TEC - TTV G25 - TÀI LIỆU EARLY BIRD PDF

Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...

Summary

This document contains study material for round 2 of a test for the Tomorrow Entrepreneurs Club at the University of Foreign Trade in Vietnam. It includes an overview of startup knowledge, the business model canvas, and TAM, SAM, SOM.

Full Transcript

TÀI LIỆU ÔN THI VÒNG 02 Đoàn trường Đại học Ngoại Thương – Câu lạc bộ Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai Địa chỉ : Phòng H103, trường Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: [email protected] Website: http://www.tec-ftu.com 1 ...

TÀI LIỆU ÔN THI VÒNG 02 Đoàn trường Đại học Ngoại Thương – Câu lạc bộ Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai Địa chỉ : Phòng H103, trường Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: [email protected] Website: http://www.tec-ftu.com 1 MỤC LỤC I. Kiến thức Startup....................................................................................................................... 4 1. Kiến thức cơ bản........................................................................................................................ 4 1.1. Khởi nghiệp.......................................................................................................................4 1.1.1. Định nghĩa.................................................................................................................. 4 1.1.2. Đặc điểm.................................................................................................................... 4 1.2. Startup...............................................................................................................................4 1.2.1. Định nghĩa.................................................................................................................. 4 1.2.2. Phân loại Startup - SMEs........................................................................................... 5 1.2.3. Các hình thức startup..................................................................................................5 1.2.4. Các giai đoạn phát triển của startup........................................................................... 7 2. Kiến thức về hệ sinh thái khởi nghiệp...................................................................................... 8 2.1. Các đơn vị trong HSTKN VN.......................................................................................... 8 2.1.1. Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital).................................................................... 8 2.1.2. Nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor)......................................................................9 2.1.3. Các đơn vị hỗ trợ (Supporting Units).........................................................................9 a) Định nghĩa....................................................................................................................... 9 b) Vai trò.............................................................................................................................10 2.1.4. Các trường đại học................................................................................................... 10 3. Các mô hình (framework) phổ biến........................................................................................11 3.1. Business Model Canvas.............................................................................................11 a) Định nghĩa................................................................................................................ 11 b) Các thành phần trong BMC..................................................................................... 11 c) Ưu và Nhược điểm của BMC...................................................................................13 d) Case study: Thương hiệu thời trang ZARA............................................................. 14 3.2. 4Ps...............................................................................................................................15 a) Ý nghĩa các thành phần trong 4Ps............................................................................15 b) Case study về chiến dịch 4Ps tại Việt Nam: Mixue: Từ một ngôi nhà nhỏ bán "Bing chilling" trở thành chuỗi 22 nghìn cửa hàng trên toàn thế giới....................................16 c) Hiệu quả mang lại.................................................................................................... 18 3.3. TAM, SAM, SOM......................................................................................................18 a) Giải thích..................................................................................................................18 b) Phương pháp tính TAM, SAM, SOM...................................................................... 19 Đoàn trường Đại học Ngoại Thương – Câu lạc bộ Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai Địa chỉ : Phòng H103, trường Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: [email protected] Website: http://www.tec-ftu.com 2 c) Ứng dụng..................................................................................................................20 II. Kiến thức Blockchain..............................................................................................................21 1. Kiến thức cơ bản...................................................................................................................... 21 1.1. Định nghĩa về Blockchain:..............................................................................................21 1.2. Một số đặc điểm nổi bật của công nghệ Blockchain.....................................................21 1.2.1. Tính phi tập trung (Decentralization):......................................................................21 1.2.2. Tính bất biến (Immutability).................................................................................... 21 1.2.3. Tính minh bạch (Transparency)............................................................................... 21 1.3. Bài toán Blockchain giải quyết.......................................................................................21 1.3.1. Quyền sở hữu người dùng (User Ownership).......................................................... 21 1.3.2. Chi tiêu kép (Double Spending)...............................................................................22 1.3.3. Giao dịch xuyên quốc giá (Cross-border Transactions)........................................... 22 2. Use Case/ Xu hướng nổi trội....................................................................................................22 2.1. DeFi.............................................................................................................................22 2.1.1. Định nghĩa:.........................................................................................................22 2.1.2. Use cases:........................................................................................................... 