🎧 New: AI-Generated Podcasts Turn your study notes into engaging audio conversations. Learn more

Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...

Full Transcript

TRẮC NGHIỆM MÔN HỆ ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ ĐIỀU HÀNH 1. Phát biểu nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG về Hệ điều hành? A. Hệ điều hành quản lý các phần cứng máy tính. B. Hệ điều hành trực tiếp điều khiển hoạt động cho từng thiết bị phần cứng. C. Hệ điều hành hỗ trợ phần mềm giao...

TRẮC NGHIỆM MÔN HỆ ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ ĐIỀU HÀNH 1. Phát biểu nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG về Hệ điều hành? A. Hệ điều hành quản lý các phần cứng máy tính. B. Hệ điều hành trực tiếp điều khiển hoạt động cho từng thiết bị phần cứng. C. Hệ điều hành hỗ trợ phần mềm giao tiếp phần cứng trên máy tính. D. Hệ điều hành hỗ trợ người dùng điều hành máy tính. 2. Điều gì là ĐÚNG khi một máy tính không có Hệ điều hành A. Các ứng dụng vẫn chạy bình thường trên máy tính đó. B. CPU vẫn tiếp nhận và thực thi các lệnh từ người dùng. C. Các ứng dụng và lệnh người dùng không thể thực thi trên máy tính. D. Người dùng vẫn cài đặt phần mềm vào máy tính như bình thường. 3. Trong phân lớp hệ thống máy tính, Hệ điều hành thuộc vị trí nào A. Hệ điều hành thuộc lớp cuối cùng, kế trên là lớp phần cứng. B. Hệ điều hành thuộc lớp trên cùng, kế dưới là lớp ứng dụng. C. Hệ điều hành nằm giữa lớp phần cứng và lớp ứng dụng. D. Hệ điều hành nằm giữa lớp phần cứng và lớp người dùng. 4. Dưới góc độ cơ bản, Hệ điều hành được định nghĩa là: A. là một phần mềm chạy trên máy tính B. là một chương trình quản lý phần cứng máy tính. C. là một chương trình bảo vệ phần cứng máy tính D. là một phần mềm quản lý các phần mềm khác. 5. Trong các thành phần của hệ thống máy tính, thành phần nào trực tiếp quản lý các tài nguyên phần cứng: A. Người dùng B. Các phần mềm C. Hệ điều hành D. Dữ liệu 6. Chức năng của Hệ điều hành là gì? A. Cấp phát tài nguyên phần cứng cho các ứng dung. 1 B. Điều khiển, định thời thực thi các chương trình. C. Hỗ trợ người dùng giao tiếp với máy tính. D. tất cả các tính năng trên. 7. Kernel của Hệ điều hành là gì? A. là lớp nhân quản lý, điều phối các chương trình, phần cứng. B. là các chương trình điều khiển thiết bị phần cứng. 2 8. Kernel của Hệ điều hành là gì? A. là lớp nhân quản lý, điều phối các chương trình, phần cứng. B. là các chương trình điều khiển thiết bị phần cứng C. là các ứng dụng. D. là trình biên dịch. 9. Shell của Hệ điều hành là gì? A. là lớp nhân quản lý, điều phối các chương trình, phần cứng. B. là các chương trình điều khiển thiết bị phần cứng. C. là lớp chương trình hỗ trợ giao tiếp của người dùng với Kernel. D. là trình biên dịch. 10. Trong hệ thống máy tính, người dùng phát lệnh cho Hệ điều hành thực thi thông qua lớp nào? A. Lớp Shell. B. Lớp Driver. C. Lớp Kernel. D. Lớp Hardware. 