Bài giảng Đạo đức nghề nghiệp trong Ngành Tài chính Ngân hàng - PDF

Summary

This document is a lecture on professional ethics in finance and banking. It discusses the role of ethics, values, and standards of conduct in the financial industry, and provides insights into how to deal with ethical dilemmas in financial transactions. This document is suitable for financial and accounting students, to understand, and follow ethical considerations for professionals.

Full Transcript

Bài giảng ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG (Professional ethics in finance and banking) TS. NGUYỄN ĐẶNG HẢI YẾN 1 KHOA TÀI CHÍNH GIỚI THIỆU MÔN HỌC Thông tin chung...

Bài giảng ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG (Professional ethics in finance and banking) TS. NGUYỄN ĐẶNG HẢI YẾN 1 KHOA TÀI CHÍNH GIỚI THIỆU MÔN HỌC Thông tin chung Chuẩn đầu ra Mô tả môn học về môn học môn học Nội dung môn Phương pháp Tài liệu học tập học đánh giá THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC  Tên môn học: Đạo đức nghề nghiệp trong ngành tài chính ngân hàng  Số tín chỉ: 3  Môn học trước: không  Yêu cầu: SV phải có tài liệu học tập, nghe giảng trên lớp, làm bài tập và tham dự đầy đủ các buổi kiểm tra, thi.  Khoa/Bộ môn phụ trách: Khoa Tài chính 3 MÔ TẢ MÔN HỌC Đạo đức nghề nghiệp trong ngành tài chính ngân hàng là môn học nhấn mạnh vào vai trò của đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các hoạt động tài chính và ngân hàng. Sinh viên sẽ khám phá các vấn đề đạo đức phổ biến trong lĩnh vực này, bao gồm quản lý rủi ro, công bằng và minh bạch trong giao dịch tài chính, cũng như ảnh hưởng của quyết định kinh doanh đến cộng đồng và môi trường. 4 MÔ TẢ MÔN HỌC Môn này cung cấp cơ hội cho sinh viên phân tích và thảo luận về các trường hợp thực tế, đặt ra các tình huống đạo đức phức tạp mà các chuyên gia tài chính và ngân hàng thường phải đối mặt. Đồng thời, môn học này cũng khuyến khích sinh viên xem xét và phát triển các phương pháp và kỹ năng để đảm bảo họ có thể hành động một cách đạo đức và có trách nhiệm trong sự nghiệp của mình. 5 CHUẨN ĐẦU RA MÔN HỌC  Nhận biết được sự cần thiết của đạo đức nghề nghiệp trong ngành tài chính ngân hàng và tinh thần học tập, nghiên cứu và thích ứng của cá nhân đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời.  Mô tả được các giá trị đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực đầu tư tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.  Nhận biết được các chuẩn mực hành vi nghề nghiệp trong giao tiếp, ứng xử trong các tình huống đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực đầu tư tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. 6 CHUẨN ĐẦU RA MÔN HỌC  Giải thích được ảnh hưởng của đạo đức nghề nghiệp đối với bộ tiêu chuẩn ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) và bộ tiêu chuẩn RAI (AI có trách nhiệm).  Giải quyết các tình huống về đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực đầu tư tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy tổ chức đạt được mục tiêu ESG và RAI dựa trên các kiến thức nền tảng về đạo đức nghề nghiệp. 7 NỘI DUNG MÔN HỌC  Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP  Chương 2: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH  Chương 3: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG  Chương 4: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM  Chương 5: ESG VÀ RAI TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 8 TÀI LIỆU HỌC TẬP Giáo trình  CFA (2023). Level 1, volume 3&6; Level 2, volume 3. Tài liệu tham khảo  Reynolds, J. N., & Newell, E. (2011). Ethics in investment banking. Springer.  Smith, B., & Shum, H. (2018). The future computed. Artificial Intelligence and its role in society. Published by Microsoft Corporation. 9 TÀI LIỆU HỌC TẬP Tài liệu tham khảo (tt)  Viện Bảo hiểm Vương quốc Anh (2021). Bộ quy tắc đạo đức.  Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (2019). Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng.  Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam (2020). Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp ngành chứng khoán. 10 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐIỂM QUÁ TRÌNH ĐIỂM CUỐI KỲ Trọng số: 50%, gồm: Trọng số: 50%, gồm:  Chuyên cần: 10% Hình thức: trắc nghiệm  Bài tập nhóm: 20% ( thuyết trình) Số lượng câu hỏi: 40 câu  Kiểm tra giữa kỳ: 20% Thời gian 60 phút Hình thức: tự luận Nội dung: Chương 1,2,3,4,5, Thời gian: 60 phút Không sử dụng tài liệu Nội dung: Chương 1,2,3,4 Không sử dụng tài liệu 11 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (Fundamentals of professional ethics) 12 MỤC TIÊU CHƯƠNG 1  Hiểu được khái niệm, vai trò và nguồn gốc của đạo đức nghề nghiệp.  Nhận biết được các hướng dẫn xây dựng bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp dành cho các tổ chức tài chính ngân hàng.  Nhận biết được các hướng dẫn triển khai bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong ngành tài chính ngân hàng. 13 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1.1. Khái niệm về đạo đức nghề nghiệp 1.2. Vai trò của đạo đức nghề nghiệp 1.3. Nguồn gốc của đạo đức nghề nghiệp 1.4. Hướng dẫn xây dựng bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho các tổ chức TCNH 1.5. Hướng dẫn triển khai bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong ngành TCNH 14 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐẠO ĐỨC (Morality) Nghĩa vụ Lương tâm Thiện - Ác Định hình Đạo đức nghề nghiệp (Professional Ethics) Thể chế hóa Hành Ý vi thức Chuẩn mực ĐĐNN / Bộ chuẩn mực ĐĐNN đạo đạo (Ethical Standards) đức đức Giá trị ĐĐNN Chuẩn mực hành vi / (Professional Ethics Bộ quy tắc ứng xử Values) (Standards of Professional Conduct) 15 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.1.1. Đạo đức (Morality) là những phẩm chất tốt đẹp mà con người có được nhờ tu dưỡng theo những tiêu chuẩn nhất định. Các phẩm chất tốt đẹp này được thừa nhận rộng rãi trong xã hội mà không phụ thuộc vào phạm vi của quốc gia, văn hóa, pháp luật hay tôn giáo. Chẳng hạn: công bằng, hiếu thảo, nghĩa hiệp, tử tế, trung thực, chính trực, trắc ẩn… 16 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP Đạo: Đường đi, hướng đi, lối làm việc, ăn ở. Đạo  Theo Khổng Tử, sống Người đạo đức có sự rèn luyện thực đúng luân thường là có Đức. hành các lời răn dạy  Theo Lão tử, tu thân tới mức về đạo đức, sống hiệp nhất với trời đất, an hoà chuẩn mực và có nét đẹp trong đời với mọi người là có Đức. Đức sống và tâm hồn. 17 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP * Một số phạm trù cơ bản NGHĨA VỤ của đạo đức: Trách nhiệm của cá nhân đối với nhu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, xã hội. ĐẠO ĐỨC Hệ thống quy tắc, tiêu LƯƠNG TÂM chuẩn, chuẩn mực xã hội mà Tiếng nói bên trong đầy quyền uy chỉ dẫn, nhờ đó con người tự nguyện thôi thúc con người ta làm những điều tốt, điều chỉnh hành vi của mình ngăn cản, chỉ trích làm những điều xấu. cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội. THIỆN - ÁC Cặp phạm trù đối lập nhau trong mọi thời Như thế nào là có đạo đức? đại, là thước đo đời sống đạo đức của mọi cá nhân trong xã hội 18 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP * Vai trò của đạo đức được thể hiện như sau:  Đạo đức là một trong những phương thức cơ bản để điều chỉnh hành vi con người, một sự điều chỉnh hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không vụ lợi trong một phạm vi rộng lớn.  Đạo đức góp phần nhân đạo hóa con người và xã hội loài người, giúp con người sống thiện, sống có ích. 19 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP * Vai trò của đạo đức được thể hiện như sau:  Đạo đức thể hiện bản sắc dân tộc trong quan hệ quốc tế, là cơ sở để mở rộng giao lưu giữa các giá trị văn hóa của dân tộc, quốc gia với các dân tộc, quốc gia khác.  