Đặc Điểm Hệ Tuần Hoàn Trẻ Em PDF
Document Details
Uploaded by Deleted User
Nguyễn Thị Diệu Thúy
Tags
Summary
Tài liệu này mô tả về đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em, bao gồm cả giai đoạn tuần hoàn bào thai và sơ sinh. Nó trình bày các khía cạnh giải phẫu của tim và mạch máu, đồng thời đề cập đến thông số huyết động cơ bản. Tài liệu còn có sự tham khảo từ các tác giả khác, và yêu cầu thực hiện trước, trong và sau khi học tập.
Full Transcript
CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM 1.1. Thông tin chung 1.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em. 1.1.2. Mục tiêu học tập 1. Nê...
CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM 1.1. Thông tin chung 1.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em. 1.1.2. Mục tiêu học tập 1. Nêu được đặc điểm tuần hoàn bào thai và sự thích nghi của hệ tuần hoàn sau khi trẻ ra đời. 2. Trình bày được đặc điểm giải phẫu của tim và mạch máu ở trẻ em. 3. Đánh giá được những chỉ số huyết động cơ bản bình thường ở trẻ em. 1.1.3. Chuẩn đầu ra Áp dụng kiến thức về Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em trong thăm khám hệ tim mạch trẻ. 1.1.4. Tài liệu giảng dạy 1.1.4.1 Giáo trình 1. Nguyễn Thị Diệu Thúy (2023). Bài giảng Nhi khoa, tập I, tập II, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Vũ Minh Phúc (2020). Nhi khoa, tập II, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 1.1.4.2 Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Thanh Hùng (2020). Phác đồ điều trị nhi khoa 2020 tập 1, tập 2 (Bệnh viện Nhi đồng 1), Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh. 1.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 1.2. Nội dung chính 1.2.1. ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN BÀO THAI VÀ SƠ SINH SAU ĐẺ 1.2.1.1. Tuần hoàn bào thai Tim và mạch máu có nguồn gốc từ trung mô. Ngày thứ 22 của phôi, tim đã bắt đầu co bóp. Ở bào thai, thất phải và thất trái tồn tại vòng tuần hoàn song song, khác hẳn với trẻ sơ sinh và người trưởng thành là vòng tuần hoàn liên tục. Trong bào thai sự trao đổi khí và chất dinh dưỡng được thực hiện bởi rau thai. Phổi không đảm nhiệm chức năng Giáo trình môn học: Bài giảng Nhi khoa tập I, tập II, Nhà xuât bản Y học, 1 Hà Nội (2023) Chu biên: Nguyễn Thị Diệu Thúy trao đổi khí và mạch máu ở phổi co nhỏ. Đối với bào thai các cấu trúc tim mạch duy nhất rất quan trọng để duy trì tuần hoàn song song là: ống tĩnh mạch, lỗ bầu dục và ống động mạch. Từ rau thai, máu giàu oxy với PO2 khoảng 30- 35mmHg trở về thai bằng tĩnh mạch rốn. Khoảng 50% máu tĩnh mạch rốn vào tuần hoàn gan, phần còn lại qua ống tĩnh mạch đổ vào tĩnh mạch chủ dưới, tại đây máu tĩnh mạch rốn được pha trộn với máu nghèo oxy sau khi đã nuôi dưỡng nửa dưới cơ thể. Hỗn hợp máu này (PO2 khoảng 26-28mmHg) đổ vào nhĩ phải, sau đó phần lớn trực tiếp sang nhĩ trái qua lỗ bầu dục. Từ nhĩ trái máu được tống xuống thất trái, sau đó vào động mạch chủ lên. Máu tĩnh mạch chủ trên nghèo oxy (khoảng 12-14mmHg), vào nhĩ phải và chủ yếu qua van 3 lá để vào thất phải, chỉ có một phần nhỏ qua lỗ bầu dục sang nhĩ trái. Hình 1.1. Sơ đồ tuần hoàn thai (Theo Guntheroth WG - Physiology of the circulation: Fetus, neonate and child. Practice of Pediatrics, vol 8. Philadelphia, Harper and Row, 1983). Chú thích: Số ghi trong lòng mạch chỉ nồng độ oxy máu. Số kèm % chỉ tỷ lệ phần trăm lượng máu so với lưu lượng tuần hoàn. Từ thất phải, máu được bơm vào động mạch phổi. Do tuần hoàn động mạch phổi co nhỏ nên chỉ khoảng 10% máu vào phổi. Chủ yếu lượng máu này (PO2 khoảng 18- 22mmHg) không qua phổi mà vào động mạch chủ xuống qua ống động mạch để nuôi phần dưới cơ thể thai, sau đó trở về rau thai nhờ 2 động mạch rốn. Như vậy, phần trên cơ thể thai (bao gồm mạch vành, mạch não và chi trên) được nuôi dưỡng bằng máu từ thất trái có nồng độ oxy cao hơn so với phần dưới cơ thể có nhận máu chủ yếu từ thất phải. Chỉ một lượng máu nhỏ từ động mạch chủ lên (khoảng 10% cung lượng tim) qua eo động mạch chủ vào động mạch chủ xuống. Giáo trình môn học: Bài giảng Nhi khoa tập I, tập II, Nhà xuât bản Y học, 2 Hà Nội (2023) Chu biên: Nguyễn Thị Diệu Thúy Cung lượng tim toàn bộ của bào thai - phối hợp cung lượng tim của cả thất phải và trái- khoảng 450ml/kg/phút. Khoảng 65% máu động mạch chủ xuống trở về rau thai, chỉ khoảng 35% ở các cơ quan và mô. Ở bào thai người do có lượng máu lớn lên não, nên cung lượng tim từ thất phải chỉ gấp 1,3 lần cung lượng tim từ thất trái. Như vậy trong thời kỳ bào thai thất phải không chỉ co bóp mạnh thắng áp lực mạch hệ thống mà còn bơm đi một lượng máu nhiều hơn thất trái. 1.2.1.2. Những thích nghi của hệ tuần hoàn Khi ra đời, sự giãn nở cơ học của phổi và PO2 động mạch tăng, làm giảm sức cản động mạch phổi nhanh chóng. Cùng lúc đó, việc loại bỏ tuần hoàn bánh rau có sức cản thấp gây ra tăng sức cản mạch hệ thống. Lúc này cung lượng tim từ thất phải hoàn toàn bơm vào tuần hoàn phổi, do sức cản mạch phổi trở nên thấp hơn mạch hệ thống, shunt trong ống động mạch ngược trở lại trở thành shunt trái- phải. Sau vài ngày, áp lực oxy động mạch cao sẽ làm co ống động mạch và đóng nó lại. Ống động mạch trở thành dây chằng động mạch. Thể tích máu lên phổi tăng lên và trở về nhĩ trái, làm tăng thể tích nhĩ trái và đủ áp lực để đóng chức năng lỗ bầu dục, mặc dù lỗ này vẫn có thể tồn tại về mặt giải phẫu. Cắt bỏ tuần hoàn bánh rau làm đóng ống tĩnh mạch. Thất trái lúc này phải làm việc với hệ thống mạch có sức cản cao, thành tâm thất trở nên dày dần và khối cơ bắt đầu phát triển. Ngược lại, thất phải làm việc với hệ mạch phổi sức cản thấp, thành tâm thất trở nên mỏng đi, khối cơ giảm nhẹ. Thất trái, trong bào thai chỉ bơm máu đi nuôi dưỡng nửa trên cơ thể và não, bây giờ phải đảm bảo cung lượng tim cho toàn bộ cơ thể (khoảng 350ml/kg/phút), tăng khoảng 200% cung lượng tim. Thất trái đảm bảo được khả năng làm việc nhờ kết hợp được yếu tố nội tiết và chuyển hóa, bao gồm nồng độ catecholamin lưu hành tăng và tăng các thụ thể tim (β adrenecgic) đáp ứng với catecholamin. Các dị tật tim bẩm sinh có thể gây ra những thay đổi nặng nề về sinh lý, cản trở quá trình thích nghi sau đẻ và làm tăng đáng kể gánh nặng cho cơ tim trẻ sơ sinh. Tuy nhiên do ống động mạch và lỗ bầu dục có thể chưa