Ôn tập trắc nghiệm môn KTCT PDF
Document Details
Uploaded by Deleted User
Tags
Related
- Chương 3: Quá độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội PDF
- Kinh tế chính trị Mác - Lê-nin PDF
- Trắc nghiệm Kinh tế Chính trị Mác-Lênin PDF
- Thành tựu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mấy phương hướng PDF
- Ôn tập HK1 Tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản PDF
- Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác - LêNin (PDF)
Summary
Đây là một số câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Kinh tế chính trị. Tài liệu bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm về các khái niệm và vấn đề chính của môn học.
Full Transcript
# CHƯƠNG 1 ## MỨC ĐÔ 1 1. Thuật ngữ khoa học "kinh tế chính trị" xuất hiện lần đầu tiên vào năm nào? - A. 1612 - B. 1608 - C. 1615 - D. 1618 2. Tác phẩm "Chuyên luận về kinh tế chính trị" của tác giả nào? - A. Antonie de Monchretien - B. William Stafford - C. William Pe...
# CHƯƠNG 1 ## MỨC ĐÔ 1 1. Thuật ngữ khoa học "kinh tế chính trị" xuất hiện lần đầu tiên vào năm nào? - A. 1612 - B. 1608 - C. 1615 - D. 1618 2. Tác phẩm "Chuyên luận về kinh tế chính trị" của tác giả nào? - A. Antonie de Monchretien - B. William Stafford - C. William Petty - D. Thomas Mun 3. Kinh tế chính trị chính thức trở thành một môn khoa học vào thời gian nào? - A. Thế kỉ XVI - B. Thế kỉ XVII - C. Thế kỉ XVIII - D. Thế kỉ XIX 4. Trường phái nào được ghi nhận là hệ thống lý luận kinh tế chính trị bước đầu nghiên cứu về nền sản xuất tư bản chủ nghĩa? - A. Trường phái trọng tiền - B. Chủ nghĩa trọng nông - C. Chủ nghĩa trọng thương - D. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh 5. Chủ nghĩa trọng thương ra đời vào thời kỳ: - A. Tích lũy tư bản - B. Tích lũy nguyên thủy tư bản chủ nghĩa - C. Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh - D. Chủ nghĩa tư bản độc quyền ## MỨC ĐÔ 2 6. Lý luận kinh tế chính trị của Mác được kế thừa và phát triển trực tiếp từ thành tựu của: - A. Chủ nghĩa trọng thương - B. Chủ nghĩa trọng nông - C. Kinh tế chính trị cổ điển Anh - D. Kinh tế chính trị tiểu tư sản 7. Lý luận kinh tế chính trị của Mác và Ăngghen được thể hiện tập trung và sinh động nhất trong tác phẩm nào? - A. Bản thảo kinh tế - B. Tư bản - C. Hệ tư tưởng Đức - D. Lao động làm thuê và tư bản 8. Học thuyết nào giữ vị trí là hòn đá tảng trong toàn bộ lý luận kinh tế của Mác? - A. Học thuyết giá trị thặng dư - B. Học thuyết tích lũy - C. Học thuyết giá trị - D. Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản 9. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác Lênin là các quan hệ xã hội của ... đặt trong mối liên hệ biện chứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của phương thức sản xuất nhất định.” - A. sản xuất và trao đổi - B. con người - C. người lao động - D. tiêu dùng và dịch vụ 10. Kinh tế chính trị Mác - Lênin có nhiệm vụ nghiên cứu là: - A. Tìm ra bản chất của lực lượng sản xuất - B. Tìm ra bản chất của quan hệ sản xuất xã hội - C. Tìm ra các quy luật kinh tế và sự tác động của nó nhằm ứng dụng một cách có hiệu quả vào trong thực tiễn - D. Tìm các biện pháp kinh tế nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cụ thể theo mong muốn của từng cá nhân để làm giàu ## MỨC ĐÔ 3 11. Quy luật kinh tế là gì ? - A. Quy luật kinh tế là những mối liên hệ phản ánh bản chất, tất yếu, khách quan, lặp đi lặp lại của các hiện tượng tự nhiên. - B. Quy luật kinh tế là những mối liên hệ phản ánh bản chất, tất yếu, khách quan, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế. - C. Quy luật kinh tế là những mối liên hệ phản ánh bản chất, tất yếu, khách quan, lặp đi lặp lại của các hiện tượng xã hội. - D. Quy luật kinh tế là những hiện tượng và quá trình kinh tế. 12. Kinh tế chính trị Mác Lênin có các chức năng nào? - A. Nhận thức, thực tiễn, tư tưởng, giáo dục - B. Nhận thức, thực tiễn, tư tưởng, phương pháp luận - C. Nhận thức, thực tiễn, trừu tượng hóa, phương pháp luận - D. Nhận thức, thực tiễn, giáo dục, xã hội 13. Quy luật kinh tế tồn tại ...