11. Vai trò của trình biên dịch (Compilers) bên trong một Hệ điều hành là gì? A. Biên dịch các lệnh của Driver để điều khiển phần cứng, B. Biên dịch các lệnh của Applications để CPU thực thi, C. Biên dịch các lệnh của Kernel để quản lý ứng dụng. D. Biên dịch các lệnh của Users để điều khiển phần cứng. 12. Để đáp ứng vai trò của Hệ điều hành, kiến trúc cơ bản của Hệ điều hành gồm các thành phần: A. Nhân, vỏ, giao diện người dùng. B. Bộ khởi động, nhân, bộ lập trình vỏ. C. Bộ cấp tài nguyên, chương trình kiểm soát, nhân (kernel). D. Nhân, vỏ, hệ thống vector ngắt, bộ định thời. 13. Command Prompt trong Hệ điều hành Windows là dạng gì? A. là lớp Shell đặt trong Kernel. B. là lớp Kernel dưới dạng ứng dụng. C. là lớp Kernel đặt trong Shell. D. là lớp Shell dưới dạng một ứng dụng. 3 14. Command Prompt trong Hệ điều hành MS-DOS là dạng gì? A. là lớp Shell đặt trong Kernel. B. là lớp Kernel dưới dạng ứng dụng. C. là lớp Kernel đặt trong Shell. D. là lớp Shell dưới dạng một ứng dụng. 15. Terminal trong Hệ điều hành Linux là dạng gì? A. là lớp Shell đặt trong Kernel. B. là lớp Kernel dưới dạng ứng dụng. C. là lớp Kernel đặt trong Shell. D. là lớp Shell dưới dạng một ứng dụng. 4 16. Hệ điều hành Windows 10 cung cấp giao diện người dùng (User interface) theo dạng nào? A. Command line interface (CLI). B. Graphic User Interface (GUI) C. Cả 2 dạng GUI và CLI D. Window User Interface (WUI) 17. Lịch sử phát triển của Hệ điều hành bùng nổ trong theo thời đại công nghệ điện tử nào? A. công nghệ điện tử dùng đèn chân không (vacuum). B. công nghệ điện tử dùng bán dẫn (transistors) C. công nghệ điện tử dùng mạch tích hợp (Integrated Circuits – IC) D. công nghệ điện tử dùng VLSI (Very large-scale integration) 18. Hệ điều hành thực hiện các tác vụ lần lượt theo những chỉ thị đã được xác định trước. Tên gọi của Hệ điều hành đó là: A. Hệ điều hành xử lý theo lô đơn giản B. Hệ điều hành xử lý đa chương C. Hệ điều hành chia sẻ thời gian D. Hệ điều hành xử lý thời gian thực. 19. Đâu là ưu điểm chính của Hệ thống xử lý đa chương (multiprogramming system)? A. Chương trình khi nạp vào bộ nhớ sẽ được xử lý hoàn thành ngay lập tức. B. Hệ thống chạy được nhiều chương trình cùng lúc. C. Không cần thiết lập định thời công việc (job scheduling) và qu3n lý bộ nhớ. D. Tối ưu sử dụng bộ nhớ. 20. Mục dích chính của Hệ thống xử lý đa chương (multiprogramming system) là gì? A. Thực hiện đồng thời nhiều chương trình. B. Tận dụng thời gian nhàn rỗi của CPU. C. Chia sẻ thời gian giữa các chương trình. D. Tận dụng RAM, ROM khi đọc ghi. 21. Điều kiện nào sau đây KHÔNG CẦN cho hoạt động đa chương của hệ điều hành? A. Định thời CPU (CPU scheduling). B. Quản lý bộ nhớ (memory management). C. Cấp phát tài nguyên (đĩa, máy in…). D. Ứng dụng được lập trình đa nhiệm. 22. Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG với hệ thống chia sẻ thời gian (time-sharing)? 5 A. time-sharing là một hệ thống đa nhiệm (multi-tasking). B. time-sharing yêu cầu thời gian chuyển đổi giữa các tác vụ rất ngắn. C. time-sharing yêu cầu phải định thời CPU. D. time-sharing yêu cầu hoàn thành xong nhiệm vụ 1 mới chia sẻ cho nhiệm vụ 2. 23. Hệ điều hành nào sau đây đòi hỏi phải thực hiện đầy đủ các tác vụ: Quản lý tiến trình, Định thời CPU, Quản lý bộ nhớ, Quản lý cấp phát tài nguyên, Quản lý file? 6 A. Hệ điều hành xử lý đơn chương. B. Hệ điều hành xử lý theo lô đơn giản. C. Hệ điều hành xử lý đa chương. D. Hệ điều hành xử lý chia sẻ thời gian (Time-sharing). 