Lý luận về Nhà nước - Khái niệm và Đối tượng Nghiên cứu
Document Details
Uploaded by Deleted User
Tags
Summary
Đây là một tài liệu về Lý luận Nhà nước và Pháp luật, bao gồm các khái niệm, đối tượng nghiên cứu, và phương pháp nghiên cứu. Tài liệu đề cập đến các câu hỏi về sự hình thành Nhà nước và các quan điểm khác nhau.
Full Transcript
# **PHẦN LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC** ## **Câu 1: Đối Tượng Nghiên Cứu Của Lý luận Nhà nước và Pháp luật** - **Định Nghĩa:** Lý luận Nhà nước và Pháp luật là khoa học pháp lí cơ sở, có vai trò là phương pháp luận đối với tất cả các ngành khoa học pháp lí. Nội dung nghiên cứu của Lý luận Nhà nước và Phá...
# **PHẦN LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC** ## **Câu 1: Đối Tượng Nghiên Cứu Của Lý luận Nhà nước và Pháp luật** - **Định Nghĩa:** Lý luận Nhà nước và Pháp luật là khoa học pháp lí cơ sở, có vai trò là phương pháp luận đối với tất cả các ngành khoa học pháp lí. Nội dung nghiên cứu của Lý luận Nhà nước và Pháp luật bao gồm những vấn đề chung nhất, cơ bản nhất của Nhà nước & pháp luật, thể hiện xu hướng phát triển vì các quyền, tự do, phát triển toàn diện của con người và sự phát triển bền vững của xã hội. - **Đối tượng nghiên cứu:** Gồm những vấn đề cơ bản, bao quát nhất của đời sống Nhà nước và pháp luật như: bản chất, vai trò, giá trị, hình thức, chức năng của bộ máy Nhà nước, pháp luật và hệ thống pháp luật; xây dựng và thực hiện pháp luật; hành vi pháp luật; ý thức pháp luật, văn hoá pháp luật; pháp chế; mối quan hệ của Nhà nước và pháp luật với các hiện tượng xã hội khác; các trường phái pháp luật, Nhà nước; hệ thống các khái niệm cơ bản về Nhà nước và pháp luật làm cơ sở cho các ngành khoa học pháp lý. - **Ngoài ra:** Trước đây, đối tượng nghiên cứu của Lý luận Nhà nước và Pháp luật được nhận thức 1 cách hạn hẹp, chỉ giới hạn trong việc giải thích những vấn đề cơ bản. Tuy nhiên, Biện chứng của Nhà nước, pháp luật là sự vận động, phát triển không ngừng, vì vậy đối tượng nghiên cứu của Lý luận Nhà nước và Pháp luật cần thường xuyên được bổ sung, phát triển, đưa ra cách tiếp cận mới để theo kịp sự phát triển của xã hội. ## **Câu 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Của Lý luận Nhà nước và Pháp luật** ### **a) PHƯƠNG PHÁP LUẬN** - **Khái niệm:** Phương pháp của khoa học là tổng thể các cách thức, phương tiện, nguyên tắc, quy tắc để nhận thức đối tượng nghiên cứu của khoa học đó. Phương pháp luận là lý luận, học thuyết về các phương pháp, cách thức được áp dụng trong phạm vi nghiên cứu khoa học. - **Phương pháp luận của Lý luận Nhà nước và Pháp luật được thể hiện trên 3 nghĩa cụ thể:** * Là khoa học về các phương pháp nghiên cứu, nhận thức Nhà nước và pháp luật. * Là hệ thống các nguyên tắc chung nhất, các phương pháp tiếp cận cơ bản và các phương pháp tạo thành cơ sở của khoa học Lý luận Nhà nước và Pháp luật. * Là tổng hợp các phương tiện kĩ thuật được sử dụng trong nghiên cứu các vấn đề cơ bản về Nhà nước và pháp luật. - **Nội dung phương pháp luận của Lý luận Nhà nước và Pháp luật:** Bao gồm các nguyên lý, nguyên tắc cơ bản của triết học duy vật lịch sử, duy vật biện chứng và các quan điểm triết học xã hội, chính trị, văn hóa khác. Trong bối cảnh Nhà nước pháp quyền, toàn cầu hóa, cần bổ sung thêm các nguyên tắc khác thuộc nội dung phương pháp luận của Lý luận Nhà nước và Pháp luật, đặc biệt là nguyên tắc tiếp cận quyền, tự do và phát triển của con người trong các vấn đề Nhà nước và pháp luật. - **Nguyên tắc cơ bản của phương pháp luận Lý luận Nhà nước và Pháp luật:** * **Tính đa dạng và phát triển:** * Đối tượng của khoa học không đứng yên, nên phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu cụ thể của nó cũng phải đổi thay theo cho phù hợp. * Vấn đề phương pháp luận phải tiếp cận từ góc độ của nhiều trường phái triết học, chính trị, pháp lý khác nhau của nhân loại. * Cơ sở phương