Đề cương Ôn tập Cuối kì 1 Địa Lí Khối 10 2024-2025 PDF

Summary

Đây là đề cương ôn tập địa lý cuối kì 1 dành cho học sinh lớp 10 năm học 2024-2025. Đề cương bao gồm kiến thức và các câu hỏi trắc nghiệm. Nó sẽ giúp cho học sinh ôn tập lại kiến thức.

Full Transcript

**ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ 1 - KHỐI 10** **NĂM HỌC 2024- 2025 - MÔN** **ĐỊA LÍ** A. **NỘI DUNG ÔN TẬP** ***1/ Kiến thức*** Chương 2. Thạch quyển. Chương 3. Khí quyển - Tính tỉ lệ bản đồ - Tính tổng lượng mưa, biên độ nhiệt, lưu lượng dòng chảy trung bình năm. - Nhận xét biểu đồ, bả...

**ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ 1 - KHỐI 10** **NĂM HỌC 2024- 2025 - MÔN** **ĐỊA LÍ** A. **NỘI DUNG ÔN TẬP** ***1/ Kiến thức*** Chương 2. Thạch quyển. Chương 3. Khí quyển - Tính tỉ lệ bản đồ - Tính tổng lượng mưa, biên độ nhiệt, lưu lượng dòng chảy trung bình năm. - Nhận xét biểu đồ, bảng số liệu. B. **HÌNH THỨC KIỂM TRA** - Cấu trúc bài kiểm tra: 100% trắc nghiệm khách quan theo câu trúc thi THPT 2025. **Phần 1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn *(****HS trả lời từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu chỉ chọn 1 phương án)* **Câu 1.** Ngoại lực có xu hướng làm cho bề mặt Trái Đất trở nên **A**.ghồ ghề hơn **B**. cao thấp **C**. bằng phẳng hơn. **D**. mấp mô. **Câu 2.** Nguồn năng lượng sinh ra nội lực **không** phải là do **A**. sự phân huỷ các chất phóng xạ. **B**. sự dịch chuyển các dòng vật chất. **C.** các phản ứng hoá học khác nhau. **D.** bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất. **Câu 3.** Tác nhân của quá trình bóc mòn **không** phải là **A**. gió thổi. **B.** nước chảy. **C.** băng hà. **D.** rừng cây **Câu 4.** Ý nào sau đây **không** đúng với vận động nội lực? **A**. Tạo nên hiện tượng uốn nếp, đứt gãy. **B**. Hiện tượng bão, lũ, sạt lở đất. **C.** Lục địa được nâng lên, hạ xuống. **D.** Có hiện tượng động đất, núi lửa. **Câu 5.** Dạng địa hình nào sau đây là kết quả của quá trình bồi tụ? A. thung lũng sông **B**. nấm đá **C**. cồn, cù lao **D.** vịnh hẹp băng hà. **Câu 6.** Phong hoá lí học xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) do **A**. nhiệt độ trung bình năm cao. **B**. biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn. **C.** lượng mưa trung bình năm nhỏ. **D.** thảm thực vật rất nghèo nàn. **Câu 7.** Ở Việt Nam quá trình ngoại lực phát triển mạnh là **A.**.bóc mòn, vận chuyển. **B**. phong hoá, bồi tụ **C**. phong hoá, bóc mòn. **D**. bóc mòn, bồi tụ. **Câu 8.** Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất **không** phụ thuộc chủ yếu vào **A.** các bán cầu Đông, bán cầu Tây. **B.** sự thay đổi vĩ độ địa lí. **C.** bờ Đông và bờ Tây các lục địa. **D.** độ dốc và hướng phơi sườn núi. **Câu 9.** Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở **A**. xích đạo. **B**. chí tuyến. **C.** vòng cực. **D.** cực. **Câu 10.** Phát biểu nào sau đây **không** đúng với sự phân bố nhiệt độ theo vĩ độ địa lí? **A**. Nhiệt độ trung bình năm tăng từ xích đạo về cực. **B.** Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là ở chí tuyến. **C.