Chương 8. Chính Sách Công PDF
Document Details
Uploaded by EnhancedHeliotrope2759
Tags
Summary
Tài liệu này cung cấp tổng quan về khái niệm, vai trò, quy trình quyết định và phân loại chính sách công. Nó trình bày các khía cạnh lý thuyết và thực tiễn của chính sách công.
Full Transcript
CHƯƠNG 8. CHÍNH SÁCH CÔNG 8.1. KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH CÔNG 8.2. VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG TRONG VIỆC GIÀNH, GIỮ VÀ THỰC THI QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ 8.3. QUY TRÌNH QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG 8.4. CHÍNH PHỦ – HÀNH PHÁP: NƠI KHƠI DẬY, PHÁT ĐỘNG MỌI NGUỒN LỰC CỦA XÃ HỘI BẰNG CÁC CH...
CHƯƠNG 8. CHÍNH SÁCH CÔNG 8.1. KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH CÔNG 8.2. VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG TRONG VIỆC GIÀNH, GIỮ VÀ THỰC THI QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ 8.3. QUY TRÌNH QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG 8.4. CHÍNH PHỦ – HÀNH PHÁP: NƠI KHƠI DẬY, PHÁT ĐỘNG MỌI NGUỒN LỰC CỦA XÃ HỘI BẰNG CÁC CHÍNH SÁCH 8.1. KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH CÔNG Chính sách phù hợp và việc triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách là tiêu chí căn bản đánh giá giá trị của hệ thống chính trị và hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hoạch định chính sách quốc gia là một trong những chức năng quan trọng gắn liền với sự tồn tại và tiêu vong của chính phủ. 8.1. KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH CÔNG Đường lối: là những nguyên tắc chung nhất trong việc định hướng phát triển của quốc gia, thường thể hiện trong các văn kiện của đảng cầm quyền. Chính sách: là những biện pháp cụ thể hoá đường lối chính trị. Biện pháp: là cách thức thực hiện chính sách, cụ thể hoá chính sách. NHỮNG ĐỊNH NGHĨA KHÁC NHAU VỀ CHÍNH SÁCH Chính sách là những chủ trương, đường lối thể hiện bằng những việc cần phải làm ngay để giải quyết những việc mà chính quyền nhà nước vừa mới nhận thức được. Chính sách là những chủ trương, đường lối rất lớn phải được thực hiện trong một thời gian rất dài hàng thiên niên kỷ. Nhưng cũng có những chính sách ngắn hạn. NHỮNG ĐỊNH NGHĨA KHÁC NHAU VỀ CHÍNH SÁCH Chính sách là tập hợp những biện pháp phân biệt đối xử khác nhau với các nhóm xã hội khác nhau, để điều chỉnh hành vi của họ, nhằm đảm bảo cho xã hội được công bằng và phát triển. Chính sách là một dạng thiết chế xã hội. Các thiết chế đảm bảo cho các cá nhân hoạt động với các kiểu hành vi xã hội được chấp nhận trong nhiều trạng thái xã hội khác nhau. KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH CÔNG Là những quyết định có tính ổn định cao, chứ không phải những quyết định nhất thời, riêng biệt mang tính tình thế. Là những gì được thực thi trên thực tế chứ không đơn thuần là những tuyên bố. Đối với nhân dân, kết quả thực tế của chính sách là quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân Chủ thế hoạch định chính sách công: là chủ thể nắm quyền lực nhà nước một cách hợp pháp và chính đáng Chính sách công” được ban hành bởi: Chính quyền. PHÂN LOẠI CHÍNH SÁCH CÔNG Chính sách của quốc gia: chính sách đối nội, đối ngoại, phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng. Chính sách của địa phương: phát huy thế mạnh và đặc điểm của địa phương. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ PHÁP LUẬT Chính sách phải được tổ chức thi hành ngay, trong khi pháp luật chỉ được áp dụng khi và chỉ khi có một điều kiện pháp lý phát sinh. 8.2. VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG TRONG VIỆC GIÀNH, GIỮ VÀ THỰC THI QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ Khi công bố một chính sách, trong xã hội xuất hiện 2 nhóm người: nhóm người được hưởng lợi và nhóm người bị thiệt hại do chính sách. Cơ quan quyết định chính sách thường hiểu rõ và cố ý gây thiệt hại đến một bộ phận dân chúng nào đó khi ban hành 1 chính sách cụ thể. Việc ban hành chính sách công sẽ tác động đến rất nhiều người, nên việc quyết định chính sách phải do các chủ thể có thẩm quyền và năng lực thực hiện một cách chuẩn xác. 8.2. VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG TRONG VIỆC GIÀNH, GIỮ VÀ THỰC THI QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ Do đó, thường quy trách nhiệm phân tích chính sách và đề ra chính sách do cơ quan hành pháp đảm nhận. Mặc dù chính sách có thể được quyết định bằng cơ quan lập pháp. Việc khởi thảo chính sách được các đảng đưa ra ngay khi tranh cử. Khả năng đưa ra và thực hiện các chính sách đúng đắn, hiệu quả, hợp lòng dân: Quyết định tính chính đáng về quyền lực chính trị của chính quyền hiện hành. Các đảng cầm quyền dùng chính sách công để thực thi quyền lực chính trị và duy trì quyền lực chính