đóng hoàn toàn ngay sau khi ra đời, nó có thể vẫn tiếp tục duy trì chức năng trong một số dị tật bẩm sinh. Sự tồn tại của các đường thoát máu trong thời kỳ bào thai này có thể cứu sống đứa trẻ trong một số tật bẩm sinh (ví dụ: ống động mạch trong trường hợp teo van động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ hoặc lỗ bầu dục trong chuyển gốc động mạch) hoặc lại làm tăng gánh nặng cho tuần hoàn (ví dụ: ống động mạch ở trẻ đẻ non, shunt phải trái qua lỗ bầu dục hoặc ống động mạch ở trẻ tăng áp động mạch phổi). Các thuốc điều trị có thể duy trì sự tồn tại của chúng (prostaglandine) hoặc đóng chúng (indomethacine) 1.2.1.3. Tuần hoàn sơ sinh Khi ra đời tuần hoàn bào thai phải đáp ứng ngay với cuộc sống ngoài tử cung như việc trao đổi khí sẽ được thực hiện ở phổi chứ không phải là rau thai. Một số thay đổi xảy ra cùng với nhịp thở đầu tiên, một số lại thay đổi sau vài giờ hoặc vài ngày. Áp lực động mạch hệ thống sau khi giảm nhẹ tiên phát sẽ tăng dần theo tuổi. Nhịp tim chậm là kết quả của đáp ứng thụ thể về áp lực với tăng sức cản mạch hệ thống do cắt bỏ tuần hoàn rau thai. Huyết áp trung bình ở sơ sinh đủ tháng là 75/50mmHg. Giáo trình môn học: Bài giảng Nhi khoa tập I, tập II, Nhà xuât bản Y học, 3 Hà Nội (2023) Chu biên: Nguyễn Thị Diệu Thúy Sự khác biệt cơ bản giữa tuần hoàn sơ sinh và tuần hoàn trẻ lớn có thể được nhấn mạnh như sau: 1. Shunt trái- phải hoặc phải - trái có thể tồn tại qua lỗ bầu dục. 2. Khi có bệnh tim-phổi, ống động mạch tiếp tục tồn tại với shunt trái-phải, phải- trái, 2 chiều. 3. Mạch máu phổi sơ sinh co mạnh khi thiếu oxy, tăng thông khí, nhiễm toan máu. 4. Độ dày thành thất trái và phải ở trẻ sơ sinh tương đương nhau. 5. Sơ sinh tiêu thụ oxy cao hơn liên quan đến cung lượng tim tăng. Cung lượng tim sơ sinh cao (khoảng 350ml/kg/phút) giảm xuống trong 2 tháng đầu là 150ml/kg/phút, sau tiếp tục giảm dần đến tuổi trưởng thành là 75ml/kg/phút. Nồng độ huyết sắc tố cao giúp vận chuyển oxy đến tổ chức nhiều hơn, đòi hỏi cung lượng tim lớn hơn để đáp ứng nhu cầu oxy ở tổ chức. Lỗ bầu dục đóng chức năng vào tháng thứ 3 sau đẻ, mặc dầu nó vẫn tồn tại về giải phẫu rất cao ở trẻ em vào khoảng 15-25% ở người lớn. Đóng chức năng của ống động mạch thường xảy ra sau đẻ 10-15 giờ ở sơ sinh bình thường, tuy vậy ống động mạch có thể tồn tại lâu hơn ở các trường hợp tim bẩm sinh, đặc biệt tim bẩm sinh tím. Đối với trẻ non tháng tiếng thổi tâm thu hoặc liên tục có thể nghe thấy, trong bệnh cảnh suy hô hấp, có thể nghi ngờ sự tồn tại của ống động mạch. 1.2.2. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CỦA TIM VÀ MẠCH MÁU 1.2.2.1. Hình thể và khối lượng tim Tim ở trẻ sơ sinh hơi tròn, nằm ngang, do đó chiều ngang to hơn so với người lớn. Trong những năm đầu, tim phát triển mạnh về khối lượng, cho đến tuổi dậy thì đạt kích thước như người lớn. Trong bào thai, khối cơ thất phải phát triển mạnh do sức cản phổi tăng, tỷ lệ khối cơ thất phải và trái bằng nhau. Sau khi ra đời, thất trái phát triển, dần dần mạnh và chiếm ưu thế hơn thất phải, tỷ lệ khối cơ thất trái/khối cơ thất phải là 1,4 ở sơ sinh, và 2,76 ở người trưởng