Chương 4. Hình thức Chính quyền PDF

Summary

Đây là một bài giảng về các hình thức chính quyền. Bài giảng đề cập đến vai trò và tầm quan trọng của hình thức chính quyền, các nguyên tắc tổ chức chính quyền, và các cách thức phân quyền. Nó cũng phân tích các hình thức chính quyền khác nhau như quân chủ, cộng hòa, và độc tài.

Full Transcript

CHƯƠNG 4. HÌNH THỨC CHÍNH QUYỀN 4.1. Vai trò và tầm quan trọng của vấn đề hình thức chính quyền 4.2. Chính quyền được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền 4.3. Các hình thức phân quyền tạo nên chính thể hiện đại 4.4. Chính quyền được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền mềm dẻo của chính thể đại nghị 4.5...

CHƯƠNG 4. HÌNH THỨC CHÍNH QUYỀN 4.1. Vai trò và tầm quan trọng của vấn đề hình thức chính quyền 4.2. Chính quyền được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền 4.3. Các hình thức phân quyền tạo nên chính thể hiện đại 4.4. Chính quyền được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền mềm dẻo của chính thể đại nghị 4.5. Chính quyền phân quyền cứng rắn của chế độ tổng thống 4.6. Chính quyền phân quyền hỗn hợp của chính thể lưỡng tính cộng hoà 4.7. Chính quyền liên bang và chính quyền tiểu bang ĐỊNH NGHĨA CHÍNH QUYỀN Chính quyền là tập hợp các cá nhân và các thiết chế hợp pháp có chức năng làm ra luật và tổ chức thực thi luật – A.Ranney - Khái niệm chính quyền và bộ máy nhà nước khó có sự phân biệt. 4.1. VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ HÌNH THỨC CHÍNH QUYỀN - Vai trò: Các hình thức chính quyền chính là hình thức biểu hiện của chính trị - Tầm quan trọng: cho phép nhà nước có khả năng vận dụng công cụ, các các lực lượng, các phương tiện của nhà nước để buộc các giai cấp, các tầng lớp khác phải phục tùng ý chí của giai cấp thống trị, trong đó việc giáo dục, thuyết phục hoặc dùng bạo lực có tổ chức là tuỳ thuộc vào bản chất và tiềm lực chính trị của mỗi nhà nước. 4.2. CHÍNH QUYỀN ĐƯỢC TỔ CHỨC THEO NGUYÊN TẮC TẬP QUYỀN CỦA CHÍNH THỂ QUÂN CHỦ, CHÍNH THỂ CỘNG HOÀ VÀ CHÍNH THỂ ĐỘC TÀI CHUYÊN CHẾ - Chính thể là cách thức tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập những mối quan hệ cơ bản của các cơ quan đó. - Chính thể thường được quy định trong văn bản có giá trị pháp lý cao nhất – Hiến pháp HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHCNVN 2013 Chương I. CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ Điều 2. 1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. THEO QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC, LỊCH SỬ CHÍNH TRỊ CỦA LOÀI NGƯỜI ĐƯỢC CHIA THÀNH 4 CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, ĐÓ LÀ: - Chính quyền chủ nô, chính quyền phong kiến, chính quyền tư bản, chính quyền xã hội chủ nghĩa. Chính thể quân chủ Chính thể cộng hoà Chính thể độc tài Nhà vua – một người cầm quyền, - Quyền lực nhà nước thuộc về nhân Nằm dưới sự kiểm soát của một nhân nhưng quyền hạn của vua bị kiểm dân, chính quyền do dân bầu ra. vật lãnh đạo. Luật pháp không thể soát bởi các thế lực phụ khác như giới hạn quyền uy của nhân vật lãnh thành phần quý tộc, tu sĩ. đạo này. Yếu tố quyết định là danh dự, luật Yếu tố quyết định là đạo đức của - Yếu tố quyết định là sự sợ hãi. Đạo pháp phải giữ vai trò tiên phong của toàn dân: lòng yêu nước, tinh thần đức và danh dự không tồn tại trong danh dự đẳng cấp cầm quyền. bình đẳng, sự can đảm hy sinh quyền một chế độ độc tài. lợi cá nhân cho quyền lợi chung Giai cấp lãnh đạo phải được hướng Mọi người phải được dạy về lòng yêu - Chính sách giáo dục nô lệ: Người dẫn về sự quan trọng của quyền lợi nước và nhân sự lãnh đạo phải được dân sẽ bị đầu độc để suốt đời chịu riêng tư cũng như nhu cầu hành động hướng dẫn về tinh thần hy sinh quyền thần phục với tinh thần danh dự và cho quyền lợi riêng tư cho quyền lợi chung lợi chung Luật pháp cần nâng cao nguyên tắc - Luật pháp cần duy trì quyền bình - Chế độ độc tài thực sự không cần danh dự đẳng cấp cầm quyền đẳng của mỗi người dân, đặc biệt là đến pháp luật vì nhân dân sinh hoạt quyền bình đẳng về kinh tế hoàn toàn theo ý muốn của nhà độc tài. Hình thức cao nhất của chế độ 4.3. CÁCH THỨC PHÂN QUYỀN TẠO NÊN CHÍNH THỂ HIỆN ĐẠI Để thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền, hệ thống chính trị của mỗi quốc gia cần có các tổ chức sau đây: Đảng cầm quyền; Các cơ quan nhà nước; Các tổ chức chính trị - xã hội; Sự tham gia của quần chúng. Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản hiện đại, quyền lực chính trị và hệ thống thực hiện nó có sự biến đổi quan trọng về cơ cấu, phương thức tổ chức và cai trị với ba ảnh hưởng: Đảng chính trị; Các liên minh chính trị - kinh tế, kinh tế - chính trị; Khoa học kỹ thuật và công nghệ. a. Cách thức phân chia quyền lực nhà nước ở trung ương theo chiều ngang: trung ương với trung ương b. Cách phân chia quyền lực nhà nước theo chiều dọc: giữa trung ương với địa phương A. CÁCH THỨC PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG THEO CHIỀU NGANG - Đó là sự phân định chức năng, nhiệm vụ giữa ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó hành pháp là trung tâm của bộ máy nhà nước, chịu trách nhiệm quan trọng trong việc đảm bảo chế độ dân chủ. Học thuyết tam quyền phân lập do Montesquieu sáng lập ra - Mục tiêu: chống sự độc tài, chuyên chế đồng thời chỉ rõ ranh giới nhiệm vụ, chức năng của 3 cơ quan này. “Danh vọng phải được kiềm chế bằng danh vọng” - Madison CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN LẬP PHÁP - Đề ra các chính sách, đồng thời thẩm định lại tính đúng đắn của những chính sách do cơ quan hành pháp đề ra. - Nghị viện (quốc hội) là cơ quan tổ chức của nhánh lập pháp. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN HÀNH PHÁP - Hoạch định chính sách và thực hiện các chính sách quốc gia + Hành pháp chính trị: Hoạch định chính sách quốc gia + Hành pháp hành chính: chuyển tải những chủ trương chính sách của hành pháp chính trị vào cuộc sống. - Chính phủ là cơ quan tổ chức bộ máy nhà nước. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN TƯ PHÁP - Độc lập suy xét sự đúng sai các chính sách của lập pháp và hành pháp trong việc giải quyết các vụ việc. Các nhân tố cấu thành hệ thống chính trị, hoạt động theo cơ chế: Liên hệ chặt chẽ với nhau và phân định rõ ràng giữa các nhân tố cấu thành cơ chế đó. B. CÁCH PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THEO CHIỀU DỌC: SỰ PHÂN QUYỀN ĐỂ CHỊU TRÁCH NHIỆM GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI ĐỊA PHƯƠNG - Các chính quyền địa phương chỉ trực thuộc pháp luật, không cần thiết phải chịu trách nhiệm trước sự hướng dẫn và chỉ đạo của chính quyền cấp trên. - Chính quyền nhà nước cấp trên và chính quyền cấp dưới có nhiệm vụ, quyền hạn riêng, phải tự mình tổ chức thực hiện, không thực hiện quyền lực của mình thông qua một thiết chế của một chính quyền cấp dưới. B. CÁCH PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THEO CHIỀU DỌC: SỰ PHÂN QUYỀN ĐỂ CHỊU TRÁCH NHIỆM GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI ĐỊA PHƯƠNG - Khái niệm “cấp trên, cấp dưới” sẽ dần dần được thay đổi bằng quan hệ ngang hàng. - Cấp dưới thành lập phải chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định của cấp trên sẽ làm giảm tính chịu trách của các cấp. 4.4. CHÍNH QUYỀN ĐƯỢC TỔ CHỨC THEO NGUYÊN TẮC PHÂN QUYỀN MỀM DẺO CỦA CHÍNH THỂ ĐẠI NGHỊ Đó là chính quyền có sự phối hợp giữa lập pháp và hành pháp. Hành pháp được thành lập dựa trên cơ sở của lập pháp và chịu trách nhiệm trước lập pháp. Có 2 loại: quân chủ đại nghị và cộng hoà đại nghị A. QUÂN CHỦ ĐẠI NGHỊ - Vừa phát huy được dân chủ, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân lại vừa gìn giữ được sự ổn định cho tầng lớp quý tộc phong kiến cũ. A. QUÂN CHỦ ĐẠI NGHỊ Người đứng đầu nhà nước - Nguyên thủ quốc gia là vua hoặc nữ hoàng, do thế tập truyền ngôi - Nhà vua hầu như không tham gia vào giải quyết các công việc của nhà nước, theo nguyên tắc: “trị vì nhưng không cai trị”. - Với chức năng biểu