ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 11 HK1 2024-2025 PDF

Summary

This document is a study guide for Sinh học 11, covering topics such as dinh dưỡng, tiêu hoá, hô hấp, and hệ tuần hoàn in high school.

Full Transcript

**ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 11 HK1 NĂM HỌC: 2024-2025** **A.Trắc nghiệm** **I.Dinh dưỡng và tiêu hoá ở động vật** **1.Trình bày được quá trình dinh dưỡng bao gồm: lấy thức ăn; tiêu hoá thức ăn; hấp thu chất dinh dưỡng và đồng hoá các chất.** -- Lấy thức ăn: Thức ăn được đưa vào miệng....

**ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 11 HK1 NĂM HỌC: 2024-2025** **A.Trắc nghiệm** **I.Dinh dưỡng và tiêu hoá ở động vật** **1.Trình bày được quá trình dinh dưỡng bao gồm: lấy thức ăn; tiêu hoá thức ăn; hấp thu chất dinh dưỡng và đồng hoá các chất.** -- Lấy thức ăn: Thức ăn được đưa vào miệng. -- Tiêu hóa thức ăn: Thức ăn được vận chuyển trong ống tiêu hóa và được tiêu hóa ngoại bào nhờ quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học để tạo nên các chất dinh dưỡng. -- Hấp thụ chất dinh dưỡng: Chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và mạch bạch huyết. Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non. -- Tổng hợp (đồng hóa) các chất: Chất dinh dưỡng được vận chuyển đến tế bào. Tế bào sử dụng những chất dinh dưỡng đó để tổng hợp thành những chất cần thiết cho các hoạt động sống. -- Thải chất cặn bã: Những chất không hấp thụ được đi vào ruột già và biến đổi thành phân rồi đào thải ra ngoài qua hậu môn. **2.Dựa vào sơ đồ (hoặc hình ảnh), trình bày được hình thức tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá** Ở động vật có túi tiêu hoá: ở ruột khoang và giun dẹp, thức ăn được biến đổi ngoại bào trong túi tiêu hóa, sau đó được hấp thụ vào tế bào và tiếp tục được tiêu hóa nội bào. Thức ăn đi vào và chất thải đi ra đều qua lỗ miệng. **II.Hô hấp ở động vật** **3,4.Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, trình bày được các hình thức trao đổi khí: qua bề mặt cơ thể; ống khí; mang; phổi**. +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | **Đặc | **Hô hấp | **Hô hấp | **Hô hấp** | **Hô hấp** | | điểm** | qua** | bằng** | **bằng | **bằng | | | | | mang** | phổi** | | | **bề mặt cơ | **hệ thống | | | | | thể** | ống khí** | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | **Bề mặt** | Bề mặt tế | Ống khí | Mang | Phổi | | | bào hoặc bề | | | | | **hô hấp** | mặt cơ thể | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | **Đại | Động vật | Côn trùng | Cá, chân | Bò sát, | | diện** | nguyên | và một số | khớp (tôm, | Chim và | | | sinh, đa | chân khớp. | cua), thân | Thú. | | | bào bậc | | mềm (trai, | | | | thấp (ruột | | ốc), nòng | | | | khoang, | | nọc lưỡng | | | | giun dẹp), | | cư,... | | | | một số động | | | | | | vật có cơ | | | | | | quan trao | | | | | | đổi khí | | | | | | chuyên hoá | | | | | | như Giun | | | | | | đốt, | | | | | | ếch,... | | | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | **Đặc điểm | Mỏng và ẩm | Hệ thống | Các cung | Phổi có | | của bề mặt | ướt giúp | ống khí | mang, gồm | nhiều phế | | hô hấp** | khí khuếch | phân nhánh | phiến mang | nang, phế | | | tán qua dễ | nhỏ dần và | mỏng và | nang có bề | | | dàng. Có | tiếp xúc | chứa rất | mặt mỏng và | | | nhiều mao | trực tiếp | nhiều mao | mạng lưới | | | mạch và máu | với tế bào. | mạch máu. | mao mạch | | | có sắc tố | | Mao mạch | máu dày | | | hô hấp. | | trong