Lịch Sử 11: Nội Dung Ôn Tập Kiểm Tra Học Kỳ 2 PDF

Summary

This document provides ôn tập (review) content for the second semester of 11th grade history in Vietnam. It includes multiple-choice and free-response questions covering topics such as revolts, reforms, and historical figures like Hai Bà Trưng and Lê Thánh Tông.

Full Transcript

NỘI DUNG ÔN KT CK2 2024-2025. LỊCH SỬ 11 Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn BÀI 8 Câu 1. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc là A. khởi nghĩa Bà Triệu. B. khởi ng...

NỘI DUNG ÔN KT CK2 2024-2025. LỊCH SỬ 11 Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn BÀI 8 Câu 1. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc là A. khởi nghĩa Bà Triệu. B. khởi nghĩa Lý Bí. C. khởi nghĩa Hai Bà Trưng. D. khởi nghĩa Phùng Hưng. Câu 2. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào sau đây đã đưa đến sự thành lập vương triều Lê sơ? A. Khởi nghĩa Lý Bí. B. Khởi nghĩa Lam Sơn. C. Khởi nghĩa Phùng Hưng. D. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Câu 3. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (năm 248) đã chống lại ách đô hộ của triều đại phong kiến phương Bắc nào sau đây? A. Nhà Hán. B. Nhà Ngô. C. Nhà Đường. D. Nhà Minh. Câu 4. Năm 544, khởi nghĩa của Lí Bí thắng lợi đã thành lập ra nhà nước A. Vạn Xuân. B. Đại Ngu. C. Đại Việt. D. Đại Cồ Việt. Câu 5. Năm 1407, sau khi cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của triều đại phong kiến Trung Quốc nào sau đây? A. Nhà Hán. B. Nhà Đường. C. Nhà Minh. D. Nhà Tống. Câu 6. Sau khi đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn, m ộ t nhiệm vụ đặt ra cho phong trào Tây Sơn là A. tiến quân ra Bắc, phối hợp với vua Lê đánh đổ chúa Trịnh. B. tiến quân ra Bắc tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược C. tiến ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê - Trịnh, thống nhất đất nước. D. tiến ra bắc phối hợp với chúa Trịnh lật đổ vua Lê. Câu 7. Một trong những điểm độc đáo của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43) là A. khởi nghĩa khi chính quyền Đông Hán suy yếu. B. thu hút đông đảo nhân dân tham gia. C. lực lượng thủy binh giữ vai trò tiên phong. D. nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy khởi nghĩa. Câu 8. Một trong những điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) so với cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược (1075 – 1077) là A. sử dụng kế sách “tiên phát chế nhân”. B. diễn ra khi đất nước bị mất độc lập. C. được đông đảo nhân dân tham gia. D. sử dụng kế sách “vườn không nhà trống” Câu 9. Một trong những đóng góp to lớn của phong trào Tây Sơn (1771-1802) đối với lịch sử dân tộc là A. lật đổ ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh ở Việt Nam. B. thống nhất hoàn toàn đất nước về mặt nhà nước. C. đánh tan quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc. D. ngăn chặn được nguy cơ Pháp xâm lược Việt Nam. Câu 10. Thắng lợi quân sự nào sau đây của khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) đã bu ộc quân Minh phải chấp nhận thất bại, rút quân về nước? A. Ngọc Hồi – Đống Đa. B. Tốt Động - Chúc Động. 1 C. Rạch Gầm – Xoài Mút. D. Chi Lăng - Xương Giang. Câu 11. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn? A. Đập tan quân xâm lược Xiêm và Thanh, bảo vệ độc lập dân tộc B. Kết thúc 20 năm nhà Minh đô hộ, mở ra thời kì mới của đất nước. C. Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt cơ sở thống nhất quốc gia D. Đưa Đại Việt trở thành cường quốc hàng đầu khu vực Đông Nam Á Câu 12. Một trong những đặc điểm nổi bật về nghệ thuật quân sự của các cuộc khởi nghĩa trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX là A. lấy ít địch nhiều B. lấy lực thắng thế C. tiên phát chế nhân D. vườn không nhà trống Câu 13. Từ một cuộc khởi nghĩa địa phương đã phát triển thành phong trào dân t ộc r ộng lớn là một trong những đặc điểm nổi bật của A. phong trào Tây Sơn B. khởi nghĩa Lam Sơn C. kháng chiến chống Nam Hán D. khởi nghĩa Hai Bà Trưng Câu 14. Nghệ thuật quân sự nào dưới đây trong kháng chiến chống quân xâm l ược T ống thời Lý được kế thừa và phát huy trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? A. Kế sách “tiên phát chế nhân”. B. Kế sách “thanh dã” C. Chủ động kết thúc chiến tranh. D. Đánh nhanh thắng nhanh. Câu 15. Phong trào Tây Sơn bùng nổ nhằm thực hiện một trong những nhi ệm v ụ nào sau đây? A. Giải quyết mâu thuẫn giai cấp B. Giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ. C. Chống âm mưu đồng hòa của phương Bắc D. Ngăn chặn sự xâm lược của phương Tây. BÀI 9 Câu 1. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly tiến hành trong bối cảnh lịch sử nào sau đây? A. Nước Đại Việt lâm vào khủng hoảng trầm trọng. B. Nhà Trần đang trong giai đoạn phát triển thịnh đạt. C. Giặc Tống sang xâm lược nước ta lần thứ nhất. D. Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đỉnh cao. Câu 2. Về kinh tế - xã hội, nhằm hạn chế sự phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất lớn trong các điền trang, thái ấp của quý tộc, Hồ Quý Ly đã A. cho phát hành tiền giấy. B. ban hành chính sách hạn điền. C. cải cách chế độ giáo dục. D. thống nhất đơn vị đo lường. Câu 3. Trong cải cách của Hồ Quý Ly, việc quy định số lượng gia nô được sở hữu của các vương hầu, quý tộc, quan lại được gọi là A. phép hạn gia nô. B. chính sách hạn điền. C. chính sách quân điền. D. bình quân gia nô. Câu 4. Trong cải cách về văn hoá, Hồ Quý Ly khuyến khích và đ ề cao ch ữ vi ết nào sau đây? A. Chữ Nôm. B. Chữ Hán. C. Chữ Latinh. D. Chữ Quốc ngữ. Câu 5. Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách nào sau đây trong lĩnh vực sở hữu ruộng đất? A. Giảm thiểu sở hữu ruộng đất quy mô lớn của quý tộc 2 B. Tăng cường sở hữu ruộng đất quy mô lớn của quan lại C. Hạn chế sở hữu ruộng đất quy mô lớn của tư nhân D. Khuyến khích sử hữu ruộng đất của địa chủ và tư nhân Câu 6. Nội dung nào sau đây trong cuộc cải cách của H ồ Quý Ly di ễn ra trên lĩnh v ực kinh tế? A. In và phát hành tiền giấy. B. Đặt thêm các đơn vị hành chính. C. Ban hành hình luật mới. D. Thải hồi những binh sĩ già yếu. Câu 7. Một trong những công trình kiến trúc cuối thế kỉ XIV bằng đá độc đáo bậc nhất c ủa Việt Nam và thế giới, được UNESCO ghi danh là A. Thành Đông Đô. B. Thành Đa Bang. C. Thành Nhà Hồ. D. Kinh thành Huế. Câu 8. Nội dung nào sau đây là cải cách trên lĩnh vực quân sự - quốc phòng của Hồ Quý Ly và triều Hồ cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV? A. Xây dựng phòng tuyến chống giặc trên sông Như Nguyệt. B. Ban hành quy chế và hình luật mới của quốc gia. C. Cải tiến vũ khí, chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến. D. Bố trí mai phục và đóng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng. Câu 9. Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền và hạn nô nhằm mục đích gì? A. Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. B. Hạn chế thế lực của quý tộc Trần. C. Chia ruộng đất công cho nông dân nghèo. D. Thúc đẩy thủ công nghiệp và thương nghiệp. Câu 10. Để hạn chế sự phát triển thái quá của Phật giáo, H ồ Quý Ly và nhà H ồ đã th ực hiện chính sách nào sau đây? A. Đánh thuế nặng đối với những người theo đạo Phật. B. Phá bỏ các đền, chùa, cơ sở thờ tự của Phật giáo. C. Nghiêm cấm việc xây dựng các đền chùa mới. D. Bắt sư tăng chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục. BÀI 10 Câu 1. Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông được tiến hành trong b ối c ảnh l ịch s ử nào sau đây? A. Nội bộ triều đình có nhiều mâu thuẫn, biến động. B. Nền kinh tế sa sút, nạn đói diễn ra thường xuyên C. Đất nước đứng trước nguy cơ bị nhà Minh xâm lược D. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng trầm trọng Câu 2. Công cuộc cải cách của Lê Thánh Tông được tiến hành trên mọi lĩnh vực, nhưng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực A. kinh tế. B. giáo dục. C. hành chính. D. văn hóa. Câu 3. Để quản lý đất nước, vua Lê Thánh Tông đã cho ban hành bộ luật nào sau đây? A. Hình thư B. Quốc triều hình luật. C. Hình luật. D. Hoàng Việt luật lệ. Câu 4. Trong lĩnh vực văn hóa, Lê Thánh Tông đặc biệt đề cao hệ tư tưởng A. Phật giáo B. Đạo giáo C. Nho giáo D. Thiên chúa giáo 3 Câu 5. Ban cấp ruộng đất ruộng đất cho quý tộc, quan lại cao c ấp t ừ nh ất ph ẩm đ ến t ứ phẩm là nội dung chủ yếu của chính sách cải cách nào sau đây của vua Lê Thánh Tông? A. Quân điền B. Hạn điền C. Hạn nô D. Lộc điền Câu 6. Ruộng đất công ở các làng xã thời Lê Thánh Tông được phân chia theo chế độ nào sau đây? A. Điền trang. B. Lộc điền. C. Quân điền. D. Hạn điền Câu 7. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, hệ thống cơ quan phụ trách đạo thừa tuyên có tên g ọi là A. Tam ty B. Lục bộ C. Lục khoa D. Thông chính ty Câu 8. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông cho lập thêm đạo thừa tuyên thứ 13 có tên gọi là A. Hà Nội. B. Phú Xuân. C. Quảng Nam. D. Tây Đô. Câu 9. Trong cuộc cải cách thế kỉ XV, dưới đạo thừa tuyên, vua Lê Thánh Tông thiết lập hệ thống A. phủ, huyện/châu, xã. B. tỉnh/thành phố, huyện, xã C. lộ, trấn, phủ, huyện/châu D. tỉnh, phủ, huyện, làng. Câu 10. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, hệ thống quan lại được tuyển chọn chủ yếu thông qua A. dòng dõi tôn thất B. tiến cử C. giáo dục – khoa cử D. đề cử Câu 11. Nội dung nào sau đây phản ảnh đúng mục đích cải cách của vua Lê Thánh Tông? A. Tăng cường quyền lực của hoàng đế và củng cố bộ máy nhà nước B. Giải quyết tình trạng khủng hoảng trầm trọng của đất nước bấy giờ C. Biến nước ta trở thành cường quốc lớn mạnh hàng đầu trong khu vực. D. Tăng cường tiềm lực đất nước chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm Câu 12. Một trong những điểm mới và tiến bộ của bộ luật Quốc triều hình luật là A. đề cao quyền tự do, dân chủ của nhân dân. B. bảo vệ tuyệt đối quyền và lợi ích của vua. C. bảo vệ quyền và lợi ích của quân cấm binh. D. bảo vệ quyền lợi và địa vị của người phụ nữ. Câu 13. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa cải cách của vua Lê Thánh Tông thế kỉ XV? A. Nâng cao tiềm lực quốc gia, đẩy lùi nguy cơ ngoại xâm cận kề B. Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trầm trọng C. Góp phần ổn định và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Đại Việt D. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ và hành chính Câu 14. Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, cả nước Đại Việt được chia thành A. 13 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô. B. 24 lộ, phủ, châu. C. 12 lộ, phủ, châu. D. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. Câu 15. Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền l ực vào tay nhà vua? A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuy 4 C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình. BÀI 11 Câu 1. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) nhằm thực hiện một trong những mục đích nào sau đây? A. Tập trung quyền lực vào tay vua B. Thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa C. Ngăn ngừa nguy cơ giặc ngoại xâm D. Khôi phục nền giáo dục Nho học Câu 2. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) tập trung vào lĩnh v ực ch ủ yếu nào sau đây? A. Kinh tế B. Văn hóa C. Quốc phóng D. Hành chính Câu 3. Công cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) đã đem lại một trong những kết quả nào sau đây? A. Đưa đất nước phát triển lên chế độ tư bản chủ nghĩa. B. Thúc đẩy bộ máy chính quyền các cấp hoạt động hiệu quả. C. Góp phần mở cửa và hội nhập nền kinh tế khu vực. D. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. Câu 4. Ở địa phương, trong công cuộc cải cách hành chính nửa đầu thế kỉ XIX, vua Minh Mạng đã chia cả nước thành A. 