Trắc Nghiệm Môn SKMT-SKNN PDF
Document Details
Uploaded by AlluringFoil
Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Tags
Related
- Rabdan Academy SCI-100 Environmental, Health and Safety (EHS) PDF
- SCI-100 Environmental, Health and Safety (EHS) PDF
- Medical Chemistry Lecture 6 Pollution PDF
- Declaración Pública Mujeres Zonas Sacrificio Quintero y Puchuncaví PDF
- Iraqi University Research Paper 2023 PDF
- GTN3733 Agricultural Microbiology Chapter 6 PDF
Summary
This document contains a multiple choice quiz on Environmental Health and Occupational Health. The questions cover topics like the definition of health and environment, the relationship between health and environment, hazardous substances, and the role of hygiene in preventing diseases.
Full Transcript
Trắc Nghiệm Môn: SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG – SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG Câu 1. Sức khỏe là gì? A. Là tình trạng không có bệnh. B. Là tình trạng không có bệnh tật. C. Là sự thoải mái hoàn toàn. D. Là tình trạng thoải mái về thể chất, ti...
Trắc Nghiệm Môn: SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG – SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG Câu 1. Sức khỏe là gì? A. Là tình trạng không có bệnh. B. Là tình trạng không có bệnh tật. C. Là sự thoải mái hoàn toàn. D. Là tình trạng thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội. Câu 2. Môi trường là gì? A. Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. B. Môi trường là đất, nước, không khí. C. Môi trường là nhà ở, nơi làm việc và các yếu tố tác động gây bệnh tật. D. Toàn bộ các yếu tố tự nhiên bao quanh con người. Câu 3. Mối liên hệ giữa sức khỏe với môi trường: A. Môi trường liên hệ gián tiếp lên sức khỏe. B. Môi trường liên hệ trực tiếp, toàn diện lên sức khỏe. C. Môi trường luôn luôn tác động xấu lên sức khỏe. D. Môi trường luôn luôn tác động tốt lên sức khỏe. Câu 4. Bụi, ánh sáng, tiếng ồn, điện từ trường là tác nhân gì? A. Hóa học. B. Tác nhân sinh học. C. Tác nhân vật lý. D. Tác nhân ô nhiễm. Câu 5. Hóa chất tác hại đến môi trường thế nào? A. Là loại nguy cơ thường gặp nhất, đa dạng. B. Là loại nguy cơ ít gặp nhất. C. Là loại nguy cơ tác động cấp tính, gây nguy hiểm tính mạng. D. Là loại nguy cơ không ảnh hưởng môi trường. Câu 6. Ô nhiễm không khí hiện nay ảnh hưởng ở quy mô nào? A. Quy mô quốc gia. B. Quy mô toàn cầu. C. Quy mô địa phương. D. Theo các khu công nghiệp. Câu 7. Vi khuẩn nào là vi khuẩn chỉ danh ô nhiễm phân? A. Salmonella. B. Vi khuẩn tả. C. Escherichia coli. D. Vi khuẩn lỵ. Câu 8. Vi khuẩn nào động vật thải ra môi trường gây bệnh vàng da? A. Viêm gan A, E. Trắc nghiệm Sức khỏe môi trường – Sức khỏe nghề nghiệp B. Dịch hạch. C. Giun móc. D. Xoắn khuẩn Leptospira. Câu 9. Chất nào bền vững tồn tại nhiều năm trong môi trường? A. Nhóm chlor hữu cơ như DDT, Lindan, Aldrin, Dieldrin. B. Nhóm lan hữu cơ như Parathion, Malathion, Diazinon. C. Tất cả hóa chất đều tồn lưu vĩnh viễn