24. Trong hệ thống xử lý đa nhiệm (multitasking), việc chuyển đổi giữa các công việc diễn ra: A. Sau một khoảng thời gian tùy theo công việc yêu cầu. B. Chuyển đổi khi có công việc khác cần xử lý. C. Luân phiên xoay vòng hoàn thành từng công việc. D. Luân phiên xoay vòng, không đợi công việc hoàn thành. 25. Trong các mô hình hệ điều hành dưới đây, loại dùng cho hệ thống có nhiều bộ xử lí cùng chia sẻ hệ thống đường truyền, dữ liệu, bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi? A. Hệ thống xử lí đa chương B. Hệ thống xử lí đa nhiệm C. Hệ thống xử lí song song D. Hệ thống xử lí thời gian thực 26. Phát biểu nào sau đây không đúng với Hệ điều hành xử lý song song? A. Hệ điều hành có khả năng xử lý 2 hay nhiều tiến trình cùng lúc. B. Hệ điều hành dùng cho máy có 2 hoặc nhiều bộ xử lý (CPU). C. Hệ điều hành dùng cho nhiều bộ xử lý cùng chia sẻ một bộ nhớ. D. Hệ điều hành dùng cho nhiều bộ xử lý cùng chia sẻ nhiều tiến trình. 27. Hệ thống đa bộ xử lý (multi-processors) có đặc điểm: A. Xử lý các công việc thực sự đồng thời. B. Mỗi bộ xử lý có bộ nhớ riêng. C. Mỗi bộ xử lý có đường truyền dữ liệu riêng. D. Xếp hàng xử lý các công việc. 28. Hệ thống đa bộ xử lý (multi-processors) được phân loại thành các hệ thống: A. Đồng bộ và bất đồng bộ. B. Đối xứng và bất đối xứng. C. Kết hợp và không kết hợp. D. Không phân loại. 29. Hệ thống xử lý phân tán có đặc điểm: A. Mỗi bộ xử lý có bộ nhớ riêng. 7 B. Các bộ xử lý độc lập không liên hệ nhau. C. Một công việc chia đều cho các bộ xử lý. D. Dùng chung bộ nhớ kết nối thành mảng. 30. Hệ thống xử lý phân tán được phân loại: A. Đồng bộ và bất đồng bộ. B. Peer-to-peer và client-server. C. Kết hợp và không kết hợp. 8 D. Đối xứng và bất đối xứng. 31. Trong các cấu trúc của hệ điều hành sau đây, cấu trúc nào tương thích dễ dàng với mô hình hệ thống phân tán? A. Cấu trúc phân lớp. B. Cấu trúc máy ảo. C. Cấu trúc client-server. D. Cấu trúc đơn giản. 32. Khi nào cần sử dụng đến System call (Lời gọi hệ thống)? A. Khi một người dùng yêu cầu dịch vụ nào đó từ Kernel của Hệ điều hành. B. Khi một chương trình yêu cầu dịch vụ nào đó từ Kernel của Hệ điều hành. C. Khi Hệ điều hành cần trợ giúp từ chương trình. D. Khi Hệ điều hành cần trợ giúp từ người dùng. 33. Lời gọi hệ thống loại “Process control” thực hiện những tác vụ nào? A. load, execute, create process, terminate process. B. request device, release device, read from device, write to device. C. create / delete, open / close, read, write. D. create messages, delete messages, send messages, receive messages. 34. Lời gọi hệ thống loại “Device management” thực hiện những tác vụ nào? A. load, execute, create process, terminate process. B. request device, release device, read from device, write to device. C. create / delete, open / close, read, write. D. create messages, delete messages, send messages, receive messages. 35. Lời gọi hệ thống loại “File management” thực hiện những tác vụ nào? A. load, execute, create process, terminate process. B. request device, release device, read from device, write to device. C. create / delete, open / close, read, write. D. create messages, delete messages, send messages, receive messages. 