tượng cho sự bền vững của dân tộc, khi nền an ninh của quốc gia bị vi phạm, nhà vua phải đứng ra kêu gọi tinh thần yêu nước, sự hy sinh của thần dân bảo vệ đất nước. A. QUÂN CHỦ ĐẠI NGHỊ Nghị viện - Nghị viện là cơ quan quyền lực tối cao. - Nghị viện giải quyết mọi vấn đề của nhà nước, hoặc các vấn đề của nhà nước phải được giải quyết trên cơ sở của nghị viện. - Nghị viện gồm thượng viện và hạ viện. + Thượng viện đại diện cho quyền lợi của tầng lớp quý tộc cũ, không có thực quyền, chỉ có quyền trì hoãn các quyết định của hạ viện. + Hạ viện: do dân trực tiếp bầu ra - Nghị viện thành lập ra chính phủ. Nếu không nghị viện sẽ bị giải tán. A. QUÂN CHỦ ĐẠI NGHỊ Chính phủ - Chính phủ chịu trách nhiệm trước nghị viện, chỉ được hoạt động khi vẫn còn sự tín nhiệm của nghị viện. - Khi chính phủ không còn sự tín nhiệm của nghị viện thì phải từ chức để nghị viện thành lập chính phủ mới. Nguyên thủ quốc gia Nghị viện Hành pháp Tư pháp Thượng viện Hạ viện Thủ tướng Bộ trưởng Bầu ra Phê chuẩn Hệ thống chính trị nước Anh Công dân từ 18 tuổi trở lên B. CỘNG HOÀ ĐẠI NGHỊ Người đứng đầu nhà nước Nguyên thủ quốc gia (tổng thống) do nghị viện bầu ra, không trực tiếp tham gia vào việc lãnh đạo quốc gia, không có quyền đích thực ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, không có những quyền hạn đặc biệt. B. CỘNG HOÀ ĐẠI NGHỊ Nghị viện - Nghị viện thành lập chính phủ và có thể lật đổ chính phủ. B. CỘNG HOÀ ĐẠI NGHỊ Chính phủ - Chính phủ do thủ tướng đứng đầu chịu trách nhiệm trước nghị viện. - Người đứng đầu chính phủ có thể yêu cầu nguyên thủ quốc gia giải tán nghị viện. HTCT nước Đức 4.5. CHÍNH QUYỀN PHÂN QUYỀN CỨNG RẮN CỦA CHẾ ĐỘ TỔNG THỐNG - Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp, do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra. - Tổng thống chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhân dân - Tổng thống có toàn quyền trong việc quyết định nhân sự chính phủ: lựa chọn, bổ nhiệm, bãi miễn vào bất cứ thời gian nào. - Các bộ trưởng giúp việc cho tổng thống thực hiện các chính sách, không được mâu thuẫn với đường lối chính sách của tổng thống. 1 2 CTHV 538 HTCT nước Mỹ 4.6. CHÍNH QUYỀN PHÂN QUYỀN HỖN HỢP CỦA CHÍNH THỂ LƯỠNG TÍNH CỘNG HOÀ - Chính phủ bao gồm các bộ trưởng và thủ tướng chịu trách nhiệm trước nghị viện và tổng thống, tổng thống chịu trách nhiệm trước cử tri - Thủ tướng đứng đầu hành pháp, có trách nhiệm tổ chức việc thực thi các chính sách của tổng thống. - Chính phủ được thành lập trên cơ sở của lập pháp, phải chịu trách nhiệm trước lập pháp và có thể bị quốc hội giải tán. - Tổng thống có quyền bổ nhiệm thủ tướng là thủ lĩnh của liên minh cầm quyền. Sau đó thủ tướng đứng ra thành lập chính phủ gồm các bộ trưởng. 4.7. CHÍNH QUYỀN LIÊN BANG VÀ CHÍNH QUYỀN TIỂU BANG - Việc tổ chức nhà nước là sự phân chia quyền lực giữa liên bang và tiểu bang theo chiều dọc: + Những thẩm quyền đặc biệt chỉ có ở liên bang + Những thẩm quyền đặc biệt của các tiểu bang + Những thẩm quyền chung của liên bang và tiểu bang “Hiến pháp của các lãnh địa không được mâu thuẫn với nguyên tắc dân chủ và pháp quyền của nhà nước liên bang chứa trong hiến pháp liên bang”, là điều 28, khoản I Hiếp pháp của Cộng hoà liên bang Đức. “Khi luật của nhà nước thành viên mâu thuẫn với luật của liên bang thì phải áp dụng luật của nhà nước liên bang, và luật đó của nhà nước thành viên sẽ không có hiệu lực pháp lý”, là điều 75 của Hiến pháp Malaysia. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC LIÊN BANG CÓ NHỮNG DẤU HIỆU: - Lãnh thổ nhà nước liên bang được hình thành từ lãnh thổ của các nước thành viên tự nguyện liên hiệp thành - Các nhà nước khi đã trở thành thành viên của nhà nước liên bang thì không còn nhà nước đúng với ý nghĩa là một nhà nước có chủ quyền - Là chủ thể của liên bang, các nhà nước thành viên vẫn có quyền thành lập chính quyền của mình, có hiến pháp, có hệ thống pháp luật và có hệ thống các cơ quan nhà nước trực thuộc.

Use Quizgecko on...
Browser
Browser