Tài liệu tham khảo học tập Tin học 12 Học kì 1 PDF
Document Details
Uploaded by Deleted User
THPT Lộc Ninh
2024
Nguyễn Văn Kế
Tags
Summary
Đây là tài liệu tham khảo học tập Tin học 12 học kì 1, bao gồm các chủ đề về Máy tính và xã hội tri thức, Mạng máy tính và Internet, Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số, Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính. Tài liệu có bài tập trắc nghiệm.
Full Transcript
SỞ GD&ĐT BÌNH PHƯỚC TRƯỜNG THPT LỘC NINH TỔ TIN HỌC -ÂM NHẠC - MĨ THUẬT -------- TÀI LIỆU THAM KHẢO HỌC TẬP TIN HỌC 12 HỌC KÌ 1 GV: NGUYỄN VĂN KẾ ĐT(zalo): 0913177724 - Email: [email protected]...
SỞ GD&ĐT BÌNH PHƯỚC TRƯỜNG THPT LỘC NINH TỔ TIN HỌC -ÂM NHẠC - MĨ THUẬT -------- TÀI LIỆU THAM KHẢO HỌC TẬP TIN HỌC 12 HỌC KÌ 1 GV: NGUYỄN VĂN KẾ ĐT(zalo): 0913177724 - Email: [email protected] Năm học 2024 - 2025 MỤC LỤC CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC............................................................................ 2 BÀI 1: LÀM QUEN VỚI TRÍ TUỆ NHÂN TẠO.......................................................................... 2 A. LÝ THUYẾT...................................................................................................................... 2 B. BÀI TẬP............................................................................................................................. 4 BÀI 2: TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG........................................ 6 A. LÝ THUYẾT...................................................................................................................... 6 B. BÀI TẬP............................................................................................................................. 7 CHỦ ĐỀ 2. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET.......................................................................... 10 BÀI 3: MỘT SỐ THIẾT BỊ MẠNG THÔNG DỤNG.................................................................. 10 A. LÝ THUYẾT.................................................................................................................... 10 B. BÀI TẬP........................................................................................................................... 12 BÀI 4: GIAO THỨC MẠNG....................................................................................................... 14 A. LÝ THUYẾT.................................................................................................................... 14 B. BÀI TẬP........................................................................................................................... 16 BÀI 5: THỰC HÀNH CHIA SẺ TÀI NGUYÊN TRÊN MẠNG (SGK)..................................... 17 CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ................... 18 BÀI 6: GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ TRONG KHÔNG GIAN MẠNG......................................... 18 A. LÝ THUYẾT.................................................................................................................... 18 B. BÀI TẬP........................................................................................................................... 19 CHỦ ĐỀ 4. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH................................ 22 BÀI 7: HTML VÀ CẤU TRÚC TRANG WEB........................................................................... 22 A. LÝ THUYẾT.................................................................................................................... 22 B. BÀI TẬP........................................................................................................................... 24 BÀI 8: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN................................................................................................. 26 A. LÝ THUYẾT.................................................................................................................... 26 B. BÀI TẬP........................................................................................................................... 29 BÀI 9: TẠO DANH SÁCH, BẢNG............................................................................................. 31 A. LÝ THUYẾT.................................................................................................................... 31 B. BÀI TẬP........................................................................................................................... 35 BÀI 10: TẠO LIÊN KẾT.............................................................................................................. 38 A. LÝ THUYẾT.................................................................................................................... 38 B. BÀI TẬP........................................................................................................................... 39 BÀI 11: CHÈN TỆP TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN VÀ KHUNG NỘI TUYẾN VÀO TRANG WEB....................................................................................................................................................... 41 A. LÝ THUYẾT.................................................................................................................... 41 B. BÀI TẬP........................................................................................................................... 42 BÀI 12: TẠO BIỂU MẪU............................................................................................................ 44 A. LÝ THUYẾT.................................................................................................................... 44 B. BÀI TẬP........................................................................................................................... 45 BÀI 13: KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA CSS................................................................................ 48 A. LÝ THUYẾT.................................................................................................................... 48 B. BÀI TẬP........................................................................................................................... 49 BÀI 14: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN BẰNG CSS........................................................................... 51 A. LÝ THUYẾT.................................................................................................................... 51 B. BÀI TẬP........................................................................................................................... 54 CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC BÀI 1: LÀM QUEN VỚI TRÍ TUỆ NHÂN TẠO A. LÝ THUYẾT 1. Khái niệm về trí tuệ nhân tạo (AI): a. Lịch sử của AI - 1950 Alan Turing: …………………………………. – kiểm tra khả năng thông minh của máy tính. - 1956 …………………………………..: Thuật ngữ AI – đánh dấu sự ra đời của ngành trí tuệ nhân tạo. - 1970 MYCIN: Hệ chuyên gia trong lĩnh vực …………… (một ví dụ về AI yếu). - 2016 ……………………..: Robot hình người có thể nhận dạng khuôn mặt, giao tiếp bằng lời nói và biểu hiện cảm xúc. - 2022 ……………………..: Chatbot có khả năng tương tác ở dạng đàm thoại và đưa ra phản hồi bằng ngôn ngữ tự nhiên. b. Định nghĩa về AI AI là khả năng của máy tính có thể làm những công việc mang ……………………………….. như đọc chữ, hiểu tiếng nói, dịch thuật, lái xe hay khả năng học và ra quyết định, … c. Đặc trưng cơ bản của AI - Khả năng ……….: Youtube học được nhu cầu của người dùng từ lịch sử tìm kiếm, từ đó đề xuất các video đáp ứng nhu cầu đó. Nắm bắt thông tin → ………………………………………. - Khả năng ………………: Hệ thống chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng để đưa ra kết luận về bệnh lí của bệnh nhân. Vận dụng logic và tri thức → ………………………………………… - Khả năng ………………: Xe tự lái sử dụng cảm biến, radar và camera để nhận biết chướng ngại vật, biển báo, người đi bộ và xe xung quanh. Cảm biến và dữ liệu đầu vào → ………………………………………………. - Khả năng ………………………: Hiểu văn bản và tiếng nói của con người →Hiểu và xử lí ngôn ngữ tự nhiên của con người - Khả năng ………………………: Xe tự lái gặp người đi bộ, trạm xe, biển báo thì dừng lại. Dựa trên thông tin và tri thức → ………………………………………. d. Phân loại AI Các phần mềm dịch máy, kiểm tra lỗi chính tả có thể coi là các ứng dụng AI hay không? Tại sao? Các phần mềm dịch máy và kiểm tra lỗi chính tả thường được coi là các ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) vì chúng có ……………………………………………... Dịch máy (Machine Translation): khả năng ……………………………………. của con người giúp phần mềm có thể dịch văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. 