KHTN9-Hướng dẫn ôn tập HK1 2024-2025 PDF

Summary

This document is a past paper for Grade 9 Science (KHTN 9) for the first semester (HK1) of the 2024 – 2025 school year at The Asian International School. It includes multiple-choice and short-answer questions covering various physics and chemistry topics relevant to the syllabus covered in the first 17 chapters.

Full Transcript

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HK1 Họ và tên:…………………………………... Năm học: 2024 – 2025 Môn: KHTN 9 Lớp:………………………………………… GV: Nhóm KHTN 9 Giới hạn ôn tập: Từ bài Mở...

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HK1 Họ và tên:…………………………………... Năm học: 2024 – 2025 Môn: KHTN 9 Lớp:………………………………………… GV: Nhóm KHTN 9 Giới hạn ôn tập: Từ bài Mở đầu đến hết bài 17. Thời gian làm bài: 60 phút. Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Đơn vị của công suất là gì? A. Oát (W). B. Kilôoát (kW). C. Jun trên giây (J/s). D. cả ba đơn vị trên. Câu 2. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công cơ học? A. N.m. B. J.s. C. J/s. D. N/m. Câu 3. Chọn biểu thức tính động năng của vật. 1 1 A. Wđ = 2 m2v. B. Wđ = 2 mv2. C. Wđ = mv2. D. Wđ = m2v. Câu 4. Thế năng trọng trường được xác định bởi biểu thức nào? A. Wt = 10Ph. B. Wt = mh. C. Wt = Ph. D. Wt = mv2. Câu 5. Năng lượng mà vật có được do vị trí của nó so với vật khác được gọi là A. động năng. B. thế năng. C. cơ năng. D. hóa năng. Câu 6. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ r là góc tạo bởi những tia nào? A. tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới. B. tia khúc xạ và tia tới. C. tia khúc xạ và mặt phân cách. D. tia khúc xạ và điểm tới. Câu 7. Theo định luật khúc xạ thì A. tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng. B. góc khúc xạ bao giờ cũng khác 0. C. góc tới tăng bao nhiêu lần thì góc khúc xạ tăng bấy nhiêu lần. D. góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ. Câu 8. Điều kiện cần để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là tia sáng tới phải đi A. từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn. B. từ môi trường có chiết suất lớn hơn đến mặt phân cách với môi trường có chiết suất nhỏ hơn. C. vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. D. song song với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. Câu 9. Phát biểu nào sau đây là sai khi đề cập đến định luật khúc xạ ánh sáng? A. Tia khúc xạ ở bên khi pháp tuyến so với tia tới. B. Góc tới và góc khúc xạ phụ thuộc bản chất của 2 môi trường truyền tia sáng. C. Góc tới luôn lớn hơn góc khúc xạ. D. Tia khúc xạ và tia tới cùng thuộc 1 mặt phẳng. Câu 10. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng? A. Tia khúc xạ luôn luôn lệch lại gần pháp tuyến hơn so với tia tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới khi có hiện tượng khúc xạ. B. Khi tia sáng truyền theo phương vuông góc của vật phân cách 2 môi trường trong suốt khác nhau thì truyền thẳng. 1 C. Tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn nếu môi trường chứa tia khúc xạ có chiết suất nhỏ hơn chiết suất của môi trường chứa tia tới. D. Tỉ số giữa sin của góc tới và sin của góc khúc xạ là chiết suất tỉ đối của môi trường chứa tia khúc xạ đối với môi trường chứa tia tới. Câu 11. Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn thì A. không thể có hiện tượng phản xạ toàn phần. B. có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần. C. hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn nhất. D. luôn luôn xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần. Câu 12. Trong thực tế, dòng điện xoay chiều thường được tạo ra bằng cách nào? A. Đặt nam châm ở gần cuộn dây dẫn kín. B. Nối liền nam châm và cuộn dây dẫn kín. C. Cho nam châm quay đều so với cuộn dây dẫn kín (hoặc ngược lại). D. Di chuyển nam châm xung quanh cuộn dây dẫn kín. Câu 13. Dynamo ở xe đạp là bộ phận tạo ra dòng điện để làm đèn phát sáng. Cấu tạo của dynamo được mô tả như hình vẽ. Theo em, để tạo ra dòng điện xoay chiều ở thiết bị này, ta cần làm gì? A. Nối hai đầu của dynamo với hai cực của acquy. B. Cho bánh xe cọ xát mạnh vào núm dynamo. C. Cho xe đạp chạy nhanh trên đường. D. Làm cho nam châm trong dynamo quay trước cuộn dây. Câu 14. Dòng điện xoay chiều được tạo ra như thế nào? A. Duy trì sự biến thiên số đường sức từ qua cuộn dây dẫn kín. B. Duy trì số đường sức từ luôn tăng dần. C. Giữ cho cuộn dây không có đường sức từ đi qua. D. Duy trì số đường sức từ qua cuộn dây dẫn kín không đổi. Câu 15. Có mấy cách tạo ra dòng điện xoay chiều? A. 2 cách. B. 3 cách. C. 4 cách. D. 5 cách. Câu 16. Một cuộn dây có hai đầu nối với hai đèn LED ngược cực. Một nam châm được đặt gần một đầu của cuộn dây có thể quay quanh một trục như hình 11.1. Nếu cho nam châm quay đều trước cuộn dây thì hiện tượng gì xảy ra? A. Hai đèn cùng sáng lên và cùng tắt đi luân phiên. B. Một đèn sáng lên thì đèn kia tắt đi luân phiên. C. Hai đèn cùng sáng ổn định. D. Hai đèn cùng lóe sáng rồi tắt đi. 2 Câu 17. Cho cuộn dây dẫn kín được quấn trên vòng cao su đàn hồi và một thanh nam châm. Hai đầu của cuộn dây nối với hai đèn LED mắc ngược cực như hình 11.4. Để hai đèn LED sáng luân phiên ta có thể làm gì? A. Tịnh tiến nam châm sang trái. B. Tịnh tiến cuộn dây sang phải. C. Tịnh tiến nam châm lên trên. D. Liên tục bóp nhả vòng cao su. Câu 18. Tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều gây ra hao phí năng lượng điện trong dụng cụ nào dưới đây? A. Quạt điện. B. Máy sấy tóc. C. Bếp hồng ngoại. D. Lò vi sóng. Câu 19. Tác dụng nhiệt trong thiết bị nào sau đây là có lợi? A. Máy giặt. B. Bóng đèn LED. C. Tivi. D. Nồi cơm điện. Câu 20. Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần một lá thép. Khi đóng khóa K, lá thép dao động đó là do tác dụng nào của dòng điện xoay chiều? A. Tác dụng từ. B. Tác dụng phát sáng. C. Tác dụng sinh lí. D. Tác dụng nhiệt. Câu 21. Nhiên liệu hóa thạch không có ưu điểm nào dưới đây? A. Dễ sử dụng. B. Là nguồn nhiên liệu vô tận. C. Chi phí khai thác rẻ. D. Giá thành không quá cao. Câu 22. Ưu điểm của thủy điện là gì? A. Phát triển hệ sinh thái trên sông và khu vực lân cận. B. Làm thay đổi chế độ thủy văn. C. Hạn chế trồng rừng và mở rộng diện tích đất canh tác của người dân. D. Không phát thải khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm môi trường. Câu 23. Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có lượng mưa trung bình mỗi năm lớn cùng với lợi thế địa hình và sông ngòi dày đặc. Vậy nên Việt Nam có tiềm năng xây dựng hệ thống nào dưới đây? A. Nhà máy thủy điện. B. Nhà máy nhiệt điện. C. Nhà máy điện hạt nhân. D. Nhà máy điện gió. Câu 24. Ưu điểm của năng lượng hóa thạch là gì? A. Không gây ô nhiễm môi trường, dễ khai thác. B. Dễ vận chuyển, không gây ô nhiễm môi trường. C. Có thể khai thác với khối lượng lớn, không gây hiệu ứng nhà kính. D. Thời gian khai thác nhanh, dễ vận chuyển. Câu 25. Nhược điểm của năng lượng hóa thạch là gì? A. Khai thác phụ thuộc nhiều vào thời tiết. B. Thải khi gây hiệu ứng nhà kính. C. Có tính ổn định thấp. D. Hiệu suất chuyển hóa năng lượng thấp. Câu 26. Đâu không phải là ưu điểm của năng lượng hóa thạch? A. Dễ tích trữ khối lượng lớn. B. Không bị cạn kiệt. C. Nguồn sẵn có. D. Dễ khai thác Câu 27. Đâu là ưu điểm của nguồn năng lượng tái tạo? A. Liên tục được bổ sung