Đạo đức góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Đạo đức góp phần thúc đẩy việc thực thi nghĩa vụ con người đối với gia đình, cộng đồng, xã hội, đất nước và nhân loại. 20 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP “Cai trị dân mà dùng Đạo đức, đưa dân vào khuôn phép mà dùng Lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng quy phục. Bề trên trọng Lễ thì dân không ai dám không tôn kính, bề trên trọng Nghĩa thì dân không ai dám không phục tùng, bề trên trọng Tín thì dân không ai dám không ăn ở hết lòng” Khổng Tử Quan điểm “Đức trị” của (551 – 479 TCN) Khổng Tử 21 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP Trong Phật giáo, đạo đức được Trong Đạo giáo, “Lấy đạo mà tu hiểu bằng thuật ngữ sīla, là một thân thì đức sẽ đầy đủ; lấy đạo trong ba phần của Bát Chánh mà lo việc nhà thì đức sẽ có dư; Đạo, đấy là một quy tắc ứng xử lấy đạo mà lo việc làng xóm thì bao gồm cam kết hòa hợp và tự đức sẽ lớn ra; lấy đạo mà kiềm chế, bất bạo động hoặc lo việc nước thì đức sẽ thịnh; lấy không gây tổn hại (bất hại), đạo ứng xử này đã được mô tả như đạo mà lo việc thiên hạ thì đức một đức hạnh, hay giới hạnh. sẽ phổ cập”. 22 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.1.2. Cấu trúc đạo đức: Ý THỨC ĐẠO ĐỨC QUAN HÀNH HỆ ĐẠO VI ĐẠO ĐỨC ĐỨC CẤU TRÚC ĐẠO ĐỨC 23 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.1.2. Cấu trúc đạo đức:  Ý thức đạo đức là ý thức về hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực hành vi phù hợp với những quan hệ đạo đức đã và đang tồn tại.  Quan hệ đạo đức là hệ thống những quan hệ xã hội, tác động qua lại giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội xét về mặt đạo đức.  Hành vi đạo đức là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức. 24 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.1.2. Cấu trúc đạo đức: Ý thức đạo đức Quan hệ đạo đức cơ sở lựa chọn cử chỉ, hành động Hành vi đạo đức Quan hệ hữu cơ trong một cấu trúc đạo đức 25 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.1.3. Đạo đức nghề nghiệp (Professtional ethics, Codes of ethic): từ tập hợp các giá trị đạo đức của xã hội, các tổ chức nghề nghiệp sẽ lựa chọn ra những giá trị đạo đức phù hợp với bối cảnh, tập quán, văn hoá, quan điểm và các điều kiện đặc thù khác của mình để hướng tới thực hiện; từ đó hình thành nên các giá trị đạo đức nghề nghiệp của riêng mình, gọi là đạo đức nghề nghiệp, như đạo đức nghề nghiệp trong ngành tài chính, trong ngành y… 26 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐẠO ĐỨC Đạo đức nghề nghiệp Đạo đức trong ngành nghề nghiệp B trong ngành Đạo đức A nghề nghiệp Đạo đức trong ngành Đạo đức nghề nghiệp E nghề nghiệp trong ngành trong ngành D C Đạo đức Đạo đức nghề nghiệp nghề nghiệp trong ngành trong ngành G F 27 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP Hyppocrates (460 – 370 TCN) Lời thề Hyppocrates trong ngành Y 28 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP “Tôi hứa sẽ vận dụng hết tâm lực và khả năng để phụng sự cho việc giáo dục từng em học trò mà cha mẹ và xã hội đã ủy thác cho tôi” Sokrates (470 – 399 TCN) Lời thề Sokrates trong ngành Sư phạm 29 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.1.4. Các chuẩn mực của hành vi nghề nghiệp (Standards of professional conduct): là một tập hợp các các quy tắc ứng xử cung cấp hướng dẫn cho hành vi của chúng ta khi nó ảnh hưởng đến người khác trong phạm vi nghề nghiệp nhất định; trong đó, ít nhiều xác định được tính chất, mức độ và phạm vi của những điều nên làm, được phép làm, không được phép làm hoăc bắt buộc phải làm. 30 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 31 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.1.5. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp hay Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp (Ethical standards) là một tập các giá trị đạo đức nghề nghiệp kèm theo các chuẩn mực của hành vi nghề nghiệp do một tổ chức, hiệp hội hoăc công ty cụ thể ban hành. 32 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 33 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 34 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp không mang tính bất biến mà chúng thường xuyên thay đổi phụ thuộc vào thời gian, không gian và đối tượng. Trong quá trình vận động này, có những chuẩn mực đạo đức dần trở nên lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với thực tế sẽ bị loại bỏ hoặc được thay thế bằng những chuẩn mực đạo đức mới phù hợp hơn, tiến bộ hơn. 35 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP Bộ quy tắc về Bộ quy tắc về Lao động có trách Sử dụng AI có trách nhiệm nhiệm (Responsible AI) 36 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP QUY ĐỊNH NGHỀ NGHIỆP ≠ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP Quy định nghề nghiệp Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp  Hệ thống các quy định pháp lý và kỹ thuật  Hệ thống các quy định đối với thái độ chủ mà người lao động buộc phải tuân thủ và quan của người lao động trong một ngành thực hiện nếu muốn theo một nghề nào đó. nghề.  Do nhà nước hoặc doanh nghiệp ban hành.  Do doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội ban  Đo lường một hành vi nghề nghiệp là đúng hành. hay sai.  Đo lường một hành vi nghề nghiệp là tốt hay xấu. 37 1.2. VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.2.1. Đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa các chủ thể cùng tham gia trong lĩnh vực hoạt động, kinh doanh. Xây dựng lòng tin và uy tín Bảo vệ lợi ích khách hàng Hỗ trợ phát triển cá nhân và nghề nghiệp 38 1.2. VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP * Xây dựng lòng tin và uy tín: Đạo đức nghề nghiệp giúp xây dựng lòng tin và uy tín cho các chuyên gia và tổ chức trong ngành. Bằng cách tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, các chuyên gia tạo ra một tầm ảnh hưởng tích cực và đáng tin cậy trong việc làm việc với khách hàng, đối tác và cộng đồng. 39 1.2. VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP * Bảo vệ lợi ích khách hàng: Đạo đức nghề nghiệp đặt khách hàng và lợi ích của họ lên hàng đầu. Các nguyên tắc đạo đức đảm bảo rằng chuyên gia sẽ hành động với sự tôn trọng và trung thực, đảm bảo an toàn và sự hài lòng của khách hàng, và không lợi dụng hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi của họ. * Hỗ trợ phát triển cá nhân và nghề nghiệp: Đạo đức nghề nghiệp cung cấp một hướng đi chính xác cho việc phát triển cá nhân và nghề nghiệp. Nó định hướng các chuyên gia về việc phát triển kỹ năng, kiến thức và giá trị đạo đức để trở thành những người nắm vững và có ảnh hưởng trong ngành nghề của mình. 40 1.2. VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.2.2. Điều chỉnh, định hướng và giáo dục hành vi của các chủ thể tham gia vào lĩnh vực hoạt động, kinh doanh. Xây dựng môi Tạo động lực và trường làm việc phát triển bền chất lượng cao vững 41 1.2. VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP * Xây dựng môi trường làm việc chất lượng cao: Đạo đức nghề nghiệp giúp xây dựng một môi trường làm việc chất lượng cao, nơi mà các chuyên gia làm việc với sự trung thực, trách nhiệm và tôn trọng đối với nhau. Điều này tạo ra một khích lệ làm việc tích cực, khuyến khích sự phát triển cá nhân và đảm bảo hiệu suất tốt trong tổ chức. * Tạo động lực và phát triển bền vững: Đạo đức nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực và phát triển bền vững cho cá nhân và tổ chức. Khi các chuyên gia hành động với sự tôn trọng, trung thực và trách nhiệm, họ sẽ xây dựng được lòng tin và sự ủng hộ từ khách hàng và cộng đồng, từ đó tạo ra cơ hội và thành công lâu dài 42 1.3. NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP  Đạo đức nghĩa vụ (Deontological ethics)  Đạo đức hệ quả luận (Consequentialist ethics)  Đạo đức đức hạnh (Virtue ethics) Hestia Nữ thần của đạo đức, sự tôn trọng, tốt bụng, ngoan đạo và thiện chí 43 1.3. NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.3.1. Đạo đức nghĩa vụ (Deontological ethics): ĐẠO ĐỨC NGHĨA VỤ Tính phổ quát Sự công bằng Quy luật tự nhiên 44 1.3. NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.3.1. Đạo đức nghĩa vụ (Deontological ethics): Trường phái đạo đức này cho rằng có những nguyên tắc đạo đức phổ quát sẽ chi phối hành vi của chúng ta. Từ quan điểm này, có thể phân biệt những