Giáo Trình Đại Cương Về Nhà Nước Và Pháp Luật PDF

Summary

Đây là giáo trình Đại cương về Nhà nước và Pháp luật. Giáo trình đề cập đến các khái niệm, nguồn gốc và đặc trưng của nhà nước và pháp luật, cùng với các chế định pháp luật. Giáo trình phù hợp cho sinh viên ngành luật.

Full Transcript

Đ Ạ I H Ọ C Q U Ố C G IA H À N Ộ I KHOA LUẬT GS.TSKH. ĐÀO TRÍ úc - GS.TS. HOÀNG THỊ KIM QUÊ ( Đ ồ n g c h ủ b iê n ) G I Á O T R Ì N H TỦ SÁCH KHOA HỌC MS:...

Đ Ạ I H Ọ C Q U Ố C G IA H À N Ộ I KHOA LUẬT GS.TSKH. ĐÀO TRÍ úc - GS.TS. HOÀNG THỊ KIM QUÊ ( Đ ồ n g c h ủ b iê n ) G I Á O T R Ì N H TỦ SÁCH KHOA HỌC MS: 302-KHXH-2Ơ17 NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC Q UỐ C GIA HÀ NỘI í ị i á o t r in h ĐẠI CƯ Ơ NG VE N H À NƯỚC V À PH Á P LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI __________KHOA LUẬT____________ G S.TSK H. Đ ào T rí ú c , G S.TS. H oàng Thị Kim Q uế (Đ ồng chủ biên) { ị ỉ l í o fi'ìtt/t DẠI CƯƠNG VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT i*iii\Ị(rỉ !AM írtONG ị IN ỉl'ìl/ íị 000? 0000 S Ể t __ J NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI C Á C T Á C G IẢ Đồng chủ biên: GS.TSKH. Đào Trí úc GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế Phần 1. Những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật GS. TSKH. Đào Trí úc Lời nói đáu, các chương: 2 (IV, V), 4 GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế Chương: 3,6 (chương 6 (III: viết chung), 7 (viết chung) PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh Chương: 5 (III), 6 (1:1,2,3), 9 TS. Nguyễn Minh Tuấn Chương: 1,2 (1,11), 6 (II: 1,2,3,4, viết chung tiểu mục 5) TS. Mai Văn Thắng Chương: 2 (III), 5 (U I) TS. Phạm Thị Duyên Thảo Chương: 5 (III), 6 (II: viết chung tiểu mục 5) TS. Nguyễn Văn Quân Chương: 6(1:4) TS. Lê Thị Phương Nga Chương: 7 (viết chung), 6 (III: viết chung) TS. Phan Thị Lan Phương Chương: 8 ThS. NCS. Nguyễn Thị Hoài Phương Chương 6 (III, viết chung) Phần 2: Những vấn đề cơ bản về các ngành Luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam GS. TS. Nguyễn Đăng Dung Chương: 10.(1) GS.TS. Phạm Hóng Thái Chương: 10. (II) GS.TS. Nguyễn Bá Diến Chương: 17 (I) PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí Chương: 11 (II) PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu Chương: 13 P6S.TS. Doãn Hóng Nhung Chương: 14(1) 6 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHẨ Nườc v ả phấp lu ậ t TS. Trịnh Tiến Việt Chương: 11 (I) TS. Nguyễn Thị Lan Hương Chương: 16 TS. Nguyễn Tiến Vinh Chương: 17 (II) TS. Lê Kim Nguyệt Chương: 14(11) TS.Trán Kiên Chương: 12(1) ĨS. Nguyễn Vinh Hưng Chương: 15 ThS. NCS. Trán Công Thịnh Chương: 12(11) ThS. Ngô Thanh Hương, Chương: 12 (III) ThS. Nguyễn Quang Duy MỤC LỤC Trang Lời nói đầu..................................................................................................... 13 Phần thứ nhất NHỮNG VÁN ĐẼ C0 BÀN VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT Chương 1 NGUỔN GỐC, BẢN CHẤT, CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC I. Nguồn gốc của nhà nước..............................................................20 II. Bản chất của nhà nước................................................................. 27 III. Những đặc trưng chủ yếu của nhà nước và vấn đề định nghĩa "nhà nước"..............................................32 IV. Hình thức nhà nước.......................................................................37 V. Bản chất và hình thức của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam......................................................................44 Chư ơng 2 Bộ MÁY, CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC, CHẾĐỘ CHÍNH TRỊ I. Khái niệm và câ'u trúc của bộ máy nhà nước.............................53 II. Các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước hiện đại....................................................57 III. Các chức năng chủ yếu của nhà nước và phương thức thực hiện chức năng nhà nước......................61 8 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHẨ nư ớ c v a PHẨP lu ậ t IV. Chế độ chính trị và phương thức thực hiện quyền lực nhà nước........................................................................71 V. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam........................ 77 Chương 3 NGUỔN GỐC, THUỘC TÍNH, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, VAI TRÒ PHÁP LUẬT VÀ CÁC KIỂU PHÁP LUẬT I. Nguồn gốc của pháp luật............................................................85 II. Quan niệm, các thuộc tính cơ bản của pháp luật và bản chất pháp luật....................................................................89 III. Chức năng, nguyên tắc cơ bản của pháp luật...........................96 IV. Vai trò của pháp luật trong đòi sống xã h ộ i...........................105 V. Kiểu pháp luật và khái quát về các kiểu lịch sử pháp luật... 109 Chương 4 NHÀ NƯỚC PHÁP QUYẾN VÀ QUYẼN CON NGƯỜI I. Khái niệm, nội hàm chung của Nhà nước pháp quyền......... 123 II. Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền............ 126 III. Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.. 130 IV. Quyền con người........................................................................ 133 Chương 5 HỆTHỐNG PHÁP LUẬT I. Quan niệm về hệ thổing pháp luật............................................ 141 II. Cấu trúc nội tại của pháp luật...................................................144 III. Nguồn pháp luật......................................................................... 155 M ụ c lụ c 9 Chương 6 XÂY DỰNG PHÁP LUẬT, THựC HIỆN PHÁP LUẬT, QUAN HỆ PHÁP LUẬT I. Xây dựng pháp luật.................................................................... 169 II. Thực hiện pháp luật................................................................... 179 III. Quan hệ pháp luật...................................................................... 195 Chương 7 Ý THỨC PHÁP LUẬT, VĂN HÓA PHÁP LUẬT VÀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT I. Khái niệm, cấu trúc (cơ cấu) và các hình thức của ý thức pháp luật....................................................................209 II. Đặc điểm cơ bản của ý thức pháp luật và môi quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật...............214 III. Văn hóa pháp luật....................................................................... 221 IV. Giáo dục pháp luật..................................................................... 227 Chương 8 HÀNH VI PHÁP LUẬT, VI PHẠM PHÁP LUẬT, TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ I. Hành vi pháp luật...................................................................... 235 II. Vi phạm pháp luật..................................................................... 236 III. Trách nhiệm pháp lý................................................................. 242 Chương 9 CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LỚN TRÊN THẾGIỚI I. Khái quát chung về các hệ thông pháp luật lớn trên thế giới... 249 II. Hệ thông pháp luật châu Âu lục địa (Civil Law).................. 252 III. Hệ thống Thông luật (Common law)..................................... 256 IV. Hệ thống pháp luật Hổi giáo................................................... 264 V. Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa..................................... 268 10 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VẾ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT Phẩn thứ hai NHỮNG VÁN ĐẼ cơ BẲN VẼ CÁC NGÀNH LUẬT TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM C h ư ơ n g 10 LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH I. Luật Hiên pháp......................................................................... 275 II. Luật Hành chính....................................................................... 291 C h ư ơ n g 11 LUẬT HÌNH Sự VÀ LUẬT TÔ TỤNG HÌNH sự I. Luật Hình sự.............................................................................. 305 II. Luật Tô'tụng hình sự................................................................ 318 C h ư ơ n g 12 LUẬT DÂN Sự, LUẬT Tố TỤNG DÂN sự, LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐINH I. Luật Dân sự............................................................................... 333 II. Luật TỐ tụng dân sự................................................................. 343 III. Luật Hôn nhân và gia đình......................................................350 C h ư ơ n g 13 LUẬT LAO ĐỘNG VÀ AN SINH XÃ HỘI I. Luật Lao động............................................................................359 II. Luật An sinh xã h ộ i.................................................................. 367 C h ư ơ n g 14 LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ LUẬT MÔI TRƯỜNG I. Luật Đất đai................................................................................375 II. Luật Môi trường.........................................................................383 M ụ c lụ c 11 C h ư ơ n g 15 LUẬT THƯƠNG MẠI I. Đôi tượng điều chình và phương pháp điều chỉnh của Luật Thương m ại................................................................391 II. Các nguyên tắc của Luật Thương m ại......................................393 III. Các chế định cơ bản của Luật Thương mại..............................396 C h ư ơ n g 16 LUẬT TÀI CHÍNH VÀ LUẬT NGÂN HÀNG I. Luật Tài chính............................................................................... 