Hình Thái Và Phân Bố Của Khí Khổng PDF
Document Details
Uploaded by Deleted User
Tags
Related
- Week 3 Lecture 29JAN2024 - Plant Anatomy & Stomata Regulation - PDF
- New Mansoura University Pharmacy PharmD Program Pharmacognosy I Lecture 3 (Anatomy) Lecture Notes PDF
- Leaf Anatomy: A Comprehensive Guide PDF
- Leaf Anatomy 2025 PDF
- Pharmacognosy I Lecture 4 (Anatomy) PDF
- Lecture 4 (Anatomy) - Pharmacognosy I - PDF
Summary
This document discusses the structure, distribution, and function of stomata. It explains how stomata are important for gas exchange, specifically in plants, and how they respond to environmental factors like light and humidity.
Full Transcript
**Hình thái và phân bố của khí khổng** - **Khí khổng là do tế bào biểu bì lá tạo nên để làm chức năng thoát hơi nước và cho khí C02 xâm nhập. Nó phân bô\' ở hai mặt của lá và các phần non của thân, cành, quả\... Thông thường thì mặt dưới lá có số khí khổng nhiều hơn mặt trên, nhưng cá...
**Hình thái và phân bố của khí khổng** - **Khí khổng là do tế bào biểu bì lá tạo nên để làm chức năng thoát hơi nước và cho khí C02 xâm nhập. Nó phân bô\' ở hai mặt của lá và các phần non của thân, cành, quả\... Thông thường thì mặt dưới lá có số khí khổng nhiều hơn mặt trên, nhưng các thực vật có lá phân bố thẳng đứng như lúa thì khí khổng hai mặt gần bằng nhau, còn thực vật nằm trên mặt nước như lá sen thì khí khổng chỉ có mặt trên mà thôi.** - **Kích thước và số lượng khí khổng thay đổi tùy theo loài thực vật và các giai đoạn phát triển khác nhau. Nhìn chung, trên 1 cm 2 bề mặt lá số lượng khí khổng dao động từ vài nghìn đến vài chục vạn cái. Bảng 2.6 chỉ ra số lượng và kích thước khí khổng của một số thực vật. Rõ ràng kích thước và diện tích của khí khổng vô cùng nhỏ. Số lượng khí khổng càng nhiều thì diện tích của khí khổng càng nhỏ. Nhìn chung tổng diện tích của khí khổng trung bình bằng khoảng 1 - 2% so diện tích của lá. Tuy nhiên sự thoát hơi nước tương đối của thực vật có thể đạt tới 0,5 --- 1 tức bằng 50 - 100% so với sự bay hơi nước qua mặt thoáng cùng diện tích lá. Có được hiệu quả đó là do thoát hơi nước qua khí khổng tuân theo quy luật bay hơi nước qua lỗ nhỏ: vận tốc bay hơi nước qua lỗ nhỏ tỉ lệ thuận với chu vi lỗ, còn qua lỗ lớn thì tỉ lệ với diện tích lỗ. Vì vậy, nếu cùng một diện tích bay hơi nước, bề mặt bay hơi nào có lỗ càng nhỏ thì tổng chu vi của các lỗ càng lớn, nên thoát hơi nước càng mạnh hơn.** **Cấu tạo của khí khổng Khí khổng được cấu tạo từ hai tế bào bảo vệ có hình bầu dục như quả thận hay hạt đậu quay vào nhau để một khe hở nhỏ liên thông giữa khoảng gian bào thịt lá với không khí xung quanh gọi là vi khẩu. Các tế bào khí khổng có đặc điểm sau:** - **Có mép trong rất dày và mép ngoài rất mỏng, nên khi tế bào trương nước thì mép ngoài của tế bào dãn nhanh hơn làm cho tế bào khí khổng uốn cong hơn và khe vi khẩu mỏ ra để cho nước thoát ra ngoài. Ngược lại khi mất nưốc thì tế bào xẹp nhanh, mép ngoài co về nhanh hơn và khí khổng khép lại để hạn chế bay hơi nước.