Báo cáo nhóm Tư tưởng Hồ Chí Minh (1941-1969) PDF

Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...

Summary

Đây là báo cáo nhóm về Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1941-1969, phân tích vai trò, tầm quan trọng, và các sự kiện lịch sử quan trọng ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam.

Full Transcript

# Báo cáo nhóm ## Học phần tư tưởng Hồ Chí Minh ### Thời kì 1941-1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta **Mã học phần:** POLI200533 **Nhóm:** 3 **Giảng viên:** TS.NGUYỄN TIẾN DŨNG **Thành phố Hồ Chí Minh - 2024** ### Tên thàn...

# Báo cáo nhóm ## Học phần tư tưởng Hồ Chí Minh ### Thời kì 1941-1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta **Mã học phần:** POLI200533 **Nhóm:** 3 **Giảng viên:** TS.NGUYỄN TIẾN DŨNG **Thành phố Hồ Chí Minh - 2024** ### Tên thành viên | Mã số sinh viên ------- | -------- Hứa Gia Linh (nhóm trưởng) | 49.01.754.075 Hồng Gia Ngân | 49.01.754.101 Hà Thị Ngọc Mai | 49.01.754.090 Phan Ngọc Thiên Trang | 49.01.754.198 ## Mục lục - **Mở đầu** - **1. Từ 1941-1945: vượt qua thử thách, giữ vững đường lối, phương pháp cách mạng Việt Nam đúng đắn, sáng tạo:** - Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, tháng 1/1941 Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua mốc 108 (nay là cột mốc 675) biên giới Việt Nam – Trung Quốc để về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam - Tháng 5/1941, Người chủ trì Họp Nghị Trung ương lần thứ 8. Hội nghị đã đánh giá những chuyển biến mới của tình hình và đưa ra những nhận định hết sức quan trọng về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. - Hội nghị khẳng định rằng: “Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng…, thì chẳng những quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được Hội nghị quyết định chuyển hướng chiến lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc cao hơn hết, là nhiệm vụ trước tiên, tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất lại. - Từ đó, hội nghị đề ra chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh). Mục đích nhằm đoàn kết tập hợp mọi lực lượng yêu nước chống đế quốc giành độc lập cho dân tộc không phân biệt giai cấp dân tộc tôn giáo để chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. - Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc bắt liên lạc với Đồng minh, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà lao của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Trong thời gian bị giam giữ, Người viết cuốn Nhật ký trong tù. Tháng 9/1943, Người được thả tự do. - Ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân đã chính thức làm lễ thành lập theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đây là đội quân chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay. - Ngày 18/8/1945, chớp đúng thời cơ, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Nguyễn Ái quốc và thường vụ Trung ương Đảng, công tác tuyên truyền vận động cách mạng tổ chức xây dựng lực lượng, cả 3 lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang xây dựng và mở rộng căn cứ địa cách mạng được đẩy mạnh. - Nguyễn Ái quốc cùng với Đảng ta đã nhạy bén sáng suốt phân tích tình hình thế giới và trong nước, nắm bắt và tận dụng thời cơ đã kịp thời phát động tổng khởi nghĩa - một cuộc tổng khởi nghĩa toàn dân chưa từng có trong lịch sử và đưa tới thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Cách mạng Tháng Tám thành công đã lật đổ chế độ phong kiến hơn nghìn năm, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp hơn 80 năm và giành lại độc lập dân tộc trực tiếp từ tay phát xít Nhật. - Đây chính là thắng lợi to lớn đầu tiên của chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. - 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử. Bản tuyên ngôn đã trịnh trọng tuyên bố trước nhân dân và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước do nhân dân làm chủ đầu tiên ở Đông Nam Á. - Bản tuyên ngôn cũng phát triển tư tưởng dân quyền, nhân quyền. Đi đến khẳng định quyền tự do và độc lập của các dân tộc, nói lên ý chí của toàn dân quyết đem tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy. - Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp 15 năm đấu tranh liên tục của Đảng, là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. - **2. Giai đoạn tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc bảo vệ tổ quốc vừa kháng chiến vừa kiến quốc từ 1945 đến 1969:** - Sau khi giành được độc lập, 2/9/1945 đến 19/12/1946, nước ta đứng trước những khó khăn chồng chất, vận mệnh của đất nước chúng ta được ví như là “ngàn cân treo sợi tóc”. - Trong nước nạn đói chưa qua, tình hình kinh tế tài chính suy sụp, chính quyền cách mạng non trẻ, cơ sở Đảng chưa phát triển. Miền Bắc, 20 vạn quân Tưởng dưới danh nghĩa Đồng minh vào để giải giáp quân đội Nhật và theo chân chúng là bọn phản động Việt Cách và Việt Quốc. Trong Nam, quân Pháp núp bóng quân Anh đã quay trở lại nổ súng gây hấn ở Nam Bộ. - Trước tình huống đó, chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương đảng ta một mặt lãnh đạo đồng bào nam bộ kháng chiến, mặt khác đã ra sức củng cố phát triển và củng cố chính quyền non trẻ gấp rút phát triển lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang nhân dân. - Kêu gọi nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất để chống giặc đói, phát động phong trào chống nạn mù chữ. Nhằm tiện giảm sút, chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương phải sớm tổ chức tổng tuyển cử bầu quốc hội xây dựng hiến pháp lập ra chính phủ chính thức, người vận động “Quỹ Độc Lập”, tổ chức “Tuần Lễ Vàng”. - Các cuộc vận động đó đã trở thành các phong trào cách mạng của quần chúng và đã được những kết quả rực giữa trong những ngày đầu của cách mạng. - Về đối ngoại, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vận dụng sách lược mềm dẻo khôn khéo đó là ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), với những nhân nhượng cần thiết để tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng đi vào cuộc kháng chiến lâu dài. - Đó là những chủ trương biện pháp cực kỳ đúng đắn sáng suốt đã đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua được những ghềnh thác hiểm nghèo, nhờ vậy chính quyền cách mạng trong cả nước được giữ vững và toàn dân ta có thể bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc. - Tháng 7/1946, với tư thế sẵn sàng và lòng tin sắt đá kháng chiến lâu dài nhất định sẽ thắng lợi, với một tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và chiến tranh nhân dân về kháng chiến đi đôi với kiến quốc đã trở thành cơ sở cho đường lối kháng chiến của Đảng ta. - Tháng 5/1951, do yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của đảng về đẩy mạnh kháng chiến, chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng ta quyết định triệu tập Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng, đưa Đảng ra công khai với tên là “Đảng Lao động Việt Nam” đồng thời giúp Lào và Campuchia thành lập Đảng riêng để lãnh đạo cách mạng của mỗi nước. - Tại hội đã thông qua cương lĩnh mới, điều lệ mới, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và chính xác nhất giữa cách mạng dân tộc và cách mạng dân chủ. - Do đó đã động viên được toàn dân đẩy mạnh kháng chiến và đưa đến thắng lợi Điện Biên Phủ lịch sử (7/5/1954), đánh bại chủ nghĩa thực dân Pháp, mở đầu cho sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới. - Theo hiệp định Geneve, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nước ta tạm tính chia cắt làm hai miền sau 2 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử để hoà bình thống nhất tổ quốc. - Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta nắm vững bản chất của chủ nghĩa đế quốc, sớm xác định kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới chính là đế quốc Mỹ. - Nêu rõ cách mạng Việt Nam có 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng miền Bắc tiến lên Chủ nghĩa Xã hội và đấu tranh hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam. - **Từ năm 1960, tại đại hội lần thứ III của Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh đã động viên cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà. ** - Nêu rõ, miền Bắc là hậu phương lớn có vai trò quyết định nhất đối với cách mạng cả nước, miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với việc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam. - **Năm 1964, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đẩy mạnh chiến tranh đặc biệt ở Việt Nam và trắng trợn khiêu khích phá hoại miền Bắc.** - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập hội nghị chính trị đặc biệt - một hội nghị diên hồng trong thời đại mới, nêu rõ quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, khẳng định sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước thống nhất tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng của nhân dân ta. - Trong cả nước, người kêu gọi mỗi người chúng ta phải làm việc vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc. - **Năm 1965, trước thất bại của chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ đã chuyển sang chiến lược chiến tranh cục bộ ào ạt đưa quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam và tăng cường chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc.** - Chúng đã dùng mọi thủ đoạn, mọi phương tiện hiện đại, kể cả máy bay chiến lược B52. Trước những hành động leo thang xâm lược hết sức tàn bạo của đế quốc Mỹ, Bác Hồ đã khẳng định: “Dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn”. - **Tháng 7/1966, sau khi cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất bị đánh bại, đế quốc Mỹ tiếp tục tăng quân đội và vũ khí ráo riết chuẩn bị cuộc phản công chiến lược lần thứ 2 ở miền Nam và đánh phá ác liệt ở miền Bắc.** - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ tọa cuộc họp của hội đồng quốc phòng quyết định chủ trương lớn đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước và người đã ra lời kêu gọi nhanh: "...Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn". - Hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào và chiến sĩ ta từ hậu phương lớn đến tiền tuyến lớn đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng với lòng tin tưởng tuyệt đối ở chủ tịch Hồ Chí Minh, ở Đảng với tinh thần dũng cảm sáng tạo, đoàn kết chiến đấu lần lượt đánh bại đánh thắng mọi chiến lược của kẻ thù trong một cuộc chiến tranh dài ngày nhất quy mô lớn nhất mức độ ác liệt nhất và giành được thắng lợi mạnh nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. - **Trước lúc ra đi chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn đảng toàn dân toàn quân ta bản di chúc thiêng liêng. ** - Bản di chúc đã nói lên tình sâu nghĩa nặng của người đối với nước với dân nói lên niềm tin tất thắng của sự nghiệp chống Mỹ cứu đề ra những phương sách để xây dựng lại đất nước sau chiến tranh nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam và thống nhất độc lập dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng. ## Kết luận - Từ năm 1941 đến 1969, tư tưởng Hồ Chí Minh đã không ngừng phát triển và hoàn thiện, trở thành ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam. - Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa Marx-Lenin với thực tiễn cách mạng Việt Nam đã tạo ra một hệ tư tưởng vững chắc, phù hợp với bối cảnh lịch sử của dân tộc. - Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi các cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ và kháng chiến, góp phần giành độc lập, tự do cho đất nước. - Tư tưởng của Người không chỉ là kim chỉ nam trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, mà còn là nền tảng định hướng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn sau này. - Từ việc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc đến xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân, tư tưởng Hồ Chí Minh đã chứng tỏ giá trị bền vững, trường tồn, tiếp tục soi sáng con đường phát triển của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. - Nhìn lại giai đoạn 1941-1969, chúng ta càng nhận thức sâu sắc hơn về vai trò quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, đồng thời khẳng định rằng tư tưởng ấy sẽ còn tiếp tục phát huy giá trị trong quá trình xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay và tương lai.

Use Quizgecko on...
Browser
Browser