(1)..., không phụ thuộc vào ý chí của con người, con người không thể ...(2)... quy luật kinh tế, nhưng có thể ... (3)... và ...(4)... quy luật kinh tế - A. (1) khách quan, (2) bỏ qua, (3) nhận thức, (4) hành động - B. (1) khách quan, (2) thủ tiêu, (3) nhận thức, (4) vận dụng - C. (1) chủ quan, (2) bỏ qua, (3) nhận thức, (4) hành động - D. (1) chủ quan, (2) thủ tiêu, (3) nhận thức, (4) vận dụng 14. Phương pháp « trừu tượng hóa khoa học » là gì ? - A. Cách thức nghiên cứu bằng cách tạm thời gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên; không ổn định, tách ra và đi sâu vào phân tích những hiện tượng, yếu tố điển hình, bền vững, tất nhiên, ổn định - B. Cách thức nghiên cứu những yếu tố ngẫu nhiên, tạm thời, không ổn định - C. Cách thức nghiên cứu bỏ qua những hiện tượng, yếu tố điển hình, bền vững, tất nhiên, ổn định để đi sâu phân tích những yếu tố ngẫu nhiên, không ổn định, tạm thời - D. Cách thức nghiên dựa trên các khái niệm, phạm trù đã được xác định từ trước 15. "Lao động là cha, còn đất là mẹ của mọi của cải". Đây là quan điểm của: - A. David Ricardo - B. Karl Marx - C. William Petty - D. Adam Smith # CHƯƠNG 2 ## MỨC ĐÔ 1 1. Sản xuất hàng hoá ra đời dựa trên: - A. Phân công của cải vật chất và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất - B. Phân công lao động chung và chế độ sở hữu công cộng về tài sản chủ yếu - C. Phân công lao động xã hội và sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất - D. Phân công sở thích của mỗi người trong xã hội và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu 2. Mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động và mọi sản phẩm của lao động đều là hàng hoá. Nhận định trên đúng hay sai: - A. Đúng - B. Sai 3. Hàng hoá là: - A. Sản phẩm của lao động để thoả mãn nhu cầu của con người - B. Sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua mua bán - C. Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhiều nhu cầu khác nhau của con người trong xã hội - D. Tất cả những gì được đem đi bán 4. Hình thức kinh tế đầu tiên của xã hội loài người là: - A. Kinh tế hàng hóa - B. Kinh tế tự nhiên - C. Kinh tế cá thể - D. Kinh tế thị trường 5. Giá trị của hàng hóa là: - A. Tính quý hiếm của sản phẩm - B. Hao phí lao động xã hội kết tinh - C. Mức độ được ưa chuộng của sản phẩm - D. Tính có ích của đồ vật ## MỨC ĐÔ 2 6. Chọn ý đúng: - A. Mọi sản phẩm của lao động đều là hàng hóa - B. Mọi hàng hóa đều có công dụng - C. Mọi sản phẩm có công dụng đều là hàng hóa - D. Mọi sản phẩm đều là hàng hóa 7. Tác động của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hoá là: - A. Phát triển lực lượng sản xuất và phân hoá người sản xuất trong nền kinh tế - B. Điều tiết sản xuất, lưu thông hàng hoá - C. Phân hoá xã hội thành người giàu và người nghèo - D. Cả 3 phương án 8. Lượng giá trị của 1 đơn vị hàng hoá gồm: - A. Hao phí lao động quá khứ trước khi tiến hành quá trình sản xuất - B. Hao phí lao động kết tinh tính từ khi tiến hành quá trình sản xuất sản phẩm - C. Chi phí sản xuất tư bản - D. Hao phí lao động quá khứ và hao phí lao động mới kết tinh vào hàng hoá 9. Giá trị sử dụng của hàng hoá là - A. Là hao phí lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa - B. Là thuộc tính tự nhiên của hàng hóa - C. Là hình thức biểu hiện của giá trị hàng hoá - D. Là công dụng của sản phẩm, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người 10. Tính 2 mặt của lao động sản xuất hàng hoá do ai phát hiện ra? - A. Adam Smith - B. Karl Marx - C. Friedrich Engels - D. David Ricardo 11. Lao động của người sản xuất hàng hoá có tính 2 mặt là: - A. Lao động sống và lao động quá khứ - B. Lao động giản đơn và lao động phức tạp - C. Lao động tư nhân và lao động xã hội - D. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng ## MỨC ĐÔ 3 12. Giá cả hàng hoá được quyết định trước hết bởi: - A. Công dụng của nó - B. Giá trị hàng hoá - C. Tính khan hiếm của nó - D. Quy luật cung cầu trong nền kinh tế 13. Trong nền sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị: - A. Chỉ đúng trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản - B. Là quy luật riêng của chủ nghĩa tư bản - C. Là quy luật kinh tế chung trong mọi nền kinh tế trong lịch sử - D. Là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất, trao đổi hàng hoá 14. Cường độ lao động tăng lên sẽ dẫn đến: - A. Giá trị của 1 đơn vị hàng hoá tăng lên - B. Sản xuất được nhiều hàng hoá trong một đơn vị thời gian - C. Không ảnh hưởng gì đến hoạt động sản xuất - D. Giá trị của 1 đơn vị hàng hoá giảm đi 15. Người ta có thể trao đổi 2 hàng hoá với một tỉ lệ nhất định là do: - A. Các hàng hóa đều là sản phẩm của lao động, kết tinh một lượng lao động xã hội - B. Cách thức lao động để sản xuất ra các hàng hoá tương đương nhau về kĩ thuật - C. Chúng cùng tồn tại trong nền sản xuất hàng hoá - D. Các hàng hóa đều có giá trị sử dụng 16. Tăng cường độ lao động lên 2 lần thì: - A. Giá trị 1 đơn vị hàng hoá giảm 2 lần - B. Giá trị 1 đơn vị hàng hoá không đổi - C. Năng suất tăng 2 lần - D. Chất lượng hàng hoá sẽ tăng lên # CHƯƠNG 3 ## MỨC ĐÔ 1 1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư là do: - A. Tài buôn bán của các nhà tư bản - B. Hàng hóa sức lao động tạo thành - C. Vốn đầu tư của chủ tư bản sinh ra - D. Máy móc tạo ra 2. Để sức lao động trở thành hàng hóa cần điều kiện gì? - A. Xã hội chia thành người đi bóc lột và người bị bóc lột - B. Người lao động được tự do về thân thể và không có đủ tư liệu sản xuất cần thiết - C. Sản xuất hàng hóa phát triển tới mức có thể mua và bán người lao động trên thị trường - D. Phân công lao động xã hội phát triển đến mức một số lĩnh vực sản xuất không đủ lượng lao động và Phải thuê thêm công nhân 3. Muốn xuất hiện giá trị thặng dư thì thời gian lao động cần thiết phải lớn hơn thời gian lao động thặng dư. Nhận định trên đúng hay sai? - A. Đúng - B. Sai 4. Muốn xuất hiện giá trị thặng dư thì thời gian lao động trong ngày phải lớn hơn thời gian lao động cần thiết. Nhận định trên đúng hay sai? - A. Đúng - B. Sai 5. Giá trị thặng dư là: - A. Do tư bản khả biến trực tiếp tạo ra - B. Do tư bản bất biến trực tiếp tạo ra - C. Do nhà tư bản có được khi buôn bán - D. Cả 3 Phương án trên ## MỨC ĐÔ 2 6. Tỷ suất giá trị thặng dư biểu hiện: - A. Trình độ bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê - B. Quy mô bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê - C. Tính chất bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê - D. Phạm vi bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê 7. Khối lượng giá trị thặng dư biểu hiện: - A. Trình độ bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê - B. Quy mô bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê - C. Tính chất bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê - D. Phạm vi bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê 8. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối đều làm giảm giá trị sức lao động. Nhận định trên đúng hay sai? - A. Đúng - B. Sai 9. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối đều làm tăng tỉ suất giá trị thặng dư. Nhận định trên đúng hay sai? - A. Đúng - B. Sai 10. Tỷ suất lợi nhuận phản ánh: - A. Trình độ bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê - B. Quy mô bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê - C. Khả năng sinh lời của vốn tư bản - D. Phạm vi bóc lột của tư bản ## MỨC ĐÔ 3 11. Nội dung nào dưới đây là không đúng khi xem xét phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối? - A. Giá trị sức lao động không đổi - B. Thời gian lao động cần thiết thay đổi - C. Ngày lao động thay đổi - D. Thời gian lao động thặng dư thay đổi 12. Nội dung nào dưới đây là đúng khi xem xét phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối? - A. Giá trị sức lao động không đổi - B. Thời gian lao động tất yếu được rút ngắn - C. Ngày lao động kéo dài ra - D. Thời gian lao động thặng dư không thay đổi 13. Khẳng định nào dưới đây không đúng về lợi nhuận? - A. Lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư - B. Lợi nhuận là giá trị thặng dư được coi là con đẻ của tư bản ứng trước - C. Lợi nhuận là hiệu số giữa tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí - D. Lợi nhuận là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị thặng dư 14. Cơ sở chung của giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch là: - A. Tăng năng suất lao động - B. Tăng năng suất lao động cá biệt - C. Tăng năng suất lao động xã hội - D. Tăng giá cả của hàng hóa 15. Hình thức nào không phải là biểu hiện của giá trị thặng dư? - A. Lợi nhuận - B. Lợi tức - C. Địa tô - D. Tiền lương 16. Nội dung nào dưới đây là không đúng khi xem xét phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối? - A. Giá trị sức lao động không đổi - B. Hạ thấp giá trị sức lao động - C. Ngày lao động không đổi hoặc rút ngắn - D. Tỉ suất giá trị thặng dư thay đổi 17. Tích tụ và tập trung tư bản có điểm gì giống nhau: - A. Có nguồn gốc trực tiếp giống nhau - B. Đều làm tăng quy mô tư bản cá biệt - C. Đều làm tăng quy mô tư bản xã hội - D. Phản ánh những mối quan hệ giống nhau # CHƯƠNG 4 ## MỨC ĐÔ 1 1. Các tổ chức độc quyền xuất hiện vào giai đoạn nào ? - A. Từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII - B. Từ giữa thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII - C. Từ nửa cuối thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XVIII - D. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 2. Sự hình thành các tổ chức độc quyền dựa trên cơ sở trực tiếp là : - A. Sản xuất nhỏ phân tán - B. Tích tụ tập trung sản xuất và sự ra đời của các xí nghiệp quy mô lớn - C. Sự xuất hiện của các thành tựu khoa học xã hội hiện đại - D. Sự hoàn thiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa 3. Đâu không phải là nguyên nhân hình thành các tổ chức độc quyền ? - A. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất - B. Do khủng hoảng và sự phát triển của các tổ chức tín dụng - C. Do cạnh tranh tự do - D. Do nhà nước xã hội chủ nghĩa 4. Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn có khả năng thâu tóm việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa có khả năng định ra giá cả độc quyền nhằm thu : - A. Giá trị thặng dư tuyệt đối - B. Giá trị thặng dư tương đối - C. Lợi nhuận bình quân - D. Lợi nhuận độc quyền cao 5. Trong giai đoạn độc quyền, các tổ chức độc quyền mua và bán hàng hóa theo giá cả độc quyền để thu được gì ? - A. Lợi nhuận độc quyền cao - B. Lợi nhuận - C. Lợi nhuận bình quân - D. Lợi nhuận cá biệt ## MỨC ĐÔ 2 6. Hãy chỉ ra tác động tiêu cực của độc quyền? - A. Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật - B. Góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại - C. Tăng năng suất lao động - D. Phá vỡ cạnh tranh hoàn hảo gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội. 7. Hãy chỉ ra tác động tiêu cực của độc quyền - A. Tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học kỹ thuật - B. Độc quyền có thể kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội. - C. Nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân các tổ chức độc quyền. - D. Tạo ra sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại 8. Hãy chỉ ra tác động tích cực của độc quyền ? - A. Độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật - B. Độc quyền xuất hiện phá vỡ cạnh tranh hoàn hảo gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội - C. Độc quyền có thể kìm hãm tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội - D. Độc quyền chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội, làm tăng sự phân hóa giàu nghèo 9. Hãy chỉ ra nhận định đúng về chủ nghĩa tư bản độc quyền ? - A. Độc quyền không có khả năng và không bành trướng sang các lĩnh vực chính trị, xã hội - B. Không kết hợp với các nhân viên chính phủ để thực hiện mục đích lợi ích nhóm - C. Kết hợp với nhà nước hình thành độc quyền nhà nước chi phối quan hệ, đường lối đối nội và đối ngoại của quốc gia - D. Không vì lợi ích của các tổ chức độc quyền, vì lợi ích của đại đa số nhân dân lao động. 10. Hãy chỉ ra nhận định sai về chủ nghĩa tư bản độc quyền - A. Độc quyền có khả năng và không ngừng bành trướng sang các lĩnh vực chính trị, xã hội, - B. Kết hợp với các nhân viên chính phủ để thực hiện mục đích lợi ích nhóm, - C. Kết hợp với nhà nước hình thành độc quyền nhà nước chi phối quan hệ, đường lối đối nội và đối ngoại của quốc gia - D. Vì lợi ích của đại đa số nhân dân lao động ## MỨC ĐÔ 3 11. Nhận định nào sau đây là đúng ? - A. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư 100% vốn của chủ sở hữu để kinh doanh. - B. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư góp vốn liên doanh với các xí nghiệp để kinh doanh. - C. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư, trong đó chủ sở hữu tư bản trực tiếp mở ra các doanh nghiệp ở các nước xuất khẩu tư bản để kinh doanh. - D. Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở những nước nhận đầu tư để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao. 12. Nhận định nào sau đây là đúng ? - A. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư vào các hoạt động mua cổ phiếu - B. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc cho vay để thu lợi tức, mua cổ phiếu, trái phiếu các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư - C. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận. - D. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua quỹ đầu tư chứng khoán 13. Nhận định nào sau đây là đúng ? - A. Các nhà tài phiệt chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị của toàn xã hội - B. Các nhà tài phiệt chỉ chi phối hoạt động kinh tế của xã hội - C. Các nhà tài phiệt chỉ chi phối hoạt động chính trị của xã hội - D. Các nhà tài phiệt hoàn toàn không chi phối đời sống kinh tế, chính trị của xã hội 14. « Xuất khẩu tư bản là đặc điểm quan trọng nhất của chủ nghĩa tư bản độc quyền ». Nhận định trên đúng hay sai? - A. Đúng - B. Sai 15. Nhận định nào sau đây là đúng ? - A. Về mặt chính trị, hệ thống các nhà tài phiệt chi phối mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước. - B.Về mặt chính trị, hệ thống các nhà tài phiệt không tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước - C. Về mặt chính trị, hệ thống các nhà tài phiệt luôn ủng hộ mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước - D. Về mặt chính trị, hệ thống các nhà tài phiệt luôn ủng hộ các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân 16. Nhận định nào sau đây là đúng ? - A. Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài - B. Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhằm chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản. - C. Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhằm giúp đỡ các nước kém phát triển - D. Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhằm phân phối giá trị thặng dư ở các nước nhập khẩu tư bản. # CHƯƠNG 5 ## MỨC ĐÔ 1 1. Sở hữu bao gồm những nội dung nào dưới đây? - A. Nội dung kinh tế và nội dung pháp lí - B. Chủ thể sở hữu và đối tượng sở hữu - C. Nội dung kinh tế và nội dung quản lí - D. Chủ thể sở hữu và nội dung pháp lí 2. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế: - A. Có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế - B. Có một hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế - C. Có nhiều hình thức sở hữu, một thành phần kinh tế - D. Có hai hình thức sở hữu, hai thành phần kinh tế 3. Các thành phần kinh tế dựa trên chế độ công hữu là: - A. Kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân - B. Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể - C. Kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể - D. Kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 4. Những hình thức phân phối phản ánh định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là: - A. Phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế, phân phối theo phúc lợi. - B. Phân phối theo mức độ đóng góp vốn và phân phối các yếu tố sản xuất. - C. Phân phối theo lao động, theo mức độ đóng góp vốn và phân phối theo phúc lợi. - D. Phân phối theo quy mô vốn và hiệu quả kinh tế, phân phối theo phúc lợi. 5. Đặc trưng nào phản ánh thuộc tính quan trọng mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam? - A. Về mục tiêu - B. Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội - C. Về quan hệ phân phối - D. Về quan hệ quản lý nền kinh tế 6. Hệ thống quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây? - A. Cơ cấu kinh tế - B. Cơ cấu giai cấp - C. Thể chế kinh tế - D. Thể chế chính trị ## MỨC ĐÔ 2 7. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam với sự hoạt động kinh tế của các chủ thể, hướng tới góp phần xác lập một hệ giá trị toàn diện bao gồm: - A. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh - B. Phát triển, bình đẳng, dân chủ, đoàn kết, văn minh - C. Dân giàu, tự chủ, tự do, công bằng, hiệu quả - D. Hiệu quả, chất lượng, năng suất, tiến bộ, văn minh 8. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tất yếu ở Việt Nam không xuất phát từ những lý do cơ bản nào dưới đây? - A. Sự phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của Việt Nam trong bối cảnh thế giới hiện nay. - B. Do tính ưu việt của kinh tế thị trường trong thúc đẩy phát triển Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - C. Sự phù hợp với nguyện vọng mong muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của người dân Việt Nam. - D. Do xu hướng tự khắc phục các thất bại và khuyết tật của thị trường, không cần sự can thiệp của Nhà nước. 9. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, thành phần kinh tế nào dưới đây giữ vai trò chủ đạo? - A. Kinh tế tập thể - B Kinh tế nhà nước - C. Kinh tế tư nhân - D. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 10. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, thành phần kinh tế nào là một động lực quan trọng của nền kinh tế quốc dân? - A. Kinh tế tư nhân - B. Kinh tế nhà nước - C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - D. Kinh tế tập thể 11. Nhà nước quản lý và thực hành cơ chế quản lý là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chịu sự làm chủ và giám sát của nhân dân là nội dung thể hiện đặc trưng nào của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? - A. Về mục tiêu - B. Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế - C. Về quan hệ quản lý nền kinh tế - D. Về quan hệ phân phối 12. Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về vai trò của lợi ích kinh tế đối với các chủ thể kinh tế - xã hội? - A. Lợi ích kinh tế là động lực gián tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế - xã hội; là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác. - B. Lợi ích kinh tế mang tính chủ quan và phụ thuộc vào sự phát triển của các lợi ích khác. - C. Lợi ích kinh tế là động lực gián tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế - xã hội; là động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế - xã hội. - D. Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế - xã hội; là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác. ## MỨC ĐÔ 3 13. Lựa chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau: Nền kinh tế vận hành theo các...(1)...của thị trường, đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh,...(2)...,văn minh; có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam ...(3) là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây? - A. (1) nguyên tắc; (2) công bằng, dân chủ; (3) lãnh đạo - B. (1) quy luật; (2) công bằng, dân chủ; (3) quản lí - C. (1) quy luật; (2) dân chủ, công bằng; (3) lãnh đạo - D. (1) nguyên tắc; (2) dân chủ, công bằng; (3) lãnh đạo 14. Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - A. mang các đặc trưng chung vốn có của kinh tế thị trường nói chung, không bao hàm các đặc trưng riêng của Việt Nam. - B. vừa bao hàm đầy đủ các đặc trưng chung vốn có của kinh tế thị trường nói chung vừa có những đặc trưng riêng của Việt Nam. - C. không bao hàm đầy đủ các đặc trưng chung vốn có của kinh tế thị trường và có những đặc trưng riêng của Việt Nam. - D. chỉ bao hàm các đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 15. Lựa chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau: Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,...(1)...đóng vai trò chủ đạo, cùng với...(2)... ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân? - A. (1) kinh tế nhà nước; (2) kinh tế tư nhân - B. (1) kinh tế nhà nước; (2) kinh tế tập thể - C. (1) kinh tế tư nhân; (2) kinh tế tập thể - D. (1) kinh tế tư nhân; (2) kinh tế nhà nước 16. Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về vai trò của kinh tế nhà nước? - A. Kinh tế nhà nước là đòn bẩy để thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững và giải quyết các vấn đề xã hội. - B. Kinh tế nhà nước đứng độc lập, tách rời với toàn bộ nền kinh tế và các thành phần kinh tế khác. - C. Kinh tế nhà nước mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. - D. Kinh tế nhà nước làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết, quản lý nền kinh tế. 17. Nhận định nào dưới đây là sai khi nói về vị trí, quan hệ giữa các thành phần kinh tế? - A. Mỗi thành phần kinh tế đều là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân. - B. Các thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển, đều bình đẳng trước pháp luật. - C. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển theo pháp luật. - D. Các thành phần kinh tế tách biệt, đối lập nhau và không bình đẳng trước pháp luật. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua - A. pháp luật, chiến lược, kế hoạch và các chủ trương, quyết sách lớn. - B. cương lĩnh, đường lối phát triển kinh tế - xã hội và các chủ trương, quyết sách lớn. - C. cương lĩnh, pháp luật, chiến lược, kế hoạch và các chủ trương, quyết sách lớn. - D. pháp luật, chiến lược, quy hoạch và cơ chế, chính sách và các công cụ kinh tế. # CHƯƠNG 6 ## MỨC ĐÔ 1 1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất khởi phát ở quốc gia nào dưới đây? - A. Anh - B. Pháp - C. Mỹ - D. Đức 2. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào khoảng thời gian nào dưới đây? - A. Từ giữa thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII - B. Từ giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII - C. Từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX - D. Từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX 3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất có đặc trưng nào dưới đây? - A. Sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ khí hóa sản xuất - B. Sử dụng năng lượng điện và động cơ điện để tạo ra dây chuyền sản xuất hàng loạt - C. Sử dụng công nghệ thông tin và máy tính để tự động hóa sản xuất - D. Liên kết giữa thế giới thực và ảo để thực hiện công việc thông minh và hiệu quả nhất 4. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào khoảng thời gian nào dưới đây? - A. Từ giữa thế