Các sự kiện kinh tế Việt Nam (PDF)
Document Details

Uploaded by SpellboundBixbite2927
University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
2021
Tags
Related
Summary
Tài liệu này tóm tắt các sự kiện kinh tế và chính trị quan trọng của Việt Nam từ năm 1986 đến 2021. Bao gồm các đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, với trọng tâm là các quyết định về đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế.
Full Transcript
**Đổi mới toàn diện, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội 1986 -- 1996** 1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng và thực hiện đường lối đổi mới toàn diện : - Bối cảnh quốc tế : cuộc cách mạng khoa học -- kỹ thuật đang phát triển mạnh, xu thế đối thoại trên thế giớ...
**Đổi mới toàn diện, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội 1986 -- 1996** 1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng và thực hiện đường lối đổi mới toàn diện : - Bối cảnh quốc tế : cuộc cách mạng khoa học -- kỹ thuật đang phát triển mạnh, xu thế đối thoại trên thế giới đang dần thay thế xu thế đối đầu. Đổi mới trở thành xu thế của thời đại. - Thực trạng trong nước : Việt Nam đang bị các đế quốc, thế lực thù địch bao vây, cấm vận và ở tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội : \+ Lương thực, thực phẩm khan hiếm. \+ Lạm phát tăng từ 300% năm 1985 lên hơn 774% năm 1986. \+ Các hành vi vi phạm pháp luật, vượt biên trái phép ồ ạt,\... - Đổi mới đã trở thành nhiệm vụ bức thiết của tình hình đất nước. - Các nhiệm vụ để phát triển tế mà Đại Hội đã đề ra : \+ Đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. \+ Chuyển sang hạch toán, kết hợp kế hoạch với thị trường \... - Mục tiêu tổng quát trong chặng đường đầu tiên là : \+ Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy \+ Bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý. \+ Đặc biệt chú trọng 3 chương trình kinh tế lớn là lương thực -- thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. \+ Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. - Năm phương hướng lớn phát triển kinh tế là : \+ Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh cơ cấu đầu tư xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. \+ Sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. \+ Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. \+ Phát huy mạnh mẽ động lực khoa học -- kỹ thuật. \+ Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. - Đại hội VI nhấn mạnh : " Tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch và các chính sách kinh tế là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa." - Trong nước, những năm 1987 -- 1988, vấn nạn khủng hoảng kinh tế xã hội vẫn diễn ra nghiêm trọng, thế nên Hội nghị Trung ương 2 ( 4/1987 ) đề ra một số biện pháp cấp bách, trọng tâm là thực hiện : \+ Giảm bội chi ngân sách. \+ Giảm nhịp độ tăng giá. \+ Giảm lạm phát. \+ Giảm khó khăn về đời sống của nhân dân. \+ Mở rộng giao lưu hàng hóa. \+ Giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên đường giao thông. \+ Thực hiện cơ chế một giá và chế độ lương thống nhất cả nước. \+ Giảm tỷ lệ bội chi ngân sách và bội chi tiền mặt, tiết kiệm chi tiêu, chống tiêu cực. \+ Chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh sang hạch toán kinh doanh Xã Hội Chủ Nghĩa. \+ Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế. - Các chủ trương của Đảng về kinh tế đã đem lại kết quả nhanh chóng : \+ Cuối năm 1988, chế độ phân phối theo tem phiếu đã được xóa bỏ. \+ Lương thực trong năm 1988 đã phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo thì đến năm 1989 đã đáp ứng được nhu cầu, có dự trữ và xuất khẩu. \+ Hàng tiêu dùng đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi. \+ Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà nước bước đầu hình thành. \+ Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh hơn trước. \+ Đến năm 1991, lạm phát từ 774% năm 1986 giảm còn 67,1%. **2a. Đại hội VIII và bước đầu thực hiện công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 1996 -- 2001** \- Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội \- **Cơ bản hoàn thành** nhiệm vụ của chặng đường đầu tiên thời kỳ quá độ =\> Từ đây nước ta chuyển sang thời kỳ mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá, **hiện đại hoá** **[\*Nội dung của Đại hội VI (6-1996) về vấn đề kinh tế:]** \- ***Sáu*** quan điểm về công nghiệp hoá trong thời kỳ đổi mới + Giữ vừng độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quan hệ đối ngoại, dựa vào nguộn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập khu vực thế giới. + Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo + Con người được đặt ở vị trí trung tâm + KHCN là động lực của CNH HĐH + Lấy hiệu quả kinh tế làm chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển + Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh \- **Định hướng phát triển khoa học và công nghệ**: Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các thành tựu trong các ngành sản xuất. Nâng cao tay nghề, phát triển tiềm lực và từng bước hình thành nền KHCN hiện đại Việt Nam 1b) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội - **Bối cảnh lịch sử** Đại hội lần thứ VII của Đảng họp tại Hà Nội, từ ngày 24 đến ngày 27-6-1991. Dự Đại hội có 1.176 đại biểu thay mặt cho trên hai triệu đảng viên cả nước. Đại hội đã bầu 146 ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị gồm 13 đồng chí, bầu đồng chí Đỗ Mười làm Tổng Bí thư của Đảng. A close-up of a person in a suit AI-generated content may be incorrect. Đồng chí Đỗ Mười Đại hội đảng lần thứ VII - **Nội dung đại hội** Ngoài các văn kiện chính của một Đại hội Đảng, điểm mới nổi bật của Đại hộiVII là thông qua hai văn kiện quan trọng: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược, ổn định và phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2000. *1/ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội* - Cương lĩnh đã tổng kết hơn 60 năm Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam; chỉ ra những thành công, khuyết điểm, sai lầm và nêu ra năm bài học lớn: 1\) Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 2\) Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. 3\) Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. 4\) Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. 5\) Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. - Cương lĩnh đã khái quát xu thế phát triển của thế giới, đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cương lĩnh nêu rõ 6 đặc trưng cơ bản của nhà nước XHCN: 1\) Do nhân dân lao động làm chủ. 2\) Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. 