trị của mình. 8.3. QUY TRÌNH QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG Để hoàn thành nhiệm vụ quyết định chính sách công buộc phải có 2 loại kiến thức và kỹ năng Kiến thức và kỹ năng phân Kiến thức và kỹ năng chuyển chính tích chính sách sách thành các quy định pháp luật. 8.3. QUY TRÌNH QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG Có 4 giai đoạn chính trong việc hình thành chính sách công 2. Ra quyết định 1. Xác lập chương chính sách, tìm 3. Triển trình nghị sự, tìm 4. Đánh kiếm sự nhất trí khai thực kiếm sự nhất trí về giá chính về các biện pháp hiện chính mục tiêu – phân sách. để thực hiện mục sách. tích chính sách. tiêu. Mọi vấn đề chính sách đều phát sinh từ thực tế, thông qua những số liệu thống kê, những sự kiện và những nhận định trên cơ sở nhận thức những quy luật. 8.3. QUY TRÌNH QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG Mọi vấn đề chính sách đều phát sinh từ thực tế, thông qua những số liệu thống kê, những sự kiện và những nhận định trên cơ sở nhận thức những quy luật. Chính sách là những gì mà chính phủ đề ra và thực thi để: Đối phó với những hoàn cảnh mà chính phủ nhận thức được. Một chính quyền muốn tồn tại lâu dài thì chính sách của nó phải: Hợp lòng dân và hợp quy luật vận động khách quan của xã hội. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TRẢI QUA CÁC BƯỚC SAU ĐÂY Việc phân tích chính sách được bắt đầu khi một vấn đề xuất hiện trong thực tiễn được phản ánh lên cơ quan lập pháp. 1. Nhận biết vấn đề: đòi hỏi người 2. Định tính các quan hệ xã hội: xem phân tích chính sách phải có cái xét về tính chất, bản chất của các quan nhìn không thiên vị, nên là chuyên hệ xã hội để giải đáp câu hỏi: nhà gia về lĩnh vực xã hội học, như nước cần ban hành quy định để điều chính trị học, kết hợp với nhà khoa chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan học chuyên ngành và đa ngành… hay không? Một chính sách mới được ban hành khi nhà nước thấy cần thiết phải điều chỉnh quan hệ xã hội cơ bản nào đó. Phân tích chính sách nhằm bảo đảm yêu cầu của hệ thống pháp luật phải có tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của các công cụ pháp luật và tính nhất quán của các chính sách quản lý. Các nguyên tắc cần phải tuân thủ khi đưa ra một quyết định chính sách là: - Nhất quán – không được mâu thuẫn với các quyết định hiện hành. - Có khả năng chi trả về mặt tài chính. - Có khả năng thực hiện. Việc tách hoàn toàn chức năng hoạch định chính sách khỏi chức năng thực thi chính sách nhằm: - Đảm bảo cho các nhà hoạch định chính sách tập trung vào việc hoạch định chính sách của mình. - Tránh sự thông đồng để làm lợi cho bản thân người hoạch định chính sách nếu họ cũng là người thực thi chính sách. - Không để nhà hoạch định chính sách bận tâm vào việc thực thi chính sách. 8.4. CHÍNH PHỦ – HÀNH PHÁP: NƠI KHƠI DẬY, PHÁT ĐỘNG MỌI NGUỒN LỰC CỦA XÃ HỘI BẰNG CÁC CHÍNH SÁCH Để tạo nên tính chính đáng, chính sách công cần phải: Đảm bảo tính khoa học, tính dân tộc, tính khả thi về mặt tài chính. Quá trình xây dựng và điều phối chính sách cần phải có sự hợp tác chặt chẽ ở mọi cấp quản lý nhà nước. 8.4. CHÍNH PHỦ – HÀNH PHÁP: NƠI KHƠI DẬY, PHÁT ĐỘNG MỌI NGUỒN LỰC CỦA XÃ HỘI BẰNG CÁC CHÍNH SÁCH Một hệ thống chính sách tốt có thể: - Góp phần hỗ trợ các hoạt động kinh tế. - Nâng cao tính công bằng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh. - Điều chỉnh các khiếm khuyết của thị trường. Đóng vai trò trọng yếu trong việc duy trì mối quan hệ giữa các cơ quan trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách là các bộ. 8.4. CHÍNH PHỦ – HÀNH PHÁP: NƠI KHƠI DẬY, PHÁT ĐỘNG MỌI NGUỒN LỰC CỦA XÃ HỘI BẰNG CÁC CHÍNH SÁCH Cơ chế xây dựng và điều phối chính sách phải thực hiện được nhiệm vụ: - Cung cấp thông tin và cảnh báo trước về những vấn đề chính sách sắp xảy ra. - Bảo đảm tham vấn trước tất cả các bên có liên quan thuộc chính phủ. - Cung cấp những phân tích hỗ trợ và đề xướng các giảp pháp lựa chọn; ghi chép và phổ biến các quyết định chính sách; giám sát việc thực hiện các quyết định. Việc ban hành những chính sách không hợp lý của chính phủ có thể: Dẫn đến tăng chi phí quản lý nền kinh tế, làm phát sinh tham nhũng. 8.4. CHÍNH PHỦ – HÀNH PHÁP: NƠI KHƠI DẬY, PHÁT ĐỘNG MỌI NGUỒN LỰC CỦA XÃ HỘI BẰNG CÁC CHÍNH SÁCH Sự phân biệt giữa chức năng hoạch định chính sách và chức năng thực thi chính sách dẫn đến tình trạng một số nước phát triển tách bạch hoàn toàn các tổ chức của chính phủ chịu trách nhiệm hoạch định chính sách với các cơ quan thi hành các trách nhiệm cung cấp các dịch vụ công. Khi việc hoạch định chính sách tách khỏi việc thực thi chính sách thì: Chính sách dễ bị xa rời thực tế. Hiến pháp năm 2013 của nước CHXHCN Việt Nam quy định nhiệm vụ phải hoạch định chính sách quốc gia thuộc về: chính phủ