** Biên độ nhiệt độ năm tăng từ xích đạo về hai cực. **D**. Biên độ nhiệt độ năm thấp nhất ở khu vực xích đạo. Câu 11. Phát biểu nào sau đây đúng về phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất? **A.** Nhiệt độ ở bán cầu Tây cao hơn bán cầu Đông. **B**. Biên độ nhiệt ở đại dương nhỏ hơn ở lục địa. **C.** Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đều ở đại dương. **D**. Biên độ nhiệt lớn nhất và nhỏ nhất đều ở lục địa. Câu 12. **Khu vực nào sau đây thường có mưa nhiều?** **A. Nơi dòng biển lạnh đi qua. B. Miền có gió Mậu dịch thổi.** **C. Nơi ở rất sâu giữa lục địa. D. Miền có gió thổi theo mùa.** **Câu 13.** Một trong những yếu tố quan trọng khiến khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi là do nước ta có **A**. gió mùa, gần biển. **B**. gió Mậu dịch. **C.** gió đất, gió biển. **D**. gió Tây ôn đới. **Câu 14.** Các vành đai áp nào sau đây được hình thành do nhiệt lực? **A.** Cực, chí tuyến. **B.** Ôn đới, xích đạo. **C.** Xích đạo, cực. **D.** Chí tuyến, ôn đới. **Câu 15.** Các vành đai khí áp nào sau đây là áp thấp? **A.** Cực, chí tuyến. **B.** Ôn đới, xích đạo. **C.** Xích đạo, chí tuyến. **D.** Chí tuyến, ôn đới. **Câu 16.** Phát biểu nào sau đây **không đúng** với sự thay đổi của khí áp? **A**. Không khí càng loãng, khí áp giảm. **B**.Càng lên cao, khí áp giảm. **C**. Nhiệt độ giảm, khí áp tăng. **D**. Không khí càng khô, khí áp giảm. **Câu 17.** Không khí ẩm khi từ chân núi lên đỉnh núi, trung bình 100 m giảm **A.** 0,6°C. **B.** 0,8°C. **C.** l,0°C. **D.** l,2°C. **Câu 18.** Loại gió sau khi trút hết ẩm ở sườn núi bên này sang sườn núi bên kia trở nên khô và rất nóng là gió **A**. đất. **B.** biển. **C.** phơn. **D**. mùa. **Câu 19.** Phát biểu nào sau đây **không** đúng với gió mùa? **A**. Mùa đông thổi từ lục địa ra đại dương. **B**. Mùa hạ thổi từ đại dương vào đất liền. **C.** Hướng gió thay đổi theo ngày và đêm. **D.** Hoạt động điển hình ở vùng Nam Á và Đông Nam Á. **Câu 20.** Sông ngòi ở miền khí hậu nào sau đây có đặc điểm "sông có lũ lớn vào mùa mưa và cạn vào mùa khô"? **A.** Khí hậu hàn đới. **B**. Khí hậu xích đạo. **C**. Khí hậu nhiệt đới gió mùa. **D**. Khí hậu cận nhiệt đới khô. **Câu 21.** Ở Bắc bán cầu, gió Mậu dịch thổi quanh năm theo hướng **A**. đông bắc. **B**. đông nam. **C.** tây bắc. **D.** tây nam. **Câu 22.** Phát biểu nào sau đây **không** đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất? **A**. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo. **B.** Mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến. **C.** Mưa nhiều ở vùng vĩ độ trung bình. **D**. Mưa tương đối nhiều ở hai vùng cực. **Câu 23.** Những địa điểm nào sau đây thường có mưa nhiều? **A.** Nơi ở sâu trong lục địa, có áp thấp. **B.** Miền có gió Mậu dịch, có áp cao. **C.** Miền có gió thổi theo mùa, nơi có áp thấp. **D.** Nơi dòng biển lạnh đi qua, frông hoạt động. **Câu 24**. Những địa điểm nào sau đây thường có mưa ít? **A.** Khu vực khí áp cao, frông hoạt động. **B**. Nơi có dải hội tụ nhiệt đới, dòng biển lạnh. **C.** Sườn núi khuất gió, nơi có dòng biển lạnh. **D**. Miền có gió mùa, nơi có gió luôn thổi đến. **Câu 25.