3\) Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 4\) Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. 5\) Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. 6\) Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. A group of people walking on a road AI-generated content may be incorrect. - Cương lĩnh nêu ra 7 phương hướng lớn: (1) Xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa. (2) Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm. (3) Thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. (4) Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. \(5) Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa làm cho thế giới quan Mác-Lênin, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. \(6) Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc. \(7) Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. A person shaking hands with a group of people AI-generated content may be incorrect. \- Cương lĩnh năm 1991 đã giải đáp đúng đắn vấn đề cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; đặt nền tảng đoàn kết, thống nhất giữa tư tưởng với hành động, tạo ra sức mạnh tổng hợp đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục phát triển. *2/ Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000* Quan điểm chỉ đạo: Phát triển kinh tế -xã hội theo con đường củng cố độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, với nhiều dạng sở hữu và hình thức tổ chức kinh doanh, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Ưu tiên con người, giải phóng sức sản xuất, phát huy tiềm năng cá nhân và cộng đồng, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường. Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp. *3/ Sự chỉ đạo thực hiện đường lối mới toàn diện của Đảng (1991-1995)* \* Lĩnh vực nông nghiệp Hội nghị Trung ương 5 (6-1993), đưa ra các chính sách đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Trung ương xác định ba mục tiêu chủ yếu là: 1/ Xây dựng nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống văn hóa phong phú,lành mạnh có cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của nông dân; có hệ thống chính trị vững mạnh 2/ Phát huy dân chủ, bảo đảm công bằng xã hội 3/ Tăng cường đoàn kết và ổn định chính trị, giữ vững trật tự xã hội, củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh. Điểm mới trong chủ trương này của Đảng là đề ra các quan điểm, nhiệm vụ xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, khơi dậy mọi tiềm năng, nội lực của nông dân. A group of people harvesting rice in a field AI-generated content may be incorrect. \*Lĩnh vực công nghiệp Hội nghị Trung ương 7 (7-1994) chủ trương phát triển công nghiệp, công nghệ và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới. 1/ Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý,quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. 2/ Cần xây dựng giai cấp công nhân phát triển về số lượng, giác ngộ về giai cấp,vững vàng về chính trị, tư tưởng, có trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực tiếp thu và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, vươn lên làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình. 3/ Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Several people working in a factory AI-generated content may be incorrect. \*Các lĩnh vực khác \- Hội nghị Trung ương 3 (6-1992) đã thảo luận và đưa ra ba quyết sách quan trọng, đúng đắn về củng cố quốc phòng an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, đổi mới và chỉnh đốn Đảng. \- Những chủ trương trên đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, độc lập chủ quyền và môi trường hòa bình của đất nước, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho công cuộc đổi mới. \- Hội nghị Trung ương 3 (6-1992), lần đầu tiên đưa ra chủ trương tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng. Mục tiêu đổi mới và chỉnh đốn Đảng là nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phù hợp với yêu cầu khách quan của cách mạng nước ta trong tình hình mới, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường củng cố Mặt trận Dân tộc thống nhất. **b) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:** \_ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng họp tại Hà Nội, từ ngày 19 đến ngày 22/4/2001: [ ] Đại hội tổng kết 15 năm đổi mới, rút ra những bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi mới, từ đó phát triển và hoàn thiện đường lối, định ra chiến lược phát triển đất nước trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI.*(*Nguồn*: [Đại hội lần thứ IX của Đảng: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Ảnh chuyên đề - Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN)](https://vnanet.vn/vi/anh/anh-chuyen-de-1053/dai-hoi-lan-thu-ix-cua-dang-phat-huy-suc-manh-toan-dan-toc-day-manh-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-5247162.html)* - Tình hình thế giới và Việt Nam lúc bấy giờ: \_ Kết thúc thế kỷ XX và bước sang thế kỷ XXI. Toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. \_ Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực . \_ Cách mạng khoa học và công nghệ thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức \_ Sau 15 năm Đổi mới (từ 1986), Việt Nam đạt nhiều thành tựu quan trọng nhưng vẫn còn nhiều thách thức: tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng quan liêu, "diễn biến hoà bình" do các thế lực thù địch gây ra. *(*Nguồn*: [Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng \| Ban Chấp hành Trung ương Đảng](https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-ix/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-ix-cua-dang-11)) * A group of people in a room AI-generated content may be incorrect. - Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 được thông qua trong Đại hội IX: - Mục tiêu tổng quát: đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại - Đại hội khẳng định những bài học đổi mới: do các Đại hội VI, VII, VIII của Đảng nêu lên vẫn còn có giá trị lớn, nhất là: - Đảng, Nhà nước chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài **nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa**; coi đây là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. - Kinh tế thị trường là phương thức huy động và phân bổ nguồn lực tối ưu nhất hiện nay; giúp giải phóng sức sản xuất; phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ; thúc đẩy đổi mới sáng tạo; gắn kết với xu hướng phát triển toàn cầu qua đó giúp tăng năng suất lao động =\> chính thông qua Nền kinh tế thị trường là