🎧 New: AI-Generated Podcasts Turn your study notes into engaging audio conversations. Learn more

TÀI LIỆU SHCD THÁNG 9.pdf

Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...

Full Transcript

THÀNH ĐOÀN TP. HỒ CHÍ MINH TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 9 NHỮNG NGÀY KỶ NIỆM TRONG THÁNG 9 ❖ Ngày 02/9/1945: Kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ❖ Ngày 07/9/1945: Kỷ niệm 79 năm Ngày Thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam ❖ Ngày 10/9/1955: K...

THÀNH ĐOÀN TP. HỒ CHÍ MINH TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 9 NHỮNG NGÀY KỶ NIỆM TRONG THÁNG 9 ❖ Ngày 02/9/1945: Kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ❖ Ngày 07/9/1945: Kỷ niệm 79 năm Ngày Thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam ❖ Ngày 10/9/1955: Kỷ niệm 69 năm Ngày Thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Góc Lịch sử: Hoàn cảnh ra đời và quá trình Bác Hồ viết Di chúc 55 năm đã trôi qua, nhưng những tư tưởng, tình cảm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta vẫn là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết vào thời điểm bản lề của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; cách mạng dù còn khó khăn song đang trên đà thắng lợi, đòi hỏi sự đoàn kết, chiến đấu bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta với niềm tin vững chắc vào thắng lợi cuối cùng. Di chúc là một văn kiện lịch sử vô giá, toát lên khí phách, tinh thần lạc quan chiến thắng của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng, là kết tinh của tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại. Di chúc là những lời căn dặn thiết tha, chứa đựng biết bao tình cảm, hoài bão và khí phách, thể hiện trong từng lời nhắc nhở, dặn dò trước lúc Bác đi xa. Góc Lịch sử: Hoàn cảnh ra đời và quá trình Bác Hồ viết Di chúc Trong các tác phẩm “Càng nhớ Bác Hồ” và “Hồi ký Bác Hồ viết Di chúc”, đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Bác Hồ nêu rõ, Bác bắt đầu viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc để lại cho muôn đời sau vào lúc 9 giờ sáng thứ hai, ngày 10/5/1965; đến 10 giờ, Bác viết xong phần mở đầu. Bác xếp tài liệu lại và chuyển sang làm các công việc thường ngày. Các ngày tiếp theo, ngày 11, 12, 13/5/1965, cũng vào giờ đó (từ 9 giờ đến 10 giờ), Bác viết tiếp các phần còn lại. Riêng ngày 14/5/1965, do buổi sáng có lịch đi thăm một hợp tác xã ở ngoại thành Hà Nội và dự một phiên họp của Bộ Chính trị, Bác chuyển viết Di chúc sang buổi chiều với thời gian gấp đôi, từ 14 giờ đến 16 giờ. Đúng 16 giờ, Bác đánh máy xong bản Di chúc và cho vào phong bì. Đến 21 giờ hôm đó, Bác giao chiếc phong bì cho đồng chí Vũ Kỳ và dặn: “Chú cất giữ cẩn thận, vào dịp này sang năm nhớ đưa lại cho Bác”. Và cứ đến dịp sinh nhật Bác hằng năm, đồng chí Vũ Kỳ lại đặt bản Di chúc lên bàn làm việc của Bác; sau đó Bác bổ sung và giao lại cho đồng chí Vũ Kỳ. Bác đọc kỹ bản Di chúc xem xét, cân nhắc kỹ từng đoạn, từng câu, từng ý, từng lời và bổ sung thêm vào bản Di chúc tùy theo tình hình đất nước. Đặc biệt là qua tình hình chiến sự miền Nam, Bác lại viết thêm những phần cần thiết vào bản Di chúc. Năm 1966, Bác bổ sung thêm phần nói về tự phê bình và phê bình trong Đảng, trong đó Bác nhấn mạnh: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Năm 1967, Bác xem lại bản Di chúc, nhưng không sửa gì. Năm 1968, Bác viết thêm 6 trang, gồm một số đoạn về việc riêng và một số công việc cần làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi. Năm 1969, Bác xem và viết lại toàn bộ phần mở đầu gồm 1 trang viết tay. Ngày 19/5/1969, Bác sửa lần cuối. Góc Lịch sử: Hoàn cảnh ra đời và quá trình Bác Hồ viết Di chúc Ngày 20/5/1969 là ngày Bác xem lại lần cuối cùng. Trong khoảng 4 năm ấy cứ vào trung tuần tháng 5 hằng năm, phần lớn mỗi ngày Bác đều dành 