36. Lời gọi hệ thống loại “Communication” thực hiện những tác vụ nào? A. load, execute, create process, terminate process. B. request device, release device, read from device, write to device. C. create / delete, open / close, read, write. D. create messages, delete messages, send messages, receive messages. 9 37. Cho biết tên gọi của kiến trúc Hệ điều hành mà tất cả các modules chức năng của nó được gom hết vào Kernel. A. Simple OS. B. Monolithic OS. C. Layered OS. D. Microkernel OS. 38. Cho biết tên gọi của kiến trúc Hệ điều hành mà các modules chức năng của nó được phân 10 chia thành từng lớp giao tiếp vối Kernel. A. Simple OS. B. Monolithic OS. C. Layered OS. D. Microkernel OS. 39. Cho biết tên gọi của kiến trúc Hệ điều hành mà hầu hết các modules chức năng của nó được tách ra ngoài? Kernel chỉ có 2 chức năng chính: quản lý bộ nhớ và liên lạc giữa các tiến trình A. Simple OS. B. Monolithic OS. C. Layered OS. D. Microkernel OS. 40. Kiến trúc Hệ điều hành Microkernel, nhân (kernel) của Hệ điều hành giữ vai trò gì? A. quản lý bộ nhớ và liên lạc giữa các tiến trình. B. điều phối tiến trình và quản lý bộ nhớ C. điều phối tiến trình và lời gọi hệ thống. D. quản lý bộ nhớ và quản lý nhập xuất (Input / Output) 41. Kiến trúc Hệ điều hành Monolithic, module chức năng nào hỗ trợ các ứng dụng giao tiếp với nhân (kernel) của Hệ điều hành? A. Memory manager. B. Process Scheduler. C. Input / Output manager. D. System Calls 11 CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH VÀ LUỒNG (THREAD) 1. Tiến trình (process) là gì: A. là một đoạn code chương trình B. là nơi chưa các dữ liệu chương trình C. là nơi quản lý toàn bộ các bộ nhớ cấp phát trong quá trình hoạt động D. là một chương trình đang chạy trên máy tính 2. Người dùng sử dụng ngôn ngữ lập trình để viết (code) một phần mềm. Sau đó biên dịch thành các tập tin lưu trữ thành trong đĩa. Các tập tin đó được gọi là gì? A. Chương trình (program) B. Tiến trình (process) C. Tiểu trình (sub-process) D. Luồng (thread) 3. Để một chương trình (program) trở thành một tiến trình (process), cần phải làm gì? A. Biên dịch lại chương trình. B. Nạp chương trình vào bộ nhớ. C. Gán quyền thực thi cho chương trình. D. Nạp chương trình vào CPU. 4. Thuật ngữ “CPU-bound process” có nghĩa là gì? A. là tiến trình được xử lý bởi CPU. B. là tiến trình được xử lý bởi thiết bị I/O. C. là tiến trình được xử lý bởi Hệ điều hành. D. là tiến trình tạo ra bởi CPU. 5. Thuật ngữ “I/O-bound process” có nghĩa là gì? A. là tiến trình được xử lý bởi CPU. B. là tiến trình được xử lý bởi thiết bị I/O. C. là tiến trình được xử lý bởi Hệ điều hành. D. là tiến trình tạo ra bởi thiết bị I/O. 6. Phát biểu nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG với khái niệm tiến trình (process)? A. Tiến trình tự quyết định thời điểm dừng chạy để CPU phục vụ tiến trình khác. B. Tiến trình là một chương trình đang tồn tại trong bộ nhớ. C. Tiến trình là một chương trình đang xử lí. D. Tiến trình sở hữu một không gian bộ nhớ, con trỏ lệnh, tập thanh ghi và stack riêng. 12 7. Một tiến trình (process) bao gồm các thành phần: A. Current activity B. Data section & Heap C. Text section & Stack D. Current activity, Data section & Heap, Text section & Stack Point 8. Hệ điều hành sẽ KHÔNG cấp phát loại tài nguyên nào cho tiến trình? 