401 II. Luật Ngân hàng........................................................................... 406 C h ư ơ n g 17 LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT TƯ PHÁP QUỐC TẾ I. LuậtQ uôctế............... 413 II. Luật Tư pháp quốc tế. 424 MỞ ĐẨU 1. Nội dung môn học Đại cương về nhà nước và pháp luật Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng phức tạp, nhiều phương diện thể hiện. Vì vậy, mỗi mặt biểu hiện cũng như mỗi cách thức thể hiện của các yếu tô' về nhà nước và pháp luật được những bộ môn khoa học pháp lý khác nhau nghiên cứu, lý giải. Môn học Đại cương về nhà nước và pháp luật cung cấp những kiến thức cơ bản nhâ't về nhà nước và pháp luật: những quy luật chung nhất, những phạm trù, khái niệm chủ yếu nhất, những môi liên hệ phổ biến nhât của nhà nước và pháp luật. Môn học này giúp chúng ta lý giải về bản chất đích thực, tính chất, đặc trưng, hình thái biểu hiện, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước cũng như của các thiết chế nhà nước; những đặc trưng chủ yếu, những chức năng cơ bản của pháp luật, các hình thức tồn tại của pháp luật, các chế định pháp luật, ngành luật và hệ thống pháp luật; sự tương tác của pháp luật với đạo đức, văn hóa và các phạm trù xã hội khác. Môn học Đại cương về nhà nước và pháp luật cũng sẽ giúp nhìn nhận được mối liên hệ giữa nhà nước với các thiết chế chính trị, xã hội và với kinh tế, nhằm thây rõ và để tìm kiếm những giải pháp tốt nhâ't cho việc phát huy vai trò điều tiết và quản lý của nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội; xác định đúng đắn giới hạn tác động và can thiệp, hỗ trợ của nhà nước đối với đời sống kinh tế - xã hội nhằm kiến tạo và thúc đẩy phát triển. 14 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT Qua môn học này, người học sẽ nắm được một cách toàn diện, có hệ thống về phương thức tổ chức và hoạt động, hiệu lực và hiệu quả thực tế của các thiết chế quyền lực nhà nước, những thước đo, những tác nhân của hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Những kiên thức đại cương về nhà nước và pháp luật giúp người học hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã và đang được triển khai xây dựng và hoàn thiện ở nước ta. Tìm hiểu về Nhà nước pháp quyền sẽ giúp hiểu rõ hơn về các giá trị đích thực của pháp luật đôi với nhà nước, xã hội và đối vói mỗi con người; giúp khám phá những giá trị và khả năng to lớn của pháp luật và các cơ chế pháp lý trong việc duy trì và bảo đảm sự an toàn pháp lý cho con người, thúc đẩy việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo đảm môi trường ổn định nhât và tin cậy nhất cho con người trong việc thực hiện các quyền hợp pháp và lợi ích chính đáng của mình; kích thích tính tích cực của xã hội và ý thức về trách nhiệm công dân; giúp chúng ta chủ động tạo ra được những điều kiện cần thiết cho việc bảo đảm hiệu lực và hiệu quả thực tế của các quy định pháp luật, những con đường và điều kiện để cho pháp luật có thể đi vào cuộc sông, phát huy hiệu lực của nó. Môn học Đại cương nhà nước và pháp luật bao gồm những kiến thức về hành vi pháp luật và về trách nhiệm pháp lý với tính cách là hậu quả của hành vi của con người. Những kiến thức đó chẳng những cần cho việc củng cô' lòng tin của mỗi người vào việc làm đúng đắn, hợp pháp của mình mà còn tránh được những hành vi sai trái, không phù hợp với pháp luật và thậm chí là vi phạm pháp luật ở những mức độ khác nhau. Ý thức và lối sống tôn trọng và chấp hành pháp luật là tiền đề cho Mở đẩu 15 một lối sống tích cực và chủ động, là nhân tố có tác dụng hạn chế các tiêu cực xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Môn học Đại cương nhà nước và pháp luật cũng giúp mở rộng tầm nhìn ra thế giới thông qua việc mô tả những đường nét cơ bản nhất của các hệ thống pháp luật lớn trên thế giới. Những hiểu biết về nguồn gôc, quá trình phát triển, những đặc điểm khác biệt và quá trình tương tác, xích lại gần nhau của các hệ thống pháp luật trong một thế giói phẳng và trong nền thương mại toàn cầu là hành trang cực kỳ cần thiết của mỗi người trong thời đại hội nhập. Hợp phần thứ hai của môn học Đại cương nhà nước và pháp luật là nhũng kiến thức cơ bản và cần thiết về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gổm: 1. Luật Hiến pháp và Luật Hành chính 2. Luật Hình sự và Luật Tô' tụng hình sự 3. Luật Dân sự; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Tố tụng dân sự 4. Luật Thương mại 5. Luật Tài chính - Ngân hàng 6. Luật Lao động và An sinh xã hội 7. Luật Đâ't đai và Môi trường 8. Luật Quôc tế (Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tê). 2. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu, nhận thức vể nhà nước và pháp luật 2.1 Phương pháp luận Phương pháp luận cho việc nhận thức về nhà nước và pháp luật là một hệ thông các nguyên tắc, định luật, phạm trù được dùng đ ể nhận thức, đánh giá các hiện tượng v ề xã hội, v ề hệ thông chính trị, vềnhà nước và pháp luật. Cụ thể, đó là: 16 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VẨ PHẨP LUẬT a. Các nguyên tắc, định luật, phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng Chẳng hạn, biện chứng của quá trình chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, là cơ sở để nhận thức vê tính phô biến của hành vi pháp luật. Biện chứng vê' mối liên hệ giữa bản chất và hiện tượng, nội dung và hình thức, cái chung và cái riêng cho phép lý giải về quá trình tiếp nhận pháp luật nước ngoài trong hệ thống pháp luật của quốc gia hiện nay đang diễn ra như một quá trình phủ định biện chứng, v.v... b. Các nguyên tắc, định luật và phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử Khi nói đến bản chất của quyền lực nhà nước ở nước ta và cơ sở chính trị - xã hội của nó, cần phải xuất phát từ lịch sử tương quan giai cấp và cấu trúc xã hội, sự hiện diện và vai trò của từng giai tầng xã hội. Đó chính là cơ sở phương pháp luận được xác định từ phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử về giai cấp và thành phần xã hội, vê dân chủ, vê vai trò của quân chúng nhân dân trong lịch sử v.v... Các quan điểm, trong đó có quan điểm chính trị, tư tưởng, quan điểm khoa học cũng là những yếu tố quan trọng góp phần định hướng nhận thức khi tìm hiểu về các hiện tượng, các vấn đề về nhà nước và pháp luật. 2.2. Các phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu về nhà nước và pháp luật thường được sử dụng phô biến gồm phương pháp phân tích văn bản, phương pháp lịch sử, phương pháp luật học so sánh, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thống kê... Mỏ đầu 17 So sánh là phương pháp đặt một số đô'i tượng nghiên cứu vào cùng tầm nhìn của người nghiên cứu nhằm tìm ra những nét chung, tương đồng và những nét riêng, đặc thù của các đôi tượng nghiên cứu. Chẳng hạn, so sánh quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự Việt Nam với quy định tương tự trong Bộ luật Hình sự của Trung Quốc. Phưcmg pháp xã hội học được thực hiện trong quá trình nghiên cứu các vấn đề về nhà nước và pháp luật thông qua các phương pháp cụ thê như phát và nhận ý kiến qua phiếu điều tra (điều tra định lượng), quan sát, phỏng vâh, tọa đàm (điều tra định tính). Đây là cách làm rất thông dụng nhằm "đo lường" về các mặt tổ chức và hoạt động của nhà nước, hiệu lực, hiệu quả của pháp luật, đánh giá trình độ hiểu biết và nhận thức về pháp luật của người dân v.v... Khi sử dụng phưcmg pháp thông kê, chúng ta có thể thu được những thông sô' có tính chất định lượng về các vấn đề và hiện tượng về nhà nước và pháp luật, chẳng hạn như tình hình tội phạm và các vi phạm pháp luật, tình hình ly hôn hay bạo lực gia đình; thu nhập của người dân hay của một nhóm người làm công ăn lương v.v... Phương pháp lịch sử dựa trên việc so sánh trạng thái, tính châ't của một sự việc, một hiện tượng pháp lý trong diễn tiến theo lịch đại, so sánh theo chiều dọc, nhằm rút ra những kết luận cần thiết về đôi tượng nghiên cứu. Chẳng hạn, nghiên cứu chế độ quan chế thời kỳ trị vì của vua Lê Thánh Tông cung câp những kiến thức lịch sử cho những ai quan tâm nghiên cứu về chê'độ công chức và công vụ hiện nay. 3. Vai trò và ý nghĩa của môn học Đại cương nhà nước và pháp luật Vai trò của môn học Đại cương nhà nước và pháp luật thể hiện trước hết ở khả năng khái quát hóa, tìm kiếm, giới thiệu 000 ? OOũÕ Í0 18 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VẾ NHA Nước VẢ PHẤP LUẬT những kiến thức có tính cốt lõi và có tính hệ thống cao. Những kiến thức chung đó có nguồn gốc xuất xứ tò các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành, chẳng hạn như các khái niệm quan hệ pháp luật, trách nhiệm pháp lý, quy phạm, chế định pháp luật v.v... vốn là các khái niệm của Luật Dân sự; khái niệm "hành vi pháp luật vi phạm pháp luật" được khái quát hóa và hình thành tò quá trình nghiên cứu về cấu trúc của các hành vi tội phạm - cơ sở của trách nhiệm hình sự. Ỷ nghĩa của môn học Đại cương nhà nước và pháp luật được xác định về mặt nhận thức lý luận cũng như về mặt thực tiễn. V ề mặt nhận thức lý luận, với hàm lượng thông tin có tính khái quát cao, chắt lọc từ những kiến thức pháp luật chuyên ngành, Đại cương về nhà nước và pháp luật giúp cho việc nắm bắt các vấn đề pháp luật chuyên ngành một cách thuận lợi, những thông tin, kiến thức của nó bảo đảm tính súc tích, cô đọng, dễ nhó. Về mặt thực tiễn, môn học Đại