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. B. Bắc Thành, Gia Định thành C. 13 đạo thừa tuyên và các phủ D. các lộ, trấn, phủ, huyện/châu Câu 5. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) có ý nghĩa quan tr ọng nào sau đây? A. xóa bỏ tình trạng “bế quan tỏa cảng” của đất nước. B. ngăn chặn mọi nguy cơ xâm lược từ bên ngoài. C. đặt cơ sở cho sự phân chia tỉnh, huyện hiện nay. D. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. Câu 6. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) và cu ộc c ải cách c ủa vua Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) có điểm giống nhau nào sau đây? A. Nâng cao vai trò quản lí của chính quyền ở trung ương. B. Khuyến khích, tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển. C. Ưu tiên cho sự nghiệp thống nhất đất nước về lãnh thổ. D. Chú trọng phát triển kinh tế, xã hội theo hướng tư bản. Câu 7. Một trong những di sản lớn nhất trong cuộc cải cách c ủa vua Minh M ạng (n ửa đ ầu thế kỉ XIX) còn giá trị đến ngày nay là A. cách thức tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương. B. cách thức phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh. C. tập trung cao độ quyền lực vào trong tay nhà vua. D. ưu tiên bổ nhiệm quan lại là người ở địa phương. Câu 8. Một trong những hạn chế trong cải cách của vua Minh Mạng nửa đầu thế kỉ XIX là A. cải cách nặng về củng cố vương triều, ít chú ý đến cải thiện dân sinh B. cải cách làm tăng thêm tình trạng cát cứ, phân quyền ở các địa phương C. sự giám sát, ràng buộc lẫn nhau giữa các cơ quan, chức quan mờ nhạt D. bộ máy nhà nước cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả hơn thời kì trước 5 Câu 9. Một trong những tác dụng tích cực của cải cách hành chính thời vua Minh M ạng là góp phần A. tạo điều kiện phát triển kinh tế theo hướng tư bản B. hạn chế sự tham nhũng và lộng hành của quan lại. C. khích lệ người dân tích cực thi cử và ra làm quan. D. phát triển nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Câu 10. Để ngăn chặn tình trạng quan lại cấu kết bè pháo ở địa phương, vua Minh Mệnh đã ban hành nhiều lệnh, dụ quy định về A. chế độ quân điền. B. chế độ lộc điền. C. chế độ hồi tỵ. D. chế độ bổng lộc. Phần 2. Câu hỏi Đúng – Sai Câu 1. Đọc các đoạn tư liệu sau: Tư liệu 1: Sử gia Lê Văn Hưu nói: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình th ế đ ất Vi ệt ta đ ủ d ựng được nghiệp bá vương” (Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 156, 157) Tư liệu 2: Bà quê ở huyện Quân An, quận Cửu Chân (Thanh Hoá ngày nay). Căm thù chính sách đồng hoá, áp bức và bóc lột tàn bạo của nhà Ngô, Bà đã nêu ý chí: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng giữ, chém cá tràng kình ở bể đông, quét s ạch b ờ cõi, đ ể cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đ ời cúi đ ầu cong l ưng đ ể làm tì thiếp người ta”. (Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010, tr. 51) a. Đoạn tư liệu 2 nhắc đến nhân vật Trưng Trắc b. Triệu Thị Trinh lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống triều đại nhà Ngô (Trung Quốc) c. Các cuộc khởi nghĩa được nhắc đến trong 2 đoạn tư liệu trên đ ều ch ống l ại ách đô h ộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, trong thời kì nghìn năm Bắc thuộc d. Quy mô cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng rất rộng l ớn, g ồm các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại a. S b. Đ c. Đ d. Đ Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau: “ Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là cuộc nông dân khởi nghĩa duy nhất trong thời phong kiến Việt Nam đã đánh bại kẻ thù trong và ngoài nước (…). Phong trào đã lật đổ nền th ống tr ị c ủa các tập đoàn phong kiến phản động, kết thúc tình trạng phân chia đ ất n ước kéo dài trên hai th ế kỉ, đánh tan quân xâm lược Xiêm và Thanh, đặt cơ sở cho công cuộc khôi ph ục qu ốc gia thống nhất sau này”. (Phan