13 A. Mỗi tiến trình sẽ được cấp một không gian bộ nhớ riêng. B. Mỗi tiến trình sẽ được cấp một phân vùng đĩa cứng (partition) riêng. C. Mỗi tiến trình sẽ được cấp một tập các thanh ghi (Register) và ngăn xếp (stack) riêng. D. Mỗi tiến trình sẽ được cấp một con trỏ lệnh (Program Counter). 9. Tiến trình ở trạng thái RUNNING có nghĩa là : A. Tiến trình đang hoạt động trong bộ nhớ. B. Tiến trình nhận được CPU C. Tiến trình đang bắt đầu các xử lí D. Nhận được CPU và bắt đầu các xử lí của mình 10. Tiến trình ở trạng thái READY có nghĩa là : A. Tiến trình đang tồn tại trong bộ nhớ. B. Tiến trình nhận được CPU C. Tiến trình đang chờ CPU xử lý. D. Tiến trình đang tồn tại trong bộ nhớ và đang chờ CPU xử lý. 11. Giải thích nào sau đây đúng với trạng thái SUSPEND của tiến trình: A. Tiến trình đang tồn tại trong bộ nhớ phụ. B. Tiến trình nhận được CPU C. Tiến trình đang chờ CPU xử lý. D. Tiến trình đang tồn tại trong bộ nhớ. 12. Nguyên nhân dẫn đến trạng thái BLOCKED của một process? A. process đang chờ nhập xuất. B. process đang chờ một sự kiện nào đó chưa xảy ra. C. process đang chờ nhập xuất hoặc là đang chờ một sự kiện chưa xảy ra. D. không có nguyên nhân nào đúng. 13. Những trạng thái tiến trình nào liệt kê dưới đây thuộc về loại tiến trình 2 trạng thái? A. Running & Blocked B. Running & Not running. C. New & Running D. New & Terminated. 14. Những trạng thái tiến trình nào liệt kê dưới đây thuộc về loại tiến trình 3 trạng thái? A. Ready & Running & Blocked B. Ready & Running & Suspend 14 C. New & Running & Waiting D. New & Running & Blocked 15. Những trạng thái tiến trình nào liệt kê dưới đây thuộc về loại tiến trình 4 trạng thái? A. Ready & Running & Blocked & Suspend B. New & Ready & Running & Suspend C. New & Running & Waiting & Blocked D. Running & Blocked & Suspend & Closed 16. Những trạng thái tiến trình nào sau đây KHÔNG THUỘC về loại tiến trình 5 trạng thái? A. Blocked, Blocked-Suspend. 15 B. Ready, Ready-Suspend. C. Running-Suspend. D. Running. 17. Đối với loại tiến trình 3 trạng thái. Khi tiến trình P yêu cầu tài nguyên R, nhưng tài nguyên R chưa sẵn sàng đáp ứng. Do vậy, tiến trình P sẽ chuyển trạng thái: A. Running -> Ready B. Ready -> Running. C. Running -> Blocked. D. Blocked -> Ready. 18. Đối với loại tiến trình 4 trạng thái. Khi tiến trình P đang ở trạng thái Blocked khá lâu, để giải phóng bộ nhớ, Hệ điều hành sẽ chuyển tiến trình P sang trạng thái nào? A. Blocked -> Ready B. Blocked -> suspend. C. Blocked -> Running. D. Blocked -> Terminated. 19. Đối với loại tiến trình 5 trạng thái. Khi tiến trình P đang ở trạng thái Ready khá lâu, để giải phóng bộ nhớ, Hệ điều hành sẽ chuyển tiến trình P sang trạng thái nào? A. Ready -> Ready-suspend. B. Ready -> Blocked-suspend. C. Ready -> Running-suspend. D. Ready -> Terminated. 20. Khi CPU đang xử lý tiến trình P thì xảy ra Interrupt. Hệ điều hành sẽ chuyển trạng thái của tiến trình P từ: A. running waiting B. running ready C. waiting ready D. Kết thúc Terminates 21. Mục đích của việc cho nhiều tiến trình hoạt động đồng thời trên một Hệ điều hành: A. Tăng mức độ đa chương. B. Tăng mức độ đa nhiệm. C. Tăng tốc độ xử lý. D. Tăng tốc độ xử lý, đa chương trình và đa nhiệm. 