22 2.1.3. Ví dụ:..................................................................................................................23 2.2. GameFi....................................................................................................................... 23 2.2.1. Định nghĩa:.........................................................................................................23 2.2.2. Use cases:........................................................................................................... 23 2.2.3. Ví dụ:..................................................................................................................23 2.3. NFT.............................................................................................................................24 2.3.1. Định nghĩa:.........................................................................................................24 2.3.2. Use cases:........................................................................................................... 24 2.3.3. Ví dụ:..................................................................................................................24 Đoàn trường Đại học Ngoại Thương – Câu lạc bộ Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai Địa chỉ : Phòng H103, trường Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: [email protected] Website: http://www.tec-ftu.com 3 A. Kiến thức chuyên môn I. Kiến thức Startup 1. Kiến thức cơ bản 1.1. Khởi nghiệp 1.1.1. Định nghĩa Khởi nghiệp có thể hiểu là việc một cá nhân hay một nhóm người bắt đầu xây dựng một mô hình kinh doanh riêng. Đây là quá trình tạo ra và phát triển một doanh nghiệp mới hoặc sáng tạo một sản phẩm/dịch vụ mới nhằm giải quyết một vấn đề hoặc nhu cầu trong thị trường. 1.1.2. Đặc điểm a) Sáng tạo và đột phá Khởi nghiệp thường liên quan đến việc đổi mới, sáng tạo ra những sản phẩm/dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của thị trường. VD: AirBnB tạo ra mô hình kinh doanh hoàn toàn mới năm 2008. b) Rủi ro lớn Các công ty khởi nghiệp đặc biệt dễ gặp rủi ro vì họ thường hoạt động với ngân sách eo hẹp, nguồn lực hạn chế và có thể không có kinh nghiệm hoặc chuyên môn để quản lý một số rủi ro nhất định. c) Tốc độ phát triển nhanh Khởi nghiệp thường có tốc độ phát triển nhanh chóng để tận dụng cơ hội thị trường, giành thị phần và bù đắp các khoản chi phí. d) Yếu tố công nghệ Thông thường các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công trong thời gian ngắn sẽ có sự trợ giúp của công nghệ. Điều này giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô và tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng thông qua các nền tảng trực tuyến. 1.2. Startup 1.2.1. Định nghĩa Trên thực tế, tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa startup. Song, Startup có thể hiểu một cách tổng quát như sau: Startup là những doanh nghiệp có những ý tưởng kinh doanh Đoàn trường Đại học Ngoại Thương – Câu lạc bộ Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai Địa chỉ : Phòng H103, trường Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: [email protected] Website: http://www.tec-ftu.com 4 mới và khai thác, phát triển những ý tưởng mới đó để mang lại lợi ích, lợi nhuận cho doanh nghiệp mình. Khi hoạt động, các Startup có thể tận dụng những nhu cầu thị trường về ý tưởng mới của mình để phát triển các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp mình hiện đang hoạt động. 1.2.2. Phân loại Startup - SMEs SME (Small and Medium Enterprise) dịch sang tiếng Việt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp SME là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Thường có số lượng nhân viên ở một ngưỡng nhất định. Startup và SME có nhiều điểm khác biệt đáng chú ý trong lĩnh vực công nghệ, tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh và mô hình kinh doanh. a) Công nghệ Startup thường tích cực ứng dụng công nghệ mới để phát triển sản phẩm sáng tạo, nhằm tạo ra giải pháp chưa có trên thị trường. Ngược lại, SME thường sử dụng công nghệ đã tồn tại để cải thiện quy trình và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động. b) Tốc độ tăng trưởng Startup có tiềm năng tăng trưởng nhanh chóng nhờ vào khả năng mở rộng quy mô và thu hút vốn đầu tư, mặc dù giai đoạn đầu có thể gặp khó khăn về lợi nhuận. SME, với mô hình ổn định, thường có tốc độ tăng trưởng chậm hơn, nhưng lại có lợi nhuận ngay từ đầu nhờ vào việc phục vụ nhu cầu hiện tại. c) Lợi thế cạnh tranh Startup cạnh tranh bằng sự đổi mới và khả năng tạo ra thị trường mới, trong khi SME dựa vào sự ổn định và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng hiện có. d) Mô hình kinh doanh SME theo mô hình kinh doanh đã xác định, trong khi startup tìm kiếm mô hình mới, thường phải điều chỉnh và thử nghiệm để phù hợp với thị trường. Những khác biệt này tạo nên những thách thức và cơ hội riêng cho từng loại hình. 1.2.3. Các hình thức startup a) Lifestyle Startup Lifestyle Startup là các công ty khởi nghiệp tập trung vào phong cách sống, do những người sáng lập đam mê chung tạo ra. Chúng nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu Đoàn trường Đại học Ngoại Thương – Câu lạc bộ Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai Địa chỉ : Phòng H103, trường Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: [email protected] Website: http://www.tec-ftu.com 5 một nhóm khách hàng cụ thể. Mục tiêu là phát triển bền vững, phản ánh giá trị và lợi ích của người sáng lập. b) Scalable Startup Scalable Startup là loại hình công ty khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh chóng và tạo ra thị trường mới với sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo. Mô hình kinh doanh của các công ty này dễ mở rộng và thu hút đầu tư. Thường thì, các giải pháp dựa trên công nghệ là ưu tiên hàng đầu. VD: Uber, Spotify, Airbnb,... c) Small Business Startup Small Business Startup (công ty khởi nghiệp quy mô nhỏ) thường bắt đầu hoạt động kinh doanh tại địa phương hoặc một số khu vực nhất định. Mục tiêu hoạt động chủ yếu hướng đến cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của một nhóm khách hàng cụ thể. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp có thể không mới, thế nhưng cách thức tiếp cận thị trường lại rất sáng tạo nhằm tạo sự khác biệt so với các đối thủ cùng ngành. VD: Nước mắm Phú Quốc, Trà sữa Bobapop,... d) Large Company Startup Large Company Startup là loại hình Startup được thành lập bởi các doanh nghiệp, tổ chức quy mô lớn. Mục tiêu là để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và xúc tiến các cơ hội kinh doanh mới. Các công ty Startup này hoạt động dựa trên nguồn lực và giám sát của công ty mẹ. Tuy nhiên chúng vẫn được vận hành một cách độc lập, tự do sáng tạo và thử nghiệm loạt ý tưởng mới. VD: Công ty con Alphabet của Google. e) Buyable Startup Buyable Startup được thành lập nhằm trở thành mục tiêu mua lại hấp dẫn của các “ông lớn” trong lĩnh vực. Theo đó, các công ty này tập trung vào việc phát triển công nghệ mới, sở hữu trí tuệ hoặc chuyên môn nổi bật trong ngành. Điều này giúp họ khẳng định mình là tài sản chiến lược có giá trị cao, thu hút các nhà thâu tóm tiềm năng. Mục tiêu cuối cùng hướng đến là chuyển nhượng công ty khởi nghiệp và thu lại lợi tức đầu tư ban đầu. VD: Foody, Vexere, Tiki, Momo,... f) Social Startup Social Startup, hay doanh nghiệp xã hội, ưu tiên tạo ra tác động tích cực đến xã hội bên cạnh việc kiếm lợi nhuận. Các doanh nghiệp này tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách như Đoàn trường Đại học Ngoại Thương – Câu lạc bộ Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai Địa chỉ : Phòng H103, trường Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: [email protected] Website: http://www.tec-ftu.com 6 nghèo đói, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi trường. Nhờ vào các mô hình kinh doanh sáng tạo, Social Startup có khả năng tạo ra thay đổi tích cực và cải thiện nhiều thách thức trong cộng đồng. 1.2.4. Các giai đoạn phát triển của startup a) Pre-Seed Stage Giai đoạn Pre-Seed là khi startup chỉ mới có ý tưởng, chưa có MVP (Minimum Viable Product) và đang trong quá trình phát triển mô hình kinh doanh. Các đặc điểm của startup ở giai đoạn này bao gồm việc hoàn thiện ý tưởng, xác định vấn đề muốn giải quyết, tìm thị trường tiềm năng, xây dựng đội ngũ nhân lực và hoàn thiện mô hình kinh doanh. Các nhà đầu tư thường đến từ gia đình, bạn bè, các nhà đầu tư thiên thần hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm nhỏ. Mục tiêu trong giai đoạn này là thử nghiệm thị trường và khám phá lĩnh vực kinh doanh tiềm năng. Các nhà đầu tư quan tâm đến đội ngũ sáng lập mạnh, ý tưởng hấp dẫn, mô hình kinh doanh có tiềm năng và thị trường tiềm năng. b) Seed Stage Giai đoạn Seed là khi startup đã có sản phẩm hoặc dịch vụ chức năng, nhưng cần thêm nguồn lực để phát triển, cải tiến và mở rộng sản phẩm. Đặc điểm của startup trong giai đoạn này là nghiên cứu nhu cầu thị trường, hành vi khách hàng, và tối ưu hóa mô hình kinh doanh. Startup cần xây dựng sự hiện diện thương hiệu và chứng minh có cơ sở khách hàng sẵn sàng sử dụng sản phẩm. Mức vốn đầu tư dự kiến trong giai đoạn này là từ 01 triệu đến 04 triệu USD, và nhà đầu tư chủ yếu là nhà đầu tư thiên thần, vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm tăng tốc khởi nghiệp, hay các quỹ đầu tư mạo hiểm. Nhà đầu tư quan tâm đến đội ngũ sáng lập, cơ hội thị trường, mô hình kinh doanh có thể mở rộng và nền tảng tài chính vững chắc. c) Series A Giai đoạn Series A là khi startup đã có sản phẩm hoàn chỉnh, dòng doanh thu ổn định và có kế hoạch tạo ra lợi nhuận lâu dài. Startup ở giai đoạn này cần sử dụng vốn để tối ưu hóa hoạt động, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới, mở rộng thị trường và xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh. Mức vốn đầu tư trong giai đoạn này từ 01 triệu đến 15 triệu USD. Các nhà đầu tư quan tâm đến chiến lược kinh doanh vững chắc và khả năng sinh lời lâu dài. Hình thức kêu gọi đầu tư có thể từ equity crowdfunding (huy động vốn từ cộng đồng) hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư tư nhân. Đoàn trường Đại học Ngoại Thương – Câu lạc bộ Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai Địa chỉ : Phòng H103, trường Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: [email protected] Website: http://www.tec-ftu.com 7 d) Series B Giai đoạn Series B là khi startup đã có cơ sở người dùng đáng kể và muốn mở rộng quy mô hoạt động. Các công ty ở giai đoạn này tìm kiếm nguồn tài trợ bổ sung để tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ hơn. Mức vốn đầu tư dự kiến trong giai đoạn này từ 10 triệu đến 30 triệu USD. Các nhà đầu tư thường là quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ tư nhân và các tập đoàn lớn, họ chú trọng vào khả năng mở rộng và tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của công ty. Startup có thể phải chuẩn bị cho các quyết định mua lại hoặc thậm chí bán lại công ty trong tương lai. e) Series C Giai đoạn Series C là khi startup đã chứng minh được mô hình kinh doanh thành công và đang tìm cách phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường hoặc mua lại các công ty đối thủ. Giai đoạn này cũng có thể hỗ trợ việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Mức vốn đầu tư trong giai đoạn này thường trên 50 triệu USD. Nhà đầu tư tiềm năng chủ yếu là quỹ phòng hộ, ngân hàng đầu tư, công ty cổ phần tư nhân và các nhóm thị trường thứ cấp. Các nhà đầu tư quan tâm đến chiến lược thoái vốn (exit strategy) rõ ràng, ví dụ như mua lại hoặc IPO, để đảm bảo lợi nhuận lớn khi rút tiền đầu tư. f) Mezzanine (Optional) Giai đoạn Mezzanine là giai đoạn nối tiếp từ Series C đến IPO nếu startup chưa có đủ nguồn lực. Đây là giai đoạn mà các công ty đã phát triển mạnh mẽ và có cơ hội ra công chúng, nhưng vẫn cần thêm nguồn tài chính để hoàn thiện và chuẩn bị cho IPO. 2. Kiến thức về hệ sinh thái khởi nghiệp 2.1. Các đơn vị trong HSTKN VN 2.1.1. Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital) Quỹ đầu tư mạo hiểm là một tập hợp vốn góp của các nhà đầu tư. Quỹ được dùng để “rót vốn” vào các công ty khởi nghiệp hoặc các công ty nhỏ chưa được niêm yết trên sàn chứng khoán nhưng được dự đoán là có tiềm năng phát triển trong tương lai. Mục tiêu của quỹ là tìm kiếm các cơ hội đầu tư có khả năng sinh lợi cao và đột phá. Do đó, quỹ đầu tư mạo hiểm chấp nhận một mức độ rủi ro cao và có thể chấp nhận việc mất vốn trong một số dự án. Tại Việt Nam, các quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) áp dụng nhiều hình thức đầu tư để hỗ trợ các startup phát triển. Một trong những hình thức phổ biến là đầu tư trực tiếp vào cổ phần của công Đoàn trường Đại học Ngoại Thương – Câu lạc bộ Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai Địa chỉ : Phòng H103, trường Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: [email protected] Website: http://www.tec-ftu.com 8 ty khởi nghiệp. Ngoài ra, các quỹ cũng sử dụng Convertible Note (chuyển đổi nợ), cho phép chuyển nợ thành cổ phần trong tương lai. Equity Crowdfunding giúp huy động vốn từ nhiều nhà đầu tư qua nền tảng cộng đồng, trong khi hợp đồng mua cổ phần tương lai cho phép đầu tư với mức giá cổ phần định trước. Các quỹ cũng tham gia vào các fund of funds, đầu tư vào các quỹ nhỏ hơn, và hỗ trợ startup qua các chương trình của vườn ươm doanh nghiệp và trung tâm tăng tốc khởi nghiệp để cung cấp vốn, cố vấn và mạng lưới hỗ trợ. Những hình thức này giúp các startup tiếp cận nguồn vốn linh hoạt và phát triển bền vững.. Một số Quỹ đầu tư mạo hiểm tiêu biểu ở Việt Nam: Mekong Capital, CyberAgent Ventures, IDG Venture, Golden Gate Venture,.. 