Huy Lê, Tìm hiểu thêm về phong trào nông dân Tây Sơn , NXB Giáo dục, Hà Nội, 961, tr.37) 6 a. Đoạn trích phản ánh đóng góp của phong trào Tây Sơn đối v ới l ịch s ử dân t ộc th ế k ỉ XVIII b. Khởi nghĩa Tây Sơn là cuộc khởi nghĩa nông dân duy nhất trong l ịch s ử phong ki ến Vi ệt Nam c. Một trong những công lao to lớn của phong trào Tây Sơn là lật đổ các t ập đoàn phong kiến phản động, thống nhất hoàn toàn quốc gia d. Khởi nghĩa Tây Sơn đã đánh tan quân xâm lược đến từ ph ương Tây, b ảo v ệ v ững ch ắc độc lập dân tộc a. Đ b. S c. S d. S Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau: “Về văn hoá, tư tưởng, cải cách của Hồ Quý Ly thể hiện tinh thần phát huy văn hoá dân tộc, đề cao chữ Quốc ngữ (chữ Nôm), đồng thời bài bác tư tưởng các thánh hiền Trung Quốc mà gần như toàn thế giới nho sĩ bấy giờ vẫn coi là bất khả xâm phạm. Về giáo dục, nội dung cải cách thể hiện tinh thần yêu nước, tính đại chúng và gắn bó với cuộc sống. (Phan Đăng Thanh - Trương Thị Hoà, Cải cách Hồ Quý Ly, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2012, tr.156) a. Đoạn trích đề cập đến cải cách của Hồ Quý Ly trên tất cả mọi lĩnh vực b. Cải cách về văn hóa, tư tưởng của Hồ Quý Ly thể hiện nhiều điểm tích cực, tiến bộ c. Về chữ viết, Hồ Quý Ly đề cao và khuyến khích sử dụng chữ Hán, đồng thời v ẫn cho phép người dân được sử dụng chữ Nôm trong sáng tác thơ văn d. Một trong những ưu điểm trong cải cách của Hồ Quý Ly là n ội dung giáo d ục th ể hi ện tinh thần yêu nước, mang tính quần chúng sâu sắc a. S b. Đ c. S d. Đ Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Năm 1471, nhằm tăng cường sự kiểm soát chỉ đạo của vua đối với các triều thần, tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quan lại, Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một số chức quan đại thần có công nhưng không có học thức, thay vào đó bằng các văn quan được tuyển chọn qua thi cử nhằm hạn chế chia bè, kéo cánh trong triều đình, hạn chế sự thao túng quyền lực của các công thần. Việc ông trực tiếp quản lí các bộ đã hạn chế sự cồng kềnh, quan liêu của bộ máy hành chính”. (Phan Huy Lê, Lịch sử Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, trang 91) a. Đoạn trích cung cấp thông tin về một số biện pháp c ải cách c ủa vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực chính trị, quân sự b. Một số quan lại đương chức nhưng không có học thức đã b ị Lê Thánh Tông bãi b ỏ, thay thế vào đó là những người được tuyển chọn qua hình thức khoa cử c. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đã thực hiện một số biện pháp thể hiện sự trọng dụng đặc biệt đối với bộ phận công thần trong triều d. Những cải cách của Lê Thánh Tông năm 1471 đã khiến quyền l ực đ ược t ập trung cao đ ộ vào trong tay nhà vua a. S b. Đ c. S d. Đ Câu 5. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 7 “Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông ở thế kỉ XV di ễn ra trên nhi ều lĩnh v ực, trong đó lĩnh vực hành chính là một trong những thành tựu lớn. Sử sách cho bi ết b ộ b ản đ ồ H ồng Đức được thực hiện dưới thời vua Lê Thánh Tông từ năm 1476 đ ến năm 1490 thì hoàn thành. Đây là bộ bản đồ địa lý và hành chính đầu tiên ở Việt Nam đ ược nhà n ước phong kiến trực tiếp chỉ đạo thực hiện vẽ trên giấy một cách hoàn ch ỉnh và khoa h ọc. Dù b ộ b ản đồ gốc đã bị thất lạc, song qua những tư liệu còn lưu lại đến ngày nay giúp ta ph ần nào hiểu được cương vực, địa giới Đại Việt thế kỉ XV. Sự ra đời của bộ bản đồ cũng đồng thời phản ánh kết quả to lớn của cuộc cải cách hành chính được vua Lê Thánh Tông tiến hành thời ấy” ( Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ chân trời sáng tạo, tr.71) a. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông là một cuộc cải cách toàn diện, quy mô l ớn, nh ưng trọng tâm là cải cách hành chính. b. Bộ bản đồ Hồng Đức là bộ bản đồ địa lý và hành chính đầu tiên ở Vi ệt Nam do tri ều đình phong kiến trực tiếp tiến hành. c. Bộ bản đồ Hồng Đức không phải là thành tựu trong công cuộc cải cách c ủa vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực hành chính. d. Bộ bản đồ Hồng Đức hiện nay là một tư liệu lịch sử quý giá giúp các nhà s ử h ọc nghiên cứu về cương vực, địa giới Đại Việt thế kỉ XV. a. Đ b. Đ c. Đ d. S Câu 6. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Hiệu quả cải cách hành chính của Minh Mạng là đã tăng cường được tính thống nhất qu ốc gia, củng cố được vương triều Nguyễn, phần nào ổn định được xã h ội sau hàng th ế k ỉ chiến tranh, vừa chống ngoại xâm vừa nội chiến liên miên. Nhưng bị hạn ch ế và không t ạo nên được sức mạnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quan hệ quốc tế tốt đẹp, có kh ả năng kiềm chế được ngoại xâm” (Văn Tạo, Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2006, tr.251) a. Đoạn tư liệu phản ánh tác động tích cực và hạn chế trong cải cách c ủa vua Minh M ạng trên lĩnh vực hành chính. b. Một trong những hiệu quả tích cực trong cải cách c ủa vua Minh M ạng là t ạo d ựng đ ược mối quan hệ tốt đẹp với bên ngoài, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc c. Cải cách của vua Minh Mạng đã thống nhất các đơn vị hành chính địa phương trong cả nước, thông qua đó hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính. d. Cải cách của vua Minh Mạng đã góp phần ổn định tình hình đất n ước nh ưng không t ạo được động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, chính trị đất nước. a. Đ b. S c. Đ d. Đ Phần 3. Câu hỏi Tự luận Câu 1. Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên của người Việt ở thời kì Bắc thuộc. - Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân; mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt. - Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng và vai trò của phụ nữ Việt Nam. 8 Câu 2. Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trước năm 1858 đã để lại bài học gì đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? - Bài học về quá trình tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân - Bài học về vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc - Bài học về nghệ thuật quân sự - Bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Câu 3. Quốc hiệu Đại Ngu dưới thời Hồ mang ý nghĩa gì? - Quốc hiệu Đại Ngu tồn tại dưới triều Hồ, từ năm 1400 đến năm 1407. - Chữ "Ngu" trong tiếng Hán có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình". Đại Ngu thể hiện ước vọng của nhà Hồ về một giang sơn bình yên và rộng lớn. Câu 4. Em hãy nêu nhận xét về cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông. - Cải cách dưới triều vua Lê Thánh Tông có tính đồng bộ từ trung ương đến địa phương. - Nội dung của cuộc cải cách diễn ra trên nhiều lĩnh vực nhằm tăng cường sự kiểm soát, chỉ đạo của hoàng đế đối với triều thần, tăng cường sự ràng buộc, kiểm soát lẫn nhau trong giới quan liêu, tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quan lại. - Trọng tâm là trên lĩnh vực hành chính Câu 5. Trình bày một vài hiểu biết của em về vua Minh Mạng. - Minh Mạng (1791 - 1841) tên huý là Nguyễn Phúc Đảm, là hoàng tử thứ tư của vua Gia Long, trị vì từ năm 1820 đến khi qua đời (năm 1841). - Minh Mạng được xem là vị vua năng động, quyết đoán của triều Nguyễn. - Trong thời gian trị vì, ông tiến hành nhiều chính sách cải cách quan trọng về mặt hành chính, đưa đến những thay đổi lớn đối với hệ thống chính quyền các cấp. Câu 6. Theo em, vì sao cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ không thành công? - Nhiều chính sách của Hồ Quý Ly không phù hợp với điều kiện lịch sử hiện tại - Nhiều chính sách thực hiện không triệt để, không đem lại hiệu quả kinh tế. - Không được lòng dân, gây nên sự bất mãn trong nhân dân. - Công cuộc cải cách được thực hiện trong hoàn cảnh đầy khó khăn và phức tạp của đất nước, đặc biệt là sức ép và sự xâm lược của nhà Minh. HẾT 9