pháp luận của khoa học pháp lý nói chung, Lý luận Nhà nước và Pháp luật nói riêng là phương pháp của triết học duy vật gồm Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các quan điểm tiến bộ, nhân văn khác của nhân loại. * Cơ sở phương pháp luận của Lý luận Nhà nước và Pháp luật Việt Nam là tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, học thuyết Mác-Lênin và các quan điểm tiến bộ, nhân văn khác của nhân loại. * **Yêu cầu của phương pháp luận triết học duy vật biện chứng/duy vật lịch sử đối với việc nghiên cứu Nhà nước & pháp luật:** * Trên quan điểm duy vật biện chứng, cần xem xét các hiện tượng Nhà nước và pháp luật trong mối quan hệ với cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội. * Trên quan điểm duy vật lịch sử, các vấn đề Nhà nước và pháp luật cần được đặt ra trong hoàn cảnh, điều kiện lịch sử khách quan của xã hội, quốc gia, dân tộc và thời đại. * Trên quan điểm khách quan, toàn diện và hội nhập trong nghiên cứu đánh giá các hiện tượng Nhà nước, pháp luật. * Trên quan điểm Nhà nước pháp quyền, quyền con người để nghiên cứu, đánh giá các hiện tượng Nhà nước và pháp luật. * Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền, pháp luật và đạo đức để nghiên cứu các hiện tượng Nhà nước và pháp luật. * Tiếp cận các vấn đề cơ bản về Nhà nước và pháp luật trên quan điểm văn hóa đạo đức dân tộc vì 1 Việt Nam hội nhập và phát triển. ### **b) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU** - Phương pháp trừu tượng khoa học - Phương pháp phân tích - tổng hợp - Phương pháp hệ thống - Phương pháp xã hội học - Phương pháp thống kê - Phương pháp so sánh - Phương pháp nêu vấn đề ## **Câu 3: Sự hình thành Nhà nước và các phương thức hình thành Nhà nước trên thế giới; các quan điểm khác nhau về sự hình thành Nhà nước.** ### **Những học thuyết chính về sự hình thành các Nhà nước trong lịch sử:** - **1. Học Thuyết Thần Quyền:** Là 1 trong những học thuyết đầu tiên về nguồn gốc Nhà nước, đại diện cho tư tưởng tôn giáo ở phương đông cổ đại và 1 số nhà tư tưởng thời trung cổ châu Âu, các nhà tư tưởng đạo Hồi và 1 số nhà tư tưởng Thiên chúa giáo hiện đại. Cho rằng Nhà nước bắt nguồn từ sự sáng tạo của thượng đế, thượng đế trao cho Nhà nước quyền lực vô hạn, siêu nhiên để bảo vệ trật tự chung. - **Phái quân chủ:** Cho rằng Thượng đế trao quyền thống trị cho 1 ông vua và dân chúng phải tuyệt đối phục tùng nhà vua – người đại diện cho quyền lực vĩnh hằng của thượng đế. - **Phái Giáo quyền:** Cho rằng thượng đế giao quyền cho giáo hội và đến lượt mình, giáo hoàng chỉ giữ lại quyền thống trị về tinh thần còn quyền thống trị thể xác thì trao cho vua để vua cai quản xã hội, vậy nên vua phải phụ thuộc vào giáo hội. - **Phái Dân quyền:** Cho rằng thừa nhận vai trò nhất định của nhân dân trong tổ chức quyền lục Nhà nước nhưng lập luận Nhà nước bắt nguồn từ thượng đế. Nhân dân nhận quyền lực của thượng đế rồi uỷ thác cho 1 ông vua và chỉ phục tùng khi vua công bằng, phục vụ lợi ích của nhân dân, nếu không nhân dân có quyền phản kháng, lật đổ. - **2. Học Thuyết Gia Trưởng:** Cho rằng Nhà nước giống như là 1 gia tộc mở rộng và quyền lực Nhà nước giống như quyền lực gia trưởng mở rộng. Vậy nên, phục tùng quyền lực của người gia trưởng và phục tùng quyền lực Nhà nước, nhà vua là lẽ đương nhiên. Học thuyết này xuất hiện từ thời cổ đại, đại diện tiểu biểu là Aristoteles, Khổng Tử. - **3. Học thuyết khế ước xã hội:** Ra đời trong bối cảnh nền chuyên chế phong kiến đang suy tàn, các cuộc cách mạng tư sản đang xuất hiện. Lập luận của học thuyết khế ước xã hội là Nhà nước ra đời trên cơ sở khế ước xã hội dựa trên việc mỗi người tự nguyện nhường một phần quyền tự nhiên vốn có của mình, sau đó giao cho 1 tổ chức đặc biệt (Nhà nước) để bảo vệ lợi ích chung của cả cộng đồng. Nhà nước phải phục tùng xã hội và phục vụ lợi ích của tất cả các thành viên trong xã hội, nếu không làm được bổn phận đó thì thành