trong môi trường. D. Trong môi trường hóa chất sẽ phân hủy trong thời gian ngắn. Câu 10. Cần phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường sống toàn cầu? A. Bảo vệ nguồn nước. B. Trồng cây xanh. C. Xử lý chất thải tốt. D. Không sử dụng hóa chất độc hại làm ô nhiễm môi trường. Câu 11. Vai trò của vệ sinh bệnh viện: A. Giúp điều trị và dự phòng bệnh tật tại bệnh viện và cộng đồng. B. Giúp cho việc chẩn đoán, điều trị và phục hồi sức khỏe của người bệnh. C. Giúp nhân viên y tế có điều kiện làm việc tốt hơn. D. Giúp bệnh nhân an tâm điều trị. Câu 12. Vệ sinh bệnh viện giúp giảm lây nhiễm chéo như thế nào? A. Giảm lây nhiễm chéo trong bệnh viện. B. Giảm lây chéo ở trong bệnh viện và giữa bệnh viện với khu dân cư xung quanh. C. Giảm lây nhiễm chéo giữa người bệnh và người bệnh. D. Giảm lây nhiễm chéo giữa người bệnh và nhân viên y tế. Câu 13. Yếu tố nào quan trọng trong đánh giá vệ sinh bệnh viện? A. Chất thải được xử lý tốt. B. Nhà vệ sinh sạch sẽ. C. Nhiễm trùng bệnh viện. D. Nhà cửa khang trang, sạch đẹp. Câu 14. Tác nhân nào gây nhiễm trùng bệnh viện phổ biến? A. Virus. B. Ký sinh trùng. C. Vi nấm. D. Vi trùng. Câu 15. Nhiễm trùng bệnh viện là: A. Nhiễm trùng trong thời gian nằm viện hoặc sau xuất viện. B. Vào bệnh viện để điều trị bệnh nhiễm trùng. C. Nhiễm trùng do nhân viên y tế gây ra trong quá trình điều trị. D. Nhiễm trùng vết mổ không lành. Câu 16. Chọn câu SAI về nguyên nhân gây nhiễm trùng bệnh viện? A. Sử dụng kháng sinh. B. Bệnh viện tuyển trên it nhiễm trùng bệnh viện hơn tuyến dưới. C. Sử dụng nhiều thủ thuật nhiều trong chẩn đoán và điều trị 2 Trắc nghiệm Sức khỏe môi trường – Sức khỏe nghề nghiệp D. Do tăng số lượng người ra vào bệnh viện. Câu 17. Nhiễm trùng bệnh viện nào hay gặp nhất? A. Nhiễm trùng hô hấp. B. Nhiễm trùng huyết. C. Nhiễm trùng đường tiết niệu. D. Nhiễm trùng vết mổ. Câu 18. Mục đích vệ sinh bệnh viện: A. Tạo cảnh quan tốt để bệnh nhân an tâm điều trị. B. Có nhiều bệnh nhân để tăng thu nhập cho nhân viên Y tế. C. Tạo môi trường tốt để bảo vệ sức khỏe nhân viên y tế. D. Tránh lây lan các bệnh nhiễm trùng và nhiễm trùng bệnh viện. Câu 19. Ai sẽ tham gia công tác vệ sinh bệnh viện? A. Vệ sinh môi trường bệnh viện cần sự chung tay, góp sức của cả bệnh viện, người bệnh và người nhà bệnh nhân. B. Vệ sinh bệnh viện là công việc của hộ lý. C. Vệ sinh bệnh viện là công việc của điều dưỡng. D. Vệ sinh bệnh viện là công việc hàng ngày của nhân viên y tế. Câu 20. Lợi ích của vệ sinh bệnh viện: A. Tăng nguồn thu nhập cho bệnh viện. B. Phục vụ tốt công tác điều trị và sức khỏe nhân viên y tế. C. Gây được niềm tin của bệnh nhân. D. Góp phần bảo vệ môi trường sống. Câu 21. Chất thải y tế là gì? A. Là rác y tế do quá trình điều trị bệnh thải ra. B. Bao gồm chất thải ở thể rắn, lỏng và khí. C. Là tất cả chất thải lây nhiễm trong các cơ sở y tế. D. Là tất cả chất thải độc hại phát sinh trong quá trình khám, chữa bệnh. Câu 22. Tác nhân nào trong chất thải y tế ảnh hưởng ít đến sức khỏe? A. Hóa chất. B. Truyền nhiễm. C. Vật lý. D. Phóng xạ. Câu 23. Chất thải y tế có nguy cơ lây nhiễm cao là: A. Chất thải sắc nhọn trong cơ sở y tế. B. Chất thải từ các khoa điều trị. C. Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng dính mẫu bệnh phẩm. D. Trang thiết bị y tế. Câu 24. Bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm có màu gì? A. Màu vàng. B. Màu xanh. C. Màu trắng. D. Màu đen. 3 Trắc nghiệm Sức khỏe môi trường – Sức khỏe nghề nghiệp Câu 25. Bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây phóng xạ có màu gì? A. Màu vàng. B. Màu đen. C. Màu trắng. D. Màu xanh. Câu 26. Bao bì màu trắng chứa đựng chất thải gì? A. Chất thải sinh hoạt. B. Chất thải thông thường. C. Chất thải tái chế. D. Chất thải độc hại. Câu 27. Nguyên tắc phân loại chất thải y tế: A. Phân loại tại nơi lưu trữ. B. Phân loại tại khoa phòng. C. Phân loại sau mỗi ngày D. Phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh. Câu 28. Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế như thế nào? A. Ít nhất một lần mỗi ngày. B. Ngay khi phát sinh. C. Ít nhất một lần mỗi buổi. D. Thường xuyên trong ngày. Câu 29. Lưu giữ chất thải y tế như thế nào? A. Chất thải y tế được lưu giữ ngay tại mỗi khoa phòng. B. Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải lưu giữ riêng tại khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế. C. Chất thải y tế nguy hại không được lưu giữ trong khuôn viên cơ sở y tế. D. Chất thải y tế phải được lưu giữ ở nhiệt độ mát. Câu 30. Nguyên tắc xử lý chất thải y tế nguy hại: A. Ưu tiên lựa chọn các công nghệ đốt. B. Không được xử lý chất thải độc hại trong cơ sở y tế. C. Chất thải y tế nguy hại phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. D. Thuê các công ty xử lý có giấy phép xử lý chất thải độc hại thực hiện. Câu 31. Nguyên tắc xây dựng nhà ở: A. Tùy điều kiện vùng, miền mà xây dựng cho phù hợp. B. Đảm bảo tốt về mặt sinh lý của cơ thể và vệ sinh môi trường. C. Phải xây dựng bằng vật liệu bền chắc. D. Phải có đủ ánh sáng tự nhiên và thông gió tốt. Câu 32. Nhà ở chật chội ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh lý như thế nào? A. Người ở trong nhà chật thấy thở gấp và nhanh, sự điều hoà thân nhiệt bị rối loạn, ngủ không yên giấc, nhức đầu, kém ăn, dễ mắc bệnh truyền nhiễm. B. Người ở nhà chật, mất vệ sinh thường bị giảm sức đề kháng dễ mắc bệnh truyền nhiễm. C. Nhà ở chật chội sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp. 4 Trắc nghiệm Sức khỏe môi trường – Sức khỏe nghề nghiệp D. Nhà ở chật chội sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa, ngộ độc thức ăn. Câu 33. Môi trường nhà ở như thế nào phòng bệnh truyền nhiễm tốt? A. Nhà ở có môi trường kín, cách ly với môi trường xung quanh. B. Nhà ở có môi trường kín, độ ẩm cao. C. Nhà ở có môi trường thông thoáng. D. Nhà ở có độ chiếu sáng cao. Câu 34. Độ ẩm nhà do nguyên nhân nào dễ khắc phục? A. Độ ẩm do mao dẫn. B. Độ ẩm do thời tiết. C. Độ ẩm do ngưng kết. D. Độ ẩm xâm nhiễm. Câu 