16 22. Để có thể chạy được nhiều tiến trình cùng lúc, giải pháp cơ bản của Hệ điều hành là gì? A. Cho mỗi CPU thực thi một tiến trình. B. Điều phối CPU luân phiên thực thi từng tiến trình. C. Gộp nhiều tiến trình thành một cho CPU thực thi. D. Hệ điều hành không cho phép chạy nhiều tiến trình cùng lúc. 23. Người dùng Windows có thể vừa duyệt web, nghe nhạc, chat, chơi game… đồng thời. Hệ điều hành Windows thực hiện được là do: 17 A. Máy tính có nhiều CPU. Mỗi CPU chạy 1 chương trình. B. Máy tính có nhiều RAM. C. Máy tính có HDD lớn. D. Tốc độ chuyển đổi xử lý nhiều tiến trình của CPU quá nhanh. 24. Trong quá trình thực thi, tiến trình A khởi tạo thêm tiến trình B hoạt động song song với A. Hình thức đa tiến trình này có tên gọi là: A. Tiến trình song song độc lập. B. Tiến trình song song có quan hệ thông tin. C. Tiến trình song song phân cấp. D. Tiến trình song song đồng mức. 25. Tiến trình A cùng hoạt động trong Hệ điều hành cùng với tiến trình B. Cả 2 không có trao đổi thông tin gì cho nhau. Hình thức đa tiến trình này có tên gọi là: A. Tiến trình song song độc lập. B. Tiến trình song song có quan hệ thông tin. C. Tiến trình song song phân cấp. D. Tiến trình song song đồng mức. 26. Tiến trình A cùng hoạt động trong Hệ điều hành cùng với tiến trình B. Hai tiến trình này cần trao đổi dữ liệu cho nhau. Hình thức đa tiến trình này có tên gọi là: A. Tiến trình song song độc lập. B. Tiến trình song song có quan hệ thông tin. C. Tiến trình song song phân cấp. D. Tiến trình song song đồng mức. 27. Tiến trình A cùng hoạt động trong Hệ điều hành cùng với tiến trình B. Cả 2 có sử dụng chung tài nguyên theo nguyên tắc luân phiên. Hình thức đa tiến trình này có tên gọi là: A. Tiến trình song song độc lập. B. Tiến trình song song có quan hệ thông tin. C. Tiến trình song song phân cấp. D. Tiến trình song song đồng mức. 28. Có 3 tiến trình P1, P2, P3 cùng hoạt động song song trong hệ thống máy tính. Biểu đồ hoạt 18 động của chúng mô tả theo hình dưới. Cho biết hệ thống máy tính này thuộc loại nào? A. Hệ thống Uni-Processor (đơn CPU). B. Hệ thống Multi-Processor (đa CPU). C. Hệ thống máy Client - Server 19 D. Hệ thống phân tán. 29. Có 3 tiến trình P1, P2, P3 cùng hoạt động song song trong hệ thống máy tính. Biểu đồ hoạt động của chúng mô tả theo hình dưới. Cho biết hệ thống máy tính này thuộc loại nào? A. Hệ thống Uni-Processor (đơn CPU). B. Hệ thống Multi-Processor (đa CPU). C. Hệ thống máy Client - Server D. Hệ thống phân tán. 30. PCB (Process Control Block) là gì ? A. Là một vùng nhớ B. Là định danh cho tiến trình C. Là khối quản lý thông tin D. Là một vùng nhớ lưu trữ các thông tin quản lý tiến trình 31. Hệ điều hành sẽ thực hiện hành động nào khi có một process mới sinh ra? A. Cấp CPU ngay cho process. B. Tạo ngay khối PCB để quản lý process. C. Giao ngay các tài nguyên mà process cần. D. Tạo ngay khối PCB và cấp ngay các tài nguyên mà process cần. 32. CPU đang xử lý tiến trình P1, sau đó chuyển sang xử lý tiến trình P2. Hệ điều hành sẽ lưu lại tất cả trạng thái của tiến trình P1 vào đâu? A. Đĩa cứng. B. Bộ nhớ phụ. C. Process Control Block (PCB). D. Bộ nhớ ngoài. 33. Process Control Block (PCB) được tạo ra vào thời điểm nào? cùng với tiến trình và không thay đổi trong suốt thời gian tiến trình tồn tại. A. Thời điểm tiến trình vào trạng thái sẵn sàng (Ready). 