận thức. C. Tăng cường tổng kết thực tiễn để rút ra những kết luận góp phần bổ sung, hoàn thiện, phát triển nhận thức, lý luận. D. Cả ba phương án kia đều đúng. 133. Chủ nghĩa duy vật biện chứng xây dựng lý luận nhận thức dựa trên các nguyên tắc nào? A. Thừa nhận sự vật khách quan tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức con người. B. Cảm giác, tri giác, ý thức nói chung là hình ảnh của thế giới khách quan. C. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của cảm giác, ý thức nói chung. D. Dựa trên cả ba nguyên tắc kia. 134. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm thực tiễn yêu cầu nhận thức phải như thế nào? A. Nhận thức phải phải gắn với nhu cầu thực tiễn. B. Nhận thức phải lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của kết quả nhận thức. C. Nhận thức phải tăng cường tổng kết thực tiễn để rút ra những kết luận góp phần bổ sung, hoàn thiện, phát triển nhận thức, lý luận. D. Cả ba phương án kia đều đúng. 135. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận phải đảm bảo nguyên tắc nào? A. Nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận. B. Nguyên tắc coi trọng thực tiễn vì đó là cơ sở duy nhất của nhận thức. 19 C. Nguyên tắc coi trọng lý luận vì chỉ có lý luận mới giúp con người hiểu biết thực tiễn. D. Phải đảm bảo cả ba nguyên tắc kia. 136. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tính khách quan của chân lý thể hiện như thế nào? A. Chân lý không phụ thuộc vào con người. B. Chân lý chỉ phụ thuộc vào thực tại khách quan. C. Chân lý không phụ thuộc vào tính đơn giản hay tính chặt chẽ của lôgíc, không phụ thuộc vào lợi ích hay sự quy ước. D. Cả ba phương án kia đều đúng. CHƯƠNG 3_CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ 137. Hãy chọn quan điểm đúng về Chủ nghĩa duy vật lịch sử? A. Là học thuyết nghiên cứu về lịch sử loài người. B. Là học thuyết nghiên cứu về các dạng vật chất trong lịch sử. C. Là học thuyết nghiên cứu những quy luật, những động lực phát triển xã hội. D. Là học thuyết nghiên cứu về các trường phái của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử. 138. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, để nhận thức và cải tạo xã hội cần phải xuất phát từ đâu? A. Văn hoá. B. Đời sống tinh thần của xã hội. C. Nền sản xuất vật chất của xã hội. D. Giáo dục. 139. Quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người được gọi là gì? A. Sản xuất vật chất. B. Phương thức sản xuất. C. Quan hệ sản xuất. D. Sức lao động. 140. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, phạm trù nào biểu thị cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất ở những giai đoạn lịch sử nhất định? A. Lực lượng sản xuất. B. Quan hệ sản xuất. C. Phương thức sản xuất. D. Lao động. 141. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương thức sản xuất bao gồm những yếu tố nào? A. Lực lượng sản xuất và cơ sở hạ tầng. B. Lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng. C. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. D. Quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. 142. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương diện nào trong phương thức sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất vật chất? A. Lực lượng sản xuất. B. Quan hệ sản xuất. 20 C. Đối tượng lao động. D. Tư liệu lao động. 143. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương diện nào trong phương thức sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất? A. Lực lượng sản xuất. B. Quan hệ sản xuất. C. Đối tượng lao động. D. Tư liệu lao động. 144. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lực lượng sản xuất bao gồm những nhân tố nào? A. Tư liệu sản xuất và người lao động. B. Công cụ lao động và người lao động. C. Đối tượng lao động và người lao động. D. Đối tượng lao động và công cụ lao động. 145. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, yếu tố nào được coi là nguồn lực cơ bản, vô tận và đặc biệt của sản xuất? A. Người lao động. B. Tư liệu sản xuất. C. Công cụ lao động. D. Phương tiện lao động. 146. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư liệu sản xuất bao gồm những yếu tố nào? A. Con người và công cụ lao động. B. Con người, công cụ lao động và đối tượng lao động. C. Đối tượng lao động và tư liệu lao động. D. Công cụ lao động và tư liệu lao động. 147. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong lực lượng sản xuất, yếu tố nào là yếu tố “động nhất, cách mạng nhất”? A. Người lao động. B. Công cụ lao động. C. Phương tiện lao động. D. Tư liệu lao động. 148. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong lực lượng sản xuất, yếu tố nào là thước đo trình độ tác động, cải biến tự nhiên của con người? A. Người lao động. B. Công cụ lao động. C. Phương tiện lao động. D. Tư liệu lao động. 149. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong lực lượng sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quyết định? A. Người lao động. B. Công cụ lao động. C. Phương tiện lao động. D. Tư liệu lao động. 21 150. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, ngày nay, nhân tố nào đã trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”? A. Khoa học. B. Người công nhân. C. Công cụ lao động. D. Tư liệu sản xuất. 151. Ai là người khẳng định: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào”. A. C. Mác. B. Ph. Ăngghen. C. V. I. Lênin. D. Hồ Chí Minh. 152. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong quan hệ sản xuất, quan hệ nào giữ vai trò quyết định? A. Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. B. Quan hệ trong tổ chức – quản lý quá trình sản xuất. C. Quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất. D. Cả ba đều có vai trò ngang nhau. 153. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thể hiện như thế nào? A. Quan hệ sản xuất quyết định lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất tác động trở lại quan hệ sản xuất. B. Không cái nào quyết định cái nào. C. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất. D. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. 154. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất bắt đầu từ sự biến đổi của yếu tố nào? A. Lực lượng sản xuất. B. Quan hệ sản xuất. C. Cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. D. Không có yếu tố nào. 155. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, cơ sở hạ tầng là gì? A. Đó là đường sá, cầu tàu, bến cảng…phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế của một quốc gia. B. Đó là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội. C. Đó là toàn bộ cơ sở vật chất – kỹ thuật của xã hội. D. Đó là toàn bộ đời sống vật chất của xã hội. 156. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, bộ phận có quyền lực mạnh nhất trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp là bộ phận nào? A. Nhà nước. B. Tôn giáo. C. Đạo đức. D. Triết học. 157. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, bản chất của nhà nước là gì? A. Nhà nước là một tổ chức chính trị của một giai cấp thống trị về mặt kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác. 22 B. Nhà nước là một tổ chức chính trị của một giai cấp thống trị nhằm đảm bảo lợi ích cho tất cả thành viên trong cộng đồng quốc gia - dân tộc. C. Nhà nước là một tổ chức chính trị của giai cấp cách mạng nhằm hiện thực hóa nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. D. Nhà nước là một tổ chức chính trị trung lập điều hòa mọi mâu thuẫn, xung đột trong xã hội. 158. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện giai cấp là gì? A. Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho năng suất lao động tăng lên. B. Sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. C. Các cuộc chiến tranh, những thủ đoạn cướp bóc, những hành vi bạo lực trong xã hội. D. Cả ba phương án kia đều đúng. 159. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện giai cấp là gì? A. Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho năng suất lao động tăng lên. B. Sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. C. Các cuộc chiến tranh, những thủ đoạn cướp bóc, những hành vi bạo lực trong xã hội. D. Cả ba phương án kia đều đúng. 160. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, giai cấp xuất hiện bắt đầu từ hình thái kinh tế - xã hội nào? A. Cộng sản nguyên thuỷ. B. Chiếm hữu nô lệ. C. Phong kiến. D. Tư bản chủ nghĩa. 161. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, hình thức cộng đồng nào là cao nhất và phổ biến nhất của xã hội loài người hiện nay? A. Thị tộc. B. Bộ lạc. C. Bộ tộc. D. Dân tộc. 162. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết cấu xã hội - giai cấp do yếu tố nào quy định? A. Trình độ phát triển của phương thức sản xuất. B. Trình độ văn minh của xã hội. C. Nhà nước. D. Thể chế chính trị. 163. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, giai cấp cơ bản là giai cấp như thế nào? A. Có hệ tư tưởng tiến bộ. B. Có cương lĩnh, đường lối chính trị đúng đắn, khoa học. C. Có số lượng rất đông trong xã hội. D. Gắn với phương thức sản xuất thống trị. 164. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp chủ yếu và trước hết là cuộc đấu tranh giữa các lực lượng nào? A. Hai giai cấp cơ bản đại diện cho phương thức sản xuất thống trị. B. Hai giai cấp không cơ bản đại diện cho phương thức sản xuất tàn dư. C. Hai giai cấp không cơ bản đại diện cho phương thức sản xuất mầm mống. 23 D. Hai giai cấp có tư tưởng khác nhau trong xã hội. 165. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đấu tranh giai cấp, cơ sở quan trọng nhất của liên minh giai cấp là gì? A. Sự thống nhất về tư tưởng. B. Sự thống nhất về lợi ích cơ bản. C. Sự thống nhất về ý thức chính trị. D. Sự thống nhất về trình độ. 166. Quyền lực nhà nước nằm trong tay giai cấp nào? A. Giai cấp có hệ tư tưởng tiên tiến. B. Giai cấp có cương lĩnh, đường lối chính trị đúng đắn. C. Giai cấp chiếm số lượng đông đảo trong xã hội. D. Giai cấp nắm giữ quyền sở hữu tư liệu sản xuất. 167. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, vai trò của đấu tranh giai cấp là gì? A. Đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp quyết định sự phát triển của xã hội. B. Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực cho sự phát triển xã hội. C. Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của mọi chế độ xã hội. D. Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực trực tiếp, quan trọng của lịch sử trong điều kiện có giai cấp đối kháng. 168. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, khi chưa có chính quyền, hình thức đấu tranh nào là cao nhất trong đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản? A. Đấu tranh kinh tế. B. Đấu tranh chính trị. C. Đấu tranh tư tưởng. D. Cả ba phương án kia đều đúng. 169. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, khi giai cấp vô sản chưa có chính quyền, việc tuyên truyền cổ động; đấu tranh trên lĩnh vực báo chí; đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá nghệ thuật,... là những biểu hiện của hình thức đấu tranh nào? A. Đấu tranh kinh tế. B. Đấu tranh chính trị. C. Đấu tranh tư tưởng. D. Đấu tranh ngoại giao. 170. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong lịch sử đã từng tồn tại các kiểu nhà nước nào? A. Nhà nước chủ nô quý tộc, nhà nước phong kiến. B. Nhà nước tư sản. C. Nhà nước vô sản. D. Cả ba phương án kia đều đúng. 171. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chế độ cộng hòa, chế độ cộng hòa đại nghị, chế độ cộng hòa tổng thống, chế độ cộng hòa thủ tướng, chế độ quân chủ lập hiến, nhà nước liên bang…thuộc kiểu nhà nước nào? A. Nhà nước chủ nô quý tộc. B. Nhà nước phong kiến. C. Nhà nước tư sản. D. Nhà nước vô sản. 24 172. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, khái niệm nào thể hiện sự chín muồi của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, sự phát triển đến đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp? A. Điều kiện khách quan. B. Tình thế cách mạng. C. Thời cơ cách mạng. D. Nhân tố chủ quan. 173. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, khi điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đã chín muồi, đó là lúc thuận lợi nhất có thể bùng nổ cách mạng, được gọi là gì? A. Điều kiện khách quan. B. Tình thế cách mạng. C. Thời cơ cách mạng. D. Nhân tố chủ quan. 174. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nguồn gốc sâu xa của cách mạng xã hội là gì? A. Do mâu thuẫn về quan điểm chính trị. B. Do mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất. C. Do mâu thuẫn giữa các tổ chức kinh tế. D. Do mâu thuẫn trong việc phân phối sản phẩm lao động. 175. Sự biến đổi có tính bước ngoặt về chất trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội là phương thức chuyển từ một hình thái kinh tế - xã hội lỗi thời lên một hình thái kinh tế - xã hội mới ở trình độ phát triển cao hơn được khái quát bằng phạm trù gì? A. Cách mạng xã hội. B. Đảo chính. C. Biến đổi xã hội. D. Cải cách xã hội. 176. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, tồn tại xã hội là gì? A. Là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. B. Là điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của xã hội. C. Là sự tồn tại của quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội. D. Là sự tồn tại các hệ thống chính trị, kinh tế với nhau trong xã hội. 177. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong tồn tại xã hội yếu tố nào là yếu tố quyết định? A. Phương thức sản xuất. B. Điều kiện tự nhiên. C. Dân số và mật độ dân số. D. Hoàn cảnh địa lý. 178. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, những tri thức, những quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong các hoạt động trực tiếp hằng ngày nhưng chưa hệ thống hóa, chưa tổng hợp và khái quát hóa được gọi là gì? A. Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày. B. Ý thức lý luận hay ý thức khoa học. C. Tâm lý xã hội. D. Hệ tư tưởng. 25 179. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, những tư tưởng, những quan điểm được tổng hợp, được hệ thống hóa và khái quát hóa thành các học thuyết xã hội dưới dạng các khái niệm, các phạm trù và các quy luật được gọi là gì? A. Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày. B. Ý thức lý luận hay ý thức khoa học. C. Tâm lý xã hội. D. Hệ tư tưởng. 180. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, toàn bộ tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, thói quen, nếp sống, nếp nghĩ, phong tục, tập quán, ước muốn,... của một người, một bộ phận xã hội hay của toàn thể xã hội hình thành dưới tác động trực tiếp của cuộc sống hằng ngày của họ và phản ánh cuộc sống đó được gọi là gì? A. Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày. B. Ý thức lý luận hay ý thức khoa học. C. Tâm lý xã hội. D. Hệ tư tưởng. 181. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết quả của sự tổng kết, sự khái quát hóa các kinh nghiệm xã hội để hình thành nên những quan điểm, những tư tưởng về chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo,... được gọi là gì? A. Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày. B. Ý thức lý luận hay ý thức khoa học. C. Tâm lý xã hội. D. Hệ tư tưởng. 182. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội biểu hiện như thế nào? A. Ý thức xã hội và tồn tại xã hội có vai trò ngang nhau. B. Cả hai tồn tại độc lập, không cái nào quyết định cái nào. C. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội đồng thời ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội. D. Ý thức xã hội quyết định tồn tại xã hội đồng thời tồn tại xã hội tác động trở lại ý thức xã hội. 183. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, con người là gì? A. Là thực thể vật chất tự nhiên thuần túy. B. Là thực thể chính trị - xã hội. C. Là thực thể sinh học - xã hội. D. Là thực thể siêu tự nhiên, rất đặc biệt. 184. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, bản chất của con người là gì? A. Thiện. B. Ác. C. Không thiện, không ác (mang bản chất tự nhiên). D. Tổng hòa các quan hệ xã hội. 185. “Bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”, quan điểm này của ai? A. C. Mác. B. V.I. Lênin. C. Ph. Ănghen. D. Hồ Chí Minh. 26 186. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, điều kiện tiên quyết, cần thiết và chủ yếu quyết định sự hình thành và phát triển của con người cả về phương diện sinh học lẫn phương diện xã hội là gì? A. Lao động. B. Tư duy. C. Ngôn ngữ. D. Não bộ. 187. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, thực chất của hiện tượng tha hóa con người là gì? A. Là lao động của con người bị tha hóa. B. Là chức năng của con người bị tha hóa. C. Là sự tha hóa của nền chính trị. D. Là sự tha hóa về tư tưởng. 188. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, hiện tượng tha hóa của con người diễn ra trong xã hội nào? A. Trong mọi xã hội. B. Trong xã hội có phân chia giai cấp. C. Trong xã hội tư bản. D. Trong xã hội không có nhà nước. 189. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nguyên nhân gây nên hiện tượng tha hóa con người là gì? A. Sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. B. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội. C. Sự biến chất trong bản tính của con người. D. Sự cùng khổ của đời sống kinh tế. 190. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, tha hoá con người được đẩy lên cao nhất trong xã hội nào? A. Trong mọi xã hội, sự tha hóa là như nhau. B. Xã hội thiếu sự ổn định về kinh tế. C. Xã hội tư bản. D. Xã hội thiếu sự ổn định về chính trị. 191. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân gồm những ai? A. Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần. B. Toàn thể dân cư đang chống lại những kẻ áp bức, bóc lột thống trị và đối kháng với nhân dân. C. Những người đang có các hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần vào sự biến đổi xã hội. D. Cả ba phán đoán kia đều đúng. 192. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lực lượng căn bản, chủ chốt trong quần chúng nhân dân là ai? A. Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. B. Nhóm dân cư đang chống lại những kẻ áp bức, bóc lột thống trị và đối kháng với nhân dân. C. Những người đang có các hoạt động trong lĩnh vực chính trị, trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần vào sự biến đổi xã hội. D. Bộ phận dân cư phục tùng sự quản lý của nhà nước, đảm bảo sự phát triển hài hòa của xã hội. 27 193. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lực lượng cơ bản của xã hội, sản xuất ra toàn bộ của cải vật chất, là tiền đề và cơ sở cho sự tồn tại, vận động và phát triển của mọi xã hội trong mọi thời kỳ lịch sử là ai? A. Vĩ nhân, lãnh tụ. B. Tầng lớp trí thức. C. Quần chúng nhân dân. D. Giai cấp thống trị. 194. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lực lượng nào là người sáng tạo, người gạn lọc, lưu giữ, truyền bá và phổ biến các giá trị tinh thần, làm cho nó được chọn lọc, được bảo tồn vĩnh viễn? A. Vĩ nhân, lãnh tụ. B. Tầng lớp trí thức. C. Quần chúng nhân dân. D. Giai cấp thống trị. 195. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lãnh tụ xuất hiện từ đâu? A. Từ trong phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân. B. Từ trong phong trào đấu tranh của giai cấp tiên tiến. C. Từ trong phong trào đấu tranh của giai cấp lãnh đạo. D. Từ trong phong trào đấu tranh của tầng lớp trí thức. 196. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lãnh tụ giữ vai trò gì trong lịch sử? A. Chủ thể của lịch sử, lực lượng sáng tạo ra lịch sử. B. Thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển phong trào của quần chúng nhân dân. C. Phân chia lợi ích cho các bộ phận quần chúng nhân dân. D. Cả ba phương án kia đều đúng. 197. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, yếu tố nào là cầu nối, liên kết, là mắt xích quyết định, là động lực để quần chúng nhân dân và lãnh tụ thống nhất về ý chí và hành động? A. Lợi ích. B. Hệ tư tưởng. C. Trình độ nhận thức. D. Nhiệm vụ chính trị. 198. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ thể hiện như thế nào? A. Quần chúng nhân dân là lực lượng đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của lịch sử xã hội; Lãnh tụ là người dẫn dắt, định hướng cho phong trào, thúc đẩy phong trào phát triển. B. Lãnh tụ là người đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của lịch sử xã hội; Quần chúng nhân dân là lực lượng tham gia phong trào. C. Cả hai thống nhất biện chứng với nhau, có vai trò ngang nhau. D. Quần chúng nhân dân và lãnh tụ mâu thuẫn với nhau về lợi ích. 199. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, đâu là nhân tố chủ quan tác động sự vận động, phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất là gì? A. Biện chứng giữa sản xuất vật chất và nhu cầu con người. B. Tính năng động và cách mạng của sự phát triển công cụ lao động và vai trò của người lao động là chủ thể sáng tạo. C. Chủ trương, chính sách đúng đắn của nhà nước. D. Tính kế thừa khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất trong tiến trình lịch sử. 28 200. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, quy luật nào là quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển xã hội? A. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. B. Quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. C. Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. D. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, do đó không bị chi phối bởi quy luật nào. ------------------HẾT------------------

Use Quizgecko on...
Browser
Browser