điều tuyệt đối về mặt đạo đức - những điều rõ ràng là đúng hay sai - và những cách ứng xử với nhau là tốt hay xấu. Do đó, đạo đức nghĩa vụ cung cấp các quy tắc và giá trị đạo đức mà chúng ta nên sống. 45 1.3. NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.3.1. Đạo đức nghĩa vụ (Deontological ethics): Không được tra tấn hoặc Đối xử công bằng cố ý làm hại người khác với mọi người Ví dụ về hành vi đạo đức nghĩa vụ 46 1.3. NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.3.1. Đạo đức nghĩa vụ (Deontological ethics): Một quy tắc đạo đức phổ quát Aristoteles cần được tuân theo để hướng (384 – 322 tới một “cuộc sống tốt đẹp” TCN) Những quyền phổ biến của con người, những quyền này sẽ quy định hành vi John Locke đối với nhau của chúng ta (1632 - 1704) 47 1.3. NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.3.1. Đạo đức nghĩa vụ (Deontological ethics): Nghĩa vụ của chúng ta đối với nhau có thể được xác định bởi lý trí của con người và không cần đến tôn giáo. Immanuel Kant (1724 - 1804) Khổng Tử Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân (551 – 479 TCN) (Điều gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác) 48 1.3. NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.3.1. Đạo đức nghĩa vụ (Deontological ethics): Một khía cạnh quan trọng khác của đạo đức nghĩa vụ là sự công bằng. Điều này được diễn giải như sau: Chúng ta cần đối xử công bằng với mọi người sao cho trong bất kỳ hoàn cảnh nào, mọi người đều nhận được những gì xã hội cho rằng là họ xứng đáng. Một số vấn đề về công bằng trong kinh tế và kinh doanh đặt ra chủ yếu liên quan đến phân phối. LÝ THUYẾT CÔNG BẰNG của JOHN RAWLS 49 1.3. NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.3.1. Đạo đức nghĩa vụ (Deontological ethics):  Nguyên tắc thứ nhất: Mỗi người có quyền bình John đẳng đối với các quyền tự do cơ bản tương tự Rawls với quyền tự do của những người khác. (1921-2002)  Nguyên tắc thứ hai: Các bất bình đẳng phải được sắp xếp sao cho:  Mang lại lợi ích lớn nhất cho các thành viên Lý thuyết Công bằng kém thuận lợi nhất trong xã hội; (1971)  Có sự bình đẳng trong cơ hội về việc làm. 50 1.3. NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.3.1. Đạo đức nghĩa vụ (Deontological ethics): Một khía cạnh nữa của đạo đức nghĩa vụ là quy luật tự nhiên. Quy luật tự nhiên là những nguyên tắc đạo đức vốn có trong bản chất con người, được khám phá thông qua lý trí chứ không phụ thuộc vào bất kỳ quy định xã hội nào. Nó được coi là một bộ luật phổ quát, áp dụng cho tất cả mọi người, bất kể thời gian, địa điểm hay văn hóa. 51 1.3. NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.3.2. Đạo đức hệ quả luận (Consequentialist ethics): Cách tiếp cận đạo đức học theo chủ nghĩa hệ quả tập trung vào kết quả hơn là những điều tuyệt đối về đạo đức. Nguyên tắc cơ bản của hình thức đạo đức này là: phải đánh giá được đâu là kết quả tốt nhất hoặc mong muốn nhất khi đưa ra quyết định. 52 1.3. NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.3.2. Đạo đức hệ quả luận (Consequentialist ethics): ĐẠO ĐỨC HỆ QUẢ LUẬN Hành vi Kết quả tốt đạo đức nhất 53 1.3. NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.3.2. Đạo đức hệ quả luận (Consequentialist ethics): Con người về cơ bản là quan tâm đến bản thân Thomas Hobbes (1588–1679) và nên hành động theo những cách tối đa hóa lợi ích lâu dài của chính họ. Việc theo đuổi tư lợi cá nhân là được phép vì nó tạo ra kết quả mong muốn về mặt đạo Adam Smith (1723 - 1790) đức thông qua hoạt động của “bàn tay vô hình” thị trường. 54 1.3. NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.3.2. Đạo đức hệ quả luận (Consequentialist ethics): CHỦ NGHĨA VỊ LỢI Nguyên tắc cơ bản của tư tưởng này là chúng ta phải hành động theo cách tối đa hóa điều tốt Jeremy John Stuart đẹp, hạnh phúc, niềm Bentham Mill (1748–1832) vui hoặc sự hữu dụng. (1806 - 1873) 55 1.3. NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.3.2. Đạo đức hệ quả luận (Consequentialist ethics): Mặc dù có ảnh hưởng và rõ ràng là có liên quan đến đạo đức, nhưng chủ nghĩa vị lợi đã gây tranh cãi. Chẳng hạn, không có sự nhất trí nào về cách thức mà tiện ích được xác định và đo lường hoặc trong nhiều trường hợp, cũng không rõ hậu quả có thể xảy ra khi đưa ra quyết định vì không thể đoán trước là một thực tế của cuộc sống, hoặc cũng có thể có nhiều hệ quả cần xem xét - cả tích cực và tiêu cực - tạo ra vấn đề làm thế nào để cân nhắc ưu và nhược điểm của một quyết định. 56 1.3. NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.3.3. Đạo đức đức hạnh (Virtue ethics): Aristoteles Thomas Aquinas (384 – 322 TCN) (1225 - 1274) ĐẠO ĐỨC ĐỨC HẠNH Plato Alasdair (427 – 348 TCN) Hành vi MacIntyre Nhân cách (1929 - ) đạo đức 57 1.3. NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.3.3. Đạo đức đức hạnh (Virtue ethics): Đạo đức đức hạnh cho rằng chúng ta nên hướng đến dạng nhân cách mà chúng ta nên trở thành, bởi vì hành vi của chúng ta phụ thuộc nhiều vào nhân cách của chúng ta. Alasdair Chalmers MacIntyre (1929 - ) Người đưa ra khái niệm “Đạo đức đức hạnh” 58 1.3. NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.3.3. Đạo đức đức hạnh (Virtue ethics): Plato Aristoteles Thomas Aquinas (427 – 348 TCN) (384 – 322 TCN) (1225 - 1274) Nội dung của đạo đức đức hạnh là có những đặc điểm hoặc tính cách mong muốn của con người tự nhiên hoạt động để thúc đẩy điều tốt đẹp. Các đức tính chính hoặc “cốt yếu” hoặc “tự nhiên” thúc đẩy điều này thường là: nhân từ, chính trực, can đảm, tiết độ, thận trọng, công bằng… 59 1.3. NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP Đạo đức nghề nghiệp cần được xây dựng từ các trường phái đạo đức như thế nào? 60 1.3. NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP Những giá trị nào có liên quan trong tình huống cần Các bên liên quan là ai, và họ đưa ra quyết định và chúng Đạo đức phải có những nghĩa vụ gì? sẽ có tác động gì khi đưa ra nghĩa vụ quyết định? Những giá trị đạo đức nào Những hậu quả có thể có sẽ được củng cố hoặc bị hoặc không lường trước ảnh hưởng khi hành động được khi đưa ra quyết theo một cách cụ thể? định là gì? Đạo đức Đạo đức hệ quả luận đức hạnh Những quyền lợi nào có liên quan trong tình huống cần đưa ra quyết định, và chúng ta sẽ có những quyền lợi gì khi đưa ra quyết định? 61 1.4. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BỘ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO CÁC TỔ CHỨC TCNH 1.4.1. Áp dụng trường phái đạo đức nghĩa vụ để xây dựng niềm tin đối với các bên liên quan Mọi người đều thừa nhận rằng để thị trường tài chính hoạt động hiệu quả thì cần phải có một mức độ tin cậy cao giữa các bên liên quan tham gia vào thị trường. Ví dụ: các nhà đầu tư phải có lòng tin để giao phó tiền của họ cho cho chủ thể thiếu vốn hoặc quản lý vốn, nếu không, hệ thống sẽ sụp đổ. 62 1.4. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BỘ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO CÁC TỔ CHỨC TCNH 1.4.1. Áp dụng trường phái đạo đức nghĩa vụ để xây dựng niềm tin đối với các bên liên quan  Niềm tin được tạo dựng từ hai yếu tố: (a) năng lực - sự tin tưởng đến từ việc tổ chức TCNH có chuyên môn cao và biết rõ điều họ đang làm; và (b) sự đáng tin cậy của ban quản lý và nhân viên của tổ chức đó.  Về mặt này, cần phải đảm bảo năng lực và đạo đức đi đôi với nhau.  Để tạo niềm tin từ phương diện đạo đức, các tổ chức TCNH cần phải xây dựng, công bố và thực thi các tiêu chuẩn nghĩa vụ về mặt đạo đức đối với các bên liên quan bao gồm nhà đầu tư, nhân viên và xã hội. 63 1.4. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BỘ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO CÁC TỔ CHỨC TCNH 1.4.1. Áp dụng trường phái đạo đức nghĩa vụ để xây dựng niềm tin đối với các bên liên quan Khi xung đột, nghĩa vụ của một tổ chức TCNH đối với các bên liên quan phải được đặt trên quyền của chính tổ chức đó, có như thế thị trường mới phát triển bền vững và ổn định. 64 1.4. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BỘ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO CÁC TỔ CHỨC TCNH 1.4.2. Áp dụng trường phái đạo đức hệ quả luận vào các quyết định của tổ chức TCNH Khi thiết kế các chuẩn mực hành vi nghề nghiệp để đưa ra hướng dẫn cho các quyết định của nhân viên, tổ chức TCNH nên tiếp cận dựa trên trường phái đạo đức hệ quả luận. 65 1.4. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BỘ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO CÁC TỔ CHỨC TCNH 1.4.2. Áp dụng trường phái đạo đức luận hệ quả vào các quyết định của tổ chức TCNH Mỗi quyết định của bất kỳ một nhân viên trong bất kỳ một hoạt động cụ thể nào của tổ chức TCNH đều mang lại những hệ quả nhất định, trong đó, thông thường sẽ có những kết quả tốt và không tốt đối với lợi ích của các bên liên quan; vì vậy, các quy tắc hướng dẫn hành vi đạo đức cần nhìn nhận hoặc tiên liệu các hệ quả này ở nhiều góc độ khác nhau để có thể đưa ra quyết định. 66 1.4. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BỘ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO CÁC TỔ CHỨC TCNH 1.4.3. Áp dụng trường phái đạo đức đức hạnh trong việc xây dựng phẩm chất của nhân sự Đạo đức đức hạnh là một trường phái đạo đức học tập trung vào việc phát triển các đức tính tốt đẹp ở con người. Khi áp dụng vào môi trường ngân hàng, trường phái này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng và phát triển các phẩm chất đạo đức như: trung thực, liêm chính, trách nhiệm, tận tâm, chuyên nghiệp... để xây dựng một đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp cao. 67 1.4. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BỘ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO CÁC TỔ CHỨC TCNH 1.4.3. Áp dụng trường phái đạo đức đức hạnh trong việc xây dựng phẩm chất của nhân sự Vào những năm 1990, Nick Leeson đã làm sụp đổ ngân hàng Barings Bank 68 1.4. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BỘ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO CÁC TỔ CHỨC TCNH 1.4.3. Áp dụng trường phái đạo đức đức hạnh trong việc xây dựng phẩm chất của nhân sự Jérôme Kerviel đã thực hiện các hoạt động bán khống quá mức khiến ngân hàng Pháp Société Générale lỗ lên tới 4,9 tỷ euro 69 1.4. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BỘ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO CÁC TỔ CHỨC TCNH 1.4.4. Các yêu cầu đối với bộ chuẩn mực đạo đức của tổ chức TCNH: 1) Bao gồm tất cả các lĩnh vực chính của hoạt động của tổ chức TCNH. 2) Bao gồm hướng dẫn chi tiết để có thể sử dụng trong thực tế, cho cả chủ tổ chức TCNH và quản lý cấp cao / hội đồng quản trị. Không bị giới hạn trong việc tuân thủ pháp luật / quy định hiện hành. 3) Không quy định chậm trễ so với thông lệ tổ chức TCNH, với tốc độ phát triển của thị trường và; để trở nên hữu ích, khuôn khổ đạo đức phải cung cấp hỗ trợ trong việc đánh giá các thực tiễn mới và đang thay đổi. 70 1.4. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BỘ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO CÁC TỔ CHỨC TCNH 1.4.4. Các yêu cầu đối với bộ chuẩn mực đạo đức của tổ chức TCNH: 4) Được củng cố bởi tư duy rõ ràng, nhất quán và chặt chẽ về đạo đức. 5) Tránh xung đột, nếu có thể, với tôn giáo hoặc của các nền văn hóa khác. 6) Bộ chuẩn mực phải cung cấp cho nhân viên thông tin về cách xác định và giải quyết các vấn đề đạo đức, tóm tắt về các quyền và nghĩa vụ đạo đức của tổ chức, các dấu hiệu rõ ràng về các hành vi được kỳ vọng và danh sách các vấn đề đạo đức thường xảy ra cùng với thông tin về cách xử lý những vấn đề này 71 1.4. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BỘ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO CÁC TỔ CHỨC TCNH 1.4.4. Các yêu cầu đối với bộ chuẩn mực đạo đức của tổ chức TCNH: 7) Bộ chuẩn mực đạo đức phải quy định cách tổ chức TCNH tiếp cận khách hàng và giải thích rõ ràng các nghĩa vụ đạo đức đối với các nhóm khách hàng khác nhau (nếu có sự khác biệt). 8) Thù lao là một vấn đề đạo đức. Bộ chuẩn mực đạo đức nên đưa ra quy định rõ ràng đối với thù lao; những quy định này bao gồm các biện pháp báo cáo có thể được sử dụng để đánh giá cách chi trả thù lao của tổ chức TCNH 72 1.4. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BỘ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO CÁC TỔ CHỨC TCNH 1.4.4. Các yêu cầu đối với bộ chuẩn mực đạo đức của tổ chức TCNH: 9) Bộ chuẩn mực đạo đức phải quy định cách tổ chức TCNH nhìn nhận rủi ro từ góc độ đạo đức ảnh hưởng đến các bên liên quan, bao gồm nhân viên, cổ đông, khách hàng và đối tác. 73 1.5. HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI BỘ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (BCMĐĐNN) TRONG NGÀNH TCNH 1) Thiết lập BCMĐĐNN nội bộ; 2) Cụ thể hóa BCMĐĐNN; 3) Tích hợp BCMĐĐNN vào văn hóa tổ chức; 4) Ban lãnh đạo tiên phong thực hiện BCMĐĐNN; 5) Chính sách thưởng không khuyến khích hành vi phi đạo đức; 6) Xây dựng chương trình thực hành kỹ năng; 7) Xuất bản BCMĐĐNN cho các bên liên quan; 8) BCMĐĐNN phải minh bạch; 9) Nhân viên phải nghiên cứu BCMĐĐNN thường xuyên; 10) Tránh xung đột giữa pháp lý và đạo đức. 74 1.5. HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI BỘ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (BCMĐĐNN) TRONG NGÀNH TCNH Thứ nhất, thiết lập một khuôn khổ đạo đức cho quá trình suy nghĩ nội bộ trước khi quyết định hành động là một bước quan trọng trong việc thực hiện các hành vi đạo đức. Một khuôn khổ như vậy sẽ cho phép các nhân viên của tổ chức TCNH phân tích hành vi của họ theo cách đáp ứng các tiêu chuẩn cao về hành vi đạo đức. Thứ hai, chỉ dẫn ra quyết định có đạo đức có thể có nhiều dạng khác nhau nhưng phải cung cấp cho các nhân viên một công cụ rõ ràng để tuân theo bộ chuẩn mực đạo đức của tổ chức. Thông qua việc phân tích các tình huống cụ thể của từng quyết định, các nhân viên có thể xác định cách hành động tốt nhất để hoàn thành trách nhiệm của họ một cách có đạo đức 75 1.5. HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI BỘ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (BCMĐĐNN) TRONG NGÀNH TCNH Thứ ba, tích hợp bộ chuẩn mực đạo đức vào văn hoá của tổ chức TCNH. Khả năng liên kết giữa khuôn khổ ra quyết định có đạo đức với các chuẩn mực đạo đức của một ngân hang trong văn hoá cho phép các nhân viên có thể đưa nguyện vọng của bản thân và các nguyên tắc của bộ chuẩn mực đạo đức vào cuộc sống, để biến sự việc từ tuân thủ đạo đức trở thành một phần trọng tâm trong văn hóa của tổ chức. Thứ tư, ban lãnh đạo của tổ chức TCNH cần phải tiên phong thực hiện và duy trì văn hóa liêm chính. Việc phát triển, duy trì và thể hiện văn hóa liêm chính mạnh mẽ trong tổ chức TCNH bởi ban lãnh đạo cấp cao có thể là yếu tố quan trọng nhất trong việc thúc đẩy hành vi đạo đức của các nhân viên 76 1.5. HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI BỘ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (BCMĐĐNN) TRONG NGÀNH TCNH Thứ năm, các chính sách trả thưởng của tổ chức TCNH không được khuyến khích các nhân viên tham gia vào các hành vi phi đạo đức hoặc có vấn đề để thu lợi tài chính. Các mức thù lao quá cao mà các chủ tổ chức TCNH nhận được khi tạo ra và kinh doanh các sản phẩm có sai sót nghiêm trọng là một yếu tố góp phần vào cuộc khủng hoảng tài chính. Thứ sáu, các tổ chức TCNH cần xây dựng chương trình thực hành các kỹ năng ra quyết định có đạo đức. Việc áp dụng bộ chuẩn mực trong đó có những hướng dẫn cụ thể quá trình suy nghĩ và hành vi mà tổ chức TCNH mong đợi từ nhân viên là bước quan trọng đầu tiên 77 1.5. HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI BỘ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (BCMĐĐNN) TRONG NGÀNH TCNH Thứ bảy, bộ chuẩn mực đạo đức cần được xuất bản phù hợp cho tất cả các bên liên quan, đặc biệt là nhân viên của tổ chức TCNH. Tổ chức có thể yêu cầu từng nhân viên xác nhận thường xuyên rằng họ đã đọc bộ chuẩn mực đạo đức và giải thích xem họ đã tuân thủ chưa. Tốt nhất, để các tổ chức TCNH có thể báo cáo với cổ đông về việc tuân thủ bộ chuẩn mực đạo đức, điều này nên được thực hiện trùng với kỳ báo cáo tài chính. Thứ tám, bộ chuẩn mực đạo đức phải minh bạch. Một tổ chức TCNH nên sẵn sàng công bố công khai các bộ chuẩn mực đạo đức cho các bên liên quan; điều này sẽ chứng tỏ rằng tổ chức TCNH đã sẵn sàng chịu trách nhiệm với hành vi đạo đức của họ 78 1.5. HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI BỘ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (BCMĐĐNN) TRONG NGÀNH TCNH Thứ chín, mỗi nhân viên nên nghiên cứu bộ quy tắc đạo đức của tổ chức TCNH ít nhất hai lần một năm, hãy xác nhận rằng họ đã đọc, hiểu và chỉ ra các vấn đề mà họ gặp khó khăn trong việc tuân thủ hoặc không thể tuân thủ. Bộ chuẩn mực đạo đức không thể bao gồm tất cả, vì vậy, điều quan trọng là những khó khăn trong việc tuân thủ bộ chuẩn mực phải được thừa nhận, thay vì che giấu. Thứ mười, khi có xung đột rõ ràng giữa đạo đức và pháp luật, tổ chức TCNH cần phải giải quyết một cách thận trọng để đảm bảo rằng các vấn đề đạo cũng như pháp lý đã được thấu hiểu 79 80 CHƯƠNG 2 ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH (Professional ethics in financial investment) 81 MỤC TIÊU CHƯƠNG 2  Mô tả các giá trị đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực đầu tư tài chính.  