Câu hỏi trắc nghiệm PLĐC - Giáo trình Lý thuyết Nhà nước và pháp luật
Document Details
Uploaded by Deleted User
Tags
Summary
This document is a set of multiple-choice questions on the basic concepts of the state. The questions cover various aspects of state theory, including forms of government, structures, and functions.
Full Transcript
Câu hỏi trắc nghiệm PLĐC Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC Câu 1: Hình thức của nhà nước bao gồm các yếu tố: A. Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc, chế độ chính trị - xã hội B. Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc, chế độ chính trị...
Câu hỏi trắc nghiệm PLĐC Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC Câu 1: Hình thức của nhà nước bao gồm các yếu tố: A. Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc, chế độ chính trị - xã hội B. Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc, chế độ chính trị C. Hình thức cấu trúc, hình thức chính thể, chế độ xã hội D. Hình thức chính thể quân chủ, hình thức chính thể cộng hòa Câu 2: “Nga là nhà nước liên bang”. Từ “liên bang” trong nhận định này đề cập đến… A. Hình thức quân chủ của nhà nước B. Chế độ chính trị của nhà nước C. Hình thức cấu trúc của nhà nước D. Mức độ rộng lớn của nhà nước Câu 3: Hình thức chính thể quân chủ bao gồm: A. Quân chủ đại nghị và quân chủ hạn chế B. Quân chủ quý tộc và quân chủ đại nghị C. Quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế D. Quân chủ cộng hòa và quân chủ quý tộc Câu 4: Các kiểu nhà nước bao gồm: A. Chủ nô, địa chủ, tư sản, vô sản B. Chủ nô, phong kiến, tư sản, xã hội chủ nghĩa C. Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản, xã hội chủ nghĩa D. Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản, xã hội chủ nghĩa Câu 5: “Địa chủ” là giai cấp tồn tại trong kiểu nhà nước: A. Chủ nô B. Phong kiến C. Tư sản D. Xã hội chủ nghĩa Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự xuất hiện của Nhà nước: A. Do xảy ra 3 lần phân công lao động B. Do sự phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp trong xã hội C. Do ý chí chung của con người sống trong xã hội D. Do nhu cầu chống ngoại xâm và làm công trình thủy lợi Câu 7: Căn cứ vào phạm vi hoạt động, chức năng của Nhà nước bao gồm: A. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại B. Chức năng thống trị và chức năng phục vụ C. Chức năng thể hiện tính giai cấp và chức năng thể hiện tính xã hội D. Chức năng lập pháp, chức năng hành pháp và chức năng tư pháp Câu 8: Phân công lao động xã hội lần thứ 3 trong xã hội cộng sản nguyên thủy là: A. Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt B. Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp C. Công nghiệp tách khỏi nông nghiệp D. Thương nghiệp xuất hiện Câu 9: Chế độ cộng sản nguyên thủy là hình thái kinh tế xã hội mà ở đó: A. Không có nhà nước, không có pháp luật B. Không có nhà nước, nhưng có pháp luật C. Không có pháp luật nhưng có nhà nước D. Xuất hiện nhà nước và pháp luật Câu 10: Chức năng của nhà nước là: A. Những mặt hoạt động của nhà nước nhằm thực hiện công việc của nhà nước B. Những công việc và mục đích mà nhà nước cần giải quyết và đạt tới C. Những phương điện, mặt hoạt động cơ bản nhằm thực hiện nhiệm vụ cấp bách, lâu dài của nhà nước D. Là những phương tiện, mặt hoạt động cơ bản nhằm thực hiện những nhiệm vụ đã đặt ra cho nhà nước Câu 11: Tổ chức nào sau đây có quyền lực công: A. Các tổ chức phi chính phủ B. Tổng công ty Nhân Kiệt C. Nhà nước D. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Câu 12: “Nhà nước là một nhà máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác”, nhận định này đề cập đến bản chất nào của nhà nước: A. Chức năng của nhà nước B. Hình thức hoạt động của nhà nước C. Tính giai cấp của nhà nước D. Tính quyền lực của nhà nước Câu 13: Nhà nước nào dưới đây là nhà nước liên bang: A. Trung Quốc B. Việt Nam C. Canada D. Nhật bản Câu 14: “Quyền lực nhà nước như quyền của cha đối với con, nắm trên mọi lợi ích phe nhóm và không bao hàm bản chất giai cấp”. Nội dung trên về quyền lực nhà nước thuộc học thuyết: A. Thuyết khế ước xã hội B. Thuyết tâm lý C. Thuyết gia trưởng D. Thuyết bạo lực Câu 15: Nhà nước phân chia và quản lý dân cư theo: A. Huyết thống B. Tôn giáo C. Đơn vị hành chính D. Giới tính Câu 16: Chức năng chủ yếu của cơ quan hành pháp là: A. Bảo vệ pháp luật B. Xây dựng pháp luật C. Thực hiện pháp luật D. Giám sát pháp luật Câu 17: Đặc điểm nào đúng về nhà nước Việt Nam: A. Quyền lực nhà nước theo nguyên tắc “tam quyền phân lập” B. Có một hệ thống pháp luật chung cho cả nước và hệ thống pháp luật của từng địa phương C. Quyền lợi nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước D. Quyền lực nhà nước thuộc về Chính phủ Câu 18: Hình thức chính thể của nhà nước bao gồm các loại: A. Chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa B. Chính thể quân chủ và chính thể dân chủ C. Chính thể cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị D. Chính thể quân chủ tuyệt đối và quân chủ trong đó Câu 19: Nhà nước nào sau đây theo hình thức cấu trúc đơn giản nhất: A. Nga B. Nhật bản C. Hoa kỳ D. Đức Câu 20: “Cộng hòa liên bang Đức”. Hình thức nhà nước của Đức là: A. Chính thể cộng hòa – liên bang B. Chính thể quân chủ - liên bang C. Chính thể cộng hòa – đơn nhất D. Chính thể quân chủ - đơn nhất Câu 21: Trong bộ máy nhà nước, chức năng chủ yếu của cơ quan tư pháp là: A. Xây dựng pháp luật B. Triển khai các quy định của pháp luật vào cuộc sống C. Bảo vệ pháp luật D. Tuyên truyền pháp luật Câu 22: Cấu trúc bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: A. Cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan xét xử, cơ quan B. Cơ quan quyên lực nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm… C. Cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan kiểm sát và cơ quan tư pháp D. Cơ quan quyển lực nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan xét xử Câu 23: Đặc trưng “Nhà nước thu thuế dưới dạng bắt buộc” được hiểu là: A. Nhà nước khuyến khích các chủ thể trong xã hội đóng thuế B. Nhà nước buộc các chủ thể trong xã hội phát động thuế với các quy định cụ thể C. Nhà nước kêu gọi các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng thuế cho Nhà nước D. Nhà nước khuyến khích các chủ thể đóng thuế vì do là quyền lợi hợp pháp của các chủ thể Câu 24: Một trong các đặc trưng cơ bản của Nhà nước là: A. Phân chia dân cư theo quan hệ huyết thống B. Nhà nước ban hành những nội quy, điều lệ chung C. Thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt D. Nhà nước khuyến khích nộp thuế Câu 25: Các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử xã hội loài người: A. Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa B. Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa C. Cộng sản nguyên thuyer, chủ nô, phong kiến, tư sản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa D. Chủ nô, phong kiến, tư sản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa Câu 26: Mối quan hệ giữa chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước là: A. Chức năng đối nội và đối ngoại luôn mâu thuẫn với nhau B. Chức năng đối nội quan trọng hơn sẽ quyết định tính chất chức năng đối ngoại C. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau D. Chức năng đối nội xã hội ngoại đối lập, không có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau Câu 27: Chỉ …. Được ban hành các sắc thuế và tổ chức việc thu thuế. Từ còn thiếu là gì: A. Tổ chức chính trị B. Nhà nước C. Nguyên thủ quốc gia D. Các tổ chức chính trị - xã hội Câu 28: Các giai cấp chính trong kiểu nhà nước chủ nô: A. Chủ nô và tầng lớp nhân dân lao động B. Tư sản và vô sản C. Địa chủ và nông dân D. Chủ nô và nô lệ Câu 29: kết quả của tần phân công lap động thứ nhất trong xã hội cộng sản nguyên thủy: A. Xuất hiện giai cấp và chế độ tư hữu B. Xuất hiện giai cấp và hình thức nhà nước C. Xuất hiện nhà nước và pháp luật D. Xuất hiện chế độ tư hữu Câu 30: Một trong những bản chất của nhà nước là: A. Nhà nước có chủ quyền quốc gia B. Tính giai cấp C. Đặt ra thuế và thu thuế dưới hình thức bắt buộc D. Phân chia và quản lý dân cư theo đơn vị hành chính – lãnh thổ Câu 31: Trước tình hình phức tạp của đại dịch Covid 19, chính phủ Việt Nam đã kịp thời lãnh đạo ngành y tế phối hợp với các bộ, ngành khác để triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo có đủ nguồn vắc xin tiêm cho nhân dân. Hoạt động của chính phủ và các cơ quan trong hoạt động phòng, chống dịch đã thể hiện tính chất nào sau đây của nhà nước: A. Tính giai cấp B. Tính quyền lực C. Tính xã hội D. Tính dân chủ Câu 32: Trong một số năm gần đây, Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc đối thoại đa phương tiện về nhân quyền với các nước, các tổ chức quốc tế như với Hoa Kỳ, Na Uy, Liên minh Châu Âu… Hoạt động này thể hiện chức năng nào của nhà nước Việt Nam A. Chức năng đối nội B. Chức năng đối ngoại C. Chức năng lập pháp D. Chức năng tư pháp Câu 33: Khẳng định nào sau đây sai khi nói đề cập chức năng của nhà nước A. Chức năng đối nội của nhà nước là cơ sở cho việc thực hiện chức năng đối ngoại B. Kết quả của việc thực hiện chức năng đối ngoại có tác động đến với việc thực hiện chức năng đối nội C. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại có vai trò quan trọng như nhau D. Chức năng đối nội có vai trò quan trọng hơn chúc năng đối ngoại Câu 34: Câu nào sau đây đúng về nguyên thủ quốc gia: A. Nguyên thủ quốc gia phải là cá nhân B. Nguyên thủ quốc gia phải là tập thể C. Nguyên thủ quốc gia có thể là cá nhân hoặc tập thể D. Nguyên thủ quốc gia luôn là người có quyền lực tối cao trong bộ máy nhà nước Câu 35: Nước nào sau đây có hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối A. Thái Lan B. Nhật Bản C. Oman D. Anh Câu 36: Chọn câu sai về nhà nước A. Nhà nước có chủ quyền quốc gia B. Nhà nước có 2 chức năng là đối nội và đối ngoại C. Nhà nước luôn được xây dựng trên nguyên tắc tam quyền phân tập D. Nhà nước có 2 bản chất là bản chất giai cấp và bản chất xã hội Câu 37: Ở nhà nước theo hình thức chính thể cộng hòa: A. Quyền lực nhà nước được trao cho một cơ quan hoặc thành lập theo chế độ bầu cử B. Quyền lực nhà nước được trao cho một người đứng đầu theo chế độ thừa kế C. Quyền lực nhà nước được trao cho một cơ quan theo chế độ bầu cử và một người thừa kế D. Quyền lực nhà nước được trao cho một cơ quan theo chế độ bầu cử hoặc một người thừa kế Câu 38: Nguyên thủ quốc gia của Việt Nam là: A. Tổng Bí thư B. Chủ tịch quốc hội C. Chủ tịch nước D. Thủ tướng chính phủ Câu 39: “Hoa Kỳ là quốc gia theo nguyên tắc tam quyền phân lập”. Từ “tam quyền” nhận định này là: A. Quyền lập pháp, quyền xét xử, quyền tư pháp B. Quyền lập pháp, quyền quản lý, quyền hành pháp C. Quyền quản lý, quyền xét xử, quyền công tố D. Quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp Câu 40: Trong nhà nước có hình thức chính thể cộng hòa tổng thống, nguyên thủ quốc gia do: A. Do quốc hội bầu ra B. Do nhân dân trực tiếp bầu ra C. Cha truyển con nối theo phương thức kế vị D. Được thành lập kết hợp giữa bầu và kế nhiệm Câu 41: Trên cơ sở khái niệm kiểu nhà nước, nhận định sau đây không đúng: A. Kiểu nhà nước sau tiến bộ hơn kiểu nhà nước trước B. Sự thay thế các kiểu nhà nước là con đường mang tính khách quan C. Sự thay thế các kiểu nhà nước được diễn ra bằng mọi cuộc cách mạng D. Mọi quốc gia tất yêu phải trải qua 4 kiểu nhà nước Câu 42: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không trải qua kiểu nhà nước nào sau đây A. Phong kiến B. Chủ nô C. Xã hội chủ nghĩa D. Chiếm hữu nô lệ Câu 43: Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước A. Đảm bảo quyền lực của nhân dân được rập trung B. Hạn chế việc lạm dụng quyền lực nhà nước C. Hạn chế sự phân tán quyền lực nhà nước D. Thực hiện quyền lực của nhân dân một cách dân chủ Câu 44: Hoạt động nào không thuộc chức năng đối ngoại của nhà nước Việt Nam A. Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á B. Tăng cường sản xuất các mặt hàng xuất khẩu C. Ký kết hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu D. Tham gia tổ chức APEC Câu 45: Chọn câu đúng về bản chất của nhà nước A. Nhà nước có thể không có bản chất giai cấp nhưng phải có bản chất xã hội B. Nhà nước có thể không có bản chất xã hội và phải có bản chất giai cấp C. Nhà nước không thể không có bản chất giai cấp và bản chất xã hội D. Tùy từng kiểu nhà nước trong lịch sử mỗi nhà nước sẽ có bản chất giai cấp hay bản chất xã hội Câu 46: Việc nhà nước mang đặc trưng “ phân chia cư dân theo lãnh thổ” không đúng với ý nào sau đây A. Thực hiện quyền lực nhà nước B. Thực hiện chức năng quản lý – xã hội C. Thực hiện chức năng giám sát D. Trấn áp giai cấp Câu 47: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – lenin thì: A. Nhà nước là hiện tượng xã hội, mang tính lịch sử B. Nhà nước là hiện tượng tự nhiên, mang tính lịch sử C. Nhà nước là hiện tượng xã hội, mang tính vĩnh cửu và bất biến D. Nhà nước là hiện tượng tự nhiên, mang tính vĩnh cửu và bất biến Câu 48: Quyền lực trong xã hội cộng sản nguyên thủy mang tính chất nào sau đây: A. Quyền lực được xây dựng trên cơ sở giai cấp, mang tính giai cấp B. Quyền lực mang tính dân chủ C. Quyền lực do cộng đồng người trong xã hội cộng sản nguyên thủy tổ chức và mang tinh thần tự nguyện D. Quyền lực vẫn hoàn toàn mang tính chất xã hội, hòa nhập với xã hội Câu 49: Thuyết khế ước xã hội lý giải về nguồn gốc ra đời nhà nước đã đưa ra kết quả nào sau đây A. Nhà nước là sản phẩm của khế ước được ký kết giữa những con người trong trạng thái không có nhà nước B. Nhà nước là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người là kết quả của … định C. Nhà nước ra đời do nhu cầu tâm lý của con người luôn muốn phụ thuộc vào một… D. Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ những cuộc chiến tranh, xâm chiếm lãnh thổ Câu 50: Nhận định nào sau đây sai khi đề cập đến nhà nước A. Nhà nước chỉ ra đời và tồn tại khi có những điều kiện nhất định B. Nhà nước chỉ tồn tại trong hình thái kinh tế - xã hội có giái cấp C. Chế độ tư hữu là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của một nhà nước trên thế giới D. Nhà nước không thể ra đời trong điều kiện kinh tế xã hội chưa có xung đột giai cấp Câu 51: Nhận định nào sau đây đúng khi nghiên cứu về bản chất nhà nước: A. Bầu cử nhà nước nào cũng thể hiện bản chất giai cấp rõ rệt hơn bản chất xã hội B. Một nhà nước đều là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đồi với giai cấp khác C. Nhà nước phong kiến chỉ mang bản chất giai cấp D. Bất cứ nhà nước nào cũng đều thể hiện bản chất giai cấp và bản chất xã hội Câu 52: Chính thể cộng hòa đại nghị còn được gọi là: A. Chính thể cộng hòa lưỡng tính B. Chính thể quân chủ đại nghị C. Chính thể cộng hòa nghị viện D. Chính thể cộng hòa tổng thống Câu 53: Nhận định nào sau đây là sai: A. Nhà nước có 2 loại hình thức cấu trúc đơn nhất và liên bang B. Nhà nước có 2 loại chức năng là đối nội và đối ngoại C. Nhà nước có 2 loại chế độ chính trị là quân chủ và dân chủ D. Nhà nước có 2 bản chất là tính giai cấp và tính xã hội Câu 54: Nhận định nào sau đây là đúng về nhà nước: A. Nhà nước tồn tại trong mọi chế độ xã hội và tồn tại mãi mãi B. Trong xã hội chủ nghĩa nhà nước không còn bản chất giai cấp C. Nhà nước là một tổ chức có bộ máy hùng mạnh nhất trong xã hội D. Quyền lực nhà nước luôn theo nguyên tắc tam quyền phân lập Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT Câu 1: Pháp luật xuất hiện từ khi nào? A. Từ khi có giai cấp B. Từ khi có nhà nước C. Từ khi có chế độ tư hữu D. Từ khi có mâu thuẫn giữa các giai cấp Câu 2: Các kiểu pháp luật trong xã hội có giai cấp: A. Kiểu pháp luật nô lệ, kiểu pháp luật phong kiến, kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa, kiểu pháp luật tư bản B. Kiểu pháp luật chủ nô, kiểu pháp luật địa chủ, kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa, kiểu pháp luật tư bản C. Kiểu pháp luật chủ nô, kiểu pháp luật phong kiến, kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa, kiểu pháp luật tư sản D. Kiểu pháp luật chiếm hữu nô lệ, kiểu pháp luật phong kiến, kiểu pháp luật chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội tư sản Câu 3: Các thuộc tính của pháp luật bao gồm: A. Tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung, tính đảm bảo thực hiện bởi nhà nước B. Tính phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung, tính khuyến khích và đảm bảo thực hiện bởi nhà nước C. Tính quy định, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, tính đảm bảo thực hiện bởi nhà nước D. Tính quy phạm phổ biển, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, tính đảm bảo thực hiện bởi nhà nước Câu 4: Hình thức kinh tế - xã hội không có pháp luật A. Chiếm hữu nô lệ B. Tư bản chủ nghĩa C. Cộng sản nguyên thủy D. Xã hội chủ nghĩa Câu 5: Kiểu pháp luật của nhà nước Việt Nam hiện nay là A. Phong kiến B. Tư sản C. Xã hội chủ nghĩa D. Chủ nô Câu 6: “Pháp luật và nhà nước là 2 hiện tượng xuất hiện trong xã hội cùng lúc” là quan niệm của A. Thuyết tư sản B. Thuyết thần học C. Học thuyết Mác - lênin D. Thuyết gia trưởng Câu 7: Tính quy phạm phổ biến là đặc tính của A. Pháp luật B. Quy tắc đức C. Tín điều tôn giáo D. Tổ chức xã hội Câu 8: Kiểu pháp luật phong kiến thể hiện ý chí sau: A. Giai cấp địa chủ B. Giai cấp nông dân C. Giai cấp bị trị D. Tất cả các giai cấp trong xã hội Câu 9: tập quán pháp là: A. Biến đổi những tục lệ, tập quán có sẵn thành pháp luật B. Biến đổi những thói quen hành xử của con người trong lịch sử thành pháp luật C. Biến đổi những quy phạm tôn giáo thành quy định pháp luật D. Các tập quán được cộng đồng thừa nhận và sử dụng chung Câu 10: Pháp luật là: A. Những quy định mang tính bắt buộc chung cho mọi người trong xã hội B. Những quy định mang tính cưỡng chế đối với các cơ quan tổ chức trong xã hội C. Những quy định do cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định D. Những quy tắc xử vụ mang tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, được nhà nước đảm bảo thực hiện Câu 11: “Những xuất gia theo đạo Phật không được kết hôn”. Đây là A. Quy phạm đạo đức B. Quy phạm tập quán C. Quy phạm tôn giáo D. Quy phạm pháp luật Câu 12: Một trong những thuộc tính của pháp luật A. Tính giai cấp B. Tính chặt chẽ về mặt nội dung C. Tính chặt chẽ về mặt hình thức D. Tính cá biệt Câu 13: Đáp án nào sau đây KHÔNG thể hiện vai trò của pháp luật A. Pháp luật là phương tiện để nhà nước thể chế hóa đường lối của giai cấp cầm quyền B. Pháp luật là phương tiện chủ yếu để nhà nước quản lý xã hội C. Pháp luật là phương tiện bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân D. Pháp luật là phương tiện thể hiện ý chí đối lập của các giai tầng trong xã hội Câu 14: Bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện ở: A. Pháp luật là sự phản ánh ý chí của giai cấp thống trị B. Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp khác trong xã hội C. Pháp luật là sự phản ánh ý chí của giai cấp bị trị D. Pháp luật được tất cả các giai cấp thừa nhận và phải phù hợp với lợi ích chung của các giai cấp trong xã hội Câu 15: “Pháp luật xã hội chủ nghĩa phản ánh…” Trong đó … là A. Ý chí của số ít giai cấp thống trị B. Nền dân chủ C. Ý chí của phần đông nhân dân lao động D. Quyền lực giai cấp thống trị và chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa Câu 16: Nhận định nào sau đây là đúng A. Pháp luật chỉ mang tính giai cấp B. Pháp luật có thể không mang tính xã hội nhưng phải có tính giai cấp C. Pháp luật có thể không mang tính giai cấp những phải có tính xã hội D. Pháp luật mang tính giai cấp và tính xã hội Câu 17: Nhận định nào sau đây ĐÚNG về hình thức pháp luật? A. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật mà nhà nước thừa nhận một số tập quán đã… xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, nâng chúng lên thành pháp luật B. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban … chứa đựng những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội C. Tập quán pháp là hình thức pháp luật mà nhà nước thừa nhận các quy định của các… hoặc xét xử giải quyết những việc cụ thể để ấp udngj đối với các vụ việc tương tự D.. Câu 18: Điền từ thích hợp vào dấu “…” trong nhận định sau: “Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính …(1)… do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được …(2)… đảm bảo thực hiện thể hiện ý chí của …(3)… A. (1) bắt buộc, (2) xã hội, (3) toàn xã hội B. (1) bắt buộc chung, (2) xã hội, (3) giai cấp thống trị C. (1) bắt buộc, (2) nhà nước, (3) giai cấp bị trị D. (1) bắt buộc chung, (2) nhà nước, (3) giai cấp thống trị Câu 19: Nhận định nào sau đây đề cập tính quy phạm phổ biến của pháp luật A. Quy phạm pháp luật là khuôn mẫu chung cho nhiều người thực hiện B. Quy phạm pháp luật được áp dụng 1 lần trong không gian và thời gian… C. Quy phạm pháp luật là khuôn mẫu cho tất cả mọi người thực hiện, không có… D. Quy phạm pháp luật có tính phổ biển những khồng bằng các quy phạm xã hội… Câu 20: Nhận định nào sau đây là ĐÚNG A. Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị, với mục đích tạo ra một trật tự… với lợi ích của giai cấp thống trị B. Pháp luật thể hiện ý chí của phần lớn người dân C. Pháp luật phương tiện có hiệu lực nhất để điều chỉnh những quan hệ cơ bản giữa… bảo vệ trật tự xã hội và đời sống cộng đồng D. Pháp luật được sinh ra để bảo vệ lợi ích của tất cả các giai cấp trong xã hội Câu 21: Nhận định nào sau đây là ĐÚNG A. Pháp luật xuất hiện vì cần có quy tắc xử sự chung cho các cá nhân trong xã hội B. Những nguyên nhân làm phát sinh ra nhà nước chính cũng là những nguyên nhân ra đời của pháp luật C. Pháp luật ra đời do cần có công cụ trừng phạt người xâm phạm lợi ích của người… D. Pháp luật phải xuất hiện trước nhà nước Câu 22: Tập quán pháp là một trong những hình thức pháp luât, đó là A. Các bản án của cơ quan xét xử có hiệu lực và được nhà nước thừa nhận làm khung… quyết những vụ việc tương tự B. Hình thức pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành C. Hình thức pháp luật không thành văn D. Hình thức pháp luật tiến bộ nhất Câu 23: Điều ước quốc tế là hình thức pháp luật của Việt Nam khi A. Việt Nam không công nhận B. Việt Nam tham gia ký kết C. Điều ước có nhiều quốc gia cùng ký kết D. Điều ước được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận Câu 24: Hình thức pháp luật được áp dụng chủ yếu tại Việt Nam là A. Tập quán pháp B. Tiền lệ pháp C. Văn bản quy phạm pháp luật D. Án lệ Câu 25: Pháp luật là phương tiện để A. Bảo vệ các quyền của công dân B. Nhà nước sử dụng làm công cụ quản lý xã hội C. Trừng trị người phạm tội D. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, là công cụ chủ yếu quản lý mọi mặt đời sống xã hội, hoàn thiện bộ máy nhà nước Câu 26: Nhà nước và pháp luật là hai yếu tố đều thuộc: A. Cơ sở hạ tầng B. Kiến trúc thượng tầng C. Quan hệ sản xuất thống trị D. Quan hệ sanr xuất tàn dư Câu 27: Nhận định nào sau đây là ĐÚNG về bản chất của pháp luật A. Pháp luật luôn mang tính giai cấp và tính xã hội B. Tính giai caoas của pháp luật thay đổi qua các kiểu pháp luật C. Tính xã hội của pháp luật thay đổi qua các kiểu pháp luật D. Pháp luật có thể không có tính giai cấp nhưng phải có tính xã hội Câu 28: Việc tòa án xét xử lưu động các vụ án thể hiện chủ yếu chức năng nào sau đây của pháp luật A. Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội B. Chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội C. Chức năng giáo dục pháp luật D. Chức năng răn đe Câu 29: Pháp luật không tồn tại trong xã hội nào sau đây A. Chỉ tồn tại trong xã hội có sự bóc lột B. Tồn tại trong mọi hình thái kinh tế - xã hội C. Chỉ tồn tại trong xã hội có phân chia giai cấp D. Chỉ tồn tại trong xã hội không có bóc lột Câu 30: Pháp luật tồn tại trong điều kiện kinh tế xã hội nào A. Chỉ tồn tại trong xã hội có sự bóc lột B. Tồn tại trong mọi hình thái kinh tế - xã hội C. Chỉ tồn tại trong xã hội có phân chia giai cấp D. Chỉ tồn tại trong xã hội không có bóc lột Câu 31: Điều 27 Bộ luật hình sự 2015 quy định “Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. Phần gạch chân trong quy phạm này thể hiện rõ nét thuộc tính nào của pháp luật A. Tính giai cấp B. Tính quy phạm phổ biến C. Tính cưỡng chế D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức Câu 32: Kiểu pháp luật đang tồn tại ở Nhà nước Cộng hòa Pháp là A. Kiểu pháp luật tư sản B. Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa C. Kiểu pháp luật phong kiến D. Kiểu pháp luật chủ nô Câu 33: Văn bản nào sau đây chứa đựng quy phạm pháp luật A. Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng B. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội C. Nghị quyết của Tổng công ty Hàng không Việt Nam D. Nghị quyết của Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh Câu 34: Ngày 09/05/2017, chính phủ ban hành Nghị định số 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết vền một số điều của Luật trẻ em. Đây là hình thức pháp luật A. Tập quán pháp B. Tiền lệ pháp C. Văn bản quy phạm pháp luật D. Án lệ Câu 35: Tòa án nhân dân tối cao trong Bản án giám đốc thẩm số 93/GĐT-DS ngày 27 năm 2002 đã áp dụng một tập quán của ngư dân tại địa phương để giải quyết vụ “tài công là người có quyền chọn và cho người khác điểm đánh bắt, địa điểm đã bị bỏ hơn… không khai thác thì người khác có quyền khai thác.” Vậy hình thức pháp luật được Tòa án ứng dụng trong trường hợp này là gì A. Văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp B. Tập quán pháp C. Tiền lệ pháp D. Văn bản quy phạm pháp luật, tiền lệ pháp Câu 36: Theo nghị định số 594?QĐ-CA ngày 31/12/2021 của Chính án TANDTC về …(chín) án lệ được Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thông qua. Tòa án nhân dân và tòa án quân sự có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng các án lệ trong xét xử…. Các án lệ này là hình thức pháp luât nào ở Việt Nam A. Tập quán pháp B. Tiền lệ pháp C. Văn bản áp dụng luật D. Văn bản quy phạm pháp luật Câu 37: Nhận định nào sau đây là ĐÚNG: A. Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng lịch sử xã hội, không vĩnh cửu B. Nhà nước là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, pháp luật là hiện tượng bất biến C. Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng tự nhiên, vĩnh cửu và bất biến D. Nhà nước là hiện tượng xã hội bất biến, pháp luật là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử Câu 38: Điền từ thích hợp vào dấu “…” trong nhận định sau:”Kiểu pháp luật…(1)… trong thời kỳ hình thái kinh tế - xã hội…(2)… A. (1)tư bản - (2) tư sản chủ nghĩa B. (1)chiếm hữu nô lệ-(2)chủ nô C. (1)tư sản – (2)tư bản chủ nghĩa D. (1) địa chủ - (2) phong kiến Câu 39: Nhận định nào sau đây là SAI: A. Pháp luật và đạo đức đều là chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người B. Chỉ có pháp luật mới mang tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức C. Pháp luật luôn mang đủ 3 thuộc tính D. Chỉ có pháp luật mới mang tính bắt buộc Câu 40: Nhận định nào sau đây là đúng A. Pháp luật có chức nnawg chính là điều chỉnh tất cả quan hệ trong xã hội, đảm bảo…xác lập trong sự quản lý của nhà nước và tác động lên ý thức, tâm lý nhằm… người nhận thức, điều chỉnh cách cư xử phù hợp với quan niệm đạo đức của xã hội. B. Pháp luật có chức năng chính là điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo đảm các quy… được xác lập trong sự quản lý của nhà nước và tác động lên ý thức, tâm lý nhằm giúp … nhận thức, điều chỉnh các cư xử phù hợp với quy phạm pháp luật C. Pháp luật có chức năng chính là điều chỉnh các quan hệ xã hội, đồng thời tác động…tâm lý nhằm giúp con người nhận thức, điều chỉnh cách cư xử phù hợp với quy phạm… D. Pháp luật có chức năng chính là điều chỉnh các quạ hệ xã hội, bảo đảm …. Này được xác lập và tác động lên ý thức, tâm lý nhằm giúp con người nhận thức,.. có sự phù hợp với quy phạm pháp luật Câu 41: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội: A. Cùng phát sinh, tồn tại, phát triển và tiêu vong B. Cùng phát sinh, tồn tại, phát triển và tiêu vong cùng xã hội loại người C. Cùng phát sinh, tồn tại, nhưng nhà nước luôn phát triển sau pháp luật D. Cùng phát sinh nhưng sau đó nhà nước sẽ mất đi, pháp luật tồn tại mãu mãi với xã hội Câu 42: Hình thức pháp luật được sử dụng hiện nay tại Việt Nam là A. Tập quán pháp B. Văn bản quy phạm pháp luật C. Tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật D. Tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật Câu 43: Các quốc gia nào sau đây đang có kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa A. Việt Nam B. Hoa kỳ C. Malaysia D. Việt Nam và Malaysia Câu 44: Việc thực hiện pháp luật được đảm bảo rằng A. Đường lối của Đảng B. Hệ thống tư pháp C. Các biện pháp cưỡng chế của nhà nước D. Đường lói, chính sách của nhà nước, hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật của nhà nước, các biện pháp cưỡng chế của nhà nước Câu 45: Pháp luật có chức năng A. Là phương tiện chủ yếu để quản lý mọi mặt đời sống xã hội B. Điều chỉnh và bảo vệ các quan hệ xã hội chủ yếu C. Là cơ sở để hoàn thiện bộ máy nhà nước D. Bảo vệ quyền lợi của công dân Câu 46: Chức năng nào không phải là chức năng của pháp luật A. Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội B. Chức năng xây dựng và bảo vệ tổ quốc C. Chức nnawg bảo vệ các quan hệ xã hội D. Chức năng giáo dục Câu 47: Vai trò của pháp luật được thể hiện A. Là công cụ để nhà nước thực hiện sự cưỡng chế đối với những cơ quan, tổ chức,… B. Các phương tiện chủ yếu để nhà nước quản lý xã hội C. Các phương tiện chủ yếu để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội và bảo vệ D. Là công cụ để nhà nước thực hiện sự cưỡng chế đối với những hành vi vi pháp luật Câu 48: Khi nghiên cứu về bản chất của pháp luật, thì khẳng định nào sau đây là SAI A. Pháp luật là ý chí giai cấp thống trị được đề lên thành luật B. Pháp luật bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp rõ nét hơn bản chất xã hội C. Pháp luật là hiện tượng vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội D. Pháp luật vừa mang tính chủ quan lại vừa mang tính khách quan Câu 49: Những bản án được sử dụng thành án lệ tại Việt Nam: A. Những bản án của Toàn án nhân dân cấp tỉnh trở lên B. Tất cả những bản án C. Chỉ những bản án được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao công nhận D. Chỉ những bản án của Tòa án nhân dân tối cao Câu 50: Xuất phát từ sự ảnh hưởng của dịch Covid – 19, chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 về chính sách hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid, theo đó người lao động bị mất việc làm, tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc… không được hưởng lương sẽ được hỗ trợ một khoản tiền. Nội dung trên thể hiện rõ nét bản chất nào của pháp luật: A. Tính xã hội B. Tính giai cấp C. Tính hệ thống D. Tính cưỡng chế Câu 51: Trong xã hội tồn tại nhà nước thì: A. Tất cả những quan hệ xã hội đều được điều chỉnh bởi pháp luật B. Chỉ những quan hệ liên quan trực tiếp đến nhà nước mới được điuề chỉnh bằng pháp luật C. Chỉ những quan hệ liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ công dân mới được điều chỉnh bằng pháp luật D. Không phải bất kỳ quan hệ xã hội nào cũng được điều chỉnh bằng pháp luật Câu 52: Chọn nhận định nào ĐÚNG A. Pháp luật đứng trên nhà nước B. Nhà nước đứng trên pháp luật C. Điều kiện kinh tế là nguyên nhân trực tiếp quy định sự ra đời của pháp luật D. Pháp luật và các hiện tượng xã hội không có mối liên hệ với nhau Câu 53: Nhận định nào ĐÚNG A. Pháp luật giữ vai trò chủ đạo, quyết định đối với kinh tế B. Pháp luật và đạo đức đều là quy phạm do nhà nước ban hành có tác dụng điều chỉnh hành vi xử sự của con người trong xã hội C. Pháp luật vừa chịu sự tác động, chi phối của nền kinh tế, đồng thời lại vừa có sự … kinh tế rất mạnh mẽ D. Pháp luật và đạo đức đều được nhà nước sử dụng để điều chỉnh tất cả các quan hệ … đời sống xã hội Câu 54: Khoản 1 điều 29 luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2017 quy định:”Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vắc – xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc – xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh. “Quy phạm trên thể hiện thuộc tính gì của pháp luật”? A. Tính quy phạm, tính xác định chặt chẽ và tính được bảo đảm bởi Nhà nước B. Tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về hình thức, tính được bảo đảm bởi Nhà nước C. Tính quy phạm phổ biến D. Tính quy phạm phổ biến và tính được bảo đảm bởi nhà nước Chương 3: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT, QUAN HỆ PHÁP LUẬT Câu 1: Văn bản nào sau đây chứa đựng quy phạm pháp luật: A. Điều lệ đoàn B. Nghị quyết của đảng C. Nghị quyết của quốc hội D. Điều lệ của đảng Câu 2: Văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất là: A. Hiến pháp B. Luật C. Bộ luật hình sự D. Lệnh Câu 3: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do A. Cơ quan nhà nước ban hành B. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền lưu hành theo trình tự, thủ tục, luật định C. Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành D. Chính phủ ban hành Câu 4: Bộ phận nào của quy phạm pháp luật nêu lên cách xử sự đối với các chủ thể A. Giả định B. Quy định C. Chế tài D. Quyền và nghĩa vụ Câu 5: Khả năng của chủ thể bằng chính hành vi của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định, đó là: A. Năng lực pháp luật B. Năng lực hành vi C. Năng lực chủ thể D. Năng lực pháp lí Câu 6: Đơn vị nhỏ nhất của hệ thống cấu trúc pháp luật là: A. Quy phạm pháp luật B. Điều luật C. Điều khoản D. Điểm (trong điều khoản) Câu 7: Cơ quan nào sau đây không ban hành Nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật A. Quốc hội B. ủy ban thường vụ quốc hội C. hội đồng thẩm phán TAND tối cao D. Chính phủ Câu 8: Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch gồm: A. Thông tư liên tích, nghị quyết liên tịch B. Nghị quyết liên tịch, pháp lệnh liên tịch C. Thông tư liên tịch, chỉ thị liên tịch D. Nghị quyết liên tịch, nghị định liên tịch Câu 9: Xác định bộ phận giả định của quy phạm pháp luật sau: “Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm” A. Người nào B. Người nào cướp giật tài sản của người khác C. Cướp giật tài sản của người khác D. Thì bị phạt tù từ 1 đến 5 năm Câu 10: Căn cứ phân tích ngành luật là: A. Đối tượng điều chỉnh và phạm vi điều chỉnh B. Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng C. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh D. Phương pháp điều chỉnh và phạm vi áp dụng Câu 11: Văn bản nào sau đây là văn bản quy phạm pháp luật A. Bản án của toàn án nhân dân TPHCM B. Nghị quyết của hội đồng nhân dân TPHCM C. Quyết định của giám đốc sở kế hoạch và đầu tư TPHCM D. Chỉ thị của ủy ban nhân dân TPHCM Câu 12: Cá nhân nào sau đây có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật A. Tổng bí thư đảng cộng sản việt nam B. Chủ tịch nước C. Chủ tịch liên đoàn bóng đá Việt Nam D. Bí thư thành ủy TPHCM Câu 13: Loại văn bản nào sau đây được xác định là văn bản luật trong hệ thống quy phạm pháp luật A. Bộ luật B. Nghị định C. Thông tư D. Quyết định Câu 14: trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền…quy định tại khoản I điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo… điều 46 của bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động”. Đoạn gạch chân dưới đây thuộc bộ phận nào trong quy phạm pháp luật A. Giá định B. Quy định C. Chế tài D. Chế định Câu 15: Văn bản nào có giá trị pháp lý cao nhất trong số các văn bản quy phạm pháp luật sau đây: A. Luật do quốc hội ban hành B. Nghị quyết do ủy ban thường vụ quốc hội ban hành C. Nghị định do chính phủ ban hành D. Quyết định do chủ tịch nước ban hành Câu 16: Quan hệ nào sau đây không phải là quan hệ pháp luật A. Quan hệ vợ - chồng B. Quan hệ mua bán C. Quan hệ cha, mẹ - con D. Quan hệ tình yêu nam – nữ Câu 17: Bộ phận nào của quy định pháp luật đảm bảo cho quy phạm pháp luật được… nghiêm chỉnh A. Giả định B. Quy định C. Chế tài D. Mức phạt Câu 18: chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần.. toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác, trong trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ… lễ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức,…quan phải liện đời chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty… xác định phần gạch chân thuộc bộ phần nào trong cơ cấu của quy phạm pháp luật. A. Giả định B. Quy định C. Chế tài D. Chế định Câu 19: Lệnh là văn bản do cơ quan nào có thẩm quyền ban hành A. Quốc hội B. Chủ tịch nước C. Chỉnh phủ D. ủy ban nhân dân Câu 20: Cá nhân nào sau đây không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật A. Chủ tịch quốc hội B. Chủ tịch nước C. Thủ tướng chính phủ D. Chánh án toàn án nhân dân tối cao Câu 21: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản A. Được bảo hành khi nhà nước áp dụng pháp luật B. Do cơ quan nhà nước quan hành C. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định,… quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung D. Chứa quy tắc xử sự chung Câu 22: Khẳng định nào sau đây sai A. Mọi chủ thể đều là chủ thể quan hệ pháp luật B. Quan hệ pháp luật mang tính ý chí C. Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật D. Quy phạm pháp luật là một căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật Câu 23: Điều luật sau đât có bao nhiêu quy phạm pháp luật Điều 128. Tôi cố ý làm chết người 1. Người nào vô ý làm chết người , thì bị phạt cái tựa không giam giữ đến 3 năm hoặc … năm đến 5 năm 2. Phạm tội làm chết 2 người trở lên, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 24: Người thành niên là A. Người đủ 18 tuổi trở lên B. Người trên 18 tuỏi C. Người đủ 18 tuổi trở lên không mất, hạn chế NLHV hoặc có khó khăn trong nhân… hành vi D. Người trên 18 tuổi trở lên không mất, hạn chế NLHV hoặc có khó khăn trong… hành vi Câu 25: Nhận định nào sau đây là đúng A. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân xuất hiện cùng một lúc B. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của tổ chức xuất hiện cùng một lúc C. Năng lực pháp luật của các cá nhân là không giống nhau D. Năng lực hành vi của cá nhân xuất hiện từ khi các cá nhân được sinh ra. Câu 26: Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành Pháp lệnh A. Chủ tịch nước B. Ủy ban Thường vụ Quốc hội C. Hội đồng thẩm phán TAND tối cao D. Bộ trưởng Câu 27: Sự kiện pháp lý nào sau đây là sự biến A. M gây tai nạn giao thông làm chết người B. Chị H trên đường đi làm về bị cây ngã vào người tử vong C. T và P ký hợp hợp đồng lao động D. H và V đăng ký kết hôn Câu 28: Quan hệ nào sau đây là quan hệ pháp luật A. V và H là bạn đồng nghiệp B. Bà M ra UBND làm thủ tục nhận O làm con nuôi C. Anh N và M tổ chức đám cưới D. L (12 tuổi) và B (20 tuổi) ký hợp đồng mua bán xe máy Câu 29: Xác định bộ phận quy định trong quy phạm pháp luật sau đây:” Nam tử… từ đủ 18 tuổi có quyền kết hôn” A. Nam và nữ B. Nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi C. Có quyền kết hôn D. Quy phạm không có bộ phận quy định Câu 30: Sự kiện pháp lý nào sau đây là hành vi A. Ông B bị đột quỵ mất B. Doanh nghiệp A trốn thuế C. Anh N bị bệnh tâm thần D. Hàng hóa trên đường giao bị sét đánh cháy toàn bộ Câu 31: Công ty K tiến hành hình thức kỷ luật sa thải đối với anh H. Vậy, hành vi… công ty K thuộc loại sự kiện pháp lý gì A. Sự biến pháp lý B. Hành vi pháp lý C. Trách nhiệm pháp lý D. Thực hiện pháp luật Câu 32: Văn bản nào sau đây KHÔNG được xem là văn bản quy phạm pháp luật A. Nghị quyết của Quốc hội B. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội C. Nghị quyết của Chính phủ D. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Câu 33: Sự kiện nào sau đây là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật A. Tạm hoãn hợp đồng lao động B. Điều chuyển người lao động sang làm công việc khác C. Thỏa thuận của nghỉ việc không hưởng lương 1 năm D. Người lao động chết Câu 34: Quan hệ nào sau đây KHÔNG phải là quan hệ pháp luật A. Giữ công ty X và anh Y trong việc thuê anh Y làm công nhân phụ hồ trong… B. Giữa anh Linh và chị Lan trong việc mua, bán trứng vịt tại chợ C. Giữa anh Minh và chị Mẫn trong việc chung sống với nhau từ năm 2015… chưa đăng ký kết hôn D. Giữa anh Toàn và cây xăng Z trong việc mua, bán xăng Câu 35: Chủ thể nào sau đây là pháp nhân: A. Trường Đại học Tài chính – Marketing B. Khoa Marketing (trường Đại học Tài chính – Marketing) C. Hiệu trưởng trường Đại học Tài chính – Marketing D. Trưởng khoa Marketing (trường Đại học Tài chính – Marketing) Câu 36: Yếu tố nào sau đây thuộc cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật là: A. Các chế định luật B. Các văn bản luật C. Các văn bản dưới luật D. Các đạo luật Câu 37: Do ghen tuông, chị A đã bỏ chất độc vào trà sữa để đầu độc chị B. Tuy nhiên.. ly trà sữa có chất độc là chị C và con gái của mình dẫn đến tử vong. Xác định ngành.. chính trong tình huống này là gfi, đồng thời xác định chủ thể của quan hệ pháp… ngành luật đó điều chỉnh A. Luật hành chính – Chủ thể là Nhà nước và chị A B. Luật hành chính – Chủ thể là Nhà nước, chị A và chị C C. Luật dân sự - Chủ thể là chị A và chị C D. Luật hình sự - Chủ thể là Nhà nước và chị A Câu 38: Bộ phận nào có thể thiếu trong cơ cấu của quy phạm pháp luật A. Giả định B. Quy định C. Chế tài D. Đối tượng Câu 39: Nhóm các quy định pháp luật điều chỉnh nhóm các quan hệ xã hội về kết hôn… vực hôn nhân và gia đình là: A. Quy phạm pháp luật về kết hôn B. Chế định kết hôn C. Ngành luật D. Hệ thống pháp luật Câu 40: Năng lực pháp luật và nắng lực hành vi của pháp luật A. Xuất hiện cùng lúc kể từ thời điểm pháp nhân được thành lập B. Xuất hiện không đồng thời, nắng lực pháp luật được công nhận trước năng lực hành vi C. Xuất hiện không đồng thời, năng lực hành vi xuất hiện trước năng lực pháp luật D. Do chính pháp nhân quyết định Câu 41: Căn cứ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật gồm: A. Chủ thể, quy phạm pháp luật B. Quy phạm pháp luật, sự kiện pháp lý C. Quy phạm pháp luật, hành vi, chủ thể D. Sự kiện pháp lý, quy phạm pháp luật, chủ thể Câu 42: Đâu là sự kiện pháp lý A. Anh H cầu hôn chị B B. A gửi lời mời kết bạn với B qua facebook C. Anh M qua đời do tai nạn giao thông D. H bị kẹt xe nên trễ hẹn với người yêu Câu 43: Văn bản quy phạm pháp luật không có đắc điểm nào sau đây A. Được ban hành theo trình tự, thủ tục luật định B. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành C. Chứa đựng quy tắc mang tính bắt buộc chung D. Luôn được áp dụng một lần và mang tính cá biệt Câu 44: Ngày 01/4/2019, Nam và Bình đăng ký kết hôn. Ngày 10/04/2019 Nam và Bình … đám cưới. Ngày 22/04/2019, Nam và Bình mau một căn nhà để ở. Ngày 27/03/2020 Bình … bé trai, ngày 27/04/2020 Nam và Bình tổ chức tiệc đầy tháng cho con. Ngàu 11/3/202.. bị tai nạn giao thông mất, ngày 12/04/2022 người gây tai nạn bồi thường cho gia đình anh.. thỏa thuận. Hỏi trong tình huống trên có bao nhiêu sự kiện pháp lý A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 45: Nước ta có bao nhiêu bộ luật A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 46: Nguyễn Thị A mua 1 laptop từ Trần B. Trong quan hệ pháp nhân, chủ thể này… A. Quyền mua – quyền bán B. Laptop C. Nguyễn Thị A D. Nguyễn Thị A và Trần B Câu 47: Điều luật dưới đây có bao nhiêu quy phạm:” Điều 125. Tội giết người trong… tinh thần bị kích động mạnh 1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật… trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị … tháng đến 3 năm 2. Phạm tội đối với 2 người trở lên, thì bị phạt tù từ 3 năm đến tháng 7 năm A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 48: Xác định phần quy định của quy phạm sau đây 1. Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường … đây a. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi b. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm… hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý c. Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 chương nàyy A. Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích B. Được coi là không có án tích C. Điểm a,b,c D. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi Câu 49: Xác định phần giả định trong quy phạm sau đây: “Pháp nhân thương mại… đương nhiên được xóa án tích nếu tổng thời hạn 2 năm kể từ khi chấp hành xong… chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu… án mà pháp nhân thương mại không thực hiện hành vi phạm tội mới A. Đương nhiên được xóa án tích B. Pháp nhân thương mại bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu trong thời hạn 2 năm… khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án C. Từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà pháp nhân thương mại không thực hiện.. tội mới D. B và C đúng Câu 50: An và Nam đều là nam giới và có quan hệ yêu đương với nhau. Năm 2019, định sống chung sau thời gian 6 năm tìm hiểu. Nhận được sự đồng tính của gia đình… chức hôn lễ rất lớn với đông đảo người thân và bạn bè tham dự. Năm 2020, họ làm … nuôi bé Long (mồ côi từ nhỏ) để chăm sóc. Năm 2022 do có những mâu thuẫn không… được nên An và Nam chia tay. Vậy trong tình huống trên, sự kiện nào sau đây là sự kiện pháp lý A. Sự kiện An và Nam sống chung B. Sự kiện An và Nam tổ chức hôn lễ C. Sự kiện An và Nam làm thủ tục nhận nuôi bé Long D. Sự kiện An và Nam chia tay Câu 51: Lan và Nam yêu nhau từ thời sinh viên. Năm 2019, nhận được sự đồng tình của gia đình nên họ đã tiến hành đăng ký kết hôn và tổ chức hôn lễ rất lớn với đông đảo người thân…Năm 2020, họ làm thủ tục nhận nuôi bé Long (mồ côi từ nhỏ) để chăm sóc, … do có những mâu thuẫn không thể hàn gắn được nên Lan đã dọn ra ở riêng cùng… năm 2022, họ hoàn tất thủ tục ly hôn. Vậy, trong tình huống trên, sự kiện nào KHÔNG phải là sự kiện pháp lý. A. Sự kiện Lan và Nam kết hôn B. Sự kiện Lan và Nam làm thủ tục nhận nuôi bé Long C. Sự kiện Lan và Nam ly thân D. Sự kiện Lan và Nam ly hôn Câu 52: Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp … pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước…cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người… làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc… trong 1 năm, trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng… quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm thì chỉ được thực hiện khi người lap động… bằng văn bản”. (Trích khoản 1 Điều 29, BLLĐ 2019). Hãy xác định, đoạn nào dưới đây… phận quy định A. Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn giao động, bệnh nghề nghiệp B. Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh C. Người sử dụng lao động được quyền thạm thời chuyển người lao động làm công việc… hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm D. Được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng… nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm Câu 53: “Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ,.. đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó, nếu không … chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà…(Trích khoản 1 Điều 230 BLDS 2015). Vậy, chủ thể chịu sự tác động của quy phạm này… phận giả định) là chủ thể nào sau đây A. Người phát hiện tài sản, Ủy ban nhân dân các cáp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất B. Người đánh rơi tài sản C. Người bỏ quên tài sản D. ủy bản nhân dân các cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất Câu 54: Văn bản nào sau đây KHÔNG phải là văn bản quy phạm pháp luật A. Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 ngày 30/12/2021 của ủy ban thường vụ quốc.. cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác… dịch COVID – 19 B. Nghị quyết 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của chỉnh phủ về đẩy mạnh phân cấp, … trong quản lý nhà nước C. Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 24/8/2021 của Hội đồng nhân dân TPHCM… quy định chi trả thù lao cho người đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiếu… dung báo chí lưu chiểu trên địa bàn TPHCM D. Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24/9/2020 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao … dẫn một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật tố tụng dân sự… Chương 4: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, VI PHẠM PHÁP LUÂT, TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ Câu 1: Hành vi nào sau đây là thực hiện pháp luật A. Kết hôn B. Tảo hôn C. Lừa dối ly hôn D. Cản trở ly hôn Câu 2: Vì muốn có tiền để đánh bạc nên T đã đến nhà V hỏi mượn xe máy loại xe Honda Dream trị giá 25tr đồng để đi thăm người ốm. Khi V cho T mượn xe thì T đã đến cửa hàng mua bán xe máy và bán chiếc xe trị giá 8tr đồng và T lấy số tiền này để đánh bạc. Hãy xác định “Động cơ của vi phạm pháp luật” mà T đã thực hiện A. Thăm người ốm B. Chiếm đoạt chiếc xe máy C. Có tiền để đánh bạc D. Lừa dối V Câu 3: Quán ăn H ở phương Hiệp Bình Chánh, thành phố Thủ Đức vừa bị cơ quan chức năng xử phạt 8 tr đồng vì để nhân viên không đeo khẩu trang khi tiếp khách trong mùa dịch Covid – 19 và vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy, quán ăn H đã thực hiện vi vi phạm A. Vi phạm dân sự B. Vi phạm kỷ luật C. Vi phạm hành chính D. Vi phạm Câu 4: Ông X tự ứng cử chức danh đại biểu Hội đồng nhân dân. Vậy, hành vi ứng cử của ông X là? A. Tuân thủ pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Sử dụng pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 5: Anh N bồi thường chi phí điều trị là 500.000 đồng cho bà Q vì con chó của anh N đã cắn bà Q. Vậy trách nhiệm pháp lý mà N phải gánh chịu là A. Trách nhiệm hình sự B. Trách nhiệm hành chính C. Trách nhiệm dân sự D. Trách nhiệm kỷ luật Câu 6: Hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây được thể hiện bằng hành động A. Tuân thủ pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Sử dụng pháp luật D. Thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật Câu 7: Không thấy trước được hậu quả xảy ra là dấu hiệu đặc trưng của loại lỗi nào trong các lỗi sau đây A. Cố ý trực tiếp B. Cố ý gián tiếp C. Vô ý vì quá tự tin D. Vô ý do cẩu thả Câu 8: Hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây nhằm đáp ứng quy phạm pháp luật cho phép A. Tuân thủ pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Sử dụng pháp luật D. Tuân theo pháp luật Câu 9: Hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây nhằm đáp ứng qui phạm pháp luật bắt buộc A. Tuân thủ pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Sử dụng pháp luật D. Tuân theo pháp luật Câu 10: Mong muốn cho hậu quả xảy ra là dấu hiệu đặc trưng của loại lỗi nào sau đây: A. Cố ý trực tiếp B. Cố ý gián tiếp C. Vô ý vì quá tự tin D. Vô ý do cẩu thả Câu 11: Thực hiện pháp luật là hành vi A. Tự nguyện của mọi cá nhân, tổ chức B. Bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức phải thực hiện C. Thể hiện dưới dạng hành động D. Hợp pháp của cá nhân, tổ chức Câu 12: Dấu hiệu nào dưới đây không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật A. Trái đạo đức xã hội B. Là hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện hành vi C. Xâm phạm các quan hệ pháp luật D. Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện Câu 13: Hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây mang tính quyền lực nhà nước A. Tuân thủ pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Sử dụng pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 14: Vi phạm dân sự là vi phạm pháp luật xâm phạm đến A. Các quan hệ tài sản và lao động B. Các quan hệ lao động C. Các quan hệ tài sản và nhân thân D. Các quy tắc quản lý nhà nước Câu 15: Người có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản cho người khác thì trong mọi trường hợp phải gánh chịu loại trách nhiệm pháp lý nào sau đây A. Trách nhiệm dân sự B. Trách nhiệm hình sự C. Trách nhiệm hành chính D. Trách nhiệm kỷ luật Câu 16: Hành vi nào sau đây là thực hiện pháp luật A. Chở hàng cồng kềnh B. Lái xe gắn máy dàn hàng ngang C. Sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe mô tô 2 bánh D. Nhường đường cho xe cứu thương Câu 17: Sau khi ly hôn với chị M, anh N đã cấp dưỡng đầy đủ cho cháu P – là con chung của anh N và chị M. Vậy, anh N đã thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào A. Tuân thủ pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Sử dụng pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 18: Cô L không đổ rác ra đường, vậy cô L thực hiện pháp luật dưới hình thức nào A. Tuân thủ pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Sử dụng pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 19: Vì thiếu tiền tiêu xài, N,H và D rủ nhau trộm cây cảnh. Khoảng 3 giờ ngày 5/8/2019, bọn chúng lẻn vào vườn nhà ông B; sau đó, N là người đã dùng tay nhổ trộm 3 cây, cây còn lại do H nhổ. D đứng ở ngoài cảnh giới cho cả hai. Cả nhóm đem bốn cây này về cất giấu tại nhà của N. Trong lúc các đối tượng đang sử dụng điện thoại để rao bán cây trên mạng xã hội thì bị cơ quan Công an phát hiện, bắt giữ. Hãy xác định “Mục đíc của vi phạm pháp luật” trên A. N,H, D thiếu tiền tiêu xài B. N, H, D chiếm đoạt 4 cây cảnh của ông B C. N, H, D lén vào vườn ông B trộm cây cảnh D. N,H,D xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của ông B Câu 20: Do có mâu thuẫn từ trước nên khi thấy xe máy loại xa Wave của X trị giá 15 triệu đồng, để ở lề đường và X đang ngồi ăn trong quán thì Y đã dùng bật lửa châm vào bình xăng xe của X làm xe bị cháy hoàn toàn. Hãy xác định yếu tố thuộc “mặt khách quan của vi phạm pháp luật” A. Y đã dùng bật lửa châm vào binh xăng xe của X B. Mục đích của Y là phá hoại tài sản C. Lỗi của Y là lỗi cố ý trực tiếp D. Vì X có mâu thuẫn với Y Câu 21: Trường hợp nào sau đây là vi phạm pháp luật A. D – người mất năng lực dân sự - phá hỏng cột đèn tín hiệu giao thông B. X có ý định gây thương tích cho Y C. A buộc phải phá bỏ một phần căn nhà của B để ngăn đám cháy không cháy lan sang các căn nhà khác D. Do có mâu thuẫn với bà L, bà T đã loan tin với mọi người là cửa hàng nhà bà L bán hàng giả. Tin đồn đó là làm ảnh hưởng đến việc bán hàng của bà L Câu 22: P làm nghề lái xe tắc xi. Trong một lần chở khách, P lấn làn đã tông E, làm cho E bị thương nặng. Quá hoảng sợ, P đã lái xe bỏ chạy dẫn đến E tử vong. Sau đó, P bị xử lý hình sự về việc E tử vong. Hãy xác định loại lỗi của P về vi phạm hình sự trong tình huống trên. A. Cố ý trực tiếp B. Cố ý gián tiếp C. Vô ý vì quá tự tin D. Vô ý do cẩu thả Câu 23: Không mong muốn cho hậu quả xảy ra là dấu hiệu đặc trưng của (các) loại lỗi nào sau đây A. Cố ý trực tiếp B. Cố ý gián tiếp C. Vô ý vì quá tự tin D. Cố ý gián tiếp và vô ý vì quá tự tin Câu 24: Vi phạm pháp luật không cần có dấu hiệu bắt buộc nào sau đây A. Là hành vi trái pháp luật B. Có lỗi C. Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện D. Gây thiệt hại đáng kể cho xã hội Câu 25: Hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây nhằm thực hiện nghĩa vụ của chủ thể A. Tuân thủ pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Sử dụng pháp luật D. Tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật Câu 26: Hành vi hút thuốc trong bệnh viện là loại hành vi phạm pháp luật nào A. Vi phạm hình sự B. Vi phạm hành chính C. Vi phạm dân sự D. Vi phạm kỷ luật Câu 27: Chế tài nghiêm khắc nhất trong các loại trách nhiệm pháp lý là A. Chế tài hình sự B. Chế tài hành chính C. Chế tài dân sự D. Chế tài kỷ luật Câu 28: Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể là chủ thể của vi phạm pháp luật nào sau đây A. Vi phạm hình sự, vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm kỷ luật B. Vi phạm hình sự, vi phạm hành chính, vi phạm dân sự C. Vi phạm hình sự, vi phạm hành chính D. Vi phạm hình sự Câu 29: Do mâu thuẫn về tình cảm yêu đương, X muốn chia tay Y nhưng Y không đồng ý. Trong một lần cãi vả, Y đã ra tay xác hại X. Hỏi Y phải chịu loại trách nhiệm pháp lý nào trong các loại sau đây ( biết rằng Y có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý) A. Trách nhiệm hình sự B. Trách nhiệm dân sự C. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự D. Trách nhiệm hành chính Câu 30: Câu 31: Nhận định nào sau đây là Sai A. Chủ thể áp dụng pháp luật là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào B. Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật dưới dạng không hành động C. Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật dưới dạng hành động D. Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật không mang tính bắt buộc Câu 32: Linh – sinh viên năm 2 – không thanh toán hai tháng tiền trọ cho chủ nahf. Vậy đây là loại vi phạm pháp luật nào A. Vi phạm dân sự B. Vi phạm hành chính C. Vi phạm kỷ luật D. Vi phạm hình sự Câu 33: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã T đã ra quyết định xử phạt đối với Công ty Thuận Thành về hành vi không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, bụi thải đạt quy chuẩn kỹ thuật. Chủ tịch ủy ban nhân dân xã T đã thực hiện pháp luật dưới hình thức nào sau đây A. Tuân thủ pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Áp dụng pháp luật D. Sử dụng pháp luật Câu 34: Hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây không mang tính bắt buộc A. Thi hành pháp luật B. Tuân thủ pháp luật C. Sử dụng pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 35: Chị Loan có các dấu hiệu sốt, ho, mất vị giác và khứu giác nên đã tự test Covid… và cho kết quả dương tính. Sau đó, chị báo cho Tổ phòng chống dịch cộng đồng…Vậy chị Loan đã thực hiện hình thức pháp luật nào A. Tuân thủ pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Sử dụng pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 36: Anh Tuấn trong lúc đang tập thể dục buổi sáng bên bờ hồ thì phát hiện một em bé… bị trượt chân ngã xuống hồ nước. Anh Tuấn nhanh chóng nhảy xuống cứu em bé lên và đưa đi cấp cứu. Hãy xác định hình thức thực hiện pháp luật của anh Tuấn trong tình huống này A. Thi hành pháp luật B. Tuân thủ pháp luật C. Áp dụng pháp luật D. Sử dụng pháp luật Câu 37: T điều khiển xe gắn máy đi vào đường ngược chiều và đâm và A đang đi xe đạp….chiều ngược lại làm A ngã. May mắn, chị A chỉ bị trầy xước nhẹ nhưng chiếc xe đạp bị hỏng. Vậy ai phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý nào sau đây A. Trách nhiệm dân sự B. Trách nhiệm hành chính C. Trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hành chính D. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự Câu 38: Năm nay, K (15 tuổi) bố mẹ của K ly hôn khi K được 10 tuổi, K sống với bố. Vì… công việc, bố K ít quan tâm đến con. Gần đây, K thường xuyên tụ tập bạn bè chơi game,….Hôm trước, ông S thấy K lấy trộm chiếc điện thoại di động, trị giá khoảng 12 triệu đồng….Hãy chọn đáp án đúng A. K còn ít tuổi nên không phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình B. K phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi của mình C. K phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình D. K chưa thành niên nên hành vi của K chưa cấu thành vi phạm pháp luật Câu 39: Tình huống nào sau đây thuộc lỗi cố ý gián tiếp A. X giăng dây điện quanh vườn chống trộm làm T chết khi đi bắt ếch B. Vì số lượng bênh nhân đông, y tá trong lúc vôi vàng đã phát nhầm thuốc cho bệnh nhân C. Biết K thường xuyên vắng nhà. T đã lẻn vào nhà K trộm tài sản D. Vì quá buồn bực, đang ngồi trong nhà, A bỗng ném một hòn đá ra đường, trúng vào đầu E đang đi xe máy, làm cho E té xuống đường và chết khi đi cấp cứu Câu 40: G (17 tuổi) theo dõi và thấy D vừa lĩnh 30 triệu đồng tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Khi D rời khỏi ngân hàng đến đoạn đường vắng thì G chặn xe của D, G yêu cầu D xuống xe và dùng dao dí vào cổ D bảo D đưa tiền, nếu không đưa thì G sẽ đâm. Ngay lúc đó, G bị công an tuần tra bắt giữ. Hãy chọn đáp án ĐÚNG A. G không phải chịu trách nhiệm pháp lý vì G chưa lấy được tiền B. G không phải chịu trách nhiệm pháp lý vì G là người chưa thành niên C. G phải chịu trách nhiệm hành chính D. G phải chịu trách nhiệm hình sự Câu 41: Ông P và bà Q có 1 người con ruột là A, đồng thời ông bà nhận nuôi B từ khi B được 2 tuổi. Vậy hành vi A và B kết hôn là A. Hành vi trái pháp luật B. Vi phạm pháp luật C. Không vi phạm pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 42: Chọn nhận định ĐÚNG A. Tất cả người chưa thành niên thực hiện hành vi trái pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý B. Tất cả hành vi trái pháp luật do người thành niên thực hiện đều cấu thành vi phạm pháp luật C. Trong một số trường hợp, người chưa thành niên thực hiện hành vi trái pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý D. Trách nhiệm pháp lý chỉ áp dụng đối với trường hợp người thành niên vi phạm pháp luật Câu 43: Đối với một vi phạm pháp luật, nhận định nào sau đây là ĐÚng A. Không thể áp dụng trách nhiệm hình sự đồng thời với trách nhiệm hành chính B. Không thể áp dụng trách nhiệm hình sự đồng thời với trách nhiệm dân sự C. Không thể áp dụng trách nhiệm hình sự đồng thời với trách nhiệm kỷ luật D. Không thể áp dụng trách nhiệm hình sự đồng thời với bất kỳ loại trách nhiệm pháp lý nào Câu 44: Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý do A. Tòa án áp dụng đối với chủ thể vi phạm hình sự B. Viện kiểm sát áp dụng đối với chủ thể vi phạm hình sự C. Công an áp dụng đối với chủ thể vi phạm hình sự D. Chính phủ áp dụng đối với chủ thể vi phạm hình sự Câu 45: Hành vi nào trong các hành vi dưới đây KHÔNG phải là vi phạm pháp luật A. Cho vay nặng lãi B. Cướp tài sản C. Phản bội người yêu D. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện Câu 46: Loại trách nhiệm pháp lý nào sau đây chỉ do Tòa án áp dụng A. Trách nhiệm hình sự B. Trách nhiệm hành chính C. Trách nhiệm dân sự D. Trách nhiệm kỷ luật Câu 47: Tổ chức nào sau đây là chủ thể của vi phạm hình sự A. Cơ quan nhà nước B. Tổ chức đảng C. Tổ chức chính trị - xã hội D. Pháp nhân thương mại Câu 48: Tự ý bỏ việc 3 ngày không có lý do chính đáng là loại vi phạm pháp luật nào A. Vi phạm hình sự B. Vi phạm hành chính C. Vi phạm dân sự D. Vi phạm kỷ luật Câu 49: Nhận định nào sau đây là SAI khi nói đến mục đích của trách nhiệm pháp lý A. Nhằm buộc chủ thể có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi trái luật hoặc ngăn chặn các …. Cso hành vi trái pháp luật tiếp tục vi phạm B. Buộc chủ thể phải gánh chịu hậu quả bất lợi do hành vi vi phạm pháp luật C. Giáo dục mọi người tôn trọng và chấp hành đúng theo quy định pháp luật D. Buộc chủ thể phải xử sự theo cách thức mà xã hội thừa nhận Câu 50: Anh Khánh và chị Hoa yêu nhau 10 năm, quyết định đi đăng ký kết hôn vào ngày 2/2/2020 và được Ủy ban nhân dân xã X cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Tuy nhiên sau 6 tháng chung sống, anh Khánh và chị Hoa đã nộp đơn ly hôn. Tòa án nhân dân quận Y ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Xác định hình thức thực hiện pháp luật trong tình huống trên A. Thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật B. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật C. Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật D. Áp dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật Câu 51: Nữ diễn viên A phát hiện công ty B đã tự ý sử dụng hình ảnh của mình để quay quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng do công ty B sản xuất. Biết rằng, trước đố, A đã là đại sứ thương hiệu cho sản phẩm của công ty C – đối thủ của công ty B. Sự việc này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh, uy tín của chị A trong lòng công chúng, đối tác. Vậy công ty phảo chịu trách nhiệm pháp lý nào sau đây A. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự B. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự C. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính D. Trách nhiệm dân sự và trách nhiệm kỷ luật Câu 52: Anh Long (40 tuổi) điều khiển phương tiện oto đi ngược chiều trong tình trạng say rượu đã tông trúng chị Hoa đang đi xe đạp, dẫn đến chị Hoa bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tích lên đến 40%. Vậy anh Long phải chịu trách nhiệm pháp lý gì A. Trách nhiệm hình sự B. Trách nhiệm hành chính C. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự D. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự Câu 53: Chị Thanh đang tưới cây trên sân thượng nhà mình, đột nhiên nhìn xuống sân nhà thì thấy anh Hưng đang cầm dao và tiến gần đến sau lưng chị lan đang ngồi nghe nhạc… Anh Hưng đã đam chị Lan 5 nhát vào các chỗ hiểm. Dù thấy sự việc xảy ra nhưng chị thanh im lặng vì sợ bị trả thù. Sau 2 ngày công an phát hiện xác chị Lan ở bãi rác gần nhà và tiến hành điều tra. Tại phiên tòa xét xử, anh Hưng bị kết án tội giết người (Điều 390 BLHS 2015). Xác định lỗi của anh Hưng và chị thanh trong tình huống trên A. Anh Hưng có lỗi cố ý gián tiếp, chị Thanh có lỗi cố ý gián tiếp B. Anh Hứng có lỗi cố ý gián tiếp, chị Thanh có lỗi cố ý trực tiếp C. Anh Hưng và chị Thanh đều có lỗi cố ý gián tiếp D. Anh Hưng và chị Thanh đều có lỗi cố ý trực tiếp Câu 54: Anh Tân tiến hành đúc lại tầng lửng căn nhà của mình nhưng trước đó không xin phép sữa chữa, cải tạo. Vậy nhận định nào sau đây về hành vi của anh Tân là Đúng A. Anh Tân không vi phạm pháp luật B. Anh Tân vi phạm hành chính C.. D.. Chương 5: LUẬT DÂN SỰ Câu 1: Đối với pháp nhân: A. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự xuất hiện cùng một lúc B. Năng lực hành vi dân sự xuất hiện sau năng lực pháp luật dân sự C. Năng lực pháp luật dân sự xuất hiện sau năng lực hành vi dân sự D. Chỉ có năng lực pháp luật dân sự mà không có năng lực hành vi dân sự Câu 2: Trong hợp đồng dân sự, “đối tượng của hợp đồng” là loại điều khoản: A. Chủ yếu cơ bản B. Tùy nghi C. Đương nhiên/ thường lệ/ thông thường D. Tùy nghi hoặc đương nhiên tùy trường hợp Câu 3: Nhận định nào sau đây là ĐÚNG A. Mọi hợp đồng dân sự đều có thể thể hiện bằng lời nói B. Mọi hợp đồng dân sự đều bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản C. Hợp đồng dân sự có thể thể hiện bằng văn bản hoặc lời nói, tùy trường hợp D. Pháp luật không quy định về hình thức của hợp đồng dân sự Câu 4: Văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây điều chỉnh những vấn đề cơ bản về hợp đồng dân sự A. Hiến pháp 2013 B. Bộ luật Dân sự 2015 C. Bộ luật Lao động 2019 D. Luật Doanh nghiệp 2020 Câu 5: Hợp đồng dân sự là: A. Tuyên bố đơn phương của một chủ thể về một hành vi nào đó B. Sự thỏa thuận của 2 bên về việc xác lập. thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự C. Sự thỏa thuận của 2 bên trở lên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự D. Sự thỏa thuận của trên 2 bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Câu 6: Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai đối với động sản bao nhiêu năm kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu (trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan quy định khác) thì trở thành chủ sở hữu của động sản đó: A. 15 năm B. 20 năm C. 10 năm D. 30 năm Câu 7: Đối tượng nào sau đây không thuộc hàng thừa kế thứ nhất A. Con nuôi được pháp luật thừa nhận của người để lại di sản B. Con dâu, con rể của người để lại di sản C. Con ngoài giá thú của người để lại di sản D. Con riêng của vợ hoặc chồng của người để lại di sản, có quan hệ với người đó như cha con, mẹ và được Tòa án chấp nhận khi giải quyết chia di sản thừa kế Câu 8: Di sản được chia cho một tổ chức từ thiện mà tổ chức đó không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, thì phần di sản được chia cho tổ chức đó sẽ: A. Chia cho người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó B. Chia cho những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản C. Chia đều cho những người sáng lập tổ chức đó D. Di sản thuộc về nhà nước Câu 9: Trường hợp nào sau đây không bị truất quyền thừa kế: A. Giả mạo di chúc để hưởng toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản B. Cố ý xâm phạm tính mạng của người để lại di sản và đã bị kết án về hành vi đó C. Có hành vi ngược đãi để lại di sản và đã bị Tòa án kết án về hành vi đó D. Có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng Câu 10: Các trường hợp chiếm hữu nào sau đây là chiếm hữu bất hợp pháp A. Chiếm hữu của chủ sở hữu tài sản B. Chiếm hữu vật bị người khác đánh rơi không khai báo C. Chiếm hữu do chủ sở hữu uy quyền D. Chiếm hữu thông qua việc thuê tài sản của chủ sở hữu Câu 11: A (20 tuổi), bị mắc bênh tâm thần và di chứng sau tai nạn giao thông, thường xuyên có những hành vi nguy hiểm như đập phá đồ đạc, vô cớ tấn công người khác. Nhận thấy vật bố mẹ của A đã yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố A bị mất năng lực hành vi dân sự. Vật nhận định nào sau đây là ĐÚNG? A. A là người mất năng lực hành vi dân sự B. A là người bị hạn chế năng lực hành vi C. A chỉ mất năng lực hành vi dân sự khi tòa án ra quyết định tuyến bố A mất năng lwujc hành vi dân sự và quyết định này có hiệu lực pháp luật D. A là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi Câu 12: Khẳng định nào sau đây ĐÚNG khi đề cập đến năng lực chủ thể dân sự của cá nhân A. Người mất năng lực hành vi dân sự là người không có năng lực hành vi dân sự B. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của cá nhân phát sinh cùng một thời điểm C. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau D. Năng lực pháp luật dân sự của một cá nhân có từ thời điểm cá nhân đó được cấp giấy khai sinh Câu 13: A thỏa thuận và bán cho B một khẩu súng K59 với giá 40 triệu đồng. A đã giao súng và nhận đủ tiền. Vậy giao dịch mua bán súng giữa A và B là giao dịch vô hiệu do vi phạm điều kiện nào? A. Chủ thể tham gia giao dịch không đúng thẩm quyền B. Nội dụng của giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật C. Đối tượng của giao dịch không thể thực hiện D. Hình thức của giao dịch trái pháp luật Câu 14: Ngày 18/06/2021, công ty X gửi đề nghị giao kết hợp đồng đến công ty Y theo đường bưu điện. Ngày 21/06/2021 (thứ hai) đề nghị đến trụ sở của công ty Y và vào hộp thư của công ty. Theo quy định của công ty Y, thứ sáu hàng tuần giám đốc mới đọc và trả lời thư. Ngày 25/06/2021, giám đốc đọc đề nghị giao kết hợp đồng của công ty X. Ngày 26/06/2021, giám đốc công ty Y trả lời đề nghị của công ty X. Biết rằng, trên đề nghị, công ty X không ấn định thời điểm phát sinh hiệu lực của đề nghị. Theo BLDS 2015, đề nghị giao kết hợp đồng phát sinh hiệu lực khi nào? A. Ngày 18/06/2021 B. Ngày 21/06/2021 C. Ngày 25/06/2021 D. Ngày 26/06/2021 Câu 15: Chọn câu sai về thừa kế A. Cha mẹ nuôi và con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nhau B. Mẹ kế và con riêng của chồng thuộc hành thừa kế thứ nhất của nhau C. Cha mẹ chồng và con dâu không có quan hệ thừa kế theo pháp luật D. Thú cưng không thể là người thừa kế Câu 16: Trường hợp nào sau đây được xem là “bất khả kháng” A. Lái xe bị bệnh, nằm viện không thể chở hàng giao đúng thời hạn B. Tàu chở hàng gặp bão lớn phải vào đảo trú ẩn nên giao hàng chậm so với thời hạn C. Giá cả hàng hóa tăng nên người bán chưa thể mau hàng giao đúng thười hạn D. Chiếc xe duy nhất của bên bán hàng để giao hàng bị hỏng, cần phải sửa nên giao thông chậm Câu 17: Nguyễn Minh nghiện ma túy đến mức phá tìa sản gia đình. Tòa án nhân dân đã ra quyết định tuyên bố Minh bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của vợ Minh. Một lần, cần tiền mua ma túy, Minh đã bán chiếc xe SH thuộc sở hữu của mình (đứng tên trên giấy đăng kí xe) cho Hải. Hợp đồng trên A. Vẫn có hiệu lực do chiếc xe máy đó thuộc sở hữu của Minh B. Vẫn có hiệu lực do khi bán xe, Minh hoàn toàn tỉnh táo C. Vô hiệu do người giao kết có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi D. Vô hiệu do người giao kết bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không được kết loại giao dịch trong tình huống. Câu 18: Ông Minh ký kết hợp đồng mua chiếc xe hơi Innova với Công ty