2 ---------------------------------------------------- Kiểm tra lỗi chính tả (Spell Checking): khả năng ………………………. tức là có kiến thức về ngữ pháp của các ngôn ngữ (kiến thức trên từ điển và qua các quy tắc ngữ pháp) và khả năng ………………………………. giúp phần mềm phát hiện và cung cấp các gợi ý sửa lỗi chính xác và hiệu quả. 2. Một số ứng dụng của trí tuệ nhân tạo: a. Hệ chuyên gia MYCIN - Hệ chuyên gia trong lĩnh vực ……………, ứng dụng AI trong y học và chẩn đoán bệnh. - Được phát triển bởi Đại học Standford (Mỹ) năm 1972. - Thông qua các …………………………….. để xác định các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng, từ đó đưa ra kết quả chẩn đoán và điều trị. b. Robot Asimo - Robot của hãng …………, xuất hiện vào năm 1986. - Robot …………………………………… tích hợp AI, sử dụng hệ thống điều khiển và thuật toán AI để di chuyển, nhận dạng đối tượng và tương tác với con người. - Có thể di chuyển bằng 2 chân, điều khiển dàn nhạc giao hưởng, chơi bóng, … c. Google dịch (Google Translator) - Chương trình dịch thuật ………………… của Google ra đời vào năm 2006. - Google Dịch sử dụng mô hình học máy để ………. và ………... văn bản. - Dịch được hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. - Dịch văn bản, chữ viết tay, lời nói, hình ảnh, trang tài liệu, trang web, … d. Nhận dạng khuôn mặt - Nhận dạng và xác định các khuôn mặt trong ………………. hoặc …………… - Sử dụng các …………………. để phân biệt các khuôn mặt khác nhau và xác định danh tính của cá nhân. - Được ứng dụng để mở khóa điện thoại, kiểm tra an ninh, gán nhãn tên người trong ảnh, … e. Nhận dạng chữ viết tay - Nhận dạng và chuyển đổi chữ viết tay thành ………………. máy tính. - Sử dụng các ……………………….. và xử lý hình ảnh để phân tích các đặc điểm của chữ viết và chuyển đổi chúng thành văn bản. - Ứng dụng để xử lí hóa đơn trong thương mại điện tử, xác minh chữ kí trong giao dịch điện tử, tự động hóa việc nhập dữ liệu, … f. Trợ lí ảo - Hỗ trợ và tương tác với người dùng thông qua ……………….. hoặc ……………….. - Sử dụng các thuật toán xử lý …………………………… (NLP) để hiểu và phản hồi các yêu cầu của người dùng. - Các trợ lí ảo phổ biến: Google Assistant (Google), Siri (………….), Bixby (…………), Cortana (……………….). - Các công việc có thể thực hiện: tìm kiếm thông tin, gọi điện thoại, gửi tin nhắn, mở nhạc, soạn văn bản, trò chuyện, … Hãy mô tả sơ bộ chức năng hoạt động của một trong số các ứng dụng AI được nêu ở trên? Chức năng hoạt động của ứng dụng nhận dạng khuôn mặt: Chức năng: Nhận dạng khuôn mặt là một công nghệ AI giúp ………………………………………………………… thông qua hình ảnh hoặc video. Hoạt động: Công nghệ này hoạt động theo một quá trình chưa đầy 2 giây như sau: Giai đoạn 1: Tách khuôn mặt của người cần quét ra khỏi khung nền để phân tích. Giai đoạn 2: Công nghệ sẽ tiến hành phân tích các điểm trên gương mặt. 3 GV: NGUYỄN VĂN KẾ TRƯỜNG THPT LỘC NINH ---------------------------------------------------- Giai đoạn 3: Hệ thống tiến hành so sánh các phần trên khuôn mặt từ phần lồi, lõm và các điểm riêng biệt ở gương mặt. Giai đoạn 4: Hệ thống sẽ tự động đưa ra kết quả là khuôn mặt có trùng khớp và hợp lệ không. B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: MYCIN là hệ chuyên gia trong lĩnh vực nào? A. Giáo dục. B. Y học. C. Hoá học. D. Giao thông. Câu 2: Trợ lí ảo của Samsung là A. Siri. B. Cortana. C. Alexa. D. Bixby. Câu 3: Robot hình người đầu tiên trên thế giới được tích hợp một loạt ứng dụng AI là A. Apollo. B. Valkyrie. C. Asimo. D. Sophia. Câu 4: Robot hình người đầu tiên trên thế giới được tích hợp một loạt ứng dụng AI do hãng nào sản xuất? A. Tesla. B. Honda. C. NASA. D. Toshiba. Câu 5: Hội thảo nào được coi là điểm mốc ghi nhận sự ra đời của thuật ngữ AI, đánh dấu sự khởi đầu của lĩnh vực AI, thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này trong các năm tiếp theo? A. Hội thảo Hampshire. B. Hội thảo Bletchley. C. Hội thảo Dartmouth. D. Hội thảo Jenesys. Câu 6: Hệ thống nào dưới đây không được coi là hệ thống có ứng dụng AI? A. Google Translate. B. ChatGPT. C. Dây chuyền lắp ráp tự động. D. Dự báo thời tiết. Câu 7: Hệ thống khuyến nghị tích hợp trên YouTube là ví dụ về đặc trưng nào của AI? A. Khả năng học. B. Khả năng giải quyết vấn đề. C. Khả năng hiểu ngôn ngữ. D. Khả năng nhận thức. Câu 8: Máy tính điều khiển xe tự lái như thế nào? A. Sử dụng cảm biến lidar và camera để phát hiện và nhận biết xe xung quanh, các chướng ngại vật, biển báo giao thông và người đi bộ trên đường. B. Sử dụng cảm biến radar và siêu âm để phát hiện và nhận biết xe xung quanh, các chướng ngại vật, biển báo giao thông và người đi bộ trên đường. C. Sử dụng cảm biến siêu âm và lidar để phát hiện và nhận biết xe xung quanh, các chướng ngại vật, biển báo giao thông và người đi bộ trên đường. D. Sử dụng cảm biến radar và camera để phát hiện và nhận biết xe xung quanh, các chướng ngại vật, biển báo giao thông và người đi bộ trên đường. Câu 9: Có thể chia AI thành mấy loại chính theo chức năng? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai? A. Mục tiêu của việc phát triển ứng dụng AI là nhằm xây dựng các phần mềm giúp máy tính có được những năng lực trí tuệ như con người. B. Chương trình máy tính chơi cờ là một ví dụ của trí tuệ nhân tạo mạnh. C. Giữa AI và tự động hoá có sự khác biệt. D. Mọi ứng dụng AI trong thực tế đều cần có sự kết hợp ở các mức độ khác nhau của những đặc trưng trí tuệ. Câu 11: Trợ lí ảo có chức năng nào sau đây? A. Tìm kiếm thông tin bằng tiếng nói của người dùng. B. Nhận dạng khuôn mặt. C. Nhận dạng chữ viết tay. D. Kiểm tra lỗi chính tả. Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Hệ chuyên gia MYCIN sử dụng các kĩ thuật Học máy. B. Google dịch là dịch vụ dịch thuật có trả phí do Google phát triển. 4 GV: NGUYỄN VĂN KẾ TRƯỜNG THPT LỘC NINH ---------------------------------------------------- C. Các robot thông minh được coi là ứng dụng điển hình của AI trong lĩnh vực điều khiển. D. Hệ thống nhận dạng khuôn mặt là một ví dụ của trí tuệ nhân tạo tổng quát. Câu 13: Phương án nào sau đây là ứng dụng của AI trong lĩnh vực y học? A. Dịch thuật. B. Bảo mật thông tin. C. Nhận dạng biển số xe. D. Xác định các bất thường trên hình ảnh CT/MRI sọ não. Câu 14: Hệ thống phân tích tài chính thuộc loại trí tuệ nhân tạo nào? A. Siêu trí tuệ nhân tạo. B. Trí tuệ nhân tạo tổng quát. C. Trí tuệ nhân tạo hẹp. D. Trí tuệ nhân tạo mạnh. Câu 15: Siri không có tính năng nào sau đây? A. Đặt báo thức. B. Thanh toán hoá đơn. C. Gọi điện thoại. D. Tìm kiếm. Câu 16: Phương án nào sau đây không phải là ứng dụng của AI trong lĩnh vực sản xuất? A. Điều phối điều trị. B. Quản lí tồn kho và dự báo nhu cầu. C. Kiểm tra chất lượng sản phẩm. D. Tối ưu hoá quá trình lắp ráp. Câu 17: AI có lợi ích như thế nào đối với khoa học và nghiên cứu? A. AI có thể tự động chấm điểm bài kiểm tra và phân loại học sinh dựa trên thành tích học tập. B. AI có thể phân tích dữ liệu bệnh lí của bệnh nhân và đề xuất phương pháp điều trị hiệu quả nhất. C. Các hệ thống AI được tích hợp vào dây chuyền sản xuất giúp tăng hiệu suất, giảm sai sót và tiết kiệm chi phí nhờ khả năng làm việc liên tục và không cần nghỉ ngơi. D. AI được sử dụng để dự đoán các kết quả trong các lĩnh vực như thời tiết, tác động của biến đổi khí hậu và địa chất học. Câu 18: Thị giác máy tính (tiếng Anh: Computer vision), là một lĩnh vực trong khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo (AI) tập trung vào việc phát triển phương pháp và công nghệ để máy tính có khả năng nhận diện, hiểu và xử lý hình ảnh và video một cách tự động. Thị giác máy tính sử dụng các thuật toán và mô hình học máy để phân tích và rút trích thông tin từ dữ liệu hình ảnh, như các đặc trưng, đối tượng, mối quan hệ và bối cảnh. Vậy theo em, thị giác máy tính thực hiện được tác vụ nào sau đây? A. Dự báo thời tiết. B. Tăng độ nét và làm mịn ảnh. C. Phân tích hình ảnh y tế. D. Nhận dạng giọng nói. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI Câu 19: Mục tiêu của việc phát triển ứng dụng AI là nhằm xây dựng các phần mềm giúp máy tính có được những năng lực trí tuệ như con người. a. Khả năng học là khả năng vận dụng logic và tri thức để đưa ra quyết định hoặc kết luận. b. Các dây chuyền lắp ráp là các hệ thống có ứng dụng AI. c. Trí tuệ nhân tạo tổng quát hay Trí tuệ nhân tạo mạnh có khả năng tự học, tự thích nghi và thực hiện được nhiều công việc giống như con người. d. Các máy tìm kiếm thông tin trên Internet như Google, Bing có thể hiểu yêu cầu tra cứu của người dùng được đưa vào bằng văn bản hay bằng tiếng nói. Đáp án: a. …..... b. …… c. ……. d. ……. Câu 20: Ngày nay, các ứng dụng AI đang trở thành phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. a. Robot Asimo của hãng Tesla là robot hình người đầu tiên trên thế giới được tích hợp một loạt ứng dụng AI như tự động điều khiển, nhận dạng hình ảnh, nhận dạng tiếng nói. b. Phiên bản Google dịch được dùng phổ biến hiện nay cho phép dịch nhiều dạng văn bản như các từ, cụm từ, tệp văn bản, trang web. c. Hệ chuyên gia MYCIN sử dụng các kĩ thuật Học máy. d. Facebook ứng dụng nhận dạng khuôn mặt để xác định và gán nhãn tên khá chính xác những người quen xuất hiện trong ảnh của người dùng đưa lên trang cá nhân. Đáp án: a. …..... b. …… c. ……. d. ……. 