** - **Tế bào khí khổng có chứa nhiều lục lạp và các hạt tinh bột. Đây là đặc điểm mà các tế bào biểu bì khác không có. Đặc điểm cấu tạo này giúp cho sự điều chỉnh tế bào khí khổng đóng mở nhò tế bào khí khổng hoạt động quang hợp và làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào khí khổng. Kiểu cấu trúc như vậy là đặc trưng cho tế bào khí khổng. Lục lạp và tinh bột có nhiệm vụ làm tăng áp suất thẩm thấu để tế bào khí khổng hút nước vào. Khi sức trương nước của tế bào khí khổng tăng lên thì cấu trúc mép ngoài mỏng hơn mép trong giúp khí khổng mở ra. Đây có thể coi là sự kết hợp hài hòa giữa cấu trúc và chức năng.** **Quy luật vận động của khí không** **Đại đa số thực vật, khi vừa có ánh sáng bình minh thì khí khổng bắt đầu hé mở ra. Theo cường độ ánh sáng tăng dần, khí khổng mở to dần và đạt cực đại vào những giờ ban trưa. Buổi chiều khi cường độ ánh sáng giảm dần thì khí khổng cũng khép dần và đóng hẳn vào lúc hoàng hôn. Ban đêm, khí khổng hoàn toàn khép lại. Sự thoát hơi nước vào ban đêm chỉ thực hiện qua cutin. Các thực vật mọng nước (CAM) sống ở sa mạc khô nóng có sự thích nghi bằng cách đóng khí khổng vào ban ngày để hạn chế thoát hơi nước còn ban đêm thì mở ra để đồng hóa C02. Cũng có một sô\" ít thực vật, như cây cà chua, khí khổng có thể mở cả ban ngày và ban đêm. Lúc mưa to và thời gian mưa kéo dài thì khí khổng có thể bị đóng lại do các tế bào xung quanh trương nước và ép lên tế bào khí khổng.** **Cơ chế điêu chỉnh sự vận dông của khí khổng** **Lí thuyết giải thích cơ chế điều chỉnh sự đóng mở của khí khổng dựa trêu sự thay đổi sức trương p của tế bào khí khổng và cấu trúc khác nhau của mép ngoài và trong của tế bào khí khổng. Khi tế bào khí khổng hút nước vào thì sức trương p tăng lên, tế bào khí khổng no nước và do cấu tạo của tế bào khí khổng mà nó tự mở ra. NgứỢc lại, khi tế bào khí khổng mất nước thì p giảm và khí khổng đóng lại. 6-GTSLTV 81 Nguyên nhân nào gây nên sự biến đổi của p? Có nhiều quan điểm giải thích, nhưng quan điểm được sử dụng lâu nay dựa trên hoạt động quang hợp của tế bào khí khổng. Ngoài sáng, do có lục lạp nên tê bào khí khổng làm nhiệm vụ quang hợp, dẫn đến giảm hàm lượng C02 trong tê bào khí khổng. Do hàm lượng C02 giảm mà pH tăng lên từ 4 đến 7 vì C 02 trong môi trường thể hiện là axit yếu: C02 + H20 \-\-\-\-\-\-\--► H+ + HCO3- pH tối thích cho hoạt động của photphorylaza là 7. Phản ứng thủy phân tinh bột diễn ra: pH = 7 Tinh bột + nH3P 04 -» nGlucozơ 6P Hàm lượng tinh bột trong tế bào khí khổng giảm còn hàm lượng đường tan tăng lên làm cho áp suất thẩm thấu trong tế bào khí khổng tăng lên. Tế bào khí khổng hút nước của các tế bào xung quanh làm tăng sức trương p và kết quả cuối cùng là khí khổng mở ra. Trong tối thì quá trình diễn ra ngược lại theo hướng giảm áp suất thẩm thấu và sức trương p và khí khổng đóng lại. Ngày nay, có một sô\" quan điểm khác giải thích cơ chế đóng mở của khí khổng, trong đó có hai quan điểm được thừa nhận là sự tham gia của ion kali được tích lũy nhiều trong tế bào khí khổng và vai trò điều chỉnh của hocmon axit abxixic trong sự đóng mở của khí khổng. Tuy nhiên, sự điều chỉnh của kali hay ABA đều phải thông qua việc thay đổi sức trương của tế bào khí khổng.**