mang | đặc. Phổi | | | | | song song | chim không | | | | | và ngược | có phế | | | | | chiều với | nang, có | | | | | chiều chảy | thêm hệ | | | | | của dòng | thống túi | | | | | nước. | khí. | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | **Cơ chế** | Khí O~2~ và | Khí O~2~ và | Khí | Khí O~2~ và | | | CO~2~ được | CO~2~ đi | O~2 ~trong | CO~2~ được | | **hô hấp** | khuếch tán | qua hệ | nước khuếch | trao đổi | | | qua bề mặt | thống ống | tán qua | qua bề mặt | | | cơ thể hoặc | khí trao | mang vào | phế nang | | | bề mặt tế | đổi với tế | máu và khí | hoặc bề mặt | | | bào. | bào. | CO~2~ khuếc | phổi. | | | | | h | | | | | | tán từ máu | | | | | | qua mang | | | | | | vào nước. | | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | **Hoạt động | | Sự thông | Sự thông | Sự thông | | thông khí** | | khí được | khí được | khí chủ yếu | | | | thực hiện | thực hiện | nhờ các cơ | | | | nhờ sự thay | nhờ sự thay | hô hấp làm | | | | đổi thể | đổi thể | thay đổi | | | | tích khoang | tích khoang | thể tích | | | | thân phối | miệng và | phổi và thể | | | | hợp với | khoang | tích khoang | | | | đóng, mở | mang. | thân (bò | | | | các van lỗ | | sát), | | | | thở. | | khoang bụng | | | | | | (chim), | | | | | | lồng ngực | | | | | | (thú) hoặc | | | | | | nhờ sự nâng | | | | | | lên, hạ | | | | | | xuống của | | | | | | thềm miệng | | | | | | (lưỡng cư). | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ **III.Hệ tuần hoàn ở động vật** **5.Trình bày được khái quát hệ vận chuyển trong cơ thể động vật.** \- Hệ tuần hoàn ( hệ vận chuyển ) của động vật thực hiện các chức năng vận chuyển các chất cần thiết đến các tế bào của cơ thể và vận chuyển các chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài. \*Một số dạng hệ vận chuyển ở các nhóm động vật khác nhau: \- Ở động vật đa bào bậc thấp chưa có hệ tuần hoàn, các tế bào trao đổi trực tiếp với khoang (xoang), cơ thể (ngành Thân lỗ), qua túi tiêu hóa(ngành Ruột khoang, ngành Giun dẹp), qua ống tiêu hóa (ngành Giun tròn). \- Ở động vật đa bào bậc cao, các chất được vận chuyển đến tế bào nhờ hệ tuần hoàn. Có 2 dạng hệ tuần hoàn: hệ tuần hoàn hở( mở) và hệ tuần hoàn kín( hệ tuần hoàn kín gồm hệ tuần hoàn đơn (có ở cá) và hệ tuần hoàn kép (có ở lưỡng cư, bò sát, chim, thú)). **6.Trình bày được cấu tạo của tim.** \- Tim của cá gồm 2 ngăn (1 tâm nhĩ, 1 tâm thất), tim của lưỡng cư, bò sát (trừ cá sấu) gồm3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất). Tim của chim và thú có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất. Tim co dãn theo chu kì giúp bơm máu vào động mạch và hút máu từ tĩnh mạch về tim, nhờ đó máu được tuần hoàn khắp cơ thể. \- Tâm nhĩ nhận máu từ tĩnh mạch và đưa máu xuống tâm thất. Tâm thất bơm máu vào động mạch. Tim của chim và thủ có 4 van tim, giúp máu chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất và từ tâm thất vào động mạch. \- Van tim giúp máu chảy 1 chiều. Tim co dãn theo chu kì nhờ hệ dẫn truyền tim. **7.Trình bày được hoạt động của tim.