2.1.2. Nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor) Nhà đầu tư thiên thần (ĐTTT), hay nhà đầu tư hạt giống, là cá nhân hoặc tổ chức có tài sản lớn và kinh nghiệm kinh doanh, thường đầu tư từ 10.000 đến 100.000 USD cho các dự án khởi nghiệp. Đây là hình thức đầu tư vốn cổ phần tư nhân, nơi nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao hơn để kiếm lợi nhuận lớn hơn, với lãi suất yêu cầu lên tới 20-30% cổ phần. Ở Việt Nam, ĐTTT chủ yếu là các doanh nhân lớn, người Việt ở nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư thiên thần đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các startup, không chỉ cung cấp vốn mà còn mang lại giá trị phi tài chính. Họ chấp nhận rủi ro cao khi đầu tư vào những dự án chưa hoàn thiện và có thể cung cấp kinh nghiệm quý báu, hỗ trợ founders trong quản lý doanh nghiệp và phát triển bản thân. Sự kết nối với nhà đầu tư thiên thần giúp các doanh nhân trẻ cập nhật xu hướng thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh. 2.1.3. Các đơn vị hỗ trợ (Supporting Units) a) Định nghĩa Các tổ chức hỗ trợ bao gồm hàng loạt hình thức hỗ trợ khác nhau từ vườn ươm khởi nghiệp (Incubator) với việc cung cấp không gian văn phòng, xưởng làm việc chung cho đến các trung tâm tăng tốc khởi nghiệp (Accelerator) với những khóa đào tạo chính quy. Mục đích cốt lõi là tạo điều kiện cho các nhà khởi nghiệp học hỏi lẫn nhau khi giao lưu trực tiếp với nhau. Có hai loại tổ chức hỗ trợ chính trong hệ sinh thái khởi nghiệp là Incubator và Accelerator, tuy nhiên, chúng có mục tiêu và phương pháp hoạt động khác nhau. Dưới đây là sự phân biệt giữa hai loại tổ chức này, cụ thể: Incubator (Vườn ươm doanh nghiệp): Incubator có thể là các trung tâm khởi nghiệp, trung tâm nghiên cứu và đào tạo khởi nghiệp,… - là các tổ chức hỗ trợ Startup trong giai đoạn sớm của quá trình phát triển. Incubator cung cấp một môi trường hỗ trợ toàn diện cho Startup, bao gồm không gian làm việc, tư vấn chiến lược, đào tạo, kết nối với mạng lưới nguồn lực và chuyên gia, cũng như hỗ trợ tài chính. Incubator thường tập trung vào Đoàn trường Đại học Ngoại Thương – Câu lạc bộ Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai Địa chỉ : Phòng H103, trường Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: [email protected] Website: http://www.tec-ftu.com 9 việc phát triển các khía cạnh cơ bản của doanh nghiệp như kế hoạch kinh doanh, mô hình kinh doanh, sản phẩm, và xây dựng đội ngũ. Accelerator (Trung tâm tăng tốc): Accelerator tập trung vào giai đoạn phát triển nhanh của Startup. Mục tiêu chính của Accelerator là giúp Startup tăng tốc độ phát triển và đạt được thành công nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn, thông qua việc cung cấp chương trình hỗ trợ tư vấn, đào tạo, kết nối với những nguồn lực và mạng lưới cần thiết, thậm chí cung cấp vốn đầu tư ban đầu. Trong các chương trình của Accelerator, Startup thường sẽ tham gia các buổi đào tạo, sự kiện networking, và được hỗ trợ từ các chuyên gia và nhà đầu tư. b) Vai trò Các tổ chức hỗ trợ trong hệ sinh thái khởi nghiệp có mục tiêu chung là tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển và thành công của các Startup. Những tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một cộng đồng khởi nghiệp mạnh mẽ bằng cách cung cấp dịch vụ, nguồn lực và kiến thức, đồng thời kết nối các bên liên quan để hỗ trợ các Startup. Cụ thể, họ tạo ra không gian sáng tạo và tích cực, giúp các Startup học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và kết nối với nhà đầu tư, chuyên gia, doanh nghiệp lớn. Các tổ chức này còn cung cấp tư vấn chuyên môn về quản lý kinh doanh, phát triển sản phẩm, tiếp thị, tài chính và các kỹ năng cần thiết khác. Bên cạnh đó, họ giúp các Startup tiếp cận nguồn tài chính, quỹ đầu tư và các tài nguyên khác như không gian làm việc, thiết bị và công nghệ. Đặc biệt, các tổ chức hỗ trợ cũng khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo, tạo điều kiện cho các Startup nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, thử nghiệm và thúc đẩy ý tưởng sáng tạo trong các ngành công nghiệp. Nhờ sự hỗ trợ từ các tổ chức này, các Startup có thể phát triển bền vững và đạt được thành công. 2.1.4. Các trường đại học Trường đại học đóng vai trò quan trọng trong cả 03 giai đoạn chính của khởi nghiệp: Hình thành ý tưởng; Phát triển sản phẩm và Tăng trưởng. Ở giai đoạn đầu tiên, nhà trường, cụ thể là giảng viên và các đơn vị hỗ trợ đóng vai trò là những người truyền cảm hứng, cung cấp thông tin, giới thiệu những thành công điển hình, kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển đội nhóm thông qua thúc đẩy hợp tác liên ngành trong sinh viên. Khi doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ, nhà trường cần cung cấp những kiến thức cơ bản cần thiết về kinh doanh như luật pháp, thuế, kế toán cho đến hỗ trợ nơi làm việc cho các nhà sáng lập doanh nghiệp. Đối với giai đoạn thứ ba, khi hệ sinh thái có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển tốt, trường đại học cần đóng vai trò tiên phong cung cấp những tài năng kinh doanh, nguồn lực chất lượng tốt với tư duy, kỹ năng và trải nghiệm hữu ích để doanh nghiệp tăng trưởng bền vững. Đoàn trường Đại học Ngoại Thương – Câu lạc bộ Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai Địa chỉ : Phòng H103, trường Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: [email protected] Website: http://www.tec-ftu.com 10 Bên cạnh các đơn vị kể trên, trong hệ sinh thái khởi nghiệp vẫn còn một số đơn vị khác: Cơ quan chính phủ: Các tổ chức nhà nước cung cấp chính sách, hỗ trợ tài chính và khung pháp lý cho khởi nghiệp. Tổ chức phi chính phủ (NGO): Các tổ chức không vì lợi nhuận hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua đào tạo, tư vấn và cung cấp nguồn lực. Các công ty cung cấp dịch vụ: Các tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý, tài chính, marketing, giúp startup giải quyết các vấn đề vận hành. Các quỹ đầu tư tư nhân: Các quỹ đầu tư cung cấp vốn cho các startup có tiềm năng phát triển, thường yêu cầu một phần cổ phần. 3. Các mô hình (framework) phổ biến 3.1. Business Model Canvas a) Định nghĩa Business Model Canvas (BMC) là một công cụ xây dựng mô hình bán hàng tối tân được thiết kế bởi Alexander Osterwalder và Yves Pigneur cung cấp cái nhìn toàn diện, cấp cao về các chi tiết chiến lược khác nhau cần thiết để đưa sản phẩm ra thị trường thành công. Mục đích chính của mô hình này là hỗ trợ công ty hợp nhất các hoạt động bán hàng bằng cách minh họa các tiêu chí đánh giá tiềm năng. Mô hình Business Model Canvas Đoàn trường Đại học Ngoại Thương – Câu lạc bộ Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai Địa chỉ : Phòng H103, trường Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: [email protected] Website: http://www.tec-ftu.com 11 b) Các thành phần trong BMC Phân khúc khách hàng – Customer Segments Xác định nguồn khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp – ai sẽ là khách hàng chính và phân nhóm họ theo điểm yếu, nhân khẩu học, hành vi của người mua hoặc các đặc điểm liên quan khác. Chân dung người mua sẽ cực kỳ hữu ích cho phần này. Xác định phân khúc khách hàng dựa trên các loại thị trường tham khảo sau: ○ Thị trường đại chúng (mass market): Vẫn chưa có phân khúc nhất định. ○ Thị trường ngách (niche market): Khách hàng tiềm năng dựa trên mong muốn chuyên biệt và đặc điểm riêng. ○ Đa dạng hóa (Diversify): Doanh nghiệp phục vụ nhiều phân khúc khách hàng với các nhu cầu và đặc điểm khác nhau. ○ Thị trường hỗn hợp (multi-sided market): Khách hàng tiềm năng phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ doanh nghiệp thẻ tín dụng sẽ phân phối dịch vụ cho chủ thẻ đồng thời giúp đỡ và hỗ trợ các thương nhân chấp thuận các thẻ tín dụng đó. Giá trị đề xuất – Value Propositions Mô tả những gì công ty cung cấp cho khách hàng để giải quyết vấn đề của họ hoặc đáp ứng nhu cầu của họ. Đây đồng thời là lợi thế cạnh tranh của