5 GV: NGUYỄN VĂN KẾ TRƯỜNG THPT LỘC NINH ---------------------------------------------------- BÀI 2: TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG A. LÝ THUYẾT 1. Trí tuệ nhân tạo và sự phát triển của một số lĩnh vực: a. Hệ chuyên gia: - Hệ chuyên gia là chương trình máy tính được xây dựng dựa trên nền tảng ……………………………… của các chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định. - Mục đích chính của hệ chuyên gia là ……………………………… và …………………………….. phức tạp thông qua việc áp dụng kiến thức chuyên môn. ➔ Nhờ AI, hệ chuyên gia đã có khả năng tự học từ dữ liệu để tự hình thành tri thức dựa trên dữ liệu. b. Y học và chăm sóc sức khỏe: - AI hỗ trợ đưa ra các ……………………….. và …………………….. chính xác và kịp thời, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. c. Giao thông vận tải: - Nhờ AI, nhiều hoạt động giao thông vận tải được tự động hóa, không cần sự can thiệp của con người như vận chuyển hành khách, giao hàng, …, tiết kiệm được nhân lực và chi phí. d. Tài chính ngân hàng: - Chatbot AI được sử dụng thay thế giao dịch viên để tương tác với khách hàng và thực hiện các giao dịch đơn giản như rút tiền mặt, thanh toán thương mại, mở tài khoản,…giúp …………………………………..................... e. Sản xuất: - AI ………………….hỗ trợ giám sát cây trồng, phát hiện và phun thuốc diệt côn trùng sâu bọ phá hoại. - AI ……………….… phân tích đặc điểm khu vực đất trồng trọt cần nhiều hay ít nước để thực hiện tưới tiêu tiết kiệm nước. - AI ………………..… thực hiện thu hoạch mùa vụ, … f. Giáo dục: - AI hỗ trợ chỉnh sửa cách phát âm trong việc học ngoại ngữ. Kết luận: - AI có …………………….….. để cải thiện cuộc sống và mang lại những lợi ích rõ rệt. - Nhiều lĩnh vực của đời sống và khoa học công nghệ đã phát triển mạnh mẽ dựa trên các thành tựu của AI. - AI là một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại. 2. Trí tuệ nhân tạo và một vài cảnh báo: a. AI tạo sinh (Generative AI) - AI tạo sinh tập trung vào việc xây dựng các ………………. và …………………. có thể tạo nội dung (văn bản, âm thanh, hình ảnh) một cách tự động. - Có thể viết bài luận, làm thơ, soạn nhạc, vẽ hình, tạo video, viết thư, thiết kế, sửa lỗi lập trình, … - Ví dụ: ChatGPT (OpenAI), Microsoft Bing, Google Bard, GitHub Copilot, … ➔ ChatGPT có các khả năng …………………………………, ………………, ………. và ………………………….. ➔ Việc phát triển của AI tạo sinh tạo ra kì vọng trong tương sẽ phát triển thành công AI mạnh, có năng lực trí tuệ như con người, bao gồm cả khả năng áp dụng tri thức từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. b. Cảnh báo từ sự phát triển của AI - ……………………………..: AI có thể tạo ra những công việc mới nhưng cũng sẽ thay thế nhiều công việc hiện tại, các công việc đơn giản và lặp lại có thể bị thay thế bởi các robot AI tự động hóa, các chuyên viên trong lĩnh vực tư vấn hay hỗ trợ khách hàng có thể được thay thế bởi các chatbot AI. 6 GV: NGUYỄN VĂN KẾ TRƯỜNG THPT LỘC NINH ---------------------------------------------------- - ……………………………..: AI thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng dẫn đến quyền riêng tư bị lạm dụng. AI có thể sử dụng thông tin cá nhân như hình ảnh, âm thanh, giọng nói hay các đoạn clip riêng tư vào mục đích xấu. - ……………………………..: AI do tổ chức tư nhân phát triển và không được công khai dẫn đến sự thiếu minh bạch, gây lo ngại về an ninh. - ……………………………..: Sử dụng AI để tạo ra các phần mềm độc hại, giả mạo giọng nói hay khuôn mặt (deepfake) để truy cập trái phép vào hệ thống, tấn công hoặc thay đổi dữ liệu, … Cảnh báo với người phát triển các ứng dụng AI: - Cần có những ràng buộc mang tính pháp lí với việc phát triển và ứng dụng AI trong một số lĩnh vực đặc biệt ảnh hưởng đến sinh mạng con người như điều khiển vũ khí sát thương hay liên quan đến vấn đề đạo đức như kết hợp não người và não robot, … Cảnh báo với người dùng AI: - Bản thân AI không xấu, nhưng AI có thể bị lạm dụng, bị sử dụng vào mục đích xấu, do đó cần giáo dục đạo đức, pháp luật và xây dựng văn hóa cho người dùng AI. Trên cơ sở các phân tích về khả năng xử lí ngôn ngữ của ChatGPT ở trên, hãy chỉ ra một vài ví dụ ứng dụng AI cũng có khả năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi của người dùng. Các ứng dụng AI cũng có khả năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi của người dung: công cụ tìm kiếm, trợ lý ảo, hệ thống trả lời tự động trong dịch vụ khách hàng, hệ thống hỏi đáp trong lĩnh vực y tế. Vì sao cần ngăn cấm việc giao toàn quyền quyết định cho AI điều khiển vũ khí sát thương? Cần ngăn cấm việc giao toàn quyền quyết định cho AI điều khiển vũ khí sát thương vì: AI không có khả năng …………………………………….. như con người. Nó chỉ thực hiện theo lệnh và thuật toán được lập trình. Do đó, AI có thể gây ra các vụ tàn sát vô nhân đạo. Trong trường hợp không kiểm soát được AI, hậu quả khủng khiếp có thể xảy ra nếu AI tự quyết định kích hoạt và sử dụng các loại vũ khí sát thương hàng loạt. AI có thể gặp phải các sự cố kỹ thuật không mong muốn. Điều này có thể dẫn đến các hành động gây tổn thương không cần thiết. Giao toàn quyền cho AI trong việc điều khiển vũ khí sát thương có thể tạo ra hệ thống vũ khí tự động hoàn toàn, dẫn đến việc xảy ra cuộc chiến tranh tự động mà không có sự can thiệp hoặc kiểm soát từ con người. B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: IoT là gì? A. Công nghệ thông tin. B. Học sâu. C. Internet vạn vật. D. Thị giác máy tính. Câu 2: Một thành tựu của xử lí ngôn ngữ tự nhiên và thị giác máy tính là A. hệ thống tưới tiêu tự động. B. hệ thống phân tích dữ liệu. C. hệ thống lắp ráp tự động. D. hệ thống nhận dạng hình ảnh và video. Câu 3: ChatGPT được phát triển bởi A. Apple. B. OpenAI. C. Microsoft. D. Meta. Câu 4: AI có ảnh hưởng như thế nào tới lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn? A. Với sự phát triển của AI, đặc biệt là Học máy, nhiều hệ chuyên gia đã có khả năng tự học từ dữ liệu để tự hình thành các luật tri thức dựa trên dữ liệu. B. AI được sử dụng để mô phỏng và mô hình hoá nhiều hiện tượng xã hội vân nhân học. C. AI được sử dụng để cải thiện chất lượng hình ảnh y tế. D. AI giúp tự động hoá nhiều quá trình, từ chế tạo, lắp ráp, kiểm tra chất lượng đến quản lí chuỗi cung ứng. Câu 5: Sự kết hợp IoT và AI (AIoT) giúp ích cho các nhà khoa học như thế nào? A. Hỗ trợ quyết định đầu tư, phát hiện và ngăn chặn gian lận, nâng cao trải nghiệm khách hàng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. 7 GV: NGUYỄN VĂN KẾ TRƯỜNG THPT LỘC NINH ---------------------------------------------------- B. Cải thiện hiệu suất, hiệu quả của các lĩnh vực sản xuất. C. Giúp giám sát môi trường tự nhiên và theo dõi tình hình biến đổi khí hậu. D. Phát triển các nền tảng học trực tuyến thông minh. Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các thành tựu hiện tại của AI đều là Trí tuệ nhân tạo tổng quát. B. Phiên bản GPT-2 được huấn luyện trên hàng vạn văn bản thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trên Internet, bao gồm sách, bài báo, trang web và nhiều nguồn khác. C. Nhiều chuyên gia coi ChatGPT là bước đột phá trong lĩnh vực AI của năm 2022. D. ChatGPT có thể làm thơ, soạn nhạc, viết thư, thiết kế nhưng không thể sửa lỗi trong lập trình. Câu 7: Vì sao lại nói sự phát triển của AI kéo theo rủi ro về an ninh, an toàn? A. Nhiều ứng dụng AI hoạt động dựa vào việc thu thập một lượng lớn dữ liệu cá nhân, điều này làm tăng mối lo ngại về quyền riêng tư có khả năng bị lạm dụng. B. Phần lớn các ứng dụng AI hiện nay đều là các “hộp đen”, gây khó khăn cho việc hiểu các quyết định được đưa ra như thế nào, dẫn đến việc thiếu trách nhiệm giải trình để đảm bảo tính minh bạch. C. AI có khả năng tự động hoá nhiều công việc, dẫn đến tình trạng thất nghiệp và tạo nên nhiều nguy cơ cho sự phát triển xã hội. D. Nhiều ứng dụng AI được xây dựng và triển khai trực tuyến nên có thể bị xâm nhập hoặc tấn công thay đổi dữ liệu và mô hình dẫn đến những quyết định không chính xác do AI đưa ra. Câu 8: Em hãy tìm hiểu trên Internet và cho biết phương án nào sau đây là tên của một ứng dụng AI có khả năng sáng tạo các tác phẩm âm nhạc? A. Beatoven. B. DALL-E. C. Playment. D. PaleBlue. Câu 9: Em hãy tìm hiểu trên Internet và cho biết phương án nào sau đây là tên của một ứng dụng AI giúp xây dựng trải nghiệm giao tiếp tự nhiên? A. TensorFlow. B. Dialogflow. C. Rainbird. D. Origami. Câu 10: Em hãy tìm hiểu trên Internet và cho biết phương án nào sau đây là tên của một phần mềm AI giúp tạo hình ảnh dựa trên các miêu tả văn bản hoặc lời nói? A. Codex. B. Midjourney. C. Whisper. D. Rytr. Câu 11: Sự phát triển của AI mang lại lợi