** \*Tính tự động của tim \- Là khả năng tự co dãn tự động theo chu kì của tim. \- Tim động vật, kể cả tim người khi cắt rời khỏi cơ thể còn khả năng co bóp nếu được cung cấp đủ dinh dưỡng, oxi và nhiệt độ thích hợp. \- Tim co dãn tự động được là do hệ dẫn truyền tim gồm: +Nút xoang nhĩ. +Nút nhĩ thất. +Bó His. +Mạng Purkinje. \- Cơ chế hoạt động của hệ dẫn truyền tim: Cứ một khoảng thời gian nhất định, nút xoang nhĩ tự phát xung điện lan khắp tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi theo mạng Purkinje lan khắp tâm thất làm tâm thất co. \- Ý nghĩa của tính tự động của tim: Giúp tim đập tự động, cung cấp đủ ôxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể cả khi ngủ. \*Chu kì hoạt động của tim \- Tim co dãn theo chu kì, mỗi chu kì gồm pha co tâm nhĩ, pha co tâm thất và pha dẫn chung. \- Ví dụ: ở người, mỗi chu kì tim là 0,8s gồm tâm nhã co 0,1s, tâm thất co 0,3s và dãn chung 0,4s. \+ Tâm nhĩ co: Đẩy máu xuống tâm thất (0,1s) \+ Tâm thất co đẩy máu vào động mạch chủ và động mạch phổi (0,35) \+ Dân chung: Cả tim dẫn 0,4s \+ 1 phút có khoảng 75 chu kì -Động vật có khối lượng cơ thể càng lớn thì tim đập càng chậm và ngược lại. **8.Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, mô tả được cấu tạo của hệ mạch.** -Hệ mạch gồm: \+ Động mạch: dẫn máu từ tâm thất đến phổi và từ tâm thất trái đến các cơ quan, các mô và các tế bào trong cơ thể. \+ Tĩnh mạch: dẫn máu từ mao mạch trở về tim. Hệ thống tĩnh mạch bắt đầu từ tiểu tĩnh mạch đến các tĩnh mạch có đường kính lớn dần và cuối cùng là tĩnh mạch chủ. \+ Mao mạch: lã những mạch máu nhỏ, dẫn máu từ động mạch sang tĩnh mạch **9.Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, mô tả hoạt động của hệ mạch.** Ở động vật có hệ tuần hoàn kín, tim bơm máu vào động mạch, động mạch vận chuyển máu tới mao mạch. Tại mao mạch, máu thực hiện quá trình trao đổi chất với các tế bào.Sau đó, máu từ mao mạch lại tập hợp vào các tĩnh mạch rồi đổ về tim. \- Động mạch có nhiều sợi đàn hồi giúp chống lại áp lực cao của máu, lớp cơ trơn ở thành động mạch tạo tính co dãn giúp điều hoả lượng máu đến cơ quan. Tĩnh mạch có đường kính lòng mạch lớn nên ít tạo lực cản với dòng máu và tăng khả năng chứa máu. Các tĩnh mạch phía dưới tím có các van (van tĩnh mạch) giúp máu chảy một chiều về tim. \- Thành mao mạch chỉ bao gồm một lớp tế bào nội mạc, giữa các tế bào có vi lỗ(lỗ lọc).Quá trình trao đổi chất và khí giữa máu và tế bào được thực hiện qua thành mao mạch và dịch mô (dịch giữa các tế bảo). O2 các chất dinh dưỡng, các chất hoà tan khác trong máu đi qua lỗ lọc và tế bào nội mạc vào dịch mô cung cấp các chất cần thiết cho tế bào. CO2 các chất thải, chất thừa, sản phẩm tiết từ tế bào ra dịch mô qua lỗ lọc và tế bào nội mạc vào trong máu **10.Mô tả được quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch (huyết áp, vận tốc máu và sự trao đổi chất giữa máu với các tế bào).** \- Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch. Hoạt động co dãn của tim theo chu kì dẫn đến máu được bơm vào động mạch theo từng đợt, do đó, giá trị huyết áp khi tâm thất co cao hơn giá trị huyết áp khi tâm thất dãn. Huyết áp tối đa (tâm thu) là giá trị huyế táp cao nhất do được khi tâm thất co, huyết áp tối (tâm trương) thiểu là giá trị huyết áp thấp nhất đo được khi tâm thất dãn. Giá trị huyết áp ở các mạch máu là khác nhau: cao nhất ở động mạch lớn, giảm dần ở các động mạch nhỏ, mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch. \- Vận tốc máu chảy qua hệ mạch tỉ lệ nghịch với tổng diện tích mặt cắt ngang của mạch máu. Vận tốc máu cao ở động mạch lớn, giảm dần ở động mạch nhỏ, thấp nhất ở mao mạch rồi tăng dần tử tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn. **11.Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, phân biệt được các dạng tuần hoàn ở động vật: tuần hoàn kín và tuần hoàn hở.