Tổng quan về tội phạm công nghệ cao tại Việt Nam PDF
Document Details
Uploaded by Deleted User
Tags
Related
- Technology and Cybercrime 2014
- Introduction to Cybercrime and Environmental Laws PDF
- Cybersecurity Overview PDF
- Cybersecurity Overview PDF
- MIL PPT 19 - Media and Information Literacy (MIL) Opportunities, Challenges, and Power of Media and Information - St. Stephen's High School - PDF
- Social Health - Day 4, Health 10, 2nd Q
Summary
This document provides an overview of high-tech crime in Vietnam, discussing the current situation, reasons behind its complexity, and the crucial role of law enforcement awareness in combating it. It explores cybercrime types, methods, and the importance of recognizing and countering these digital threats.
Full Transcript
**TỔNG QUAN VỀ TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO TẠI VIỆT NAM** **Tình hình tội phạm công nghệ cao tại Việt Nam** Hiện nay, tình hình tội phạm công nghệ cao tại Việt Nam đang có diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn tính chất nghiêm trọng. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thô...
**TỔNG QUAN VỀ TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO TẠI VIỆT NAM** **Tình hình tội phạm công nghệ cao tại Việt Nam** Hiện nay, tình hình tội phạm công nghệ cao tại Việt Nam đang có diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn tính chất nghiêm trọng. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và sự phổ biến của internet, các hoạt động tội phạm không chỉ dừng lại ở lừa đảo trực tuyến mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như gián điệp mạng, tấn công vào hệ thống thông tin của các tổ chức và cá nhân, xâm phạm quyền riêng tư và đánh cắp dữ liệu. Đặc biệt, loại tội phạm này có tính chất ẩn danh và phạm vi hoạt động rộng, xuyên biên giới, khiến cho việc phát hiện, điều tra và xử lý gặp nhiều thách thức. **Nguyên nhân khiến tình hình tội phạm công nghệ cao diễn biến phức tạp** Sự phát triển của nền kinh tế số và việc ứng dụng công nghệ vào nhiều lĩnh vực đã tạo điều kiện cho tội phạm công nghệ cao lợi dụng, trong khi nhận thức và kỹ năng phòng ngừa của người dân còn hạn chế. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật và các công cụ kỹ thuật phòng chống tội phạm công nghệ cao còn chưa hoàn thiện, tạo kẽ hở cho các đối tượng tội phạm khai thác. Cùng với sự gia tăng của các hình thức thanh toán trực tuyến, sự phát triển của thương mại điện tử và các giao dịch tài chính qua mạng cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ tội phạm. **Tầm quan trọng của việc nhận diện và nâng cao nhận thức cho lực lượng công an trong phòng chống tội phạm công nghệ cao** Trong bối cảnh tội phạm công nghệ cao ngày càng phát triển phức tạp, việc nhận diện và nâng cao nhận thức cho lực lượng công an là yếu tố then chốt trong công tác phòng chống tội phạm. Để chủ động đối phó với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, lực lượng công an cần được trang bị, cập nhật những kiến thức và kỹ năng nhận diện các phương thức, thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao, nâng cao năng lực điều tra, phân tích và nắm tình hình trên không gian mạng. Điều này giúp cho lực lượng công an có thể: 1. **Phát hiện sớm và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm**: Việc nhận diện sớm, đúng các dấu hiệu tội phạm ngay từ ban đầu giúp giảm thiểu thiệt hại, ngăn chặn được hành vi phạm tội tiếp diễn. Lực lượng công an có thể nhanh chóng nhận biết các chiêu trò lừa đảo mới, từ đó triển khai biện pháp phòng ngừa kịp thời. 2. **Nâng cao khả năng phòng ngừa và đấu tranh, xử lý**: Khi lực lượng công an hiểu biết sâu sắc về các phương thức, thủ đoạn thì có thể xây dựng và đề xuất các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, đồng thời năng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh, xử lý góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội. 3. **Tăng cường khả năng phối hợp với các lực lượng chức năng khác**: Một trong những yếu tố quan trọng trong công tác phòng chống tội phạm công nghệ cao là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lực lượng công an và các cơ quan chức năng khác. Việc này giúp tăng cường khả năng phát hiện, đấu tranh, xử lý và cảnh báo sớm khi phát hiện dấu hiệu của tội phạm công nghệ cao. Nhận diện và nâng cao nhận thức về tội phạm công nghệ cao là nền tảng để lực lượng công an đảm bảo an ninh, trật tự trong thời đại số, góp phần bảo vệ an toàn cho người dân và xã hội. CHƯƠNG I: NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI PHẠM MẠNG VÀ TỘI PHẠM SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ============================================================================ I. Tội phạm mạng, Gián điệp mạng, Khủng bố mạng ----------------------------------------------- ***Tội phạm mạng*** là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự (Khoản 7, Điều 2, Luật An ninh mạng 2018). ***Gián điệp mạng*** là hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, mật mã, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác để chiếm đoạt, thu thập trái phép thông tin, tài nguyên thông tin trên mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu hoặc phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân *(Khoản 8, Điều 3, Luật An ninh mạng)* Gián điệp mạng mang đầy đủ các đặc điểm của phương thức gián điệp truyền thống kết hợp với đặc trưng riêng của công nghệ thông tin, truyền thông, không phụ thuộc vào không gian, địa giới hành chính, lãnh thổ. Hoạt động gián điệp mạng có độ an toàn cao, ít gặp rủi ro trong nghề nghiệp, tránh được các chế tài hành chính, hình sự của đối phương trong trường hợp bị phát hiện. ***Khủng bố mạng*** là hoạt động sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi khủng bố, hành vi tài trợ khủng bố được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật phòng chống khủng bố (trích Luật). Hoạt động khủng bố mạng có thể được nhìn nhận dưới ba dạng, gồm: hoạt động tấn công mạng nhằm mục đích khủng bố; hoạt động của các tổ chức, cá nhân khủng bố trên không gian mạng và hoạt động tán phát thông tin nhằm mục đích khủng bố. \* Pháp luật Việt Nam về An ninh mạng nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện hành vi tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an ninh mạng và có nhiệm vụ, quyền hạn phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phòng, chống tội mạng mạng. *Tội phạm sử dụng công nghệ cao:* được hiểu là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý bằng việc sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin, truyền thông ở trình độ cao xâm phạm đến trật tự an ninh, an toàn thông tin, gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được quy định trong BLHS. Hiện nay, trên thế giới, nội hàm của khái niệm "Tội phạm sử dụng công nghệ cao" được hiểu, bao gồm 2 nhóm là: \- Nhóm thứ nhất: Tội phạm công nghệ cao là các tội phạm mà khách thể của tội phạm là hoạt động bình thường của máy tính, mạng máy tính và CSDL được quy định tại các Điều 286, 287, 289, 294 BLHS. Tội phạm với mục tiêu là tấn công vào máy tính, mạng máy tính, CSDL, như hành vi truy cập bất hợp pháp vào CSDL (như vượt qua tường lửa, password, cảnh báo), tấn công, phá hoại, sửa đổi, trộm cắp dữ liệu, sử dụng trái phép thông tin trộm cắp được, tấn công từ chối dịch vụ (DDOS, Botnet), phát tán virus, phần mềm gián điệp, thư rác... đến mức phải xử lý bằng chế tài hình sự. \- Nhóm thứ hai: Tội phạm sử dụng CNC gồm các tội phạm truyền thống, khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội sử dụng máy tính, phương tiện kỹ thuật số, mạng máy tính làm công cụ, phương tiện thực hiện hành vi phạm tội như tội phạm lừa đảo qua mạng, trộm cắp tiền từ thẻ tín dụng, đánh bạc qua mạng, buôn bán ma túy qua mạng, rửa tiền qua mạng, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy qua mạng, xâm phạm bản quyền sở hữu trí tuệ qua mạng. II. Đặc điểm, mục đích của tội phạm sử dụng công nghệ cao --------------------------------------------------------- Trước hết, tội phạm sử dụng CNC là một loại tội phạm hình sự, tức hành vi đó phải được quy định, điều chỉnh bởi luật hình sự. Điều đó có nghĩa là để xác định một hành vi nào đó có phải là tội phạm sử dụng CNC hay không thì cần xem hành vi đó có được quy định trong luật hình sự hay không. Tội phạm sử dụng CNC là hành vi làm trái những quy định của pháp luật trong việc khai thác, sử dụng và phát triển CNTT, viễn thông đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào từng hành vi cụ thể, tội phạm sử dụng CNC còn có thể xâm phạm đến các quan hệ xã hội khác như quyền sở hữu tài sản, quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, các quyền tự do, dân chủ của công dân, trật tự quản lý kinh tế và sự đúng đắn trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội. Một trong những đặc trưng về khách thể của tội phạm sử dụng CNC là loại tội phạm này có khả năng gây hại cho các tổ chức, cá nhân không chỉ của một quốc gia mà cả tổ chức, cá nhân nước ngoài. Cùng với tri thức và kỹ năng để thực hiện tội phạm sử dụng CNC, các đối tượng phạm tội có thể sử dụng các công cụ, phương tiện CNTT (gồm cả phần cứng, phần mềm). Các phương tiện, công cụ phần cứng như máy tính, phương tiện điện tử, các thiết bị thu phát, kết cấu hạ tầng mạng máy tính..., công cụ phần mềm tức các chương trình máy tính, đóng vai trò quyết định trong quá trình thực hiện tội phạm sử dụng CNC. Nếu thiếu chúng, tội phạm sử dụng CNC có thể không thực hiện được. Nếu các phương tiện, công cụ CNTT không đóng vai trò trọng yếu thì hành vi phạm tội có sử dụng chúng không phải là tội phạm sử dụng công nghệ cao. *Về Chủ thể:* Là những người ở độ tuổi có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. BLHS 2015 quy định là công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không có quốc tịch từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà BL này có quy định khác, từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và có năng lực TNHS. Đối với tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT, các chủ thể thường là người có hiểu biết nhất định về công nghệ máy tính, công nghệ mạng và đã lợi dụng sự hiểu biết này để thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chủ thể là những người không hiểu biết đầy đủ về các quy định liên quan đến vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính dẫn đến những thiệt hại. *Về chủ quan*: Tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý (do cẩu thả hoặc do tự tin). Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình trái phép và mong muốn thực hiện hành vi đó. Động cơ, mục đích phạm tội rất đa dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của tội phạm này. Mà yếu tố quan trọng nhất để xác định hành vi có cấu thành tội phạm là hậu quả xảy ra. CHƯƠNG II: PHƯƠNG THỨC THỦ ĐOẠN CỦA TỘI PHẠM MẠNG, TỘI PHẠM SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ================================================================================= I. Phương thức, thủ đoạn của tội phạm sử dụng công nghệ cao xâm phạm trật tự quản lý kinh tế -------------------------------------------------------------------------------------------- *Tội phạm sử dụng không gian mạng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là hành vi vi phạm pháp luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự sử dụng công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị điện tử xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế được pháp luật bảo vệ theo quy định của pháp luật hình sự.* \+ Đặc điểm chung: có phương thức, thủ đoạn gây án, phạm vi gây án, đối tượng bị xâm hại, mục đích gây án về cơ bản giống nhau trên toàn thế giới. Môi trường phạm tội của các đối tượng chủ yếu là trên không gian mạng. Thủ phạm gây án có thể ngồi một chỗ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, không xuất đầu lộ diện chỉ để lại ít dấu vết (chứng cứ điện tử) rất khó phát hiện, khó thu thập nhưng lại rất dễ bị tiêu hủy, thông tin khai báo đăng ký, sử dụng trên không gian mạng thường là thông tin không chính xác, không được kiểm tra nên rất khó để xác minh, cá thể hóa được đối tượng. Công tác đấu tranh, xác minh thường phải thực hiện trên không gian mạng. Do các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và bị hại thường không tiếp xúc trực tiếp với nhau nên rất khó để gọi hỏi đấu tranh trực tiếp với đối tượng. ### 1. Tội phạm liên quan đến hoạt động trung gian thanh toán Một số hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật nổi lên liên quan đến việc cung ứng, sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán như: \+ Các sàn giao dịch ngoại hối Forex, tiền ảo, tiền mã hóa đang hoạt động không đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các sàn ngoại hối Forex có chấp nhận thanh toán qua các dịch vụ của Công ty Cổ phần Cổng Trung gian thanh toán Ngân Lượng (Ví điện tử, tài khoản ngân hàng của công ty Ngân lượng tại các ngân hàng thương mại); sử dụng dịch vụ ví điện tử của Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến thực hiện giao dịch mua bán tiền ảo, tiền kỹ thuật số trên các sàn trong, ngoài nước (Sàn Binance, sàn VNDC). \+ Hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán xuyên biên giới của các cổng thanh toán, ví điện tử nước ngoài tại Việt Nam như: Paypal, Payoneer, Square, help2pay\... tiềm ẩn nguy cơ sử dụng để rửa tiền, trốn thuế hoặc phục vụ cho các hoạt động vi phạm pháp luật. Các nền tảng thanh toán xuyên biên giới này cung cấp dịch vụ cho người dùng Việt Nam nhưng không đăng ký kinh doanh, không có hiện diện thương mại, đại diện pháp lý tại Việt Nam, gây khó khăn trong công tác quản lý, kiểm soát thông tin, luồng tiền và thu thuế. Phương thức, thủ đoạn của tội phạm trong lĩnh vực này rất đa dạng, cụ thể: \- Khách hàng sử dụng ví điện tử Zalo, MoMo, Payoo\... đăng tải câu hỏi lên website, fanpage của doanh nghiệp, đối tượng lừa đảo sẽ mạo danh là nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ để liên hệ, tiếp cận và lừa khách hàng cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ nhằm chiếm quyền quản trị tài khoản và thực hiện hành chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng. \- Tại các hội, nhóm mua, bán voucher của ví điện tử trên mạng xã hội (facebook, zalo, telegram\...), các đối tượng phạm tội đăng bài rao bán những voucher giảm giá điện, nước, Internet hấp dẫn để dụ dỗ người mua nhằm chiếm đoạt tài sản. Kiểu lừa đảo này có giá trị nhỏ từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng, người bị lừa thường không tố giác vì phiền toái, mất thời gian không đáng có. Theo quy định của Thông tư số 23/2019/TT-NHNN, ngày 22/11/2019, của Ngân hàng Nhà nước, các ví điện tử phải được xác thực thông tin người dùng và liên kết với tài khoản ngân hàng của chính chủ tài khoản ví (KYC), tuy nhiên, trên thị trường tồn tại rất nhiều tài khoản ví điện tử "rác", nguyên nhân là do tình trạng sim "rác" và tài khoản ngân hàng "rác" vẫn tồn tại. Các tài khoản này được các đối tượng sử dụng sai mục đích, gây khó khăn trong việc xác định chính xác người sử dụng. ***\* Chú ý:*** \- Nguy cơ mất an ninh, an toàn thông tin: Đa phần các công ty trung gian thanh toán hoạt động tại Việt Nam đều nắm giữ lượng lớn dữ liệu cá nhân người dùng. Những dữ liệu này gồm: thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, khẩu vị tiêu dùng,\... Dữ liệu người dùng tại Việt Nam *có thể tiềm ẩn nguy cơ bị lộ lọt và được sử dụng sai mục đích* nếu các công ty trung gian thanh toán nói riêng, các công ty Fintech nói chung nằm trong tay doanh nghiệp nước ngoài. \- Nguy cơ mất an ninh kinh tế: Các công ty trung gian thanh toán đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế không dùng tiền mặt. Nếu các công ty trung gian thanh toán bị nước ngoài thâu tóm có thể dẫn tới nguy cơ mất an ninh kinh tế hoặc thực hiện các hành vi rửa tiền, chuyển tiền xuyên biên giới trái phép, tài trợ tiền cho các đối tượng chống đối, khủng bố, \... ### 2. Tội phạm trong lĩnh vực viễn thông. #### 2.1. Tội phạm phát tán tin nhắn giả mạo Brandname. Tin nhắn Brandname (SMS Brandname) là dịch vụ được cung cấp bởi nhà mạng cho các doanh nghiệp có nhu cầu gửi tin nhắn SMS tới khách hàng với mục đích quảng cáo hoặc chăm sóc khách hàng. Khi dùng dịch vụ này thông tin người gửi sẽ hiển thị tên sản phẩm, tên doanh nghiệp, ký hiệu danh nghiệp\... thay vì hiển thị số điện thoại người gửi. Tuy nhiên, trong **thời gian qua, nhiều khách hàng, người dân tại một số địa phương (tập trung chủ yếu ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) đã nhận được các tin nhắn thương hiệu với tên Ngân hàng, đầu số bất thường; Các t**in nhắn nằm chung với thư mục tin nhắn của các ngân hàng, nhiều người dân đã bị nhầm tưởng đây là thông báo của ngân hàng và truy cập vào đường dẫn giả mạo và bị các đối tượng chiếm quyền tài khoản, chuyển tiền đi chiếm đoạt. SMS Brandname của mỗi danh nghiệp, tổ chức là duy nhất và phải đăng ký với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nên tội phạm mạng không thể nào đăng ký giả mạo được. Vậy, làm cách nào để gửi tin nhắn giả mạo Brandname ? Qua nghiên cứu và nắm tình hình trên không giang mạng thì hiện nay có 2 cách để thực hiện tin nhắn giả mạo Brandname: \+ Cách 1: sử dụng phần mềm SMS Fake Sender ID: tội phạm mạng thường sử dụng dịch vụ này để giả mạo các tin nhắn của các doanh nghiệp, tổ chức để yêu cầu bị hại click vào đường dẫn trong tin nhắn để cài mã độc, chiếm đoạt quyền sử dụng điện thoại, chiếm đoạt thông tin tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, cách thực hiện này sẽ bị hạn chế số tin nhắn và phải biết được số điện thoại cần gửi tin nhắn. \+ Cách 2: Sử dụng thiết bị giả mạo BTS để nhắn tin: tội phạm sử dụng cách thức này để giả mạo tin nhắn của các doanh nghiệp, tổ chức nhất là các ngân hàng thương mại, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông\... từ đó yêu cầu bị hại truy cập vào các website giả mạo để chiếm đoạt thông tin tài khoản, chiếm đoạt mã xác thực OTP, chiếm đoạt tiền trong tài khoản. Với phương pháp này các đối tượng phạm tội có thể giả mạo số lượng lớn tin nhắn và gửi tới các số điện thoại bất kỳ trong phạm vi phát sóng của thiết bị giả mạo BTS do các đối tượng tạo lập, quản trị và điều hành. Quá trình điều tra, xác minh tội phạm giả mạo tin nhắn Brandname gặp rất nhiều khó khăn: ^(1)^Các tin nhắn này không thông qua hệ thống của các doanh nghiệp viễn thông nên không thể tiến hành xác minh thông tin liên quan đến các tin nhắn; ^(2)^Các website giả mạo thường được lập và ngừng sử dụng ngay trước và sau khi thực hiện hành vi phạm tội, máy chủ đặt ở nước ngoài nên rất khó thu thập cũng như điều tra xác minh liên quan đến các website giả mạo để kịp thời cảnh báo cũng như ngăn chặn; ^(3)^Các đối tượng thường sử dụng tài khoản ngân hàng "rác", sim "rác" để thực hiện chuyển tiền trực tuyến gây khó khăn cho xác minh dòng tiền. #### 2.2. Tội phạm sử dụng công nghệ VOIP, ứng dụng trên điện thoại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trên cả nước, hiện nay liên tục xảy ra tình trạng các đối tượng thiết lập hệ thống VOIP giả danh các cơ quan chức năng (Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án...) gọi điện cho người dân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Phương thức thủ đoạn của các đối tượng đó là: ***(i) Bước 1:*** Giả mạo là nhân viên bưu điện VNPT hoặc nhân viên Ngân hàng gọi điện thoại tới số điện thoại cố định (điện thoại bàn) của bị hại, tự xưng là nhân viên Bưu điện thông báo thuê bao của bị hại đang nợ cước một khoản tiền nhất định (thường là 8,9 triệu đồng). Khi