CHƯƠNG 1.docx
Document Details
Uploaded by WellWishersManticore3831
Cao Đẳng Thống Kê
Tags
Full Transcript
**CHƯƠNG I** **NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ KINH TẾ HỌC VI MÔ** **I. Những vấn đề cơ bản của hoạt động kinh tế** **1. Nhu cầu và sản xuất** ***1.1. Nhu cầu*** \- Nhu cầu là trạng thái thiếu hụt một sự thỏa mãn cơ bản nào đó của con người. \- Trong cuộc sống hàng ngày con người...
**CHƯƠNG I** **NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ KINH TẾ HỌC VI MÔ** **I. Những vấn đề cơ bản của hoạt động kinh tế** **1. Nhu cầu và sản xuất** ***1.1. Nhu cầu*** \- Nhu cầu là trạng thái thiếu hụt một sự thỏa mãn cơ bản nào đó của con người. \- Trong cuộc sống hàng ngày con người ta cần có thức ăn để sống, quần áo để mặc, phương tiện để đi lại, nhà để ở\... đó chính là những biểu hiện khác nhau của nhu cầu. Vậy, có thể nói nhu cầu là những mong muốn và nguyện vọng vô hạn của con người. ***1.2. Sản xuất*** \- Sản xuất: Sản xuất là một trong những hoạt động của doanh nghiệp nhằm chuyển hoá các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm (đầu ra). Sản phẩm có thể là hàng hoá cuối cùng (quần áo, giày dép, sách vở...) hoặc sản phẩm trung gian (linh kiện tivi, máy tính\...). \- Đầu vào: Một loại đầu vào (hay một yếu tố sản xuất) là bất kỳ một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó được doanh nghiệp sử dụng để sản xuất ra sản phẩm và tổ chức tiêu thụ sản phẩm đó. Thí dụ như lao động, đất đai, nguyên vật liệu... \- Đầu ra: Đầu ra của quá trình sản xuất (sản phẩm) của doanh nghiệp là toàn bộ các hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất hoặc cung ứng. Cần lưu ý rằng sự phân biệt đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất chỉ có ý nghĩa tương đối bởi một hàng hoá, dịch vụ có thể là đầu vào của quá trình sản xuất này nhưng lại là đầu ra của quá trình sản xuất khác. Chẳng hạn: Phân đạm là đầu ra của nhà máy sản xuất phân bón nhưng lại là đầu vào của sản xuất nông nghiệp hay như linh kiện tivi, máy tính là đầu ra của các nhà máy sản xuất ra nó nhưng lại là đầu vào của các nhà máy lắp ráp... **2. Các nguồn lực của nền kinh tế** ***2.1. Nhân lực*** Nhân lực là toàn bộ những người lao động với những điều kiện về thể lực, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp nhất định đang hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Trên phạm vi toàn xã hội, nhân lực hay lực lượng lao động xã hội bao gồm nhiều nghề chuyên môn, nhiều trình độ, tương ứng với sự phát triển của hệ thống kinh tế. Sự phát triển của nguồn nhân lực chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: Quy mô dân số, mức sống của dân cư, trình độ phát triển của hệ thống giáo dục, sự phát triển của hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng\... ***2.2. Vốn (Hiện vật, tài chính)*** Vốn là những phương tiện vật chất và tài chính cần có cho mỗi quá trình sản xuất riêng biệt cũng như cho việc thực hiện các quan hệ tổ chức và giao lưu trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. \- Vốn hiện vật: Vốn hiện vật là các hàng hoá đã được sản xuất và được sử dụng để sản xuất ra các hàng hoá, dịch vụ khác có lợi hơn. bao gồm máy móc thiết bị, nhà xưởng, công trình kiến trúc, kể cả các hàng hoá tiêu dùng lâu bền, các nguyên nhiên, vật liệu dự trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh. \- Vốn tài chính được sử dụng để mua các yếu tố sản xuất để sản xuất ra các hàng hoá dịch vụ. ***2.3. Công nghệ*** Công nghệ được hiểu là phương pháp nhằm chuyển hoá các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm đầu ra. Sản phẩm nào thì công nghệ ấy và yếu tố đầu vào ấy (vd) Một hệ thống kỹ thuật và công nghệ thường bao gồm các yếu tố cơ bản sau: \- Những công cụ lao động hoặc hệ thống thiết bị máy móc; \- Những người lao động với tri thức, kỹ năng của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định; \- Những nguyên tắc tổ chức và quản lý của hệ thống sản xuất; \- Các loại tài liệu dùng để mô