startup so với các doanh nghiệp khác, nên startup cần: ○ Xác định các đặc điểm ra quyết định quan trọng trong ngành hàng của startup. VD: startup bán cà phê cần xem xét chất lượng hạt cà phê, tốc độ phục vụ, độ tươi, mùi, giá cả, v.v… ○ Liên kết các đề xuất giá trị với các phân khúc khách hàng của startup. Mỗi phân khúc có nhu cầu và điểm đau khác nhau. Nếu startup có 03 phân khúc thì startup nên có 03 đề xuất giá trị khác nhau. Kênh cung cấp – Channels Kênh phân phối là những phương thức mà qua đó sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng. Các kênh này có thể là kênh trực tiếp hoặc gián tiếp. VD: bán hàng qua cửa hàng vật lý, website, ứng dụng di động, các đại lý, cửa hàng trực tuyến, hoặc các nền tảng thương mại điện tử. Quan hệ khách hàng – Customer Relationships Đoàn trường Đại học Ngoại Thương – Câu lạc bộ Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai Địa chỉ : Phòng H103, trường Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: [email protected] Website: http://www.tec-ftu.com 12 Quan hệ khách hàng trong mô hình kinh doanh Business Model Canvas (BMC) đề cập đến cách thức doanh nghiệp tương tác và duy trì mối quan hệ với khách hàng trong suốt hành trình mua sắm. Việc xây dựng mối quan hệ khách hàng mạnh mẽ giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng lâu dài, thu thập phản hồi giá trị và tạo lợi thế cạnh tranh. Các loại quan hệ khách hàng bao gồm: Hỗ trợ cá nhân (Personal Assistance), Hỗ trợ cá nhân chuyên dụng (Dedicated Personal Assistance), Tự phục vụ (Self-service), Dịch vụ tự động (Automated Services), Cộng đồng (Communities), Đồng sáng tạo (Co-creation). Dòng doanh thu – Revenue Stream Dòng doanh thu là các cách mà doanh nghiệp kiếm tiền từ mỗi phân khúc khách hàng. Nó mô tả cách bạn sẽ kiếm được doanh thu từ các đề xuất giá trị của mình. Các loại dòng doanh thu phổ biến bao gồm: doanh thu dựa trên giao dịch và doanh thu định kỳ. Nguồn tiềm lực chính – Key Resources Nguồn lực chính là nơi startup liệt kê các nguồn lực chính hoặc các đầu vào chính mà doanh nghiệp cần để thực hiện các hoạt động chính nhằm tạo ra đề xuất giá trị của mình, duy trì các mối quan hệ và tạo ra doanh thu. Chúng có thể là nhân lực (nhân viên), tài sản trí tuệ (thương hiệu, bằng sáng chế, IP, bản quyền), tài sản vật lý (thiết bị, hàng tồn kho, tòa nhà) hoặc tài chính (tiền mặt, hạn mức tín dụng). Công việc/hoạt động chính – Key Activities Mô tả những gì startup phải làm để cung cấp giá trị cho khách hàng. Để xác định tốt yếu tố này, startup cần quay lại giá trị đề xuất cho khách hàng và xác định những tiêu chí giúp doanh nghiệp nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh. Đối tác chính – Key Partnerships Đối tác chính là các tổ chức hoặc cá nhân bên ngoài hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động quan trọng hoặc cung cấp nguồn lực cần thiết. Sự hợp tác này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi ro, mà còn tăng khả năng mở rộng thị trường và tiếp cận được nhiều cơ hội hơn. Các loại quan hệ đối tác trong mô hình BMC bao gồm: liên minh chiến lược, đối thủ cạnh tranh, liên doanh, mối quan hệ người mua - nhà cung cấp,.. Cơ cấu chi phí - Cost Structure Cơ cấu chi phí trong mô hình kinh doanh BMC bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc tạo và cung cấp các đề xuất giá trị, tạo luồng doanh thu và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Nó gồm chi phí cho mọi hoạt động doanh của nghiệp, từ nhân sự, sản xuất, đến marketing và công nghệ. Việc quản lý chi phí hiệu quả giúp doanh nghiệp tối ưu lợi nhuận và lập kế hoạch dài hạn. Đoàn trường Đại học Ngoại Thương – Câu lạc bộ Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai Địa chỉ : Phòng H103, trường Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: [email protected] Website: http://www.tec-ftu.com 13 c) Ưu và Nhược điểm của BMC Mô hình Business Model Canvas (BMC) mang lại nhiều ưu điểm, nhưng cũng có một số nhược điểm cần lưu ý. Một trong những ưu điểm lớn nhất của BMC là tính đơn giản và trực quan, giúp các doanh nghiệp dễ dàng hiểu và phân tích mô hình kinh doanh của mình chỉ trong một trang duy nhất. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức khi so với các phương pháp truyền thống phức tạp hơn. BMC cũng khuyến khích sự sáng tạo và linh hoạt, giúp doanh nghiệp dễ dàng thử nghiệm các giả thuyết và điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Hơn nữa, mô hình này rất hữu ích trong việc giao tiếp và hợp tác, vì các bộ phận trong doanh nghiệp có thể dễ dàng trao đổi ý tưởng và thông tin trên cùng một nền tảng. Tuy nhiên, BMC cũng có một số nhược điểm. Do tính tổng quan của nó, mô hình này có thể bỏ qua những yếu tố chi tiết và sâu sắc trong một số lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như phân tích tài chính hoặc quản lý rủi ro. Ngoài ra, BMC có thể khó áp dụng với các doanh nghiệp lớn hoặc các mô hình kinh doanh phức tạp, nơi mà việc phân tích từng yếu tố đòi hỏi sự chi tiết và chuyên sâu hơn. Cuối cùng, BMC cũng không phải là công cụ thích hợp cho việc lập kế hoạch dài hạn, vì nó chủ yếu tập trung vào hiện tại và ngắn hạn. d) Case study: Thương hiệu thời trang ZARA Mô hình BMC của ZARA Đoàn trường Đại học Ngoại Thương – Câu lạc bộ Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai Địa chỉ : Phòng H103, trường Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: [email protected] Website: http://www.tec-ftu.com 14 ZARA là một nhà bán lẻ hàng may mặc của Tây Ban Nha. Bắt đầu từ một cửa hàng bán quần áo giá rẻ tại Tây Ban Nha và chỉ trong 8 năm, hiện ZARA đã mở rộng thành hơn 200 cửa hàng trên toàn thế giới. Thành công của ZARA được xây dựng trên một mô hình kinh doanh rõ ràng, áp dụng Business Model Canvas (BMC) với 9 yếu tố quan trọng. ZARA xác định phân khúc khách hàng gồm những người yêu thích thời trang, am hiểu công nghệ và có thu nhập trung bình, đặc biệt là giới trẻ từ 18-40 tuổi. Đề xuất giá trị của ZARA là cung cấp các bộ sưu tập thời trang mới mỗi tuần với giá phải chăng và sản phẩm có sự khan hiếm, tạo nên sự hấp dẫn với khách hàng. Về kênh cung cấp, ZARA sử dụng các cửa hàng offline, trang web, ứng dụng di động và mạng xã hội để tiếp cận khách hàng. Quan hệ khách hàng của ZARA được xây dựng qua nhân viên bán hàng, mạng xã hội và sự gắn bó của khách hàng với sản phẩm. Dòng doanh thu chủ yếu đến từ việc bán quần áo và phụ kiện, trong khi nguồn tiềm lực chính của ZARA gồm đội ngũ thiết kế sáng tạo, chuỗi cung ứng linh hoạt và hệ thống phân tích dữ liệu. Các hoạt động chính bao gồm nghiên cứu xu hướng thời trang, quản lý kho hàng và phân phối. ZARA hợp tác chặt chẽ với các đối tác chính, bao gồm nhà sản xuất và công ty logistics. Cuối cùng, cơ cấu chi phí của ZARA chủ yếu tập trung vào việc quản lý chuỗi cung ứng và sản xuất, giúp giảm chi phí mà vẫn duy trì chất lượng và giá trị sản phẩm. Mô hình kinh doanh này giúp ZARA nổi bật trong ngành thời trang nhanh, tối ưu hóa giá trị và liên tục cải tiến để duy trì vị thế dẫn đầu trên toàn cầu. 3.2. 