Lý thuyết 1 PDF - Đạo đức nghề nghiệp
Document Details
Uploaded by CourageousMoldavite6819
Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Tags
Summary
Tài liệu này giới thiệu những vấn đề cơ bản về đạo đức nghề nghiệp, bao gồm khái niệm, cấu trúc, các chuẩn mực, và vai trò của đạo đức trong các hoạt động kinh doanh. Nó đề cập đến các khía cạnh như nghĩa vụ, lương tâm, thiện - ác, và các chuẩn mực hành vi nghề nghiệp.
Full Transcript
1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.1. Khái niệm đạo đức nghề nghiệp 1.1.1. Đạo đức (Morality) Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp mà con người có được nhờ tu dưỡng theo những tiêu chuẩn nhất định. Các phẩm chất tốt đẹp này được thừa nhận rộng rãi trong xã hội mà...
1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.1. Khái niệm đạo đức nghề nghiệp 1.1.1. Đạo đức (Morality) Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp mà con người có được nhờ tu dưỡng theo những tiêu chuẩn nhất định. Các phẩm chất tốt đẹp này được thừa nhận rộng rãi trong xã hội mà không phụ thuộc vào phạm vi của quốc gia, văn hóa, pháp luật hay tôn giáo. Một số phạm trù cơ bản: - Nghĩa vụ: Trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng, xã hội. - Lương tâm: Tiếng nói bên trong chỉ dẫn con người làm điều tốt, tránh làm điều xấu. - Thiện – ác: Cặp phạm trù đối lập nhau, thước đo đời sống đạo đức của mỗi cá nhân. Vai trò: - Phương thức cơ bản điều chỉnh hành vi con người một cách tự nguyện, tự giác, không vụ lợi trong một phạm vi rộng lớn. - Nhân đạo hóa con người và xã hội. - Thể hiện bản sắc dân tộc. - Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. - Vai trò cơ bản nhất: Đạo đức góp phần thúc đẩy việc thực thi nghĩa vụ con người đối với gia đình, cộng đồng, xã hội, đất nước và nhân loại. Một số khía cạnh phổ biển: công bằng, hiếu thảo, nghĩa hiệp, tử tế, trung thực, chính trực, trắc ẩn… 1.1.2. Cấu trúc đạo đức Ý thức đạo đức: Ý thức về hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực hành vi phù hợp với những quan hệ đạo đức đã và đang tồn tại. 2 Quan hệ đạo đức: Hệ thống những quan hệ xã hội, tác động qua lại giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội xét về mặt đạo đức. Hành vi đạo đức: Một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức. 1.1.3. Đạo đức nghề nghiệp (Professional ethics/Codes of ethic) Từ tập hợp các giá trị đạo đức của xã hội, các tổ chức nghề nghiệp sẽ lựa chọn ra những giá trị đạo đức phù hợp với bối cảnh, tập quán, văn hoá, quan điểm và các điều kiện đặc thù khác của mình để hướng tới thực hiện; từ đó hình thành nên các giá trị đạo đức nghề nghiệp của riêng mình, gọi là đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp của mỗi ngành phải phù hợp với đặc thù của ngành, nhưng không được vượt ra khỏi những giá trị đạo đức cơ bản của cộng đồng/xã hội. 1.1.4. Các chuẩn mực của hành vi nghề nghiệp Một tập hợp các quy tắc ứng xử cung cấp hướng dẫn cho hành vi của chúng ta khi nó ảnh hưởng đến người khác trong phạm vi nghề nghiệp nhất định; trong đó, ít nhiều xác định được tính chất, mức độ và phạm vi của những điều nên làm, được phép làm, không được phép làm hoặc bắt buộc phải làm. Bộ quy tắc ứng xử là sự hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là sự thể chế hóa cho các cam kết về đạo đức nghề nghiệp của một ngành nghề cụ thể. 1.1.5. Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Một tập hợp các giá trị đạo đức nghề nghiệp kèm theo các chuẩn mực của hành vi nghề nghiệp do một tổ chức, hiệp hội hoặc công ty cụ thể ban hành. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp không mang tính bất biến mà chúng thường xuyên thay đổi phụ thuộc vào thời gian, không gian và đối tượng. Những chuẩn mực đạo đức lỗi thời, không phù hợp sẽ bị loại bỏ hoặc bị thay thế bằng những chuẩn mực tiến bộ, phù hợp hơn. 3 Quy định nghề nghiệp Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Hệ thống các quy định pháp lý và kỹ Hệ thống các quy định đối với thái độ thuật mà người lao động buộc phải chủ quan của người lao động trong tuân thủ và thực hiện nếu muốn theo một ngành nghề. một nghề nào đó. Do nhà nước hoặc doanh nghiệp ban Do doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội hành. ban hành. Đo lường một hành vi nghề nghiệp là Đo lường một hành vi nghề nghiệp là đúng hay sai. tốt hay xấu. 1.2. Vai trò của đạo đức nghề nghiệp 1.2.1. Đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa các chủ thể cùng tham gia trong lĩnh vực hoạt động, kinh doanh - Xây dựng lòng tin và uy tín. - Bảo vệ lợi ích của khách hàng. - Hỗ trợ phát triển cá nhân và nghề nghiệp. 1.2.2. Điều chỉnh, định hướng và giáo dục hành vi của các chủ thể tham gia vào lĩnh vực hoạt động, kinh doanh - Xây dựng môi trường làm việc chất lượng cao. - Tạo động lực và phát triển bền vững. 4 1.3. Nguồn gốc của đạo đức nghề nghiệp 1.3.1. Đạo đức nghĩa vụ (Deontological ethics) Trường phái đạo đức này cho rằng có những nguyên tắc đạo đức phổ quát sẽ chi phối hành vi của chúng ta; từ đó có thể phân biệt những điều tuyệt đối về đạo đức như đúng sai, tốt xấu, … Một khía cạnh quan trọng khác của đạo đức nghĩa vụ là sự công bằng. Theo lý thuyết công bằng của John Rawls: - Nguyên tắc 1: Mỗi người có quyền bình đẳng với người khác về các quyền tự do cơ bản. - Nguyên tắc 2: Các bất bình đẳng phải được sắp xếp sao cho mang lại lợi ích lớn nhất cho các thành viên kém thuận lợi nhất trong xã hội và có sự bình đẳng trong cơ hội việc làm. 1.3.2. Đạo đức hệ quả luận (Consequentialist ethics) Chủ nghĩa hệ quả tập trung vào kết quả hơn là những điều tuyệt đối về đạo đức. Nguyên tắc cơ bản: Phải đánh giá được đâu là kết quả tốt nhất hoặc mong muốn nhất khi đưa ra quyết định. Chủ nghĩa vị lợi: Chúng ta phải hành động theo cách tối đa hóa điều tốt đẹp, hạnh phúc, niềm vui hoặc sự hữu dụng. 1.3.3. Đạo đức đức hạnh (Virtue ethics) Đạo đức đức hạnh cho rằng chúng ta nên hướng đến dạng nhân cách mà chúng ta nên trở thành, bởi vì hành vi phụ thuộc nhiều vào nhân cách. Nội dung của đạo đức đức hạnh là những đặc điểm hoặc tính cách tự nhiên của con người mong muốn hoạt động để thúc đẩy điều tốt đẹp. Các đức tính chính thúc đẩy điều này thường là: nhân từ, chính trực, can đảm, tiết độ, thận trọng, công bằng… 5 1.4. Hướng dẫn xây dựng bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho các tổ chức TCNH 1.4.1. Áp dụng trường phái đạo đức nghĩa vụ để xây dựng niềm tin đối với các bên liên quan Niềm tin được tạo dựng từ hai yếu tố là năng lực chuyên môn và sự đáng tin cậy của ban quản lý và nhân viên của tổ chức đó. Về mặt này, cần phải đảm bảo năng lực và đạo đức đi đôi với nhau. Để