nhanh chóng. B. Có sẵn để sử dụng. C. Ít tác động tiêu cực đến môi trường so với nhiên liệu hóa thạch. D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng. Câu 28. Đâu không phải là ưu điểm của các nguồn năng lượng tái tạo? 3 A. Ít tác động tiêu cực đến môi trường. B. Có khả năng bổ sung, tái tạo nhanh chóng. C. Rẻ tiền, là dạng chất đốt quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất. D. Sẵn có trong tự nhiên để sử dụng. Câu 29. Bên cạnh ưu điểm, năng lượng Mặt Trời có nhược điểm nào sau đây? A. Tấm pin Mặt Trời chứa hóa chất độc hại gây ô nhiễm môi trường. B. Sử dụng nhiều có thể làm cạn kiệt nguồn năng lượng Mặt Trời. C. Sử dụng năng lượng Măt Trời không thể lắp đặt trên qui mô lớn. D. Hệ thống năng lượng Mặt Trời khó lắp đặt và vận hành. Câu 30. Đâu là nhược điểm của năng lượng lấy từ sức chảy của dòng nước? A. Gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn năng lượng hóa thạch. B. Gây ra tiếng ồn lớn trong quá trình sản xuất. C. Biến đổi hệ sinh thái địa phương và đời sống của người dân nơi xây nhà máy thủy điện. D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng. Câu 31. Kim loại có thể kéo dài thành sợi, dễ dát mỏng hoặc uốn cong do có tính chất gì? A. Tính dẫn điện. B. Ánh kim. C. Tính dẻo. D. Tính dẫn nhiệt. Câu 32. Hai kim loại nào sau đây thường được sử dụng làm dây dẫn điện? A. Sắt, vàng. B. Nhôm, chì. C. Nhôm, bạc. D. Nhôm, đồng. Câu 33. Ở điều kiện thường, dãy các kim loại nào sau đây có khả năng dẫn điện giảm dần theo chiều từ trái qua phải? A. Ag, Cu, Fe, Al, Au. B. Ag, Cu, Au, Al, Fe. C. Au, Ag, Cu, Al, Fe. D. Al, Cu, Fe, Au, Ag. Câu 34. Vẻ sáng lấp lánh của các kim loại ở điều kiện thường được gọi là A. Tính dẫn điện. B. Ánh kim. C. Tính dẻo. D. Tính dẫn nhiệt. Câu 35. Tungsten (W) được dùng để làm sợi đốt bóng đèn là do kim loại này có tính chất vật lí đặc trưng là A. độ cứng cao. B. nhiệt độ nóng chảy cao. C. có ánh kim. D. dẫn điện tốt. Câu 36. Kim loại nào là chất lỏng ở điều kiện thường, có màu trắng bạc, thường được dùng trong nhiệt kế, áp kế? A. Bạc. B. Nhôm. C. Thuỷ ngân. D. Đồng. Câu 37. Nhôm là kim loại được dùng để chế tạo dụng cụ nhà bếp (nồi, xoong, ấm, chảo, …). Có ứng dụng này là do nhôm bền, không độc và có tính chất vật lí ưu việt là A. dẫn điện tốt. B. mềm, dẻo. C. có ánh kim. D. dẫn nhiệt tốt. Câu 38. Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất trong các kim loại, thường được dùng để chế tạo hợp kim không gỉ, có độ bền cơ học cao? A. Chromium. B. Nhôm. C. Sắt. D. Đồng. Câu 39. Cặp kim loại nào sau đây đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường? A. Na, Al. B. Al, Cu. C. K, Na. D. Mg, K. Câu 40. Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho Zn vào dung dịch H2SO4. (2) Cho Ag vào dung dịch H2SO4. (3) Cho Fe vào dung dịch CuSO4 (4) Cho Cu vào dung dịch FeSO4. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 41. Dãy kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch Pb(NO3)2. A. Al, Mg, Fe. B. Al, Mg, Cu. C. Al, Cu, Ag. D. Au, Ag, Hg. 4 Câu 42. Thí nghiệm nào sau đây có phản ứng hoá học xảy ra A. Cho Cu vào dung dịch HCl. B. Cho Ag vào dung dịch MgCl2. C. Ngâm Fe trong dung dịch CuSO4. D. Cho Fe vào H2O ở điều kiện thường. Câu 43. Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch CuCl2 A. Zn. B. Al C. Ag. D. Mg. Câu 44. Trong số các kim loại Al, Zn, Fe, Ag. Kim loại nào không tác dụng được với O2 ở nhiệt độ thường? A. Ag. B. Zn. C. Al. D. Fe. Câu 45. Cho dãy các kim loại: Fe, Cu, Mg, Ag, Al, Na, Ba. Số kim loại phản ứng được với dung dịch HCl là A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. Câu 46. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại giảm dần? A. Mg > Fe >Cu >Ag. B. Fe >Zn >Al >Cu. C. Ag >Cu >Au>Al>Fe. D. Mg >Na > Al >Zn. Câu 47. Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần từ trái sang phải là A. Al, Mg, K, Ca. B. Ca, K, Mg, Al. C. K, Ca, Mg, Al. D. Al, Mg, Ca, K. Câu 48. Trong số các kim loại Zn, Fe, Cu, Ag. Kim loại hoạt động hóa học mạnh nhất là A. Zn. B. Fe. C. Ag. D. Cu. Câu 49. Kim loại nào trong số các kim loại Al, Fe, Ag, Cu hoạt động hóa học mạnh nhất? A. Fe. B. Ag. C. Al. D. Cu. Câu 50. Cho dãy các kim loại: Ag, Cu, Al, Mg. Kim loại hoạt động hóa học yếu nhất là A. Cu. B. Mg. C. Al. D. Ag. Câu 51. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là A. Na, Fe, K. B. Na, Mg, K. C. Na, Ba, K. D. Zn, Na, Ca. Câu 52. Dãy kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành kim loại copper? A. Al, Zn, Fe. B. Mg, Fe, Ag. C. Zn, Pb, Au. D. Ag, Mg, Al. Câu 53. Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là A. Fe và Au. B. Al và Ag. C. Au và Mg. D. Al và Fe. Câu 54. Trong công nghiệp để điều chế kim loại Na người ta sử dụng phương pháp nào dưới đây? A. Điện phân dung dịch. B. Điện phân nóng chảy. C. Nhiệt luyện. D. Thủy luyện. Câu 55. Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là A. Fe, Zn. B. Ca, Fe. C. Mg, Zn. D. Al, Fe. Câu 56. Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là A. điện phân dung dịch. B. điện phân nóng chảy. C. nhiệt luyện. D. thủy luyện. Câu 57. Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy? A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Ag. Câu 58. Phát biểu nào sau đây về quá trình tách kim loại là đúng? A. Là quá trình biến đổi khoáng vật trong quặng thành một hợp chất của kim loại. Sau đó, dùng các phương pháp thích hợp để tách được kim loại từ hợp chất đó. B. Là quá trình dùng các phản ứng hóa học để tách được kim loại từ hợp chất của kim loại. C. Sử dụng quá trình biến đổi vật lí để thu được hợp chất của kim loại từ khoáng vật. Sau đó dùng các phản ứng hóa học để tách được kim loại từ hợp chất của kim loại. 5 D. Là quá trình sử dụng phương pháp điện phân hoặc phương pháp nhiệt luyện hay phương pháp thủy luyện để tách được kim loại từ hợp chất từ kim loại. Câu 59. Phản ứng giữa ZnO và C để tách kim loại A. là phản ứng toả nhiệt. B. là phản ứng không có sự thay đổi số oxi hoá. C. là phản ứng dựa vào phương pháp thuỷ luyện. D. có sự tạo thành kẽm ở thể hơi. Câu 60. Cho luồng khí CO dư qua hỗn hợp các oxide CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm: A. Cu, Fe, Al, Mg. B. Cu, FeO, Al2O3, MgO. C. Cu, Fe, Al2O3, MgO. D. Cu, Fe, Al, MgO. II. BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1: Một vật sáng AB có dạng mũi tên cao 6 cm đặt vuông góc trục chính của thấu kính hội tụ, cách thấu kính 10 cm. Thấu kính có tiêu cự 5 cm. a) Dựng ảnh của vật qua thấu kính. b) Xác định kích thước và vị trí của ảnh. (ĐS: kích thước A’B’ = 6 cm, vị trí OA’ = 10 cm) Câu 2: Một vật sáng AB cao 2 cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ, cách thấu kính 7,5 cm. Thấu kính có tiêu cự 5 cm. a) Dựng ảnh của vật qua thấu kính. b) Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính. (ĐS: OA’ = 15 cm) c) Tính chiều cao của ảnh. (ĐS: A’B’ = 4 cm) Câu 3: Đặt một vật cao 8 mm trước thấu kính hội tụ. Ảnh hứng được trên màn cách thấu kính 12 cm, cao 3,2 cm, vuông góc trục chính. a) Xác định khoảng cách từ vật tới thấu kính. (ĐS: OA = 3 cm) b) Tìm tiêu cự của thấu kính. (ĐS: OF = 2,4 cm) Câu 4: Trên một bóng đèn có ghi 12 V – 3 W. a) Nêu ý nghĩa của các con số ghi trên bóng đèn. b) Trong một giây, bóng đèn trên tiêu thụ năng lượng điện là bao nhiêu? Câu 