Nhận biết được các chuẩn mực hành vi nghề nghiệp trong giao tiếp, ứng xử và các tình huống đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực đầu tư tài chính.  Giải quyết các tình huống về đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực đầu tư tài chính 82 HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 83 HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Hệ thống tài chính giúp liên kết những người tiết kiệm (các cá nhân, công ty và chính phủ) để đầu tư với những người chi tiêu cần tiền để đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. Các nhà đầu tư thường không thể tự mình phân tích, lập kế hoạch và thực hiện tất cả các hoạt động tiết kiệm và chi tiêu, do đó cần có các trung gian (tức là các chuyên gia dịch vụ tài chính) để hỗ trợ các hoạt động này trực tiếp hoặc gián tiếp. 84 HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Ngành quản lý đầu tư cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ cho những người tiết kiệm và người chi tiêu để chuyển tiền giữa họ.  Đầu tư vào tài sản thực (ví dụ: đất đai, tòa nhà, máy móc, gia súc, vàng, rừng, v.v.)  Đầu tư vào các công cụ tài chính (ví dụ: cổ phiếu, chứng khoán nợ, quỹ tương hỗ, v.v.) 85 HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Front Office Middle Office Back Office Định Các hoạt động Các hoạt động hỗ trợ cốt lõi, Gồm các chức năng nghĩa hướng đến khách giúp các dịch vụ của công ty hành chính và hỗ trợ hàng, tạo ra doanh được thực hiện thành công cần thiết để vận thu trực tiếp hành công ty. Ví dụ Giao dịch Quản lý rủi ro (Risk Kế toán (Trading), (Quản lý Management), Công nghệ (Accounting), Nhân danh mục đầu tư thông tin (IT), Tài chính doanh sự ((Human Quản lý danh mục nghiệp (Corporate Finance), Resources), Vận đầu tư), Bán hàng, Quản lý danh mục đầu tư hành (Operations) Dịch vụ khách hàng (Portfolio Management), (Customer Service) Nghiên cứu (Research) Nguồn: https://www.cfainstitute.org/en/programs/cfa/charterholder-careers/roles 86 HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Front Office Middle Office Back Office Trách bộ phận giao dịch là một Các hoạt động CNTT đặc biệt Đối với các công ty nhiệm hoạt động front-office, đặc quan trọng vì hầu hết các công môi giới và ngân biệt nếu các nhà giao dịch ty trong ngành đầu tư cần xử lý hàng cung cấp thường xuyên tương tác và truy xuất một lượng lớn dữ dịch vụ lưu ký, bộ với khách hàng. liệu một cách hiệu quả và phận kế toán đặc Front office cũng bao gồm chính xác. biệt quan trọng vì các nhà quản lý danh mục Các hoạt động quản lý rủi ro nó chịu trách đầu tư, giám đốc đầu tư tư cũng rất quan trọng vì chúng nhiệm thanh toán nhân / bất động sản và các giúp đảm bảo rằng công ty và bù trừ và giao dịch nhà phân tích của họ. Họ khách hàng của mình không cố và theo dõi ai sở là những người cuối cùng ý, vô tình hoặc gian lận tiếp hữu cái gì. đưa ra quyết định đầu tư. xúc với rủi ro quá mức Nguồn: https://www.cfainstitute.org/en/programs/cfa/charterholder-careers/roles 87 CÁC NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH 88 NỘI DUNG CHƯƠNG 2 2.1. Các giá trị đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực đầu tư tài chính 2.2. Các chuẩn mực hành vi ứng xử trong lĩnh vực đầu tư tài chính 2.3. Các tình huống áp dụng 89 Successful investing professionals are disciplined and consistent and they think a great deal about what they do and how they do it. Benjamin Graham (1949) 90 2.1. CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Các giá trị đạo đức nghề nghiệp theo CFA (2023) như sau: 1. Có đạo đức 2. Liêm chính 3. Thận trọng và độc lập 4. Chuyên nghiệp 5. Trách nhiệm đối với xã hội 6. Cải thiện năng lực chuyên môn 91 2.1. CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Các giá trị đạo đức nghề nghiệp theo CFA (2023) như sau: 1. Hành động với sự liêm chính, năng lực, siêng năng, tôn trọng và có đạo đức đối với công chúng, khách hàng, khách hàng tiềm năng, người sử dụng lao động, nhân viên, đồng nghiệp trong lĩnh vực đầu tư và các bên tham gia khác trong thị trường vốn toàn cầu. Ví dụ 2.1: Một chuyên viên tư vấn đầu tư luôn cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về các sản phẩm đầu tư cho khách hàng, không che giấu rủi ro hoặc phóng đại lợi nhuận tiềm năng. 92 2.1. CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Các giá trị đạo đức nghề nghiệp theo CFA (2023) như sau: 2. Đặt sự liêm chính của nghề đầu tư và lợi ích của khách hàng lên trên lợi ích cá nhân của mình. Ví dụ 2.2: Một nhà quản lý quỹ từ chối tham gia vào một thương vụ đầu tư có thể mang lại lợi nhuận cá nhân lớn nhưng lại không phù hợp với mục tiêu đầu tư của quỹ. 93 2.1. CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Các giá trị đạo đức nghề nghiệp theo CFA (2023) như sau: 3. Thận trọng và thực hiện phán đoán chuyên môn độc lập khi tiến hành phân tích đầu tư, đưa ra khuyến nghị đầu tư, thực hiện các hành động đầu tư và tham gia vào các hoạt động chuyên môn khác. Ví dụ 2.3: Một nhà phân tích chứng khoán không đưa ra khuyến nghị mua một cổ phiếu chỉ vì được công ty đó mời tham dự một buổi hội thảo sang trọng 94 2.1. CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Các giá trị đạo đức nghề nghiệp theo CFA (2023) như sau: 4. Thực hành và khuyến khích người khác thực hành một cách chuyên nghiệp và đạo đức, để mang lại uy tín cho bản thân và nghề nghiệp. Ví dụ 2.4: Một giám đốc đầu tư thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo về đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên của mình. 95 2.1. CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Các giá trị đạo đức nghề nghiệp theo CFA (2023) như sau: 5. Thúc đẩy tính toàn vẹn và khả năng tồn tại của thị trường vốn toàn cầu vì lợi ích cuối cùng của xã hội.  Bảo vệ thị trường: Tham gia vào các hoạt động nhằm bảo vệ tính minh bạch, công bằng và hiệu quả của thị trường vốn. Chống lại các hành vi tiêu cực: Lên án và đấu tranh chống lại các hành vi thao túng thị trường, giao dịch nội gián và các hành vi gian lận khác. 96 2.1. CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Các giá trị đạo đức nghề nghiệp theo CFA (2023) như sau: 6. Duy trì và cải thiện năng lực chuyên môn của bản thân và cố gắng duy trì và cải thiện năng lực của các chuyên gia đầu tư khác. Ví dụ 2.5: Một chuyên gia phân tích tài chính thường xuyên tham gia các khóa học về phân tích dữ liệu và mô hình tài chính để nâng cao năng lực chuyên môn của mình. 97 2.1. CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nội dung này dựa trên “Sổ tay bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp ngành chứng khoán”, do Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam phát hành năm 2020. Bộ quy tắc này nhằm mục đích:  Đảm bảo chịu trách nhiệm ở tất cả các cấp  Hạn chế và giải quyết rủi ro đạo đức thông qua các chính sách thưởng phạt hợp lý  Thiết lập hệ thống tự động xác định các vấn đề và các dấu hiệu đáng ngờ  Duy trì văn hóa chủ động giải quyết các nghi ngờ và vi phạm  Khuyến khích cảnh cáo nội bộ 98 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 1: Nhận biết và tuân thủ quy định của pháp luật Nguyên tắc 2: Cơ sở hạ tầng và nguồn lực phù hợp Nguyên tắc 3: Đội ngũ chuyên nghiệp với sự chăm sóc và năng lực phù hợp Nguyên tắc 4: Cạnh tranh lành mạnh Nguyên tắc 5: Hiểu biết và tôn trọng khách hàng Nguyên tắc 6: Quản lý xung đột lợi ích: hành động vì lợi ích tối đa của khách hàng Nguyên tắc 7: Đạo đức kinh doanh: bảo mật thông tin, giao dịch nội gián và thao túng thị trường Nguyên tắc 8: Môi trường, xã hội và quản trị công ty Nguồn: Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt 99 Nam (2020 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 1: Nhận biết và tuân thủ quy định của pháp luật  Nhận biết và tuân thủ quy định pháp luật  Đảm bảo trách nhiệm của quản lý cấp cao  Hợp tác với cơ quan nhà nước 100 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 1: Nhận biết và tuân thủ quy định của pháp luật  Nhận biết và tuân thủ quy định pháp luật ⁃ Hiểu và tuân thủ hệ thống pháp luật hiện hành có liên quan đến hoạt động chứng khoán. ⁃ Nhận thức được thay đổi pháp luật và cập nhật hệ thống quy định nội bộ một cách kịp thời và đầy đủ, đảm bảo thiết lập hệ thống thông tin có thể dễ dàng tiếp cận. ⁃ Trong trường hợp hệ thống pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về xử lý xung đột pháp luật, công ty sẽ áp dụng quy định chặt chẽ hơn theo hướng bảo vệ cho các nhà đầu tư và đảm bảo tính minh bạch của thị trường. 101 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 1: Nhận biết và tuân thủ quy định của pháp luật  Nhận biết và tuân thủ quy định pháp luật Ví dụ 2.6: Laura Jameson làm việc cho một công ty tư vấn đầu tư đa quốc gia có trụ sở tại Hoa Kỳ. Jameson sống và làm việc với tư cách là cố vấn đầu tư đã đăng ký tại Karramba. Luật chứng khoán của Karramba quy định rằng không cố vấn đầu tư nào đã đăng ký và làm việc tại quốc gia đó có thể tham gia vào các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) cho tài khoản cá nhân của họ. Jameson, tin rằng với tư cách là một công dân Hoa Kỳ làm việc cho một công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ, cô ấy chỉ nên tuân thủ luật pháp Hoa Kỳ, và đã phớt lờ luật Karramba này. Nguồn: CFA (2023) 102 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 1: Nhận biết và tuân thủ quy định của pháp luật  Đảm bảo trách nhiệm của quản lý cấp cao Đảm bảo đội ngũ quản lý cấp cao hiểu hoạt động kinh doanh của công ty, chiến lược và khẩu vị rủi ro, cũng như các hệ thống và quy trình nội bộ của công ty để lưu giữ hồ sơ, kiểm soát và quản lý rủi ro. Nỗ lực ngăn chặn hành vi vi phạm Hành động kịp Các trách nhiệm thời và chủ động của quản lý cấp khi nhận thức cao được vi phạm Thúc đẩy văn hóa 103 tuân thủ 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 1: Nhận biết và tuân thủ quy định của pháp luật  Hợp tác với cơ quan nhà nước - Công ty đảm bảo thông tin liên lạc là thông suốt, mang tính xây dựng giữa quản lý cấp cao và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. - Trong trường hợp có hành vi vi phạm nghiêm trọng hoặc không tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan, công ty/cá nhân phát hiện phải thông báo kịp thời cho các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm cùng với các thông tin và tài liệu 104 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 1: Nhận biết và tuân thủ quy định của pháp luật  Hợp tác với cơ quan nhà nước Ví dụ 2.7: Colleen White thường xuyên sử dụng công nghệ mới để giao tiếp với khách hàng. Cô ấy gần đây đã bắt đầu đăng thông tin đầu tư, bao gồm báo cáo hiệu suất và ý kiến cũng như khuyến nghị đầu tư, lên trang Facebook của mình. Ngoài ra, cô ấy còn gửi các thông báo ngắn, ý kiến và suy nghĩ thông qua tài khoản Twitter của mình. Trước khi White sử dụng các nền tảng mạng xã hội này, cơ quan quản lý địa phương đã ban hành các yêu cầu và hướng dẫn mới về giao tiếp điện tử trực tuyến. Các thông tin liên lạc của White dường như mâu thuẫn với các thông báo quy định gần đây. Nguồn: CFA (2023) 105 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 2:Cơ sở hạ tầng và nguồn lực phù hợp  Nguồn lực phù hợp  Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp  Nhân viên có kiến thức phù hợp về sản phẩm và dịch vụ mới  Đánh giá định kỳ hệ thống vận hành và kiểm soát  Hồ sơ đầy đủ và chính xác 106 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 2:Cơ sở hạ tầng và nguồn lực phù hợp  Nguồn lực phù hợp Công ty đảm bảo có đủ nguồn lực cho các hoạt động của mình và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Nguồn lực cần đáp ứng không chỉ với sản phẩm dịch vụ và khách hàng hiện tại mà đáp ứng với cả thị trường rộng hơn và môi trường pháp lý cao hơn. 107 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 2:Cơ sở hạ tầng và nguồn lực phù hợp Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp Công ty đảm bảo cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp với hoạt động của mình và thích nghi với các công nghệ và sản phẩm dịch vụ mới Cùng với sự phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, công ty cần phát triển đồng bộ các chính sách, thủ tục và nhân sự để giải quyết cả hai vấn đề Ứng phó một cách phòng thủ với Ứng phó một cách chiến lược các rủi ro liên quan đến dữ liệu, với các công nghệ mới và với không gian mạng và tự 108động hóa các sản phẩm dịch vụ mới 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 2:Cơ sở hạ tầng và nguồn lực phù hợp Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp Ví dụ 2.8: Một công ty chứng khoán đã không đầu tư đúng mức vào hệ thống CNTT của mình. Hệ thống này đã lỗi thời, không thể xử lý khối lượng giao dịch lớn và dễ bị tấn công mạng. Trong một đợt biến động thị trường mạnh, hệ thống đã bị sập, khiến khách hàng không thể giao dịch và gây thiệt hại lớn về tài chính cho họ 109 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 2:Cơ sở hạ tầng và nguồn lực phù hợp Nhân viên có kiến thức phù hợp về sản phẩm và dịch vụ mới ⁃ Công ty phải có đủ nhân viên với trình độ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp cho tất cả các hoạt động của mình. ⁃ Khi có các sản phẩm liên quan đến tự động hóa việc ra quyết định, công ty phải đảm bảo nhân viên và quản lý đã kiểm tra tính hợp lý của việc ra quyết định đó 110 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 2:Cơ sở hạ tầng và nguồn lực phù hợp Nhân viên có kiến thức phù hợp về sản phẩm và dịch vụ mới Ví dụ 2.9: Chuyên viên có thể giải thích chi tiết về các loại hợp đồng phái sinh như hợp đồng tương lai, quyền chọn, swap... cho khách hàng, giúp khách hàng đánh giá được rủi ro và lợi nhuận của từng loại hình sản phẩm. Hoặc Khi có quỹ đầu tư mới ra mắt trên thị trường, chuyên viên sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng về quỹ đó (như chiến lược đầu tư, nhà quản lý quỹ, phí quản lý...) và tư vấn cho khách hàng phù hợp với mục tiêu đầu tư của họ 111 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 2:Cơ sở hạ tầng và nguồn lực phù hợp Đánh giá định kỳ hệ thống vận hành và kiểm soát Công ty phải thực hiện đánh giá định kỳ sự phù hợp và hiệu quả của hệ thống vận hành và hệ thống kiểm soát trong sự thay đổi/phát triển của các công nghệ, quy định và các hoạt động kinh doanh của công ty để phát hiện không chỉ các vi phạm mà cả trường hợp hệ thống vận hành và/hoặc hệ thống kiểm soát không/không còn hoạt động như mong đợi hoặc dự kiến 112 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 2:Cơ sở hạ tầng và nguồn lực phù hợp Hồ sơ đầy đủ chính xác Công ty lưu giữ hồ sơ đầy đủ và chính xác về hệ thống vận hành, hệ thống kiểm soát cũng như các nội dung tư vấn và dịch vụ đã cung cấp. 113 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 2:Cơ sở hạ tầng và nguồn lực phù hợp Hồ sơ đầy đủ chính xác Ví dụ 2.10: Cannan hay làm việc ở nhà và lưu thư từ với khách hàng trên máy tính ở nhà của cô ấy. Do điều kiện thị trường ngày càng tồi tệ, Cannan là một trong số nhân viên được ngân hàng cho nghỉ việc. Khi Cannan đang tìm kiếm một công việc mới, cô ấy sử dụng các tập tin mà cô ấy đã lưu ở nhà để yêu cầu thư giới thiệu từ các khách hàng cũ. Cô cũng cung cấp cho các khách hàng tiềm năng một số báo cáo đã làm để chứng minh khả năng của mình. Nhận xét về việc làm của Cannan? Nguồn: CFA (2014) 114. 