bị hại thắc mắc về việc nợ cước, "nhân viên bưu điện" cho biết có thể bị hại đã bị đánh cắp thông tin cá nhân, chứng minh nhân nên bị kẻ xấu lợi dụng để đăng ký thuê bao. Đối tượng giả mạo nhân viên Bưu điện tiếp tục hỏi bị hại một số thông tin cá nhân như họ và tên, số điện thoại di động, địa chỉ, số chứng minh nhân dân và đề nghị bị hại gọi điện tới tổng đài 1080 để được giải đáp hoặc gọi tới cơ quan Công an để biết thêm thông tin chi tiết. ***(ii) Bước 2:*** các đối tượng giả danh là Công an hoặc cán bộ Viện Kiểm sát gọi đến điện thoại di động của bị hại. Lúc này, các đối tượng sử dụng công nghệ VOIP giả mạo số điện thoại của các cơ quan thực thi pháp luật như: trực ban Công an hoặc Viện Kiểm sát các tỉnh, thành gọi vào máy di động của bị hại. Quá trình trao đổi, đối tượng lừa đảo sẽ thông báo cho người bị hại số CMND (đã thu thập được ở bước 1) của bị hại đã bị kẻ xấu lợi dụng để mở tài khoản tại các ngân hàng, đe dọa bị hại có thể bị đóng băng các tài khoản ngân hàng trong thời gian dài, hay bị bắt, di lý tới cơ quan Công an để điều tra. ***(iii) Bước 3:*** Các đối tượng ở bước 2 thông báo sẽ chuyển máy cho một đối tượng khác giả danh làm lãnh đạo Công an hoặc lãnh đạo Viện Kiểm sát để tiếp tục đe dọa và yêu cầu người bị hại chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng do chúng chỉ định để kiểm tra, xác minh nguồn tiền, hứa hẹn với bị hại sau khi chuyển tiền xong, nếu không phát hiện liên quan đến tội phạm sẽ trả lại cho bị hại đầy đủ. Trong một số vụ án, các đối tượng còn thiết lập các trang web giả mạo trang web của Bộ Công an, Viện Kiểm sát, giả mạo các lệnh bắt giữ, truy nã và gửi đường dẫn truy cập cho người bị hại nếu người bị hại nghi ngờ. ***(iv) Bước 4:*** Khi các đối tượng hướng dẫn bị hại chuyển tiền thành công vào tài khoản ngân hàng lừa đảo của các đối tượng lừa đảo cung cấp, chúng lập tức rút tiền tại các quầy giao dịch hoặc chuyển tiền vào nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau rồi chiếm đoạt và cắt liên lạc. Trong hầu hết các đối tượng đều gọi điện cho bị hại vào khoảng thời gian giờ hành chính (8h-11h hoặc 13h-16h) khi đó ở nhà thông thường chỉ có ông bà già, người nghỉ hưu. Thời gian các đối tượng yêu cầu chuyển tiền vào sát giờ trưa hoặc cuối giờ chiều là thời điểm ngân hàng đóng quầy giao dịch để sau khi bị hại có phát hiện cũng khó có điều kiện khiếu nại, ngăn chặn kịp thời. ### 3. Tội phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng #### 3.1. Tội phạm lợi dụng hoạt động P2P Lending thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Tại Việt Nam có khoảng 40 công ty hoạt động trong lĩnh vực cho vay ngang hàng\...*về hình thức hoạt động*, có thể chia thành bốn nhóm: ^(1)^ *Cho vay ngang hàng*, ^(2)^ *Cho vay trực tuyến*, ^(3)^ *Kết hợp cho vay ngang hàng và cho vay trực tuyến*, ^(4)^ *Cung cấp nền tảng chấm điểm tín dụng, trí tuệ nhân tạo, xác thực điện tử khách hàng*. Mặc dù các công ty quảng cáo hoạt động cho vay ngang hàng, chỉ một số ít các công ty kinh doanh tương tự với bản chất của hoạt động cho vay ngang hàng truyền thống, phần lớn các công ty hoạt động theo hình thức *cho vay trực tuyến*, tức là mô hình kết hợp giữa một công ty cầm đồ (cung cấp vốn vay, là đầu mối thu gốc, lãi và phí, thậm chí có thể đảm nhiệm phần thu hồi nợ xấu) với công ty cung cấp nền tảng cho vay sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) chấm điểm tín dụng (Credit Scoring), xác thực khách hàng điện tử (eKYC). *Về bản chất đây là hoạt động cầm đồ* được vận hành trên nền tảng công nghệ, *không phải là mô hình cho vay ngang hàng truyền thống* đang triển khai tại nhiều nước. Do đó, *mô hình cho vay trực tuyến tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến tín dụng đen*. *Về lãi suất và phí*: Lãi suất cho vay của các nền tảng cho vay ngang hàng, cho vay trực tuyến thường không vượt quá 20%/năm, tuy nhiên, người đi vay sẽ phải trả thêm phí như: Phí tư vấn quản lý khoản vay, phí quản lý khoản vay chậm trả, phí trả nợ trước hạn. Ví dụ, khách hàng vay 4 triệu đồng trong 4 tháng tại Công ty TNHH ATM Online Việt Nam, tính đến cuối kỳ khách hàng phải trả 6,180,498 đồng trong đó: ^(1)^ Tiền lãi suất: 100,498 đồng; ^(2)^ Tiền phí dịch vụ: 320,000 đồng; ^(3)^ Tiền phí tư vấn: 1,760,000 đồng và ^(4)^ Tiền gốc. *Chính vì khoản phí cao hơn nhiều lần lãi suất,* dẫn đến thực tế khoản tiền người đi vay phải trả rất cao có thể lên đến *30-50%/tháng*. *Về yếu tố vốn và công nghệ nước ngoài*: phần lớn các công ty được khảo sát đều có sự tham gia góp vốn của nước ngoài hoặc có dấu hiệu không minh bạch về sự tham gia của người nước ngoài trong hoạt động. Hệ thống nền tảng công nghệ (chấm điểm tín dụng, xác thực khách hàng điện tử, trí tuệ nhân tạo) do nước ngoài cung cấp hoặc đánh giá tín dụng tại nước ngoài (công ty tại Việt Nam sử dụng dịch vụ phải trả phí) dẫn đến sự phụ thuộc và mất kiểm soát đối với các hoạt động cho vay. Với sự can thiệp, tham gia về vốn và công nghệ từ nước ngoài trong hoạt động cho vay ngang hàng, cho vay trực tuyến *sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro về an ninh tiền tệ, trật tự an toàn xã hội*, *tiềm ẩn nguy cơ rủi ro mất kiểm soát thông tin, mất an toàn thông tin*. Các đối tượng thường triển khai cho vay qua ứng dụng vì việc kiểm duyệt để hoạt động trên chợ ứng dụng đều do đội ngũ quản lý chợ đảm nhiệm (như chợ ứng dụng CH Play hoặc Apple Store cho thiết bị di động thông minh trên nền tảng ứng dụng Android, IOS) để né tránh sự quản lý của các cơ quan chức năng tại Việt Nam. Các chợ ứng dụng này chỉ kiểm tra tính an toàn của ứng dụng (không có phần mềm độc hại, phù hợp với chính sách của chợ ứng dụng); không kiểm tra ứng dụng đó có vi phạm pháp luật của nước sở tại hay không. Bên cạnh đó, thông tin về đơn vị chủ quản các ứng dụng được đăng tải không đầy đủ. Do đó, việc triển khai cho vay trực tuyến trên các ứng dụng của các đối tượng *nhằm che giấu danh tính.* Chính vì vậy, thời gian qua, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng cho vay trực tuyến đã có sự chuyển dời từ website sang các ứng dụng. #### 3.2. Tội phạm làm giả thẻ ngân hàng. Tội phạm làm giả thẻ ngân hàng có thể chia làm 02 loại: *+Thứ nhất: sử dụng công cụ, phương tiện làm giả thẻ ngân hàng của người khác thông qua hoạt động Skimming, tấn công xâm nhập chiếm đoạt thông tin thẻ của người khác.* Các đối tượng sẽ thực hiện hành vi lắp đặt thiết bị công nghệ cao (thiết bị Skimming) tại máy ATM nhằm đánh cắp thông tin, làm giả thẻ ngân hàng, rút tiền chiếm đoạt diễn biến phức tạp, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng ngày càng tinh vi, gây thiệt hại lớn về tài sản, gây bức xúc dư luận xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, an toàn hệ thống thanh toán của Việt Nam, cũng như uy tín của các ngân hàng. \- Từ các thông tin thẻ ngân hàng này (chủ yếu là thẻ từ), các đối tượng in dữ liệu vào các phôi thẻ trắng thông qua thiết bị MSR600. Sau đó, sử dụng các thẻ ngân hàng giả này sang Việt Nam để rút tiền nhằm chiếm đoạt. Thời điểm các đối tượng thực hiện rút tiền thường vào ngày cuối tuần hoặc thời điểm ban đêm, lúc lực lượng chức năng ít hoạt động và không cảnh giác. *+ Thứ hai: sử dụng thông tin giấy tờ giả để đăng ký, mở tài khoản.* Đặc điểm của loại tội phạm này có thể khái quát gồm các giai đoạn tiến hành như sau: **^(1)^**Một số đối tượng hacker dùng nhiều phương thức thủ đoạn khác nhau để tiến hành xâm nhập, tấn công, đánh cắp chiếm đoạt thông tin thẻ tín dụng của người khác. **^(2)^**Mua bán, trao đổi thông tin thẻ tín dụng trên các diễn đàn, hội nhóm. **^(3)^**Thiết lập, quản trị, điều hành, đăng ký, mở các gian hàng thương mại điện tử trên ebay, amazon\...**^(4)^**Thuê các đối tượng hacker hoặc trực tiếp tiến hành mua hàng hóa trên các trang thương mại điện tử hoặc trên chính các gian hàng mình quản lý. **^(5)^**Sử dụng thông tin của người khác để đăng ký mở tài khoản, mở ví điện tử quốc tế (Paypal, Payoneer\...) để nhận tiền. **^(6)^**Chuyển tiền về các tài khoản ngân hàng Việt Nam để chiếm đoạt. II. Phương thức, thủ đoạn của tội phạm sử dụng công nghệ cao xâm phạm trật tự xã hội ------------------------------------------------------------------------------------ *Tội phạm sử dụng không gian mạng xâm phạm TTXH:* được hiểu là tội phạm sử dụng công nghệ cao được quy định tại Mục 2 Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông - Chương XXI Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng gồm các Điều 285, 286, 287, 288, 289, 290, 291, 293, 294; Ngoài ra, một số hành vi vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao thực hiện hành vi phạm tội gồm: Tổ chức đánh bạc và đánh bạc; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy; môi giới mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em; hoạt động tín dụng đen; kinh doanh trò chơi trực tuyến; quảng cáo; xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền phần mềm, bản quyền truyền hình, phim số, nhạc số; buôn bán hàng cấm, chất cấm; mua bán trái phép vụ khí quân dụng, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện quân sự; mua bán tiền giả, văn bằng, chứng chỉ giả trên không gian mạng... ### 1. Lĩnh vực trò chơi trực tuyến (game online): Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có thị trường trò chơi trực tuyến phát triển nhất Đông Nam Á. Kinh doanh trò chơi trực tuyến mạng lại lợi nhuận kinh tế cao, giải quyết công ăn, việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Tuy nhiên, hình ANTT trên lĩnh vực game online nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Qua thực tế công tác đấu tranh, tình hình game nổi lên một số vấn đề: \+ Thị trường kinh doanh game tại Việt Nam phát triển mạnh, những ngành công nghiệp sản xuất game trong nước còn hạn chế, chỉ có một vài nhà sản xuất game độc lập nhỏ lẻ: 90% game có nguồn gốc