** +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | **Đặc điểm** | **Hệ tuần hoàn hở** | **Hệ tuần hoàn kín** | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | Thành phần | Tim, hệ mạch (động | Tim, hệ mạch (động | | | mạch, tĩnh mạch), | mạch, mao mạch, tĩnh | | cấu tạo | dịch tuần hoàn (máu | mạch), dịch tuần hoàn | | | lẫn dịch mô). | (máu). | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | Đường đi chuyển của | Máy chảy vào xoang cơ | Máu chảy liên tục | | máu | thể trộn lẫn với dịch | trong mạch kín: Tim → | | | mô tạo thành hỗn hợp | Động mạch → Mao mạch | | | máu -- dịch mô, gọi | → Tĩnh mạch → Tim. | | | chung là máu: Tim → | | | | Động mạch → Khoang cơ | | | | thể → Tĩnh mạch → | | | | Tim. | | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | Sự trao đổi chất giữa | Máu trao đổi chất | Máu trao đổi chất với | | tế bào với máu | trực tiếp với tế bào | tế bào thông qua | | | cơ thể. | thành mao mạch. | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | Áp lực máu | Thấp | Cao hơn | | | | | | trong mạch | | | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | Vận tốc máu chảy | Chậm | Nhanh hơn | | trong mạch | | | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | Đại diện | Có ở đa số động vật | Có ở Giun đốt, một số | | | thuộc ngành Chân khớp | Thân mềm và động vật | | | và một số loài Thân | có xương sống. | | | mềm. | | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ **IV.Miễn dịch ở người và động vật** **12.Phát biểu được khái niệm miễn dịch** -Miễn dịch là cơ chế bảo vệ đặc biệt của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh, nhờ đó mà cơ thể ít bị bệnh. **13,14.Nêu được các nguyên nhân bên trong và bên ngoài gây nên các bệnh ở động vật và người.** \- Một cơ thể được coi là bị bệnh khi có sự rối loạn, suy giảm hay mất chức năng của các tế bào, mô, cơ quan, bộ phận trong cơ thể. \- Các nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật: \+ Nguyên nhân bên ngoài: tác nhân vật lí (các tia bức xạ, tia phóng xạ,...), tác nhân hóa học (các loại hóa chất độc hại), tác nhân sinh học (virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật,...). Bệnh truyền nhiễm thường do các nguyên nhân bên ngoài gây ra. \+ Nguyên nhân bên trong: rối loạn di truyền, thoái hóa, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt,... **V.Bài tiết và cân bằng nội môi** **15.Phát biểu được khái niệm bài tiết.** -Bài tiết là quá trình thải các chất dư thừa, chất độc sinh ra do quá trình trao đổi chất, giúp duy trì cân bằng nội môi. Các cơ quan bài tiết gồm: thận, gan, da và phổi. **16.Trình bày được vai trò của bài tiết.** -Thận là nơi diễn ra quá trình lọc máu, bài tiết chất thừa, chất đọc qua nước tiểu. Thận tham gia vào điều hòa thể tích máu, huyết áp, pH, áp suất thẩm thấu, qua đó duy trì cân bằng nội môi. **17.Nêu được khái niệm nội môi.** \- Nội môi là môi trường bên trong cơ thể động vật,là môi trường giúp tb thực hiện quá trình trao đổi chất. Môi trường trong cơ thể bao gồm huyết tương, dịch mô, dịch bạch huyết. **VI.Khái quát về cảm ứng ở sinh vật** **18.Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật.** -Cảm ứng ở sinh vật là khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển. **19.Trình bày được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.** -Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật: Cảm ứng giúp sinh vật có khả năng đáp ứng lại với các kích thích =\> đảm bảo cho sinh vật có thể thích nghi, tồn tại và phát triển. **20.Trình bày được cơ chế cảm ứng ở sinh vật: thu nhận kích thích, dẫn truyền kích thích, phân tích và tổng hợp, trả lời kích thích.