viên khế ước sẽ tự thoả thuận huỷ bỏ khế ước đó và thiết lập khế ước mới với Nhà nước mới. - **4. Học Thuyết Bạo Lực:** Cho rằng Nhà nước ra đời do việc sử dụng bạo lực của thị tộc này với thị tộc khác, kết quả là thị tộc chiến thắng thiết lập nên 1 hệ thống cơ quan đặc biệt (Nhà nước) để nô dịch thị tộc thất bại. Do vậy, Nhà nước là công cụ của kẻ mạnh thống trị kẻ yếu. - **5. Học Thuyết Tâm Lý:** Lý giải rằng tâm lý con người là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội, trong đó có Nhà nước, pháp luật, đạo đức. Điều này bắt nguồn từ nhu cầu tâm lý của người nguyên thuỷ muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ. Do đó, Nhà nước là các tổ chức của những siêu nhân mang sứ mệnh lãnh đạo xã hội. Cùng với học thuyết là quan niệm “Nhà nước siêu trái đất”, cho rằng Nhà nước là lực lượng ở bên ngoài du nhập vào trái đất, là sự thử nghiệm của nền văn minh ngoài trái đất. Có thể nói, học thuyết tâm lý là 1 biến dạng đặc biệt của chủ nghĩa duy tâm siêu hình. Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất là sự cường điệu hoá vai trò yếu tố tâm lí mà bỏ qua những yếu tố về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. - **6. Học Thuyết Thuỷ Lợi:** Cho rằng sự xuất hiện Nhà nước gắn với nhu cầu xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống ở các nước phương đông. Xuất phát từ đặc thù phương thức sản xuất châu Á khi cần phải thiết lập bộ máy Nhà nước dể quản lý, xây dựng và sử dụng những công trình thuỷ lợi đồ sộ. - **7. Học Thuyết Mác-Lênin:** Giải thích nguồn gốc Nhà nước trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, từ cơ sở kinh tế và giai cấp, được kế thừa và phát triển trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc học các thuyết xã hội của triết học cổ điển Đức, cũng như các học thuyết xã hội học và dân tộc học. Cho rằng Nhà nước là phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Nhà nước chỉ xuất hiện khi đời sống có nhu cầu cần đến Nhà nước, trong thực tiễn lịch sử, điều kiện cần và đủ đó chính là sự phát triển của sản xuất xã hội đến trình độ tạo ra được sản phẩm dư thừa làm nảy sinh chế độ tư hữu (Tiền đề kinh tế) và phân hoá xã hội thành các giai cấp (tiền đề xã hội). Mâu thuẫn giữa các giai cấp trở nên đối kháng và Nhà nước là sản phẩm tất yếu của những đối kháng giai cấp không thể điều hoà được. Đồng thời các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng khẳng định, trong thực tiễn không phải tất cả các Nhà nước đầu tiên ra đời trên thế giới đều xuất phát trực tiếp từ 2 nguyên nhân kinh tế và giai cấp mà còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác. ### **Sự hình thành Nhà nước:** Sự hình thành Nhà nước theo quan điểm Mác-Lênin bắt nguồn từ sự tan rã của xã hội nguyên thủy. Trong xã hội nguyên thủy, tổ chức thị tộc và quyền lực xã hội dựa trên nguyên tắc bình đẳng, dân chủ, chưa có giai cấp và Nhà nước. Tuy nhiên, sự xuất hiện công cụ kim loại đã đẩy mạnh năng suất lao động của con người, đòi hỏi phải có sự phân công lao động chuyên môn. Điều này đã dẫn đến 2 hệ quả đặc biệt quan trọng: sự hình thành chế độ tư hữu và sự tan rã của công xã phụ hệ cũng như sự xuất hiện của công xã nông thôn. Ba lần phân công lao động lớn (chăn nuôi, thủ công, thương nghiệp) đã thúc đẩy sự phân hóa xã hội (người có địa vị chiếm đoạt của cải dư thừa và giàu lên) => hình thành tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ. Mâu thuẫn giai cấp trở nên không thể điều hòa, đòi hỏi một tổ chức quản lý mới để duy trì trật tự và bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị. => Nhà nước xuất hiện là một tất yếu khách quan trên cơ sở tan rã của xã hội nguyên thuỷ và nhu cầu bảo vệ quyền lợi của giai cấp có thế lực kinh tế. ## **Các phương thức hình thành Nhà nước** Có 2 phương thức chính, đó là con đường hình thành các Nhà nước phương Tây và phương Đông. - **Do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các