ích như thế nào cho lĩnh vực giáo dục? A. AI hỗ trợ tự động hoá cập nhật chứng từ, hoá đơn vào cơ sở dữ liệu của ngân hàng. B. AI được sử dụng để phát triển các phương tiện tự lái, quản lí giao thông thông minh và định tuyến phương tiện vận tải. C. Các trợ lí ảo học tập dựa trên AI có thể hỗ trợ học sinh và giáo viên bằng cách trả lời câu hỏi, cung cấp hướng dẫn và tài liệu học tập. D. AI có thể giúp người nông dân tối ưu hoá quy trình chăm sóc vật nuôi và cây trồng. Câu 12: Phần mềm IBM Watson for Oncology góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh gì? A. Bệnh ung thư. B. Bệnh tim. C. Bệnh tiểu đường. D. Bệnh phổi. Câu 13: Em hãy tìm hiểu trên Internet và cho biết phương án nào sau đây là tên của hệ chuyên gia về Toán học? A. DENDRAL. B. MYCIN. C. HEARSAY. D. MACSYMA. Câu 14: Mô hình Chat GPT được xây dựng dựa trên kiến trúc nào? A. Convolutional Neural Network (CNN) B. Recurrent Neural Network (RNN) C. Transformer D. Feedforward Neural Network Câu 15: Chat GPT có khả năng học từ dữ liệu mới như thế nào? A. Học trực tiếp từ người dùng B. Học từ dữ liệu được cập nhật trong các phiên bản mới C. Học từ sách vở cũ D. Học từ các phần mềm diệt virus Câu 16: Tại sao Chat GPT cần được huấn luyện với một lượng lớn dữ liệu? A. Để có thể xử lý các lỗi hệ thống B. Để nâng cao khả năng hiểu và sinh ngôn ngữ C. Để giảm thời gian phản hồi D. Để cải thiện tốc độ truy cập internet 8 GV: NGUYỄN VĂN KẾ TRƯỜNG THPT LỘC NINH ---------------------------------------------------- Câu 17: Một trong các hạn chế của Chat GPT là gì? A. Không thể thực hiện các phép toán phức tạp B. Không thể hiểu ngữ nghĩa trong tất cả các ngữ cảnh C. Không thể sử dụng trong các ứng dụng di động D. Không thể tạo nội dung văn bản Câu 18: Chat GPT có thể tạo ra nội dung văn bản như thế nào? A. Bằng cách sao chép từ tài liệu có sẵn B. Bằng cách tạo ra văn bản dựa trên ngữ cảnh và kiến thức được huấn luyện C. Bằng cách dịch văn bản từ một ngôn ngữ khác D. Bằng cách tự động viết mã nguồn Câu 19: Để Chat GPT có thể trả lời câu hỏi chính xác hơn, điều gì cần được thực hiện? A. Cập nhật kiến thức của mô hình thường xuyên B. Tăng tốc độ máy tính C. Tăng dung lượng bộ nhớ D. Giảm thời gian phản hồi Câu 20: Một ứng dụng phổ biến của trí tuệ nhân tạo trong đời sống hàng ngày là gì? A. Máy giặt tự động B. Hệ thống định vị GPS C. Bút bi D. Máy photocopy Câu 21: Một ví dụ điển hình của trí tuệ nhân tạo trong chăm sóc sức khỏe là: A. Máy phân tích máu tự động B. Thiết bị đo huyết áp C. Máy tập thể dục D. Ứng dụng theo dõi chế độ ăn uống Câu 22: Chương trình nào sau đây là một ví dụ điển hình về trí tuệ nhân tạo trong trò chơi điện tử? A. IBM Watson B. AlphaGo C. Siri D. Google Translate Câu 23: Trong nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, cái nào sau đây không phải là một phương pháp học máy? A. Học có giám sát (Supervised Learning) B. Học không giám sát (Unsupervised Learning) C. Học tăng cường (Reinforcement Learning) D. Học phân tích văn bản (Text Analysis) TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 24: AI đã và đang phát triển nhanh chóng, đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế số, ngày càng trở nên “thông minh” và có khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp. a. “AI có thể giúp doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu hiệu quả hơn và giảm lãng phí trong quá trình sản xuất” là một thành tựu của Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực tài chính. b. Thị giác máy tính góp phần phát triển các hệ thống AI để điều khiển phương tiện tự lái. c. Trong ngành sản xuất công nghiệp, AI có thể dự đoán thời tiết và tác động của nó đối với sản xuất cây trồng, giúp nông dân quản lý nguồn lực hiệu quả hơn. d. Trong lĩnh vực y tế, AI được sử dụng để phát triển các hệ thống chẩn đoán bệnh, giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác và nhanh chóng. Đáp án: a. …..... b. …… c. ……. d. ……. Câu 25: Sự phát triển của AI đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, có tiềm năng cách mạng hoá nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống nhưng cũng có thể gây ra một số vấn đề cần được cảnh báo. a. Một ví dụ về hệ thống AI có tri thức, khả năng suy luận và khả năng học là ứng dụng ChatGPT dựa trên GPT-3.5. b. ChatGPT được phát triển bởi IBM. c. “AI có thể thu thập một lượng lớn dữ liệu cá nhân của mỗi người dùng mạng xã hội, sau đó rút ra những thông tin riêng tư của từng người” là một cảnh báo về sự phát triển của AI trong tương lai có thể gây ra một số vấn đề liên quan đến đạo đức. d. AI hiện tại đã đạt được khả năng suy nghĩ và quyết định như con người. Đáp án: a. …..... b. …… c. ……. d. ……. 9 GV: NGUYỄN VĂN KẾ TRƯỜNG THPT LỘC NINH ---------------------------------------------------- CHỦ ĐỀ 2. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET BÀI 3: MỘT SỐ THIẾT BỊ MẠNG THÔNG DỤNG A. LÝ THUYẾT 1. Một số khái niệm liên quan đến mạng máy tính: a. Mạng máy tính: Hệ thống các thiết bị số được kết nối với nhau để ………………………. và …………………………... b. Mô hình kết nối mạng: c. Mạng có dây và mạng không dây: d. Thiết bị đầu cuối và thiết bị kết nối: 10 GV: NGUYỄN VĂN KẾ TRƯỜNG THPT LỘC NINH ---------------------------------------------------- e. Mạng LAN và mạng WAN: f. Mạng Internet: 2. Thiết bị mạng thông dụng: a. Hub và Switch: Sử dụng nhiều tầng Switch/Hub để mở rộng mạng LAN Hub Switch Kết nối các thiết bị trong cùng mạng LAN Kết nối các thiết bị trong cùng mạng (mạng có dây) LAN (mạng có dây) Dữ liệu được gửi từ một thiết bị sẽ đến tất cả các Dữ liệu gửi từ thiết bị nguồn sẽ đến các thiết bị khác có kết nối đến hub thiết bị đích nhờ địa chỉ MAC Xung đột tín hiệu xảy ra thường xuyên Ít xảy ra xung đột tín hiệu b. Wireless access point: Kết nối các thiết bị trong cùng mạng LAN (mạng ………………….) Truyền dữ liệu bằng ………………………. Có thể kết hợp ……………………… và ………………………….. trong cùng một LAN c. Router: Kết nối các mạng LAN với nhau hoặc kết nối mạng LAN với mạng Internet. Dữ liệu gửi từ thiết bị nguồn sẽ đến thiết bị đích nhờ ………………... Router chọn đường đi dựa vào ………………………... 11 GV: NGUYỄN VĂN KẾ TRƯỜNG THPT LỘC NINH ---------------------------------------------------- Router wifi tích hợp chức năng của ……………………………… và ………………………….. Được sử dụng trong gia đình, trường học, văn phòng, … để ………………………………. d. Modem: Được đặt giữa ………………. và ………………………….. dịch vụ Internet Chuyển đổi …………………. thành …………………… và ngược lại ……………………….: dùng chung cáp điện thoại với mạng điện thoại công cộng ……………………….: dùng chung cáp điện thoại nhưng khác tần số ……………………….: dùng sóng vô tuyến của điện thoại di động (có khe SIM) ……………………….: dùng cáp quang B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Thiết bị nào xác định cổng kết nối giữa thiết bị gửi và thiết bị nhận, sau đó thiết lập tạm thời kênh truyền giữa hai cổng kết nối để truyền dữ liệu và huỷ kết nối sau khi hoàn thành việc truyền? A. Switch. B. Router. C. Hub. D. Modem. Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Mạng viễn thông sử dụng các modem để chuyển tiếp dữ liệu. B. Thông thường LAN kết nối có dây các máy tính qua các thiết bị như switch hay hub trong một phạm vi địa lí nhất định. C. Khi dùng hub thì tín hiệu đi từ máy gửi đến máy nhận sẽ không gây xung đột với tín hiệu của các cuộc truyền ở cổng khác. D. Switch có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với một hub có cùng số cổng. Câu 3: Khi kết nối hai máy tính (có thể cách xa hàng nghìn kilômét) qua Internet, người ta sử dụng thiết bị nào để kết nối các LAN với nhau? A. Hub. B. Wireless Access Point. C. Switch. D. Router. Câu 4: Wireless Access Point (WAP) có chức năng gì? A. Chuyển đổi tín hiệu từ tín hiệu số sang tín hiệu tương tự và ngược lại, thường dùng khi kết nối LAN với Internet. B. Dùng để kết nối các máy tính trong cùng LAN trực tiếp qua cáp mạng. C. Dùng để kết nối các thiết bị đầu cuối qua sóng Wifi giúp giảm chi phí thiết lập LAN hoặc kết nối với một LAN để mở rộng phạm vi làm việc. D. Dùng để dẫn đường cho dữ liệu khi kết nối trên mạng diện rộng như Internet. Câu 5: Điểm khác nhau của switch và hub là gì? A. Hình dạng. B. Số cổng. C. Cách thức hoạt động. D. Màu sắc. Câu 6: Mạng cục bộ còn được gọi là A. mạng WAN. B. mạng PAN. C. mạng MAN. D. mạng LAN. Câu 7: Router là gì? A. Bộ chuyển mạch. B. Bộ thu phát không dây. C. Bộ định tuyến. D. Bộ chia tín hiệu. 12 GV: NGUYỄN VĂN KẾ TRƯỜNG THPT LỘC NINH ---------------------------------------------------- Câu 8: Wi-Fi sử dụng loại sóng nào để truyền dữ liệu? A. Sóng điện từ. B. Sóng vô tuyến điện. C. Sóng ánh sáng. D. Sóng mang. Câu 9: Trên mỗi router, cổng để kết nối với các router khác gọi là gì? A. Cổng WAP. B. Cổng WAN. C. Cổng LAN. D. Cổng AP. Câu 10: Loại modem nào cho phép nối hai máy tính qua hệ thống chuyển mạch của mạng điện thoại công cộng? A. Modem quay