20 B. Thời điểm khởi tạo tiến trình (New). C. Thời điểm kết thúc tiến trình (Terminated). D. Thời điểm tiến trình vào trạng thái đang chạy (Running). 34. Trong Process Control Block (PCB), các thông tin ngữ cảnh của tiến trình gồm có: A. Các giá trị thanh ghi. B. Trạng thái tiến trình. C. Thông tin quản lý bộ nhớ. D. Trạng thái tiến trình, giá trị các thanh ghi, thông tin bộ nhớ. 21 35. Khi Hệ điều hành cho CPU quay lại xử lý tiến trình, CPU cần nạp lại các thông tin trạng thái của tiến trình đó để nó tiếp tục xử lý. Những thông tin đó được nạp lại từ đâu? A. disk. B. memory. C. PCB D. Kernel. 36. Khi tiến trình kết thúc, hệ thống sẽ: A. Thu hồi lại PCB của tiến trình. B. Thu hồi lại tài nguyên của tiến trình. C. Thu hồi lại PCB và tài nguyên của tiến trình. D. Loại nó ra khỏi hàng đợi Ready Queue. 37. Đặc điểm của phương pháp liên lạc giữa các tiến trình qua vùng nhớ chia sẻ (shared memory) là gì? A. Nhanh nhất để trao đổi dữ liệu. B. Hiệu quả nhất cho các hệ phân tán. C. An toàn nhất để bảo vệ dữ liệu. D. Bảo vệ phần cứng máy tính. 38. Điều kiện để liên lạc bằng thông điệp kiểu gián tiếp giữa các tiến trình: A. Mỗi tiến trình phải có một cổng riêng. B. Các tiến trình có chung vùng nhớ. C. Các tiến trình có một cổng dùng chung. D. Các tiến trình lưu trữ chung. 39. Một tiến trình (process) có nhiều luồng (threads). Thành phần nào dưới đây là DÙNG CHUNG giữa tiến trình (Process) và các luồng (Threads) của nó? A. không gian bộ nhớ. B. con trỏ lệnh. C. các thanh ghi và ngăn xếp. D. Thanh ghi và con trỏ lệnh. 40. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG về quan hệ giữa User thread và Kernel thread? A. Phải có quan hệ ánh xạ. B. Hai luồng hoàn toàn độc lập nhau. C. Không cần có quan hệ ánh xạ. 22 D. Luồng nhân được ưu tiên xử lý trước. 41. Trong cùng một tiến trình, các luồng (thread) có thể chia sẻ cho nhau thành phần nào? A. code section B. data section C. các resources khác của OS D. code section, data section, các resources khác của OS 42. Để được CPU thực thi, các luồng người dùng (user thread) cần phải: 23 A. được ánh xạ vào một luồng nhân (kernel thread) tương ứng. B. được đưa vào hàng đợi CPU. C. được đưa vào hàng đợi công việc (Job queue). D. được gán một chỉ số thực thi luồng (thread). 24 CHƯƠNG 3: ĐIỀU PHỐI TIẾN TRÌNH (PROCESS SCHEDULING) 1. Thuật ngữ “thông lượng” của một CPU là gì? A. là số lượng tiến trình mà CPU hoàn thành trên một đơn vị thời gian B. là số dữ liệu truy xuất từ CPU đến RAM trong một đơn vị thời gian C. là số phép toán CPU thực hiện trong một đơn vị thời gian D. là số tài nguyên mà CPU sử dụng trong một đơn vị thời gian 2. Đâu KHÔNG PHẢI là vai trò của hệ điều hành trong quản lý tiến trình ? A. Tạo và hủy các tiến trình của người sử dụng và của hệ thống. B. Điều khiển bộ nhớ vật lý cho việc nạp tiến trình. C. Cung cấp các cơ chế đồng bộ tiến trình. D. Cung cấp các cơ chế giao tiếp giữa các tiến trình. 