phương thức phù hợp cho phép chúng ta huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất của xã hội mới - xã hội XHCN. - Định hướng xã hội chủ nghĩa không những không mâu thuẫn với kinh tế thị trường mà trái lại, nó còn có tác động làm hạn chế mặt trái của kinh tế thị trường như xóa đói, giảm nghèo, hạn chế phân cực giàu - nghèo, thực hiện công bằng xã hội. (2 dấu cộng thứ 2 và thứ 3 là tóm tắt cho đoạn màu xanh ở dưới) \_ [Nội hàm của khái niệm \'\'kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" bao gồm: 1) kinh tế thị trường, và 2) định hướng xã hội chủ nghĩa.] Kinh tế thị trường là một hệ thống kinh tế trong đó việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ được điều chỉnh chủ yếu bởi sự tương tác giữa các nhà sản xuất và người tiêu dùng trên thị trường. Trong kinh tế thị trường, quyết định về sản xuất, giá cả và phân phối được hình thành dựa trên sự cạnh tranh, cung -- cầu trên thị trường, thay vì do Chính phủ hoặc các tổ chức quyết định trực tiếp. Kinh tế thị trường có mặt tốt là làm tăng năng suất lao động, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh nhưng kinh tế thị trường cũng là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường có mục đích là \'\'lợi nhuận", tồn tại một số khuyết tật chủ yếu như Sự bất bình đẳng về tài sản và thu nhập, Sự phân hóa giàu nghèo, Khó khăn trong việc đảm bảo các sản phẩm/ dịch vụ cần thiết cho những người khó khăn, Cá lớn nuốt cá bé, Thất nghiệp và lạm phát, Tác động tiêu cực đến môi trường.... \_ [ Tại sao chúng ta cần kinh tế thị trường?] - Con đường phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa , nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Bỏ qua việc xác lập vị trí chi phối của quan hệ sản xuất TBCN trong nền sản xuất xã hội đang vận động đi lên CNXH, cũng có nghĩa ở đó còn tồn tại ở mức độ nhất định các quan hệ sản xuất tư bản và tiền tư bản, chúng vận động và tác động đến sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đang định hướng đi lên CNXH. Chính vì vậy, trong thực tiễn cần có những chính sách để các quan hệ này vận động, đóng góp vào sự tăng trưởng chung, đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của chúng. Quan hệ sản xuất luôn phù hợp với tính chất và trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Một khi lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) còn thấp, cần xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, nghĩa là cần có các quan hệ sản xuất đa dạng để tạo điều kiện khai thác các nguồn lực và mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. - Dù còn tồn tại nhiều nhược điểm song kinh tế thị trường là phương thức huy động và phân bổ nguồn lực tối ưu nhất hiện nay; giúp giải phóng sức sản xuất; tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội; phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ; thúc đẩy đổi mới sáng tạo; gắn kết với xu hướng phát triển toàn cầu qua đó giúp tăng năng suất lao động. - Bản thân thực tiễn phát triển cũng chỉ rõ mô hình kinh tế thị trường không phải là riêng có với CNTB, mà kinh tế thị trường cho phép phát huy sức mạnh tổng hợp các nguồn lực - là thành tựu phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Và cũng vì vậy CNXH không phải đối lập với thị trường, mà chính thông qua nền kinh tế thị trường là phương thức phù hợp cho phép chúng ta huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất của xã hội mới - xã hội XHCN. \_ [ Định hướng XHCN:] Định hướng xã hội chủ nghĩa không những không mâu thuẫn với kinh tế thị trường mà trái lại, nó còn có tác động làm hạn chế mặt trái của kinh tế thị trường như xóa đói, giảm nghèo, hạn chế phân cực giàu - nghèo, thực hiện công bằng xã hội. - Đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: \_ Cơ chế vận hành kinh tế: cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa \_ Có nhiều hình thức sở hữu (sở hữu tập thể, sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân...), nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức phân phối, chủ yếu phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội. =\> Lựa chọn con đường phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn vừa phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của thời đại, vừa là sự tiếp thu các giá trị truyền thống của đất nước và những yếu tố tích cực trong giai đoạn phát triển đã qua của chủ nghĩa xã hội kiểu cũ. (Nguồn: \_ * [Kinh tế thị trường là gì? Ưu và nhược điểm của nền KTTT](https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/kinh-te-thi-truong-la-gi).* *\_ [Mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta PGS.TS Nguyễn Gia Thơ - Viện Triết học, Viện KHXH Việt Nam \| Tư liệu văn kiện Đảng](https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/gioi-thieu-van-kien-dang/moi-quan-he-giua-kinh-te-thi-truong-va-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-trong-thoi-ky-qua-do-di-len-chu-nghia-xa-875).* *\_ [Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Sự đột phá về lý luận và xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam - Media story - Tạp chí Cộng sản](https://tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/xay-dung-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-su-dot-pha-ve-ly-luan-va-xay-dung-chu-nghia-xa-hoi-cua-dang-cong-san-viet-nam).* *\_ [Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam - Tạp chí Cộng sản](https://tapchicongsan.org.vn/kinh-te/-/2018/2092/nen-kinh-te-thi-truong--dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-cua-viet-nam.aspx)* *\_ GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng: Tư tưởng, lý luận với đổi mới và phát triển đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021.* *\_ [Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa: Cơ hội và thách thức - Tạp chí Cộng sản](https://tapchicongsan.org.vn/nghien-cu/-/2018/35821/qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-bo-qua-che-do-tu-ban-chu-nghia--co-hoi-va-thach-thuc.aspx))* - Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.  