Đề cương Vật lí 10 - Kì 1 - 2024.2025 - Trường THPT FPT

Document Details

UnmatchedArtInformel

Uploaded by UnmatchedArtInformel

Trường Phổ Thông FPT

2024

Tags

physics physics concepts physics study high school physics

Summary

This document is a study guide for physics, covering various concepts and topics for students in grade 10. It includes questions and answers that cover topics and exam preparation for the first semester of the 2024-2025 school year at Trường THPT FPT in Vietnam.

Full Transcript

SỞ GD & ĐÀO TẠO CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT FPT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tổ khoa học tự nhiên TP. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2024 ĐỀ CƯƠNG...

SỞ GD & ĐÀO TẠO CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT FPT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tổ khoa học tự nhiên TP. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ 1 – 2024.2025 VẬT LÍ 10 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ THUYẾT Câu 1. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của Vật lý là gì? Quá trình phát triển của Vật lý trải qua những giai đoạn nào? Vai trò của Vật lý đối với đời sống và khoa học kỹ thuật như thế nào? Câu 2. Trình bày nguyên tắc an toàn khi làm thí nghiệm trong phòng thực hành Vật lý? Câu 3. Thế nào là độ dịch chuyển? Phân biệt giữa độ dịch chuyển và quãng đường đi được? Câu 4. Nêu khái niệm tốc độ trung bình, vận tốc trung bình, tốc độ tức thời, vận tốc tức thời. Viết công thức tính tốc độ trung bình và vận tốc trung bình. Câu 5. Thế nào là chuyển động thẳng biển đổi? Có những dạng chuyển động thẳng biến đổi nào? Đại lượng nào đặc trưng cho sự thay đổi vận tốc theo thời gian? Nêu đặc điểm, tính chất của đại lượng đó? Câu 6. Sự rơi tự do là gì? Câu 7. Trình bày đặc điểm của chuyển động ném ngang? Câu 8. Hợp lực là gì? Viết công thức hợp lực trong trường hợp tổng quát và một số trường hợp đặc biệt? Hai lực cân bằng có những đặc điểm gì? Câu 9. Phát biểu 3 định luật Newton? Quán tính là gì? Đại lượng nào đặc trưng cho mức quán tính? Câu 10. Trình bày đặc điểm và tính chất của cặp lực và phản lực? Câu 11. Trình bày đặc điểm, tính chất của trọng lực và lực căng? Câu 12. Nêu khái niệm lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt? Viết công thức xác định lực ma sát trượt? Hệ số ma sát trượt là gì, đặc điểm của nó như thế nào? CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm A. vật chất và năng lượng. B. các chuyển động cơ học và năng lượng. C. các dạng vận động của vật chất và năng lượng. D. các hiện tượng tự nhiên. Bộ môn Vật Lý – Công Nghệ Trang 1 Câu 2. Mục tiêu của môn Vật lí là A. khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: vi mô, vĩ mô. B. khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng. C. khảo sát sự tương tác của vật chất ở mọi cấp độ: vi mô, vĩ mô. D. khám phá ra quy luật vận động cũng như tương tác của vật chất ở mọi cấp độ: vi mô, vĩ mô. Câu 3. Kí hiệu mang ý nghĩa A. không được phép bỏ vào thùng rác. B. tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. C. dụng cụ đặt đứng. D. dụng cụ dễ vỡ. Câu 4. Kí hiệu mang ý nghĩa A. không được phép bỏ vào thùng rác. B. tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. C. dụng cụ đặt đứng. D. dụng cụ dễ vỡ. Câu 5. Biển báo mang ý nghĩa A. bình chữa cháy. B. chất độc môi trường. C. bình khí nén áp suất cao. D. dụng cụ dễ vỡ. Câu 6. Biển báo bên dưới mang ý nghĩa là A. chất độc sức khỏe. B. lưu ý cẩn thận. C. chất độc môi trường. D. nơi có chất phóng xạ. Câu 7. Sai số có thể loại trừ trước khi đo là sai số A. hệ thống. B. ngẫu nhiên. C. dụng cụ. D. tuyệt đối. Câu 8. Sai số hệ thống là A. sai số do thao tác không chính xác của người đo. B. sai số do đặc điểm và cấu tạo của dụng cụ gây ra. C. không thể loại trừ trước khi thực hiện thí nghiệm. D. do chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài. Câu 9. Sai số ngẫu nhiên là A. sai số do thao tác không chính xác của người đo. B. sai số ta nhận được các giá trị khác nhau khi lặp lại các phép đo. C. không thể loại trừ trước khi thực hiện thí nghiệm. D. do chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài. Câu 10. Đại lượng vừa cho biết độ dài vừa cho biết hướng của sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian gọi là A. độ dịch chuyển. B. quãng đường. C. vận tốc. D. tốc độ. Bộ môn Vật Lý – Công Nghệ Trang 2 Câu 11. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một vật? A. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vô hướng. B. Độ dịch chuyển là đại lượng vectơ còn quãng đường đi được là đại lượng vô hướng. C. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vectơ. D. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng không âm. Câu 12. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật A. chuyển động tròn. B. chuyển động thẳng và không đổi chiều. C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần. D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần. Câu 13. Cho đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian như hình bên. Quãng đường đi được trong 4 giây đầu tiên là A. 6 m. B. 4 m. C. 8 m. D. 2 Câu 14. Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho A. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động. B. sự thay đổi hướng của chuyển động. C. khả năng duy trì chuyển động của vật. D. sự thay đổi vị trí của vật trong không gian. Câu 15. Vật chuyển động thẳng đều có đồ thị toạ độ – thời gian như hình vẽ. Tốc độ của vật là A. 2 m/s. B. 0,5 m/s. C. 20 m/s. D. 200 m/s. Câu 16. Một chất điểm chuyển động thẳng đều, với đồ thị vận tốc – thời gian được cho như hình vẽ. Quãng đường mà chất điểm đi được trong khoảng thời gian từ 1 s đến 2 s là A. 1 m B. 3 m. C. 2 m. D. 4 Bộ môn Vật Lý – Công Nghệ Trang 3 Câu 17. Gia tốc là một đại lượng A. đại số, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của chuyển động. B. đại số, đặc trưng cho tính không đổi của vận tốc. C. vectơ, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của chuyển động. D. vectơ, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc. Câu 18. Đơn vị của gia tốc là A. ms. B. ms 2. C. m/s. D. m/s 2. Câu 19. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều thì A. gia tốc là một đại lượng không đổi. B. gia tốc là đại lượng biến thiên theo thời gian. C. vận tốc là đại lượng không đổi. D. vận tốc là đại lượng biến thiên theo thời gian theo quy luật hàm bậc hai. Câu 20. Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban đầu là v0. Sau thời gian t vận tốc chuyển động của vật là v. Gia tốc a của chuyển động này xác định bởi v  v0 v0  v A. a . B. a . C. a  v0 t  v. D. a  vt  v0. t t Câu 21. Công thức liên hệ giữa độ dịch chuyển d, vận tốc v và gia tốc a của chuyển động nhanh dần đều là A. v 2  v02  ad. B. v 2  v02  2ad. C. v  v0  2ad. D. v02  v 2  2ad. Câu 22. Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ, sau 5 s nó đạt vận tốc 10 m/s. Vận tốc của nó sau 10 s là A. 10 m/s. B. 40 m/s. C. 20 m/s. D. 15 m/s. Câu 23. Rơi tự do là một chuyển động A. thẳng đều B. chậm dần đều. C. nhanh dần. D. nhanh dần đều. Câu 24. Tại một nơi có gia tốc trọng trường g, một vật có khối lượng m rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Ngay trước khi chạm đất vật đạt vận tốc v được xác định bởi A. v  mgh. B. v  2 gh. C. v  2gh. D. v  gh. Câu 25. Để xác định gia tốc rơi tự do của một vật, một học sinh đã sử dụng đồng hồ bấm giờ và thước mét để xác định thời gian t và đo độ cao vật rơi đến khi chạm đất h. Gia tốc rơi tự do g được xác định bởi biểu thức 2h 2h h h A. g . B. g . C. g . D. g . t2 t 2t 2t 2 Câu 26. Vật rơi tự do A. khi từ nơi rất cao xuống mặt đất. B. khi hợp lực tác dụng vào vật hướng thẳng xuống mặt đất. C. chỉ dưới tác dụng của trọng lực. D. khi vật có khối lượng lớn rơi từ cao xuống mặt đất. Bộ môn Vật Lý – Công Nghệ Trang 4 Câu 27. Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là một A. đường tròn. B. đường thẳng. C. đường xoáy ốc. D. nhánh parabol. Câu 28. Chuyển động ném ngang là chuyển động có vận tốc ban đầu theo phương A. nằm ngang và chuyển động dưới tác dụng của trọng lực. B. thẳng đứng và chuyển động dưới tác dụng của trọng lực. C. nằm ngang và chuyển động dưới tác dụng của lực ném. D. thẳng đứng và chuyển động dưới tác dụng của lực ném. Câu 29. Vật chuyển động ném ngang từ độ cao h và vận tốc ban đầu v0. Thời gian từ lúc ném đến khi vật chạm đất là 2h h h A. t . B. t . C. t . D. t  2gh. g 2g g Câu 30. Tầm xa L của vật chuyển động ném ngang từ độ cao h và vận tốc ban đầu v0 được xác định bằng biểu thức h A. L  x max  v0 2gh. B. L  x max  v0. g 2h h C. L  x max  v0. D. L  x max  v0 g 2g Câu 31. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động. B. Lực là nguyên nhân làm biến đổi vận tốc. C. Có lực tác dụng lên vật thì vật mới chuyển động. D. Lực không thể cùng hướng với gia tốc. Câu 32. Gọi F1, F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Trong mọi trường hợp thì độ lớn của F sẽ thảo mãn điều kiện A. F  F1  F2. B. F1  F2  F. C. F1  F2  F  F1  F2. D. F1  F2  F  F1  F2. Câu 33. Gọi F1, F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng như hình vẽ bên dưới. Độ lớn của lực F được xác định bởi A. F  F12  F22  2F1F2 cos   . B. F  F1  F2. C. F  F1  F2. D. F  F12  F22. Bộ môn Vật Lý – Công Nghệ Trang 5 Câu 34. Cho F1 và F2 là hai lực thành phần đồng qui, cùng phương và cùng chiều thì độ lớn của lực tổng hợp F được xác định bởi A. F  F12  F22  2F1F2 cos   . B. F  F1  F2. C. F  F1  F2.. D. F  F12  F22. Câu 35. Cho F1 và F2 là hai lực thành phần đồng qui, cùng phương và ngược chiều thì độ lớn của lực tổng hợp F được xác định bởi A. F  F12  F22  2F1F2 cos   . B. F  F1  F2. C. F  F1  F2. D. F  F12  F22. Câu 36. Cho F1 và F2 là hai lực thành phần đồng qui, cùng phương và vuông góc với nhau thì độ lớn của lực tổng hợp F được xác định bởi A. F  F12  F22  2F1F2 cos   . B. F  F1  F2. C. F  F1  F2. D. F  F12  F22. Câu 37. Cho hai lực đồng qui có độ lớn bằng 10 N và 18 N. Giá trị có thể là độ lớn của hợp lực là A. 29 N. B. 15 N. C. 7 N. D. 88 N Câu 38. Các lực tác dụng lên một vật gọi là cân bằng khi A. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật bằng không. B. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật là hằng số. C. vật chuyển động với gia tốc không đổi. D. vật đứng yên. Câu 39. Hai lực cân bằng là hai lực A. cùng tác dụng lên vật, cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. B. cùng tác dụng lên vật, cùng phương, cùng độ lớn và cùng chiều. C. cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. D. tác dụng lên hai vật, cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Câu 40. Theo định luật I Newton thì A. lực là nguyên nhân để duy trì sự chuyển động. B. một vật sẽ giữ nguyên trạng thái của nó nếu vật không chịu tác dụng của lực nào. C. một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng không. D. mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại ngay lập tức do quán tính. Câu 41. Ôtô chuyển động thẳng đều mặc dù có lực kéo vì A. trọng lực cân bằng với phản lực. B. lực kéo cân bằng với lực ma sát với mặt đường. C. các lực tác dụng vào ôtô cân bằng nhau. D. trọng lực cân bằng với lực kéo. Bộ môn Vật Lý – Công Nghệ Trang 6 Câu 42. Một xe ô tô đang chuyển động thẳng với vận tốc không đổi là 20 m/s. Hợp lực tác dụng lên ô tô có độ lớn bằng A. 20 N. B. 0. C. 10 N. D. - 20 N. Câu 43. Khi ô tô đang chạy trên đường mà đột ngột phanh gấp thì hành khách trên xe sẽ A. ngã người về phía trước. B. ngã người về phía sau. C. bật người lên khỏi ghế. D. ngã sang người ngồi kế bên. Câu 44. Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì vật A. chuyển động chậm dần rồi dừng lại. B. lập tức dừng lại. C. vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều. D. vật chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều. Câu 45. Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn tự di chuyển. Đó là nhờ A. trọng lượng của xe. B. lực ma sát nhỏ. C. quán tính của xe. D. phản lực của mặt đường. Câu 46. Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là A. trọng lương. B. khối lượng. C. vận tốc. D. lực tác dụng. Câu 47. Khi tác dụng lực F không đổi lên một vật có khối lượng m thì gia tốc a của vật được xác định bởi biểu thức F F A. a  B. a  C. a  mF. D. a  m F 2.. m m2 Câu 48. Dưới tác dụng của một lực F có độ lớn không đổi thì vật đang thu gia tốc, nếu khối lượng của vật tăng lên thì độ lớn gia tốc sẽ A. tăng lên. B. giảm đi. C. không đổi. D. bằng không. Câu 49. Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn A. tác dụng vào cùng một vật. B. tác dụng vào hai vật khác nhau. C. không bằng nhau về độ lớn. D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng gi Câu 50. Theo định luật III Newton thì “lực và phản lực” là cặp lực A. xuất hiện và mất đi đồng thời. B. có cùng điểm đặt. C. cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn. D. cân bằng. Câu 51. Cặp lực và phản lực trong định luật III Newton A. không cùng bản chất. B. cùng bản chất. C. tác dụng vào cùng một vật. D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá. Câu 52. Một người kéo xe hàng trên mặt sàn nằm ngang, lực tác dụng lên người để làm người chuyển động về phía trước là lực mà A. người tác dụng vào xe. B. xe tác dụng vào người. C. người tác dụng vào mặt đất. D. mặt đất tác dụng vào người. Bộ môn Vật Lý – Công Nghệ Trang 7 Câu 53. Trọng lực tác dụng lên một vật có A. điểm đặt tại tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. B. điểm đặt tại tâm của vật, phương nằm ngang. C. điểm đặt tại tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên. D. độ lớn luôn thay đổi. Câu 54. Khi nói về trọng lượng của vật. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trọng lượng là độ lớn trọng lực tác dụng lên vật. B. Trọng lượng là trọng tâm của vật. C. Có kí hiệu là P. D. Được đo bằng lực kế. Câu 55. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Lực căng của dây có bản chất là lực đàn hồi. B. Lực căng có thể là lực kéo hoặc lực nén. C. Lực căng của dây có điểm đặt là điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật. D. Lực căng có phương trùng với chính sợi dây, chiều hướng từ hai đầu vào phần giữa của dây. Câu 56. Hệ số ma sát trượt là µ, phản lực tác dụng lên vật là N. Lực ma sát trượt tác dụng lên vật là Fms. Chọn hệ thức đúng là N A. Fms . B. Fms  µ.N 2. C. Fms  µ2.N D. Fms  µ.N. µ Câu 57. Khi tăng lực ép của tiếp xúc giữa hai vật thì hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc A. tăng lên B. giảm đi. C. không đổi. D. tăng rồi giảm Câu 58. Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào A. diện tích tiếp xúc và vận tốc của vật. B. áp lực lên mặt tiếp xúc. C. bản chất của vật và diện tích tiếp xúc. D. điều kiện về bề mặt PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Câu 59. Một vật chuyển động thẳng có đồ thị được mô tả như hình 7.4 bên dưới ĐÚNG SAI a. Quãng đường vật đi được sau 2 giây là 4 m. b. Trong thời gian từ giây thứ 2 đến giây thứ 4 vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương. Bộ môn Vật Lý – Công Nghệ Trang 8 c. Quãng đường đi được trong cả quá trình (sau 10 giây) là 9 m. d. Độ dịch chuyển của vật sau 10 giây là -1 m. Câu 60. Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 43,2 km/h thì hãm phanh, chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau 1 phút thì tàu dừng lại ở sân ga. Chọn chiều dương là chiều chuyển động. ĐÚNG SAI a) Ta có vận tốc ban đầu là 12m/s. b) Công thức xác định vận tốc là: v = v0 +at. c) Gia tốc của tàu là 0,2 m/s2. d) Quãng đường mà tàu đi được đến khi dừng lại 360 m. Câu 61. Một ô tô chịu một lực kéo của động cơ là F1 = 400 N hướng về phía trước và lực ma sát giữa bánh xe với mặt đường là F2 = 300 N hướng về phía sau như hình vẽ bên dưới. ĐÚNG SAI a) F1 và F2 là hai lực song song, ngược chiều. b) Hợp lực F có độ lớn là F = F1 + F2. c) Hợp lực tác dụng lên ô tô có độ lớn 100 N. d) Hợp lực có chiều hướng về phía sau. Câu 62. Một chiếc xe bus chở học sinh đến trường được minh họa như hình bên dưới. Các tình huống nào sau đây là đúng hay sai? ĐÚNG SAI a) Xe đột ngột tăng tốc, hành khách sẽ chúi người về phía trước. b) Xe phanh gấp, hành khách sẽ ngả người về phía trước. c) Khi xe rẽ nhanh sang trái thì người sẽ nghiêng về phía bên phải. d) Việc đeo dây an toàn khi ngồi trên ô tô giúp người ngồi không bị văng ra khi xe thay đổi vận tốc đột ngột. Bộ môn Vật Lý – Công Nghệ Trang 9 Câu 63. Một viên gạch có khối lượng m = 2 kg được đặt trên cái xe đồ chơi có khối lượng 2 kg. Dưới tác dụng của lực F xe có được gia tốc 4 m/s2. ĐÚNG SAI a) Theo Định luật II Newton, độ lớn gia tốc tỷ lệ thuận với độ lớn lực tác dụng và tỷ lệ nghịch với khối lượng. b) Lực tác dụng lúc này là 16 N. c) Nếu ta nhấc viên gạch ra khỏi xe và giảm lực tác dụng đi một nửa thì gia tốc mới của xe là 2 m/s2. d) Sau khi đã nhấc viên gạch ra và thay vào một vật khác có khối lượng 6 kg. Dưới tác dụng của lực F không đổi thì gia tốc của xe sau là 2 m/s2. PHẦN III. Tự luận. Câu 64. Cho hai lực đồng qui có độ lớn F1 = 40 N, F2 = 30 N. Gọi F là hợp lực của hai lực F1 và F2 Xác định độ lớn và hướng của hợp lực F trong các trường hợp sau: a) F1 cùng phương, cùng chiều F2 b) F1 cùng phương, ngược chiều F2. c) F1 vuông góc F2. ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Câu 65. Cho hai lực đồng qui có độ lớn F1 = F2 = 30 N. Độ lớn của hợp lực F = 30 N. Góc tạo bởi hai lực đồng qui là bao nhiêu độ? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Câu 66. Tác dụng vào vật có khối lượng 3 kg đang đứng yên bởi một lực theo phương ngang thì vật này chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1,5 m/s2. Biết ma sát không đáng kể. Độ lớn của lực này là bao nhiêu Newton? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Bộ môn Vật Lý – Công Nghệ Trang 10 Câu 67. Một vật có khối lượng m ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu là 20 m/s từ đỉnh một tòa nhà cao 45 m so với mặt đất, bỏ qua lực cản của không khí. Cho g = 10 m/s2. Khi vật chạm đất, khoảng cách từ vật đến toà nhà là bao nhiêu mét ? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Câu 68. Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 40 kg theo phương ngang với lực 320 N làm thùng chuyển động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát giữa thùng và mặt phẳng là 0,4. Tính gia tốc của thùng. Lấy g = 10 m/s2 ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Câu 69. Một vật có khối lượng 5 kg được kéo trượt trên mặt phẳng nằm ngang bằng lực kéo 20 N theo phương ngang kể từ trạng thái nghỉ. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là   0, 2. Lấy g  10 m/s2. Tính quãng đường vật đi được sau 5 giây kể từ lúc bắt đầu chuyển động. ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Câu 70. Một vật có khối lượng 20 kg đang nằm yên thì trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của lực nằm ngang có độ lớn F = 50 N. Hệ số ma sát giữa vật và sàn nhà là 0,2. Cho g = 10 m/s2. Sau thời gian bao lâu thì vật đạt vận tốc 10 m/s? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Câu 71. Một bóng đèn có khối lượng 250g được treo thẳng đứng vào trần nhà bằng một sợi dây và đang ở trạng thái cân bằng. Lấy g = 10 m/s2 a) Biểu diễn các lực tác dụng lên bóng đèn. b) Tính độ lớn của lực căng dây? c) Nếu dây treo chỉ chịu tác dụng của một lực căng giới hạn là 3 N thì nó có bị đứt không ? Vì sao ? ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… -------HẾT------- Chúc các em đạt kết quả thật tốt! Bộ môn Vật Lý – Công Nghệ Trang 11

Use Quizgecko on...
Browser
Browser