khu vực trên thế giới cho nên nguyên nhân, điều kiện ra đời của các Nhà nước đâu tiên trên thế giới cũng không hoàn toàn giống nhau. Theo đó 3 hình thức Nhà nước điển hình ở châu Âu là:** * **Nhà nước Aten ở Hy Lạp cổ đại -** hình thức Nhà nước thuần tuý và cổ điển nhất, được ra đời chủ yếu và trực tiếp từ các nguyên nhân kinh tế và xã hội đã đề cập. * **Nhà nước Giecmanh -** hình thức Nhà nước được hình thành trên sự chiến thằng của người Giecmanh đối với đế chế La Mã cổ đại - ra đời chủ yếu dưới sự ảnh hưởng của văn minh La Mã và do nhu cầu phải thực hiện sự cai trị trên đất La Mã, mặc dù khi thiết lập chế độ cai trị của mình, xã hội của người Giecmanh đã bước vào gia doạn có sự phân hoá với những biểu hiện còn mờ nhạt. * **Nhà nước Roma -** hình thành dưới tác động của cuộc đấu tranh của những người bình dân (Plebei) sống ngoài các thị tộc Roma chống lại giới quý tộc của thị tộc Roma (Patrisep). - **Sự ra đời Nhà nước ở các quốc gia phương Đông cổ đại có những đặc trưng riêng. Đó là các Nhà nước tồn tại lâu đời, có sự hình thành chế độ tư hữu chưa rõ nét, vấn đề giai cấp và mức độ mâu thuẫn chưa sâu sắc như ở nhiều nước châu Âu. Sự xuât hiện của các Nhà nước phương Đông cổ đại gắn liền với nhu cầu quản lý về trị thuỷ, xây dựng các công trình thuỷ lợi và chống giặc ngoại xâm.** - **Riêng ở Việt Nam, do những nhu cầu thường trực về tự vệ, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng, Nhà nước xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ 7 đến thế kỉ thứ 6 trước Công nguyên. Đó là Nhà nước Văn Lang của vua Hùng, với sự hình thành và phân hoá giai cấp diễn ra chậm chạp và không sâu sắc. Nhà nước sơ khai là Nhà nước Âu Lạc dười thời An Dương Vương (khoảng 208 – 179 trước công nguyên). Nhà nước lúc này vẫn mang tàn dư của công xã thị tộc, thực hiện chức năng xã hội như trị thuỷ và thuỷ lợi; mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân không có khoản cách quá lớn đồng thời cũng thực thi chức năng là công cụ thống trị.** ## **Câu 4: Các đặc trưng cơ bản của Nhà nước, định nghĩa Nhà nước** ### **Định nghĩa Nhà nước** - **Định nghĩa chung về Nhà nước là:** Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị, quyền lực công của xã hội, của nhân dân, có chủ quyền, thực hiện việc quản lí các công việc chung của toàn xã hội trên cơ sở pháp luật và lợi ích chung với bộ máy Nhà nước chuyên trách, Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người, vì sự phát triển bền vững của xã hội. ### **Các đặc trưng cơ bản của Nhà nước** - **Quyền lực chính trị công cộng đặc biệt:** Nhà nước là tổ chức quyền lục chính trị công đặc biệt với bộ máy thực hiện cưỡng chế và quản lý các lĩnh vực đời sống xã hội. Bộ máy cưỡng chế gắn liền với những lực lượng vũ trang, nhà tù, trại tập trung và những cơ quan cưỡng chế khác - không tồn tại trong chế độ thị tộc nguyên thuỷ và cũng không có trong các tổ chức phi Nhà nước. - **So sánh quyền lực Nhà nước với quyền lực của tổ chức thị tộc nguyên thuỷ:** Quyền lực Nhà nước thuộc về giai cấp thiểu số thống trị, được thực hiện bởi bộ máy với một lớp người đặc biệt, với chức năng cưỡng chế và quản lý xã hội theo đường lối của giai cấp thống trị. Còn quyền lực của tổ chức thị tộc nguyên thuỷ thì hoà nhập vào xã hội, được thực hiện bởi sự tự nguyện của các thành viên xã hội, với chức năng là thể hiện ý chí và lợi ích của toàn xã hội. - **So sánh quyền lực Nhà nước với quyền lực của các tổ chức khác trong xã hội:** Quyền lực Nhà nước có đặc trưng tiêu biểu là tính chất đại diện, tính chính đáng, tính hợp pháp và độc quyền sử dụng sức mạnh bạo lực. Quyền lực Nhà nước là 1 dạng đặc biệt của quyền lực xã hội, của quyền lực chính trị và là trung tâm của quyền lực chính trị. - **Quyền lực Nhà nước bao gồm ba nhánh cơ bản:** Lập pháp, hành pháp và tư pháp. - **Quyền lực Nhà nước áp dụng phổ biến đối với toàn xã hội, mang tính chất chính trị - công cộng, có sứ mệnh thực hiện các chức năng chung của xã hội để đáp ứng các loại lợi ích khác nhau trong xã hội Được thực hiện bởi 1 bộ máy chuyên trách có thẩm quyền quản lý, cưỡng chế theo pháp luật** - **Có thẩm quyền quy định hệ thống thuế, tổ chức dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ** - **Có tính hợp pháp và tính chính đáng ( tính chính danh)** - **Về lãnh thổ dân cư:** Quyền lực của Nhà nước được thực hiện trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Nhà nước thực hiện sự quản lý dân cư theo lãnh thổ theo các đơn vị hành chính, không phụ thuộc vào chính kiến, giới tính, huyết thống, nghề nghiệp. Sự phân chia này đảm bảo cho sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước. Người dân sống trên lãnh thổ của Nhà nước có mối quan hệ với Nhà nước, bằng chế định quốc tịch, quy chế pháp lý công dân xác lập sự phụ thuộc của công dân vào một Nhà nước nhất định. Tương ứng, Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người, của công dân trên cơ sở hiến pháp và pháp luật. Giới hạn lãnh thổ của quyền lực Nhà nước còn có hiệu lực cả đối với người nước ngoài, tuy rằng quy chế pháp lý của họ hạn chế và khác với công dân nước sở tại. - **Chủ quyền quốc gia:** Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của Nhà nước về đối nội và độc lập về đối ngoại. Tất cả mọi cá nhân, tổ chức sống trên lãnh thổ của đất nước sở tại đều phải tuân thủ luật pháp của Nhà nước. Nhà nước là người đại diện chính thức, đại diện về mặt pháp lý cho toàn xã hội về đối nội và đối ngoại. Chủ quyền quốc gia thể hiện tính độc lập và không phụ thuộc của Nhà nước trong việc giải quyết các công việc đối nội và đối ngoại của mình. Tôn trọng, bảo vệ độc lập, chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi là nguyên tắc, là phương châm hành động của Nhà nước Việt Nam hiện nay trong các quan hệ quốc tế. - **Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và đảm bảo sự thực hiện pháp luật:** Một mặt Nhà nước đảm bảo thực hiện pháp luật, mặt khác, pháp luật quy định phạm vi, giới hạn hoạt động Nhà nước. Các quy định pháp luật do Nhà nước ban hành có hiệu lực bắt buộc đối với bản thân Nhà nước và các cơ quan công quyền. - **Nhà nước có quyền quy định và thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc:** Thuế được sử dụng để nuôi sống bộ máy Nhà nước, thực hiện các chức năng Nhà nước, các hoạt động chung của xã hội. Người dân đóng thuế theo luật định và có quyền tương ứng trong việc giám sát, kiểm tra hoạt động của Nhà nước, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của mình, vì sự phát triển của cộng đồng, xã hội. ## **Câu 5: Hình thức chính thể** - **Hình thức chính thể là cách thức tổ chức, trình tự thành lập các cơ quan cao nhất của quyền lực Nhà nước, mối quan hệ giữa các cơ quan này với nhau và với nhân dân** - **Chủ yếu phân thành 2 loại cơ bản: chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà.** - **Trong mỗi loại hình thức có những biến dạng:** * **Chính thể quân chủ -** quân chủ tuyệt đối, quân chủ lập hiến / hạn chế. * **Chính thể quân chủ lập hiến lại có 2 loại:** quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị. * **Chính thể cộng hoà -** cộng hoà Tổng thống, cộng hoà đại nghị, cộng hoà lưỡng tính/hỗn hợp. ### **●Hình thức chính thể quân chủ** - **Quyền lực tối cao tập trung toàn bộ hay một phần vào tay người đứng đầu Nhà nước (vua/hoàng đế) và được chuyển giao theo nguyên tắc “cha truyền con nối”.** - **Hình thành trong xã hội chiếm hữu nô lệ, trở hình thức chính thể trong xã hội phong kiến và còn tồn tại tới thời kì xã hội tư sản. Do xã hội đã trải qua nhiều biến cố nên hình thức quân chủ trong các Nhà nước tư sản, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, đã có nhiều thay đổi để thích nghi.