** ![](media/image2.png) **B.Tự luận** **Câu 1: Giải thích được vai trò của việc sử dụng thực phẩm sạch trong đời sống con người.** ------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ **Vai trò của thực phẩm sạch** **Giải thích** Đảm bảo an toàn, không gây ngộ độc hay gây ra các hậu quả khi sử dụng. Trong thực phẩm có thể chứa vi sinh vật, nấm và các hóa chất độc hại có thể gây tổn thương hệ tiêu hóa, rối loạn quá trình hấp thu, thậm chí có thể dẫn đến ung thư hoặc tử vong,... Lựa chọn thực phẩm sạch giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tránh được các bệnh do các tác nhân gây hại trong thức ăn gây ra. Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thực phẩm sạch cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tạo điều kiện tối ưu cho sự tồn tại và phát triển của cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh. Giảm thiểu bệnh tật. Nguồn thực phẩm sạch sẽ ngăn cản các tác nhân gây hại xâm nhập qua đường tiêu hóa đồng thời giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng khả năng miễn dịch với các loại bệnh tật. ------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ **Câu 2: Phân tích được tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khoẻ của con người, đặc biệt là hệ tim mạch.** **Lạm dụng rượu, bia có thể ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. Rượu bia có chứa ethanol -- là một chất gây nghiện. Hàm lượng lớn ethanol gây ức chế hoạt động thần kinh dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát và phối hợp các cử động của cơ thể, gây nôn, dễ nổi nóng,\...Về lâu dài, lạm dụng rượu, bia làm tổn thương các tế bào thần kinh, điều này có thể dẫn đến các triệu chứng: trầm cảm, giảm trí nhớ, rối loạn vận động\.... Rượu có thể làm tăng lượng acid trong dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày. Rượu có thể làm cho tuyến tụy sản xuất các chất độc hại nên có thể dẫn đến viêm tuỵ. Phần lớn ethanol được phân huỷ ở gan, tuy nhiên, sản phẩm phân huỷ có thể gây độc cho tế bào gan và dẫn đến viêm gan, xơ gan,\... Nồng độ cao ethanol gây ảnh hưởng xấu đến lớp cơ thành mạch máu và cơ tim, làm giảm đường kính mạch máu, giảm khả năng co bóp của tim, từ đó gây tăng huyết áp, bệnh cơ tim,rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ đột quỵ.** **Câu 3: Phân tích được vai trò của việc chủ động tiêm phòng vaccine.** -Vai trò của việc chủ động tiêm phòng vaccine: Khi tiêm vaccine nghĩa là đưa kháng nguyên hoặc chất tạo ra kháng nguyên vào cơ thể người. Kháng nguyên sẽ kích thích hệ miễn dịch hình thành kháng thể bất hoạt kháng nguyên đồng thời ghi nhớ kháng nguyên. Nhờ hình thành trí nhớ miễn dịch nên hệ thống miễn dịch có khả năng nhận diện và tiêu diệt tác nhân gây bệnh (chứa kháng nguyên tương tự) nhanh và hiệu quả nếu chúng xâm nhập vào cơthể ở lần sau. Do đó, cơ thể ít bị bệnh. ### Câu 1: Qua quá trình hô hấp ở động vật và hình minh họa dưới đây, có bao nhiêu phát hiểu sau đây đúng? I. Khi hít vào thì các cơ \[1\] sẽ co lại làm cho xương sườn và xương ức nâng lên làm thể tích lồng ngực tăng thể tích phổi tăng, khí vào phổi. II\. \[3\] là lúc thể tích lồng ngực tăng lên và phổi dãn ra. III\. Khi thở ra thì các cơ \[2\] sẽ dãn ra làm cho xương sườn và xương ức hạ xuốngvề ban đầu làm thể tích lồng ngực giảm, thể tích phổi giảm, khí đẩy ra khỏi phổi IV\. \[4\] là khi thể tích lồng ngực giảm, phổi hẹp lại thì và không khí giàu oxygen và nghèo CO~2~ sẽ được đẩy ra ngoài môi trường. A. 1 B. 2. [C. 3]. D**.