Lễ ký hiệp định gia nhập WTO song phương với Hoa Kỳ (Phó Thủ tướng Vũ Khoan đứng thứ 5 từ phải sang trái, Thứ trưởng Lương Văn Tự ký hiệp định) - Ảnh: VGP/NN (Nguồn: [Dấu ấn lớn của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế](https://baochinhphu.vn/dau-an-lon-cua-nguyen-pho-thu-tuong-vu-khoan-tren-con-duong-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-102230626103734658.htm)) - Những nhiệm vụ trọng tâm: - *[Hội nghị Trung ương 3 khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 24/9/2001 về]* tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. - Phát triển kinh tế tập thể: *[Qua 5 năm 1996 - 2001, kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã kiểu mới dưới nhiều hình thức, trình độ khác nhau trong các ngành, lĩnh vực, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn đã có đổi mới, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, kinh tế tập thể còn nhiều mặt yếu kém, năng lực nội tại hạn chế; hiệu quả ít. Hội nghị Trung ương 5 khóa IX (3/2002) đã thống nhất nhận thức về sự cần thiết phát triển kinh tế tập thể và chủ trương xác lập môi trường thể chế và tâm lý xã hội thuận lợi cho kinh tế tập thể phát triển, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách; nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với phát triển kinh tế tập thể.]* A collage of different images of people working in a field AI-generated content may be incorrect. - Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân: *[Qua 10 năm 1991 - 2001, kinh tế tư nhân - gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, đã phát triển rộng khắp trong cả nước. Tuy vậy, kinh tế tư nhân nước ta còn nhiều hạn chế, yếu kém như: quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lý kém, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu, gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế hoạt động. Hội nghị Trung ương 5 (3/2002) đã thảo luận, thống nhất nhận thức, coi kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, Trung ương quyết định tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.]* **c) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội:** \- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng họp tại Hà Nội, từ ngày 18 đến ngày 25/4/2006, vào thời điểm đất nước đã trải qua 20 năm đổi mới, đạt những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. **- Tổng quát thể hiện trong chủ đề của Đại hội nhìn chung về kinh tế, Đại hội đã chỉ ra những bài học cần thiết để tiếp tục hoàn thiện đường lối chỉ đạo đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới trong những năm tiếp theo:** **+ Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.** **+ Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới.** **+ Phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức khai thác ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.** **+ Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị** **-** Phải xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, tổ chức, từ đội ngũ cán bộ đến phương thức lãnh đạo của Đảng (đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc) \- Quan điểm mới nổi bật của Đại hội X là đã cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân, kể cả tư bản tư nhân, nhưng yêu cầu phải tuân thủ Điều lệ Đảng, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đồng thời nêu cao tính tiền phong gương mẫu của người đảng viên. Đây là chủ trương đúng đắn, vừa phù hợp với thực tế, vừa động viên mọi nguồn lực vào thực hiện mục tiêu của Đảng là "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh\". \- Đại hội nhấn mạnh cần tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu: Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế. \- Lần đầu tiên, tại Hội nghị Trung ương 4 khóa X Đảng ta ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, kinh tế biển Việt Nam đóng góp khoảng 53-55% GDP, 55-60% kim ngạch xuất khẩu cả nước. **- Quan điểm chỉ đạo của Đảng: ** **+ Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tâm nhìn dài hạn. ** **+ Thu hút mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường biến trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa, Phát huy đầy đủ, có hiệu quả các nguồn lực bên trong, tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.** \- Đường lối đổi mới của Đảng đã được thể chế hóa thành Hiến pháp, pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nến kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển. Tuy nhiên, quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. **(**Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đầy đủ, đồng bộ và thống nhất. Mặt trái của kinh tế thị trường tác động dẫn đến nhiều tiêu cực trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm nảy sinh các vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc). Hội nghị Trung ương 6 khóa X đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30/1/2008 về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan điểm chỉ đạo của Trung ương là: Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam: \+ Bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế. \+ Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thế chế kinh tế; giữa các yếu tố thị trường và các loại thị trường: giữa thể chế kinh tế với thể chế chính trị, xã hội; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội. \+ Gắn kết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa và bảo vệ môi trường. \+ Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở nước ta; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. \+ Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. =\> Trên cơ sở quan điểm đó, Trung ương đã nêu ra các nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. \- Sau hơn 20 năm đổi mới, nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn tuy nhiên song song với đó cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, phát triển còn kém bền vững, thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém. Đời sống của nông dân còn nhiều khó khăn. Hội nghị Trung ương 7 khóa X (8/2008) đã đánh giá tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta và lần đầu tiên đưa ra những quyết sách mạnh mẽ về chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp, giải quyết đồng thời ba vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Quan điểm chỉ đạo của Trung ương là: \+ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững. \+ Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tỉnh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân. \+ Giải quyết vấn đề nông nghiệp về mặt kinh tế cần tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân. =\> Những chủ trương trên đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế 5 năm (2005 - 2010): tốc độ tăng GDP bình quân đạt 7%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2001 - 2005, đạt 42,9% GDP. Mặc dù thời gian này, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn ra, nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đạt cao. GDP năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỉ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000; GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD. Việt Nam năm 2008 đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, đứng vào nhóm các nước có thu nhập trung bình. **- Đảng và Nhà nước đã luôn chú trọng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, hiệu quả thấp dẫn đến hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Trong tình hình mới, Hội nghị Trung ương 3 khóa X đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21/8/2006 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí:** **+ Đảng lãnh đạo chặt chẽ công thể phòng, chống tham nhũng, lãng phí, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của toàn dân; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự, tích cực, chủ động phòng ngừa là chính, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. ** **+ Gắn phòng, chống tham nhũng, lãng phí với xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Coi đây là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực và có trọng tâm, trọng điểm. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chú trọng tổng kết thực tiễn và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí. ** -Nghị quyết Trung ương 4 khóa X (4/2007) đã chủ trương sắp xếp bộ máy các cơ quan Đảng, Nhà nước ở Trung ương tinh gọn và hiệu lực, hiệu quả hơn. Còn 6 ban tham mưu của Trung ương: Chính phủ có 22 bộ và cơ quan ngang bộ. **- Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện vào nền kinh tế thế giới, cải cách hành chính có vai trò rất quan trọng để bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Hội nghị Trung ương 5 khóa X đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 1/8/2007 về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Quan điểm chỉ đạo của Trung ương là: ** **+ Cải cách hành chính phải được tiến hành trên cơ sở các nghị quyết và nguyên tắc của Đảng về xây dựng hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng.** **+ Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và quy chế phối hợp để nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan và cả bộ máy nhà nước.** \- Ngày 29/5/2008, với sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội khóa XII đã ra Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, kể từ ngày 1/8/2008 phù hợp với công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. \- Hội nghị Trung ương 6 khóa X đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quan điểm chỉ đạo của Trung ương là: Kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. **- Hội nghị Trung ương 7 khóa X đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quan điểm chỉ đạo của Trung ương là: ** **+ Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. ** **+ Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. ** **+ Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước. ** \- Hội nghị Trung ương 7 khóa X đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 6/8/2008 về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quan điểm của Trung ương là: Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp năng tẩm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. **- Hội nghị Trung ương 6 khóa X (1/2008), Đảng chủ trương "Cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2008-2012\". Quan điểm chỉ đạo của Trung ương là: ** **+ Coi việc trả lương đúng cho người lao động là thực hiện đầu tư cho phát triển, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. ** **+ Trung ương chỉ rõ, phải tiến tới bảo đảm cho cán bộ, công chức, viên chức sống được bằng tiền lương ở mức trung bình khá trong xã hội. ** **+ Cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công phải gắn với việc kiểm chế tốc độ tăng giá, bảo đảm tốt hơn đời sống của người nghèo, đồng bào dân tộc, đối tượng chính sách xã hội nhằm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển.** **- Tháng 11/2006, sau hơn 10 năm đàm phán, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây là một dấu mốc quan trọng trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, mở ra nhiều thuận lợi cho đất nước. Hội nghị Trung ương 4 khóa X bản hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 5/2/2007 về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành Viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Quan điểm chỉ đạo của Trung ương khi nước ta gia nhập WTO là: ** **+ Giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hội nhập vì lợi ích đất nước, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. ** **+ Coi hội nhập kinh tế quốc tế là công việc của toàn dân. Nhân dân là chủ thể của hội nhập và được hưởng thành quả từ hội nhập. ** **+ Duy trì tốc độ tăng trường kinh tế cao đi liền với nâng cao chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng. ** **+ Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái. ** **+ Gắn khai thác với sử dụng có hiệu quả cao nội lực và các nguồn lực bên ngoài.** **+ Đẩy nhanh nhịp độ cải cách thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế. ** **+Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.** \- Về đối ngoại, thành tựu nổi bật sau 5 năm 2006 - 2010 là Việt Nam đã mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại, góp phần tạo ra thế và lực mới, giữ vững ổn định chính trị và tạo được một môi trường quốc tế thuận lợi chưa từng có để giữ vững hòa bình, an ninh và mở rộng hợp tác, tranh thủ vốn, kỹ thuật, tri thức, kinh nghiệm để phát triển đất nước. Đến năm 2010. Việt Nam có quan hệ thương mại đầu tư với 230 nước và vùng lãnh thổ, trong đó các đối tác lớn nhất là Trung Quốc và Mỹ. \- Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài đạt kết quả tích cực; lượng kiều hối gửi về nước tăng tới 8 tỉ USD năm 2010. **D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991** \- Đại hội XI của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 12 đến ngày 19 /1/2011, bối cảnh tình hình thế giới phức tạp và suy thoái kinh tế toàn cầu \- Cương lĩnh năm 2011: \+ Qúa độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh mới diễn biến phức tạp: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển. Khu vực châu Á -- Thái Bình Dương và Đông Nam Á phát triển năng động nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nhân tố mất ổn định. Hiện tại khủng hoảng kinh tế tiếp tục diễn ra. Cương lĩnh năm 2011 xác định mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ là xây dựng cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp Về mặt kinh tế, Cương lĩnh năm 2011 nêu: \- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; bảo vệ tài nguyên, môi trường \- Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa \+ Những định hướng lớn về phát triển kinh tế: "Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân; kinh tế tư nhân là 1 trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển". Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vũng, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Coi trọng phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo; nông, lâm, ngư nghiệp đạt chất lượng cao gắn với công nghiệp công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ; khuyến khích tăng thu nhập và làm giàu dựa vào lao động; đa dạng về bảo hiểm và trợ cấp xã hội. -Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 -- 2020: \+ Quan điểm phát triển: phát triển nhanh gắn liền với bền vững \+ Ba đột phá chiến lược: 1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính 2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ 3) Xây dựng hệ thông kết cấu hạ tầng đồng bộ với số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao và hạ tầng đô thị lớn \+ Định hướng phát triển kinh tế xã hội: Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; thực hiện tốt chức năng của nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường; hoàn thiện bộ máy nhà nước, chuyển mạnh về cải cách hành chính; đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước. \+ Những kinh nghiệm mới:. Một là, trong bất kỳ điều kiện, tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.. Hai là, phải thực sự coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triển bền vững.. Ba là, phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.. Bốn là, chăm lo củng cố, xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức.. Năm là, trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo phải rất nhạy bén, kiên quyết, sáng tạo. \+ Đại hội XI cũng đã đề cập các nội dung: Về đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế; về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức \+ Hội nghị Trung ương 4 khóa XI (1/2012) nhấn mạnh. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, đồng bộ trên phạm vi cả nước. Huy động nguồn lực xã hội để thu hút các nhà đầu tư kể cả các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Mọi người đều có trách nhiệm đóng góp vào phát triển kết cấu hạ tầng. Kết hợp chặt chẽ với quốc phòng, an ninh \+ Pháp luật về đất đai: đã thu được nhiều kết quả tích cực; tuy nhiên vẫn còn hạn chế về công tác quản lý đất đai và việc sử dụng đất chưa hiệu quả dẫn đến tranh chấp. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Do đó các chính sách và pháp luật về đất đai phải bảo đảm sự quản lý chặt chẽ , thống nhất của Trung ương \+ Các doanh nghiệp nhà nước đã được sắp xếp lại một bước tuy nhiên vẫn chưa tiến triển tốt. Hội nghị Trung ương 6 khóa XI (10/2012) ban hành Kết luận về Đề án tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Quan điểm của Trung ương là: Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, là lực lượng vật chất quan trọng, là công cụ hỗ trợ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô. Doanh nghiệp nhà nước phải tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, tập trung vào các ngành, lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng. Chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải ngoài ngành. Khẩn trương bổ sung, hoàn thiện thể chế quản lý, mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các doanh nghiệp. \+ Nhờ có chủ trương của Đảng, tiềm lực kinh tế ngày càng ổn định, GDP tăng bình quân 5,9% , bình quân thu nhập 2.109 USD... \+ Vấn đề tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, Hội nghị Trung ương 4 khóa XI (1/2012) đưa ra kết luận: tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư làm trưởng ban, Ban Nội chính Trung ương làm cơ quan thường trực \+ Khoa học, công nghệ vẫn còn nhiều yếu kém so với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ thế giới. Hội nghị Trung ương 6 khóa XI ra Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 1/12/2012 về phát triển khoa học và công nghệ: đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; đến năm 2030, có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến thế giới; tiềm lực khoa học và công nghệ đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và công nghệ. Chủ động hội nhập quốc tế để cập nhật tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, thu hút nguồn lực và chuyên gia, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia các dự án khoa học và công nghệ của Việt Nam. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh sau khi được đào tạo ở nước ngoài về nước làm việc. **D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế** [1. Đại hội nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước:] \- Đổi mới mô hình tăng trưởng \- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước \- Hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa \- Mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế [2. Nhiệm vụ trọng tâm:] Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và đảm bảo an tàon nợ công [3. Đổi mới mô hình tăng trưởng] \- Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu nền kinh tế đã thực hiện và đạt được kết quả bước đầu \- Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng về cơ bản vẫn theo mô hình cũ, chậm được đổi mới -\> Hội nghị Trung ương khoá XII đã ra Nghị quyết số 05- NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động. \- Gắn kết chặt chẽ với thực hiện ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh rế với trọng tâm ưu tiên: + Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh + Cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; cơ cấu lại đầu tư, doanh nghiệp nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng; cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công; cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công + Nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế là nhiệm vụ cơ bản, trọng yếu, có ý nghĩa quyết định đối với thực hiện mục tiêu phát triẻn nhanh và bền vững đất nước [4. Hội nhập kinh tế quốc tế] \- Việc thực hiện các cam kết quốc tế mới quốc tế sẽ đặt ra nhiều khó khăn, thách thức \- Hội nghị Trung ương 4 khoá XII (10/2016) đã chủ trương về thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quan điểm chỉ đạo của Trung ương: + Kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; tích cực hội nhập kinh tế quốc tế + Hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế, là sự nghiệp của toàn dân + Bảo đảm đồng bộ giữa đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế + Đẩy mạnh việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chinh sách [5. Hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa] \- Việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ra thực hiện còn chậm. Một số quy định pháp luật, cơ chế, chính sách còn chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu ổn định \- Hội nghị trung ương 5 khoá XII (5/2017) chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Quan điểm chỉ đạo của Trung ương: + Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển nhanh và bên vững + Đảm bảo định hướng XHCN phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước trong trừng giai đoạn + Gắn kết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội - Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là quá trình phát triển liên tục; kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại. \- Các giải pháp dể tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN trong tình hình mới: + Về doanh nghiệp nhà nước: Hội nghị Trung ương 5 khoá XII đã ban hành Nghị quyết số 12- NQ/ TW về tiếp tục cơ cấu lại , đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước + Về kinh tế tư nhân: Trung ương 5 khoá XII đã ra nghị quyết số 10- NQ/TW về phát triển trung ương là 1 động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. + Về chiến lược biển: Hội nghị Trung ương 8 khoá XII ra nghị quyết số 36- NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. **e) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa**. **Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (2021)** Đại hội XIII của Đảng diễn ra từ ngày 25/1 đến 1/2/2021 tại Hà Nội, trong bối cảnh đất nước đối diện với nhiều cơ hội và thách thức. Đại hội xác định mục tiêu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. **Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII**, gồm 200 đồng chí, trong đó có 180 Ủy viên Trung ương chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết. **Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu lại**.  **Chủ đề của Đại hội**: - Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy khát vọng phát triển đất nước; tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vững chắc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định. Phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh - nhân tố quyết định sự  **Đại hội đã tổng kết và đánh giá**: - Việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII gắn với 35 năm đổi mới và 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991. - Đề ra phương hướng phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2045. **Quan điểm chỉ đạo của Đại hội XIII**: - **Kiên định** chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; **kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội**; kiên định đường lối đổi mới của Đảng và các nguyên tắc xây dựng Đảng. - **Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc** trên cơ sở các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, phát triển nhanh và bền vững đất nước, với phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm. - **Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước**, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, đặc biệt là trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. **Mục tiêu tổng quát**: - **Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng**, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. **Các nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2021 - 2025**: 1. Tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, phòng, chống tham nhũng, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực. Củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Xây dựng Đảng vững mạnh từ cơ sở - Kỳ 3: Gốc có vững, cây mới bền (tiếp theo và hết) 2. Kiểm soát đại dịch Covid-19, phát triển kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.  3. **Tăng cường quốc phòng, an ninh**, xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, hiện đại. Tăng cường nguồn lực quốc phòng, an ninh, xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, nội dung gì? 4. **Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước**, bảo vệ và phát huy văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, nâng cao chỉ số hạnh phúc của nhân dân Việt Nam.  Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam là nhiệm vụ có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế hiện nay \_Ảnh: tapchicongthuong 5. **Hoàn thiện hệ thống pháp luật**, bảo vệ kỷ cương xã hội, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa từ cấp ủy đến người dân. Tăng cường đoàn kết toàn dân tộc. A group of men in suits AI-generated content may be incorrect. 6. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.  **Các đột phá chiến lược**: 1. **Hoàn thiện thể chế phát triển**, tập trung vào thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới quản trị quốc gia. Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. A group of people in a factory AI-generated content may be incorrect. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xem sản phẩm chè của Nhà máy chè Sen Cha, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển chè Tam Đường ở xã Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu \_Ảnh: TTXVN 2. **Phát triển nguồn nhân lực**, đặc biệt nhân lực chất lượng cao, gắn với giáo dục, nghiên cứu khoa học và công nghệ. 2. **Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại**, đặc biệt về giao thông, viễn thông, tạo nền tảng cho chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số và xã hội số.  *Phát triển các vùng kinh tế động lực, vùng trọng điểm, tạo ra sự lan tỏa lôi kéo các vùng liền kề phát triển, tác động trực tiếp đến các vùng nghèo, hộ nghèo. Ảnh: TTXVN* Một sự kiện vô cùng quan trọng trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam -- **Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII**. Đây là sự kiện không chỉ có ý nghĩa đối với mỗi đảng viên, mà còn là mốc son quan trọng trong tiến trình phát triển đất nước ta. Đại hội diễn ra từ ngày 25/1 đến ngày 1/2/2021, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước nhiều thách thức, nhưng cũng đầy hứa hẹn với những cơ hội mới. **Thách thức** mà chúng ta đối mặt là không nhỏ. Tình hình quốc tế và khu vực ngày càng phức tạp, những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, thiên tai, và dịch bệnh khiến chúng ta càng thêm nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của một chiến lược phát triển bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh đó là những cơ hội đến từ những thành tựu ngoạn mục của khoa học và công nghệ, mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang mở ra những khả năng vô cùng lớn lao cho nền kinh tế thế giới, cũng như đất nước chúng ta. **Hơn 1.500 đại biểu** đã tham dự Đại hội XIII của Đảng, đại diện cho hơn 5 triệu đảng viên trên cả nước. Đại hội không chỉ nhìn lại những thành tựu mà chúng ta đã đạt được, mà còn đặt ra những mục tiêu, phương hướng quan trọng cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Một trong những điểm nhấn nổi bật của Đại hội là chủ đề **\"Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới.\"** **Vì sao đây lại là một chủ đề quan trọng?** Bởi vì đất nước ta đang đứng trước ngưỡng cửa của những thay đổi lớn lao. Đại hội XIII đã vạch ra mục tiêu phát triển đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, với tầm nhìn đưa đất nước trở thành một quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Và đây chính là lúc chúng ta phải bước lên, phải nắm bắt thời cơ và vượt qua thử thách. Để thực hiện được những mục tiêu này, Đại hội XIII đã đề ra một loạt các nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ mới, bao gồm: chúng ta hãy đi làm rõ 1. **Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh**, với việc nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2. **Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa**, phát triển nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập. Đồng thời, chúng ta cũng phải xây dựng một hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu quả, đồng bộ với nền kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia. 3. **Giữ vững độc lập, tự chủ**, nâng cao chất lượng đối ngoại, hội nhập quốc tế, đồng thời bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia. 4. **Phát triển con người Việt Nam**, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng tài năng, sáng tạo và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. 5. **....** Ngoài ra, Đại hội cũng xác định các đột phá chiến lược, như hoàn thiện thể chế phát triển, đổi mới quản trị quốc gia, phát triển hạ tầng đồng bộ và hiện đại, và đặc biệt là chú trọng đến việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế. **Các bạn có thể tự hỏi**, liệu những mục tiêu này có khả thi? Câu trả lời là có, nhưng để thực hiện được, chúng ta cần phải có sự đồng lòng, đoàn kết và nỗ lực không ngừng. Và hơn hết, chúng ta phải khơi dậy một **khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc**, để mỗi người dân Việt Nam đều cảm nhận được sức mạnh của đoàn kết và sự thay đổi mà Đảng đang dẫn dắt. **Cuối cùng,** chúng ta hãy nhìn vào tầm nhìn phát triển của Đại hội XIII, một tầm nhìn không chỉ cho ngày hôm nay mà cho cả tương lai, để thấy rằng mỗi chúng ta -- những thế hệ trẻ, những người đang bước vào đời sống công việc và xã hội -- đều có trách nhiệm, có sứ mệnh trong việc hiện thực hóa những khát vọng cao đẹp đó. **3. Thành tựu, kinh nghiệm của công cuộc đổi mới:** Công cuộc đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh'. 1. ***Thành tựu (kinh tế):*** 1986, Đảng xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt: - Đổi mới tư duy kinh tế → đổi mới cơ chế, chính sách kinh tế - Chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, hành chính, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo **định hướng xã hội chủ nghĩa.** ⇒ Nhờ vậy, kinh tế giảm bớt khó khăn, từng bước phát triển: - 1996, chấm dứt khủng hoảng kinh tế -xã hội - 2008, ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mang lại hiệu quả - Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ - Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện - Các yếu tố thị trường và các loại thị trường lần lượt phát triển đồng bộ, gắn với thị trường khu vực và thế giới - Nhiều rào cản tham gia thị trường được dỡ bỏ, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ rệt - Khởi nghiệp sáng tạo, phát triển doanh nghiệp sôi động - Doanh nghiệp nhà nước từng bước được tổ chức có hiệu quả hơn, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, kinh tế tập thể từng bước đổi mới gắn với cơ chế thị trường, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh, là bộ phận quan trọng của nền kinh tế nước ta. ***[Tham khảo ngoài: ]*** - 1986, GDP Việt Nam đạt khoảng 8 tỷ USD, xếp thứ 9/10 trong khối ASEAN, chỉ xếp trên Myanmar (5,15 tỷ USD) - Sau 36 năm đổi mới, đến năm 2022, quy mô GDP Việt Nam đạt khoảng 406,45 tỷ USD. Đặc biệt, giai đoạn 1986 -- 2022, Việt Nam lọt top 5 nước có quy mô kinh tế tăng nhiều nhất thế giới. (GDP tăng 39,28 lần) A graph with numbers and blue bars AI-generated content may be incorrect. - Năm 2024, Việt Nam được IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) dự báo quy mô GDP đạt khoảng 465,81 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á.  **Báo cáo tình hình kinh tế -- xã hội năm 2024 từ Tổng Cục Thống kê:** - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2024 ước tính tăng 7,09% so với năm trước. - Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2024 ước đạt 11.511,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 476,3 tỷ USD. - GDP bình quân đầu người năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 114 triệu đồng/người, tương đương 4.700 USD (tăng 377 USD so với năm 2023.) - Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 221,9 triệu đồng/lao động (tương đương 9.182 USD/lao động, tăng 726 USD so với năm 2023) - Năng suất lao động tăng 5,88% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2024 ước đạt 28,3%, cao hơn so với năm 2023). b. **Hạn chế (kinh tế):** - Hoàn thiện thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm, chưa tạo được chuyển biến căn bản về mô hình tăng trưởng - Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao **3c/ Nguyên nhân** **3c.1/ Nguyên nhân khách quan** - Đổi mới là một sự nghiệp to lớn, rất khó khăn và phức tạp. - Tình hình thế giới có những mặt tác động không thuận lợi. - Sự chống phá của các thế lực thù địch bên ngoài. **3c.2/ Nguyên nhân chủ quan** - Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn còn hạn chế. - Đổi mới thiếu đồng bộ, còn nhiều khó khăn. - Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng còn nhiều hạn chế. - Việc đào tạo và sử dụng cán bộ, đảng viên chưa thật sự hiệu quả. **3d/ Một số bài học kinh nghiệm** - Kiên định mục tiêu: Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. - Đổi mới toàn diện và đồng bộ: Đổi mới phải đi đôi với hoàn thiện hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. - Phát huy nội lực: Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. - Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng: Đảng phải luôn đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.