Đề cương ôn tập Ngữ Văn 7 - Học kỳ I - Trường THCS Huỳnh Khương Ninh

Summary

Đề cương môn Ngữ văn 7 học kỳ I. Tài liệu hướng dẫn ôn tập cho học sinh. Bao gồm các phần đọc hiểu, phân tích văn bản thơ, văn xuôi, tuỳ bút và tản văn. Các bài tập ôn tập bao gồm việc nhận biết từ loại, vần, nhịp, biện pháp tu từ, và việc phân tích giá trị biểu đạt của các yếu tố đó.

Full Transcript

**PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN 1** **TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ** **HUỲNH KHƯƠNG NINH** **ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I** **MÔN NGỮ VĂN 7** **PHẦN 1: ĐỌC HIỂU** **Văn bản** 1. **Thơ bốn chữ, năm chữ** \- Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. **+ Thể thơ bốn chữ: mỗi dòn...

**PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN 1** **TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ** **HUỲNH KHƯƠNG NINH** **ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I** **MÔN NGỮ VĂN 7** **PHẦN 1: ĐỌC HIỂU** **Văn bản** 1. **Thơ bốn chữ, năm chữ** \- Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. **+ Thể thơ bốn chữ: mỗi dòng có bốn chữ, thường có nhịp 2/2;** **+ Thể thơ năm chữ: mỗi dòng có năm chữ, thường có nhịp 3/2 hoặc 2/3.** \- Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. \+ Xác định được số từ, phó từ. ***Thông hiểu:*** \- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật và chất trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.\ - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. \- Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. \- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng. ***Vận dụng:*** \- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. \- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giai điệu. ***Nhận biết:*** \- Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu của văn bản. \- Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện. \- Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngụ ngôn. ***Thông hiểu**:* \- Tóm tắt được cốt truyện. \- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. \- Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. \- Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện. ***Vận dụng:*** \- Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm. **-** Thể hiện được thái độ đồng tình/không đồng tình/đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm. **Tùy bút: là một thể loại văn xuôi thuộc thể kí. Điểm tựa của tuỳ bút là cái tôi của tác giả. Qua việc ghi chép về con người, sự kiện cụ thể, có thực, tác giả tuỳ bút thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của mình. Tuỳ bút thiên về tính trữ tình, có thể kết hợp trữ tình, suy tưởng, triết lí, chính luận. Bố cục bài tuỳ bút khá tự do, được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định. Tuỳ bút không nhất thiết phải có một cốt truyện cụ thể hay nhân vật hoàn chỉnh. Ngôn từ của tuỳ bút giàu hình ảnh, giàu chất thơ.** **Tản văn: là thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc. Người viết tản văn thường dựa trên một vài nét chấm phá về đời sống để thể hiện tâm trạng, suy nghĩ, chủ kiến của mình. Tản văn khá tự do trong cách biểu hiện, có sự kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả, khảo cứu, \... Ngôn từ của tản văn gần gũi đời thường, như lời chuyện trò, bàn luận, tâm sự.** ***Nhận biết*** \- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cảnh vật, con người, sự kiện được tái hiện trong tuỳ bút, tản văn. \- Nhận biết được cái tôi, sự kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, nghị luận, đặc trưng ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn***.*** -Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). ***Thông hiểu:*** \- Phân tích được nét riêng về cảnh vật, con người được tái hiện trong tùy bút, tản văn. \- Hiểu và lí giải được những trạng thái tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn bản. \- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. \- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. ***Vận dụng*:** \- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tuỳ bút, tản văn. \- Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm, thông điệp của tác giả trong tùy bút, tản văn. **Tiếng Việt** \- Phó từ \- Dấu chấm lửng \- Từ Hán Việt \- Ngôn ngữ vùng miền **Phó từ/Chức năng: là các từ ngữ luôn đi liền với các từ loại khác là tính từ, động từ và trạng từ với tác dụng bổ sung, giải thích rõ hơn ý nghĩa của các từ mà nó đi kèm.