4Ps Mô hình 4P là 04 yếu tố cần thiết, hỗ trợ việc cung ứng một hàng hóa hay dịch vụ hướng đến nhóm khách hàng mục tiêu. Mô hình 4P bao gồm 4 yếu tố cơ bản: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place), Xúc tiến (Promotion), giúp doanh nghiệp định hình được quá trình từ sản xuất sản phẩm đến phân phối và tiếp thị sản phẩm tới tay người tiêu dùng. a) Ý nghĩa các thành phần trong 4Ps Product (Sản Phẩm): Mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng. Price (Giá Cả): Xác định chiến lược giá cả và cách thức định giá để thu hút khách hàng. Place (Phân Phối): Quyết định các kênh phân phối và nơi mà khách hàng có thể mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ. Promotion (Quảng Cáo): Xác định chiến lược quảng cáo và tiếp thị để tạo ý thức và thu hút sự chú ý đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. Đoàn trường Đại học Ngoại Thương – Câu lạc bộ Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai Địa chỉ : Phòng H103, trường Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: [email protected] Website: http://www.tec-ftu.com 15 b) Case study về chiến dịch 4Ps tại Việt Nam: Mixue: Từ một ngôi nhà nhỏ bán "Bing chilling" trở thành chuỗi 22 nghìn cửa hàng trên toàn thế giới Bối cảnh Thị trường kem tại Việt Nam hiện đang cạnh tranh mạnh mẽ, với các đối thủ lớn như Unilever, Nestle, Blue Bell, Herdez và Inspire Brands. Các công ty cần chú trọng vào hương vị, giá cả, kích thước, bao bì và tiếp thị để tạo lợi thế. Trong đó, sản phẩm kem mang về chiếm thị phần lớn còn không đóng gói là chủ yếu của thương hiệu nước ngoài. Tổng thị trường kem ước đạt 4,3 nghìn tỷ VND với Kido, Vinamilk và Unilever là những đơn vị chiếm ưu thế. Ngoài ra, về doanh thu trà sữa, Việt Nam đứng thứ ba tại Đông Nam Á với 326 triệu USD. Thị trường trà sữa đa dạng, cạnh tranh với nhiều thương hiệu lớn như Starbucks, Phúc Long, cùng nhiều thương hiệu giá rẻ đang nổi lên như TeAmo, MiuTea. Mặc dù Mixue đã gia nhập thị trường Việt Nam từ khoảng năm 2018, nhưng vẫn chưa thể cạnh tranh với các thương hiệu khác. Từ khảo sát về hai lĩnh vực kem và trà sữa, có thể thấy Mixue cần phải đổi mới và tăng cường nhận diện thương hiệu để thu hút đối tượng khách hàng trẻ tại Việt Nam. Vậy Mixue đã làm cách nào để thay chuyển thời thế và trở thành thương hiệu được nhiều người biết đến ngày hôm nay? Hãy cùng đi sâu vào phân tích chiến lược 4Ps của Mixue. ○ Product - Chiến lược sản phẩm Một sản phẩm tốt cần đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và tạo ra giá trị cho họ. Chiến lược marketing của Mixue chú ý đến tất cả các khía cạnh của sản phẩm, từ hương vị, sự đa dạng, giá cả, bao bì, đến chất lượng,… Về chất lượng, Mixue đã khéo léo kết hợp từ ba nhóm sản phẩm chính bao gồm kem, trà trái cây và trà sữa để tạo ra một menu đa dạng với hơn 30 món khác nhau. Đặc biệt, kem của Mixue luôn được đánh giá cao với kết cấu mềm mịn và hương vị béo ngậy. Điều này mang lại cho khách hàng cảm giác như họ nhận được giá trị vượt trội so với số tiền họ chi trả, tạo nên sự đặc biệt và khác biệt của Mixue trong lòng khách hàng. Về thiết kế (Design), thương hiệu cũng đầu tư đáng kể vào việc thiết kế bao bì đẹp mắt, đáng yêu từ linh vật Tuyết Vương với nhiều kiểu tạo dáng vô cùng đáng yêu, nhờ đó đã thu hút được sự quan tâm của giới trẻ và làm nên dấu ấn đặc trưng của Mixue. Đặc biệt, trên mỗi cốc trà sữa, linh vật Tuyết Vương được đặt trên nắp cốc với các tư thế đáng yêu, cùng với logo và tên thương hiệu lớn trên thân cốc. Thậm chí, bao bì trên cây kem ốc quế cũng được in hình ảnh của Mixue. Những chi tiết nhỏ như ống hút và thìa cũng được thiết kế với màu đỏ đặc trưng, tạo nên sự nhất quán cho thương hiệu. Đoàn trường Đại học Ngoại Thương – Câu lạc bộ Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai Địa chỉ : Phòng H103, trường Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: [email protected] Website: http://www.tec-ftu.com 16 ○ Price (Chiến lược giá) Để giảm tổn thất trong vận chuyển và chi phí thu mua, Mixue tận dụng việc mua nguyên liệu sản xuất trực tiếp từ địa phương. Nhờ sự tự chủ trong quá trình sản xuất, Mixue sở hữu quyền lực của người mua hàng lớn. Điều này cho phép công ty thương lượng giá cả với các nhà cung cấp nguyên liệu gốc, giúp hãng có mức giá cạnh tranh. Không như Phúc Long, Highland,... lựa chọn phân khúc khách hàng tầm trung, Mixue "một mình một ngựa" khai thác phân khúc giá rẻ với mức giá chỉ từ 10.000 đồng đến 30.000 đồng/sản phẩm. Bên cạnh đó, Mixue cũng sử dụng chiến lược sản phẩm mồi để thu hút khách hàng. Điển hình là kem ốc quế với mức giá 10.000 đồng không thay đổi sau vài năm quán mở cửa. Với giá thành thấp, phù hợp nhiều đối tượng, kem ốc quế của Mixue là một sản phẩm mồi hoàn hảo để thu hút khách hàng mới và tạo sự gắn bó từ khách hàng cũ. ○ Place - Chiến lược phân phối Mixue xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp với kho bãi và đối tác hậu cần tại nhiều tỉnh, đảm bảo sản phẩm được phân phối hiệu quả. Công ty cũng đặt nhà máy sản xuất gần nguồn nguyên liệu, giúp giảm chi phí vận chuyển và cải thiện chất lượng. Từ đó, Mixue đã tối ưu hóa chuỗi cung ứng, kiểm soát nguyên vật liệu và giảm chi phí sản xuất. Với mô hình nhượng quyền, Mixue chỉ cần cung cấp nguyên liệu, vật liệu đóng gói, thiết bị, công cụ, phương tiện và các mặt hàng khác cho các cửa hàng nhượng quyền. Đồng thời, công ty thu phí nhượng quyền, phí quản lý và phí đào tạo từ các cửa hàng này. Vì vậy mà chi phí mở một cửa hàng của Mixue nhỏ gọn chỉ khoảng 700 - 800 triệu đồng. Về vị trí, Mixue không chú trọng quảng cáo mà tập trung vào việc phân bố cửa hàng ở các khu vực đông dân cư, tỉnh thành nhỏ với chi phí thấp, chủ yếu phục vụ mang đi. Từ đó tăng tính nhận diện và định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng. ○ Promotion - chiến lược tiếp thị Mixue áp dụng nhiều chiến lược xúc tiến sáng tạo để tăng cường nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng. Công ty bắt trend nhanh chóng, như việc nắm bắt trào lưu "Bing Chilling" với khẩu hiệu "Ở đây chúng tôi bán bing chilling", gây nên cơn sốt trong giới trẻ. Ngoài ra, các chương trình khuyến mãi như tặng hoa vào ngày 8/3 hay sổ “Chứng nhận tình yêu” cũng góp phần làm nổi bật Mixue tại Việt Nam. Linh vật Tuyết Vương, với tính cách dễ thương và hài hước, được áp dụng xuyên suốt trong quảng cáo, giúp thương hiệu trở nên dễ gần và dễ nhớ. Mixue cũng tận dụng Music Marketing, với bài hát "Ni ai wo wo ai ni Mixue bing cheng tian mi mi", tạo ra làn sóng trên các nền tảng xã hội, đặc biệt là Tiktok, mà không tốn quá nhiều chi phí quảng cáo. Đoàn trường Đại học Ngoại Thương – Câu lạc bộ Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai Địa chỉ : Phòng H103, trường Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: [email protected] Website: http://www.tec-ftu.com 17 Bên cạnh đó, chiến lược bán chéo (Cross-Selling) được Mixue triển khai thông qua việc ra mắt bộ linh vật lật đật và các sản phẩm khác như cốc giữ nhiệt và bình nước, kích thích khách hàng mua sắm và thu thập, từ đó tạo nên cơn sốt sản phẩm. Những chiến lược này giúp Mixue nâng cao sự nhận diện và tạo sự quan tâm mạnh mẽ từ khách hàng. c) Hiệu quả mang lại Mixue đã chứng minh mình là một thương hiệu đi đến thành công với nguồn vốn ban đầu chỉ 4.000 NDT (khoảng 12 triệu đồng), và con số này đã tăng lên gấp 05 triệu lần. Trong tháng 4/2023, Mixue đã thông báo đạt thành công