** Ở miền ôn đới lạnh, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là **A.** địa hình. **B**. chế độ mưa. **C.** băng tuyết. **D.** thực vật. **Câu 26.** Nguyên nhân chính làm cho sông Mê Công có chế độ nước điều hoà hơn sông Hồng là do **A**. sông Mê Công dài hơn sông Hồng. **B**. sông Mê Công đổ ra biển bằng chín cửa. **C**. thuỷ điện Hoà Bình làm sông Hồng chảy thất thường. **D.** Biển Hồ giúp điều hoà nước sông Mê Công. **Câu 27.** Nguồn cung cấp nước ngầm **khôn**g phải là **A**. nước mưa. **B**. băng tuyết. **C.** nước trên mặt. **D.** nước ở biển. **Câu 28.** Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nhân tố nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông? **A**. Nước ngầm. **B**. Băng tuyết. **C.** Địa hình. **D.** Thực vật. **Câu 29.** Ở miền ôn đới lạnh, sông thường lũ lụt vào mùa nào trong năm? **A.** Mùa thu đông. **B.** Mùa đông. **C.** Mùa xuân. **D.** Mùa thu. **Câu 30**. Chế độ mưa ảnh hưởng tới chế độ nước sông là **A.** điều tiết chế độ dòng chảy sông. **B.** quy định chế độ dòng chảy sông. **C.** tăng rất nhanh lưu lượng dòng chảy. **D.** quy định tốc độ dòng chảy sông. **Câu 31.** Giải pháp nào sau đây được xem là quan trọng hàng đầu trong bảo vệ nguồn nước ngọt trên Trái Đất? **A**. Nâng cao sự nhận thức. **B**. sử dụng nước tiết kiệm. **C.** Giữ sạch nguồn nước. **D.** xử phạt, khen thưởng. **Câu 32.** Độ muối ở vùng chí tuyến là 36,8‰, có nghĩa là A. trong 100g nước biển có 36,8g muối. **B**. trong 1kg nước biển có 3,68g muối. **C**.trong 1000kg nước biển có 36,8g muối. **D**. trong 1kg nước biển có 36,8g muối **Câu 33.** Dao động của thủy triều nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí **A.** thẳng hàng. **B.** vòng cung. **C.** đối xứng. **D.** vuông góc. **Câu 34.** Độ muối nước biển lớn nhất ở vùng **A.** xích đạo. **B.** chí tuyến. **C.** cực. **D**. ôn đới. **Câu 35.** Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là do **A**. mưa. **B**. núi lửa. **C.** động đất. **D.** gió. **Câu 36.** Nguyên nhân gây ra thuỷ triều là do **A.** sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời. **B**. sức hút của hành tinh ở thiện hà. **C.** hoạt động của các dòng biển lớn. **D**. hoạt động của núi lửa, động đất. **Câu 37.** Hồ Tây (Hà Nội) thuộc loại hồ nào sau đây? **A**. Hồ băng hà. **B**. Hồ tự nhiên. **C**. Hồ móng ngựa. **D**. Hồ miệng núi lửa. **Câu 38**. Nơi có dòng biển nóng và dòng biển lạnh gặp nhau thường hình thành **A.** các ngư trường. **B.** các bãi tắm. **C.** các vịnh biển. **D**. các bãi san hô. **Câu 39.** Ở vùng gió mùa hoạt động xuất hiện các dòng biển **A**.đổi chiều theo mùa. **B**. đổi chiều theo ngày. **C**. đổi chiều theo đêm. **D.** đổi chiều theo năm. **Câu 40.** Dao động thuỷ triều trong tháng lớn nhất vào ngày **A.** trăng tròn và không trăng. **B**. trăng khuyết và không trăng. **C**. trăng khuyết và trăng tròn. **D**. không trăng và có trăng. **Câu 41**. Các dòng biển nóng thường phát sinh từ **A.** hai bên chí tuyến. **B**. hai bên xích đạo. **C.** khoảng vĩ tuyến 30 -- 40^o^. **D**. chí tuyến Bắc và Nam. **Câu 42.