** 4. ![](media/image4.png)**Câu 2:** Hình sau đây mô tả đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 1\. \[M\] là tĩnh mạch, \[N\] là mao mạch. 2\. Dịch tuần hoàn trao đổi chất với tế bào qua mao mạch. 3\. Dịch tuần hoàn là máu thuần túy không lẫn dịch mô. 4\. Có một đoạn máu không chảy trong mạch kín. **[A]. 1 B. 2 C. 3 D. 4** +-----------------------------------+-----------------------------------+ | **Câu 3:** Hình bên trái mô tả | | | các bộ phận của hệ dẫn truyền | | | tim. Dựa vào những kiến thức đã | | | học của mình về cấu tạo và hoạt | | | động của hệ dẫn truyền tim, em | | | hãy cho biết t**hành phần nào | | | là** mạng Purkinje**?** | | | | | | **A. (M). B. (N). C. (O). | | | [D]. (P).** | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ **Câu 4:** Theo báo Tuổi trẻ online, ngày 10/8/2023 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba, Đồng Hới, Quảng Bình. Một bệnh nhân trong quá trình truyền hóa trị liệu đã đột ngột ngừng tim, ngừng thở. Điều dưỡng chóng ngừng truyền, tiêm một ống Adrenalin 1mg vào mặt trước giữa đùi, kích hoạt báo động đỏ, tiến hành ép tim và thực hiện cấp cứu theo quy trình cho bệnh nhân lập tức. Sau 3 phút, bệnh nhân đã có mạch và nhịp tim trở lại. Bác sĩ ngừng hóa trị liệu và chuyển bệnh nhân qua phòng cấp cứu theo dõi tri giác và dấu hiệu sinh tồn. Sức khỏe bệnh nhân sau đó dần ổn định. Theo em, bệnh nhân trên có thể đã bị. **A.** dị ứng mức độ nhẹ B. động kinh **[C].** sốc phản vệ. **D.** nhồi máu cơ tim **Câu 5.** Động vật có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở mang là A. Rùa. **[B.]** lươn. **C.** chim. **D.** cá sấu. **Câu 6.** Khi cá thở ra, thể tích khoang miệng...., áp suất trong khoang miệng..... nước từ khoang miệng đi qua mang. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống. **A.** tăng, tang. **B.** tăng, giảm. **C.** giảm, giảm. **[D.]** giảm, tang. **Câu 7.** Đặc điểm phổi của thú có cấu tạo khác với phổi của chim là A. có bề mặt trao đổi khí rộng. **[B.]** có nhiều phế nang. **C.** có các ống khí. **D.** có nhiều mao mạch. **Câu 8.** Động vật có hệ thống túi khí thông với phổi là **A.** sư tử. **[B.]** chim bồ câu. **C**.ếch nhái. **D.** châu chấu. **Câu 9.** Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người là: **A.**Ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. **B.**Ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. **[C.]**Ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. **D.**Ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. **Câu 10.** Trong ống tiêu hóa của người, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự: A.Miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn. **B** Miệng → ruột non→ dạ dày→ hầu → ruột già→ hậu môn.**.** C.Miệng →thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già→ hậu môn. [ ] D.Miệng → ruột non→ thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn. **Câu 11.** Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là: A. tim → động mạch → tĩnh mạch → mao mạch → tim. B. tim → mao mạch → động mạch → tĩnh mạch → tim. [C.] tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim. D. tim → động mạch → mao mạch → động mạch → tim. **Câu 12.** Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì: [A.] mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. B. mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. C. mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. D. thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. **Câu 13:** Giải thích vì sao có hiện tượng rễ cây có hình lượn sóng?  **[A]. Vì rễ cây có tính hướng đất dương và hướng nước dương.** B. Vì rễ cây có tính hướng đất dương và hướng sáng âm. C. Vì rễ cây có tính hướng đất dương và hướng hoá.  D. Vì rễ cây có tính hướng đất dương và hướng nước âm. **Câu 14:** Động vật nào có cơ quan cảm ứng địa hình? A. Cá sấu **[B.] Bò sát** C. Ong D. Chim **Câu 15:** Cử động nào sau đây mang tính chất chu kì?  A.Cử động bắt mồi ở cây nắp ấm.     B. Khép lá ở cây trinh nữ khi chạm vào.            **[C]. Nở hoa ở cây mười giờ.   ** D. Cử động quấn vòng của tua cuốn cây mướp khi chạm giàn. **Câu 16:** Con người ứng dụng các kiểu của hướng động vào trong trồng trọt để làm gì? I. Trồng cây ở mật độ thích hợp để tiếp nhận ánh sáng tốt nhất. II. Cung cấp nước đầy đủ và hợp lí. III\. Làm đất tơi xốp, thoáng khí đủ ẩm rễ cây sinh trưởng ăn sâu. IV\. Bón thật nhiều phân đạm để cây sinh trưởng, phát triển tốt. Có bao nhiêu phát biểu đúng? **A**.1. **B.** 2. **[C.]**3. **D**.4. **Câu 17** : Tại sao bao chồi mầm lại phát triển về phía ánh sáng? **A.** Auxin bị ánh sáng phá hủy. **B.** Gibberellin bị ánh sáng phá hủy. **[C.]** Auxin chuyển động từ chỗ sáng ra chỗ tối. **D.** Gibberellin di chuyển từ chỗ sáng sang chỗ tối. **Câu 18**: [Ở động vật có các tổ chức thần kinh là:(I). Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch (II). Hệ thần kinh dạng ống (III). Hệ thần kinh dạng lưới.Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là:](https://khoahoc.vietjack.com/question/1556286/o-dong-vat-co-cac-to-chuc-than-kinh-la-i-he-than-kinh-dang-chuoi-hach-2mrrb)[A]. III → I → II B. II → I → III C. III → II → I D. I→ II → III. **Câu 19** : Trong hệ thần kinh dạng ống, não gồm những phần nào? A. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và trụ não B. Bán cầu đại não, não trung gian, củ não sinh tư, tiểu não và hành - cầu não [C.] Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành - cầu não D. Bán cầu đại não, não trung gian, cuống não, tiểu não và hành - cầu não. **Câu 20 :** Khi nhiễm vi sinh vật gây bệnh, người ta thấy có kháng thể xuất hiện trong dịch thể của cơ thể như: máu, bạch huyết, màng phổi, dịch dạ dày,\... Loại tế bào nào sau đây có khả năng sản sinh ra kháng thể đó?  A. Tế bào gan B. Tế bào limpho T2 **[C.] Tế bào limpho B** D. Tế bào limpho T4 **Câu 21:** [Các tế bào độc gây chết cho các tế bào nhiễm bệnh là đặc điểm của](https://khoahoc.vietjack.com/question/1390693/cac-te-bao-doc-gay-chet-cho-cac-te-bao-nhiem-benh-la-dac-diem-cua)**A. **miễn dịch không đặc hiệu. **[B.] **miễn dịch tế bào. **C. **miễn dịch dịch thể. **D. **hàng rào bề mặt bảo vệ cơ thể. **D. **Gan tăng nhận và chuyển glucose thành dạng glycogen dự trữ.  **Câu 26** : Cho sơ đồ cơ chế cảm ứng ở người, khi chạm tay vật nóng thì giật tay lại. Điều nào sau đây **không đúng?** **A.** Tủy sống là bộ phận xử lí thông tin. [B]. Khi chạm tay vào vật nóng tay người luôn giật lại. **Câu 27:**  **Trình tự nào sau đây đúng với các bước bố trí thí nghiệm hướng tiếp xúc ở thực vật?** **1- Trồng hai cây thân leo bầu hoặc bí vào hai chậu cây được đánh số 1 và 2 có chứa đất ẩm.** **2- Để nguyên chậu 1 và cắm vào giữa chậu 2 một giá thể** **3- Đặt 2 chậu ở nơi có đủ ánh sáng và tưới nước đều đặn hằng ngày trong khoảng thời gian 1 đến 3 tuần.