1 giờ để xem lại, sửa chữa, bổ sung những chỗ cần thiết, có khi viết thêm một số trang, hoặc sửa chữa một số câu, có khi chỉ thay đổi một vài chữ trong Di chúc. Với trách nhiệm với hậu thế, Bác cân nhắc từng ý, từng lời, nhưng mỗi ý, mỗi lời đều giản dị, chân thành, trong sáng, tự nhiên như chính cuộc đời mà Bác đã sống. Tư liệu: https://dangcongsan.vn/xay-dung-chinh-don-dang-nhung-viec-can-lam-ngay/hoc-va-lam-theo- bac/hoan-canh-ra-doi-va-qua-trinh-bac-ho-viet-di-chuc-524288.html GÓC CHIA SẺ: CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC ÁO BÁC HỒ MẶC NGÀY 02/9/1945 Về đến Hà Nội, Bác rất gầy yếu, sau những trận ốm và phải đi xa. Bà Trịnh Văn Bô, nữ chủ nhân của ngôi nhà 48 Hàng Ngang lịch sử kể lại: Bác từ chiến khu về chỉ có một đôi dép cao su nhãn hiệu con hổ trắng, chiếc quần soóc nâu, chiếc áo sơ mi ngắn tay, một chiếc can và chiếc mũ phớt bạc màu. Đêm đêm, Bác thức rất khuya đánh máy chữ. Chuông đồng hồ điểm 12 tiếng, đèn bàn của Ông Cụ mới tắt; nhưng 5 giờ sáng đã thấy Ông Cụ tập thể dục ngoài ban công. Sau này bà Trịnh Văn Bô mới biết rằng tiếng đánh máy chữ vang lên trong đêm khuya ấy chính là Bác Hồ đang thảo bản hùng văn vô giá - Tuyên ngôn lịch sử khai sinh cho Tổ Quốc. Thời gian này Hà Nội đang chuẩn bị cờ hoa và cả vũ khí cho ngày trọng đại sắp tới. Nay tuy đã 91 tuổi nhưng bà Trịnh Văn Bô vẫn còn nhớ rõ những ngày tháng hào hùng ấy… Tư liệu: https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/xay-dung-quan- Căn nhà số 48, Phố Hàng Ngang doi/cau-chuyen-ve-chiec-ao-bac-ho-mac-ngay-2-9-1945-425518 SẮP XẾP LẠI KHU PHỐ, ẤP “CHÚ TRỌNG ĐẶC THÙ KHU DÂN CƯ” Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi khẳng định, mô hình khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân tồn tại ngay từ những ngày đầu thành lập chính quyền thành phố. Các tổ chức dưới phường, xã này đã hoạt động hiệu quả, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, theo quy định và để các tổ chức này hoạt động đạt hiệu quả cao hơn, thành phố phải sắp xếp lại. Theo các nội dung mà UBND TP. Hồ Chí Minh trình thì hiện tại, 312 xã, phường, thị trấn thuộc 21 quận, huyện và TP. Thủ Đức đã hoàn tất phương án, tổ chức lấy ý kiến của người dân về việc sắp xếp khu phố, ấp. Như vậy, việc sắp xếp lại phải là tinh giản, giảm chi phí, giảm nhân sự, nhưng hiệu quả phải được tăng cường. Gần dân hơn và chuyên nghiệp hơn. Tư liệu: https://tphcm.chinhphu.vn/sap-xep-lai-khu-pho-ap-chu-trong-dac-thu- khu-dan-cu-101240531013223551.htm Chuyên đề Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Phong cách Hồ Chí Minh dành cho đoàn viên, thanh niên năm 2024 Chuyên đề Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Phong cách Hồ Chí Minh dành cho đoàn viên, thanh niên năm 2024 Chuyên đề Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Phong cách Hồ Chí Minh dành cho đoàn viên, thanh niên năm 2024 Chuyên đề Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Phong cách Hồ Chí Minh dành cho đoàn viên, thanh niên năm 2024 Chuyên đề Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Phong cách Hồ Chí Minh dành cho đoàn viên, thanh niên năm 2024 Chuyên đề Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Phong cách Hồ Chí Minh dành cho cán bộ Đoàn năm 2024 Chuyên đề Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Phong cách Hồ Chí Minh dành cho cán bộ Đoàn năm 2024 Chuyên đề Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Phong cách Hồ Chí Minh dành cho cán bộ Đoàn năm 2024 Chuyên đề Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Phong cách Hồ Chí Minh dành cho cán bộ Đoàn năm 2024 Chuyên đề Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Phong cách Hồ Chí Minh dành cho cán bộ Đoàn năm 2024 THÀNH ĐOÀN TP. HỒ CHÍ MINH TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 9

Use Quizgecko on...
Browser
Browser