** **Nhận định nào sau đây không đúng về thủy quyển?** **A. Là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất.** **B. Phân bố trong các đại dương, trên lục địa, trong khí quyển,...** **C. Có vai trò giữ ổn định nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.** **D. Nước mặn chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng giúp duy trì sự sống trên đất liền.** **Câu 43.** Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông, sẽ dẫn tới hậu quả là **A.** mực nước sông quanh năm cao, sông chảy siết. **B.** sông sẽ không còn nước, chảy quanh co uốn khúc. **C.** mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp. **D.** mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mùa cạn mực nước cạn kiệt. **Câu 44. Nhận xét nào sau đây không đúng về nước băng tuyết?** A. **Sông băng có thể làm biến đổi địa hình nơi nó di chuyển qua.** B. **Băng tuyết khá phổ biến ở vùng hàn đới, ôn đới và núi cao.** C. **[Chỉ khoảng 10% lượng băng trên Trái Đất nằm ở vùng cực Bắc và Nam].** D. **Khi nhiệt độ tăng, băng tuyết tan ra và gây lũ cho các con sông trong vùng.** **Câu 45.** Sóng biển là **A.** hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang. **B.** sự di chuyển của nước biển theo các hướng khác nhau. **C.** sự chuyển động của nước biển từ ngoài khơi xô vào bờ. **[D.]** hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. **Phần 2. Trắc nghiệm đúng sai *(****HS trả lời từ câu 1 đến câu 6, mỗi câu gồm các ý a) b) c) d))* **Câu 1**. Quan sát hình bên, nhận xét sau đây đúng hay sai về sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa? a. Càng lên cao, mưa càng nhiều. b. Sườn tây nhiệt độ không khí thấp hơn sườn đông (ở cùng độ cao). c. Trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 6^o^C. d. Gió phơn là gió vượt núi, hình thành ở sườn khuất gió có tính chất nóng ẩm. e. Càng lên cao, bức xạ mặt đất càng mạnh nên nhiệt độ càng giảm. **Câu 2.** Cho bảng số liệu: **Nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ ở bán cầu Bắc** *(Đơn vị:* °*C)* **Vĩ độ** **0^0^** **20^0^** **30^0^** **40^0^** **50^0^** **60^0^** **70^0^** **80^0^** ----------------------------- ---------- ----------- ----------- ----------- ----------- ----------- ----------- ----------- **Nhiệt độ trung bình năm** 24,5 25,0 20,4 14,0 5,4 -0,6 -10,4 -20,0 **Biên độ nhiệt năm** 1,8 7,4 13,3 17,7 23,8 29,0 32,2 31,0 **a)** Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng tăng. **b)** Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ cực về ở xích đạo. **c)** Xích đạo có nhiệt độ trung bình năm cao nhất. **d)** Biên độ nhiệt độ năm thay đổi theo vĩ độ do sự thay đổi góc chiếu và thời gian chiếu sáng theo vĩ độ. **Câu 3.** Quan sát biểu đồ, nhận xét sau đúng hay sai về đặc điểm khí hậu tại Hà Nội. ![](media/image2.png) **Câu 4. Cho bảng số liệu sau:** ***Lưu lượng dòng chảy trung bình các tháng năm 2020 tại trạm Mỹ Thuận trên sông Tiền*** *(Đơn vị: m^3^/s)* Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lưu lượng 3365 1870 1308 1204 1676 4104 7423 11726 13310 12984 9775 3886 *(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2021)* a. *Sông Tiền có đỉnh lũ vào tháng 8.