tạo niềm tin từ phương diện đạo đức, các tổ chức TCNH cần phải xây dựng, công bố và thực thi các tiêu chuẩn nghĩa vụ về mặt đạo đức đối với các bên liên quan bao gồm nhà đầu tư, nhân viên và xã hội. Khi xung đột, nghĩa vụ của một tổ chức TCNH đối với các bên liên quan phải được đặt trên quyền của chính tổ chức đó. 6 1.4.2. Áp dụng trường phái đạo đức hệ quả luận vào các quyết định của tổ chức TCNH Khi thiết kế các chuẩn mực cúa hành vi nghề nghiệp để đưa ra hướng dẫn cho các quyết định của nhân viên, tổ chức TCNH nên tiếp cận dựa trên trường phái đạo đức hệ quả luận. Mỗi quyết định của bất kỳ một nhân viên trong bất kỳ một hoạt động cụ thể nào của tổ chức TCNH đều mang lại những hệ quả nhất định. 1.4.3. Áp dụng trường phái đạo đức đức hạnh trong việc xây dựng phẩm chất của nhân sự Trong hoạt động của các tổ chức TCNH, rủi ro đến từ đạo đức của nhân viên là một trong những rủi ro nguy hiểm và khó kiểm soát nhất. 1.4.4. Các yêu cầu đối với bộ chuẩn mực đạo đức của tổ chức TCNH 1. Bao quát tất cả các lĩnh vực hoạt động chính của tổ chức TCNH. 2. Bao gồm hướng dẫn chi tiết để có thể sử dụng trong thực tế, cho cả chủ tổ chức TCNH và quản lý cấp cao/hội đồng quản trị. Không bị giới hạn trong việc tuân thủ pháp luật/quy định hiện hành. 3. Không quy định chậm trễ so với thông lệ tổ chức TCNH, tốc độ phát triển của thị trường và để trở nên hữu ích, khuôn khổ đạo đức phải cung cấp hỗ trợ trong việc đánh giá các thực tiễn mới và đang thay đổi. 4. Được củng cố bởi tư duy rõ ràng, nhất quán và chặt chẽ về đạo đức. 5. Hạn chế xung đột với tôn giáo và các nền văn hóa khác nhau. 6. Bộ chuẩn mực phải cung cấp cho nhân viên thông tin về cách xác định và giải quyết các vấn đề đạo đức, tóm tắt về các quyền và nghĩa vụ đạo đức của tổ chức, các dấu hiệu rõ ràng về các hành vi được kỳ vọng và danh sách các vấn đề đạo đức thường xảy ra cùng với cách xử lý những vấn đề này. 7. Bộ chuẩn mực đạo đức phải quy định cách tổ chức TCNH tiếp cận khách hàng và giải thích rõ ràng các nghĩa vụ đạo đức đối với các nhóm khách hàng khác nhau (nếu có sự khác biệt). 7 8. Thù lao là một vấn đề đạo đức. Bộ chuẩn mực đạo đức nên đưa ra quy định rõ ràng đối với thù lao; những quy định này bao gồm các biện pháp báo cáo có thể được sử dụng để đánh giá cách chi trả thù lao của tổ chức TCNH. 9. Bộ chuẩn mực đạo đức phải quy định cách tổ chức TCNH nhìn nhận rủi ro từ góc độ đạo đức ảnh hưởng đến các bên liên quan, bao gồm nhân viên, cổ đông, khách hàng và đối tác. 1.5. Hướng dẫn triển khai bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong ngành TCNH 1. Thiết lập bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nội bộ. 2. Cụ thể hóa bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. 3. Tích hợp bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp vào văn hóa tổ chức. 4. Ban lãnh đạo tiên phong thực hiện bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. 5. Chính sách thưởng không khuyến khích hành vi phi đạo đức. 6. Xây dựng chương trình thực hành kỹ năng. 7. Xuất bản bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho các bên liên quan. 8. Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp phải minh bạch. 9. Nhân viên phải nghiên cứu bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thường xuyên. 10. Tránh xung đột giữa pháp lý và đạo đức.