cương nhà nước và pháp luật có đối tượng phục vụ chủ yêu là những người học không chuyên về luật. Hiểu biết về nhà nước và pháp luật ở mức độ và hình thức của chương trình đại cương sẽ là hành trang hữu ích cho mọi công dân bên cạnh những hiểu biết, những kiên thức khác mà một con người hiện đại - chủ thể của các hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị v.v... cần có trong thời đại ngày nay. Các tác giả ________PHẤN THỨ NHẤT________ NHỮNG VẤN ĐỂ Cơ BẢN VẾ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT Chương 1 NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC I. Nguồn gốc của nhà nước 1. Các học thuyết tiêu biểu vểnguổn gốc nhà nước Trong lịch sử nhân loại đã có rất nhiều những học thuyết khác nhau lý giải về nguồn gôc ra đời của nhà nước. Sở dĩ xuất hiện nhiều học thuyết như vậy vì khả năng nhận thức của con người mỗi thời kì là khác nhau, quá trình hình thành nhà nước diễn ra râ't phức tạp, đa dạng ở mỗi khu vực địa lí, mỗi nhà nước. Sự lý giải nguồn gốc nhà nước còn phản ánh quan điểm, ý thức hệ, mục đích nhất định của con người. Theo Thuyêl thần quyền thì nhà nước là sản phẩm do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung. Thuyết thần quyền cũng được chia làm ba trường phái nhỏ hơn là phái quân chủ, phái giáo quyền và phái dân quyền. Phái quân chủ cho rằng, Thượng đế trực tiếp trao quyền thống trị dân chúng cho một ông vua và đòi hỏi dân chúng phải tuyệt đối phục tùng nhà vua. Đại biểu tiêu biểu của phái quân chủ là Martin Luther (1483-1546), Robert Filmer (1588-1653)... Phái giáo quyền lại cho rằng, Thượng đế trao quyền cho Giáo hội và đến lượt mình, Giáo hoàng chỉ giữ lại quyền thống trị về tinh thần còn quyền thông 22 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VA PHÁP LUẬT trị về thể xác thì trao cho vua để tiến hành các hoạt động quản lý, điều hành thực tế xã hội khiến cho nhà vua phải phụ thuộc vào giáo hội. Phái dân quyền một mặt thừa nhận vai trò của nhân dân trong việc tổ chức quyền lực nhà nước, mặt khác vẫn tiếp tục khẳng định nguồn gốc của quyền lực nhà nước là từ Thượng đế. Nhân dân có thể phản kháng dẫn tới việc lật đổ một ông vua bạo ngược cụ thể. Đại biểu tiêu biểu của phái dân quyền là Ịohn Calvin (1509-1564). Theo Thuyết gia trưcmg, nhà nước là sản phẩm phát triển của gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người. Nhà nước được quan niệm như là một gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước là quyền lực gia trưởng mở rộng. Đại biểu tiêu biểu của thuyết gia trưởng là Aristote (384-322 TCN) và nhiều nhà triết học khác. Thuyết bạo lực lại cho rằng, nhà nước xuất hiện trực tiếp chẳng qua là từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiên thắng thiết lập một hệ thống cơ quan đặc biệt (nhà nước) để nô dịch kẻ chiến bại và do vậy, nhà nước là công cụ của kẻ mạnh thống trị kẻ yếu. Đại biểu tiêu biểu của thuyết bạo lực là David Hume (1711-1776), Luduiig Gumplowicz (1838-1909). Các học giả Thuyết tâm lý cho rằng, nhà nước ra đời là do nhu cầu của con người nguyên thuỷ luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh. Đại biểu tiêu biểu của thuyết tâm lý là L. Petozazitki, Phoreder... Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, nhà nước là "sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai câíp không thể điều hòa được."'1 Nguyên nhân kinh tế là nhà nước ra đời do sự ra đời của 1 V.I. Lênin Toàn tập, Tập 33, NXB. Tiên bộ, M. 1979, tr. 9. Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 23 chế độ tư hữu. Nguyên nhân xã hội là do sự xuâ't hiện các giai cấp đôì kháng nhau trong xã hội. Nhà nước là lực lượng nảy sinh từ xã hội, là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài người. Tóm lại có rất nhiều nhũng học thuyết, cách tiếp cận khác nhau về nhà nước và nguồn gốc của nhà nước. Trên thực tế, không có một lý thuyết nào có thể hoàn toàn phản ánh toàn diện, bao quát đầy đủ, rõ nét về sự ra đời của tất cả các nhà nước bởi lẽ sự ra đời nhà nước rất đa dạng, mỗi nhà nước ra đời ở những thời điểm khác nhau, không gian khác nhau và có những điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội không giống nhau. 2. Khái quát về sự hình thành nhà nước trong lịch sử nhân loại Trong lịch sử nhân loại, sự hình thành nhà nước ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới là một quá trình râ't lâu dài, đa dạng, phức tạp và do nhiều yếu tố tác động. Ph. Ăng-ghen trong tác phẩm "Nguồn gô'c của gia đình, của ch ế độ tư hữu và của nhà nước" và Lê-nin trong tác phẩm "Nhà nước và cách mạng" đã chỉ ra rằng: lịch sử nhân loại đã từng trải qua chế độ cộng sản nguyên thuỷ, một hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên của loài người không có giai cấp và nhà nước. Đây là xã hội được câu thành từ các tổ chức thị tộc. Do việc phân phôi bình quân và năng suât lao động thấp nên trong xã hội cộng sản nguyên thủy không có sản phẩm dư thừa và cũng đồng thời triệt tiêu khả năng chiếm đoạt sản phẩm dư thừa làm của riêng.1 Trong thị tộc đã có sự phân công lao động nhưng đó là sự phân công mang tính chất tự nhiên, đó không phải là sự 1 Ph. Ăng-ghen, Nguõn gô'c của gia đình, của chê' độ tư hữu và của nhà nước, NXB. Sự thật, Hà Nội, 1961, tr. 142. 24 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT phân công lao động xã hội do địa vị khác nhau trong sản xuất và đời sống.1 Trong thị tộc cũng tồn tại một hệ thống quản lý thực hiện quyền lực nhưng quyền lực trong xã hội thị tộc là quyền lực xã hội, không tách rời xã hội. Do lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động không ngừng tăng lên dẫn đến ba lần phân công lao động: 1) Chăn nuôi tách khỏi trổng trọt; 2) Thú công nghiệp tách khỏi nông nghiệp; 3) Buôn bán phát triển và thương nghiệp xuất hiện.2 Từ đó xuất hiện sản phẩm dư thừa và làm phát sinh khả năng chiếm đoạt sản phẩm dư thừa đó. Lợi dụng ưu thế của mình, những người có địa vị trong cộng đổng thị tộc - bộ lạc đã chiếm đoạt sản phẩm dư thừa của tập thể, dẫn đến hệ quả là tư hữu xuất hiện.3 Chính tư hữu xuất hiện đã dẫn đến nguyên tắc bình đẳng bị phá vỡ. Mâu thuẫn giai câíp nảy sinh và dần phát triển tới mức "không thể điều hòa được"4. Sự tổn tại xã hội thay đổi dẫn đến sự cần thiết phải có một cách thức tô chức quyền lực mới thay thế. TỔ chức đó chính là nhà nước - một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai câp này với giai câp khác.5 Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tiền đề kinh tế cho sự ra đời nhà nước là chế độ tư hữu tài sản. Tiền đề xã hội cho sự ra đời nhà nước là sự phân chia xã hội thành các giai cấp. Thực tế lịch sử ra đời nhà nước sơ khai rất đa dạng, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài hai nguyên nhân kinh tế 1 Ph. Ăng-ghen, Sđd, tr. 142-143. 2 Ph. Ăng-ghen, Sđd, tr. 162. 3 Ph. Ăng-ghen, Sđd, tr. 172. 4 V.I. Lênin Toàn tập, tập 33, NXB. Tiến bộ, M., 1979, tr. 9. 5 V.I. Lênin, Sđd, tập 33, tr. 110. Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 25 và nguyên nhân xã hội, sự xuất hiện nhà nước sơ khai (hay còn gọi là nhà nước tiền công nghiệp) còn có nhiều nhân tố khác, với mức độ ảnh hưởng nhiều ít, trực tiếp hoặc gián tiếp rất khác nhau trong đó có vị trí địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn cung cấp thức ăn, giao thông thu hút sự tập trung dân cư, khiến cho có nơi này nhà nước ra đời sớm hơn nơi khác, trở thành trung tằm kinh tế - chính trị - văn hoá sớm hơn các vùng khác, hoặc những yếu tô' bên ngoài như sự cạnh tranh về sinh thái và chủng tộc; sự phát triển về vũ khí quần sự của các nhà nước láng giềng; sự ra đời của chữ viết, sự ra đời của các thành thị, sự tiến bộ về kĩ thuật, sự ra đời của tôn giáo, sự tập trung hoá về chính trị, sự thống nhất về tư tưởng, ý thức hệ v.v...1 3. Cácphương thức hình thành nhà nước điển hình trên thẻ giới và ở ViệtNam 3.1. Các phương thức hình thành nhà nước cổ điển Ph. Ăng-ghen trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình của ch ế độ tư hữu và nhà nước khi nghiên cứu quá trình xuất hiện nhà nước trong lịch sử, đã chỉ ra ba phương thức điển hình của sự xuâ't hiện nhà nước ở châu Âu: - Nhà nước Aten: Ph. Ăng-ghen đánh giá đây là nhà nước ra đời do những nguyên nhân nội tại của xã hội. Việc chiếm hữu tài sản và sự phân hóa giai cấp trong xã hội diễn ra rất rỗ nét. Đây là nhà nước ra đời chủ yếu và trực tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản xuất và hình thành nên sự đối lập giai cấp trong nội bộ xã hội thị tộc.2 1 Anatolii M. Khazanov, Some Theoretical Problems of the Study of the Early State, in the book: The Early State, edited by Henri J.M Claessen, Peter Skalnik, Mouton Publishers, 1978, p. 90-91. 2 Ph. Ăng-ghen, Sđd, tr. 161-178. 