35. Nhà ở hướng nào mát và ít bị tác hại của bức xạ? A. Nam hay động nam. B. Tây. C. Tây bắc. D. Bắc. Câu 36. Nhà miền núi cần quan tâm điều kiện môi trường nào? A. Chống nóng. B. Các công trình như nhà vệ sinh, nhà tắm, nước sạch, bếp, hố rác. C. Chống ẩm. D. Chống côn trùng. Câu 37. Môi trường nhà ở như thế nào gây nhiều bệnh và có thể nguy hiểm tính mạng? A. Nhà ở kín, không thông thoáng. B. Nhà có độ ẩm thấp. C. Nhà không đủ ánh sáng. D. Nhà ở thiếu vệ sinh. Câu 38. Hội chứng nhà kín (SBS) là hội chứng gặp ở môi trường nhà ở nào? A. Nhà ở chật hẹp luôn luôn đóng cửa kín. B. Các cao ốc, văn phòng đều kín, được trang bị hệ thống điều hòa, thiếu lưu thông của không khí. C. Nhà ở có nhiều cửa kính chói sáng. D. Các văn phòng làm việc của các công ty có nhiều nhân viên. Câu 39. Ai dễ bị mắc hội chứng nhà kín? A. Nam giới. B. Người cao tuổi. C. Phụ nữ. D. Trẻ em. Câu 40. Các yếu tố tác hại gây hội chứng nhà kín là: A. Nhiệt độ. B. Độ ẩm. C. Ánh sáng. D. Hóa chất, bụi, vi sinh vật. Câu 41. Môi trường có thành phần hết sức quan trọng là thành phần gì? 5 Trắc nghiệm Sức khỏe môi trường – Sức khỏe nghề nghiệp A. Các yếu tố vi khí hậu. B. Các yếu tố tự nhiên như đất, nước, không khí. C. Con người và hoạt động của con người. D. Năng lượng mặt trời, các loài động thực vật. Câu 42. Đánh giá tác động môi trường là gì? A. Là đánh giá sự ô nhiễm môi trường toàn cầu. B. Là đánh giá tác hại môi trường của các thảm họa như động đất, lũ lụt. C. Là sự giám sát môi trường hàng năm của các dự án. D. Là sự đánh giá chính thức các tác động đối với môi trường có thể có của một chính sách, chương trình hay dự án. Câu 43. Yêu cầu chung của đánh giá tác động môi trường: A. Phải đề xuất xuất được phương án phòng tránh, giảm tác hại tăng các lợi ích, đạt được đầy đủ các mục tiêu phát triển, bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên. B. Phải đề xuất đầy đủ các yếu tố gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp khắc phục. C. Phải do cơ quan nhà nước thực hiện. D. Phải có đầy đủ cơ sở pháp lý, báo cáo rõ ràng. Câu 44. Các yếu tố, điều kiện đánh giá tác động môi trường: A. Không khí, đất, nước. B. Tác động của môi trường lên sức khỏe. C. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. D. Hâu quả của sự thay đổi khí hậu và môi trường sống. Câu 45. Ai là người quyết định hiệu quả của một dự án sau khi được đánh giá tác động môi trường? A. Các nhà khoa học. B. Các nhà quản lý. C. Các chuyên gia môi trường. D. Chính phủ. Câu 46. Đánh giá nào nhằm xác định đánh giá môi trường chi tiết? A. Lược duyệt. B. Đánh giá đầy đủ. C. Đánh giá của đội ngũ chuyên gia. D. Đánh giá sơ bộ. Câu 47. Phương pháp đánh giá nào thiết lập mối quan hệ nguyên nhân và hậu quả? A. Phương pháp ma trận. B. Phương pháp mạng lưới. C. Phương pháp liệt kê. D. Phương pháp thống kê, hệ thống các biểu đồ. Câu 48. Dự án nào cần lập báo cáo chi tiết đánh giá tác động môi trường? A. Tất cả các dự án phải được báo cáo chi tiết. B. Các dự án nhà nước thực hiện. C. Dự án được thực hiện ĐTM đầy đủ. D. Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. 6 Trắc nghiệm Sức khỏe môi trường – Sức khỏe nghề nghiệp Câu 49. Bước đánh giá nào đánh giá dự án mà kinh nghiệm quá khứ cho thấy khó có thể gây ra các hậu quả môi trường nghiêm trọng? A. Đánh giá sơ bộ. B. Lược duyệt. C. Đánh giá đầy đủ của chuyên gia. D. Đánh giá nhanh. Câu 50. Báo cáo ĐTM gồm các yêu cầu nào? A. Hậu quả môi trường do dự án mang lại. B. Lợi ích kinh tế khi thực hiên dự án. C. Tác động đối với tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái. D. Đánh giá toàn diện, so sánh được, mất, lợi, hại về kinh tế – xã hội và tài nguyên môi trường. 7 Trắc nghiệm Sức khỏe môi trường – Sức khỏe nghề nghiệp SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP Câu 1. Yếu tố nào gây bệnh nghề nghiệp? A. Yếu tố môi trường làm việc. B. Các điều kiện làm việc. C. Yếu tố có hại. D. Yếu tố nguy hiểm. Câu 2. Yếu tố nào KHÔNG gây bệnh nghề nghiệp? A. Nhiệt độ. B. Tiếng ồn. C. Áp suất. D. Điện từ trường. Câu 3. Yếu tố vi khí hậu là yếu tố nào? A. Nhiệt độ và ánh sáng. B. Bức xạ nhiệt và bụi C. Ánh sáng và bụi. D. Nhiệt độ, ẩm độ, tốc độ gió, bức xạ nhiệt. Câu 4. Bụi nào là bụi hô hấp nguy hiểm nhất? A. PM 10 B. PM 2.5 C. PM 5 D. PM 15 Câu 5. Yếu tố vi khí hậu nào có thể gây tử vong? A. Bức xạ nhiệt. B. Nhiệt độ cao. C. Tốc độ gió. D. Độ ẩm cao. Câu 6. Yếu tố nào trong môi trường lao động có thể gây nguy hiểm nhiều nhất? A. Yếu tố hóa học. B. Yếu tố vật lý. C. Yếu tố sinh học. D. Tâm sinh lý lao động. Câu 7. Bệnh truyền nhiễm nào CHƯA được công nhận là bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam? A. Bệnh HIV nghề nghiệp. B. Bệnh lao nghề nghiệp. C. Bệnh Leptospira nghề nghiệp. D. Bệnh cúm. Câu 8. Bệnh nghề nghiệp là bệnh như thế nào? A. Bệnh mãn tính, chỉ phát hiện khi khám sức khỏe. B. Bệnh xảy ra từ từ hay cấp tỉnh. C. Bệnh xảy ra cấp tỉnh và dễ gây tử vong. D. Bệnh nghề nghiệp luôn luôn để lại di chứng. Câu 9. Chẩn đoán bệnh nghề nghiệp như thế nào? 8 Trắc nghiệm Sức khỏe môi trường – Sức khỏe nghề nghiệp A. Chẩn đoán bệnh nghề nghiệp thông qua khám sức khỏe định kỳ hàng năm. B. Chẩn đoán bệnh nghề nghiệp được thực hiện tại các bệnh viện đa khoa. C. Chẩn đoán bệnh nghề nghiệp được thực hiện tại các cơ sở y tế có chức năng khám bệnh nghề nghiệp. D. Chẩn đoán bệnh nghề nghiệp được thực hiện tại các cơ sở giám định y khoa. Câu 10. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh nghề nghiệp là: A. Biện pháp y tế. B. Biện pháp trang bị bảo vệ cá nhân. C. Biện pháp tổ chức quản lý. D. Biện pháp kỹ thuật. Câu 11. Cường độ ánh sáng nào phù hợp cho phòng KCS? A. 300 lux. B. 700 lux. C. 1.000 lux. D. 2.000 lux. Câu 12. Tác hại của tiếng ồn: A. Tiếng ồn chỉ ảnh hưởng sức khỏe khi cường độ cao >85 decibel. B. Tiếng ồn gây thùng nhỉ, điếc tạm thời. C. Tiếng ôn gây điếc vĩnh viễn và tác động tâm sinh lý. D. Tiếng ồn gây điếc vĩnh viễn khi cường độ >60 decibel kéo dài 8 giờ mỗi ngày. Câu 