mốc 1.000 cửa hàng tại Việt Nam. Đây là kết quả đáng chú ý cho thương hiệu sau khi bước vào thị trường Việt Nam từ năm 2018. Trong thời gian ngắn chưa đầy 05 năm, Mixue đã đạt được quy mô mà hiện chưa có thương hiệu F&B nào đạt được. 3.3. TAM, SAM, SOM Mô hình TAM SAM SOM thường được sử dụng để định rõ chiến lược tiếp thị và phát triển kinh doanh, giúp doanh nghiệp xác định và theo dõi quy mô và tiềm năng thị trường của mình. Một thị trường được coi là tiềm năng khi kích thước thị trường lớn: TAM lớn, SAM phù hợp, SOM khả thi. a) Giải thích TAM (Total Addressable Market) - Thị trường khả năng tiếp cận tổng thể: Là thị trường toàn bộ cho một sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm tất cả khách hàng tiềm năng có thể quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ đó. VD: TAM cho thị trường điện thoại thông minh ở Việt Nam có thể bao gồm tất cả mọi người ở Việt Nam có khả năng mua điện thoại thông minh. SAM (Serviceable Addressable Market): - Thị trường khả năng tiếp cận được: Là một phần của TAM mà doanh nghiệp có thể tiếp cận và phục vụ. - SAM thường nhỏ hơn TAM vì nó chỉ bao gồm những khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp có thể thực sự tiếp cận và bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho họ. Đoàn trường Đại học Ngoại Thương – Câu lạc bộ Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai Địa chỉ : Phòng H103, trường Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: [email protected] Website: http://www.tec-ftu.com 18 VD: SAM cho thị trường điện thoại thông minh của một nhà sản xuất điện thoại cụ thể ở Việt Nam có thể chỉ bao gồm những người ở Việt Nam có khả năng mua điện thoại thông minh và có quan tâm đến thương hiệu của nhà sản xuất đó. SOM (Serviceable Obtainable Market): - Thị trường khả năng tiếp cận và nắm bắt được: Là một phần của SAM mà doanh nghiệp có thể thực sự nắm bắt và giành được thị phần. - SOM là phần nhỏ nhất trong ba khái niệm và thường chỉ bao gồm một số lượng nhỏ khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp có thể thu hút và chuyển đổi thành khách hàng thực tế. VD: SOM cho thị trường điện thoại thông minh của một nhà sản xuất điện thoại cụ thể ở Việt Nam có thể chỉ bao gồm những người ở Việt Nam có khả năng mua điện thoại thông minh, có quan tâm đến thương hiệu của nhà sản xuất đó và sẵn sàng mua sản phẩm của họ. b) Phương pháp tính TAM, SAM, SOM Top-down - TAM (Total Addressable Market) Công thức: TAM = Số lượng khách hàng tiềm năng x Doanh thu trung bình trên mỗi khách hàng - SAM (Serviceable Available Market): Công thức: SAM = TAM x % khách hàng mà doanh nghiệp có thể phục vụ - SOM (Share of Market): Công thức: SOM = SAM x Thị phần doanh nghiệp có thể nắm giữ Một chỉ số khác bên cạnh TAM, SAM, SOM cũng được ứng dụng khi đánh giá tiềm năng thị trường chính là Tỷ lệ thâm nhập thị trường (Market Penetration Rate). Tỷ lệ thâm nhập thị trường là chỉ số đo lường phần trăm khách hàng mục tiêu đã sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. được tính qua công thức: 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 ℎ𝑖ệ𝑛 𝑡ạ𝑖 𝑀𝑎𝑟𝑘𝑒𝑡 𝑃𝑒𝑛𝑒𝑡𝑟𝑎𝑡𝑖𝑜𝑛 𝑅𝑎𝑡𝑒 = 𝑇𝐴𝑀 𝑥 100 Đoàn trường Đại học Ngoại Thương – Câu lạc bộ Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai Địa chỉ : Phòng H103, trường Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: [email protected] Website: http://www.tec-ftu.com 19 Ví dụ, nếu thị trường mục tiêu ngành smartphone trong một quốc gia là 100 triệu người và hiện có 25 triệu người trong số họ sở hữu điện thoại di động, thì mức độ thâm nhập thị trường sẽ là 25%. c) Ứng dụng Một nền tảng thương mại điện tử cho hàng thủ công. Để tính toán TAM: Khách hàng tiềm năng: Ước tính có 10 triệu người quan tâm đến hàng thủ công trực tuyến. Doanh thu trung bình mỗi khách hàng: 500 USD hàng năm. Cách tính TAM là: TAM = 10,000,000 × 500 USD = 5,000,000,000 USD Vậy, TAM cho nền tảng thương mại điện tử hàng thủ công của bạn là 05 tỷ USD. Ước tính doanh nghiệp có thể phục vụ được 20% (ví dụ) trong số khách hàng tiềm năng trong TAM. SAM = 5,000,000,000 x 20% = 1,000,000 ,000 USD Giả sử doanh nghiệp chiếm được 10% của SAM trong vài năm đầu, do sự cạnh tranh và việc xây dựng thương hiệu. SOM = 1,000,000,000 USD x 10% = 100,000,000 USD II. Kiến thức Blockchain 1. Kiến thức cơ bản 1.1. Định nghĩa về Blockchain: Blockchain là một mạng lưới lưu trữ và quản lý dữ liệu phân tán thông qua hệ thống các nodes liên kết với nhau, loại bỏ sự cần thiết của một máy chủ tập trung. Được ví như một cuốn sổ cái điện tử, dữ liệu trên Blockchain được chia thành các khối (block) chứa thông tin. Mỗi khối này đều được liên kết với khối trước đó thông qua một mã băm (hash) đặc biệt, tạo nên một chuỗi khối liên tục. Đoàn trường Đại học Ngoại Thương – Câu lạc bộ Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai Địa chỉ : Phòng H103, trường Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: [email protected] Website: http://www.tec-ftu.com 20 1.2. Một số đặc điểm nổi bật của công nghệ Blockchain Với cơ chế hoạt động đặc biệt và kiến trúc phân tán của mạng lưới Blockchain, các dữ liệu được lưu trữ và quản lý trên hệ thống sẽ mang những tính chất nổi bật sau, góp phần tạo nên sự khác biệt so với các phương thức lưu trữ truyền thống: 1.2.1. Tính phi tập trung (Decentralization): Blockchain không dựa vào một máy chủ hay trung tâm điều khiển nào mà được duy trì bởi một mạng lưới các nút (nodes) phân tán. Mỗi nút trong mạng đều có quyền hạn và trách nhiệm như nhau giúp gia tăng tính an toàn và bảo mật, tạo nên một môi trường nơi mà không có một thực thể nào có quyền kiểm soát toàn bộ mạng lưới. 1.2.2. Tính bất biến (Immutability) Khi một thông tin được ghi vào Blockchain, nó không thể bị sửa đổi hay xóa bỏ mà không có sự đồng thuận từ toàn bộ mạng lưới. Các khối dữ liệu đã được xác nhận và thêm vào chuỗi sẽ tồn tại vĩnh viễn, đảm bảo tính toàn vẹn và minh bạch của dữ liệu. 1.2.3. Tính minh bạch (Transparency) Blockchain cho phép mọi người trong hệ thống đều có thể truy cập và theo dõi thông tin giao dịch một cách minh bạch. Mỗi giao dịch trên Blockchain đều được công khai và có thể kiểm tra, nhưng vẫn đảm bảo được tính ẩn danh của người tham gia. 1.3. Bài toán Blockchain giải quyết 1.3.1. Quyền sở hữu người dùng (User Ownership) Với các hệ thống lưu trữ dữ liệu truyền thống, hầu hết tài sản số và dữ liệu cá nhân của người dùng đều được lưu trữ tại các máy chủ tập trung do các tập đoàn hoặc tổ chức lớn kiểm soát. Điều này dẫn đến nguy cơ về việc dữ liệu có thể bị đánh cắp, thay đổi hoặc bị sử dụng trái phép nhằm trục lợi mà không có sự cho phép của người dùng. Blockchain giúp giải quyết vấn đề này bằng cách trao quyền sở hữu và kiểm soát trực tiếp tài sản số cho chính người dùng thông qua các địa chỉ ví (wallet addresses) và khóa cá nhân (private keys). Các dữ liệu và tài sản đều được lưu trữ trên mạng lưới phân tán, giúp bảo vệ thông tin cá nhân và ngăn ngừa hành vi sử dụng trái phép. 1.3.2. Chi tiêu kép (Double Spending) Chi tiêu kép là một vấn đề nổi bật trong các hệ thống tài chính số tập trung, xảy ra khi một người dùng có thể sử dụng cùng một đơn vị tiền tệ để thực hiện nhiều giao dịch khác nhau trước khi hệ thống kịp xác nhận. Điều