số. B. Modem GSM 3G, 4G, 5G,… C. Modem ADSL. D. Modem quang. Câu 11: Switch hoạt động chủ yếu ở tầng nào của mô hình OSI? A. Tầng vật lý B. Tầng liên kết dữ liệu C. Tầng mạng D. Tầng vận chuyển Câu 12: Hub khác với Switch ở điểm nào? A. Hub chỉ hoạt động ở tầng mạng. B. Hub không thể kết nối nhiều thiết bị cùng lúc. C. Hub phát sóng dữ liệu tới tất cả các cổng, còn Switch chỉ gửi đến cổng đích. D. Hub có khả năng định tuyến lưu lượng mạng. Câu 13: Access Point có chức năng gì? A. Kết nối các thiết bị không dây với mạng có dây. B. Mã hóa dữ liệu mạng. C. Định tuyến lưu lượng mạng. D. Giám sát và bảo vệ mạng. Câu 14: Thiết bị nào thường được sử dụng để chia sẻ kết nối Internet trong gia đình? A. Switch B. Hub C. Router D. Access Point Câu 15: Modem có nhiệm vụ gì trong mạng? A. Kết nối các mạng khác nhau. B. Mã hóa dữ liệu truyền tải. C. Chuyển đổi tín hiệu số thành tín hiệu tương tự và ngược lại. D. Giám sát lưu lượng mạng. Câu 16: Thiết bị nào có thể làm tăng phạm vi phủ sóng Wi-Fi trong nhà? A. Router B. Hub C. Repeater D. Switch Câu 17: Firewall là gì? A. Thiết bị định tuyến lưu lượng mạng. B. Thiết bị giám sát và lọc các gói dữ liệu ra vào mạng để bảo vệ mạng. C. Thiết bị lưu trữ dữ liệu. D. Thiết bị phát sóng Wi-Fi. Câu 18: Trong các thiết bị mạng sau, thiết bị nào chủ yếu dùng để kết nối các thiết bị trong cùng một mạng nội bộ? A. Router B. Switch C. Modem D. Access Point Câu 19: Để thiết lập kết nối không dây (Wi-Fi) giữa máy tính và Router, bạn cần thực hiện bước nào đầu tiên trên máy tính? A. Kết nối cáp mạng từ Router tới máy tính. B. Bật chế độ máy bay. C. Mở danh sách mạng Wi-Fi khả dụng và chọn mạng của bạn. D. Tắt bộ định tuyến (Router). Câu 20: Khi kết nối máy tính với một router bằng cáp mạng, đầu cáp nào sẽ được cắm vào cổng mạng của máy tính? A. Cổng USB B. Cổng HDMI C. Cổng Ethernet (RJ-45) D. Cổng VGA TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 21: Mạng máy tính và các thiết bị mạng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, truyền tải dữ liệu và trao đổi thông tin giữa các thiết bị số. Dưới đây là một số nhận định liên quan đến các khái niệm và thiết bị mạng: 13 GV: NGUYỄN VĂN KẾ TRƯỜNG THPT LỘC NINH ---------------------------------------------------- a. Mạng máy tính chỉ bao gồm các thiết bị có dây được kết nối với nhau để truyền dữ liệu và trao đổi thông tin. b. Switch là thiết bị mạng sử dụng địa chỉ MAC để chuyển tiếp dữ liệu đến thiết bị đích, giúp giảm xung đột tín hiệu trong mạng LAN. c. Modem được sử dụng để kết nối các thiết bị trong mạng LAN và chuyển tiếp dữ liệu giữa chúng. d. Router wifi có thể kết nối nhiều mạng LAN với nhau, chọn đường đi cho dữ liệu dựa vào địa chỉ IP, và đồng thời phát sóng wifi. e. Wireless Access Point cho phép kết nối các thiết bị không dây với mạng có dây, nhưng không thể kết nối hai mạng LAN có dây với nhau. Đáp án: a. …..... b. …… c. ……. d. ……. e……… Câu 22: Các thiết bị mạng như Hub, Switch, Router và Modem đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và quản lý dữ liệu trong mạng máy tính. Dưới đây là một số nhận định về chức năng của các thiết bị này: a. Hub và Switch đều có chức năng tương tự nhau, nhưng Hub thường gây ra nhiều xung đột tín hiệu hơn vì dữ liệu được gửi đến tất cả các thiết bị kết nối. b. Modem chỉ được sử dụng để kết nối các thiết bị mạng trong cùng một tòa nhà và không có chức năng kết nối với Internet. c. Router không thể chọn đường đi cho dữ liệu giữa các mạng LAN khác nhau, chức năng này chỉ có ở Switch. d. Wireless Access Point có thể kết hợp cả mạng có dây và mạng không dây trong cùng một mạng LAN. e. Mạng LAN và mạng WAN đều có thể được kết nối với nhau thông qua một Router, cho phép các mạng cục bộ giao tiếp với nhau trên phạm vi toàn cầu. Đáp án: a. …..... b. …… c. ……. d. ……. e……… BÀI 4: GIAO THỨC MẠNG A. LÝ THUYẾT 1. Giao thức mạng: a. Giao thức mạng là gì? - Giao thức mạng là …………………………….. về cách thức giao tiếp để …………………………. giữa các đối tượng tham gia mạng. - Các qui định này liên quan tới ………………….., ………………. và ………………………………. để đảm bảo việc gửi và nhận được thực hiện chính xác, tin cậy và hiệu quả. b. Các giao thức mạng phổ biến: ……………………………..: giao thức truyền tải dữ liệu trên web 14 GV: NGUYỄN VĂN KẾ TRƯỜNG THPT LỘC NINH ---------------------------------------------------- ……………………………..: giao thức truyền tải dữ liệu trên web (có bảo mật) ……………………………..: giao thức truyền file ……………………………..: giao thức điều khiển truyền dữ liệu trong mạng ……………………………..: giao thức điều khiển truyền dữ liệu trong mạng ……………………………..: giao thức định tuyến trong mạng ……………………………..: giao thức gửi email ……………………………..: giao thức nhận email ……………………………..: giao thức truy cập từ xa ……………………………..: giao thức truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị không dây 2. Giao thức TCP/IP: a. Giao thức IP: Nội dung Ý nghĩa Thiết lập.....................cho các thiết Cho phép các thiết bị trên mạng bị tham gia mạng................và................................... Định tuyến để dữ liệu có thể đi từ Giúp dữ liệu đi từ............... đến...................... đến.....................................qua con đường tối ưu nhất b. Giao thức TCP: Nội dung Mỗi ứng dụng được cấp phát một số hiệu (cổng ứng dụng), số cổng này sẽ được gán vào gói dữ liệu.........................được chia thành nhiều gói có độ dài xác định, các gói được đánh số thứ tự để nơi nhận có thể ráp lại Có cơ chế xác nhận để nơi gửi biết các gói tin đến có sai sót hay thất lạc không nhằm gửi lại khi cần Ý nghĩa Đảm bảo việc................................theo từng ứng dụng một cách chính xác, tin cậy và hiệu quả 15 GV: NGUYỄN VĂN KẾ TRƯỜNG THPT LỘC NINH ---------------------------------------------------- B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Việc trao đổi dữ liệu giữa các máy tính trong mạng cục bộ tuân thủ theo giao thức nào? A. Giao thức HTTPS. B. Giao thức TCP/IP. C. Giao thức DNS. D. Giao thức Ethernet. Câu 2: Việc truyền dữ liệu trong mạng cục bộ sẽ căn cứ vào địa chỉ gì? A. Địa chỉ IP. B. Địa chỉ MAC. C. Địa chỉ LAN. D. Địa chỉ Server. Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai? A. Theo phương pháp định tuyến tĩnh, mỗi router có một bảng định tuyến. B. Giao thức TCP đảm bảo việc truyền dữ liệu theo từng ứng dụng một cách chính xác, tin cậy và hiệu quả. C. MAC là địa chỉ vật lí của máy tính. D. Giao thức IP đảm bảo chuyển dữ liệu từ mạng này đến mạng kia và chuyển dữ liệu đến một ứng dụng cụ thể trên một máy cụ thể. Câu 4: Giao thức quy định cách biểu diễn (mã hoá) các trang web là A. SNMP. B. DNS. C. HTTP. D. DHCP. Câu 5: Địa chỉ email nào sau đây là không hợp lệ? A. [email protected]. B. ngoc [email protected]. C. [email protected]. D. [email protected]. Câu 6: Các quy định liên quan đến gửi thư có tên là gì? A. Giao thức IMAP. B. Giao thức MQTT. C. Giao thức SMTP. D. Giao thức POP3. Câu 7: Nhóm địa chỉ IP 172.18.*.* có cổng A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8: Hiện nay có những loại địa chỉ IP nào? A. IPv4 và IPv6. B. IPv2 và IPv4. C. IPv4 và IPv5. D. IPv1 và IPv3. Câu 9: Địa chỉ máy chủ của Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể thay thế bằng A. moet.edu.com. B. edu.com.vn. C. moet.edu.vn. D. edu.moet.vn Câu 10: Lệnh nào của giao thức ICMP (Internet Control Message Protocol) giúp kiểm tra máy tính có kết nối được với một máy tính hay một thiết bị mạng hay không? A. touch. B. mkdir. C. ping. D. tracert. Câu 11: Giao thức TCP (Transmission Control Protocol) cung cấp tính năng gì quan trọng nhất? A. Giao thức không kết nối B. Đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu và kiểm soát lỗi C. Xác thực người dùng D. Mã hóa dữ liệu Câu 12: Giao thức UDP (User Datagram Protocol) khác với TCP ở điểm nào? A. UDP cung cấp kết nối, còn TCP không cung cấp kết nối. B. UDP không đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu, còn TCP thì có. C. UDP sử dụng mã hóa, còn TCP không sử dụng. D. UDP có tính năng nén dữ liệu, còn TCP không có. Câu 13: Giao thức HTTP (Hypertext Transfer Protocol) chủ yếu được sử dụng để làm gì? A. Truyền dữ liệu giữa máy chủ và máy khách trên web. B. Kết nối các thiết bị mạng. C. Quản lý địa chỉ IP. D. Kiểm soát lưu lượng mạng. Câu 14: Giao thức nào là giao thức chính để gửi email? A. HTTP B. FTP C. SMTP D. POP3 Câu 15: Giao thức nào thường được sử dụng để nhận email từ máy chủ? A. SMTP B. IMAP C. DNS D. HTTP Câu 16: Giao thức nào đảm bảo việc truyền tải dữ liệu đến đúng địa chỉ IP? A. ARP B. DHCP C. DNS D. ICMP 16 GV: NGUYỄN VĂN KẾ TRƯỜNG THPT LỘC NINH ---------------------------------------------------- Câu 17: Giao thức nào được sử dụng để phân giải tên miền thành địa chỉ IP? A. FTP B. DNS C. DHCP D. SMTP Câu 18: Giao thức nào giúp máy tính nhận địa chỉ IP tự động từ máy chủ? A. DNS B. DHCP C. HTTP D. ICMP Câu 19: Lệnh