** **Phó từ không có khả năng gọi tên sự vật, hành động, tính chất như danh từ, động tự, tính từ. Vì vậy phó từ là một loại hư từ, còn danh từ động từ, tính từ là những thực từ.** ***Phân loại phó từ*: Phó từ gồm hai loại: Phó từ đứng trước động từ, tính từ và phó từ đứng sau động từ tính từ.** 1. **Phân loại** **Phó từ gồm hai loại lớn: Phó từ đứng trước động từ, tính từ và phó từ đứng sau động từ tính từ.** **a. Phó từ đứng trước tính từ và động từ** **Dùng để giải thích rõ trạng thái, đặc điểm, hành động... của động từ hoặc tính từ mà nó đi kèm:** **- Phó từ chỉ quan hệ thời gian.** **- Phó từ chỉ mức độ.** **- Phó từ chỉ sự tiếp diễn.** **- Phó từ chỉ sự phủ định.** **- Phó từ cầu khiến.** **Dùng để bổ sung thêm các nét nghĩa mới cho động từ, tính từ mà nó đi kèm:** **- Phó từ chỉ mức độ.** **- Phó từ chỉ khả năng.** **- Phó từ chỉ kết quả.** **Ví dụ minh họa:** **- Phó từ chỉ quan hệ thời gian. Ví dụ như: đã, từng, sắp, sẽ...** **- Phó từ chỉ mức độ. Ví dụ như: quá, khá, hơi...** **- Phó từ chỉ sự tiếp diễn. Ví dụ như: cũng, vẫn, thường...** **- Phó từ chỉ sự phủ định. Ví dụ như: chưa, chẳng, không...** **- Phó từ cầu khiến. Ví dụ như: đừng, thôi, hãy, chớ...** **- Phó từ chỉ mức độ. Ví dụ như: quá, rất, lắm...** **- Phó từ chỉ khả năng. Ví dụ như: được, có lẽ, có thể...** **- Phó từ chỉ kết quả. Ví dụ: mất, đi, ra...** **DẤU CHẤM LỬNG là dấu chấm thông thường sẽ xuất hiện ở giữa hoặc ở cuối câu, có kí hiệu là...** **1. Dấu chấm lửng có tác dụng gì?** **- Dấu chấm lửng là dấu chấm thông thường sẽ xuất hiện ở giữa hoặc ở cuối câu, có kí hiệu là...** **- Tác dụng của việc sử dụng dấu chấm lửng:** **+ Tức ý vẫn còn chưa diễn đạt hết, vẫn còn điều muốn nói.** **+ Sử dụng với mục đích ngập ngừng, ngắt quãng trong câu.** **+ Hoặc trong một vài trường hợp dấu chấm lửng còn là dấu hiệu cho sự châm biếm, mỉa mai.** **+ Dấu chấm lửng còn là đoạn kéo dài của một loại âm thanh nào đó.** ***Chú ý*: Khi đọc bài có dấu chấm lửng cần ngắt nghỉ** **2. Ví dụ minh họa** **Ví dụ 1: Các món ăn Việt Nam được đưa vào từ điển như Bánh mì, Áo dài...** **=\> Dấu chấm lửng được sử dụng ở đây với mục đích vẫn còn nhiều ý chưa được liệt kê hết.** **Ví dụ 2: Ngày mai cậu đi du học rồi à? Sao nhanh quá...** **=\> Tác dụng của dấu chấm lửng trên biểu thị cảm xúc bất ngờ, lời nói bị dừng lại, ngắt quãng đột ngột không nói nên lời.** **Từ Hán Việt là từ có nghĩa gốc của tiếng Hán nhưng được ghi bằng chữ cái Latinh và âm đọc là âm đọc tiếng Việt** **1. Từ Hán Việt là gì?** **- Từ Hán Việt là từ mượn tiếng Việt.** **- Từ Hán Việt có nghĩa gốc của tiếng Hán nhưng được ghi bằng chữ cái La-tinh và âm đọc là âm đọc tiếng Việt (không phải âm đọc tiếng Hán).** **- Trong từ vụng tiếng Việt, từ Hán Việt chiếm tỷ lệ cao - khoảng 70%, 30% còn lại là từ thuần Việt.** **Từ Hán Việt có sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm, sắc thái phong cách.** **1. Từ Hán Việt có đặc điểm gì?** **Trong tiếng Việt, sự có mặt của từ Hán Việt giúp cho vốn từ được mở rộng hơn, cũng như từ mang nhiều sắc thái khác nhau. Trong đó từ Hán Việt có sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm, sắc thái phong cách:** **- Mang sắc thái nghĩa: từ Hán Việt sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát sự vật sự việc. ** **- Mang sắc thái biểu cảm: từ Hán Việt thể hiện cảm xúc, sử dụng từ Hán Việt để giảm hoặc tăng sắc thái biểu cảm, thể hiện sự trang trọng, lịch sự. ** **- Mang sắc thái phong cách: từ Hán Việt riêng biệt được dùng trong các lĩnh vực khoa học, chính luận, hành chính. Còn từ tiếng Việt có sắc thái đơn giản và đời thường hơn.** **Ngôn ngữ vùng miền/Từ địa phương là những từ/ngôn ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số vùng miền/địa phương nhất định.** **PHẦN 2: VIẾT** 1. **Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.** Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả. 2. **Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc** Viết được bài văn biểu cảm (về con người hoặc sự việc): thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết với con người / sự việc; nêu được vai trò của con người/sự việc đối với bản thân.

Use Quizgecko on...
Browser
Browser