thành. Đặc điểm này cũng tạo nên sự khác biệt đặc thù về điện tâm đồ ở trẻ em so với người lớn, hình ảnh điện tâm đồ sẽ thay đổi cùng quá trình lớn của trẻ. Khối lượng cơ tim phát triển mạnh trong hai giai đoạn: sau khi ra đời và tuổi trước dậy thì. Ở trẻ sơ sinh tim nặng khoảng 25 gam, chiếm 0,9% trọng lượng cơ thể, trong khi ở người lớn trọng lượng tim chiếm khoảng 0,5% trọng lượng cơ thể. 1.2.2.2. Kích thước và vị trí tim Kích thước tim được đánh giá qua lâm sàng (vị trí mỏm tim, gõ diện đục của tim) và qua chụp Xquang lồng ngực. Bờ dưới của tim là đường nối bờ trên gan với mỏm tim. Theo Nelson, chiều rộng của tim tương ứng 7-8% chiều cao cơ thể. Trên phim Xquang tim phổi, ở tư thế đứng, tỷ lệ tim/ngực bình thường dưới 0,55 ở trẻ dưới 2 tuổi và dưới 0,5 ở trẻ trên 2 tuổi. Trong những năm đầu, vị trí của tim trong lồng ngực hơi cao và ở tư thế nằm ngang hơn so với sau này. Ở sơ sinh, có thể sờ thấy mỏm tim đập ở khoang liên sườn 4 Giáo trình môn học: Bài giảng Nhi khoa tập I, tập II, Nhà xuât bản Y học, 4 Hà Nội (2023) Chu biên: Nguyễn Thị Diệu Thúy trái, 1-2cm ngoài đường vú trái. Tới 1-2 tuổi, khi trẻ biết đi, tim có vị trí chéo nghiêng, lúc này mỏm tim ở khoang liên sườn 5 ngoài đường vú trái 1cm. Khi gần 4 tuổi nhờ sự phát triển của lồng ngực, phổi và cơ hoành hạ thấp xuống, tim mới có vị trí như ở người lớn. Tính chất không cố định của trung thất dễ làm tim chuyển sang bên phía bệnh nhân nằm nghiêng. Tuy liên quan giữa vị trí mỏm tim đập với đường giữa đòn không phải là chỉ số chính xác của kích thước tim, nhưng giúp chúng ta ước lượng phần nào trên lâm sàng. Bảng 1.1. Diện tim theo lứa tuổi Diện tim đập mạnh, rộng thể hiện dày và giãn các buồng thất. Nếu thất trái to, mỏm tim đập thấp hơn 1 hoặc 2 khoang liên sườn và chếch về bên trái. Bất kỳ thất nào to ra, đặc biệt thất phải, đều đẩy thành ngực bên trái ra phía trước, nếu xuất hiện sớm sẽ gây biến dạng lệch lồng ngực do các xương sườn còn mềm, dễ uốn cong. 1.2.2.3. Mạch máu Ở trẻ nhỏ, kích thước động mạch tương đối lớn hơn người lớn. Ở trẻ sơ sinh đường kính động mạch bằng tĩnh mạch. Càng lớn lên, tĩnh mạch càng phát triển nhanh hơn động mạch, ở người lớn lòng tĩnh mạch rộng gấp 2 động mạch. Động mạch phổi của trẻ dưới 10 tuổi lớn hơn động mạch chủ, tới 10-12 tuổi hai động mạch này bằng nhau và sau tuổi dậy thì động mạch chủ lớn hơn động mạch phổi. Hệ thống mao mạch ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phong phú và rộng, đặc biệt phát triển trong 2 năm đầu và tuổi dậy thì. 1.2.3. MỘT SỐ CHỈ SỐ CƠ BẢN VỀ HUYẾT ĐỘNG 1.2.3.1. Tiếng tim Nghe tim là một nghệ thuật, được nâng cao dần cùng quá trình thực hành. Phía ống nghe có màng được đặt ở vị trí có tiếng tim âm sắc cao, còn phần không màng cho tiếng tim âm sắc thấp. Giáo trình môn học: Bài giảng Nhi khoa tập I, tập II, Nhà xuât bản Y học, 5 Hà Nội (2023) Chu biên: Nguyễn Thị Diệu Thúy Tiếng tim được hình thành bởi hiện tượng đóng các van. Tiếng thứ nhất (T1) do đóng van nhĩ thất. Tiếng thứ hai (T2) tạo bởi đóng van tổ chim. Tiếng tim ở trẻ em nghe rõ và ngắn hơn tiếng tim người lớn. Ở mỏm tim, T1 luôn nghe rõ hơn tiếng