tả, lưu giữ, phổ biến và truyền đạt kỹ thuật và công nghệ đó. ***2.4. Tài nguyên thiên nhiên*** \- Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tất cả các nguồn khoáng sản, đất đai, năng lượng... có trên trái đất, dưới lòng đất, trong biển và dưới đáy biển, trong không gian, vũ trụ mà mỗi quốc gia có thẩm quyền khai thác, cho thuê hoặc bán để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của mình. -Tài nguyên thiên nhiên bao gồm hai nhóm chính: \+ Tài nguyên thiên nhiên hữu hạn (đất đai, rừng, khoáng sản... những loại tài nguyên có trữ lượng nhất định, không sản sinh liên tục, nếu dùng nhiều sẽ bị cạn kiệt) \+ Tài nguyên thiên nhiên vô hạn (loại tài nguyên được tái tạo thường xuyên theo điều kiện môi trường, sinh thái như sức gió, thuỷ triều, năng lượng mặt trời...). **II. Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu Kinh tế học vi mô** ***1. Kinh tế vi mô và mối quan hệ với kinh tế vĩ mô*** ***1.1. Kinh tế học là gì ?*** ***Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu và giải thích hành vi của con người liên quan đến sản xuất, trao đổi và sử dụng các hàng hoá, dịch vụ.*** Hàng hoá mà chúng ta đề cập đến trong khái niệm trên là những hàng hoá vật chất như: sắt thép, ô tô, quần áo; còn dịch vụ là các hoạt động thuộc các lĩnh vực phi vật chất. Các doanh nghiệp có những chức năng dịch vụ để thực hiện ngoài việc tạo lợi nhuận. ***1.2. Các bộ phận của kinh tế học*** Nếu căn cứ vào phạm vi nghiên cứu thì người ta chia Kinh tế học thành hai bộ phận đó là Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô *1.2.1. Kinh tế vi mô* ***Kinh tế vi mô là một môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các vấn đề kinh tế cụ thể của các tế bào kinh tế trong nền kinh tế.*** Ví dụ: Chúng ta có thể nghiên cứu tại sao một gia đình lại thích xe máy hơn xe đạp và người sản xuất quyết định như thế nào trong việc sản xuất xe máy hay xe đạp để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Hoặc người tiêu dùng A sẽ sử dụng thu nhập của mình như thế nào để có thể tối đa hóa lợi ích tiêu dùng\... *1.2.2. Kinh tế vĩ mô* ***Kinh tế vĩ mô nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng thể của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.*** Kinh tế vĩ mô tập trung phân tích việc phân bổ nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh tế tổng quát cho toàn bộ nền kinh tế như tăng trưởng, thất nghiệp, lạm phát... ***1.2.3. Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô*** Sự khác nhau giữa Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô : +-----------------------------------+-----------------------------------+ | ***Kinh tế vĩ mô*** | ***Kinh tế vi mô*** | +===================================+===================================+ | \- Đề cập đến hoạt động của toàn | \- Đề cập đến hành vi của từng | | bộ nền kinh tế | đơn vị kinh tế cụ thể | | | | | \- Quan tâm đến mục tiêu kinh tế | \- Quan tâm đến mục tiêu kinh tế | | của một quốc gia | của từng cá nhân, từng DN | | | | | \- Tìm hiểu để cải thiện kết quả | \- Lý giải cách thức các cá nhân, | | hoạt động của toàn bộ nền kinh tế | DN đưa ra các quyết định kinh tế | | quốc dân | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô tuy khác nhau nhưng đều là những nội dung quan trọng của kinh tế học. Chúng bổ sung và hỗ trợ cho nhau, thể hiện: \- Kết quả của kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào các hành vi của kinh tế vi mô. Hay nền kinh tế phụ thuộc vào sự phát triển của doanh nghiệp. \- Những hành vi của kinh tế vi mô chịu ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô. Kinh tế vĩ mô tạo điều kiện và môi trường cho kinh tế vi mô phát triển. Mối quan hệ giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô có thể ví như mối quan hệ giữa khu rừng và cây cối trong khu rừng đó. ***2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của kinh tế vi mô*** ***2.1. Đối tượng, nội dung nghiên cứu*** *\* Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế vi mô* Thứ nhất, kinh tế vi mô nghiên cứu sự lựa chọn của các doanh nghiệp để giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Thứ hai, kinh tế vi mô nghiên cứu tính quy luật, xu thế vận động tất yếu của các hoạt động kinh tế vi mô. Thứ ba, kinh tế vi mô tìm hiểu những khuyết tật của kinh tế thị trường và vai trò điều tiết của Chính phủ. *\* Nội dung cơ bản của kinh tế vi mô bao gồm:* \+ Chương I. Những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động kinh tế và kinh tế học vi mô: Đề cập đến một số vấn đề cơ bản của hoạt động kinh tế và đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu Kinh tế học vi mô, ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp, lý thuyết lựa chọn với các khái niệm về đường giới hạn khả năng sản xuất, chi phí cơ hội và nội dung của quy luật chi phí cơ hội tăng dần. \+ Chương II. Lý thuyết cung -- cầu: Nghiên cứu các nội dung của cung, cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến cung, cầu, sự thay đổi của cung, cầu trên thị trường, cơ chế hình thành giá và sự thay đổi của giá do sự thay đổi của cung, cầu, các hình thức điều tiết giá của Nhà nước. \+ Chương III. Lý thuyết lợi ích: Nghiên cứu các vấn đề về tiêu dùng như quy luật lợi ích cận biên giảm dần, sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng. \+ Chương IV. Lý thuyết sản xuất, chi phí, lợi nhuận: Đi sâu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp \+ Chương V. Cấu trúc thị trường: Nghiên cứu các mô hình thị trường đó là cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền, cạnh tranh độc quyền, độc quyền tập đoàn. Trong mỗi mô hình đi sâu nghiên cứu đặc trưng và sự lựa chọn sản lượng sao cho tối đa hoá lợi nhuận. \+ Chương VI. Thị trường lao động, vốn nghiên cứu về cung, cầu và trạng thái cân bằng của thị trường. \+ Chương VII. Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường: Tìm hiểu những thất bại của thị trường và giải thích vì sao cần có sự tham gia quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế, chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước nói chung và của Nhà nước Việt Nam nói riêng. ***2.2. Phương pháp nghiên cứu*** *2.2.1. Các phương pháp chung* *2.2.2. Các phương pháp đặc thù* **III. Doanh nghiệp và chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp** ***1. Doanh nghiệp và những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp*** ***1.1. Doanh nghiệp*** *1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp* ***Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh***. \- Đặc điểm: ***+*** DN là một tổ chức kinh tế \+ Có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, \+ Được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật \+ Thực hiện các hoạt động kinh doanh. *1.1.2. Phân loại doanh nghiệp (Hướng dẫn SV đọc GT)* ***1.2. Những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp*** *1.2.1. Sản xuất cái gì ?* Doanh nghiệp cần phải xác định được mình nên sản xuất hàng hoá, dịch vụ gì với số lượng bao nhiêu và bao giờ thì sản xuất? VD: *1.2.2. Sản xuất như thế nào?* Doanh nghiệp phải lựa chọn và quyết định ai sẽ là người tiến hành việc sản xuất hoặc thu mua hàng hoá, dịch vụ; Thiết bị công nghệ nào sẽ được sử dụng để doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao nhất; Yếu tố đầu vào nào sẽ được sử dụng để có thể sản xuất ra sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng. VD *1.2.3. Sản xuất cho ai?* Việc trả lời câu hỏi sản xuất cho ai sẽ giúp doanh nghiệp xác định rõ ai sẽ được hưởng và được lợi từ những hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra. VD **2. Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp** +-----------------------------------+-----------------------------------+ | **VD. Công ty Bánh kẹo Hải Châu** | **Quá trình kinh doanh của DN | | | thương mại - dịch vụ** | | | | | | **VD. Công ty TNHH Toàn Thắng** | +===================================+===================================+ | \+ Nghiên cứu nhu cầu thị trường | \+ Nghiên cứu nhu cầu thị trường | | để quyết định xem nên sản xuất | để quyết định xem nên mua hàng | | sản phẩm gì? | hoá, dịch vụ gì? | | | | | **Bánh kẹo** | **Bánh kẹo** | | | | | \+ Chuẩn bị đồng bộ các yếu tố | \+ Tiến hành mua hàng hoá, dịch | | đầu vào để thực hiện quyết định | vụ theo nhu cầu của thị trường: | | sản xuất như: **Lao động, dây | **Các loại bánh, kẹo theo nhu cầu | | chuyền sản xuất, bơ, đường, bột | thị trường** | | mì\...** | | | | \+ Tổ chức việc bao gói hoặc chế | | \+ Tổ chức kết hợp chặt chẽ, khéo | biến, bảo quản tạo cho sản phẩm | | léo giữa các yếu tố đầu vào để | những tính chất mới và chuẩn bị | | tạo ra hàng hoá, dịch vụ: **Sản | bán hàng : **Bảo quản bánh kẹo | | xuất ra bánh, kẹo** | tránh bị hỏng** | | | | | \+ Tổ chức tốt quá trình tiêu | \+ Bán hàng hoá và thu tiền về | | thụ, bán hàng hóa, dịch vụ và thu | cho doanh nghiệp: **Bán bánh kẹo | | tiền về.: **Bán bánh kẹo và thu | và thu tiền về** | | tiền về** | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ ***2.3. Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp*** ***Chu kỳ kinh doanh là khoảng thời gian kể từ lúc bắt đầu khảo sát, nghiên cứu nhu cầu thị trường về hàng hoá, dịch vụ đến khi bán hết hàng hoá, dịch vụ và thu tiền về.*** Chu kỳ kinh doanh bao gồm các loại thời gian chủ yếu sau: \+ Thời gian nghiên cứu nhu cầu thị trường và quyết định sản xuất hoặc mua hàng hoá, dịch vụ \+ Thời gian chuẩn bị các yếu tố đầu vào \+ Thời gian tổ chức việc sản xuất hoặc chế biến, bảo quản. Đây là thời gian dài nhất trong một chu kỳ kinh doanh trong đó thời gian công nghệ (chế tạo, chế biến) có vị trí quyết định \+ Thời gian tổ chức tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. Hỏi: Hãy nêu các biện pháp để rút ngắn chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần áp dụng \.... **IV. Lựa chọn kinh tế tối ưu** ***1. Lý thuyết lựa chọn*** ***1.1. Khái niệm*** ***Lựa chọn là cách thức các cá nhân và các doanh nghiệp đưa ra quyết định tối ưu về việc sử dụng các nguồn lực của họ.*** ***Lý thuyết lựa chọn tìm cách giải thích có cơ sở khoa học cho các quyết định của cá nhân và của doanh nghiệp. Nó cố gắng giải thích tại sao họ lại lựa chọn như vậy và cách thức của sự lựa chọn đó.*** ***1.2. Sự cần thiết phải lựa chọn*** \- Các nguồn lực là hữu hạn trong khi nhu cầu của con người thì vô hạn. \- Một nguồn lực có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau và chúng có thể thay thế cho nhau trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng. VD. Một SV có thời gian của một ngày là 24g để lựa chọn giữa việc học và đi chơi\.... ***1.3. Mục tiêu của sự lựa chọn*** \- Đối với người sản xuất: tối đa hoá lợi nhuận. \- Đối với người tiêu dùng: tối đa hoá lợi ích tiêu dùng. \- Đối với Chính phủ: tối đa hoá được phúc lợi xã hội. ***1.4. Căn cứ của sự lựa chọn*** \- ***Chi phí cơ hội là giá trị của cơ hội tốt nhất hoặc phương án kinh doanh tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra một sự lựa chọn kinh tế.*** Ví dụ, chi phí tiết kiệm có thể được coi là cơ hội bị bỏ qua để sử dụng ngay số thu nhập hiện có vào mục đích tiêu dùng. Chi phí của việc học tập là cơ hội bị bỏ qua việc tìm kiếm việc làm để có thu nhập. Chi phí của việc nhận làm một công việc nào đó là cơ hội bị bỏ qua của việc nhận một công việc hấp dẫn nhất sau công việc đó... Do đó, đối với các nhà sản xuất kinh doanh trước khi dự định trả lương cho một công nhân là bao nhiêu cần phải tính đến các cơ hội khác nhau mà người công nhân đó có thể nhận được. Khái niệm chi phí cơ hội có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và thực tiễn: Chi phí cơ hội cho một mặt hàng A là số lượng của mặt hàng B phải bỏ không sản xuất để có thể sản xuất thêm một đơn vị mặt hàng A. Trong thực tiễn, việc lựa chọn phương án kinh doanh này là cơ hội đã bỏ qua để thực hiện các phương án kinh doanh khác. ***2. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF - Production Possibility Frontier)*** *Hãy khảo sát một nền kinh tế giả định sử dụng tối ưu các nguồn lực chỉ để sản xuất 2 loại hàng hoá là lương thực và quần áo với 5 khả năng sản xuất như sau:* ***Bảng 1.** Khả năng sản xuất lương thực và quần áo* +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | *Các khả năng\ | *Sản lượng\ | *Sản lượng quần áo* | | sản xuất* | lương thực (tấn)* | | | | | *(triệu bộ)* | +=======================+=======================+=======================+ | *A* | *25* | *0* | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | *B* | *22* | *9* | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | *C* | *17* | *17* | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | *D* | *10* | *24* | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | *E* | *0* | *30* | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ *Hình 1: Đường giới hạn khả năng sản xuất* ***Đường giới hạn khả năng sản xuất chỉ ra số lượng tối đa của 2 hàng hoá có thể được sản xuất ra từ các đầu vào khác nhau của nền kinh tế với một nguồn lực và công nghệ nhất định khi toàn bộ nguồn lực được sử dụng một cách có hiệu quả.*** *+ Những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất (điểm A, B, C, D, E): Nền kinh tế hoạt động có hiệu quả vì tại những điểm đó, xã hội đã tận dụng hết các nguồn lực, xã hội chỉ có thể tăng sản lượng một hàng hoá này khi cắt giảm sản lượng của một hàng hoá khác.* *+ Các điểm nằm ngoài đường giới hạn (như điểm H) là những điểm nền kinh tế không thể đạt được, chúng đòi hỏi phải đầu tư nguồn lực nhiều hơn so với khả năng sẵn có của nền kinh tế, cần phải thu hẹp bớt quy mô sản xuất của nền kinh tế.* *+ Các điểm nằm bên trong đường giới hạn (như điểm G) là những điểm mà nền kinh tế hoạt động không hiệu quả vì đã lãng phí các nguồn lực, không tận dụng được tối đa các nguồn lực có sẵn, có thể mở rộng quy mô sản xuất.* *\* Đặc điểm của đường giới hạn khả năng sản xuất.* *+ Đường giới hạn khả năng sản xuất cho thấy trình độ sản xuất hiện có.* *+ Đường giới hạn khả năng sản xuất biểu hiện hiệu quả tối đa của việc phân bổ các nguồn lực.* *+ Trên đường giới hạn khả năng sản xuất có thể tính được chi phí cơ hội của việc sản xuất mặt hàng này bằng số đơn vị mặt hàng kia phải hy sinh.* *+ Đường giới hạn khả năng sản xuất có thể sử dụng để mô tả sự tăng trưởng của nền kinh tế.* ***3. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần*** Quay trở lại với ví dụ trong phần 2 chúng ta có thể tính được chi phí cơ hội của việc sản xuất lương thực (quần áo) như sau: +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | *Các khả | *Q | *Q~Quần\ áo | *Chi phí cơ | *Chi phí cơ | | năng SX* | ~Lương\ thự | ~* | hội để có | hội để có | | | c~* | | thêm 1 tấn | thêm 1 | | | | *(triệu | lương thực* | triệu bộ | | | *(tấn)* | bộ)* | | quần áo* | +=============+=============+=============+=============+=============+ | *A* | *25* | *0* | *3* | *-* | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | *B* | *22* | *9* | *8/5 (1.6)* | *1/3 (0.3)* | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | *C* | *17* | *17* | *1* | *5/8 (0.6)* | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | *D* | *10* | *24* | *3/5 (0.6)* | *1* | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ | *E* | *0* | *30* | *-* | *5/3 (1.6)* | +-------------+-------------+-------------+-------------+-------------+ ***Bảng 2.** Chi phí cơ hội của việc sản xuất lương thực (quần áo)* **Qua bảng 2 ta thấy chi phí cơ hội để có thêm 1 tấn lương thực thì xã hội phải từ bỏ không sản xuất ngày càng nhiều quần áo và ngược lại để có thêm 1 triệu bộ quần áo, xã hội cũng phải từ bỏ không sản xuất ngày càng nhiều lương thực. Đó chính là biểu hiện của quy luật chi phí cơ hội tăng dần (ở đây giả định rằng tỷ lệ sử dụng các đầu vào của 2 loại sản phẩm này là khác nhau).** **Quy luật chi phí cơ hội tăng dần nói lên rằng để có thể thu thêm một số lượng bằng nhau một mặt hàng này thì xã hội ngày càng phải hy sinh ngày càng nhiều hàng hóa khác.**