26 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ n h a nư ớ c v à p h á p lu ậ t - Nhà nước Giéc-manh: Khác với nhà nước Aten, nhà nước Giéc-manh được thiết lập sau chiến thắng của người Giecmanh đối với đế chế La Mã cổ đại. Nhà nước này ra đời chủ yếu do nhu cầu phải thực hiện sự cai trị trên đất La Mã và sự ảnh hưởng của văn miĩìh La Mã. Khi mới thiết lập nhà nước, xã hội của người Giéc manh đã bước vào giai đoạn có sự phân hóa, nhưng sự phân hóa đó chưa thực sự rõ rệt.1 - Nhà nước Rôma: Đây là phương thức ra đời nhà nước do tác động thúc đẩy của cuộc đấu tranh của những người bình dân sống ngoài các thị tộc Rôma chống lại giới quí tộc của các thị tộc Rôma.2 3.2. Phương thức hình thành nhà nước ở phương Đông cổ đại và nhà nước đầu tiên ờ Việt Nam Những nhà nước đầu tiên xuất hiện ở đây như Lưỡng Hà, Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ đều là những nhà nước ra đời sớm, sớm cả về thời gian, cả về mức độ chín muồi của các điều kiện về kinh tế và xã hội. Nhà nước phương Đông cổ đại ra đời trước tiên là nhằm giải quyết các nhu cầu chống giặc ngoại xâm và nhu cầu trị thủy. Chính vì vậy nên tò rất sớm, cư dân ở đây đã liên kết lại thành một cộng đồng cao hơn gia đình và công xã nhằm thực hiện chức năng đại diện và quản lý các công việc chung. Chế độ tư hữu và sự phân hóa giai cấp diễn ra rất chậm và mờ nhạt. Ở Việt Nam, những kết quả nghiên cứu mới nhất của giới sử học, khảo cổ học cho thấy nhà nước đầu tiên xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam là vào cuối thời đại văn hóa Đông Sơn, tức là Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 27 cách ngày nay khoảng 2500 - 2700 năm, dựa trên những chúng cứ khảo cổ học qua việc phân tích sự khác biệt của các ngôi mộ táng, đặc biệt là ngôi mộ cổ Việt Khê (ở Hải Phòng).1 Hai nhân tố trị thủy và tổ chức chông ngoại xâm là những yêu cầu khách quan thúc đẩy nhanh quá trình hình thành Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, một nhà nước đầu tiên rât sơ khai ở Việt Nam. Nhà nước này ra đời thực chât là một quá trình rât lâu dài. Khi mới ra đời, nhà nước được tổ chức theo hình thức quân chủ, người đứng đầu là Hùng Vương, thành lập theo nguyên tắc cha truyền con nối. Nhà nước này mang tính chất là một tổ chức cao hơn làng, tổ chức ây có đặc trung là tính đại diện cao, tính liên kết mạnh và tính giai cấp yếu. Công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội thời kỳ này chủ yếu vẫn là luật tục, mang tính chất tự quản.2 II. Bản chất của nhà nước 7. Học thuyết Mác - Lênin vể bản chất nhà nước Bản chât nhà nước là điều cốt lõi trong nhà nước, quy định sự vận động, tồn tại và phát triển của nhà nước, quy định nội dung, hoạt động và mục đích tổn tại của nhà nước. Theo học thuyết Mác-Lênin, bản chất nhà nước được thể hiện ở hai phương diện là tính xã hội và tính giai cấp. 1 Vũ Minh Giang, "Những đặc trưng cơ bản của bộ máy quàn lý đât nước và hệ thông chính trị nước ta trước thời kỳ đôĩ m ới", Chương trình Khoa học - Công nghệ câp nhà nước KX. 10, Hà Nội, 2006, tr. 29; Nguyễn Minh Tuân, "N hà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam" (Kỳ 2), Tạp chí Dân chủ và pháp luật, s ố 12 (141)/ 2003, tr. 47. 2 Nguyễn M inh Tuấn, "N hà nước Văn Lang - nhà nước siêu làng", Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên san Kinh t ế - Luật, Tập 23, Sô 3, năm 2007. 28 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 1.1. Tính xã hội của nhà nước Một thuộc tính khách quan, phổ biến của mọi nhà nước đó là tính xã hội của nhà nước. Tính khách quan vì đây là một thuộc tính không phụ thuộc vào ý muốn con người. Tính phổ biến vì nó tổn tại ở mọi nhà nước, không phân biệt kiểu nhà nước nào. Thứ nhất, để tồn tại và phát triển, nhà nước nào cũng phải quan tâm giải quyết các vấn đề chung của xã hội. Trước tiên nhà nước được hiểu là một tổ chức quyền lực công cộng. Chẳng hạn, người Việt Nam ngay từ tấm bé đều biết đến hai hình ảnh "nước dâng đến đâu, núi đồi cao đến đó" (Sự tích Scm Tinh - Thủy Tinh) và hình ảnh "một cậu bé ba tuổi nhổ tre đánh giặc" (Sự tích Thánh Gióng). Hai hình ảnh đó nhắc nhở người dân Việt Nam rằng ngay từ đầu dân tộc này đã phải giải quyết hai yêu cẩu thường trực, khách quan của xã hội đó là nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm. Nhà nước Việt Nam hiện nay cũng phải giải quyết nhiều vấn đề xã hội phát sinh như vẩn đề giáo dục, y tế, lao động - việc làm, bảo vệ môi trường sống, phòng chống các tệ nạn xã hội v.v... Thứ hai, bâ't kỳ nhà nước nào cũng sẽ không thể tồn tại, phát triển được nêu như giai cấp thông trị tuyệt đối không chú ý, quan tâm, bảo vệ quyền lợi của các giai cấp, tầng lớp khác, kể cả những giai tầng không có quan điểm, tiếng nói giống với giai cấp mình. Chẳng hạn, trong Bộ Quốc triều hình luật thời Lê ở Việt Nam có rất nhiều những quy định bảo vệ quyền lợi của những người yếu thế trong xã hội như người già, phụ nữ, trẻ em, nô lệ, người tàn tật, người cô quả... Hay trong Bộ luật Hammurabi ở Lưỡng Hà cổ đại ở Điều 2 có quy định về trách nhiệm của Thẩm phán nếu xét xử sai. Cũng trong Bộ luật này ở Điều 136 đã bảo vệ quyền lợi người phụ nữ: "Nếu người chổng Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nưỡc VÀ PHẤP LUẬT 29 bỏ nhà đi không rõ lý do, khi anh ta trở lại, người vợ có quyền ly dị." Thứ ba, mức độ thể hiện và thực hiện tính xã hội của các nhà nước không hoàn toàn giống nhau. Tính xã hội của nhà nước chịu sự quy định, chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: thể chế chính trị, sự phát triển kinh tế - xã hội, các mối tương quan lực lượng, truyền thông, phong tục tập quán; hoàn cảnh lịch sử, việc cam kết và thực thi các điều ước quốc tế.v.v... 7.2. Tính gioi cấp của nhà nước Theo quan điểm cùa chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà nước nào cũng có tính giai cấp sâu sắc. Tính giai cấp của nhà nước cũng là một thuộc tính khách quan và phổ biến tồn tại ở mọi nhà nước. Điều này thể hiện ở những nội dung sau: Thứ nhất, nhà nước chỉ ra đời trong xã hội có giai cấp. Trong chế độ cộng sản nguyên thủy, khi chưa có tư hữu xuất hiện, chưa có sự phân hóa giai cấp, thì ở đó chưa có nhà nước. Thứ hai, nhà nước là do giai cấp thông trị xã hội tổ chức nên, phục vụ quyền lợi chủ yếu, trước hết là cho giai cấp thông trị xã hội. Chẳng hạn, Điều 3 của Quô'c triều hình luật thời Lê về chế độ Bát nghị (8 trường hợp được miễn giảm tội, bảo vệ lợi ích của triều đình, của nhà vua). Hoặc Khoản 2 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 cũng thể hiện tính giai câ'p nhà nước ta hiện nay: "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tâ't cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức." Thứ ba, sự thống trị của giai câp được thể hiện trên ba mặt là kinh tế, chính trị và tư tưởng. Thông qua nhà nước, giai cấp thống trị về kinh tế trở thành giai cấp thống trị về chính trị. 30 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT Cũng vì nắm được quyền lực nhà nước, hệ tư tưởng của giai câp thống trị trở thành hệ tư tưởng thống trị xã hội. Quyền lực chính trị do nhiều tổ chức thực hiện, nhưng nhà nước là công cụ chủ yếu của quyền lực chính trị. Thứ tư, mức độ thể hiện và mức độ thực thi tính giai cấp trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn là khác nhau, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như chế độ chính trị, tương quan lực lượng giai cấp, những điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội, đảng phái, bối cảnh kinh tế, quốc tế v.v... Tóm lại, theo chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà nước là một bộ máy, công cụ quyền lực đặc biệt, là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, bộ máy để thực hiện nền chuyên chính của giai câp thôhg trị xã hội, đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ giai cấp và những nhiệm vụ chung nảy sinh từ bản chất của xã hội. 2. Một sô'quan niệm khác vể nhà nước và bản chất nhà nước Do nhà nước là một hiện tượng chính trị - xã hội phức tạp và luôn vận động không ngừng nên có nhiều cách tiếp cận, nhiều cách lý giải về vấn đề bản chất nhà nước. Có quan điểm cho rằng, nhà nước là sản phẩm sáng tạo của thượng đế. Tác giả của những lý thuyết này cho rằng, nhà nước là sản phẩm do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung.1 Hoặc có lý thuyết cho rằng: nhà nước là sản phẩm của sự tập trung quyền lực. Đại diện tiêu biểu của lý thuyết này là Machiavelli (1469- 1527). Machiavelli mong muốn xây dựng một nhà nước tập quyền mạnh. Lý thuyết này ra đời và tồn tại ở thế kỷ XVII, XVIII, cổ súy cho những nhà nước quân chủ chuyên chế, nhà 1 Katz, Alfred, Staatsrecht (Grundkurs im oeffentlichen Recht), 16. Aufl., Heidelberg, 2005, Rn. 33 ff. Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐẾ cơ BẢN VÊ NHÀ Nưỡc VÀ PHÁP LUẬT 31 nước toàn trị.1 Trong thời kỳ khai sáng cũng có quan niệm cho rằng: nhà nước là sản phẩm của khế ước xã hội, đại diện tiêu biểu là John Locke (1632-1704), Jean Jacques Rousseau (1712-1778), Charles Louis Montesquieu (1689-1775). Các nhà tư tưởng này đều thừa nhận nhà nước là sản phẩm của một khế ước (hợp đồng) được ký kết trước hết giữa những con người tự do trên cơ sở mỗi người tự’ nguyện nhường một phần trong số quyền tự nhiên vốn có của mình giao cho một tổ chức đặc biệt đó là nhà nước, để bảo vệ lợi ích chung.2 Cũng có quan niệm cho rằng, nhà nước hiện đại là "một pháp nhân của luật công chịu trách nhiệm". Đại diện là nhà luật học người Đức VVilhelm Eduard Albrecht (1800 - 1876). Albrecht cho rằng, nhà nước hiện đại là nhà nước phải chịu trách nhiệm. Nhà nước là một pháp nhân công quyền, có năng lực hành vi, có quyền và nghĩa vụ.3 Hoặc củng có quan niệm cho rằng, nhà nước hiện đại hiện nay là Nhà nước pháp quyền. Đặc tính cơ bản của Nhà nước pháp quyền là nhà nước phải bị giới hạn quyền lực bởi Hiến pháp và Luật. Để bảo đảm cho việc hiện thực hóa Nhà nước pháp quyền, nhất định phải tổn tại những yêu cầu về hình thức của Nhà nước pháp quyền như: phân chia quyền lực, đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp và các đạo luật, đảm bảo tính hợp hiến và hợp pháp của hành chính nhà nước, đảm bảo tư pháp độc lập và các bảo đảm