T2. Nghe ở vùng đáy tim, khi trẻ dưới 1 tuổi tiếng T1 nghe rõ hơn, trẻ 12 đến 18 tháng hai tiếng này bằng nhau, và khi trẻ trên 18 tháng tiếng T2 nghe rõ hơn tiếng T1. Sự thay đổi bất thường của tiếng T2 rất có giá trị trong việc đánh giá áp lực động mạch phổi trên lâm sàng. Thông thường chỉ có một tiếng T2. Tuy nhiên, tiếng T2 tách đôi sinh lý có thể thấy ở trẻ em bình thường. Tiếng tách đôi này nghe rõ nhất ở thì hít vào, giảm ở thì thở ra, do thời gian đóng van động mạch phổi thay đổi theo chu kỳ thở. Van động mạch phổi đóng muộn trong thời kỳ thở vào do lượng máu về thất phải tăng trong thời gian đó. Cần phân biệt tiếng T2 tách đôi bệnh lý do máu đi từ buồng tim trái sang tim phải (shunt trái- phải) như thông liên nhĩ. Trẻ lớn lên, tiếng T2 tách đôi sinh lý giảm dần. Tiếng T3 nghe rõ với ống nghe chụp, ở mỏm, giữa tâm trương. Tiếng T4 xuất hiện liên quan đến co bóp của nhĩ, có thể nghe thấy ngay trước T1, ở cuối tâm trương. T3 có thể gặp ở thanh niên với tần số tim thấp, nhưng ở bệnh nhân là dấu hiệu của suy tim và nhịp nhanh, T3 nghe như tiếng ngựa phi, có thể lẫn với T4 gọi chung là ngựa phi. Tiếng ngựa phi do tâm thất giãn nở kém, và kết hợp tiếng T3 bình thường liên quan đến đổ đầy thất. 1.2.3.2. Mạch Mạch (tần số) ở trẻ nhanh hơn người lớn do nhu cầu chuyển hóa cơ bản của trẻ em cao hơn người lớn, do hoạt động hệ thần kinh giao cảm còn chưa trưởng thành. Mạch ở trẻ sơ sinh nhanh và dao động rộng, tần số trung bình từ 120 - 140 nhịp/phút và có thể tăng đến 170 nhịp/phút khi khóc, hoạt động hoặc xuống 70-90 nhịp/phút khi ngủ. Trẻ lớn dần lên, nhịp tim trung bình giảm dần xuống, có thể chỉ còn 50 nhịp/phút đối với thanh niên chơi thể thao. Nhịp tim nhanh kéo dài (>200 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh, >150 ở trẻ nhỏ và >120 ở trẻ lớn), nhịp chậm, nhịp không đều, rối loạn nhịp xoang đòi hỏi phải thăm dò để loại trừ rối loạn nhịp bệnh lý. Mạch trẻ em bị ảnh hưởng rất nhiều khi gắng sức, lo lắng, sợ hãi, kêu khóc... Tần số mạch buổi chiều cao hơn buổi sáng, sau khi ăn mạch nhanh hơn trước khi ăn. Do đó tốt nhất lấy mạch trẻ khi yên tĩnh hoặc khi ngủ. Cần kiểm tra mạch ở cả hai bên, chi trên và chi dưới. Sau tuổi dậy thì mạch ở trẻ gái cao hơn trẻ trai nhưng không đáng kể. Tần số mạch ở trẻ em giảm dần so với tuổi. Tần số mạch dao động. Trên thực tế cần nhớ một số nhóm tuổi sau: sơ sinh: 140-160 lần/phút, 1 tuổi: 120 lần/phút, 5 tuổi: 100 lần/phút, 10 tuổi: 80-85 lần/phút. Đánh giá cẩn thận đặc điểm của mạch là một bước quan trọng trong chẩn đoán lâm sàng bệnh tim bẩm sinh. Mạch nảy mạnh chìm sâu có thể gợi ý đến tổn thương có thất thoát động mạch chủ như còn ống động mạch, hở động mạch chủ, thông động tĩnh mạch, hoặc tăng cung lượng tim thứ phát do thiếu máu, sợ hãi, hoặc những bệnh lý liên quan đến tăng tiết catecholamin. Mạch yếu ở mọi nơi, ở ngoại biên, liên quan đến Giáo trình môn học: Bài giảng Nhi khoa tập I, tập II, Nhà xuât bản Y học, 6 Hà Nội (2023) Chu biên: Nguyễn Thị Diệu Thúy chèn ép tim, tắc nghẽn đường ra thất trái, hoặc bệnh cơ tim. Mạch đùi, mạch mu chân khó bắt trong trường hợp hẹp eo động mạch