KTBVMTCN Chng 1 PDF - Chương 1: Những Khái Niệm Cơ Bản Về Sinh Thái Học Và Môi Trường

Summary

This document provides a general overview of the fundamentals of ecology and the environment. It covers topics such as what constitutes an environment, environmental components, natural resources, ecosystems, and the impact of human activities on the environment. It should contain questions relating to the topics covered.

Full Transcript

CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG 1. Môi trường là gì ? 2. Các thành phần môi trường 3. Tài nguyên 4. Hệ sinh thái và vòng tuần hoàn vật chất 5. Ô nhiễm môi trường, Nguyên nhân và tác động Môi trường 5.1. Ô nhiễm Môi trường 5.2. Các tác đ...

CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG 1. Môi trường là gì ? 2. Các thành phần môi trường 3. Tài nguyên 4. Hệ sinh thái và vòng tuần hoàn vật chất 5. Ô nhiễm môi trường, Nguyên nhân và tác động Môi trường 5.1. Ô nhiễm Môi trường 5.2. Các tác động của con người đối với Môi trường 5.3. Đánh giá tác động môi trường 5.4. Sự phát triển bền vững và các nguyên tắc phát triển bền vững 5.5. Quản lý Môi trường 5.5.1. Luật bảo vệ môi trường 5.5.2. Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG 1. Môi trường là gì ? Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường Hay Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật ( Điều 3, luật BVMT Việt Nam, 2005) www.themegallery.com Company Logo CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Môi trường sống của con người gồm : Môi trường tự nhiên , Môi trường xã hội, môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên : Tập hợp các yếu tố thiên nhiên : vật lý, hóa học, sinh học…tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người, hoặc ít chịu sự chi phối của con người (rừng, biển,…) Môi trường nhân tạo : Bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống. ( như cánh đồng, khu công nghiệp, vườn cây nhân tạo…… ). Môi trường xã hội : Là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG 2. Các thành phần môi trường  Khí quyển : là lớp không khí tầng đối lưu bao quanh trái đất. Nó quyết định tính chất khí hậu và thời tiết toàn trái đất.  Thủy quyển : là phần nước của trái đất bao gồm Đại Dương, song, hồ, suối, nước dưới đất, băng tuyết và hơi nước.  Địa quyển: Là lớp vỏ rắn ngoài của trái đất có độ dày 60 km đến 70km trên phần lục địa và 2 km đến 8 km dưới đáy đại dương. Là tổ hợp phức tạp của các chất khoáng, các chất hữu cơ, không khí và nước. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Sinh quyển : Bao gồm tất cả các thành phần của 3 môi trường nói trên có tồn tại sự sống và có liên quan tác động tương hỗ giữa các thành phần môi trường khí quyển , thủy quyển, địa quyển. - Trong sinh quyển, ngoài vật chất, năng lượng còn có thông tin với tác dụng duy trì cấu trúc và cơ chế tồn tại, phát triển của các vật sống. - Dạng thông tin phức tạp và cao nhất là trí tuệ con người, có tác động ngày càng mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển trên trái đất. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG 3. Tài nguyên  Tài nguyên thiên nhiên là những giá trị hữu ích của môi trường tự nhiên có thể thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của con người bằng sự tham gia trực tiếp của chúng vào các quá trình kinh tế và đời sống nhân loại (Định nghĩa LHQ 1972)  Sự khác biệt giữa tài nguyên và môi trường là có mang lại lợi ích cho con người và sản sinh giá trị kinh tế hay không CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Người ta phân loại tài nguyên như sau: Theo quan hệ với con người: Tài nguyên thiên nhiên, Tài nguyên con người (tài nguyên xã hội). Theo phương thức và khả năng tái tạo: Tài nguyên tái tạo, tài nguyên không tái tạo. Theo bản chất tự nhiên: Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khí hậu cảnh quan, di sản văn hoá kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Tài nguyên thiên nhiên được chia thành hai loại: Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v...) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v... Tài nguyên không tái tạo: là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ có thể cạn kiệt sau khi khai thác. Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự tiêu diệt của các loài sinh vật quý hiếm. www.themegallery.com Company Logo CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG  Tài nguyên con người (tài nguyên xã hội) là một dạng tài nguyên tái tạo đặc biệt, thể hiện bởi sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ chức và chế độ xã hội, tập quán, tín ngưỡng của các cộng đồng người. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển KTXH là gì ? CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG  Vai trò của TNTN cho sự phát triển Kinh tế - Xã hội - TNTN là một nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế - TNTN là yếu tố để thúc đẩy sản xuất phát triển - TNTN là yếu tố quan trọng cho tích lũy để phát triển CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG 4. Hệ sinh thái và vòng tuần hoàn vật chất  Hệ sinh thái - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh. - Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định nhờ các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh. - Trong hệ sinh thái, trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng biểu hiện chức năng của một tổ chức sống. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Hay có thể định nghĩa: Tập hợp các sinh vật, cùng với các mối quan hệ khác nhau giữa các sinh vật đó và các mối tác động tương hỗ giữa chúng với môi trường, với các yếu tố vô sinh, tạo thành một hệ thống sinh thái, gọi tắt là hệ sinh thái (ecosystem). Hệ sinh thái là hệ chức năng gồm có quần xã, các cơ thể sống và môi trường của nó dưới tác động của năng lượng mặt trời. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Khái niệm ( liên quan đến định nghĩa hệ sinh thái thứ nhất)  Quần xã sinh vật (biome) là tập hợp các sinh vật thuộc các loài khác nhau cùng sinh sống trên một khu vực nhất định. Khu vực sinh sống của quần xã được gọi là sinh cảnh. Như vậy, sinh cảnh là môi trường vô sinh. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Thành phần của hệ sinh thái gồm thành phần vô sinh là môi trường vật lí (sinh cảnh) và thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật. Thành phần vô sinh : - Các chất vô cơ: nước, điôxit cacbon, ôxi, nitơ, phốtpho... - Các chất hữu cơ: prôtêin, gluxit, vitamin, hoocmôn... - Các yếu tố khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, mưa... CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Thành phần hữu sinh : - Thực vật, động vật, vi sinh vật. Tùy theo quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái mà xếp chúng thành 3 nhóm: + Nhóm sinh vật sản xuất + Nhóm sinh vật tiêu thụ + Nhóm sinh vật phân giải CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG  Cấu trúc của một hệ sinh thái gồm : - Môi trường - Vật sản xuất - Vật tiêu thụ - Vật phân huỷ CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Môi trường gồm các nhân tố sinh thái, làm cho các sinh vật thích nghi về tập tính, về sinh lý, hình thái… - Các nhân tố sinh thái như : Khí hậu, các chất hoá học trong môi trường nước ( nhân tố vô sinh), Nhân tố cạnh tranh, ký sinh, kẻ thù… (nhân tố hữu sinh). - Môi trường đáp ứng tất cả các yêu cầu của sinh vật sống trong hệ sinh thái. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Sinh vật sản xuất (hay sinh vật tự dưỡng) : là những loài sinh vật có khả năng chuyển hóa quang năng thành hóa năng nhờ quá trình quang hợp ( chủ yếu là thực vật xanh và rong tảo), tạo nên nguồn thức ăn cho mình và để nuôi các loài sinh vật dị dưỡng. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Sinh vật tiêu thụ (sinh vật dị dưỡng): Gồm động vật sử dụng các chất hữu cơ lấy trực tiếp hay gián tiếp từ vật sản xuất ( tiêu thụ các hợp chất hữu cơ phức tạp có sẵn trong môi trường sống). Sinh vật tiêu thụ chia ra nhiều cấp : Cấp 1 : Tiêu thụ trực tiếp các sinh vật sản xuất. Chủ yếu là động vật ăn thực vật ( cỏ, cây, hoa, trái…). Các động vật, thực vật sống ký sinh trên cây xanh cũng thuộc loại này. Cấp 2 : Ăn các sinh vật tiêu thụ bậc 1. Gồm các động vật ăn thịt, ăn các động vật ăn thực vật Cấp 3 : Thức ăn chủ yếu là các sinh vật tiêu thụ bậc 2. Đó là động vật ăn thịt, ăn các dộng vật ăn thịt khác. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Sinh vật phân huỷ : gồm những loại vi sinh vật ( vi khuẩn và nấm) hoặc động vật nhỏ bé hoặc các sinh vật hoại sinh có khả năng phân hủy các chất hữu cơ thành vô cơ. Chúng phân huỷ chất thải và xác chết của các vật sản xuất và tiêu thụ. Ngoài ra còn có những nhóm sinh vật chuyển hóa chất vô cơ từ dạng này sang dạng khác ( Như nhóm vi khuẩn nitrat hóa chuyển NH4+ thành NO3- ) Chức năng của hệ sinh thái là gì ? CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG  Chức năng của hệ sinh thái - Hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống ( duy trì môi trường sống cho mọi sinh vật), qua sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng. - Trong đó, quá trình "đồng hóa" - tổng hợp các chất hữu cơ, sử dụng năng lượng mặt trời do các sinh vật tự dưỡng trong hệ sinh thái thực hiện và quá trình "dị hóa" do các sinh vật phân giải chất hữu cơ thực hiện. - Hệ sinh thái là một vòng tròn khép kín, không có điểm bắt đầu cũng không có điểm kết thúc. Mọi sinh vật trong vòng tròn khép kín đó sẽ không mất đi mà chuyển từ nơi này sang nơi khác. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG  Cân bằng hệ sinh thái Các thành phần của hệ sinh thái luôn luôn bị tác động của các yếu tố môi trường được gọi là các yếu tố sinh thái gồm: Các yếu tố vô sinh: như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tia năng lượng, áp suất khí quyển v.v. tạo nên điều kiện sống cho sinh vật và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chúng Yếu tố sinh vật : Đặc trưng bằng các dạng quan hệ hoặc tác động qua lại của các sinh vật: quan hệ cộng sinh, kí sinh hoặc đối kháng CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Yếu tố nhân tạo là các hoạt động của con người như Công nghiệp, nông nghiệp, giao thông v.v… giống như một yếu tố địa lý, tác động trực tiếp lên hoạt động sống của sinh vật hoặc làm thay đổi điều kiện sống của chúng. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống. - Trong một hệ sinh thái, vật chất luân chuyển từ thành phần này sang thành phần khác. Đây là một chu trình tương đối khép kín. Trong điều kiện bình thường, tương quan giữa các thành phần của hệ sinh thái tự nhiên là cân bằng. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Ví dụ : HST Rừng - Thực vật lấy dinh dưỡng từ đất tổng hợp thành chất hữu cơ - Chất hữu cơ này đủ để một phần nuôi dưỡng phát triển cây, một phần nuôi động vật ăn thực vật trong rừng, một phần rơi rụng trả lại màu cho đất. - Động vật ăn thực vật phát triển vừa đủ để tiêu thụ hết phần thức ăn thiên nhiên dành cho nó. - Phân, xác động vật và lá rụng, cành rơi trên mặt đất được vi sinh vật phân hủy để trả lại cho đất chất dinh dưỡng nuôi cây. - Do vậy đất rừng luôn màu mỡ, giàu chất hữu cơ, nhiều vi sinh vật và côn trùng, cây rừng đa dạng và tươi tốt, động vật phong phú. Đó chính là cân bằng sinh thái. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Hệ sinh thái nào đó nếu còn tồn tại thì có nghĩa đều đặc trưng bởi sự cân bằng sinh thái nhất định. Thế ổn định biểu hiện sự tương quan về số lượng loài, về chất lượng, về quá trình chuyển hóa năng lượng, về thức ăn của toàn hệ …… CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG - Cân bằng sinh thái ko phải là một trạng thái tĩnh của hệ. - Khi có một tác nhân nào đó của môi trường bên ngoài , tác động tới bất kỳ một thành phần nào đó của hệ, nó sẽ biến đổi. - Sự biến đổi của một thành phần trong hệ kéo theo sự biến đổi của các thành phần kế tiếp, dẫn đến sự biến đổi của cả hệ. - Sau một thời gian, hệ sẽ thiết lập được một cân bằng mới, khác với tình trạng cân bằng trước khi bị tác động. - Bằng cách này hệ biến đổi mà vẫn cân bằng. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Hệ sinh thái tự lập lại cân bằng thông qua 2 quá trình chính : - Tăng số lượng cá thể - Thực hiện các chu trình sinh địa hóa học, giúp phục hồi hàm lượng các chất dinh dưỡng có ở hệ sinh thái trở về mức độ ban đầu sau mỗi lần bị ảnh hưởng Hai cơ chế này chỉ thực hiện được trong một thời gian nhất định CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG - Khả năng thiết lập trạng thái cân bằng mới của hệ là có hạn. - Nếu thành phần nào đó của hệ bị tác động quá mạnh, nó sẽ không khôi phục lại được, kéo theo sự suy thoái của các thành phần kế tiếp, làm cho toàn hệ mất cân bằng, suy thoái. Mỗi hệ sinh thái có một khả năng tự lập cân bằng nhất định, chỉ có thể thực hiện trong một giới hạn nhất định. Nếu cường độ tác động vượt quá giới hạn đó thì hệ sinh thái không thể tự lập cân bằng được và dẫn đến PHÁ VỠ CÂN BẰNG SINH THÁI. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Hệ sinh thái sẽ bị mất cân bằng bởi tác động của con người ! CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Sự cân bằng của hệ sinh thái có thể bị phá vỡ do các quá trình tự nhiên và nhân tạo. Cụ thể: - Quá trình tự nhiên: Động đất, Núi lửa,… - Quá trình nhân tạo: Các hoạt động sống của con người như : + Sự hủy hoai động vật hay thực phẩm, + Phá vỡ nơi cư trú ổn định của các loài + Quá trình gây ô nhiễm,…… Và chính quá trình này hiện nay đang trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội khi phá vỡ độ cân bằng quá nhiều. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Ví dụ hệ sinh thái rừng đang bị đe đọa … - Diện tích rừng, nhất là rừng tự nhiên bị thu hẹp một cách báo động. - Tốc độ tuyệt chủng của một số loài cây ngày một tăng - Hậu quả sẽ dẫn đến làm giảm/mất các chức năng của hệ sinh thái rừng như : + Điều hòa nước + Chống xói mòn + Tiêu hủy chất thải + Làm sạch môi trường + Đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên + Giảm thiểu thiên tai/các hậu quả cực đoan về khí hậu + Cuối cùng hệ thống kinh tế bị suy giảm do mất đi các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, môi trường CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Ví dụ : Nếu thức ăn của gấu trúc là tre, trúc nhưng nếu con người phá hủy rừng, môi trường của chúng làm suy giảm lượng thức ăn, khi lượng thức ăn cạn dẫn tới sự tranh giành thức ăn, dần dần giảm số lượng cá thể trong loài, khi giảm về 0 tức là hệ đã mất cân bằng và ko có khả năng khôi phục lại Đây là hiện tượng mất cân bằng sinh thái ! Dòng vật chất Dòng năng lượng Các yếu tố vô sinh (Đất, nước, chất vô cơ, chất hữu cơ, khí hậu)  Vòng tuần hoàn vật chất Trong hệ sinh thái Sinh vật sản xuất (P) thường xuyên có Sơ đồ một số hệ vòng tuần hoàn vật sinh thái với chất đi từ môi Sinh vòng tuần hoàn vật tiêu trường ngoài vào cơ thụ vật chất và dòng Nước (C1) thể các sinh vật, từ bồ năng lượng giữa sinh vật này sang sung các bậc dinh sinh vật khác, rồi Sinh vật Sinh vật tiêu dưỡng. lại đi từ sinh vật ra phân thụ (C2) huỷ môi trường ngoài. D Vòng tuần hoàn này được gọi là Sinh vật tiêu thụ (C3 vòng sinh địa hoá CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG  Chu trình Sinh – Địa – Hóa ( vòng tuần hoàn vật chất ) Là một chu trình trao đổi các chất vô cơ trong tự nhiên, theo con đường từ ngoại cảnh chuyển vào trong cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường. Chu trình sinh địa hóa duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển. Nếu chu trình sinh địa hóa bị đảo lộn sẽ phá vỡ thế cân bằng trong hệ sinh thái Hoạt động sinh hoạt của con người sinh ra nhiều chất ô nhiễm như C, P, N, S do đó không thể tránh khỏi gây xáo trộn cho vòng tuần hoàn sinh địa hóa học, ảnh hưởng đến sự sống và sức khỏe của con người. Chu trình tuần hoàn sinh địa hóa là vòng tuần hoàn khép kín về vật chất và vòng tuần hoàn hở về năng lượng. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG  Chu trình Sinh – Địa – Hóa ( vòng tuần hoàn vật chất )  Chu trình hoàn hảo ( chu trình C, N) : dạng khí chiếm ưu thế trong chu trình và khí quyển là nơi dự trữ chính của những nguyên tố đó, mặt khác từ cơ thể sinh vật chúng trở lại ngoại cảnh tương đối nhanh  Chu trình không hoàn hảo ( Chu trình P, S) : những chất này trong quá trình vận chuyển một phần bị đọng lại thể hiện qua chu kỳ lắng đọng trong hệ sinh thái khác nhau của sinh quyển. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG  Chu trình Sinh – Địa – Hóa ( vòng tuần hoàn vật chất ) Chu trình Cacbon CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Chu trình Cacbon CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG  Chu trình Sinh – Địa – Hóa ( vòng tuần hoàn vật chất ) Chu trình Cacbon - Cacbon là một thành phần quan trọng của cuộc sống và chu trình cacbon là một trong những chu trình quan trọng nhất trên trái đất. - Vòng tuần hoàn của Carbon giải thích cách Carbon được tái sinh giữa khí quyển, thực vật và động vật. + Cây hấp thụ CO2 trong quá trình quang hợp để tạo ra thức ăn. + Động vật ăn thực vật và chuyển các hợp chất Carbon xuống chuỗi thức ăn. + Động vật thở ra khí CO2 trở lại không khí. + Khi thực vật và động vật chết, chúng bị phân huỷ và CO2 một lần nữa được đưa trở lại không khí. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Chu trình Cacbon - Khí quyển là nguồn cung cấp C chính trong chu trình tuần hoàn C (chủ yếu ở dưới dạng CO2 ). CO2 đi vào hệ sinh thái nhờ quá trình quang hợp và trở lại khí quyển nhờ quá trình hô hấp và quá trình đốt cháy. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Chu trình Cacbon - Việc đốt những nguyên liệu hóa thạch, nguyên liệu dầu… cũng sản sinh ra một lượng CO2 to lớn cho khí quyển. - Thực vật cũng sản sinh ra lượng CO2 cho khí quyển thông qua quá trình hô hấp vào ban đêm. Ban đêm cây ngừng quá trình quang hợp nhưng vẫn thực hiện quá trình hô hấp, hoa hoặc cây xanh sẽ hấp thụ khí O2 trong không khí để phân giải chất hữu cơ sản sinh ra năng lượng cần cho các hoạt động sống của cây. Đồng thời thải ra hơi nước và khí CO2. Con người cũng hô hấp bằng khí O2 và thải ra khí CO2 CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Chu trình Cacbon - Chất thải do động vật thải ra được một số vi khuẩn và nấm chọn lọc và hấp thu một số chất cần thiết cho quá trình sinh trưởng của mình và quá trình này cũng sản sinh CO2 cho khí quyên. - Động vật và thực vật chết đi sự phân hủy cũng sản sinh ra lượng CO2 cho khí quyển. CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Chu trình Cacbon - Trong lòng đại dương, cacbonat hòa tan có thể kết hợp với canxi hòa tan để kết tủa dưới dạng CaCO3 rắn, chủ yếu dưới dạng mai hay vỏ của các sinh vật. Khi các sinh vật này chết đi, lớp vỏ của chúng trầm lắng xuống và tích tụ trên đáy biển. - Theo thời gian, các trầm tích cacbonat này tạo thành đá vôi, nguồn chứa cacnbon lớn nhất trong chu trình cacbon CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG  Chu trình Sinh – Địa – Hóa ( vòng tuần hoàn vật chất ) Chu trình Cacbon - Khi CO2 chuyển vào lòng đại dương, nó tham gia vào một loạt các phản ứng, được cân bằng ở quy mô cục bộ: Hòa tan : CO2(khí quyển) ↔ CO2(hòa tan) Chuyển hóa thành axit cacbonic CO2(hòa tan) + H2O ↔ H2CO3 Ion hóa bậc nhất H2CO3 ↔ H+ + HCO3- Ion hóa bậc 2 HCO3- ↔ H+ + CO32- CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG  Chu trình Sinh – Địa – Hóa ( vòng tuần hoàn vật chất ) Chu trình Cacbon - Sinh quyển : Các phân tử hữu cơ trong cơ thể SV - Khí quyển : Khí CO2, CH4, CFC - Địa quyển : Các chất hữu cơ trong đất, nhiên liệu hóa thạch và quặng đá vôi, dolomit - Thủy quyển : Trong đại dương do CO2 hòa tan và dạng CaCO3 trong vỏ của các loài sinh vật biển Nơi tồn tại Khối lượng ( tỷ tấn) Khí quyển 578 ( 1700) – 766 ( năm 1999) Chất hữu cơ trong đất 1500 - 1600 Đại dương 38 000 - 1600 Trầm tích biển và đá trầm tích 66 000 000 – 100 000 000 Thực vật trên cạn 540 – 610 Nhiên liệu hóa thạch 4000 CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Hoạt động nào của con người đã gây ảnh hưởng đến chu trình cacbon ???? www.themegallery.com Company Logo CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG Chu trình Cacbon - Khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch ( nguồn C được xem là “cố định” và tách ra khỏi chu trình cacbon tự nhiên) - Phá rừng - Chuyển đổi các hệ sinh thái tự nhiên sang hệ sinh thái nông nghiệp - Chất thải sinh hoạt của con người, nước thải sinh hoạt, công nghiệp - CO2 và một số chất ô nhiễm khác gây mưa acid (pH

Use Quizgecko on...
Browser
Browser