** - **Đặc trưng cơ bản:** * **Một là,** quyền lực tối cao của Nhà nước tập trung toàn bộ hay 1 phần trong tay người đứng đầu Nhà nước. * **Hai là,** quyền lực tối cao được chuyển giao bằng con đường thừa kế và về nguyên tắc là suốt đời. * **Ba là,** về phương diện pháp lý, vua – Người đứng đầu Nhà nước là nguồn gốc của quyền lực Nhà nước tối cao cả về lập pháp, hành pháp và tư pháp. - **Đặc biệt trong chính thể quân chủ tuyệt đối, ý vua là pháp luật, chỉ có vua mới có thể đặt ra giới hạn quyền lực.** ### **Chính thể quân chủ tuyệt đối (Nhà nước chủ nô và Nhà nước phong kiến)** - **Người đứng đầu Nhà nước (vua) nắm trọn quyền lực Nhà nước. Toàn bộ quyền lực tối cao lập pháp, hành pháp, tư pháp đều nằm trong tay nhà vua.** ### **Chính thể quân chủ hạn chế / quân chủ lập hiến** - **Quyền lực của nhà vua bị hạn chế bởi một Nghị viện hoặc bởi Hiến pháp.** - **Trong phần lớn các chính thể quân chủ hạn chế, có sự kết hợp hai hình thức hạn chế trên. Những nước mà quyền lực của vua bị giới hạn bằng Hiến pháp, Nghị viện được gọi là mô hình quân chủ đại nghị / lập hiến.** - **Chính thể quân chủ lập hiến lại có có hai loại: quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị:** * **Quân chủ nhị nguyên:** quyền lực Nhà nước được chia đều cho vua, Nghị viện; các bộ trưởng do vua bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước nhà vua và trước Nghị viện. Hiện nay hình thức chính thể này không còn tồn tại ở các nước tư sản. * **Quân chủ đại nghị là hình thức quân chủ phổ biến hiện nay ở các nước tư sản như Anh, Nhật, Tây Ban Nha, v.v...** Vua không có thực quyền, quyền lực Nhà nước chủ yếu nằm trong tay bộ máy hành pháp và người đứng đầu hành pháp. Vua chỉ mang tính hình thức như: công bố, bổ nhiệm các chức vụ cao cấp của Nhà nước, tham gia các nghi lễ Nhà nước. Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu được thành lập theo phái đa số trong Quốc hội hoặc liên minh các đảng phải trong Quốc hội, chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, không chịu trách nhiệm trước nhà vua. => Hiện nay chính thể quân chủ còn tồn tại ở một số nước trên thế giới, chủ yếu là mô hình quân chủ lập hiến. Mô hình này có một số điểm tương đồng với chính thể cộng hòa đại nghị. ### **●Hình thức chính thể cộng hoà** - **Xuất hiện từ thời Hy Lạp – La Mã cổ đại, là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao Nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong 1 thời hạn/nhiệm kì nhất định.** - **Đặc trưng cơ bản:** * **Quyền lực tối cao được thiết lập bằng bầu cử.** * **Giới hạn thẩm quyền của các cơ quan quyền lực tối cao theo nhiệm kỳ; nhân dân có quyền tham gia bầu cử để thiết lập Nhà nước.** * **Quyền lực Nhà nước phụ thuộc vào nhân dân, vào các cử tri.** - **Trong quá khứ được chia thành: cộng hòa quý tộc và cộng hòa dân chủ.** * **Cộng hoà quý tộc:** Quyền bầu cử và ứng cử các cơ quan quyền lực cao nhất chỉ thuộc về tầng lớp quý tộc, người dân không được tham gia bầu cử cơ quan quyền lực tối cao dưới mọi hình thức; tồn tại ở Nhà nước chủ nô và phong kiến. * **Cộng hoà dân chủ:** Nhân dân có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan Nhà nước; đặc trưng cho thời kỳ chủ nghĩa tư bản. - **Trong thời hiện đại được chia thành: cộng hoà Tổng thống, cộng hoà đại nghị và cộng hoà hỗn hợp (cộng hoà lưỡng tính)** * **Cộng hoà Tổng thống:** * Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu chính phủ, có quyền lực to lớn, do nhân dân trực tiếp bầu ra (hoặc gián tiếp, do đại cử tri bầu ra). * Chính phủ do Tổng thống lập ra, không có chức danh Thủ tướng, độc lập với Quốc hội. Mọi thành viên của chính phủ do Tổng thống bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Tổng thống chứ không phải trước Nghị viện (Quốc hội). => Mô hình chính phủ 1 đầu. * Nghị viện không có quyền lật đổ chính phủ, còn nguyên thủ quốc gia cũng không có quyền giải tán Nghị viện trước thời hạn. * Áp dụng tuyệt đối nguyên tắc phân chia quyền lực Nhà nước. Ngành lập pháp và hành pháp kìm chế và đối trọng lẫn nhau để không có cơ quan nào lợi dụng quyền lực. * **Cộng hoà đại nghị:** * Nguyên thủ quốc gia do Nghị viện bầu ra chứ không phải do nhân dân trực tiếp bầu. Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu không chịu trách nhiệm trước nguyên thủ quốc gia, mà chịu trách nhiệm trước Nghị viện. * Nghị viện được coi là cơ quan lập pháp cao nhất của quyền lực Nhà nước, do nhân dân bầu ra theo nhiệm kỳ nhất định. * Chính phủ được hình thành phụ thuộc vào kết quả bầu cử các đảng phái chính trị. Đảng nào chiếm đa số ghế sau mỗi lần bầu cử Hạ viện thì được quyền đứng ra thành lập Chính phủ. * Nghị viện có quyền lật đổ chính phủ, đồng thời người đứng đầu chính phủ có quyền yêu cầu nguyên thủ quốc gia giải tán Nghị viện. * Áp dụng nguyên tắc phân quyền một cách mềm dẻo. * Tổng thống ở các chính thể cộng hòa đại nghị không có thực quyền mà chủ yếu mang tính tượng trưng, hình thức - giống như trong chính thể quân chủ lập hiến. Quyền lực thực tế thuộc về tay Thủ tướng chính phủ. * **Cộng hoà lưỡng tính / hỗn hợp:** 1 nửa Tổng thống, 1 nửa đại nghị * Kết hợp những đặc trưng cơ bản của cộng hòa Tổng thống, cộng hòa đại nghị và những đặc điểm mới, không có ở cả hai hình thức đó. * Tổng thống và Nghị viện được nhân dân bầu trực tiếp. Nghị viên có thẩm quyền kiểm soát chính phủ bằng nhiều cách như: phê duyệt ngân sách hàng năm hoặc bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính phủ. * Tổng thống đứng đầu Nhà nước, là nguyên thủ quốc gia còn Thủ tướng đứng đầu chính phủ. * Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện, Nghị viên chỉ có thể bỏ phiếu tín nhiệm đối với Thủ tướng chứ không phải đối với tập thể chính phủ. * Hiến pháp cho phép giải tán Nghị viện hoặc Hạ viện theo sáng kiến của Tổng thống trong trường hợp có bất đồng không giải quyết được giữa cơ quan hành pháp với Nghị viện cùng cấp. ## **Câu 6: Hình thức cấu trúc Nhà nước** - **Khái niệm:** Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chức và phân bố quyền lực nhà nước theo lãnh thổ, cũng như mối quan hệ giữa các chủ thể của lãnh thổ đó của quyền lực nhà nước. - **Bao gồm 2 loại:** * **Hình thức cấu trúc Nhà nước đơn nhất** * **Nhà nước liên bang** - **Nhà nước đơn nhất được hình thành trên lãnh thổ duy nhất, có một hệ thống pháp luật thống nhất, một hiến pháp duy nhất; các bộ phận hợp thành Nhà nước có chủ quyền chung, có sự thống nhất giữa các đơn vị hành chính lãnh thổ; công dân có một quốc tịch. Ví dụ: Việt Nam, Lào, Campuchia.** - **Nhà nước liên bang có chủ quyền chung, tuy nhiên mỗi Nhà nước thành viên có chủ quyền riêng theo các nguyên tắc hiến định của Nhà nước. Có 2 hệ thống các cơ quan Nhà nước: một hệ thống cơ quan Nhà nước của Nhà nước liên bang và một hệ thống cơ quan Nhà nước của mỗi Nhà nước thành viên; đồng thời có hai hệ thống pháp luật: một của Nhà nước liên bang và một của các Nhà nước thành viên. Công dân có thể có 2 quốc tịch. Ví dụ: Mỹ, Mexico, Ân Độ** <start_of_image> - **Liên minh các Nhà nước:** * Là sự liên kết tạm thời của các Nhà nước với nhau để thực hiện những mục đích nhất định. Nhà nước liên minh hoặc tự giải tán, hoặc có thể chuyển thành Nhà nước liên bang. - **Tuy vậy để phù hợp với xu thế hiện đại, cần có sự thay đổi ít nhiều về khái niệm liên minh các Nhà nước nói chung và nhận thức 1 số liên minh Nhà nước nói riêng.** - **Liên minh châu Âu có thể nói là một hiện tượng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế, pháp lý của thế giới hiện đại, là một hình mẫu đặc biệt của liên minh Nhà nước đương đại, dù có một số yếu tố của Nhà nước liên bang nhưng xét về bản chất thì không thuộc phạm trù Nhà nước liên bang.** ## **Câu 7: Bản chất, hình thức, đặc điểm cơ bản của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam** ### **Bản chất Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam** - **Là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013, thể hiện sự kế thừa, phát triển các bản hiến pháp trước đó.