5: Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010 của nước ta quy định như sau: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là việc áp dụng các biện pháp quản lí và kĩ thuật nhằm giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị mà vẫn bảo đảm nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống. Giải thích tại sao “cần giảm sử dụng năng lượng có nguồn gốc hoá thạch và giảm năng lượng hao phí của thiết bị điện” để đáp ứng yêu cầu trên của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Câu 6: Trong luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010 của nước ta, chương VI. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động dịch vụ và hộ gia đình, điều 27. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hộ gia đình có viết: Nhà nước khuyến khích hộ gia đình thực hiện các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau đây: 1. Thiết kế, xây dựng nhà ở có khả năng tận dụng ánh sáng và thông gió tự nhiên; 2. Sử dụng vật liệu cách nhiệt, thiết bị gia dụng là sản phẩm tiết kiệm năng lượng; tăng cường sử dụng phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo; 3. Hạn chế sử dụng thiết bị điện công suất lớn, tiêu thụ nhiều điện năng vào giờ cao điểm; 4. Xây dựng nếp sống, thói quen tiết kiệm năng lượng trong sử dụng thiết bị chiếu sáng và gia dụng. Là một học sinh THCS, em có thể thực hiện những hành động thiết thực nào để đáp ứng được điều khoản 3 và 4? Câu 7: Hoàn thành các PTHH sau, ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có 1. Mg + O2............................................................ 2. Al + O2.......................................................... 6 3. Fe + O2.............................................................. 4. Cu + Cl2.......................................................... 5. Al + Cl2............................................................. 6. Fe + S............................................................. 7. Na + Cl2............................................................. 8. Fe + CuSO4..................................................... 9. Cu + AgNO3...................................................... 10. Na + H2O...................................................... 11. Ca + H2O......................................................... 12. Zn + H2O...................................................... 13. Al2O3............................................................... 14. Fe2O3 + CO................................................... 15. ZnS + O2.......................................................... 16. ZnO + C........................................................ Câu 8: Viết các PTHH hoàn thành những chuỗi phản ứng sau, ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có: d. f. Na → Na2O → NaOH → Na2SO4 g. Cu → CuO → CuSO4 → ZnSO4 → Zn → Cu → CuCl2 Câu 9: Cho các cặp chất sau: Những cặp nào xảy ra phản ứng? Viết PTHH của phản ứng xảy ra. a) Zn + HCl........................................................... b) Cu + ZnSO4................................................... c) Fe + CuSO4....................................................... d) Zn + Pb(NO3)2................................................ e) Cu + HCl........................................................... f) Ag + HCl........................................................ Câu 10: Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau: a) ……. b) ……. +……… 𝑡𝑜 + HCl → MgCl2 + H2 → MgO + ……. 𝑡𝑜 d) ……. c) K → K2 S + AgNO3 → Cu(NO3)2 +……. e) ……. 𝑡𝑜 +……… + Cl2 → AlCl3 f) Zn → …………. + Cu ---☺☺☺ CHÚC CÁC BẠN THI TỐT ☺☺☺--- 7

Use Quizgecko on...
Browser
Browser