Trung Quốc, tiềm ẩn nguy cơ xâm lăng văn hóa, lũng đoạn thị trường, nhiều game kém chất lượng, game rác chuyển về Việt Nam. \+ Tỷ lệ game chứa đựng yếu tố phức tạp về chính trị, khiêu dâm, nhạy cảm, trái thuần phong mỹ tục, kích động bạo lực có xu hướng gia tăng: game của ngụy quân, ngụy quyền, hơn 60 game chứa mã độc, game bạo lực, khiêu dâm. \+ Người dùng bị nghe lén, thu thập thông tin cá nhân qua game: 250 game cài phần mềm Alphonso có chức năng nghe lén, ghi lại thông tin ngay cả khi game không được kích hoạt, nhà phát hành cài mã độc... \+ Việc mua bán, vận hành game tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến kinh tế, chuyển giá, trốn thuế, làm giả giấy tờ. \+ Google và Apple độc quyền thanh toán đối với dịch vụ nội dung số trên các nền tảng ứng dụng IOS và Android, khiến doanh nghiệp Việt phụ thuộc rất lớn vào hãng công nghệ này: Yêu cầu các doanh nghiệp khi đưa dịch vụ lên chợi Google, Apple phải chia sẻ 30% doanh thu cho kênh thanh toán. \+ Game trực tuyến có tính chất cờ bạc: tính đến cuối năm 2018 có khoảng 40 game trực tuyến trái phép có quy mô lớn, mô phỏng cờ bạc, có thủ đoạn: \- Không đăng kí hoặc giả mạo thông tin, hệ thống máy chủ cơ sở dữ liệu ở nước ngoài, sử dụng dịch vụ che giấu địa chỉ IP máy chủ, che giấu thông tin đăng kí tên miền. \- Móc nối hình thành các kênh đại lý là số đối tượng hoạt động có tính chất xã hội đen trong nước để phân phối chuyển nhện tiền ảo trong trò chơi thông qua chuyển khoản ngân hàng, sử dụng sim đa năng để nhận thẻ cào... từ đó thanh toán cho các dịch vụ chính thống khác. \- Chỉ cho phép chuyển khoản ngân hàng, mỗi lần nạp tiền, người chơi sẽ được yêu cầu chuyển khoản và tài khoản khác nhau, những tài khoản này đều do đối tượng thuê hoặc sử dụng CMND cầm, cắm ở hiệu cầm đồ để đăng kí. \- Sử dụng phương thức liên lạc với nhau qua các ứng dụng viber, zalo, messenger, cho phép người chơi nạp, rút tiền bằng tiền ảo Bitcoin, Etherium... \- Phát hành dưới vỏ bọc game dành cho trẻ em thông qua kho ứng dụng Google, Apple... \- Hoạt động lợi dụng trò chơi trực tuyến để thực hiện hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc qua mạng internet đang diễn ra phức tạp, gây ra nhiều hệ lụy lớn cho xã hội như: trộm cắp, cướp của, cho vay nặng lãi dưới hình thức tín dụng đen..., ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội. Phòng 5 đã xây dựng 01 hồ sơ ĐTCB lĩnh vực Trò chơi trực tuyến để nắm tình hình và thu thập thông tin về lĩnh vực này. ### 2. Buôn bán hàng cấm, hàng lậu, ma tuý, dược phẩm Tình trạng buôn bán ma túy qua mạng đã xuất hiện và có dấu hiệu gia tăng, với phương thức thủ đoạn là: \- Tạo các tài khoản ảo trên mạng xã hội facebook, telegram, zalo để quảng cáo, rao bán các chất ma túy. \- Thành lập các hội, nhóm trên mạng xã hội như facebook, telegram, zalo... tạo lập các hội nhóm chuyên biệt có nội dung về ma túy như: mua bán ma túy đá, cần sa, nấm thức thần,... nhóm bán hạt giống cần sa, cây thuốc phiện, nhóm hướng dẫn trồng, kỹ thuật canh tác trồng cần sa, cây thuốc phiện, hướng dẫn pha chế, điều chế ma túy tại nhà... \- Trao đổi mua bán, vận chuyển ma túy qua các trang thương mại điện tử \- Sử dụng các trang mạng, diễn đàn ngầm (Deepweb) để buôn bán ma túy. ### 3. Vi phạm bản quyền phần mềm; bản quyền nhạc số, phim số; quyền tác giả, tác phẩm và bản quyền truyền hình: *+ Vi phạm bản quyền phần mềm:* Theo Liên minh Phần mềm doanh nghiệp (BSA), 60% số phần mềm cài đặt trên máy tính trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương là phần mềm không có bản quyền, với tỷ lệ 81% vi phạm, Việt Nam được coi là một quốc gia có tỷ lệ vi phạm cao thứ hai (sau Trung Quốc). Theo các chuyên gia và những doanh nghiệp phần mềm tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm đang làm giảm sức cạnh tranh của các nền kinh tế trong khu vực, gây phương hại đến khả năng phát triển các sản phẩm mới. *+Vi phạm bản quyền nhạc số, phim số:* Hiện ở Việt Nam có khoảng 150 trang nhạc trực tuyến giao diện bằng tiếng Việt đang hoạt động nhưng chỉ có 18 trang ký thỏa thuận với các cơ quan, tổ chức quản lý để được phép sử dụng hợp pháp bản quyền, trong đó 5 trang thu phí (Zing, Nhaccuatui, Nhac.vui, Socbay, Nghenhac). Nhiều website cung cấp phim số trên mạng internet và hầu hết không được sự đồng ý của cơ quan quản lý. Ngoài những bộ phim của Việt Nam, phần lớn là phim của nước ngoài. Công tác phối hợp giữa Hiệp hội điện ảnh nước ngoài và các cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam chưa hiệu quả. *+Vi phạm quyền tác giả, tác phẩm:* Tình trạng trộm cắp, sao chép mã nguồn tài liệu để chỉnh sửa và bán lấy tiền hưởng lợi vẫn tiếp tục diễn ra với mức độ công khai. Thời gian gần đây, nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã sưu tập hàng ngàn tài liệu (luận văn, đồ án, luận án...) trộm cắp bản quyền của tác giả cung cấp tới người dùng là học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh... thu tiền thông qua nạp thẻ điện thoại hoặc nhắn tin vào đầu số giá trị gia tăng. *+Vi phạm bản quyền truyền hình:* Nhiều website cung cấp, chuyển tiếp cho người xem các chương trình truyền hình của các đài truyền hình từ Trung ương tới địa phương, phần lớn không được sự cho phép của cơ quan quản lý. Ngoài chương trình đã phát sóng còn có cả chương trình chưa lên sóng, gây thiệt hại lớn cho nhà sản xuất chương trình và đài truyền hình. ### 4. Kinh doanh, mua bán vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; các thiết bị ghi âm ghi hình, định vị, ngụy trang trên mạng internet Hiện nay, trên không gian mạng có hàng nghìn tài khoản mạng xã hội, số điện thoại rao bán công khai vũ khí, công cụ hỗ trợ; các đối tượng lập nhiều trang web, tài khoản Youtube, Facebook, Zalo, các hội, nhóm kín và công khai trên không gian mạng đăng tải nội dung quảng cáo, mua bán trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Một số phương thức, thủ đoạn nổi lên như sau: ***Nguồn hàng vũ khí, công cụ hỗ trợ:*** hầu hết được một số nhóm đối tượng làm tổng đại lý nhập lậu với số lượng lớn vào Việt Nam qua các cửa khẩu và có trường hợp nhập hàng về từ nước ngoài, như: Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan thông qua các dịch vụ vận chuyển quốc tế hoặc thông qua các trang thương mại điện tử của Trung Quốc, như: Tao Bao Express, Alibaba. Các đại lý nhỏ thường lấy hàng của nhau hoặc lấy hàng từ các đại lý lớn bán cho khách hàng hưởng tiền chênh lệch. Các loại mặt hàng chủ yếu là các loại linh kiện súng hơi, súng thể thao, bình xịt hơi cay, công cụ hỗ trợ, dùi cui điện, gậy baton, súng điện, tay đấm gấu, dao găm, kiếm, mã tấu... ***Phương thức, thủ đoạn***: Các đối tượng tạo lập tài khoản mạng xã hội Facebook, Youtube, Zalo, các hội, nhóm công khai đăng nội dung mua bán vũ khí, công cụ hỗ trợ kèm theo số điện thoại liên hệ; không gặp mặt trực tiếp, chỉ liên hệ trao đổi mua bán qua số điện thoại (***sim rác***), tài khoản Zalo, Facebook ***ảo***, ***ẩn danh***, thanh toán tiền qua tài khoản ngân hàng không đăng ký chính chủ, đi mượn hoặc thuê của người khác, hoặc thanh toán ship COD (nhận hàng, kiểm tra rồi trả tiền cho nhận viên giao hàng); các đối tượng vận chuyển hàng thông qua người quen, dịch vụ xe khách liên tỉnh, hoặc thông qua các dịch vụ vận chuyển như: Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng nhanh, Grab, Ladaza, Shopee, Tiki... Để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, các đối tượng thường không ghi địa chỉ người gửi, khai báo không đúng loại hàng hóa cần gửi. Xuất hiện thủ đoạn lập tài khoản ảo rao bán vũ khí, công cụ hỗ trợ để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; các đối tượng lập các tài khoản mạng xã hội Zalo, Facebook, Youtube đăng thông tin mua bán vũ khí, công cụ hỗ trợ, sau khi nhận tiền cọc sẽ khóa tài khoản, tắt máy điện thoại, không liên lạc với khách hàng. Một số đối tượng sử dụng các loại máy móc công nghệ cao sao chép, tự sản xuất trái phép nhiều loại súng, đạn và nhận \"nâng cấp\" từ súng ít sát thương lên súng gây sát thương cao. Các loại mặt hàng vũ khí rao bán trên mạng như súng săn, súng bắn cồn, bắn gas... có tính sát thương rất lớn, đe dọa tính mạng, việc mua bán công khai các loại vũ khí trên đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội. ### 5. Các hội nhóm "giang hồ mạng" Xu hướng phát triển mạnh trong giai đoạn hiện nay điển hình là hoạt động trên Youtube, Facebook của một số đối tượng giang hồ mạng như: "Bình Trọc", "Dũng Trọc", "Dương Minh Tuyền", "Phú Lê", "Huấn Hoa Hồng"... Các đối tượng trên đăng tải trên mạng Internet hàng loạt video với ngôn từ "tục tĩu", hành xử kiểu giang hồ, sử dụng dao kiếm đi đòi nợ, đốt xe, đập phá, gây rối... đã thu hút sự quan tâm theo dõi của trăm nghìn người chủ yếu là giới trẻ ở độ tuổi mới lớn. Những video trên gây ra những định hướng sai lệch như: Cuộc sống của giới "xã hội đen" nhàn nhã, sung sướng, không cần học hành cũng dễ dàng kiếm tiền, cuộc sống xoay quanh rượu bia, sàn nhảy, đâm chém\... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến định hướng đạo đức của giới trẻ. Với tình hình trên, các lực lượng chức năng cần lập hồ sơ NV theo dõi chuyên đề này đồng thời tham mưu với lãnh đạo đơn vị có công văn gửi CA các đơn vị địa phương đề nghị kịp thời nắm tình hình hoạt động của các đối tượng tại nơi cư trú, giáo dục, định hướng và phát hiện xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật nếu có. ### 6. Truyền bá, phát tán phim ảnh đồi trụy **-** Các website, diễn đàn chia sẻ những hình ảnh, bộ phim có nội dung khiêu dâm, đồi trụy tiếp tục diễn biến phức tạp. Đặc biệt, tình trạng truyền bá phim ảnh khiêu dâm trẻ em đã và đang gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, làm gia tăng tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em hiện nay**.