này thường xảy ra khi bên trung gian, như ngân hàng hoặc tổ chức tài chính, không xử lý giao dịch kịp thời, dẫn đến việc hệ thống không phát hiện ra rằng tiền đã được chi tiêu nhiều lần. Trong các hệ thống tập trung, việc ngăn ngừa chi tiêu kép phụ thuộc vào Đoàn trường Đại học Ngoại Thương – Câu lạc bộ Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai Địa chỉ : Phòng H103, trường Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: [email protected] Website: http://www.tec-ftu.com 21 sự xác minh từ các bên trung gian như ngân hàng hoặc tổ chức tài chính. Tuy nhiên, Blockchain giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng cơ chế đồng thuận (consensus mechanism) như Proof of Work (PoW) hoặc Proof of Stake (PoS), giúp xác thực và ghi nhận từng giao dịch trên sổ cái một cách đồng bộ. Điều này đảm bảo rằng mỗi đơn vị tiền tệ chỉ có thể được sử dụng một lần duy nhất mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba. 1.3.3. Giao dịch xuyên quốc giá (Cross-border Transactions) Blockchain giải quyết vấn đề giao dịch xuyên quốc gia bằng cách loại bỏ sự phụ thuộc vào các trung gian tài chính truyền thống như ngân hàng hoặc tổ chức tài chính quốc tế. Thông thường, giao dịch quốc tế thường gặp phải nhiều rào cản như phí giao dịch cao, thời gian xử lý lâu và sự phức tạp trong việc xác thực giữa các bên. Blockchain, nhờ vào tính phi tập trung và hệ thống ngang hàng (peer-to-peer), cho phép thực hiện các giao dịch xuyên biên giới nhanh chóng, an toàn và minh bạch. Các giao dịch này được xác thực và ghi nhận ngay lập tức trên sổ cái phân tán, không cần thông qua các bên trung gian, từ đó giảm chi phí và thời gian xử lý đáng kể. Ngoài ra, tính bất biến của Blockchain giúp đảm bảo an toàn và ngăn ngừa gian lận trong quá trình giao dịch. 2. Use Case/ Xu hướng nổi trội 2.1.DeFi 2.1.1.Định nghĩa: DeFi hay Decentralized Finance được hiểu là hệ thống tài chính phi tập trung. Trong lĩnh vực này, các tổ chức, dịch vụ và sản phẩm tài chính hoạt động thông qua hợp đồng thông minh (smart contract) trên mạng lưới Blockchain mà không cần phải thông qua một bên trung gian quản lý. 2.1.2.Use cases: Các sản phẩm của lĩnh vực DeFi khá giống với tài chính truyền thống với các mảng như vay mượn, tiết kiệm, trao đổi,... nhưng tất cả các hoạt động được thực hiện với các loại tiền mã hóa trên mạng lưới Blockchain. Nhờ vào DeFi, người dùng có thể tự kiểm soát tài sản của họ và hoàn toàn tự chủ trong quá trình giao dịch. Nhờ đó, các giao dịch sẽ diễn ra nhanh chóng, liền mạch, minh bạch và tiết kiệm chi phí. 2.1.3.Ví dụ: UniSwap là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) hoạt động trên nền tảng Blockchain, cụ thể là trên mạng lưới Ethereum. Điều đặc biệt của UniSwap so với các sàn giao dịch truyền thống là nó không cần một bên trung gian như ngân hàng hay công ty tài chính để thực hiện giao dịch. Thay vào đó, UniSwap sử dụng hợp đồng thông minh (smart contract) để tự động hóa các giao dịch giữa người mua và người bán. Đoàn trường Đại học Ngoại Thương – Câu lạc bộ Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai Địa chỉ : Phòng H103, trường Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: [email protected] Website: http://www.tec-ftu.com 22 2.2.GameFi 2.2.1.Định nghĩa: GameFi là thuật ngữ chỉ sự kết hợp giữa trò chơi trực tuyến và các yếu tố của tài chính phi tập trung (DeFi) để tăng tính kinh tế và tiện lợi trong lĩnh vực gaming. Trong một trò chơi GameFi, các vật phẩm, tiền tệ sẽ là các NFT và Token được lưu trữ trên mạng lưới Blockchain. 2.2.2.Use cases: Khác với trò chơi truyền thống, nơi vật phẩm hay nhân vật chỉ tồn tại trong game và phụ thuộc vào nhà phát hành, GameFi tận dụng công nghệ Blockchain để cho phép người chơi thực sự sở hữu các tài sản kỹ thuật số như Token hoặc NFT (Non-Fungible Token). Các tài sản này có thể giao dịch, mua bán và sử dụng ở nhiều nơi mà không cần qua bất kỳ trung gian nào. 2.2.3. Ví dụ: Axie Infinity - một dự án được sáng lập bởi người Việt Nam và đội ngũ phát triển từ công ty Sky Mavis ra mắt vào năm 2018 - là một trong những dự án GameFi nổi bật nhất thế giới. Dự án không chỉ thu hút hàng triệu người chơi mà còn gọi vốn thành công từ nhiều nhà đầu tư lớn như a16z (Andreessen Horowitz), Samsung, và Binance. Axie Infinity xoay quanh việc nuôi, chiến đấu và giao dịch các sinh vật kỹ thuật số gọi là Axie. Người chơi có thể thu thập, lai tạo, và sử dụng Axie để tham gia các trận đấu với người chơi khác. Mỗi Axie là một NFT có giá trị và đặc điểm độc nhất, giúp người chơi sở hữu tài sản thực sự trong game và có thể giao dịch hoặc bán chúng trên các thị trường mở. Kết hợp với hai loại token chính để vận hành nền kinh tế trong trò chơi là AXS (Axie Infinity Shards) và SLP (Smooth Love Potion), Axie Infinity đã trở thành cơn sốt cho nhiều người chơi với mô hình Play-to-Earn mới lạ. 2.3. NFT 2.3.1. Định nghĩa: NFT (Non-Fungible Token) là một loại tài sản kỹ thuật số được lưu trữ trên Blockchain, đại diện cho quyền sở hữu duy nhất đối với một sản phẩm số hoặc vật phẩm vật lý. Không giống như tiền mã hóa (như Bitcoin hoặc Ethereum), vốn có thể thay thế lẫn nhau, mỗi NFT là độc nhất và không thể thay thế. 2.3.2. Use cases: NFT mang lại nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực như nghệ thuật, sưu tầm, game, âm nhạc và phim ảnh. Nghệ sĩ có thể bán tác phẩm kỹ thuật số dưới dạng NFT, cho phép người mua sở hữu và giao dịch quyền gốc. Người chơi hoặc nhà sưu tập có thể sở hữu các vật phẩm độc đáo, thẻ bài hiếm dưới dạng NFT. Tóm lại, NFT giúp các nhà sáng tạo nội dung, người dùng kiểm soát Đoàn trường Đại học Ngoại Thương – Câu lạc bộ Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai Địa chỉ : Phòng H103, trường Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: [email protected] Website: http://www.tec-ftu.com 23 quyền sở hữu và doanh thu từ các sản phẩm của họ mà không cần phụ thuộc vào bên trung gian như các nền tảng phát hành truyền thống. 2.3.3. Ví dụ: Pudgy Penguins là một trong những bộ sưu tập NFT nổi tiếng nhất, bao gồm 8888 NFT có thể sưu tầm trên chuỗi Ethereum. Mỗi một NFT của Pudgy Penguins là duy nhất và có thể được mua bán hoặc trao đổi trên các nền tảng NFT như OpenSea. Bằng việc nắm giữ những NFT của dự án, người dùng được tham gia vào nhiều sự kiện độc quyền hoặc được hưởng lợi từ sự gia tăng giá trị của NFT. Pudgy Penguins là một trong những dự án đầu tiên mở rộng ứng dụng của mình ra ngoài không gian số với việc hợp tác cùng Walmart. Thông qua hợp tác này, Pudgy Penguins đã đưa các nhân vật NFT của mình vào các sản phẩm vật lý như đồ chơi và hàng hóa, được bày bán tại các cửa hàng Walmart trên khắp nước Mỹ. Đoàn trường Đại học Ngoại Thương – Câu lạc bộ Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai Địa chỉ : Phòng H103, trường Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: [email protected] Website: http://www.tec-ftu.com 24 CHÚC CÁC EM ĐẠT KẾT QUẢ TỐT TẠI VÒNG 02! Đoàn trường Đại học Ngoại Thương – Câu lạc bộ Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai Địa chỉ : Phòng H103, trường Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: [email protected] Website: http://www.tec-ftu.com 25

Use Quizgecko on...
Browser
Browser