thủ tục tô' tụng, quyền tô' tụng Hiến pháp. Những yêu cầu về nội dung của Nhà nước p h á p quyền gổm: tính chất an toàn pháp lý, thực hiện nguyên tắc "tương xúng" giữa phương tiện, công cụ để đạt mục đích với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, 1 Katz, Alỹrcd, Sđd, Rn. 33 ff. 2 Katz, Alỷred, Sđd, Rn. 33 ff. 3 Groepl, Staatsrecht I, 4. Aufl., M uenchen 2012, Rn. 90 f. 32 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT vấn đề bổi thường nhà nước và tính hiệu lực trực tiếp các quyền cơ bản.1 Như vậy, các học thuyết, quan niệm khác nhau về nhà nước cho thây mỗi cách tiếp cận đều phản ánh nhận thức, lợi ích và sự phát triển đa dạng của nhà nước ở các giai đoạn lịch sử khác nhau. III. Những đặc trưng chủ yếu của nhà nước và vấn để định nghĩa nhà nước 1. Những đặc trưng chủ yếu của nhà nước Các nhà nước trong lịch sử có sự khác nhau về bản chât, nhưng về cơ bản tất cả các nhà nước đều có những đặc trưng (dâu hiệu) cơ bản chung. Những đặc trưng này để phân biệt nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội, với tổ chức thị tộc nguyên thuỷ trước kia. Đặc trưng 1. Nhà nước là tô’chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt với bộ máy quản lý đời sống xã hội, thực hiện cưỡng ch ế trong những trường hợp cần thiết trên cơ sở pháp luật Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt, tổ chức quyền lực công. Nhà nước có bộ máy cưỡng chế gắn liền với quân đội, cảnh sát, nhà tù, trại giam và những cơ quan cưỡng chế khác. Đây là những cơ quan mà không tổn tại trong chế độ thị tộc nguyên thuỷ cũng như trong các tổ chức khác. Cùng với sự phát triển của xã hội, bộ máy nhà nước đã được hoàn thiện để thực hiện quản lý xã hội. - Đặc trưng 2. Nhà nước có lãnh thô’và thực hiện sự quản lý dân cư theo theo các đơn vị hành chính lãnh thô’, (dâu hiện dân cư và lãnh thô) 1 Groepl, Staatsrecht I, 4. Aufl., M uenchen 2012, Rn. 90 f. Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÉ NHÀ Nước VẦ PHÁP LUẬT 33 Phạm vi thực hiện quyền lực của nhà nước là trên toàn bộ lãnh thô nhà nước. Nhà nước quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính, không phụ thuộc vào quan điểm chính trị, giới tính, huyết thông, nghề nghiệp nhằm đảm bảo cho sự quản lý tập trung, thống nhất của nhà nước. Môì quan hệ giữa người dân với nhà nước được thể hiện rõ nhất thông qua chế định quốc tịch, một chế định xác lập sự phụ thuộc của công dân vào một nhà nước nhất định và tương ứng, nhà nước cũng phải có những nghĩa vụ nhất định đối với công dân của mình. Đặc trưng 3. Nhà nước có chủ quyền quôc gia Chủ quyền quôc gia là quyền tối cao của nhà nước về đôì nội và độc lập về đôi ngoại. Chủ quyền quốc gia là quyền tự quyết của quốc gia đó về các vấn đề đối nội và đối ngoại. Nhà nước là người đại diện chính thức, đại diện về mặt pháp lý cho toàn xã hội về đô'i nội và đôì ngoại. Xu hướng toàn cầu hoá hiện nay cho thây nhà nước nào cũng tham gia vào nhiều tổ chức quốc tê' diễn đàn quốc tế và cùng chia sẻ lợi ích, cùng gánh vác những nghĩa vụ khác nhau. Ví dụ: Việt Nam đang tham gia các tổ chức quốc tế như: ASEAN, FAO, IAEA, ILO, IMF, UN, UNCTAD, UNESCO, WFTU, WHO VVỈPO, WMO, APEC, ASEM...; Nhiều vấn đề toàn cầu nảy sinh đòi hỏi sự chung sức của nhiều quốc gia: AIDS, Cúm gia cầm H5N1, nạn khủng bô', thảm họa môi trường... - Đặc trưng 4. Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và đảm bảo sự thực hiện pháp luật Nhà nước là đại diện chính thức cho toàn xã hội. Chi có nhà nước mói có quyền ban hành pháp luật và quản lý dân cư, các hoạt động xã hội bằng pháp luật. Pháp luật có tính bắt buộc chung, được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước với các biện 34 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT pháp tổ chức, cưỡng chê' thuyết phục tuỳ theo bản chất nhà nước và những điều kiện khách quan khác. - Đặc trưng 5. Nhà nước có quyền định ra và thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc Nhà nước nào cũng có quyền định ra và thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc. Mục đích cơ bản của việc thu thuế là để nuôi sống bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng của nhà nước. Chỉ có nhà nước mới được thu thuế, các tổ chức khác không phải là nhà nước không có đặc trưng này. - Định nghĩa "nhà nước" Khó có thể đưa ra một định nghĩa duy nhất về một hiện tượng phức tạp và thường xuyên biến đổi mạnh như nhà nước. Thực tế, ngay cả những từ điển pháp luật nổi tiếng trên thế giới, khái niệm nhà nước cũng chỉ nêu lên được một vài đặc trung riêng lẻ và cũng chưa thật sự đầy đủ. Chẳng hạn, theo Từ điển Black’s Lam, nhà nước là "một hệ thông có tính chính trị của nhân dân, do nhân dân tô’ chức nên; là hệ thống nơi mà các phán quyết của tư pháp và quyết định hành chính được thực thi thông qua hành vi của con người cụ thể được nhà nước trao quyền."1 Định nghĩa này có thể phù hợp với một vài nhà nước hiện đại nhưng chưa hẳn đúng với mọi nhà nước. Theo Từ điển Oxford, nhà nước (State) là: một cộng đồng chính trị có tô’chức dưới hình thức là một chính quyền (government); một khôĩ thịnh vượng chung (a commomvealth); một dân tộc (a nation). b. một cộng đồng theo nghĩa một bộ phận của một nền 1 Garner, Black's Law Dictionary, 8. Edition, 1900, p. 1443. Phán thứ nhắt. NHỮNG VẤN ĐỂ cơ BẢN VÉ NHÀ Nưỡc VÀ PHÁP LUẬT 35 cộng hòa liên bang, ví dụ: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ"} Định nghĩa này cũng chỉ nêu được sự khác biệt về ngôn ngữ trong cách dùng từ "state", chứ chưa nêu được những đặc điểm về mặt nội dung của nhà nước. Trong Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật của GS. TS. Hoàng Thị Kim Quế, cũng đã đề cập đến nhiều cách tiếp cận vê định nghĩa nhà nước trên thế giới và ở Việt Nam. Từ cách tiếp cận một định nghĩa chung về nhà nước - phù hợp với xã hội hiện đại, tác giả cuốn giáo trình này đã viết: "Nhà nước là tô’ chức quyền lực chính trị, quyền lực công của xã hội của nhân d â n c ó chủ quyền, thực hiện việc quản lý các công việc chung của toàn xã hội trên cơ sở pháp luật và lợi ích chung vối bộ máy nhà nước chuyên trách, nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người, vì sự phát triển bền vững của xã hội".2 Nhà nước hiện đại có nhiều thay đổi, nhiều sự dịch chuyển mạnh mẽ khác xa với những nhà nước truyền thông. Từ nhà nước cai trị, mệnh lệnh, các nhà nước đang có xu hướng chuyển dần sang nhà nước phục vụ nhân dân, từ nhà nước chuyên quyền, độc đoán, không chịu trách nhiệm sang nhà nước dân chủ, pháp quyền và nhà nước chịu trách nhiệm. Nhà nước hiện đại được nhìn nhận là Nhà nước pháp quyền, là một pháp nhân của luật công, có quyền và nghĩa vụ độc lập với các chủ thể khác. 1 Xem định nghĩa State trong: Từ điển Conáse Oxford English Dictionary (9th ed.). Oxíord University Press. 1995. Nguyên văn Tiếng Anh: "a State is a. an organized political community under one government; a commonwealth; a nation; b. such a community formirtg part of a íederal repiblic, esp the United States of America." 2 Hoàng Thị Kim Quế, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015, tr. 76 -77. 36 g ia o t r ìn h đ ạ i Cư ơ n g v ế n h a n ư ớ c v à p h á p l u ậ t với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập, vâín đề tị nạn, di cư, biến đổi khí hậu đã và đang tác động mạnh mẽ, làm thay đổi chức năng, vai trò của nhà nước, khiên cho nhà nước trở thanh một "khái niệm mở", xu hướng ấy cũng làm xuất hiện khái niệm nhà nước hợp hiến đa văn hóa (multicultural constitutional State), khái niệm công dân toàn cầu (global citizen), khái niệm các công ty xuyên quốc gia (TNCs), thậm chí làm cho vấn đề thời gian, không gian, biên giới quốc gia bị thay đổi trong nhận thức. 2. Một số xu hướng vận động, phát triển của các nhà nước đương đại Từ cuối thế kỷ XX, đặc biệt là đầu thế kỷ XXI, tư duy, quan niệm về nhà nước đã có rất nhiều thay đổi. Thay đổi đó do cả những yêu tô bên trong và bên ngoài nha nươc đem lại. Bsn trong là việc gia tăng xu hướng tư nhân hóa các nhiệm vụ của nhà nước, sự lớn mạnh của xã hội dân sự, kinh tê tư nhằn và phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ và minh bạch hóa trách nhiệm của nhà nước. Bên ngoài là việc gia tăng xu hướng liên kết giữa các nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề chung mà một nước không thể tự giải quyết được như suy thoái kinh tế, dân số, môi sinh, dịch bệnh, khủng bố, tội phạm quốc tế...1 Nhà nước hiện đại theo xu hướng chung không còn là nhà nước cai trị, áp đặt, mệnh lệnh nữa, mà là nhà nươc dan chu, pháp quyền, gắn kết hài hòa giữa kinh tế thị trường và giải quyết các vấn đề xã hội, phục vụ người dân; quyền lực nhà nước phải chịu sự kiểm soát từ bên trong và bên ngoài nhà nước... Các nhà nước cũng có sự biêín đổi mạnh mẽ thê hiện ở 1 Hoàng Thị Kim Quẻ; "M ột vài suy nghĩ về những vấn đề đã và đang diên ra toong đời sống nhà nước", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số 2 /2003, tr. 6 - 8. Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 37 xu hướng hợp nhất hay ly khai ở nhiều quốc gia hay xu hướng liên minh liên kết giữa các quốc gia để cùng giải quyết các vấn đề chưng trên bình diện khu vực hoặc quốc tế đặt ra.1 Tại thời điểm thành lập năm 1945, Liên hiệp quốc (United Nations) chi có khoảng 80 nhà nước thành viên (member states), cho đến nay đã có 193 nhà nước thành viên (số liệu năm 2017). Điều này cũng phần nào phản ánh sự đa dạng về các khả năng hình thành nên những nhà nước mới trên toàn thế giới trong một khoảng thời gian rất ngắn. IV. Hình thức nhà nước Hiện nay trong các tài liệu ở Việt Nam có hai quan điểm phổ biến về các yếu tô' hợp thành của hình thức nhà nước. Theo tác giả chuyên mục này thì phạm trù hình thức nhà nước bao gổm hai yếu tô' là hình thức chính thể và hình thức cấu trúc nhà nước, vì cách quan niệm này tập trung trực diện vào việc nhận diện cách thức tổ chức quyền lực nhà nước.2 Hình thức nhà nước được hiểu theo nghĩa chung nhất là cách thức tô’chức quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước gổm có hình thức chính thể và hình thức câu trúc nhà nước. 7. Hình thức chính thể Hình thức chính thể là cách thức tô7chức, trình tự thành lập các cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước, môĩ quan hệ giữa các cơ quan này với nhau và mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này. 1 Doehring, Sđd, Rn. 108. 2 Nguyễn Đăng Dung, chương 5 trong Giáo trình Luật Hiên pháp Việt Nam, Phan Trung Lý (Chú biên), NXB. Từ điên bách khoa, 2010, tr. 113. 38 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÊ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT Hình thức chính thể có hai loại cơ bản là hình thức chính thể quân chú và hình thức chính thể cộng hòa. 7.7. Chính thể quàn chủ Trong chính thể quân chủ, người đứng đầu nhà nước không do bầu cử mà do thế tập, truyền ngôi. Mô hình quân chủ thường được tổ chức thành quân chủ tuyệt đối và quân chu hạn chế. Quân chủ tuyệt đối là hình thức chính thể trong đó người đứng đầu nhà nước nắm trọn quyền lực nhà nước. Hình thức chính thể này tổn tại phổ biến ở nhiều quốc gia thời kỳ cổ đại và trung đại. Ngày nay có một số quốc gia vẫn tồn tại chính thể này, ví dụ như: Vương quốc Brunei ở Đông Nam Á, Vương quốc Oman ở Trung Đông, Nhà nước Qatar ở Tây Á v.v... Quân chủ hạn chế là mô hình tiến bộ hơn: quyền của nhà vua bị hạn chế, nhường quyền lực cho các thiết chê' khác của nhà nước (quốc hội, nghị viện, chính phủ). Quân chủ hạn chê gồm có quân chủ nhị nguyên và quân chủ lập hiến. Quân chủ nhị nguyên là hình thức mà quyền lực nhà nước được chia đều cho nhà vua, nghị viện. Hình thức này chỉ tổn tại ở thời kỳ đầu của cách mạng tư sản. Quân chủ lập hiến là hình thức mà quyền lực của nhà vua bị hạn chế trong tất cả các lĩnh vực, nhà vua chỉ có một số quyền mang tính chất hình thức. Ví dụ hiện nay ở những nước như Anh, Nhật Bản, Thái Lan, Tây Ban Nha v.v... Tại châu Âu, các nước theo chính thể quân chủ tập trung điển hình ở các nước Bắc Âu như Bì, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Lúcxămbua, Hà Lan, Nauy, Thụy Điển và ở Anh. 1.2. Chính thể cộng hoà Đặc điểm chung của mọi chính thể cộng hoà là sự tổn tại của một hay nhiều thiết chế quyền lực tối cao được hình thành bằng cơ chế bầu cử. Phẩn thứnhất. NHỮNG VẤN ĐẾ cơ BẢN VỂ NHẰ Nước VÀ PHẤP LUẬT 39 Cộng hòa gồm có hai dạng là Cộng hòa quý tộc và Cộng hòa dần chủ. Cộng hòa quý tộc tồn tại ở thời kỳ cổ đại, điển hình là Nhà nước Cộng hòa quý tộc chủ nô Xpác và Cộng hòa dân chủ chủ nô Aten. Đặc điểm chung của hình thức chính thể này là quyền lực tập trung trong tay giai cấp quý tộc chủ nô. Đến nay trên thế giới không còn quốc gia nào duy trì hình thức chính thể Cộng hòa quý tộc này. Cộng hòa dân chủ phổ biến nhất là ba loại: Cộng hoà đại nghị, Cộng hoà tổng thống và Cộng hòa lưỡng tính. Bên cạnh những hình thức chính thể phổ biến này còn tổn tại hình thức chính thễ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa, điển hình như ở Việt Nam với nhũng đặc trung riêng (xem mục V). Cộng hoà đại nghị là chính thê quyền lực nhà nước tối cao thuộc về nghị viện. Cơ quan này không chỉ là cơ quan lập pháp cao nhất của quyền lực nhà nước mà còn là cơ quan đại diện và dựa vào tính chất đại diện quyền lực nhà nuớc mà thành lập ra các cơ quan hành pháp (bầu tổng thống hoặc thành lập chính phủ). Nguyên thủ quốc gia do nghị viện bầu, không có nhiều thực quyền. Chính phủ chịu trách nhiệm trước nghị viện. Nghị viện có quyền bất tín nhiệm chính phủ, và người đứng đầu chính phủ có quyền yêu cầu nguyên thủ quốc gia giải tán nghị viện. Cộng hoà tông thông là một loại mô hình chính thể mà ở đó hanh pháp và lập pháp không chịu trách nhiệm lẫn nhau. Lập pháp cũng do dân bầu và hành pháp cũng do dân bầu. Với cách thức tô chức này, nguyên thủ quổc gia không nhũng là người đứng đầu nhà nước mà còn đứng đầu hành pháp.1 1 Xem thêm Groepl: Staatsrecht I, 4. Aufl., 2012, Rn. 305, 308. 40 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT Ngoài ra, có một mô hình chính thể kết hợp những đặc điểm của cộng hoà tổng thống và cộng hoà đại nghị, được gọi là Cộng hoà lưỡng tính. Chính thể này có những đặc điểm như: Tổng thống do dân bầu (trực tiếp hoặc gián tiếp); tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người lãnh đạo nội các; nội các do thủ tướng đứng đầu, do nghị viện thành lập, vừa chịu trách nhiệm trước nghị viện vừa chịu trách nhiệm trước Tổng thống; Tổng thống có quyền giải tán nghị viện,... Chính thể ở Pháp, và Nga là điển hình cho loại hình cộng hoà lưỡng tính. 2. Hình thức cấu trúc nhà nước Hình thức cấu trúc nhà nước là sự tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính - lãnh thổ, tính chất của mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước trung ương vói các cơ quan nhà nước địa phương. Các nhà luật học hiện đại hiện nay còn căn cứ vào cấu trúc bên trong của nhà nước và liên kết bên ngoài nhà nước, mà phân chia thành: (1) Bên trong nhà nước theo Luật Hiến pháp gồm nhà nước đơn nhất, nhà nước liên bang và một dạng đặc biệt là nhà nước liên minh; (2) Bên ngoài nhà nước (theo Luật Quốc tê) gồm: các tổ chức quốc tế, các tổ chức siêu quôc gia và chế độ bảo hộ. 2.1. Liên kết bên trong nhà nước (theo Luật Hiến pháp) Hình thức câu trúc nhà nước do Hiến pháp của mỗi quốc gia xác định. - Nhà nước đom nhất Nhà nước đơn nhất là nhà nước có lãnh thổ toàn vẹn, thống nhất, có hệ thống các cơ quan thống nhất từ trung ương xuống địa phương. Các bộ phận hợp thành nhà nước là các đơn Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 41 vị hành chính - lãnh thổ không có chủ quyền. Nhà nước đơn nhất thường có quyền lực tập trung, có một hiến pháp, một hệ thông pháp luật.1 Phần lớn các quốc gia trên thế giới là nhà nước đơn nhất, v í dụ những nhà nước đơn nhất ở châu Âu như Pháp, Anh, Ý, Hà Lan, Đan Mạch, Nauy, Thụy Điển,... ở châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Lào... - Nhà nước liên bang Theo định nghĩa cổ điển của Gerhard Anschuetz (1867- 1948): "Nhà nước liên bang là một nhà nước chung được câu thành từ những nhà nước thông thường, những nhà nước mà một mặt hình thành nên, một mặt tham gia vào việc hình thành nên nhà nước chung"2. Như vậy, trong nhà nước liên bang có hai hệ thống nhà nước và hai hệ thông pháp luật: của chung liên bang và của từng nước thành viên.3 Ví dụ các nhà nước liên bang: Mỹ, Đức, Ấn Độ, Bra xin, Liên Xô cũ, Nam Tư cũ, v.v... Nhà nưóc liên bang cũng có thể tan rã thành các quốc gia độc lập như Nam Tư và Liên Xô cũ. - Liên minh các nhà nước Liên minh các nhà nước (thường được gọi là Liên minh các quôc gia, đôi khi còn gọi ngắn gọn là "nhà nước liên minh") là sự liên kết tạm thời giữa các quốc gia vì những mục đích nhâ't định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục tiêu rồi thì nhà nước liên minh tự giải tán hoặc phát triển thành nhà nước liên bang. Ví dụ: Nhà nước liên minh Đức (1815-1866), Nhà nước liên minh Xécbia và Môntenegrô (2003-2006), Nhà 1 Schoebener: Allgemeine Staatslehre, Muenchen, 2009, s. 241. 2 Gerhard Anschuetz: Das System der rechtlichen Beziehungen Zĩvischen Reich und Laendern, 1930, s. 295. 3 Schoebener: A llgem áne Staatslehre, Muenchen, 2009, s. 244. 42 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHA Nước VÀ PHÁP LUẬT nước liên minh Thụy Sĩ (cho đến năm 1848), Nhà nước liên minh Ảrập thống nhất (1958-1961), Nhà nước liên minh Mỹ (tổn tại từ sau khi giành độc lập cho đến năm 1787, sau đó là nhà nước liên bang). Giữa nhà nước liên bang và nhà nước liên minh có sự khác nhau. Trong nhà nước liên bang, việc quyết định các vâh đề quan trọng, đối với nhà nước liên bang dựa trên nguyên tắc quyết định theo đa số. Ngược lại, trong liên minh nhà nước việc quyết định dựa trên nguyên tắc cùng đổng thuận, đòi hỏi sự nhất trí của tất cả các nước thành viên. Nhà nước liên minh cũng khác với các tổ chức quốc tế ở chỗ nhà nước liên minh ở nhiều phương diện, tiêu chí khác nhất là về tổ chức bộ máy quyền lực, pháp luật, các cam kết chính trị, kinh tế, văn hoá. 2.2. Liên kết bẽn ngoài giữa các nhà nước (theo Luật Quốc tế) Dưới góc độ pháp luật quôc tế, sự liên kết giữa các nhà nước thông thuờng được thành lập trên cơ sở các điều ước quốc tê' không thành lập nên một nhà nước mới có chủ quyền quốc gia. /-< ' I ỵO _ Ạ/ , A/ - Các tô chức quốc tê Trên cơ sở luật pháp quốc tế, những tổ chức quốc tế được hình thành mang tính toàn cầu, khu vực hoặc nhằm những mục đích quốc tế đặc biệt (ví dụ: Liên hợp quốc, ASEAN, NATO, WTO,...). Những tổ chức quôc tế này được hình thành trên cơ sở luật pháp quốc tế, với tính chất là chủ thể hạn chế của Luật Quốc tế. Các quốc gia trong tổ chức quốc tế thường bình đẳng về mặt chủ quyền và có quyền rút ra khỏi tổ chức quôc tế. - Các tô’chức siêu quốc gia EU là ví dụ điển hình về một liên kết nhà nước siêu quôc gia. Đến nay, EU chưa mang đầy đủ những đặc tính của một Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẲN VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 43 nhà nước mới (một nhà nước liên bang). Tuy nhiên, với sự ra đời của EU, quyền lực của những nhà nước thành viên cũng bị giới hạn. Những thỏa thuận của EU có hiệu lực trực tiếp đôi với các nhà nước thành viên. Nước Đức hiện nay tại Điều 23 Luật Cơ bản thừa nhận tính châ't nhà nước mở khi tham gia vào tổ chức siêu quốc gia như EU. - C hế độ bảo hộ Chế độ bảo hộ ra đời trên cơ sở một cam kết quốc tế giữa các nhà nước. Theo đó, nhà nước được bảo hộ được bảo vệ về mặt ngoại giao hoặc quân sự chống lại một nhà nước thứ ba mạnh hơn bởi nhà nước đứng ra nhận bảo hộ. Ngược lại, nhà nước được bảo hộ thường chấp nhận những nghĩa vụ cụ thể, những nghĩa vụ này khác nhau rất rõ phụ thuộc vào bản chất thực của quan hệ. Nhà nước bảo hộ vẫn còn chủ quyền về mặt hình thức, và vẫn là một nhà nước theo nghĩa của Luật Quôc tế. Ví dụ: Pháp là nhà nước bảo hộ của đếchếM ônacô từ năm 1861; Italia là nhà nước bảo hộ của vùng đất Abessinien (1935- 1941); Nhật Bản là nhà nước bảo hộ của Triều Tiên (1905-1910) và đế chế Mandschukuo (1932-1945); Mỹ là nhà nước bảo hộ của Cuba (1906-1909) và Cộng hòa Đôminica (1916-1924). Hiện tại Greenland, dưới sự bảo hộ của Vương quốc Đan Mạch; Monaco là một quốc gia có chủ quyền, nhưng nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Pháp, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ về chính trị cả đôì nội và đốỉ ngoại của Pháp. V. Bản chất và hình thức của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1. Bàn chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: "1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ 44 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VA PHÁP LUẬT nghĩa của Nhân dân, do Nhãn dân, vì Nhân dân. 2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai câíp công nhãn với giai câíp nông dân và đội ngũ trí thức." Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Bản chất Nhà nước ta được thể hiện ở tính giai câp công nhân và tính châ't xã hội sâu sắc. Tính chất giai câp công nhân của Nhà nước thể hiện ở chỗ: nhà nước do giai cấp công nhân Việt Nam thiết lập, lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của giai câp công nhân Việt Nam. Tính châ't xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu hiện ở các chức năng của Nhà nước nhằm bảo vệ, bảo đảm các quyền, lợi ích của con người, sự phát triển bền vững của xã hội trên tất cả các lĩnh vực hoạt động quản lý kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, giải quyết các vân đề xã hội. Bản châ't của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện ở những đặc điểm cơ bản dưới đây: Đặc điểm 1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhãn với giai cãíp nông nhân và tâng lớp trí thức (tính chất nhân dân của nhà nước). Đặc trưng này xuâ't phát từ quy định của Điều 2 Hiến pháp năm 2013. Nhà nước của nhân dân là nhà nước mà nhân dân là người làm chủ nhà nước, là chủ thể của quyền lực nhà nước. Nhà nước do nhân dân là nhà nước mà các cơ quan nhà nước tò Trung ương xuông địa phương đều do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập để thực hiện quyền làm chủ nhà nước của mình. Nhà nước vì nhãn dân là nhà nước có mục đích hoạt động Phẩn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHẤP LUẬT 45 vì lợi ích của nhân dân, mọi chủ trương, chính sách, pháp luật đều được xây dựng và thực hiện xuâ't phát từ lợi ích của nhân dân và vì lợi ích của nhân dân. Đặc điểm 2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thông nhất của nhiều dân tộc, là biểu hiện tập trung của khôi đại đoàn kết các dân tộc anh em cùng sinh sông trên đất nước Việt Nam. Điều 5 Hiến pháp 2013 quy định: "2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thông nhất của các dân tộc cùng sinh sông trên đất nước Việt Nam. 2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.[...]" Nhà nước ta là một nhà nước đa dân tộc với nhiều chính sách xây dựng sự đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc. Ví dụ: hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu sô' học tại các cơ sở giáo dục đại học; hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đổng bào dân tộc thiểu số; trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu sô'; cho vay vôn phát triển sản xuầt đôi với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn... Ngoài ra, Nhà nước ta cũng có những thiết chế bảo vệ quyền lợi của các dân tộc. Cụ thể, ở Quốc hội, Hội đổng dân tộc là cơ quan của Quốc hội, do Quốc hội thành lập để thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, báo cáo, dự án khác thuộc lĩnh vực Hội đổng phụ trách. Ở Chính phủ, theo Nghị định số: 84/2012/NĐ-CP quy định ủy ban Dân tộc là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước. Đặc điểm 3. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (Điều 2 Hiên pháp năm 2013). 46 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT Điều 2 Hiến pháp 2013 nêu rõ: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. N h à nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những biểu hiện cơ bản là: (1) Hiến pháp, pháp luật giữ vị trí cao nhất và có hiệu lực nhất trong hệ thống các công cụ được nhà nước sử dụng để quản lý nhà nước và quản lý xã hội (Điều 119 Hiến pháp 2013); (2) Quyền lực nhà nước là thông nhất, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. (Điều 2 Hiến pháp 2013); (3) giữa Nhà nước với công dân có mối quan hệ bình đẳng về quyền, nghĩa vụ (Điều 3, Điều 8 Hiến pháp 2013); (4) các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân được Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm (Điều 3 Hiến pháp 2013); (5) Nhà nước tôn trọng và thực hiện nghiêm chinh các điều ước quôc tế mà mình đã ký kết hoặc tham gia (Điều 12 Hiến pháp 2013). Đặc điểm 4. Giữa nhà mtớc với công dân có môĩ quan hệ bình đẳng vê'quyền, nghĩa vụ. Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân v ề chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiên pháp và pháp luật." Quy định nêu trên cho thây quan hệ bình đẳng v ề quyền, nghĩa vụ giữa nhà nước với công dân. Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Trách nhiệm bôl thường của Nhà nước năm 2009 (sửa đôi năm 2017) quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đôĩ với cá nhân, tô’chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án. Đặc điểm 5. Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 47 người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Điều 3 Hiến pháp 2013 đã quy định trách nhiệm của Nhà nước như sau: "Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân [...]" Điều 51 Hiến pháp 2013 quy định: "1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. [...]" Tại chương II Hiến pháp 2013, các quyền vê' chính trị được mở rộng. Các quyền về văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và xã hội của công dân cũng được sửa đổi, bổ sung, mở rộng cho phù hợp với trình độ phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, dân trí và đang được Nhà nước hoàn thiện các thủ tục pháp lý để bảo đảm thực hiện trên thực tế. Đặc điểm 6. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước yêu hòa bình, mong muôn là bạn với tất cả các dân tộc trên thế giới, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thô’ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi. Điều 12 Hiến pháp 2013 quy định: "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lôí đôĩ ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập,hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹnlãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi [. Đặc điểm 7. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đôì với nhà nước và xã hội, trách nhiệm của Đảng trước nhân dân đã được xác định trong Điều 4 Hiến pháp 2013. 48 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỂ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT 2. Hình thức của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2.1. Hình thức chính thể của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩũ Việt Nơm Theo Hiến pháp năm 1946 và Hiên pháp năm 1959, chính thể của Nhà nước ta là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tuy nhiên sang đến Hiến pháp năm 1959, Nguyên thủ quốc gia (Chủ tịch nước) không còn trực tiếp là người đứng đầu nhà nước và là người trực tiếp điều hành bộ máy hành pháp nữa, mà nghiêng về chức năng tượng trưng cho sự bền vững, thông nhất của dân tộc. Chính thể của Nhà nước Việt Nam của Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiên pháp năm 2013 là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo hình thức chính thể cộng hòa ảân chủ xã hội chủ nghĩa, với những đặc điểm cơ bản là: Tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước (cơ quan đại diện cho quyền lực nhân dân) đều do nhân dân trực tiếp bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân (Điều 6 Hiên pháp 2013); Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đổng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín (Điều 7 Hiên pháp năm 2013); Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiên và chịu sự giám sát của Nhân dân; Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền (Điều 8 Hiên pháp 2013); Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc xuất phát từ bản chất của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa; Giữa nhà nước với công dân có mối quan