** \- Trước đây các đối tượng chủ yếu lập các website chứa các phim ảnh có nội dung đồi trụy nhằm thu hút nhiều lượt xem để kiếm tiền từ quảng cáo. Các đối tượng kiếm tiền thông qua việc thu tiền đăng ký thành viên, nâng cấp tài khoản VIP hoặc đặt các banner quảng cáo trên website, hay thu tiền quảng cáo thông qua các hình thức liên kết với các website kiếm tiền quảng cáo khác khi người sử dụng click vào các liên kết trên website. \- Hiện nay, sau khi Google tiến hành hạn chế số lượng truy cập file trên hệ thống Google Drive theo ngày, nâng giá thành việc nâng cấp tăng thêm dung lượng cho tài khoản Google Drive, các đối tượng chuyển sang dùng các server miễn phí (có các quảng cáo kèm theo bắt buộc, băng thông thấp\...), một số đối tượng chuyên nghiệp hiểu biết, có trình độ cao về công nghệ thông tin vẫn có thể dùng phương pháp stream từ tài khoản Google Drive theo cách cũ bằng cách sử dụng một phương pháp stream hữu hiệu hơn và chia nhỏ các file xem để hạn chế số lượng truy cập. Các đối tượng sử dụng các dịch vụ ẩn thông tin đăng ký tên miền, ẩn IP máy chủ chứa cơ sở dữ liệu nhằm trốn tránh việc kiểm tra, phát hiện, xác minh của các cơ quan chức năng. Hình thức thanh toán tiền được chuyển sang các hình thức chuyển khoản qua thanh toán tiền ảo như Bitcoin. Thông qua các trang web truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, đối tượng phát tán nhiều loại mã độc, phần mềm nghe lén, virus\... nhằm thu thập trái phép thông tin người dùng Internet. ### 7. Hoạt động quảng cáo, mua bán và sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả Thời gian qua, hoạt động quảng cáo, sản xuất, mua bán và sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả trên không gian mạng diễn ra ngày càng phức tạp, với thủ đoạn hết sức tinh vi nhằm tránh sự phát hiện, xử lý của cơ quan chức năng, nổi lên là: ^(1)^ *Sử mạng xã hội, internet để rao bán một cách công khai.* Chỉ cần gõ từ khóa "làm giấy tờ giả" trên công cụ tìm kiếm Google cho ra hơn **20 triệu** kết quả trong **0,35 giây**, với hàng loạt lời mời chào, quảng cáo hấp dẫn như: "*Chứng minh thư làm lấy ngay, nhanh chóng trong hai ngày*", "*làm giấy tờ giả chỉ vài giây -- nhận kết quả tức thì*", "*Giao tận tay, nhận trực tiếp -- Không cọc, đưa hàng đưa tiền*"... ^(2)^ *Sử dụng sim rác nhắn tin quảng cáo* đến số điện thoại cá nhân, qua các ứng dụng OTT (Zalo, Viber...). Để che dấu hành vi các đối tượng này không nghe điện thoại trực tiếp từ khách hàng, chỉ trả lời qua tin nhắn. ^(3)^ *Thường xuyên thay đổi địa điểm sản xuất* giấy tờ giả và sử dụng giấy tờ giả để thuê địa điểm làm nơi sản xuất và kho chứa; không gặp gỡ, trao đổi với các đối tượng trung gian mua bán mà vận chuyển hàng hóa qua các dịch vụ chuyển phát, kê khai mặt hàng không đúng hoặc ngụy trang thành hàng hóa khác, sử dụng dịch vụ thu tiền hộ hoặc chuyển tiền qua các tài khoản ngân hàng được thuê hoặc mua của người khác. ^(4)^ *Phần lớn các đối tượng tự thực hiện hầu hết mọi công đoạn*, từ chế tạo phôi các loại văn bằng, chứng chỉ cho đến chữ ký, con dấu của cơ quan có thẩm quyền. Thậm chí có đường dây còn quảng cáo đã đầu tư máy móc hiện đại, mỗi máy thực hiện một công đoạn. Sau khi hoàn thành, "sản phẩm" còn được dùng máy soi hiển vi để kiểm tra chất lượng, phát hiện lỗi. ### 8. Tội phạm tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng ***Một số tình hình, phương thức thủ đoạn*** Tình hình tội phạm tổ chức đánh bạc và đánh bạc tiếp tục diễn biến phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh kinh tế và trật tự an toàn xã hội. Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng **30** nhà cái lớn như: M88, bong88, 3in1bet, Sbobet, W88, 188bet, dafabet, 10Bet, Bet365, Fun88... Các nhà cái này được cấp phép và hoạt động hợp pháp tại một số quốc gia trên thế giới và trong khu vực Philippin, Malaysia, Campuchia\... Mỗi nhà cái lớn mở ra hàng trăm website với hàng nghìn máy chủ đặt tại nhiều nước trên thế giới tổ chức cho người chơi tham gia đánh bạc trên mạng Internet. Các đối tượng người nước ngoài cấu kết với người Việt Nam hình thành các đường dây, tổ chức đánh bạc chặt chẽ, quy mô lớn, phát triển ở hầu hết tỉnh thành trong cả nước. Hình thức đánh bạc trên mạng Internet được quảng cáo rộng rãi, dễ dàng truy cập, đặt cược và chuyển nhận tiền, lại khó bị phát hiện nên thu hút được lượng lớn người chơi tham gia. Số lượng thành viên trên mỗi trang mạng lên tới hàng chục nghìn người, được phân quyền và bảo mật chặt chẽ. Hiện nay có hai hình thức tổ chức đánh bạc trực tuyến gồm: \(2) *Hình thức thế chấp (trả tiền trước*): Hiện nay, có khoảng hơn 10 nhà cái tổ chức đánh bạc thế chấp như: M88, Fun88.com, 12bet, dafabet,...Phần quản trị ở nước ngoài (nhà cái) sẽ trực tiếp kiểm soát toàn bộ hoạt động đánh bạc của các tài khoản đánh bạc do người chơi lập ra. Những người tham gia đánh bạc sau khi đăng ký tài khoản đánh bạc trên mạng phải đến ngân hàng mở tài khoản, sau đó chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng tổ chức, hoặc có thể sử dụng hình thức nạp thẻ điện thoại và làm theo hướng dẫn vì trang web này có cài phần mềm tự động, số tiền nạp vào tài khoản sẽ quy ra điểm (tiền ảo) để các con bạc đánh bạc trực tiếp. Tuy nhiên, do việc chuyển tiền ra nước ngoài giữa con bạc và nhà cái không thể thực hiện trực tiếp nên nhà cái phải sử dụng khâu trung gian là các đối tượng người Việt Nam. Những đối tượng người Việt Nam này được giao nhiệm vụ mở nhiều tài khoản tại các ngân hàng thương mại để con bạc chuyển tiền vào, sau đó chúng chuyển tiền ra nước ngoài cho nhà cái bằng nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau: chuyển tiền qua các cửa hàng vàng, "đầu lậu" chuyển tiền đen tại biên giới. *- Hoạt động quảng cáo đánh bạc, cá độ bóng đá, trò chơi có tính chất cờ bạc với nhiều phương thức thủ đoạn tinh vi:* Các đối tượng tăng cường quảng cáo trên các trang tin tức bóng đá, trang phim lậu, truyền đưa trực tiếp các giải bóng đá trên các trang web có máy chủ ở nước ngoài. Phát hiện tình trạng các đối tượng lợi dụng tính năng "Hỏi đáp trực tuyến", "Phản hồi", "Lấy ý kiến", "Thảo luận"... cho phép người dùng gửi nội dung lên cổng thông tin/trang tin điện tử mà không qua kiểm duyệt để tán phát lên cổng thông tin/trang tin điện tử có tên miền **.gov.vn** của các cơ quan, tổ chức nhà nước với nội dung quảng cáo, hướng dẫn tham gia đánh bạc, trò chơi có tính chất cờ bạc. Ngoài ra, các đối tượng lợi dụng chức năng gửi tin nhắn iMessage trên các thiết bị dùng hệ điều hành iOS của Apple để nhắn tin quảng cáo hoạt động đánh bạc cho nhà cái. Tình trạng phát tán tin nhắn rác tiềm ẩn nguy cơ, đặc biệt nếu các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để nhắn tin đến hàng triệu người với nội dung tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước hoặc kích động biểu tình, gây rối gây hậu quả nghiêm trọng. **CHƯƠNG III:** **TỘI PHẠM LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG** **I. Thực trạng tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tải sản trên không gian mạng** Trong những năm gần đây, Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, với số lượng người sử dụng internet và các nền tảng kỹ thuật số ngày càng gia tăng. Cùng với đó, thương mại điện tử và các dịch vụ trực tuyến đang trở thành một phần quan trọng của đời sống người dân, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19 khi xu hướng làm việc và mua sắm đã dịch chuyển lên không gian mạng. Tận dụng sự phát triển này, tội phạm sử dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng gia tăng, hoạt động phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế quốc gia cũng như cho các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gần đây là do: - **Sự phổ biến của công nghệ số và mạng xã hội**: Khi internet trở thành phương tiện giao tiếp và giao dịch chủ yếu, người dân cũng dễ trở thành mục tiêu của các loại tội phạm mạng. Đặc biệt, các đối tượng thường nhắm vào những người ít có kinh nghiệm về bảo mật và an ninh mạng. - **Thiếu hiểu biết và kỹ năng tự bảo vệ**: Một bộ phận người dân thiếu kiến thức về an ninh mạng cũng như chưa nhận diện được các phương thức, thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo trực tuyến. Điều này khiến họ dễ trở thành nạn nhân của loại tội phạm này. - **Khó khăn trong xác minh, truy vết và đấu tranh, xử lý**: Với tính chất ẩn danh của mạng internet, việc xác định danh tính và truy vết các đối tượng tội phạm lừa đảo gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, với xu hướng dịch chuyển ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam để thực hiện hành vi phạm tội nhằm tránh sự điều tra, xử lý cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tội phạm này không suy giảm mà ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây. **II. Đặc điểm của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng** **1. Khai thác sự ẩn danh và không biên giới của môi trường mạng** Trên môi trường mạng, việc tạo dựng một danh tính ảo hoặc sử dụng thông tin giả rất dễ dàng và khó kiểm chứng. Chính sự ẩn danh và không biên giới này đã trở thành công cụ hữu hiệu cho tội phạm. Chỉ với một vài thao tác, chúng có thể tạo ra tài khoản giả, sử dụng số điện thoại rác hoặc sử dụng các phần mềm giả mạo số điện thoại để che giấu thông tin thật. Các đối tượng có thể ngồi ở bất cứ đâu, thậm chí ngoài lãnh thổ quốc gia, nhưng vẫn dễ dàng tiếp cận nạn nhân thông qua các kênh trực tuyến. Tội phạm sử dụng sự ẩn danh để gây khó khăn cho nạn nhân trong việc xác minh danh tính, cũng như tránh bị truy vết bởi cơ quan chức năng. Chúng thường giả mạo là người thân, bạn bè hoặc người đại diện của các cơ quan chức năng để tạo lòng tin. Điều này khiến nạn nhân dễ dàng rơi vào bẫy mà không mảy may nghi ngờ. *Ví dụ điển hình*: Các đối tượng giả danh công an, ngân hàng hoặc cơ quan nhà nước để yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân hoặc giả danh người thân để vay mượn tiền. Sự ẩn danh giúp chúng dễ dàng thay đổi vai trò, khiến nạn nhân khó lần ra dấu vết hoặc nghi ngờ danh tính của chúng. **2. Khai thác tâm lý và nhu cầu của nạn nhân thông qua các kịch bản \"khẩn cấp,\" \"hấp dẫn,\" và \"bí ẩn\"** **- Lòng trắc ẩn và sự đồng cảm**: Con người vốn có xu hướng giúp đỡ, thương cảm và chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt khi họ cảm thấy người khác đang gặp phải vấn đề khẩn cấp hay tình huống nguy cấp. Đây là phần của bản năng nhân ái và mong muốn làm điều tốt, và thường khiến người ta hành động một cách tự nhiên mà ít nghi ngờ. Tội phạm lợi dụng yếu tố này bằng cách dựng nên các câu chuyện thương tâm, giả làm người thân, bạn bè gặp hoạn nạn hoặc tạo ra các tình huống cấp bách như tai nạn, bệnh tật hoặc hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ. Đôi khi, chúng còn giả danh các tổ chức từ thiện, kêu gọi quyên góp hoặc viện trợ cho các hoàn cảnh đặc biệt. Các đối tượng này biết rằng lòng trắc ẩn sẽ khiến nạn nhân dễ dàng "mở lòng" về mặt tài chính mà ít cảnh giác. *Ví dụ cụ thể*: Đối tượng giả mạo người thân nhắn tin, gọi điện với lý do như đang ở bệnh viện, cần tiền chữa trị hoặc cấp cứu gấp. Tội phạm cũng có thể giả danh là các tổ chức từ thiện, kêu gọi sự ủng hộ từ cộng đồng cho những trường hợp khó khăn, thiên tai, dịch bệnh hoặc trẻ em nghèo. Các tài khoản mạng xã hội giả mạo tổ chức từ thiện thường đăng các hình ảnh và câu chuyện xúc động nhằm gây cảm giác thương cảm và khiến nạn nhân tin tưởng chuyển khoản hỗ trợ. \- **Nỗi sợ và tâm lý an toàn**: Con người luôn muốn bảo vệ tài sản, uy tín và tránh xa các rủi ro pháp lý hay sức khỏe. Các đối tượng thường xây dựng kịch bản liên quan đến pháp lý, sức khỏe hoặc tài chính nhằm gây hoảng sợ và lo lắng cho nạn nhân. Khi nạn nhân rơi vào trạng thái lo lắng, họ dễ bị chi phối và hành động theo yêu cầu của đối tượng để tránh rủi ro hoặc mất mát. Lợi dụng yếu tố này tội phạm thường giả danh cơ quan thực thi pháp luật, ngân hàng hoặc các tổ chức quản lý tài sản để thông báo về các vấn đề pháp lý, nạn nhân đang bị điều tra hoặc vấn đề liên quan đến bảo mật của tài khoản ngân hàng\... Những thông báo này làm nạn nhân sợ hãi và có tâm lý muốn hành động ngay lập tức để bảo vệ bản thân và tài sản. Các đối tượng sử dụng giọng điệu uy hiếp, khẩn cấp hoặc yêu cầu bảo mật để làm nạn nhân hoảng sợ và dễ tuân theo yêu cầu. *Ví dụ cụ thể*: Đối tượng lừa đảo giả danh cơ quan công an, gọi điện thoại thông báo rằng nạn nhân đang bị điều tra trong một vụ tai nạn giao thông, ma tuý... hoặc tài khoản ngân hàng cần thay đổi thông tin để bảo mật. Để \"giải quyết\" và tránh các hậu quả pháp lý cũng như đảo bảo an toàn cho tài sản, chúng yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân, mã OTP hoặc chuyển tiền \"đảm bảo\". \- **Lòng tham**: Rất nhiều người có mong muốn cải thiện tình hình tài chính và dễ bị thu hút bởi những cơ hội đầu tư, công việc nhẹ lương cao hoặc các chương trình trúng thưởng có phần thưởng lớn. Lòng tham khiến con người dễ dàng tin vào những lời hứa hẹn hấp dẫn, nhất là khi họ cảm thấy mình có cơ hội \"làm giàu nhanh\" hoặc nhận được lợi ích đặc biệt. Lợi dụng đặc điểm tâm lý này tội phạm thường đưa ra các kịch bản như cơ hội đầu tư sinh lời cao, \"việc nhẹ lương cao\" hoặc các chương trình khuyến mãi, trúng thưởng lớn. Những lời hứa hẹn hấp dẫn này đánh vào "lòng tham" của nạn nhân và làm họ dễ dàng bỏ tiền đầu tư hoặc cung cấp thông tin cá nhân mà không kiểm tra kỹ lưỡng. *Ví dụ cụ thể*: Tội phạm giả mạo là nhân viên tư vấn tài chính và đưa ra cơ hội đầu tư siêu lợi nhuận. Chúng yêu cầu nạn nhân chuyển tiền để tham gia đầu tư với lời hứa sẽ có lãi suất cao. Sau một vài lần thanh toán với khoản nhỏ có lợi nhuận để tạo sự tin tưởng, chúng sẽ yêu cầu nạn nhân đầu tư số tiền lớn hơn và chiếm đoạt toàn bộ. \- **Sự tò mò và mong muốn trải nghiệm điều mới lạ**: Tò mò là một trong những yếu tố thúc đẩy con người khám phá và học hỏi, nhưng cũng khiến nhiều người dễ rơi vào bẫy. Khi gặp các tình huống thú vị hoặc bí ẩn, con người có xu hướng tìm hiểu và thử nghiệm mà không kiểm tra kỹ. Lợi dụng đặc điểm tâm lý này tội phạm gửi các tin nhắn hấp dẫn, bí ẩn để kích thích sự tò mò của nạn nhân, dụ họ nhấp vào link lạ hoặc cài đặt ứng dụng chứa mã độc. Sự tò mò khiến nạn nhân dễ bị dẫn dụ mà không kịp suy nghĩ. *Ví dụ cụ thể*: Đối tượng gửi các tin nhắn giả mạo thông báo trúng thưởng hoặc thông báo có phần quà đặc biệt, yêu cầu nạn nhân truy cập đường link để nhận quà hoặc tiền thưởng. Khi truy cập, nạn nhân bị yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc cài đặt ứng dụng chứa mã độc. \- **Niềm tin**: Tội phạm lừa đảo thường xây dựng lòng tin từ nạn nhân thông qua việc giả mạo các cơ quan, tổ chức uy tín; cung cấp thông tin cá nhân của nạn nhân; sử dụng các tài khoản mạng xã hội chiếm đoạt được nhắn tin trực tiếp với bạn bè của nạn nhân trong danh sách hoặc tạo ra tài khoản mới với hình ảnh người thành đạt, giàu có từ đó tạo dựng niềm tin ban đầu. Lợi dụng đặc điểm tâm lý này đối tượng tạo lập các website, trang mạng xã hội hoặc ứng dụng có giao diện, logo và tên miền gần giống các thương hiệu uy tín như ngân hàng, công ty tài chính hoặc cơ quan nhà nước. Hoặc cung cấp thông tin chi tiết về nạn nhân, như tên, địa chỉ, các mối quan hệ, tạo cho nạn nhân cảm giác rằng đối tượng nắm rõ thông tin về mình từ đó mất cảnh giác và thực hiện theo yêu cầu của đối tượng. *Ví dụ điển hình*: Đối tượng giả danh ngân hàng gửi SMS yêu cầu xác minh tài khoản, hoặc các tài khoản mạng xã hội của \"người thân\" yêu cầu giúp đỡ tài chính khẩn cấp. Sự tương đồng về giao diện và danh tính giúp chúng chiếm được lòng tin của nạn nhân một cách nhanh chóng. **3. Xây dựng kịch bản lừa đảo có trình tự và linh hoạt thay đổi** Tội phạm lừa đảo thường xây dựng kịch bản lừa đảo theo một trình tự nhất định, từ giai đoạn tiếp cận ban đầu cho đến khi chiếm đoạt tài sản của nạn nhân. Kịch bản thường được xây dựng tăng dần mức độ phức tạp và nghiêm trọng, từ yêu cầu cung cấp thông tin đơn giản đến các hành động phức tạp hơn, khiến nạn nhân dần dần mất cảnh giác và tiếp tục làm theo yêu cầu của chúng mà không nhận ra mình đang bị lừa. Bên cạnh đó, tội phạm lừa đảo luôn cập nhật và thay đổi phương thức dựa trên xu hướng xã hội, các sự kiện đang diễn ra, và mối quan tâm của cộng đồng để điều chỉnh và làm mới kịch bản, tránh bị phát hiện và phù hợp với hoàn cảnh mới. Chúng tận dụng những kênh thông tin phổ biến như mạng xã hội, kênh tin tức và các ứng dụng liên lạc để thay đổi kịch bản nhằm dễ dàng vượt qua sự cảnh của nạn nhân. **Ví dụ cụ thể**: - Trong các vụ lừa đảo đầu tư, đối tượng đưa ra mức đầu tư nhỏ ban đầu và sau đó tăng dần theo từng giai đoạn, từ vài triệu lên đến hàng trăm triệu hoặc thậm chí hàng tỷ đồng. Chúng sẽ hứa hẹn lợi nhuận lớn, nhưng yêu cầu nạn nhân đóng thêm "phí bảo trì", "phí rút tiền" hoặc "thuế" với các khoản phí ngày càng cao. Nạn nhân cảm thấy đã đầu tư sâu, và sẵn sàng trả thêm với hy vọng lấy lại vốn lẫn lãi. - Đối tượng giả danh người thân gặp nạn, ban đầu chỉ mượn một khoản nhỏ, sau đó báo rằng tình hình tồi tệ hơn và cần một khoản tiền lớn để xử lý. Việc tăng dần mức độ tài chính theo thời gian khiến nạn nhân cảm thấy mình cần tiếp tục giúp đỡ. **4. Kết hợp công nghệ vào các thủ đoạn lừa đảo để chiếm đoạt thông tin, tài sản và kiểm soát thiết bị** Trong thời đại số, tội phạm lừa đảo tận dụng tối đa các công cụ công nghệ cao để thực hiện hành vi chiếm đoạt thông tin cá nhân, tài sản và quyền kiểm soát thiết bị của nạn nhân. Bằng cách kết hợp mã độc, ứng dụng giả mạo, trang web lừa đảo, và các công cụ tinh vi khác, chúng xây dựng một hệ thống lừa đảo đa lớp khiến nạn nhân khó có thể phát hiện kịp thời. 1. **Ứng dụng giả mạo và mã độc để kiểm soát thiết bị**: Một trong những phương thức phổ biến nhất là sử dụng ứng dụng chứa mã độc, được ngụy trang dưới hình thức các ứng dụng của cơ quan nhà nước như Vneid, cổng dịch vụ công, thuế\... Khi nạn nhân cài đặt ứng dụng, mã độc sẽ âm thầm hoạt động trên thiết bị, tự động ghi nhận thông tin nhạy cảm như tài khoản ngân hàng, mật khẩu và mã OTP. Thậm chí, những ứng dụng này còn yêu cầu quyền truy cập cao như đọc tin nhắn, truy cập danh bạ và ghi lại các thao tác trên thiết bị, cho phép tội phạm dễ dàng chiếm quyền kiểm soát. *Ví dụ*: Đối tượng có thể yêu cầu nạn nhân tải xuống ứng dụng Vneid để hoàn thành định danh cấp 2. Khi cài đặt, mã độc bắt đầu ghi nhận dữ liệu từ các ứng dụng khác trên thiết bị, bao gồm mật khẩu ngân hàng và mã OTP. Nhờ đó, đối tượng có thể thực hiện các hoạt động chiếm đoạt tài sản mà nạn nhân không hề hay biết. 2. **Trang web và đường link giả mạo để đánh cắp thông tin đăng nhập**: Tội phạm tạo ra các trang web giả mạo có giao diện và tên miền giống với các cơ quan, tổ chức tài chính, dịch vụ vận chuyển\... Những đường link này thường được gửi qua email, tin nhắn SMS hoặc mạng xã hội, dụ dỗ nạn nhân truy cập. Khi nạn nhân nhập thông tin đăng nhập và mật khẩu, dữ liệu sẽ được chuyển thẳng tới tội phạm. Điều này giúp chúng chiếm quyền kiểm soát tài khoản ngay lập tức, mà nạn nhân không hề hay biết. *Ví dụ*: Tội phạm gửi tin nhắn SMS giả mạo ngân hàng với yêu cầu \"xác thực tài khoản\" kèm một đường link. Khi nạn nhân nhấp vào link và nhập thông tin đăng nhập, chúng sẽ sử dụng dữ liệu này để chiếm đoạt tài sản. **III. Phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến trong năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng** **1. Lừa đảo chuẩn hóa thông tin cá nhân (thuê bao di động, VneID, tài khoản ngân hàng, định danh biển số xe...) yêu cầu truy cập hoặc cài đặt ứng dụng độc hại.