chủ. Bảng 1.2. Nhịp tim khi nghỉ ngơi (lần/phút) (Theo hằng số sinh học người Việt Nam thập kỷ 90 thế kỷ XX) Tuổi Giới hạn dưới Trung bình Giới hạn trên Sơ sinh 120 143 162 1-6 tháng 94 136 165 1 tuổi 94 123 155 2 tuổi 79 110 154 3 tuổi 86 113 150 4 tuổi 76 102 133 5 tuổi 84 101 154 6 tuổi 79 103 131 7-8 tuổi 70 93 120 9-11 tuổi 69 91 126 12-13 tuổi 61 87 120 14-15 tuổi 56 86 116 1.2.3.3. Huyết áp Huyết áp cần được đo ở cả tay cũng như chân, huyết áp ở chân khó đo trong trường hợp hẹp eo động mạch chủ. Trẻ lớn có thể đo huyết áp ở tay và chân với kích thước băng che phủ từ 1/2 đến 2/3 chiều dài cánh tay. Huyết áp quá nhỏ sẽ làm cao huyết áp giả tạo, ngược lại băng quá lớn sẽ làm giảm huyết áp thực của trẻ. Thực hành lâm sàng nhi cần sử dụng các băng đo với độ rộng 3, 5, 7, 12,18 cm tùy theo lứa tuổi trẻ. Tiếng Korotkoff thứ nhất thể hiện áp lực tâm thu, áp lực băng dần giảm xuống, tiếng tim giảm dần trước khi hết hẳn. Huyết áp tâm trương được tính khi tiếng tim trở nên giảm hoặc khi biến mất toàn bộ, trường hợp đầu sẽ cao hơn một chút, trường hợp sau sẽ thấp hơn một chút so với trị số huyết áp tâm trương thật. Để đo áp lực máu chi dưới, ống nghe đặt ở động mạch khoeo. Thông thường áp lực ở chân cao hơn tay 10 - 20mmHg. Đối với trẻ em nhỏ, huyết áp có thể đo được khi nghe, sờ hoặc bằng dụng cụ (Dinamap). Dụng cụ này cho huyết áp chính xác ở cả trẻ nhỏ và trẻ lớn. Huyết áp thay đổi theo lứa tuổi và liên quan đến chiều cao, cân nặng. Huyết áp tăng đáng kể trong thời kỳ vị thành niên, có nhiều thay đổi tạm thời trước khi có được huyết áp ổn định ở tuổi người lớn. Gắng sức, tập luyện, ho, khóc,... có thể làm huyết áp cao hơn bình thường 40 - 50mmHg. Dao động huyết áp ở trẻ em cùng độ tuổi và tầm vóc cần được lưu ý, do đó trẻ cần đo huyết áp nhiều lần trước khi kết luận là cao huyết áp. Huyết áp ở trẻ em thấp hơn người lớn do lòng mạch ở trẻ em tương đối rộng hơn, trương lực thành mạch thấp hơn. Huyết áp tâm thu ở sơ sinh: 76mmHg, ở trẻ 3 - 12 tháng từ 75 - 85mmHg. Trên 1 tuổi được tính như sau: Giáo trình môn học: Bài giảng Nhi khoa tập I, tập II, Nhà xuât bản Y học, 7 Hà Nội (2023) Chu biên: Nguyễn Thị Diệu Thúy HA max = 80+2n (n: số tuổi của trẻ) HA min = HA max/2 +10-15mmHg. 1.2.3.4. Khối lượng máu tuần hoàn Trẻ càng nhỏ khối lượng tuần hoàn tính trên cân nặng càng lớn. - Sơ sinh: 107 - 195ml/kg - Bú mẹ: 75 - 101ml/kg - 6-7 tuổi: 50 - 90ml/kg - Trẻ lớn: 60- 92ml/kg 1.3. Nội dung thảo luận và hướng dẫn tự học 1.3.1. Nội dung thảo luận - Đặc điểm tuần hoàn bào thai. - Nêu công thức tính huyết áp bình thường của trẻ em trên 1 tuổi. 1.3.2. Nội dung ôn tập và vận dụng thực hành Ôn tập các kiến thức nền tảng cần thiết từ bài học và chủ động vận dụng các kiến thức, chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng trong quá trình thực hành lâm sàng. 1.3.3. Nội dung hướng dẫn tự học và tự nghiên cứu Đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung học tập, nghiên cứu thêm các ứng dụng bài học trong thực tế lâm sàng. Giáo trình môn học: Bài giảng Nhi khoa tập I, tập II, Nhà xuât bản Y học, 8 Hà Nội (2023) Chu biên: Nguyễn Thị Diệu Thúy