hệ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉCƠ BẢN VÊ NHÀ Nưỡc VÀ PHÁP LUẬT 49 2.2. Hình thức cấu trúc của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Về hình thức câu trúc nhà nước, nhà nước ta là nhà nước đơn nhâĩ với những đặc điểm cơ bản sau đây: - Nhà nước ta có chủ quyền chung, thông nhất, toàn vẹn trên toàn lãnh thô’ Việt Nam; các đơn vị hành chính - ỉãnh thổ không phải là những nhà nước độc lập có chủ quyền riêng, mà chi là những bộ phận câu thành của Nhà nước Việt Nam thông nhất. Điều 1 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhâì và toàn vẹn lãnh thôi bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời." - Nhà nước Việt Nam có một hệ thông các cơ quan nhà nước thông nhâl từ Trung ưcmg xuống địa phưcmg. Theo Điều 111 Hiến pháp 2013 Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đổng nhân dân và ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định. - Nhà nước Việt Nam có một hệ thống pháp luật thông nhất trên phạm vi cả nước, trong đó Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý. (Điều 119 Hiến pháp 2013). về nguyên tắc, văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp dưới phải phù hợp vói văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước câp trên; văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước ở địa phương phải phù hợp với văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước ở Trung ương. 50 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT - Công dân của Nhà nước Việt Nam mang một quôc tịch - quốc tịch Việt Nam. Điều 17 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam." Người có quôc tịch Việt Nam là người có mối quan hệ pháp lý ràng buộc với Nhà nước Việt Nam, nhờ đó mà được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam, đồng thời Nhà nước Việt Nam cũng có nghĩa vụ bảo đảm các quyền và nhũng lợi ích hợp pháp cho công dân của mình. Phấn thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐỂ cơ BẢN VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẨT 51 CÂU HỎI HƯỚNG DẪN NGHIÊN cứu, HỌC TẬP 1. Trình bày khái quát về sự hình thành nhà nước trong lịch sử nhân loại. 2. Các học thuyết tiêu biểu vê nguồn gôc nhà nước. 3. Các phương thức hình thành nhà nước cổ điển theo học thuyết Mác - Lênin, liên hệ với phương thức hình thành Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam. 4. Bản chất nhà nước. 5. Vấn đề định nghĩa nhà nước. 6. Các học thuyết về bản chất nhà nước. 7. Xu hướng vận động, phát triển của các nhà nước đương đại. 8. Nhũng đặc trưng chủ yếu của nhà nước. 9. Hình thức nhà nước: khái niệm, các yêu tố cấu thành cơ bản. 10. Hình thức chính thể. 11. Hình thức câu trúc nhà nước. 12. Nhà nước liên bang và Liên minh các nhà nước. 13. Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chu nghĩa Việt Nam. 14. Hình thức chính thê của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 15. Hình thức cấu trúc của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 52 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ N ư ớ c VÀ PHÁP LUẬT TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Trí ức (Chủ biên), Những vàn đ ề lý luận cơ bản v ề nhà nước và pháp luật, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. 2. Hoàng Thị Kim Quế, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB. Đại học Quô'c gia Hà Nội, 2015. 3. Nguyễn Minh Tuấn, "Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam" (Kỳ 2), Tạp chí Dân chủ và Tpháp luật, SỐ 12 (141)/ 2003, Nguyễn Minh Tuâh, "Nhà nước Văn Lang - nhà nước siêu làng", Tạp chí Khoa học, Đại học Quô'c gia Hà Nội, chuyên san Kinh tế- Luật, Tập 23, Sô' 3, năm 2007. 4. Đào Trí ú c (Chủ biên), Mô hình tô’chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB. Tư pháp, Hà Nội, 2007. 5. Nguyễn, Minh Tuấn, "Một góc nhìn khác về nguồn gốc và xu hướng vận động của Nhà nước", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, SỐ 8/2013, tr. 3 - 9 , 25. 6. Nguyễn Minh Tuấn, Mai Văn Thắng (Chủ biên), Nhà nước và pháp luật triều Hậu Lê với việc bảo vệ quyền con người, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015. Chương 2 Bộ MÁY, CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC, CHÊ ĐỘ CHÍNH TRỊ I. Khái niệm và cấu trúc của bộ máy nhà nước 1. Khái niệm "bộ máy nhà nước" Bộ máy nhà nước là một phạm trù cơ bản của nhà nước. Thiếu bộ máy nhà nước cùng với những cơ sở vật châ't, kỹ thuật, không một nhà nước nào có thể thực hiện được những chức năng và nhiệm vụ của mình. Trong bộ máy nhà nước bao gồm hệ thống các cơ quan chuyên nghiệp với đội ngũ những người thực hiện việc quản lý công việc chung. Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhâ't định. Bộ máy nhà nước là hệ thông các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thông nhất nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.1 Từ khái niệm trên ta có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của bộ máy nhà nước như sau: 1 Xem: Hoàng Thị Kim Quê' Giáo trình Lý luận chung v ẽn h à nước và pháp luật, NXB. Đại học Quô'c gia Hà Nội, 2016. 54 GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VẾ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT Thứ nhất, bộ máy nhà nước như là một cơ thể sống, được tạo nên bởi hệ thông các cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, gồm một nhóm công chức nhà nước, được thành lập và có được thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Như vậy, bộ máy nhà nước không phải là một tập hợp giản đơn các cơ quan nhà nước, mà là một hệ thông thống nhất các cơ quan có môi liên hệ ràng buộc qua lại chặt chẽ với nhau vận hành một cách nhịp nhàng theo những nguyên tắc chung nhât định. Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước, được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Sự khác biệt của cơ quan nhà nước với mọi tổ chức khác là tính quyền lực nhà nước. Tính chất quyền lực nhà nước thể hiện ở chỗ: (1) chỉ có cơ quan nhà nước mới có quyền nhân danh nhà nước để thực thi quyền lực nhà nước; (2) trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan nhà nước có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản áp dụng quy phạm pháp luật có tính chất bắt buộc phải thi hành; (3) có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản mà mình đã ban hành; (4) có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi cần thiết đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đã không tự giác và nghiêm chỉnh thực hiện văn bản do cơ quan nhà nước ban hành đã có hiệu lực pháp luật, gây ra thiệt hại cho nhà nước, xã hội và cá nhân công dân... Thứ hai, bộ máy nhà nước khác với hệ thống chỉnh trị Cần phân biệt bộ máy nhà nước với hệ thống chính trị. Bộ máy nhà nước chì bao gổm các cơ quan nhà nước như: quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù, hành chính, kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, khoa học, ngoại giao,v.v... còn trong hệ thống Phần thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ NHÀ Nưỡc VÀ PHÁP LUẬT 55 chinh trị không những có nhà nước mà còn có các tô chức chính trị - xã hội khác. Thứ ba, cơ cấu tố chức của bộ máy nhà nước rất đa dạng, khác biệt tùy thuộc vào tìmg quốc gia, từng giai đoạn lịch sử liên tục có sự thay đôĩ, cải cách đểphù hợp với các nhiệm vụ của lịch sử. 2. Cấu trúc của bộ máy nhà nước Cơ quan nhà nước là bộ phận câu thành nên bộ máy nhà nước, có vị trí, vai trò quan trọng trong thực hiện quyền lực nhà nước. Cơ quan nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, được thanh lập và có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Sự khác biệt của cơ quan nhà nước với mọi tổ chức khác là tính quyền lực nhà nước. Đây là đặc điểm để phân biệt cơ quan nhà nước với các tô chức chính trị, xã hội khác và các tổ chức nhà nước như trường học, bệnh viện. Các tô chức nhà nước cũng không có thẩm quyền mang tính quyền lực như các cơ quan nhà nước mà chỉ là bộ phận phục vụ, thực hiện chức năng trên cơ sở các quyết định của các cơ quan nhà nước và phụ thuộc vào các cơ quan nhà nước. Tính chất quyền lực nhà nước thể hiện ở chỗ: (1) chi có cơ quan nhà nước mới có quyền nhân danh nhà nước để thực thi quyền lực nhà nước; (2) trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan nhà nước có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản áp dụng quy phạm pháp luật có tính chất bắt buộc phải thi hanh; (3) có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản mà mình đã ban hành; (4) có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chê khi cần thiết đôi với cá nhân, cơ quan, tô chức có liên quan đã không tự giác và nghiêm chình thực hiện văn bản do cơ quan nhà nước ban hành đã có hiệu lực pháp luật, gây ra thiệt hại cho nhà nước, xã hội và cá nhân công dân... 56 GIÁO TRlNH ĐẠI CƯƠNG VÉ NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT Có nhiều cách phân loại các cơ quan nhà nước theo đó có thể dựa trên những tiêu chí khác nhau như cách thức thành lập, phạm vi lãnh thổ hoạt động hay tính chất thực hiện chức năng. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ hoạt động có thể phân chia thành hệ thống các cơ quan nhà nước ở Trung ương và hệ thông các cơ quan nhà nước ở địa phương. Căn cứ vào tính chất thực hiện chức năng, có thể phân chia thành ba loại hệ thông cơ quan nhà nước cơ bản bao gồm các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan tư pháp và người đứng đầu bộ máy nhà n

Use Quizgecko on...
Browser
Browser