** **4- Quan sát thí nghiệm. [A].1,2,3,4 B. 2,3,4,1 C. 2,3,4,1 D. 4,2,3,1** **Câu 28:** Hướng đất là tên gọi khác của A.hướng nước.    [B.] hướng trọng lực**.** C. hướng hoá. D. hướng sáng âm. **Câu 29** : Người ta làm thí nghiệm như sau: lấy một bình thủy tinh hay nhựa trắng có đất vườn, ngăn ở giữa bằng một miếng kính (gỗ mỏng, nhựa cứng), một bên bón phân đạm, một bên thì không bón phân. Đặt hạt nảy mầm ở phía trên miệng bình theo dõi sự phân bố của hệ rễ. Theo em rễ mọc nhiều về phía nào? **[A.]** Phía có bón phân đạm. **B.** Phía không được bón phân đạm. **C.** Phía có nhiều nước. **D.** Phía được chiếu sáng. **Câu 30 :** Khi nói về tổ chức thần kinh ở các nhóm động vật, phát biểu nào sau đây là sai? A. Nhện có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch B. Mực có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch C. Sứa có hệ thần kinh mạng lưới **[D.] Cá có thệ thần kinh mạng lưới** **Câu 31:** Những phản xạ nào sau đây thuộc loại phản xạ có điều kiện? 1.Khi thấy rắn thì mọi người đều bỏ chạy 2.Cá bơi lên mặt nước khi nghe tiếng kẻng của người nuôi cá 3.Khiêng vật nặng cơ thể bị ra mồ hôi 5.Tinh tinh dùng que để bắt mối trong tổ ra ăn 4.Khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp, nếu mặc không đủ ấm thì cơ thể sẽ bị run rẩy [A]. 1, 2, 5 B. 1, 2, 3, 4 C. 2, 3, 4, 5 D. 1, 2, 3, 4, 5 **Câu 32:** Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích vì A. số lượng tế bào thần kinh tăng lên [B]. mỗi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể C. các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau D. các hạch thần kinh liên hệ với nhau **Câu 34**: Qua trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự : A. Khe synape → màng trước synape → chùy synape → màng sau synape [B]. Chùy synape → màng trước synape → khe synape → màng sau synape C. Màng sau synape → khe synape → chùy synape → màng trước synape D. Màng trước synape → chùy synape → khe synape → màng sau synap **[A].** thu nhận và trả lời kích thích của môi trường. **B.** phản ứng của sinh vật trước sự va chạm. **C.** phản ứng của sinh vật trước tác động của con người. **D.** phản ứng của sinh vật trước tác động của động vật. **A.** giúp sinh vật sinh sản tốt hơn để duy trì nòi giống. **B.** giúp sinh vật tìm thêm nguồn chất dinh dưỡng từ môi trường. **[C].** giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. **D.** giúp sinh vật tự vệ chống lại những thay đổi của môi trường. **Câu 39:** Các hiện tượng nào sau đây thuộc dạng ứng động **không** sinh trưởng? **A.** Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. **B**. Lá cây họ Đậu xoè ra và khép lại theo chu kỳ ngày đêm. **[C.]** Lá cây trinh nữ khép lại khi có va chạm cơ học. **D.** Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng và thức ngủ của cây trinh nữ. **[Câu 40:]** Khi nói về cảm ứng ở thực vật, có các hiện tượng ở thực vật sau đây: (1). Đỉnh sinh trưởng của cành và thân luôn hướng về phía có ánh sáng. (2). Hệ rễ của thực vật luôn phát triển sâu xuống lòng đất để tìm nguồn nước và muối khoáng cần thiết cho cơ thể. (3). Hiện tượng cụp lá và xòe lá của cây hoa trinh nữ (hoa xấu hổ) khi bị va chạm. [(4).] Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu. [(5).] Hoa nghệ tây và hoa tuylip nở và cụp theo sự thay đổi nhiệt độ của môi trường. Có bao nhiêu hiện tượng là thuộc ứng động sinh trưởng ở thực vật? **[A.]** 2. **B.** 3. **C.** 4. **D.** 5.

Use Quizgecko on...
Browser
Browser