** ### **Hình thức Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam** - **Hình thức chính thể:** Chính thể của Nhà nước Việt Nam hiện nay là chính thể cộng hòa theo bản chất Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Các đặc điểm cơ bản bao gồm: * **Tất cả các cơ quan Nhà nước đại diện cho quyền lực nhân dân đều do nhân dân trực tiếp bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân (Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp) theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các cơ quan này sẽ bị bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân.** * **Bộ máy Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền Việt Nam; quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.** * **Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước, tham gia vào xây dựng chính sách, pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân. Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.** * **Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Nhà nước có trách nhiệm thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật vì lợi ích nhân dân, các quyền con người, quyền công dân vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.** - **Hình thức cấu trúc:** Có một hệ thống các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, một hệ thống pháp luật trong đó Hiến pháp là đạo luật cơ bản, công dân có một quốc tịch. Lãnh thổ quốc gia được chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; huyện chia thành xã, thịt trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường. ### **Chế độ chính trị** - **Là chế độ chính trị dân chủ, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Nhà nước sử dụng các hình thức, phương pháp quản lý xã hội đảm bảo thực hiện chủ quyền nhân dân trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước.** - **Nhà nước bằng hệ thống pháp luật, cơ chế giám sát, kiểm tra để bảo đảm thực hiện quyền lực nhân dân bằng các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.** - **Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp.** ## **Câu 8: Chức năng Nhà nước:** ### **Khái niệm:** Là những phương diện hoạt động chủ yếu của Nhà nước thể hiện bản chất, vai trò xã hội, mục tiêu và các nhiệm vụ của Nhà nước; được thực hiện bằng những hình thức và phương pháp nhất định. => **Ý chính:** Chức năng Nhà nước là những hoạt động chủ yếu của Nhà nước - **Phân loại:** * **Căn cứ vào phạm vi hoạt động của các Nhà nước:** * **Đối nội:** những mặt hoạt động chủ yếu của Nhà nước trong nội bộ đất nước * **Đối ngoại:** những phương hướng hoạt động cơ bản của Nhà nước trong quan hệ quốc tế - **Chức năng đối nội giữ vai trò chủ đạo, có tính quyết định đối với chức năng đối ngoại. Việc thực hiện chức năng đối ngoại phải xuất phát từ chức năng đối nội và nhằm mục đích phục vụ chức năng đối nội.** * **Căn cứ vào nguyên tắc tổ chức quyền lực Nhà nước:** * **Chức năng lập pháp** * **Chức năng hành pháp là thi hành** * **Chức năng tư pháp là thực hiện việc bảo vệ pháp luật bằng hình thức xét xứ** * **Căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động xã hội::** * **Chức năng kinh tế** * **Chức năng xã hội, văn hóa** * **Chức năng bảo vệ quyền con người, công dân** * **Chức năng hợp tác quốc tế ...** ### **Các yếu tố quy định, tác động đến việc xác định và thực hiện chức năng Nhà nước, nêu ví dụ:** - **Yếu tố chính trị** - **Truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc** - **Tương quan lực lượng** - **Xu thế thời đại** - **Ví dụ:** Điều 4, Hiến pháp năm 2013 quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Điều này định hướng chức năng của Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. ## **Câu 9: Hình thức và phương pháp thực hiện chức năng Nhà nước, liên hệ vào các chức năng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?** - **Các hình thức thực hiện chức năng Nhà nước:** * X