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 3: Đội ngũ chuyên nghiệp với sự chăm sóc và năng lực phù hợp  Năng lực phù hợp: trình độ, chứng chỉ hành nghề và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên  Dịch vụ chuyên nghiệp với tinh thần trách nhiệm cao  Duy trì năng lực: Liên tục phát triển chuyên môn 115 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 3: Đội ngũ chuyên nghiệp với sự chăm sóc và năng lực phù hợp  Năng lực phù hợp: trình độ, chứng chỉ hành nghề và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên Công ty đảm bảo thực hiện chính sách thủ tục đảm bảo tiêu chuẩn của nhân viên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và phân bổ công việc phù hợp với năng lực, trình độ, chứng chỉ hành nghề và kinh nghiệm của từng nhân viên. Công ty đảm bảo nhân viên không thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực họ không có trình độ, chứng chỉ hành nghề hoặc kinh nghiệm phù hợp. 116 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 3: Đội ngũ chuyên nghiệp với sự chăm sóc và năng lực phù hợp  Năng lực phù hợp: trình độ, chứng chỉ hành nghề và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên Ví dụ 2.11: Một CTCK uy tín luôn yêu cầu ứng viên cho vị trí này phải có bằng cấp về tài chính, kinh tế hoặc lĩnh vực liên quan, cùng với các chứng chỉ chuyên môn như CFA (Chartered Financial Analyst) hoặc CAIA (Chartered Alternative Investment Analyst). Ngoài ra, ứng viên cần có kinh nghiệm làm việc thực tế trong lĩnh vực phân tích đầu tư để có thể đánh giá chính xác các cơ hội và rủi ro trên thị trường. 117. 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 3: Đội ngũ chuyên nghiệp với sự chăm sóc và năng lực phù hợp  Dịch vụ chuyên nghiệp với tinh thần trách nhiệm cao - Công ty đảm bảo thúc đẩy sự minh bạch và sự tin tưởng vào thị trường vì lợi ích của toàn xã hội. Công ty đảm bảo nhà đầu tư và đối tác kinh doanh phải được kinh doanh trong môi trường tin cậy để duy trì niềm tin vào thị trường vốn. - Công ty cần đảm bảo tuân thủ các Tiêu chuẩn và Quy tắc thực hành chuyên nghiệp tốt nhất, bao gồm các kỳ vọng cao hơn các tiêu chuẩn tối thiểu theo yêu cầu của pháp luật 118 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 3: Đội ngũ chuyên nghiệp với sự chăm sóc và năng lực phù hợp  Dịch vụ chuyên nghiệp với tinh thần trách nhiệm cao Ví dụ 2.12: Simon Sasserman là một nhân viên đầu tư tín thác tại một ngân hàng. Anh ta thích ăn trưa hàng ngày với bạn bè tại 1 câu lạc bộ nổi tiếng, nơi khách hàng của anh ta đã quan sát thấy anh ta uống nhiều đồ uống có cồn. Trở lại làm việc sau bữa trưa, anh ta đưa ra các quyết định đầu tư cho khách hang ở trạng thái say xỉn. Đồng nghiệp của anh ta luôn cố gắng xử lý bất kỳ công việc nào với Sasserman vào buổi sáng vì họ không tin tưởng vào phán đoán của anh ta sau bữa trưa. Nhận xét hành vi của Simon. 119 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 3: Đội ngũ chuyên nghiệp với sự chăm sóc và năng lực phù hợp  Dịch vụ chuyên nghiệp với tinh thần trách nhiệm cao - Công ty cam kết thực hiện tất cả các bước hợp lý để đảm bảo nhân viên đặt quyền lợi của khách hàng, sự minh bạch của thị trường và tính chuyên nghiệp cũng như uy tín của mình hơn bất cứ lợi ích cá nhân nào. - Công ty được khuyến khích xây dựng và áp dụng Bộ quy tắc ứng xử/đạo đức nội bộ để đưa ra các hành vi phù hợp và không phù hợp nhằm mục đích đưa các quy tắc trong Bộ quy tắc này áp dụng cụ thể vào công ty 120 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 3: Đội ngũ chuyên nghiệp với sự chăm sóc và năng lực phù hợp  Dịch vụ chuyên nghiệp với tinh thần trách nhiệm cao Ví dụ 2.13: Công ty CPCK KB Việt Nam xây dựng riêng Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, ban hành năm 2018 về việc thực hiện các hoạt động kinh doanh tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực đạo đức, với mục đích hướng dẫn việc nhận diện và xử lý tình huống đối với các vấn đề đạo đức 121 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 3: Đội ngũ chuyên nghiệp với sự chăm sóc và năng lực phù hợp  Duy trì năng lực: Liên tục phát triển chuyên môn - Công ty đảm bảo rằng nhân viên vẫn có thể duy trì được năng lực và trình độ phù hợp ngay cả khi kinh nghiệm và trách nhiệm của họ thay đổi theo thời gian. - Công ty cũng đảm bảo nhân viên duy trì năng lực và trình độ phù hợp khi thực tiễn thị trường thay đổi 122 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 4: Cạnh tranh lành mạnh Thông tin trung thực, đầy đủ và chính xác  Phí thu từ khách hàng phải minh bạch và phù hợp  Quảng cáo, khuyến mãi và truyền thông minh bạch 123 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 4: Cạnh tranh lành mạnh Thông tin trung thực, đầy đủ và chính xác Trong các hoạt động truyền thông, công ty phải đảm bảo nhân viên luôn trung thực, minh bạch và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác. Công ty đảm bảo rằng công ty và nhân viên công ty không đưa ra các tuyên bố sai lệch hoặc gây hiểu lầm liên quan đến các dịch vụ, phí, phân tích đầu tư, khuyến nghị, hoạt động hoặc bất kỳ khía cạnh nào khác trong hoạt động kinh doanh 124 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 4: Cạnh tranh lành mạnh Thông tin trung thực, đầy đủ và chính xác Ví dụ 2.14: Gray khuyến nghị mua chứng chỉ quỹ của một quỹ đầu tư vào trái phiếu kho bạc của Hoa Kỳ. Ông đưa ra những tuyên bố sau đây với khách hàng của mình: (i). Việc thanh toán trái phiếu được bảo đảm bởi chính phủ Hoa Kỳ; do đó, rủi ro vỡ nợ của trái phiếu hầu như bằng không. (ii). Nếu bạn đầu tư vào quỹ, bạn sẽ kiếm được tỷ suất lợi nhuận 10% mỗi năm trong vài năm tới dựa trên hiệu suất lịch sử của thị trường. Các tuyên bố của Grey có vi phạm các nguyên tắc không? 125 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 4: Cạnh tranh lành mạnh Thông tin trung thực, đầy đủ và chính xác Ví dụ 2.15: Michel nói với một khách hàng tiềm năng, trong ba năm tham gia tư vấn đầu tư, các khách hàng của anh ta đã đạt được tổng lợi nhuận trung bình hơn 26%/năm. Tuyên bố là đúng, nhưng Michel chỉ có một vài khách hàng và một trong những khách hàng của anh ấy đã nắm giữ khoản đầu tư lớn trong một cổ phiếu (không theo lời khuyên của Michel) và nhận được một khoản lợi nhuận khổng lồ. Mức lợi nhuận lớn này khiến tỷ suất sinh lời trung bình của tất cả các khách hàng mà Michel quản lý vượt quá 26% một năm. Nếu không có khoản đầu tư cao bất thường 126 này, lợi nhuận trung bình sẽ là 8% một năm. Michel có vi phạm bộ tiêu chuẩn không? 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 4: Cạnh tranh lành mạnh Thông tin trung thực, đầy đủ và chính xác - Công ty cần cẩn trọng trong các hoạt động phân tích đầu tư, khuyến nghị đầu tư và các hoạt động khác. Công ty cần đặc biệt cẩn trọng để đảm bảo tính chính xác của phân tích/ khuyến nghị, phải dẫn chiếu nguồn gốc thông tin khi kết hợp thông tin của bên thứ ba (như xếp hạng tín dụng hoặc nghiên cứu bên ngoài…) hoặc khi sử dụng nhà thầu/ đối tác/ nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài. 127 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 4: Cạnh tranh lành mạnh Phí thu từ khách hàng phải minh bạch và phù hợp - Công ty phải đảm bảo các khoản phí được phân bổ cho khách hàng là minh bạch và phù hợp. Điều này có nghĩa là khách hàng phải được hiểu rõ cách tính và áp phí đối với họ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. - Phí thu của khách hàng rõ ràng và minh bạch. Mức phí phải đảm bảo tuân thủ Luật Cạnh tranh không loại bỏ các doanh nghiệp cùng lĩnh vực. Biểu phí được ban hành trên cơ sở tính toán đầy đủ và khoa học các chi phí cấu thành nên sản phẩm dịch vụ và phù hợp với chiến lược phát triển của công ty 128 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 4: Cạnh tranh lành mạnh  Quảng cáo, khuyến mãi và truyền thông minh bạch - Để duy trì các tiêu chuẩn và nhất quán, công ty thành lập một đơn vị chịu trách nhiệm về truyền thông với đại chúng và phụ trách việc trả lời các chất vấn công khai. - Khi quảng