13. Yếu tố vật lý nào sẽ mang theo thông tin, năng lượng và động lượng trong quá trình lan truyền? A. Sóng điện từ. B. Bức xạ nhiệt. C. Chất phóng xạ. D. Rung tần số cao. Câu 14. Yếu tố nào ảnh hưởng lên hệ xương khớp gây thoái hóa, biến dạng khớp cổ tay, cử động khó khăn? A. Phóng xạ. B. Rung cục bộ với tần số thấp. C. Điện từ trường. D. Rung cục bộ với tần số cao. Câu 15. Bệnh nghề nghiệp nào gây liệt? A. Bệnh do quang tuyến. B. Bệnh do áp suất. C. Bệnh rung toàn thân. D. Bệnh do điện từ trường. Câu 16. Yếu tố nào gây tác hại đa cơ quan hủy diệt tế bào gây nhiễm độc thai nhi, làm biến đổi gen di truyền? A. Tia bức xạ. B. Sóng điện từ trường. C. Chất phóng xạ. D. Tất cả các yếu tố trên. 9 Trắc nghiệm Sức khỏe môi trường – Sức khỏe nghề nghiệp Câu 17. Câu nào KHÔNG đúng đối với bệnh điếc nghề nghiệp? A. Làm việc ở nơi có tiếng ồn cường độ với cường độ >85dB, thời gian lâu quá 3 tháng liên tục với mỗi ngày tối thiểu 6 giờ. B. Nghe kém rõ rệt ở tần số cao, đối xứng hai tai. C. Nghe kém tiếp âm, đối xứng hai tai, thể loa đạo đáy hay toàn loa đạo. D. Bệnh nghề nghiệp là bệnh điếc khác nhau ở hai tai và có thể điều trị hồi phục hoàn toàn. Câu 18. Ngón tay nào KHÔNG biểu hiện trong bệnh rung cục bộ? A. Ngón giữa. B. Ngón cái. C. Ngón trỏ. D. Ngón út. Câu 19. Thời gian nào người lao động có thể mắc bệnh rung toàn thân? A. Năm năm. B. Ba năm. C. Một năm. D. Sáu tháng. Câu 20. Nhân viên y tế có thể mắc bệnh phóng xạ nghề nghiệp ở công việc nào? A. Chỉ gặp ở khâu chụp X quang. B. Chỉ gặp ở khâu xạ trị trong. C. Nhiều khâu trong chẩn đoán, thăm dò chức năng, điều trị. D. Chỉ gặp ở khâu xạ trị ngoài. Câu 21. Tác hại của hóa chất: A. Thường gây nhiễm độc cấp tính. B. Thường gây tai nạn cháy nổ. C. Thường gây cháy nổ, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ung thư gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi, gây biến đổi gen. D. Hóa chất ít ảnh hưởng đến sức khỏe nghề nghiệp. Câu 22. Yếu tố nào quyết định tính độc của hóa chất? A. Trạng thái của hóa chất. B. Cấu trúc hóa học của hóa chất. C. Do cách sử dụng hóa chất. D. Giới hạn giữa chất độc và chất không độc được phân biệt bởi liều lượng. Câu 23. Trong sản xuất, nhiễm độc nghề nghiệp qua đường nào nguy hiểm nhất? A. Đường hô hấp. B. Đường da. C. Đường tiêu hóa. D. Tất cả đường xâm nhập đều nguy hiểm như nhau. Câu 24. Đường đào thải quan trọng nhất của hóa chất là con đường nào? A. Thải qua gan. B. Thải qua thận. C. Thải qua đường tiêu hóa. D. Thải qua đường hô hấp. 10 Trắc nghiệm Sức khỏe môi trường – Sức khỏe nghề nghiệp Câu 25. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp là nhiễm độc như thế nào? A. Các chất hóa học xâm nhập vào cơ thể với liều lượng lớn hàng ngày. B. Do lượng hóa chất xâm nhập cơ thể khi tiếp một lần với liều lượng quá cao. C. Các chất hóa học xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ trong một thời gian dài hàng tháng, hàng năm. D. Do cơ thể không đào thải hóa chất ra khỏi cơ thể. Câu 26. Đường viền Burton là nhiễm độc hóa chất nào? A. Nhiễm độc thuốc trừ sâu. B. Nhiễm độc arsenic. C. Nhiễm độc thủy ngân. D. Nhiễm độc chì. Câu 27. Hoạt tính men Cholinesterase (AChE) hồng cầu, huyết tương giảm trong nhiễm độc hóa chất nào? A. Nhiễm độc chất lân hữu cơ. B. Nhiễm độc clor hữu cơ. C. Nhiễm độc chì D. Nhiễm độc thủy ngân. Câu 28. Cơ chế nhiễm độc nhóm carbamat về cơ bản giống như nhóm nào? A. Nhóm clor hữu cơ. B. Nhóm lân hữu cơ. C. Nhiễm độc thủy ngân hữu cơ. D. Nhóm chì hữu cơ. Câu 29. Nhiễm độc hóa chất trừ sâu nào có thể qua sữa? A. Lân hữu cơ. B. Carbamat. C. Clor hữu cơ. D. Thủy ngân. Câu 30. Xử lý cấp cứu khi hóa chất nhiễm qua da niêm: A. Rửa bằng cồn 70 độ. B. Rửa bằng dung dịch trung hòa. C. Rửa bằng các dung dịch sát khuẩn. D. Rửa kỹ bằng nước sạch. Câu 31. Ngành nghề nào có nhiều nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp do vi sinh vật? A. Mọi ngành nghề đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau. B. Y tế, nông nghiệp, công an. C. Chăn nuôi gia súc, gia cầm D. Khai thác hầm mỏ. Câu 32. Bệnh nghề nghiệp nào có thể gặp ở nhân viên Y tế và chăn nuôi bò? A. Bệnh viêm gan B, C nghề nghiệp. B. Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. C. Bệnh lao nghề nghiệp. D. Bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. 11 Trắc nghiệm Sức khỏe môi trường – Sức khỏe nghề nghiệp Câu 33. Thời gian tối thiểu được quy định mắc bệnh lao nghề nghiệp là: A. Một tháng. B. Hai tháng. C. Ba tháng. D. Sáu tháng. Câu 34. Quy định chẩn đoán viêm gan B nghề nghiệp: A. Chuyên khoa truyền nhiễm xác định chẩn đoán, chuyên khoa bệnh nghề nghiệp xác định bệnh nghiệp. B. Một lần phơi nhiễm và có HbsAg dương tính. C. Sinh thiết gan có tổn thương. D. Xét nghiệm men gan tăng. Câu 35. Bệnh viêm gan nào thường tiến triển thành viêm gan mạn tính, xơ gan? A. Viêm gan siêu vi A. B. Viêm gan siêu vi B. C. Viêm gan siêu vi C. D. Tất cả viêm gan virus đều tiến triển đến viêm gan mạn. Câu 36. Viêm gan virus nào điều trị tốt, khỏi bệnh hoàn toàn? A. Viêm gan siêu vi B. B. Viêm gan siêu vi D. C. Viêm gan siêu vi C. D. Tất cả Viêm gan virus đều không điều trị khỏi. Câu 37. Nhân viên Y Tế phải tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan nào? A. Viêm gan virus B. B. Tất cả các loại vaccine ngừa viêm gan virus. C. Viêm gan virus A. D. Viêm gan virus C. Câu 38. Bệnh nào được điều trị phơi nhiễm khi bị tai nạn lao động? A. Phơi nhiễm HIV. B. Phơi nhiễm lao. C. Phơi nhiễm viêm gan. D. Phơi nhiễm leptospira. Câu 39. Bệnh nghề nghiệp do vi sinh vật nào gây hội chứng tổn thương não, gan, thận, phổi? A. Bệnh lao nghề nghiệp. B. Bệnh Leptospira nghề nghiệp. C. Bệnh viêm gan B, C nghề nghiệp. D. Bệnh nhiễm HIV nghề nghiệp. Câu 40. Hiện nay có bao nhiêu bệnh nghề nghiệp do vi sinh được bảo hiểm chi trả? A. Có 3 bệnh nghề nghiệp do vi sinh vật. B. Có 4 bệnh nghề nghiệp do vi sinh vật. C. Có 5 bệnh nghề nghiệp do vi sinh vật. D. Nhân viên Y Tế mắc bệnh truyền nhiễm đều được công nhận là bệnh nghề nghiệp. 12