** Đây là hình thức lừa đảo giả danh cơ quan quản lý nhà nước để yêu cầu người dân truy cập đường link chứa mã độc hoặc tải về ứng dụng giả mạo chứa mã độc. Sau khi người dân click vào đường dẫn hoặc tải về ứng dụng, cho phép truy cập thiết bị, các đối tượng sẽ thu thập được dữ liệu về thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng... nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. - ***Dấu hiệu:*** \- Cuộc gọi đến từ số điện thoại cá nhân hoặc số điện thoại giả mạo thương hiệu (Brandname) như VneID, 113, Vinaphone, Viettel..., các đối tượng giả danh cơ quan quản lý nhà nước (cán bộ công an, cán bộ quản lý hộ tịch, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hoặc nhân viên ngân hàng...), thông báo đề nghị người dân bổ sung hoặc sửa đổi dữ liệu thông tin cá nhân để chuẩn hóa theo quy định. \- Các đối tượng yêu cầu người dân thực hiện các thủ tục trực tuyến bằng cách truy cập vào các đường dẫn giả mạo hoặc tải ứng dụng chứa mã độc để chiếm quyền điều khiển thiết bị điện tử. Đối tượng gây áp lực bằng cách đe dọa nếu không làm theo hướng dẫn thì có thể sẽ bị khóa thuê bao di động, khóa tài khoản ngân hàng hoặc cơ quan công an sẽ đến nhà làm việc... \- Trong một số trường hợp, để tạo lòng tin, các đối tượng gọi video call cho người dân với trang phục công an hoặc giả mạo văn phòng làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước. - ***Biện pháp phòng tránh:*** \- Cảnh giác khi nhận các cuộc gọi tự xưng là cán bộ công an, cán bộ cơ quan quản lý nhà nước, nhân viên ngân hàng, nhà mạng... đề nghị cung cấp thông tin cá nhân hoặc yêu cầu truy cập vào đường dẫn, tải ứng dụng để thực hiện thủ tục trực tuyến. \- Tuyệt đối không chia sẻ, cung cấp thông tin của bản thân cho người khác qua điện thoại hoặc mạng xã hội. \- Liên hệ trực tiếp đến Công an phường/xã nơi cư trú hoặc cơ quan chuyên trách khi nhận được yêu cầu chỉnh sửa/ bổ sung thông tin cá nhân; liên hệ đến số hotline của nhà mạng, ngân hàng khi nhận được yêu cầu chuẩn hóa thông tin thuê bao hoặc tài khoản ngân hàng. \- Chỉ thực hiện các thủ tục trực tuyến trên các website chính thức đã được cơ quan, ban, ngành công bố công khai. Tuyệt đối không truy cập vào các đường link hay tải ứng dụng do người lạ cung cấp, kể cả khi người đó tự xưng là công an, cán bộ nhà nước, nhân viên ngân hàng, hoặc nhà mạng. **Ví dụ:** 1\) Vào tháng 6/2024 Chị N.T.T.V 36 tuổi (trú tại Đinh Văn, Lâm Hà) nhận được cuộc gọi của đối tượng tự xưng là cán bộ Trung tâm đăng kiểm Lâm Đồng liên hệ yêu cầu định danh biển số xe ôtô. Đối tượng hướng dẫn chị V. tải ứng dụng giả mạo trung tâm đăng kiểm tại app CH Play trên điện thoại Android và thực hiện theo các bước hướng dẫn của đối tượng để định danh biển số ôtô; đồng thời yêu cầu chị V. chuyển khoản tiền phí định danh với số tiền 30.000 vào tài khoản có tên "TTĐK Lâm Đồng" để hoàn tất thủ tục định danh trực tuyến. Sang ngày hôm sau, khi chị V. chuyển tiền hàng cho khách hàng chị nhận thấy toàn bộ số tiền trong tài khoản đã không còn và đến cơ quan công an trình báo sự việc. Tại cơ quan công an, khi kiểm tra điện thoại thì tổng số tiền 1.930.000.000đ (một tỷ chín trăm ba mươi ngàn đồng) đã được chuyển đến tài khoản cá nhân của người khác vào 2h37' sáng mà chị không quen biết hay có mối quan hệ làm ăn. Thực hiện kiểm tra toàn bộ các ứng dụng trên điện thoại, cơ quan công an nhận thấy ứng dụng mạo danh Trung tâm đăng kiểm được truy cập toàn quyền truy cập vào điện thoại và các đối tượng đã thực hiện hành vi chuyển toàn bộ số tiền trong tài khoản của chị V. và chiếm đoạt. 2\) Chị T.T.L, ngụ tại (Phường 7, TP. Đà Lạt) nhận được điện thoại của một người tự xưng là Công an thông báo tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của chị chưa được cài đặt trên hệ thống, do trùng hợp là chị cài đặt chưa được nên đã không chút nghi ngờ, làm theo các hướng dẫn của đối tượng. Các đối tượng yêu cầu trao đổi qua Zalo, hướng dẫn chị cài đặt ứng dụng có tên "CỔNG DỊCH VỤ CÔNG", đồng thời video call trực tiếp để yêu cầu chị quay khuôn mặt và thẻ Căn cước công dân cho đối tượng thấy. Sau khi hoàn tất, đối tượng yêu cầu chị trả tiền phí cài đặt là 12.000 đồng và chuyển vào tài khoản có tên "QUY BAO TRO TRE EM VN". Nghĩ rằng số tiền không đáng là bao nên chị đã thực hiện việc chuyển tiền bằng tài khoản ngân hàng có trên điện thoại của mình. Chỉ sau 2 phút chuyển 12.000 đồng, chị phát hiện số tiền còn lại trong tài khoản là 28 triệu đồng bỗng dưng tự động chuyển vào 1 số tài khoản lạ. **2.** **Giả danh công ty tài chính, ngân hàng để hỗ trợ nâng hạn mức tín dụng** Các đối tượng lập nhiều trang mạng xã hội quảng cáo dịch vụ cho vay tiền online qua app với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng hoặc giả mạo là nhân viên ngân hàng gọi điện tư vấn, dụ dỗ nạn nhân sử dụng các dịch vụ liên quan đến tài khoản ngân hàng, hỗ trợ nâng hạn mức cho các tài khoản tín dụng. Sau khi đã tiếp cận được nạn nhân, các đối tượng yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin qua điện thoại và cung cấp đường link truy cập vào website giả mạo có giao diện giống hệt với website của ngân hàng chính thống. Sau đó, các đối tượng hướng dẫn nạn nhân nhập các thông tin về tài khoản ngân hàng như tài khoản đăng nhập, mật khẩu, cung cấp mã OTP cho đối tượng và chiếm quyền sử dụng tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng và thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền. - ***Dấu hiệu:*** \- Đối tượng sử dụng số điện thoại liên hệ với người dân hoặc đăng tải quảng cáo dịch vụ mở thẻ tín dụng, hỗ trợ nâng cấp hạn mức tín dụng tiêu dùng cho người dân trên mạng xã hội. \- Yêu cầu trao đổi nội dung công việc thông qua mạng xã hội như Zalo, Facebook, Telegram... \- Nội dung tư vấn có rất nhiều chính sách, điều khoản được hưởng ưu đãi, cùng với các quyền lợi hấp dẫn (lãi suất thấp, thời hạn trả nợ dài, hạn mức tín dụng cao...) \- Yêu cầu cung cấp: thông tin cá nhân, cung cấp tài khoản/số thẻ, mật khẩu đăng nhập ứng dụng chuyển tiền của ngân hàng, mã OTP. \- Yêu cầu truy cập vào các đường link hoặc tải ứng dụng có giao diện giống ngân hàng chính thống nhằm chiếm quyền điều khiển thiết bị. - ***Biện pháp phòng tránh:*** \- Liên hệ trực tiếp đến hotline trên trang chủ của các ngân hàng, công ty tài chính để kiểm tra thông tin về các chương trình ưu đãi, khuyến mãi. \- Không truy cập, cài đặt ứng dụng liên quan đến các công ty tài chính, ngân hàng khi chưa kiểm tra, xác thực thông tin liên quan đến chương trình khuyến mãi hay hỗ trợ liên quan đến tài khoản ngân hàng. \- Tuyệt đối không cung cấp thông tin thẻ/thông tin cá nhân cho bất kỳ ai và bằng bất kỳ hình thức nào kể cả người tự xưng là công an, cơ quan điều tra, nhân viên ngân hàng. **Ví dụ:** Vào tháng 9/2023, chị L.H.T (trú tại TP. Bảo Lộc) nhận được cuộc gọi của người xưng là nhân viên ngân hàng Techcombank, cho biết lịch sử chi tiêu của chị tốt nên được ngân hàng hỗ trợ tăng hạn mức tín dụng. Chị T được người này kết bạn Zalo và được cung cấp các thông tin liên quan đến việc hỗ trợ tăng hạn mức thẻ tín dụng với rất nhiều ưu đãi hấp dẫn. Sau đó, người này yêu cầu chị T. truy cập vào đường link có giao diện giống hệt ứng dụng chuyển tiền của ngân hàng Techcombank. Đối tượng đề nghị chị đăng nhập thông tin tài khoản và cung cấp mã OTP để xác thực tăng hạn mức. Sau khi cung cấp thì thẻ tín dụng của chị T. bị trừ 30 triệu đồng thanh toán cho hóa đơn mua điện thoại. **3. Lừa đảo tham gia đầu tư sàn chứng khoán quốc tế** Các đối tượng gọi điện đến người dân, giới thiệu là nhân viên sàn chứng khoán quốc tế cung cấp các chương trình, khóa tập huấn về đầu tư tài chính. Giới thiệu tham gia vào các nhóm kín trên mạng xã hội như Zalo, Telegram tại đây có các chuyên gia cung cấp thông tin liên quan đến chứng khoán, các mã lệnh để người tham gia đầu tư. Khi người dân có nhu cầu tham gia, các đối tượng sẽ hướng dẫn tải ứng dụng đầu tư và tư vấn chi tiết cách thức mở tài khoản. Ban đầu, khi tham gia người đầu tư liên tục có lợi nhuận, thậm chí lợi nhuận gấp nhiều lần. Tuy nhiên, khi nạn nhân muốn rút tiền thì ứng dụng báo lỗi hoặc lấy nhiều lý do để không thể rút được tiền ra mà phải đóng thêm nhiều khoản phí với cam kết sẽ được nhận lại toàn bộ cả tiền phí và tiền lãi ban đầu (hệ thống thanh toán lỗi, nhập sai nội dung giao dịch, sai tài khoản, cơ quan thuế nước ngoài điều tra...) hoặc khóa tài khoản, cho sập sàn giao dịch và cắt liên lạc với nạn nhân. - ***Dấu hiệu:*** \- Gọi điện đến người dân giới thiệu về trang web hoặc sàn giao dịch quốc tế đã được Việt Nam công nhận. \- Người tham gia thường được đưa vào các nhóm kín trên mạng xã hội (Zalo, Telegram...) có nhiều tài khoản ảo đóng vai "chuyên gia đọc lệnh", thành viên cùng tham gia đầu tư thường xuyên đăng tin chuyển tiền thành công hoặc đã nhận được lãi suất từ sàn đầu tư sau khi làm theo hướng dẫn của các "chuyên gia". \- Khi người tham gia đầu tư khoản tiền lớn thì không thể rút được tiền ra với nhiều lý do (hệ thống thanh toán lỗi, nhập sai nội dung giao dịch, sai tài khoản, cơ quan thuế nước ngoài điều tra...) yêu cầu phải đóng thêm nhiều khoản phí với cam kết sẽ được nhận lại toàn bộ cả tiền phí và tiền lãi ban đầu. - ***Biện pháp phòng tránh:*** \- Cảnh giác trước những lời mời tham gia đầu tư vào các sàn giao dịch chứng khoán, các sàn giao dịch trực tuyến trên mạng nhất là các sàn Quốc tế. \- Tìm hiểu kỹ thông tin về sàn giao dịch trước khi đầu tư, đặc biệt là các sàn đầu tư đăng tải địa chỉ ảo, không có thật, hoặc giả mạo của sàn đầu tư chính thống. \- Nâng cao cảnh giác khi giao tiếp với người lạ trên mạng xã hội, tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân, làm theo hướng dẫn khi chưa xác định chính xác nhân thân, lai lịch của người đó. \- Chỉ đầu tư vào các sàn giao dịch chính thống đã được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép hoạt động. Trước khi đầu tư, nên đến trực tiếp đến văn phòng của các sàn giao dịch để được tư vấn, hỗ trợ và kiểm chứng thông tin. **Ví dụ:** Ông H.L.K (trú tại TP. Đà Lạt) được đối tượng gọi điện giới thiệu là nhân viên sàn chứng khoán quốc tế "WANDA" và mời tham gia khóa tập huấn về đầu tư tài chính. Sau đó, đối tượng đề nghị ông tham gia nhóm học tập, trao đổi kinh nghiệm về [chứng khoán](https://www.qdnd.vn/tag/chung-khoan-32.html) để tìm hiểu thêm thông tin. Sau khi tìm hiểu ông K. thấy một số thành viên trong nhóm đăng tải các hình ảnh chuyển khoản đầu tư và thu được lợi nhuận cao khi đầu tư theo hướng dẫn của chuyên gia trong nhóm ông đã quyết định tham gia. Ban đầu, các đối tượng hướng dẫn ông truy cập vào một đường link và tải ứng dụng giao dịch, đồng thời hướng dẫn ông cách tạo tài khoản, nạp tiền và thực hiện đầu tư. Ông K. đã nạp thử 27 triệu đồng chơi thử và rút được 33 triệu đồng trên app. Khi thấy lợi nhuận cao, ông K. tiếp tục nạp thêm hơn một tỷ đồng. Tuy nhiên, sau lần đó, ông K. thực hiện lệnh rút tiền thì không rút được, hệ thống báo nhập sai tài khoản. Liên hệ với bên quản lý app thì ông K. được yêu cầu phải đóng thêm 1 tỷ để xử lý sự cố nhập sai số tài khoản, sau đó sẽ được rút toàn bộ số tiền hơn 2 tỷ đồng. Tin tưởng ông K. Tiếp tục nạp vào 1 tỷ đồng và thực hiện lệnh rút tiền thì hệ thống tiếp tục thông báo cơ quan thuế nước ngoài đang điều tra, yêu cầu ông K. phải nạp thêm 2 tỷ đồng để chứng minh làm đối ứng chứng minh số tiền ông thực hiện lệnh rút là của tài khoản do ông K. đầu tư. Đến đây ông K. nghi ngờ bị lừa đảo nên đến trình báo cơ quan công an. **4**. **Lừa đảo tình cảm sau đó dẫn dụ đầu tư tài chính** Hình thức lừa đảo tình cảm hiện nay không còn mới, tuy nhiên vẫn có rất nhiều người dân dính phải bẫy lừa đảo của các đối tượng. Chúng lập ra nhiều tài khoản mạng xã hội ảo, lấy ảnh, thông tin của những người nổi tiếng hoặc có ngoại hình ưa nhìn, vỏ bọc doanh nhân, nhắn tin trò chuyện trong thời gian dài với nạn nhân. Trong khi trò chuyện, các đối tượng chia sẻ việc mình kiếm được nhiều tiền thông qua công việc đầu tư, làm nhiệm vụ qua mạng, lôi kéo nạn nhân tham gia cùng nhằm chiếm đoạt tài sản. Sử dụng các tài khoản mạng xã hội chiếm đoạt được, nghiên cứu cách thức nói chuyện của chủ tài khoản với bạn bè, người thân sau đó tiếp cận, tâm sự tình cảm trong một thời gian; đồng thời quảng cáo, giới thiệu về cách kiếm tiền liên quan đến trang web hoặc sàn giao dịch đầu tư chứng khoán. Để tạo thêm niềm tin cho nạn nhân, các đối tượng lấy lý do đang bận công việc và đang ở nước ngoài nhờ nạn nhân đăng nhập tài khoản của mình để thực hiện đầu tư, làm nhiệm vụ giúp. Đối tượng thường chia sẻ là tìm ra lỗ hổng bảo mật của ứng dụng hoặc website nhờ nạn nhân đầu tư theo hướng dẫn của đối tượng và kết quả là đầu tư luôn luôn thắng, lợi nhuận cao. Sau một thời gian, đối tượng dụ dỗ, lôi kéo nạn nhân đầu tư cùng và chiếm đoạt tài sản. - ***Dấu hiệu:*** \- Nhận được tin nhắn hỏi thăm từ các tài khoản mạng xã hội thường có vỏ bọc "hào nhoáng" như ngoại hình đẹp, cuộc sống giàu có, đi du lịch nhiều nơi... (khen tấm hình đẹp, hỏi thăm khung cảnh, khen ngoại hình...) với mục đích tiếp cận, làm quen. Những tài khoản này liên tục hỏi thăm trong một thời gian dài. \- Nhận được tin nhắn hỏi thăm của những người bạn trên mạng xã hội mà trong một thời gian dài không liên lạc, hỏi thăm. \- Trong thời gian nói chuyện thường xuyên chia sẻ về cuộc sống, sinh hoạt..., trong đó lồng ghép nội dung mình đang làm công việc online và kiếm được nhiều tiền từ công việc này. \- Nhờ nạn nhân đăng nhập tài khoản của mình trên sàn đầu tư để làm nhiệm vụ giúp vì lý do đang bận việc cá nhân, việc này nhằm mục đích tạo niềm tin cho nạn nhân thấy khi tham gia đầu tư cùng. \- Chia sẻ do đặc thù công việc nên tìm ra được lổ hổng bảo mật của sàn giao dịch chứng khoán hoặc ứng dụng, website đầu tư. \- Khi đầu tư số tiền lớn thì không rút tiền ra được với nhiều lý do để "giam tiền" như: cơ quan thuế nước ngoài phong tỏa, thao tác sai, lỗi giao dịch... và yêu cầu nạn nhân chuyển thêm tiền để có thể rút toàn bộ về. - ***Biện pháp phòng tránh:*** \- Cẩn trọng khi tiếp xúc với người lạ trên mạng, hoặc những tài khoản là bạn bè nhưng lâu ngày không liên lạc, nói chuyện, hỏi tham. Tuyệt đối không tin tưởng vào những "bạn bè" qua mạng khi chưa gặp mặt và nắm rõ thông tin cá nhân. \- Cần tìm hiểu kỹ về các hoạt động kiếm tiền online như: sàn thương mại điện tử, làm nhiệm vụ hưởng hoa hồng, đầu tư online... \- Cảnh giác khi được mời tham gia các hệ thống đầu tư online, công việc đơn giản nhưng có thu nhập "khủng". \- Việc tìm kiếm bạn bè, kết bạn qua mạng xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro trở thành nạn nhân lừa đảo hoặc bị xâm hại bởi các hành vi khác. Vì vậy cần tìm hiểu thật kỹ thông tin, gặp mặt trực tiếp và xác định chính xác danh tính trước khi đi đến một mối quan hệ với bạn quen qua mạng xã hội. **Ví dụ:** Vào khoảng tháng 4/2024 Chị H.T.A.T (trú tại TP. Đà Lạt) nhận được tin nhắn hỏi thăm của một người bạn "Minh Hải" trên ứng dụng messenger. Nhận thấy đây là người bạn lâu năm của mình nên chị T. có nhắn tin lại để chào hỏi. Kéo dài trong 5 tháng từ tháng 4 đến tháng 9/2024, người bạn này liên tục nhăn tin tâm sự chuyện gia đình, cuộc sống và biết chuyện cá nhân của chị T. đã bỏ chồng nên liên tục nhắn tin thể hiện tình cảm. Vào khoảng đầu tháng 9, đối tượng "Minh Hải" có nhờ chị T. truy cập vào website có giao diện là sàn đầu giao dịch tiền ảo và đặt giúp một số lệnh theo hướng dẫn. Với lý do tìm ra lỗ hổng bảo mật của sàn giao dịch này nhưng hiện đang làm việc công ty của họ sợ bị phát hiện nên nhờ chị T. hàng ngày đợi tin nhắn của đối tượng thì đặt lệnh giùm. Sau vài ngày, các lệnh giao dịch mà chị T. đặt cho đối tượng đều thắng, đối tượng ngỏ ý muốn gửi lại chị T. chút tiền công; đồng thời, dụ dỗ, lôi kéo chị T. cùng tham gia đầu tư. Vì tin tưởng "Minh Hải" là bạn cũ và cùng đầu tư nên chị T. đã tham gia và nạp tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng. Trong một vài giao dịch đầu tiên, khi nạp số tiền nhỏ thì tiền lãi chị T. rút về được, đến khi nạp vào số tiền lớn thì rút tiền liên tục báo lỗi nhập sai số tài khoản rút tiền. Đối tượng "Minh Hải" liên tục nhắn tin, gọi điện cho chị T. yêu cầu nạp thêm tiền để xóa đóng băng nhằm rút tiền về. Đến khi chị T. nạp đến 1 tỷ vẫn chưa rút được tiền thì nghi ngờ bị lừa và báo cơ quan Công an. Khi kiểm tra, xác minh lại tại khoản "Minh Hải" thì không phải là người bạn cũ trước đây của chị, tài khoản này đã bị chiếm đoạt cách đây hơn 1 năm về trước, người hiện đang sử dụng tài khoản này thực chất là đối tượng lừa đảo. **5. Lừa đảo qua hình thức tuyển cộng tác viên cho các sàn thương mại điện tử, việc nhẹ lương cao.** Những năm gần đây, hình thức lừa đảo tuyển cộng tác viên làm việc online cho các sàn thương mại điện tử rất phổ biến. Đánh trúng tâm lý muốn kiếm thêm thu nhập từ các công việc online, không mất thời gian đi làm, các đối tượng tạo lập các trang thương mại điện tử giả mạo, lấy danh nghĩa các doanh nghiệp uy tín tuyển cộng tác viên làm việc ngoài giờ, dụ dỗ nạn nhân tham gia đóng trước các khoản tiền tạm ứng để nhận nhiệm vụ hoặc mua các gói nhiệm vụ từ số tiền nhỏ đến số tiền lớn. - ***Dấu hiệu:*** \- Các đối tượng thường sử dụng các tài khoản mạng xã hội giả mạo, đăng tin tuyển cộng tác viên làm việc online, chỉ cần máy tính kết nối mạng, làm nhiệm vụ đánh giá sản phẩm, thanh toán đơn hàng ảo, click quảng cáo... có thể kiếm về thu nhập cao. \- Nhận được lời mời từ các số điện thoại hoặc tài khoản mạng xã hội ảo. Các tài khoản này thường chủ động liên hệ nạn nhân, nhắn tin trò chuyện nhằm thu thập thông tin cá nhân, chiếm lòng tin và dụ dỗ nạn nhân tham gia hệ thống. \- Các công việc này thường yêu cầu nạn nhân đóng trước một khoản tiền nhỏ ban đầu và sẽ trả lương hoặc hoa hồng đầy đủ cho nạn nhân để tạo lòng tin. Dần dần, hệ thống sẽ yêu cầu nạn nhân đầu tư số tiền lớn hơn hoặc dùng nhiều cách khác nhau để không cho nạn nhân rút tiền về mà phải đóng nhiều khoản phí khác nhau. - ***Biện pháp phòng tránh:*** \- Cẩn trọng khi tìm kiếm việc làm thông qua mạng xã hội. Khi có nhu cầu tìm việc làm online, cần tìm hiểu kỹ về các đơn vị tuyển dụng. \- Cần đặc biệt cảnh giác trước các thông tin tuyển dụng việc nhẹ lương cao, cộng tác viên đánh giá sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử, công việc yêu cầu ứng tiền trước để làm nhiệm vụ... \- Cảnh giác khi nhận được lời mời tham gia làm cộng tác viên online từ các tài khoản hoặc bạn bè ảo trên mạng xã hội. Các tài khoản này thường không có danh tính rõ ràng hoặc giả mạo, khi đề nghị gặp mặt trực tiếp sẽ tìm nhiều cách lẩn tránh. \- Tuyệt đối không chuyển tiền trước để thực hiện các nhiệm vụ, công việc tìm kiếm qua mạng khi chưa xác thực chính xác danh tính của công ty chủ quản. Liên hệ đến công ty chính thống để xác thực thông tin trước khi tham gia làm cộng tác viên. **Ví dụ:** Trường hợp của bà Đ.T.L (trú tại TT Lộc Thắng, Bảo Lâm) nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 0598485075 giới thiệu là nhân vên của hệ thống cửa hàng Điện máy xanh và thông báo bà L đã nhận được quà tri ân khách hàng miễn phí từ Điện máy xanh. Sau khi xác nhận thông tin với bà L, đối tượng hướng dẫn kết bạn zalo để chọn mặt hàng quà tặng. Khi đã tạo được lòng tin, đối tượng giới thiệu về chính sách làm việc cùng công ty để tăng thêm thu nhập với hình thức đặt đơn hàng mua ảo để đẩy lượt mua hàng đối với sản phẩm và hưởng phần trăm hoa hồng từ đơn mua, khi hoàn thành đơn hàng thì toàn bộ tiền gốc và hoa hồng đều được hoàn trả lại. Bà L được hướng dẫn tham gia nhóm telegram, đặt đơn hàng theo các đường link cho sẵn, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ với đơn hàng nhỏ, tiền được trả về tài khoản như cam kết. Tuy nhiên, khi các nhiệm vụ đơn hàng có giá trí cao được thực hiện thì khi thao tác bà Lành thường được