tracert trong giao thức mạng dùng để làm gì? A. Gửi một gói tin đến một địa chỉ IP và đo thời gian phản hồi. B. Xác định đường đi của gói tin đến máy chủ. C. Kiểm tra sự kết nối đến một địa chỉ IP. D. Phân giải tên miền thành địa chỉ IP. Đáp án: B. Xác định đường đi của gói tin đến máy chủ. Câu 20: Giao thức nào giúp kiểm tra và quản lý trạng thái kết nối mạng? A. ICMP B. HTTP C. FTP D. TCP TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 21: Giao thức mạng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải dữ liệu và đảm bảo tính tin cậy, chính xác khi các thiết bị giao tiếp với nhau. Dưới đây là một số nhận định về các giao thức mạng phổ biến: a. HTTP là giao thức truyền tải dữ liệu trên web và không có tính năng bảo mật. b. FTP là giao thức được sử dụng để gửi và nhận email trên mạng. c. TCP và UDP đều là giao thức điều khiển truyền dữ liệu trong mạng, nhưng TCP có tính năng kiểm tra lỗi và đảm bảo dữ liệu được truyền tải đầy đủ. d. SSH là giao thức dùng để truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị không dây, giúp đảm bảo tính bảo mật. e. Giao thức IP chịu trách nhiệm định tuyến dữ liệu trong mạng, đảm bảo dữ liệu đến đúng địa chỉ đích. Đáp án: a. …..... b. …… c. ……. d. ……. e……… Câu 22: Giao thức TCP/IP là một trong những bộ giao thức mạng phổ biến nhất, bao gồm các giao thức TCP và IP. Dưới đây là một số nhận định liên quan đến giao thức này: a. Giao thức IP chủ yếu liên quan đến việc kiểm soát luồng dữ liệu và đảm bảo các gói tin được truyền tải theo đúng thứ tự. b. Giao thức TCP đảm bảo rằng dữ liệu được truyền tải an toàn và đầy đủ giữa các thiết bị trong mạng bằng cách kiểm tra lỗi và tái truyền lại gói tin nếu cần. c. UDP là một phần của giao thức TCP/IP, được sử dụng khi yêu cầu truyền tải dữ liệu nhanh chóng mà không cần đảm bảo dữ liệu đến đầy đủ. d. Giao thức TCP/IP chỉ sử dụng trong mạng cục bộ (LAN) và không thể hoạt động trên mạng diện rộng (WAN). e. HTTPS là phiên bản bảo mật của giao thức HTTP, đảm bảo dữ liệu truyền trên web được mã hóa và an toàn. Đáp án: a. …..... b. …… c. ……. d. ……. e……… BÀI 5: THỰC HÀNH CHIA SẺ TÀI NGUYÊN TRÊN MẠNG (SGK) 17 GV: NGUYỄN VĂN KẾ TRƯỜNG THPT LỘC NINH ---------------------------------------------------- CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ BÀI 6: GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ TRONG KHÔNG GIAN MẠNG A. LÝ THUYẾT 1. Giao tiếp trong không gian mạng: a. Khái niệm không gian mạng: Không gian mạng (………………….): nơi con người giao tiếp với nhau bằng các phương tiện truyền thông dựa trên những ……………………….. và …………………………….. b. Ưu điểm và nhược điểm của giao tiếp trong không gian mạng: 2. Thể hiện tính nhân văn trong không gian mạng: a. Ứng xử nhân văn khi giao tiếp trong không gian mạng Tính nhân văn Thể hiện qua việc.................................................... trong hoạn nạn, biết lắng nghe và chia sẻ khó khăn của người khác, đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và đồng cảm với họ, … 18 GV: NGUYỄN VĂN KẾ TRƯỜNG THPT LỘC NINH ---------------------------------------------------- b. Ứng xử nhân văn trong một số tình huống cụ thể B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Giao tiếp trong không gian mạng giúp mở rộng kết nối xã hội như thế nào? A. Không gian mạng cung cấp nhiều công cụ giao tiếp trực tuyến như hội nghị truyền hình, nhắn tin nhanh, thư điện tử, mạng xã hội,... B. Những người sống xa nhau có thể giao tiếp với nhau mọi lúc, mọi nơi, miễn là có kết nối mạng. C. Điện thoại video giúp con người gần nhau hơn khi không có điều kiện sống cùng nhau. D. Giúp xây dựng thương hiệu cá nhân hoặc doanh nghiệp bằng cách thông qua các kênh truyền thông xã hội, tạo ấn tượng tốt để thu hút khách hàng và bạn bè. Câu 2: Vì sao lại nói giao tiếp trong không gian mạng ẩn chứa nhiều nguy cơ về bảo mật và quyền riêng tư? A. Trong không gian mạng, người sử dụng có thể dễ dàng giấu mặt, tạo ra các bản sao không đầy đủ của bản thân hoặc giả mạo thông tin, làm cho người khác khó đánh giá được tính chân thật của thông tin và sự thật về người đối diện. B. Mất kết nối mạng dẫn đến giao tiếp bị trì hoãn hoặc bị gián đoạn. C. Dữ liệu bị xâm phạm khiến các thông tin riêng tư và nhạy cảm bị rò rỉ hoặc bị tấn công bởi những kẻ xấu. D. Thư điện tử hay tin nhắn có thể gây khó khăn trong việc truyền đạt cảm xúc và dẫn đến những hiểu lầm không đáng có. Câu 3: Chia sẻ thông tin chính xác và đáng tin cậy, tránh lan truyền thông tin sai lệch hoặc tin đồn thể hiện khía cạnh nào trong việc ứng xử nhân văn trong không gian mạng? A. Lịch sự. B. Thấu hiểu. C. Tôn trọng. D. Hỗ trợ. Câu 4: Các quy tắc ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với quy định của pháp luật được nêu trong văn bản nào? A. Quyết định số 874-QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021. B. Quyết định số 874-QĐ-BTTTT ngày 17/6/2019. C. Quyết định số 847-QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021. D. Quyết định số 784-QĐ-BTTTT ngày 17/6/2020. Câu 5: Phương án nào sau đây không là công cụ giao tiếp trong không gian mạng? A. Mạng xã hội. B. Hội nghị truyền hình. C. Thư giấy. D. FaceTime. Câu 6: Em cần ứng xử như thế nào để thể hiện sự tôn trọng khi giao tiếp trong không gian mạng? A. Cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để có thể hiểu được những suy nghĩ, tình cảm, vấn đề của họ. 19 GV: NGUYỄN VĂN KẾ TRƯỜNG THPT LỘC NINH ---------------------------------------------------- B. Không sử dụng ngôn từ nhạy cảm, lăng mạ, châm chọc, phỉ bảng hoặc phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo,… C. Không châm chọc hoặc làm cho người khác cảm thấy bị tổn thương. D. Gửi những lời động viên chân thành, những tin nhắn an ủi khi người khác đang gặp khó khăn. Câu 7: Em cần làm gì để hình thành thói quen ứng xử nhân văn trong không gian mạng? A. Đối xử với người khác theo cách mà mình muốn. B. Tự kiểm điểm, cải thiện hành vi trực tuyến của mình. C. Làm theo ý muốn cá nhân, không tôn trọng ý kiến của người khác. D. Sử dụng ngôn từ và cách viết tùy hứng. Câu 8: Khi tham một cuộc thảo luận trên mạng xã hội, em cần ứng xử như thế nào? A. Tự ý trao đổi thông tin riêng tư trong thư điện tử giữa hai người với bên thứ ba. B. Mặc quần áo lịch sự và không để lộ những vật dụng hoặc cảnh quan không phù hợp. C. Sử dụng ngôn từ khiêu khích khi không đồng tình với ý kiến của người khác. D. Nếu có ý kiến trái ngược, cần trao đổi một cách lịch sự trên tinh thần tôn trọng quan điểm của người khác. Câu 9: Phương án nào sau đây không là tình huống sử dụng giao tiếp trong không gian mạng? A. Tham gia một cuộc họp trực tuyến. B. Tới thăm nhà họ hàng. C. Nộp bài tập bằng thư điện tử. D. Trò chuyện nhóm trên Facebook. Câu 10: Trợ lí ảo được phát triển đặc biệt cho hệ điều hành Windows là A. Siri. B. Cortana. C. Bixby. D. Alexa. Câu 11: Cách tốt nhất em nên làm gì khi bị bắt nạt trên mạng? A. Nói lời xúc phạm trên mạng. B. Cố gắng quên đi và tiếp tục chịu đựng. C. Nhờ bố mẹ, thầy cô giáo giúp đỡ, tư vấn. D. Đe doạ người bắt nạt mình. Câu 12: Trong các việc sau, việc nào là không nên làm khi giao tiếp qua mạng? A. Tôn trọng mọi người khi giao tiếp qua mạng. B. Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, … văn minh, lịch sự. C. Đưa thông tin, hình ảnh của người khác lên mạng khi chưa được họ cho phép. D. Bảo vệ tài khoản cá nhân trên mạng. Câu 13: Khi giao tiếp qua mạng thì em nên làm gì: A. Đọc thông tin trong hộp thư của người khác. B. Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, … không lịch sự, lành mạnh. C. Đưa thông tin, hình ảnh của người khác lên mạng khi chưa được họ cho phép. D. Tìm sự giúp đỡ của bố mẹ, thầy cô giáo khi bị bắt nạt trên mạng. Câu 14: Những cách ứng xử nào sau đây là hợp lí khi truy cập một trang web có nội dung xấu? A. Tiếp tục truy cập trang web đó. B. Đóng ngay trang web đó. C. Đề nghị bố mẹ hoặc thầy cô hoặc người có trách nhiệm ngăn chặn truy cập trang web đó. D. Gửi trang web đó cho bạn bè xem. Câu 15: Biểu hiện của việc nghiện trò chơi trực tuyến là: A. Thường xuyên cập nhật tin tức bản thân lên facebook. B. Tâm trạng dễ cáu gắt, lầm lì, ít nói. C. Thường xuyên xem điện thoại hay kiểm tra tin nhắn. D. Thường xuyên truy cập vào các mạng xã hội. Câu 16: Khi giao tiếp qua mạng, điều nào sau nên làm? A. Tôn trọng người đang giao tiếp với mình. B. Nói bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu. C. Kết bạn với những người mình không quen biết. D. Truy cập bất cứ liên kết nào nhận được. 20 ---------------------------------------------------- Câu 17: Theo em, hoạt động trên mạng nào sau đây dễ gây bệnh nghiện Internet nhất? A. Chơi trò chơi trực tuyến. B. Đọc tin tức. C. Học tập trực tuyến. D. Trao đổi thông tin qua hộp thư điện tử. Câu 18: Đâu là hậu quả của những người bị nghiện trò chơi trực tuyến? A. Tàn phá sức khỏe và tinh thần. B. Thường xuyên nhắn tin, gọi điện cho bạn bè. C. Thường xuyên nói xấu người khác trên mạng. D. Thường xuyên giao tiếp với bạn bè trên mạng. Câu 19: Bạn An cứ khoảng 10 phút lại xem điện thoại hay kiểm tra tin nhắn trên mạng xã hội. Hành động của bạn An thuộc tác hại nào của người nghiện Internet? A. Thiếu giao tiếp với thế giới xung quanh. B. Khó tập trung vào công việc học tập. C. Tăng nguy cơ tham gia vào các vụ bắt nạt trên mạng. D. Dễ bị nghiện trò chơi trực tuyến. Câu 20: Khi lướt mạng Facebook, em thấy một nội dung sai sự thật có ảnh hưởng đến người khác, em sẽ làm gì? A. Chia sẻ ngay để nhiều người cùng biết. B. Bình luận, hùa theo nội dung đó. C. Báo cáo vì biết đó là thông tin sai sự thật. D. Chỉ nhấn like mà không bình luận gì. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 21: Giao tiếp trong không gian mạng đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hiện đại, với những ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là một số nhận định về giao tiếp trong không gian mạng: a. Không gian mạng là môi trường nơi con người có thể giao tiếp với nhau mà không cần sự hiện diện vật lý, thông qua các phương tiện truyền thông trực tuyến. b. Ưu điểm của giao tiếp trong không gian mạng là giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, nhưng một nhược điểm là có thể dẫn đến sự cô lập và thiếu tương tác xã hội thực. c. Trong không gian mạng, thông tin luôn được bảo mật và không có nguy cơ bị rò rỉ dữ liệu cá nhân. d. Giao tiếp trong không gian mạng thường ít bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý, cho phép con người kết nối với nhau trên toàn cầu một cách dễ dàng. e. Nhược điểm của giao tiếp trong không gian mạng là không thể truyền tải cảm xúc một cách chân thật như giao tiếp trực tiếp. Đáp án: a. …..... b. …… c. ……. d. ……. e……… Câu 22: Thể hiện tính nhân văn trong không gian mạng là yếu tố quan trọng để duy trì môi trường giao tiếp lành mạnh và tích cực. Dưới đây là một số nhận định liên quan đến việc ứng xử nhân văn trong không gian mạng: a. Ứng xử nhân văn trong không gian mạng bao gồm việc tôn trọng quyền riêng tư của người khác và không lan truyền thông tin sai lệch. b. Việc sử dụng ngôn từ thô tục và xúc phạm người khác trong các bình luận trực tuyến được coi là một phần của tự do ngôn luận và không vi phạm nguyên tắc ứng xử nhân văn. c. Khi đối diện với thông tin không chính xác hoặc gây hiểu lầm trên mạng, ứng xử nhân văn là chia sẻ ngay lập tức thông tin đó để cảnh báo người khác. d. Tính nhân văn trong không gian mạng còn thể hiện qua việc hỗ trợ người khác, như chia sẻ thông tin hữu ích và giúp đỡ người gặp khó khăn. 21 ---------------------------------------------------- e. Việc thể hiện cảm xúc tích cực và khuyến khích lẫn nhau trong các cuộc thảo luận trực tuyến là một biểu hiện của ứng xử nhân văn. Đáp án: a. …..... b. …… c. ……. d. ……. e……… CHỦ ĐỀ 4. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH BÀI 7: HTML VÀ CẤU TRÚC TRANG WEB A. LÝ THUYẾT 1. Trang Web và HTLM: - Ngôn ngữ HTML (HyperText Markup Language): ngôn ngữ đánh dấu ……………………., được sử dụng để …………………………. - Trang web được tạo bởi ngôn ngữ html có phần mở rộng ……………. hoặc ………….. và được hiển thị bởi ………………………. - Trang được viết bằng ngôn ngữ html gọi là ……………... Trang html gồm có các phần tử html. Mỗi phần tử html gồm có nội dung được đánh dấu bởi ……………………………… a. Thẻ đánh dấu HTML (tag) Được viết trong cặp dấu ………………………. Không phân biệt …………………………. Thẻ đôi: có thẻ bắt đầu (opening tag) và thẻ kết thúc (closing tag) ………………………….. Thẻ đơn: chỉ có thẻ bắt đầu …………………………. Có thể kèm các thông tin thuộc tính …………………………………………………………. Các thẻ có thể lồng nhau …………………………………………………………. b. Phần tử HTML (element) Phần tử HTML: thẻ + nội dung của thẻ (thẻ có chức năng định dạng nội dung) ▪ Thẻ đôi: ………………………………………. ………………………………………. ▪ Thẻ đơn: …………………. ………………….. ▪ Thẻ lồng nhau: ………………………………………… ………………………………………… 22 ---------------------------------------------------- ………………………………………… ………………………………………… …………………: tập hợp các phần tử HTML …………………: hiển thị nội dung theo đúng định dạng được thiết lập bởi thẻ HTML * Sự giống và khác nhau giữa thẻ HTML và phần tử HTML: Giống nhau: Đều là …………………………………. của trang HTML Có tác dụng ……………………………………………….. của trang web Khác nhau: ▪ Cấu tạo: Thẻ HTML: ……………………………………………. Phần tử HTML: ……………………………………………………………… ▪ Chức năng: Thẻ HTML: ………………………………………………… Phần tử HTML: …………………………………………….. 2. Cấu trúc cơ bản của một tệp HTML: Cấu trúc hình cây: ………………..: phần tử ………………...: các phần tử lồng nhau 3. Phần mềm soạn thảo HTML: a) Phần mềm Notepad: Khởi động phần mềm Notepad Nhập nội dung trang html vào Notepad Lưu tệp với định dạng html (đuôi.html) b) Phần mềm soạn thảo HTML chuyên nghiệp nguồn mở Phần mềm Notepad++ Phần mềm Sublime Text b) Sử dụng trang web hỗ trợ soạn thảo HTML trực tuyến Một số trang web phổ biến cung cấp các công cụ soạn thảo HTML trực tuyến: 23 ---------------------------------------------------- https://www.w3schools.com https://onlinehtmleditor.dev https://htmlcodeeditor.com https://jsfiddle.net https://jsbin.com https://replit.com B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Trên trang HTML, thẻ p có ý nghĩa gì? A. Đoạn văn bản. B. Tiêu đề trang web. C. Tiêu đề văn bản. D. Một câu trích dẫn ngắn. Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai? A. Một phần tử HTML được định nghĩa bởi thẻ bắt đầu, thẻ kết thúc và phần nội dung nằm giữa cặp thẻ này. B. Dòng đầu tiên của mỗi tệp HTML có dạng < !DOCTYPE html > có vai trò thông báo kiểu của tệp là html và được xem là phần tử HTML. C. < br > là thẻ đơn. D. HTML không nhận biết kí tự xuống dòng (nhấn phím Enter) để kết thúc đoạn văn bản như các phần mềm soạn thảo văn bản thông thường. Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phần tử < meta > nằm trong phần tử < body > và được dùng để mô tả các thông tin bổ sung của trang web như cách mã hoá Unicode, từ khoá dùng để tìm kiếm trang, tên tác giả trang web. B. Trong sơ đồ hình cây HTML, phần tử < head > là phần tử gốc (root). C. Phần tử < title > nằm trong < head > và phải là văn bản thường, không được phép chứa các phần tử con. D. Phần tử < html > là không bắt buộc. Câu 4: HTML là gì? A. Ngôn ngữ lập trình siêu văn bản. B. Ngôn ngữ thiết kế siêu văn bản. C. Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. D. Ngôn ngữ trình bày siêu văn bản. Câu 5: Phần mở rộng của trang HTML là A..hltm. B..hml. C..htl. D..htm. Câu 6: Nội dung trên trang HTML bao gồm phần văn bản (text) và các kí tự đánh dấu đặc biệt nằm trong cặp dấu A. "(", ")". B. "{", "}". C. "< ", " >". D. "\", "\". Câu 7: Phần tử HTML có ý nghĩa chú thích trong tệp HTML có dạng như thế nào? A. !-- chú thích --!. B. < !-- chú thích -- >. C. // chú thích. D. {…chú thích…}. Câu 8: Phương án nào sau đây là tên của một phần mềm soạn thảo HTML? A. Mozilla Firefox. B. w3schools.com. C. Spotify. D. Sublime Text. Câu 9: Phần mềm tương tự Notepad trên hệ điều hành Mac OS là A. TextEdit. B. Sublime Text. C. HyperText. D. Notepad++. Câu 10: Phiên bản hiện tại của HTML là A. HTML4 B. HTML5. C. HTML6. D. HTML7. Câu 11: Đoạn mã HTML của câu “The RMS Titanic, a luxury steamship, sank on April 15, 1912 after striking an iceberg.” là A. < p >The < b >RMS Titanic< /b >, a luxury steamship, sank on < i >April 15, 1912< /i > after striking an iceberg.< /p >. B. < p >The < i >RMS Titanic< /i >, a luxury steamship, sank on < u >April 15, 1912< /u > after striking an iceberg.< /p >. 24 ---------------------------------------------------- C. < p >The < u >RMS Titanic< /u >, a luxury steamship, sank on < b >April 15, 1912< /b > after striking an iceberg.< /p >. D. < p >The < i >RMS Titanic< /i >, a luxury steamship, sank on < b >April 15, 1912< /b > after striking an iceberg.< /p >. Câu 12: Để phần mềm Notepad hiển thị và hỗ trợ soạn thảo HTML em cần thực hiện lệnh gì? A. View → Syntax → HTML. B. View → H → HTML. C. Language → H → HTML. D. Language → Syntax → HTML. Câu 13: Thẻ nào trong HTML được sử dụng để định nghĩa từ viết tắt hoặc tóm tắt một đoạn nội dung nào đó? A. < abbr >. B. < wbr >. C. < bdo >. D. < svgt >. Câu 14: HTML là viết tắt của... A. Hyperlinks and Text Markup Language B. Home Tool Markup Language C. Hyper Text Markup Language D. Home Text Markup Language Câu 15: Thẻ < Map > dùng để làm gì? A. Định nghĩa 1 bản đồ như google map hoạt động B. Chuyển đổi và định dạng mọi đối tượng trong nó như 1 bản đồ C. Để các thể < area > có thể vẽ những hình tròn, chữ nhật cho dễ thiết kế D. Để định nghĩa các vùng chứa đường dẫn trong phạm vi tấm hình Câu 16: Thẻ < article > có mặt từ phiên bản IE nào trở lên A. IE 6 B. IE 7 C. IE 9 D. IE 11 Câu 17: Thuộc tính FOR trong thẻ < label > được dùng để A. Thực thi Onclick của thẻ < input type="checkbox" > trên label B. Thực thi Onclick của thẻ < input type="text" > trên label C. Thực thi Onclick của thẻ < input > trên label D. Thực thi Onclick của 1 thẻ bất kỳ trên label Câu 18: Thẻ < datalist > và < select > giống và khác nhau ở đâu? A. Đều là dạng dropdownlist nhưng datalist cho phép nhập thêm dữ liệu B. Đều là dạng dropbox nhưng datalist cho phép nhập thêm dữ liệu C. Đều là dạng dropdownlist nhưng datalist là thẻ dữ liệu hỗ trợ cho < input type="text" > để sổ danh sách D. Hai thẻ hoàn toàn khác nhau Câu 19: Thẻ < ol > và < ul > khác nhau chỗ nào? A. Hoàn toàn giống nhau B. Chỉ khác ở cái tên nhưng đều chứa thẻ con < li > C. < ul > dùng để tạo menu còn < ol > thì ít ai dùng D. < ul > định nghĩa các < li > không thứ tự còn < ol > thì có thứ tự Câu 20: Thẻ < caption > được dùng như thế nào A. Để chứa 1 tiêu đề cho một chương mục, bài báo... B. Để đánh dấu phần đầu của nội dung C. Để sử dụng trong < table > làm tiêu đề D. Để sử dụng trong < ul > làm tiêu đề TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 21: Để làm việc hiệu quả với HTML và cấu trúc trang web, cần hiểu rõ về các phần tử và công cụ soạn thảo. Dưới đây là một số nhận định liên quan đến phần tử HTML và công cụ soạn thảo: a. Phần tử nằm trong phần và được sử dụng để đặt tiêu đề cho trang web. b. Phần mềm Notepad là một công cụ cơ bản nhưng hữu ích để soạn thảo mã HTML. c. Phần tử trong phần được sử dụng để cung cấp thông tin meta về trang web, như mô tả và từ khóa. 25 ---------------------------------------------------- d. Các trang web như JSFiddle và CodePen chỉ hỗ trợ viết mã JavaScript và không hỗ trợ mã HTML. Đáp án: a. …..... b. …… c. ……. d. ……. Câu 22: Khi làm việc với HTML, các thẻ và phần tử đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc trang web. Dưới đây là một số nhận định về thẻ HTML và phần tử: a. Thẻ được sử dụng để tạo liên kết đến các trang web khác hoặc tài nguyên trực tuyến. b. Thẻ dùng để chèn hình ảnh vào trang web và thường cần thẻ đóng. c. Thẻ trong HTML được sử dụng để thu thập dữ liệu từ người dùng và thường bao gồm các thẻ con như và. d. Thẻ được sử dụng để định dạng phần đầu của trang web. Đáp án: a. …..... b. …… c. ……. d. ……. BÀI 8: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN A. LÝ THUYẾT 1. Thuộc tính thẻ: Thẻ có thể ……………………………. thuộc tính Cú pháp: ………………………………………. Bổ sung thông tin, làm rõ cách xử lí của thẻ Nằm trong thẻ bắt đầu, sau tên thẻ Các thuộc tính được ngăn cách bởi dấu cách 2. Các thẻ định dạng trình bày văn bản: a) Định dạng tiêu đề: …………………………………………………………… 26 ---------------------------------------------------- b) Định dạng đoạn văn bản: 3. Các thẻ định dạng phông chữ a) Định dạng kiểu chữ: Thẻ Mô tả ……………………………. Đoạn văn bản, có khoảng trống trước và sau đoạn ……………………………. Khối văn bản (block), chứa nội dung bất kì giữa 2 thẻ ……………………………. Khối văn bản bên trong (inline) với quy mô nhỏ ……………………………. Xuống dòng ……………………………. Đường kẻ ngang 27 ---------------------------------------------------- b) Định dạng phông chữ Cú pháp định dạng màu chữ: ……………………………………………………. 28 ---------------------------------------------------- Cú pháp định dạng kiểu chữ: ………………………………………………………….. Cú pháp định dạng kích cỡ chữ: …………………………………………………….. Cú pháp định dạng căn lề chữ: ……………………………………………………… Cú pháp định dạng gạch ngang chữ: …………………………………………………… B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Thẻ < hr > dùng để xuống dòng trên trang web. B. Tiêu đề văn bản được định dạng bởi thẻ < hx > với 7 mức tiêu đề từ < h1 > đến < h7 >. C. Cặp thẻ < div >…< /div > hay < span >…< /span > tạo một khối chứa nội dung bất kì đặt ở giữa hai thẻ. D. Mỗi thẻ HTML đều phải có thuộc tính. 29 ---------------------------------------------------- Câu 2: Giá trị nào trong thuộc tính style dùng để định dạng phông chữ? A. font-style. B. font-size. C. font-type. D. font-family. Câu 3: Thuộc tính nào dùng để thiết lập định dạng văn bản như chọn màu sắc, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, căn lề, tạo khung,… cho một phần tử HTML? A. format. B. style. C. design. D. set. Câu 4: Trên trang HTML, giá trị màu sắc được sử dụng theo giá trị trong hệ màu nào? A. RBG. B. CMYK. C. RGB. D. RYB. Câu 5: Khi muốn thực hiện nhiều định dạng phông đồng thời, em ngăn cách các cặp tên:giá trị trong phần giá trị của thuộc tính bằng dấu gì? A. Dấu ";". B. Dấu ",". C. Dấu ".". D. Dấu cách. Câu 6: HTML5 không hỗ trợ thẻ nào sau đây? A. < em >. B. < u >. C. < strong >. D. < del >. Câu 7: Để giảm cỡ chữ, em sử dụng thẻ nào trong HTML? A. < small >. B. < downsize >. C. < sup >. D. < figure >. Câu 8: Đoạn mã HTML để hiển thị công thức là gì? A. < p >H< sup >2< /sup >SO< sup >4< /sup >< /p > B. < p >H< small >2< /small >SO< small >4< /small >< /p > C. < p >H< sub >2< /sub >SO< sub >4< /sub >< /p >. D. < p >H< down >2< /down >SO< down >4< /down >< /p > Câu 9: Trong HTML5, đoạn mã dùng để hiển thị dòng chữ Note là A. < p >< u >Note< /u >< /p >. B. < p style="font-decoration:underline" >Note< /p >. C. < p style="text-decoration:underline" >Note< /p >. D. < p style="font-style:underline" >Note< /p >. Câu 10: Để định dạng kiểu chữ đậm và chữ màu đỏ cho tiêu đề “Lịch sử phát triển HTML”, em cần viết mã HTML như thế nào? A. < h1 style="color:red" >< em >Lịch sử phát triển của HTML< /em >< /h1 >. B. < h1 style="color:rgb(205, 0, 0)" >< b >Lịch sử phát triển của HTML< /b >< /h1 >. C. < p style="color:red" >< strong >Lịch sử phát triển của HTML< /strong >< /p >. D. < h1 style="color:red" >< strong >Lịch sử phát triển của HTML< /strong >< /h1 >. Câu 11: Để đưa tiêu đề “Lịch sử phát triển HTML” ra giữa trang, em cần viết mã HTML như thế nào? A. < h1 style="text-align:center" >Lịch sử phát triển của HTML< /h1 >. B. < h1 style="text-position:center" >Lịch sử phát triển của HTML< /h1 >. C. < h1 style="vertical-align:center" >Lịch sử phát triển của HTML< /h1 >. D. < h1 style="text-decoration" >Lịch sử phát triển của HTML< /h1 >. Câu 12: Thẻ HTML nào được sử dụng để làm đậm văn bản? A. < strong > B. < em > C. < b > D. < i > Câu 13: Thẻ nào được dùng để gạch dưới văn bản trong HTML? A. < u > B. < ins > C. < underline > D. < mark > Câu 14: Thẻ HTML nào được sử dụng để tạo chữ in nghiêng? A. < strong > B. < em > C. < b > D. < i > Câu 15: Thẻ HTML nào sử dụng để chỉ định văn bản trích dẫn? A. < cite > B. < q > C. < blockquote > D. < quote > Câu 16: Thẻ HTML nào được sử dụng để làm nổi bật văn bản? A. < mark > B. < highlight > C. < strong > D. < em > Câu 17: Thẻ HTML nào sử dụng để đánh dấu văn bản dưới dạng siêu ký tự (superscript)? A. < sup > B. < sub > C. < upper > D. < highlight > 30 ---------------------------------------------------- Câu 18: Thẻ HTML nào sử dụng để thêm văn bản chú thích dưới hình ảnh hoặc bảng? A. < caption > B. < figcaption > C. < summary > D. < footer > TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 19: Định dạng văn bản trong HTML giúp tạo ra trang web có bố cục rõ ràng và dễ đọc. Hãy xem xét các nhận định sau: a. Thuộc tính của thẻ luôn phải được đặt trong cặp thẻ đóng và thẻ mở. b. Các thuộc tính của thẻ HTML có thể đi kèm với các giá trị để điều chỉnh cách hiển thị nội dung. c. Thẻ... chỉ có thể chứa văn bản, không thể chứa các thẻ HTML khác. d. Thẻ được sử dụng để tạo ra một đường kẻ ngang phân cách nội dung trên trang. Đáp án: a. …..... b. …… c. ……. d. ……. Câu 20: Việc sử dụng các thẻ và thuộc tính trong HTML giúp định dạng văn bản một cách linh hoạt. Hãy xem xét các nhận định sau: a. Thẻ được sử dụng để xuống dòng trong văn bản HTML. b. Thuộc tính font-family dùng để thay đổi kích thước chữ trong đoạn văn. c. Thẻ... được sử dụng để định dạng một phần văn bản nhỏ mà không thay đổi cấu trúc của trang. d. Thuộc tính text-align được sử dụng để căn chỉnh văn bản theo lề trái, phải hoặc giữa. Đáp án: a. …..... b. …… c. ……. d. ……. BÀI 9: TẠO DANH SÁCH, BẢNG A. LÝ THUYẾT 1. Tạo danh sách: a. Danh sách có hoặc không có thứ tự - Danh sách có thứ tự Ví dụ: Các ngành học hot nhất hiện nay: Các ngành học hot nhất hiện nay: Công nghệ thông tin 1. Công nghệ thông tin Truyền thông marketing 2. Truyền thông marketing Công nghệ ô tô 3. Công nghệ ô tô Du lịch khách sạn 4. Du lịch khách sạn 5. Thiết kế đồ họa Thiết kế đồ họa 6. Trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo *Để thay đổi vị trí bắt đầu của danh sách: Mục 1 Mục 2 Mục 3 Mục 4 …… Mục n type: …………………………………….. start: …………………………………….. 31 ---------------------------------------------------- - Danh sách không có thứ tự Ví dụ: Các ngành học hot nhất hiện nay: Các ngành học hot nhất hiện nay: Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin Truyền thông marketing Truyền thông marketing Công nghệ ô tô Công nghệ ô tô Du lịch khách sạn Du lịch khách sạn Thiết kế đồ họa Thiết kế đồ họa Trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo *Để thay đổi biểu tượng hiển