Đề cương ôn tập K10 GK1 NH2425 PDF
Document Details
Uploaded by Deleted User
Tags
Related
- Chương 1 PDF - Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác-Lenin
- Phương pháp nghiên cứu dược liệu PDF
- Ôn Tập Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học (PDF)
- Hội thảo khoa học quốc tế: Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế PDF
- Trọng tâm ôn tập thi kết thúc môn Triết học Mác-Lênin PDF 2024-2025
- SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM PDF
Summary
Đây là một đề cương ôn tập môn Lịch sử lớp 10 học kỳ 1, năm học 2024-2025. Đề cương bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm về các chủ đề lịch sử, văn minh, và khoa học lịch sử.
Full Transcript
KHỐI 10_ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GK1 NH 2024 – 2025 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Câu 1. Xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản văn hóa dựa trên kết quả nghiên cứu của lĩnh vực nào? A. Địa lí. B. Sử học. C. Du lịch....
KHỐI 10_ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GK1 NH 2024 – 2025 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Câu 1. Xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản văn hóa dựa trên kết quả nghiên cứu của lĩnh vực nào? A. Địa lí. B. Sử học. C. Du lịch. D. Giải trí. Câu 2. Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng? A. Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân. B. Đề cao quyền độc lập của các dân tộc. C. Xây dựng thế giới quan tiến bộ của giai cấp tư sản. D. Lên án Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời. Câu 3. Thiên văn học và lịch sơ khai ra đời sớm ở các quốc gia cổ đại phương Đông là do nhu cầu nào sau đây? A. Phục vụ việc buôn bán bằng đường biển. B. Cúng tế các vị thần linh. C. Tìm hiểu vũ trụ, thế giới của con người. D. Sản xuất nông nghiệp. Câu 4. Thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm là nhiệm vụ nào của Sử học? A. Giáo dục. B. Nhận thức. C. Dự báo. D. Tuyên truyền. Câu 5. Phong trào văn hóa Phục hưng được đánh giá là A. một cuộc cách mạng trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của tầng lớp quý tộc và tăng lữ. B. bước tiến kì diệu của văn minh phương Tây sau gần một ngàn năm chìm đắm trong “đêm trường trung cổ”. C. cuộc cách mạng văn hóa, có ý nghĩa mở đường cho sự phát triển của văn minh phương Đông. D. cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của tầng lớp quý tộc chống lại giai cấp tư sản đang lên. Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của công tác bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể? A. Tạo nhấn tố quyết định cho sự phát triển của kinh tế, xã hội của địa phương. B. Giúp giữ gìn và lưu truyền giá trị của di sản từ thế hệ này sang thế hệ khác. C. Góp phần ngăn chặn tình trạng xuống cấp, biến dạng và hư hỏng của di sản. D. Góp phần khắc phục những tác động tiêu cực của tự nhiên đối với di sản. Câu 7. Nội dung nào sau đây là một trong những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời? A. Lịch sử chỉ xuất hiện một lần và không lặp lại. B. Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thay đổi. C. Nhận thức lịch sử hôm nay có thể thay đổi trong tương lai. D. Nhận thức lịch sử luôn trùng khớp hiện thực lịch sử. Câu 8. Lê-ôn-na đờ Vanh-xi là một nhà danh họa, nhà điêu khắc nổi tiếng trong thời kì văn hóa nào? A. Phương Tây hiện đại. B. Phương Đông cổ đại. C. Phục hưng đầu cận đại. D. Hy Lạp - La Mã cổ đại. Câu 9. “Một cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại” là nhận định của Ph. Ăng-ghen về sự kiện nào sau đây? A. Cách mạng tư sản. B. Cách mạng công nghiệp. C. Văn hoá phục hưng. D. Văn hoá Hy lạp - Rô ma. Câu 10. Ngành nào sau đây đã góp phần thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia? A. Kinh tế. B. Giải trí. C. Kiến trúc. D. Du lịch. Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng về nhận thức của con người đối với hiện thực lịch sử? A. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử. B. Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử. C. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử. D. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử. Câu 12. Câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” của Xi-xê-rông cho thấy chức năng nào của sử học? A. Chức năng giáo dục và chức năng dự báo. B. Chức năng khoa học và chức năng xã hội. C. Chức năng xã hội và chức năng giao tiếp. D. Chức năng quản lí và chức năng khoa học. Câu 13. Ý nào dưới đây không thuộc chức năng của Sử học? A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ. B. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại. C. Rút ra bản chất của các quá trình lịch sử. D. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên. Câu 14. Tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người được gọi là A. tư duy lịch sử. B. khám phá lịch sử C. nhận thức lịch sử. D. hiện thực lịch sử. Câu 15. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của các loại hình di sản văn hoá đối với nghiên cứu lịch sử? A. Là nguồn sử liệu quan trọng để nghiên cứu lịch sử. B. Là nguồn sử liệu duy nhất để tái hiện lại lịch sử. C. Là nguồn sử liệu thành văn có giá trị khoa học cao. D. Là nguồn sử liệu phi chính thống để tham khảo. Câu 16. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa to lớn những cống hiến về khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp – La Mã cổ đại? A. Mở ra những hiểu biết mới về tri thức mà trước đây con người chưa biết hoặc còn mơ hồ. B. Là cơ sở để các nhà khoa học có tên tuổi phát huy tài năng của mình, cống hiến cho nhân loại. C. Đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học, kĩ thuật của thế giới sau này. D. Từ đây những nhận thức có từ hàng ngàn năm trước mới thực sự trở thành hiểu biết khoa học. Câu 17. Lê-ô-na đờ Vanh-xi là một nhà danh họa, nhà điêu khắc nổi tiếng trong thời kì văn hóa A. Hy Lạp - La Mã cổ đại. B. Phục hưng đầu cận đại. C. phương Đông cổ đại. D. phương Tây hiện đại. Câu 18. “Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và rút ra bài học kinh nghiệm hiện tại” là chức năng nào của sử học? A. Chức năng dự báo. B. Chức năng khoa học. C. Chức năng giáo dục. D. Chức năng xã hội. Câu 19. Một trong những chức năng cơ bản của Sử học là A. cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên. B. khôi phục hiện thực lịch sử một cách khách quan. C. khôi phục hiện thực lịch sử thông qua tưởng tượng. D. tái tạo lại các biến cố lịch sử thông qua thí nghiệm. Câu 20. Hiện thực lịch sử có tính chất nào sau đây? A. Tính chủ quan. B. Tính đa dạng. C. Tính duy nhất. D. Tính linh động. Câu 21. Nội dung nào sau đây thể hiện mối quan hệ giữa văn minh và văn hoá? A. Văn hoá ra đời trước, phát triển đến trình độ nào đó thì văn minh ra đời. Văn minh ra đời sẽ thúc đẩy văn hoá phát triển. B. Văn minh ra đời trước, phát triển đến trình độ nào đó thì văn hoá ra đời. Văn hoá ra đời sẽ thúc đẩy văn minh phát triển. C. Đều là những giá trị tinh thần do loài người sáng tạo ra trong lịch sử nhưng văn minh là toàn bộ những gì loài người sáng tạo ra từ khi xuất hiện đến nay. D. Đều là những giá trị vật chất do loài người sáng tạo ra trong lịch sử nhưng văn minh là toàn bộ những gì loài người sáng tạo ra từ khi xuất hiện đến nay. Câu 22. Ý nào sau đây thể hiện ý nghĩa của việc chữ Phạn của Ấn Độ được hoàn thiện và phổ biến dưới thời Vương triều Gúp-ta? A. Tạo điều kiện truyền bá văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài. B. Tạo điều kiện chuyển tải văn hóa trong nhân dân. C. Tạo điều kiện truyền bá văn học, văn hóa Ấn Độ. D. Tạo điều kiện truyền bá tôn giáo Ấn Độ. Câu 23. Ý nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ của Sử học? A. Cung cấp tri thức về hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học. B. Giúp con người có thể dự báo về cuộc sống xã hội tương lai. C. Đề ra chính sách quốc phòng an ninh đất nước. D. Truyền bá những giá trị, truyền thống tốt đẹp của lịch sử. Câu 24. Trong “tứ đại phát minh Trung Hoa”, phát minh nào có ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực quân sự, quốc phòng? A. Kĩ thuật in. B. La bàn. C. Làm giấy. D. Thuốc súng. Câu 25. Thành tựu của nền văn minh Ai Cập cổ đại được hình thành và phát triển gắn với con sông nào sau đây? A. Trường Giang. B. Sông Hằng. C. Sông Nin. D. Hoàng Hà. Câu 26. Nội dung nào sau đây thể hiện chữ viết là cống hiến lớn lao của văn minh phương Tây cổ đại? A. Kí hiệu ít, đơn giản, dễ biểu đạt ý nghĩa sự vật, hiện tượng. B. Đơn giản, khoa học, khả năng ghép chữ linh hoạt, dễ phổ biến. C. Có hệ thống chữ cái hoàn chỉnh, cùng với hệ chữ số La Mã. D. Được tất cả các nước trên thế giới sử dụng đến ngày naỵ. Câu 27. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của nền văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại? A. Chứng minh sự sáng tạo phi thường của cư dân Ấn Độ cổ trung đại. B. Có ảnh hưởng đến văn minh của nhiều quốc gia khác trên thế giới. C. Tạo cơ sở cho sự hình thành và phát triển của văn minh Phục Hưng. D. Tạo cơ sở và nền tảng cho sự phát triển của văn hóa Ấn Độ sau này. Câu 28. Nội dung nào là điểm khác biệt giữa văn hóa với văn minh? A. Xuất hiện khi xã hội loài người bước vào giai đoạn phát triển cao. B. Xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của loài người. C. Ra đời sau, văn hóa là quá trình tích lũy những sáng tạo văn minh. D. Được nhận diện bởi các tiêu chuẩn như nhà nước, chữ viết, đô thị. Câu 29. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của sự xuất hiện chữ viết? A. Phát minh lớn, biểu hiện đầu tiên và cơ bản của văn minh nhân loại. B. Phát triển kinh tế, biểu hiện đầu tiên cơ bản của văn minh trí tuệ. C. Ghi chép lại hiểu biết của con người về tự nhiên và xã hội. D. Ghi chép lại những kinh nghiệm của con người về đời sống. Câu 30. Mối quan hệ biện chứng giữa Lịch sử và văn hóa với ngành du lịch được thể hiện qua nội dung nào sau đây? A. Tồn tại độc lập, không liên quan đến nhau. B. Chỉ có lịch sử tác động lên ngành du lịch. C. Hỗ trợ quảng bá, thúc đẩy nhau phát triển. D. Chỉ ngành du lịch mới tác động đến lịch sử. Câu 31. Hệ chữ cái A, B, C và hệ chữ số La Mã (I, II, III, …) là thành tựu của nền văn minh nào? A. Ấn Độ. B. Lưỡng Hà. C. Trung Quốc. D. Hy Lạp – La Mã. Câu 32. Nền văn minh nào ở phương Đông tồn tại liên tục, lâu đời và có ảnh hưởng sâu sắc đến văn minh thế giới? A. Hy Lạp - La Mã. B. Trung Hoa. C. Ai Cập. D. Lưỡng Hà. Câu 33. So với nền văn hóa cổ đại phương Đông thì nền văn hóa cổ đại phương Tây được đánh giá là A. hình thành muộn hơn nhưng có tính chính xác và hiểu biết cao hơn. B. hình thành cùng thời gian nhưng không phát triển bằng văn hóa phương Đông. C. tất cả các lĩnh vực văn hóa đều đạt trình độ hoàn hảo và có giá trị cao. D. có nhiều nhà khoa học lớn và có nhiều lĩnh vực được nghiên cứu hơn. Câu 34. Người Hi Lạp cổ đại đã có hiểu biết về Trái Đất và hệ Mặt Trời như thế nào? A. Trái Đất có hình đĩa dẹt và Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất. B. Trái Đất có hình quả cầu tròn và Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất. C. Trái Đất có hình đĩa dẹt và Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. D. Trái Đất có hình quả cầu tròn và Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. Câu 35. Nội dung nào sau đây là đặc điểm chung của các nền văn minh Ấn Độ và Trung Hoa thời kì cổ - trung đại? A. Hình thành gắn với các dòng sông lớn. B. Theo chế độ quân chủ lập hiến. C. Xây dựng được nhiều kim tự tháp. D. Hình thành gắn với các cuộc chiến tranh. Câu 36. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của nền văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại? A. Đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn minh thế giới. B. Nhiều phát minh kĩ thuật được ứng dụng rộng rãi ở châu Âu. C. Ảnh hưởng mạnh đến một số quốc gia ở khu vực châu Á. D. Tạo tiền đề để Trung Quốc phát triển theo con đường tư bản. Câu 37. Thời cổ đại, những tiến bộ trong cách tính lịch của người phương Tây so với người phương Đông xuất phát từ A. việc đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất. B. cách tính lịch dựa theo sự chuyển động của Mặt trăng. C. việc tính lịch dựa theo sự chuyển động của Mặt trời. D. sự hiểu biết chính xác về Trái đất và hệ Mặt trời. Câu 38. Những tiến bộ trong cách tính lịch của người phương Tây so với phương Đông xuất phát từ A. sự hiểu biết chính xác về Trái đất và hệ Mặt trời. B. cách tính lịch dựa theo sự chuyển động của Mặt trăng. C. việc đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất. D. việc tính lịch dựa theo sự chuyển động của Mặt trời. Câu 39. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ về đối tượng nghiên cứu của Sử học? A. Toàn bộ những hoạt động của con người đã diễn ra từ thời kì cổ đại đến cận đại. B. Những hoạt động của con người từ khi chữ viết xuất hiện cho đến nay. C. Toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực. D. Những hoạt động của con người trên lĩnh vực chính trị và quan sự. Câu 40. Tác phẩm nào sau đây không phải thành tựu văn học của Ấn Độ thời cổ - trung đại? A. Kinh Vê-đa. B. Ra-may-a-na. C. Ma-ha-bha-ra-ta. D. Tây du kí. Câu 41. Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của các loại hình di sản văn hoá đối với việc nghiên cứu lịch sử? A. Là tài liệu tham khảo quan trọng, không thể thay thế. B. Là nguồn sử liệu thành văn quan trọng đặc biệt. C. Là yếu tố có thể kiểm tra tính xác thực của thông tin. D. Là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt. Câu 42. Tác phẩm nào sau đây không phải thành tựu văn học của Ấn Độ thời cổ - trung đại? A. Ra-may-a-na. B. Tây du kí. C. Ma-ha-bha-ra-ta. D. Kinh Vê-đa. Câu 43. Phát biểu nào sau đây là đúng về nhận thức lịch sử? A. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử. B. Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử. C. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử. D. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử. Câu 44. Đâu là những thể loại tạo nguồn cảm hứng và làm phong phú cho nền văn học cổ đại Hy Lạp –La Mã? A. Kí sự, thần thoại, truyện cười. B. Tiểu thuyết, thơ ca, kịch. C. Thần thoại, thơ, văn xuôi, kịch. D. Văn học dân gian, truyện ngắn. Câu 45. Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng? A. Đề cao quyền độc lập của các dân tộc. B. Xây dựng thế giới quan tiến bộ của giai cấp tư sản. C. Lên án Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời. D. Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân. Câu 46. Thập Tam Lăng, Tử Cấm Thành là những thành tựu tiêu biểu của văn minh Trung Hoa trên lĩnh vực nào sau đây? A. Kiến trúc. B. Toán học. C. Văn học. D. Kĩ thuật. Câu 47. Nội dung nào sau đây là một trong những lí do giải thích vì sao hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức luôn có khoảng cách với nhau? A. Con người không thể nhận thức và tái hiện đầy đủ lịch sử như nó đã xảy ra. B. Lịch sử do người chiến thắng viết ra, mang quan điểm và tư tưởng của người viết. C. Thời gian làm cho hiện thực lịch sử bị phai mờ, thay đổi theo năm tháng. D. Nhận thức lịch sử phụ thuộc nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu lịch sử. Câu 48. Ý nào không đúng về vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên? A. Là cách duy nhất để quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia đối với du khách quốc tế. B. Góp phần tái tạo, gìn giữ và lưu truyền di sản văn hoá phi vật thể cho thế hệ sau. C. Góp phần khắc phục những tác động tiêu cực của tự nhiên và con người đối với các loại hình di sản. D. Góp phần làm tăng giá trị khoa học, bảo vệ đa dạng sinh học vì sự phát triển bền vững của di sản thiên nhiên. Câu 49. Nội dung nào sau đây là nguồn gốc dẫn đến sự xuất hiện sớm của chữ viết ở Ai Cập thời kì cổ đại? A. Nhu cầu ghi chép và lưu trữ những gì đã diễn ra. B. Nhu cầu đo đạc lại ruộng đất theo định kì hàng năm. C. Nhu cầu của sản xuất nông nghiệp đúng thời vụ. D. Nhu cầu sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật. Câu 50. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đối tượng nghiên cứu của Sử học? A. Những hoạt động của con người trong tương lai. B. Quá trình hình thành và phát triển của vũ trụ. C. Những hoạt động của con người trong quá khứ. D. Quá trình tiến hóa của các sinh vật trên Trái đất. Câu 51. “Giúp con người hiểu được các quy luật phát triển của xã hội, rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại” là chức năng nào sau đây của Sử học? A. Xã hội. B. Khoa học. C. Dự báo. D. Giáo dục. Câu 52. Những công trình kiến trúc của quốc gia cổ đại nào đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật nhưng vẫn rất gần gũi với cuộc sống? A. Đền đài, đấu trường ở Rôma. B. Các thành quách ở Trung Quốc. C. Các đền thờ ở Hi Lạp. D. Các kim tự tháp ở Ai Cập. Câu 53. Điền từ vào chỗ trống: “Văn hóa và văn minh đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử. Nhưng … (1)... có tính dân tộc, còn … (2)... có tính quốc tế”. A. (1) văn hóa, (2) văn minh. B. (1) văn hóa, (2) văn học. C. (1) văn minh, (2) văn hiến. D. (1) văn minh, (2) văn hóa. Câu 54. Nội dung nào sau đây thể hiện trách nhiệm của trường học trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa? A. Cung cấp nguồn lực để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa. B. Đào tạo, nâng cao nhận thức của người học về giá trị di sản văn hóa. C. Trực tiếp tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa. D. Chấp hành tốt những quy định của nhà nước về giá trị di sản văn hóa. Câu 55. Nội dung nào sau đây là biểu hiện về mối quan hệ giữa Sử học với di sản văn hóa, di sản thiên nhiên? A. Di sản quyết định trực tiếp sự tồn tại của khoa học lịch sử. B. Sử học quyết định sự tồn tại của tất cả các di sản văn hóa C. Di sản là nguồn sử liệu thành văn cho nghiên cứu lịch sử. D. Nghiên cứu Sử học tạo cơ sở khoa học cho bảo tồn di sản. Câu 56. Văn hoá truyền thống Ấn Độ được truyền bá, gây ảnh hưởng rõ nét ở khu vực nào sau đây? A. Đông Nam Á. B. Trung Đông. C. Tây Á. D. Đông Bắc Á. Câu 57. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng? A. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc. B. Là cuộc đấu tranh công khai của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến. C. Góp phần củng cố và mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Cơ Đốc giáo. D. Mở đường cho sự phát triển của văn minh Tây Âu trong những thế kỉ kế tiếp. Câu 58. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm khác biệt của văn minh so với văn hóa? A. Văn minh ra đời trước văn hóa và hoàn toàn độc lập với văn hóa. B. Văn minh xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện con người trên trái đất. C. Văn minh chỉ được sáng tạo trong thời kì phát triển cao của xã hội. D. Văn minh chỉ xuất hiện khi con người biết chế tạo công cụ lao động. Câu 59. Bốn trung tâm văn minh lớn ở phương Đông thời kì cổ đại là A. Ai Cập, Ấn Độ, Trung Hoa và Hy Lạp. B. Trung Hoa, Ai Cập, Lưỡng Hà và La Mã. C. Hy Lạp, La Mã, Lưỡng Hà và Ấn Độ. D. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa. Câu 60. Phát minh kĩ thuật nào sau đây của người Trung Hoa có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành hàng hải? A. La bàn. B. Thuốc súng. C. Kĩ thuật in. D. Làm giấy. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Trong số các đền chùa của các tôn giáo như Bà-la-môn giáo, Phật giáo, Giai-na giáo, chùa hang là một loại công trình đặc biệt của Ấn Độ thời cổ - trung đại, thường là những công trình nghệ thuật kết hợp kiến trúc với điêu khắc, hội họa. Tiêu biểu cho loại công trình này là những gian chùa hang ở A-gian-ta được kiến tạo từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VIII. Phương pháp kiến tạo loại chùa này là khoét sâu vào vách núi đá, có nhiều cột chống và được trang trí bằng nhiều bức chạm tinh vi và những tranh bích họa rất đẹp. (Vũ Dương Ninh, Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1991, tr.81) a) Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về thành tựu của văn minh Ấn Độ trên các lĩnh vực tôn giáo, kiến trúc và điêu khắc. b) Bà-la-môn giáo, Phật giáo, Giai-na giáo là những tôn giáo được du nhập từ bên ngoài và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ ở Ấn Độ. c) Chùa hang là một loại công trình kiến trúc tiêu biểu của Ấn Độ thuộc dòng kiến trúc tôn giáo. d) Một trong những yếu tố làm nên giá trị đặc sắc của chùa hang là sự kết hợp hài hòa giữa giữa nghệ thuật kiến trúc với nghệ thuật điêu khắc và hội họa. a. b. c. d. Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Vì sao mà làm quốc sử? Vì sử chủ yếu là để ghi chép sự việc. Có chính trị của một đời tất phải có sử một đời. Mà ngòi bút chép sử giữ nghị luận rất nghiêm, ca ngợi đời thịnh trị thì sáng tỏ ngang với mặt trời, mặt trăng, lên án kẻ loạn tặc thì gay gắt như sương thu lạnh buốt, người thiện biết có thể bắt chước, người ác biết có thể tự răn, quan hệ đến việc chính trị không phải là không nhiều. Cho nên làm sử là cốt để cho được như thế”. (Bài Tựa sách Đại Việt sử ký bản tục biên, Phạm Công Trứ) a) Bài tựa sách của Phạm Công Trứ tóm tắt lại nội dung một tác phẩm văn học. b) Phạm Công Trứ khẳng định việc viết quốc sử chỉ nhằm giáo dục và nêu gương. c) Đoạn trích cung cấp tri thức về chức năng và nhiệm vụ của Sử học. d) Đoạn trích phản ánh các nội dung khác nhau của khái niệm lịch sử. a. b. c. d. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Đại cáo bình Ngô là bài cáo được viết bằng chữ Hán, do Nguyễn Trãi soạn thảo năm 1428, thay lời Lê Lợi để tuyên cáo về việc đã giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, khẳng định nền độc lập của quốc gia Đại Việt. Văn bản này vừa có giá trị đặc biệt đối với Văn học, vừa giúp các nhà sử học tìm hiểu và trình bày lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn một cách sống động, chi tiết về thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện. a) Đại cáo bình Ngô là bài cáo được viết bằng chữ Hán vào thế kỉ XVI. b) Đại cáo bình Ngô là tài liệu có giá trị lớn về lịch sử, văn học và tư tưởng. c) Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chỉ có thể được khôi phục qua Đại cáo bình Ngô. d) Đại cáo bình Ngô là đối tượng nghiên cứu của một số ngành khoa học. a. b. c. d. Câu 4 Đọc hai đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu 1: “Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau” (Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử kí toàn thư, tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.101) Tư liệu 2: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” (Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, 1942) a) Đoạn tư liệu 1 vừa phản ánh chức năng khoa học, vừa phản ánh chức năng xã hội của Sử học. b) “…việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau” phản ánh nhiệm vụ cung cấp tri thức khoa học của Sử học. c) Ở đoạn tư liệu 2, Hồ Chí Minh khuyến khích nhân dân ta nên tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử nước nhà. d) Ý nghĩa sâu xa của cả hai đoạn tư liệu là đều nhấn mạnh tầm quan trọng của tri thức lịch sử đối với một quốc gia, dân tộc. a. b. c. d. Câu 5. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại rằng, “đứng trước khả năng phải bắt buộc cầm súng đánh thực dân, Bác Hồ sai người đi tìm cuốn Việt Nam sử lược – khi đó là cuốn sách duy nhất biên soạn mạch lạc về lịch sử nước nhà để trao cho các vị lãnh đạo cuộc kháng chiến đọc. Không chỉ chí khí của người xưa mà nhiều bài học về cách đánh và cách thắng của ông cha chúng ta đem lại những tri thức rất bổ ích cho cuộc chiến đấu ở thế kỉ XX”. (Dương Trung Quốc, Võ Nguyên Giáp dưới góc nhìn của người viết sử, Báo Tuổi trẻ ngày 6/5/2004) a) Đoạn tư liệu nhấn mạnh quan điểm của Võ Nguyên Giáp về vị trí, tầm quan trọng của bộ môn Lịch sử trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho nhân dân. b) Toàn bộ cuộc chiến đấu của nhân dân ta trong thế kỉ XX chỉ có thể được khôi phục lại qua cuốn Việt Nam sử lược. c) Một trong những chức năng của Sử học được nhắc đến trong đoạn tư liệu trên chính là giúp thế hệ sau có nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để chiến đấu chống thực dân d) Chức năng xã hội của cuốn Việt Nam sử lược được nhắc đến trong đoạn tư liệu chính là “biên soạn mạch lạc về lịch sử nước nhà”. a. b. c. d. Câu 6. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Câu chuyện “Thôi Trữ giết vua” Thời Chiến Quốc, Tề Trang Công bị Thôi Trữ là quan đại phu nước Tề giết chết. Thôi Trữ lệnh cho Thái sử Bá (quan chép sử) viết: “Tề Trang Công chết do bị sốt rét”, để che giấu sự thật. Thái sử Bá không chịu, kiên quyết viết rằng: “Thôi Trữ giết vua Quang (tức Tề Trang Công)”. Thôi Trữ nổi giận, giết chết Thái sử Bá. Thái sử Bá có ba người em trai là Trọng, Thúc, Quý. Trọng và Thúc được gọi đến và cũng chép vào sách sử câu chữ đúng như người anh đã viết. Thôi Trữ lại giết Trọng và Thúc. Còn lại Quý cũng cầm lấy thẻ sách viết đúng như câu của ba người anh. Thôi Trữ cầm sách xem, hỏi Quý: “Ba người anh của nhà ngươi đều vì câu này mà bị giết chết, lẽ nào ngươi không biết quý tiếc mạng sống của mình sao?”. Quý ung dung đáp rằng: “Viết đúng sự thật là chức trách của quan chép sử. Nếu vì cầu sống mà làm chuyện sai trái, vậy thần thà chết còn hơn!”. Thôi Trữ nghe xong đành trả lại thẻ sách cho Quý và không giết ông nữa. (Theo Khổng Tử, Xuân Thu tam truyện, Tập 4, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tr.168 – 170) a) Các quan chép sử nhà Tề có hành động giống hệt nhau là viết đúng sự thật Thôi Trữ giết vua vào sử sách. b) Câu chuyện cho thấy nguyên tắc trung thực, khách quan trong ghi chép Sử có thể được vận dụng linh hoạt cho từng tình huống. c) Thái sử Bá, Thái sử Trọng có nguyên tắc ghi chép sử khác với Thái sử Thúc và Thái sử Quý. d) Câu chuyện có tác dụng giáo dục, nêu gương lớn đối với những người nghiên cứu lịch sử hiện nay. a. b. c. d. Câu 7. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long có địa chỉ 18 Hoàng Diệu (phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nôi). Đây là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long (thời Lý – Trần), Đông Kinh (thời Hậu Lê) và tỉnh thành Hà Nội (thời Nguyễn)…. Hoàng thành Thăng Long được hình thành vào năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và cho xây dựng kinh thành quy mô lớn…. Với những giá trị lịch sử, văn hóa mà công trình kiến trúc đặc biệt này mang lại, năm 2010, UNESCO đã ghi danh Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản Văn hóa thế giới và nơi đây đã trở thành một trong những địa điểm nghiên cứu khoa học cũng như tham quan, du lịch nổi tiếng của Hà Nội. (Tài liệu tổng hợp từ Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội) a) Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di tích lịch sử - cách mạng của nước ta đã được UNESCO ghi danh. b) Hoàng thành Thăng Long được hình thành vào thế kỉ XI và trở thành kinh đô của nước Đại Việt trong suốt các triều đại Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn. c) Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội nhờ sức hút của giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời gắn với kinh thành hơn 1000 năm tuổi. d) Không chỉ phát triển du lịch, khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long còn là một nguồn sử liệu quan trọng để nghiên cứu về văn minh Đại Việt. a. b. c. d. Câu 8. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Người Ai Cập cổ đại viết chữ trên giấy pa – pi – rút, người Lưỡng Hà cổ đại viết trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung hoặc phơi khô. Người Trung Quốc lại khắc chữ trên các mai rùa, xương thú hoặc thẻ tre. Đến đời Thương, chữ viết của người Trung Quốc mới ra đời. Loại chữ đầu tiên này khắc trên mai rùa và xương thú, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1899 và được gọi là văn tự giáp cốt…. Cho đến nay, người ta đã phát hiện được hơn 100 000 mảnh mai rùa và xương thú có khắc chữ giáp cốt. Tổng số chữ giáp cốt đã phát hiện khoảng 4500 chữ, trong đó đã đọc được 1700 chữ. Chữ giáp cốt đã ghép được những đoạn văn tương đối dài, có đoạn lên tới 100 chữ. (Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hưởng, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 Trung học phổ thông, NXB Giáo dục, 2009, tr. 17) a) Chữ giáp cốt là một thành tựu về văn học của người Trung Quốc thời cổ đại. b) Người Ai Cập, người Lưỡng Hà và người Trung Quốc đều sáng tạo ra được chữ viết riêng của mình. c) Chữ viết của người Ai Cập, Lưỡng Hà và Trung Quốc thời cổ đại lúc đầu được viết trên các chất liệu giấy khác nhau. d) Hiện nay, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được rất nhiều chữ giáp cốt và các tác phẩm văn học đồ sộ viết bằng chữ giáp cốt. a. b. c. d. Câu 9. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Vào thế kỉ VIII, người Ả Rập nhờ dịch tác phẩm Sít – han – ta mà học tập được chữ số Ấn Độ. Từ Ả Rập, hệ thống chữ số này được truyền sang châu Âu, do đó những chữ số này thường bị gọi nhầm là chữ số Ả Rập. Tư liệu sớm nhất về những chữ số này là các bia đá của A – sô – ca khắc từ thế kỉ III TCN. Tuy nhiên, con số 0 được thấy sớm nhất trong một tài liệu Ả rập năm 873, sau đó 3 năm mới thấy trong tài liệu Ấn Độ. Mặc dầu vậy, người ta vẫn cho rằng, số 0 cũng do người Ấn Độ sáng tạo. (Theo Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1991, tr.81) a) Việc sáng tạo ra hệ thống chữ số tự nhiên là một thành tựu nổi bật của văn minh Ấn Độ trên lĩnh vực Toán học. b) Hệ thống chữ số tự nhiên được cư dân Ấn Độ sáng tạo ra vào khoảng thế kỉ VIII. c) Dựa trên các tư liệu lịch sử, hiện nay, hầu hết ý kiến đều cho rằng chữ số 0 là do người Ả Rập sáng tạo nên. d) Chữ số tự nhiên được sáng tạo từ phương Đông, sau đó được lan truyền rộng rãi sang phương Tây. a. b. c. d.