cáo sản phẩm dịch vụ hoặc công bố thông tin ra thị trường, công ty đảm bảo thông tin cung cấp là chính xác, đầy đủ và công bằng với các bên liên quan. Đồng thời, tuân thủ các quy định của Luật Quảng cáo và Luật Cạnh 129 tranh 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 4: Cạnh tranh lành mạnh  Quảng cáo, khuyến mãi và truyền thông minh bạch - Đối với các sự kiện cụ thể, công ty đảm bảo thông điệp tổng thể hoạt động tiếp thị, quảng cáo hoặc truyền thông không gây hiểu lầm và được điểu chỉnh phù hợp với thị trường mục tiêu và loại phương tiện truyền thông được chọn 130 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 5: Hiểu biết và tôn trọng khách hàng  Sự phù hợp – Hiểu biết khách hàng  Khuyến nghị đầu tư minh bạch và phù hợp  Thỏa thuận bằng văn bản hoặc hình thức hợp pháp khác  Hồ sơ đầy đủ và chính xác  Quy trình xử lý khiếu nại 131 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 5: Hiểu biết và tôn trọng khách hàng  Sự phù hợp – Hiểu biết khách hàng Công ty phải thực hiện các bước hợp lý để đảm bảo đã xác định được danh tính của từng khách hàng, cũng như mục tiêu đầu tư, kinh nghiệm đầu tư và tình hình tài chính của từng khách hàng. Ví dụ 2.16: SSI hiện có sản phẩm VIP Margin cho khách hàng là cổ đông lớn của doanh nghiệp, có nhu cầu huy động vốn phục vụ cho việc mua cổ phiếu nhằm tăng cổ phần nắm giữ tại chính doanh nghiệp đó; hoặc mức vốn thu xếp 132 tối thiểu cho một khách hàng: 10 tỷ 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 5: Hiểu biết và tôn trọng khách hàng  Sự phù hợp – Hiểu biết khách hàng Ví dụ 2.17: Brown làm việc cho một ngân hàng đầu tư. Green, một khách hàng mới của ngân hàng, sẽ gặp Brown lần đầu tiên. Green đã được một ngân hàng tư vấn khác tư vấn tài chính trong nhiều năm, nhưng cô ấy đã chuyển tài khoản của mình sang ngân hàng của Brown. Brown giải thích với Green rằng cô ấy đã phát hiện ra một cổ phiếu được định giá thấp mang lại lợi nhuận tiềm năng lớn. Cô ấy khuyến nghị Green mua cổ phiếu. Brown đã vi phạm các tiêu chuẩn. Cô ấy nên làm gì khác đi? 133 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 5: Hiểu biết và tôn trọng khách hàng  Sự phù hợp – Hiểu biết khách hàng Công ty phải lưu ý rằng khách hàng trực tiếp có thể là trung gian và trách nhiệm của khách hàng trực tiếp giao dịch đối với công ty sẽ có thể phụ thuộc vào người thụ hưởng cuối cùng. Công ty cần thực hiện các chính sách và thủ tục liên quan đến việc đánh giá sự phù hợp của khách hàng với các sản phẩm dịch vụ và khuyến nghị đầu tư 134 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 5: Hiểu biết và tôn trọng khách hàng Khuyến nghị đầu tư minh bạch và phù hợp - Công ty đảm bảo rằng các khuyến nghị đầu tư được đưa ra trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan và chuyên nghiệp, dựa trên thông tin đã được xác minh và soát xét phù hợp. - Công ty đảm bảo các khuyến nghị đầu tư cho khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng phù hợp với mục tiêu và danh mục đầu tư của khách hàng đó, mọi xung đột lợi ích được quản lý và thông báo 135 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 5: Hiểu biết và tôn trọng khách hàng Khuyến nghị đầu tư minh bạch và phù hợp Ví dụ 2.18: Một ngân hàng đầu tư đã được ETV Corporation thuê để thực hiện việc tư vấn phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng. Bộ phận môi giới của ngân hàng hiện đang khuyến nghị “bán” cổ phiếu ETV, tuy nhiên, người đứng đầu bộ phận ngân hàng đầu tư đã yêu cầu người đứng đầu bộ phận môi giới thay đổi khuyến nghị từ “bán” thành “mua”. Theo nguyên tắc 5, người đứng đầu bộ phận môi giới sẽ nên đặt công ty ETV vào danh sách hạn chế và chỉ cung cấp thông tin thực tế về ETV. 136 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 5: Hiểu biết và tôn trọng khách hàng Thỏa thuận bằng văn bản hoặc hình thức hợp pháp khác Công ty phải cung cấp cho khách hàng thông tin chính về giao dịch ngay khi bắt đầu và tiếp tục cập nhật thông tin trong các giai đoạn sau của giao dịch. Một thỏa thuận hoặc hợp đồng bằng văn bản phải được giao kết với khách hàng. Thỏa thuận này cần được soạn thảo cẩn trọng, có tính công bằng về lợi ích giữa các bên và phù hợp với pháp luật không chỉ về hình thức mà cả ý chí của pháp luật và Bộ quy tắc này 137 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 5: Hiểu biết và tôn trọng khách hàng  Hồ sơ đầy đủ và chính xác - Công ty cần lưu giữ hồ sơ đầy đủ, chính xác đối với các tư vấn và dịch vụ cung cấp cho khách hàng, trao đổi thông tin với khách hàng khi cần thiết.  CTCK lưu trữ tất cả các hồ sơ giao dịch của khách hàng, bao gồm hợp đồng mở tài khoản, lệnh giao dịch, xác nhận giao dịch, sao kê tài khoản... Các hồ sơ này được lưu trữ dưới dạng điện tử và bản cứng, đảm bảo tính bảo mật và an toàn thông tin. Khi khách hàng có yêu cầu, công ty sẽ cung cấp bản sao 138 hồ sơ giao dịch cho khách hàng 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 5: Hiểu biết và tôn trọng khách hàng  Hồ sơ đầy đủ và chính xác - Công ty cần đảm bảo tư vấn, khuyến nghị được đưa ra thận trọng, có tính đến mức độ tài chính và mục tiêu của khách hàng, cùng với các điều khoản đã thỏa thuận với khách hàng. - KH cũng cần được cung cấp các xác nhận bằng văn bản về các thông tin liên quan đến dịch vụ được cung cấp như xác nhận giao dịch trong khoảng thời gian đã được thỏa thuận bao gồm chi tiết về phí, hoa hồng, khối lượng, giá cả và giá trị của giao dịch. trừ khi trường hợp các thông tin cần thiết đã được cập nhật trên hệ thống tài khoản trực tuyến mà khách hàng có thể tự mình tra cứu và chiết xuất báo cáo. 139 - Cty phải đảm bảo sự công bằng cho khách hàng khi cung cấp dịch vụ thông qua các công nghệ 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 5: Hiểu biết và tôn trọng khách hàng  Quy trình xử lý khiếu nại Công ty phải nêu rõ thủ tục khiếu nại rõ ràng và đầu mối liên hệ khi ký Hợp đồng hoặc Thỏa thuận giao dịch với khách hàng 140 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 6: Quản lý xung đột lợi ích: hành động vì lợi ích tối đa của khách hàng Xác định, thông báo và quản lý xung đột lợi ích  Ưu tiên khách hàng và các giao dịch của khách hàng  Hành động vì lợi ích tốt nhất của khách hàng  Công bằng trong xử lý và thứ tự ưu tiên trong giao dịch  Bảo vệ tài sản khách hàng 141 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 6: Quản lý xung đột lợi ích: hành động vì lợi ích tối đa của khách hàng  Xác định, thông báo và quản lý xung đột lợi ích Công ty phải ban hành chính sách và quy trình rõ ràng để phát hiện, giám sát và giải quyết xung đột lợi ích. Công ty phải đảm bảo xung đột lợi ích được phát hiện và được báo cáo cho Bộ phận tuân thủ của công ty 142 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 6: Quản lý xung đột lợi ích: hành động vì lợi ích tối đa của khách hàng  Xác định, thông báo và quản lý xung đột lợi ích Khi có xung đột lợi ích trọng yếu, công ty sẽ không được đóng vai trò tư vấn hay thực hiện giao dịch cho khách hàng , trừ khi đã thực hiện đầy đủ các việc sau: Công ty đã thực Các khoản phí, Xung đột lợi ích đã hiện biện pháp hoa hồng, lợi ích được thông báo Có phê duyệt nội quản lý xung đột khác (nếu có) đã đầy đủ, đúng hạn bộ bằng văn bản lợi ích bảo vệ được thông báo đến khách hàng khách hàng đến khách 143 hàng 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 6: Quản lý xung đột lợi ích: hành động vì lợi ích tối đa của khách hàng  Xác định, thông báo và quản lý xung đột lợi ích Công ty đảm bảo công ty và các dịch vụ của công ty là "độc lập", khi Công ty hoặc nhân viên công ty không Công ty không phải là người có liên quan nhận bất kì khoản hoa hồng, phí dịch hoặc có mối quan hệ về pháp lý hay kinh vụ hoặc các lợi ích tương tự từ bên tế nào với bên thứ ba đó trừ trường hợp thứ ba nào cho việc bán hoặc khuyến đó là quan hệ trong hoạt động kinh nghị sản phẩm, dịch vụ của bên đó doanh thông thường của công 144 ty 2.2 CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Nguyên tắc 6: Quản lý xung đột lợi ích: hành động vì lợi ích tối đa của khách hàng Ưu tiên khách hàng và c?

Use Quizgecko on...
Browser
Browser