* b. *Sông Tiền có lưu lượng nước dồi dào, chế độ nước phân thành mùa lũ và mùa cạn.* c. *Các tháng mùa mưa của sông Tiền là 7,8,9,10,11.* d. *Chế độ nước sông phân mùa do chế độ mưa.* **Câu 5. *Nhận xét sau đúng hay sai về dòng biển:*** **Câu 6. *Nhận xét sau đúng hay sai về hiện tượng thuỷ triều:*** a. Thủy triều là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng tháng. b. Nguyên nhận sinh ra là do lực hấp dẫn Mặt Trăng, Mặt Trời cùng lực li tâm của Trái Đất. c. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng biên độ nước dâng nhỏ nhất (triều kém). d. Vào ngày trăng khuyết, dao động thuỷ triều là nhỏ nhất. **Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn** **Câu 1.** Vương quốc Anh đang là 6h ngày 01/12/2023. Cho biết cùng lúc đó Việt Nam đang là mấy giờ? Biết Việt Nam múi giờ số 7. **Câu 2**. Biết rằng bản đồ có tỉ lệ là 1: 3 000 000. Hãy cho biết 2 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa? **Câu 3.** Cho bảng số liệu: **Lượng mưa các tháng tại Huế năm 2021** *(Đơn vị: mm)* **Tháng** **1** **2** **3** **4** **5** **6** **7** **8** **9** **10** **11** **12** ----------- ------- ------- ------- ------- ------- ------- ------- ------- ------- -------- -------- -------- Lượng mưa 190,3 61,1 1124, 68,6 1,7 32,0 27,0 52,6 535,6 1438,3 825,9 490,5 *(Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2020, NXB thống kê Việt Nam, 2021)* *C*ăn cứ vào bảng số liệu trên, tính tổng lượng mưa của Huế năm 2021 (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của mm). **Câu 4.** Cho bảng số liệu:  **Nhiệt độ trung bình tháng tại Lạng Sơn năm 2021** *(Đơn vị*: °*C) * **Vĩ độ** **1** **2** **3** **4** **5** **6** **7** **8** **9** **10** **11** **12** ----------- ------- ------- ------- ------- ------- ------- ------- ------- ------- -------- -------- -------- Nhiệt độ 13,7 18,7 22,1 24,5 26,7 26,2 25,8 26,0 24,7 21,8 19,0 15,6 *(Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2020*, *NXB thống* kê Việt *Nam, 2021)* Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính biên độ nhiệt độ năm tại Lạng Sơn. **Câu 5.** Cho bảng số liệu:  **Lưu lượng dòng chảy tháng tại trạm Hà Nội trên sông Hồng** *(Đơn vị: m^3^/s)* **Vĩ độ** **1** **2** **3** **4** **5** **6** **7** **8** **9** **10** **11** **12** ----------- ------- ------- ------- ------- ------- ------- ------- ------- ------- -------- -------- -------- Lưu lượng 1022 905 853 1004 1578 3469 5891 6245 4399 2909 2024 1285 Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính lưu lượng dòng chảy trung bình năm tại trạm Hà Nội trên sông Hồng (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của m^3^/s).  **Câu 6.** Tại chân núi bên sườn đón gió của dãy núi A có nhiệt độ là 26°C, cùng thời điểm này nhiệt độ ở độ cao 1000 m là bao nhiêu °C? **Câu 7. a)** A green mountain with arrows and a cloud Description automatically generated **b)** Quan sát hình trên, tại độ cao 1200m nhiệt độ tại sườn đón gió là bao nhiêu độ °C? - **HẾT-** **Chúc các em ôn tập tốt!**

Use Quizgecko on...
Browser
Browser