3. Đâu KHÔNG PHẢI là lý do để Hệ điều hành thực hiện điều phối tiến trình (hay định thời / lập lịch cho CPU)? A. Thực thi nhiều chương trình đồng thời để tăng hiệu suất hệ thống. B. Tại mỗi thời điểm, một CPU chỉ thực thi được một process. C. Trong các process chạy đồng thời, có những process cần ưu tiên hơn. D. Bộ nhớ RAM không đủ để chạy nhiều tiến trình cùng lúc. 4. Để thực hiện điều phối tiến trình (hay định thời / lập lịch cho CPU), các tiến trình thực thi cần phải: A. đưa các tiến trình vào hàng đợi Ready. B. đưa các tiến trình vào hàng đợi I/O C. đưa các tiến trình vào bộ nhớ phụ. D. đưa các tiến trình vào CPU. 5. Điều phối tiến trình (hay định thời / lập lịch cho CPU) của Hệ điều hành là gì? A. là việc chọn thời điểm cho CPU thực thi một process nào đó từ I/O queue B. là việc chọn thời điểm cho CPU thực thi một process nào đó từ Ready queue. C. là việc chọn thời điểm cho Hệ điều hành thực thi một process. D. là việc chọn thời điểm cho Hệ điều hành nạp Process vào bộ nhớ. 6. Bộ định thời nào dùng cho việc quyết định chọn lựa tiến trình đưa vào CPU thực thi? A. Bộ định thời CPU (CPU scheduler). B. Bộ định thời công việc (Job scheduler). C. Bộ định thời trung hạn (Medium-term scheduler). 25 D. Bộ định thời thiết bị (Device scheduler). 7. Bộ định thời nào dùng cho việc quyết định thời hạn (during) thực thi tiến trình của CPU? A. Bộ định thời CPU (CPU scheduler). B. Bộ định thời công việc (Job scheduler). C. Bộ định thời trung hạn (Medium-term scheduler). D. Bộ định thời thiết bị (Device scheduler). 8. Bộ định thời nào quyết định thời điểm chuyển một tiến trình từ bộ nhớ sang bộ nhớ phụ (kỹ 26 thuật Swapping). A. Bộ định thời CPU (CPU scheduler). B. Bộ định thời công việc (Job scheduler). C. Bộ định thời trung hạn (Medium-term scheduler). D. Bộ định thời thiết bị (Device scheduler). 9. Hệ điều hành điều phối tiến trình theo hướng vì lợi ích cho người dùng (User-oriented), tiêu chí nào KHÔNG thuộc hướng này? A. Thời gian đáp ứng (Response time) sao cho nhanh nhất. B. Thời gian quay vòng (Turnaround time) sao cho nhanh nhất. C. Thời gian chờ (Waiting time) sao cho ít nhất. D. Thông lượng (throughput) tiến trình sao cho ít nhất. 10. Hệ điều hành điều phối tiến trình theo hướng vì lợi ích của hệ thống (System-oriented), tiêu chí nào KHÔNG thuộc hướng này? A. Sử dụng CPU (processor utilization): sao cho hiệu quả nhất. B. Công bằng (fairness) nhất đối với các tiến trình. C. Thời gian chờ (Waiting time) sao cho dài nhất. D. Thông lượng (throughput) tiến trình sao cho nhiều nhất. 11. Với mỗi giải thuật điều phối tiến trình, cần phải trình bày 2 yếu tố nào? A. Selection function và Decision mode B. Response time và Turnaround time C. Selection function và Response time D. Waiting time và Throughput 12. Những chỉ số nào dưới đây KHÔNG dùng để đánh giá hiệu quả của một giải thuật điều phối tiến trình? A. thời gian đợi của tiến trình trong hệ thống. B. thời gian tiến trình được CPU phục vụ. C. thời gian hoàn thành thực thi tiến trình. D. thời gian tiến trình được nạp vào bộ nhớ. 13. Chế độ “Preemptive” trong điều phối tiến trình là gì” A. Tiến trình không trả CPU cho đến khí nó hoàn thành. B. Tiến trình trả CPU ngay khi giải thuật điều phối của Hệ điều hành yêu cầu. C. Tiến trình chiếm dụng bộ nhớ trong quá trình thi hành. 27 D. Tiến trình giải phóng bộ nhớ khi giải thuật điều phối của Hệ điều hành yêu cầu. 14. Chế độ “Non-Preemptive” trong điều phối tiến trình là gì” A. Tiến trình không trả CPU cho đến khí nó hoàn thành. B. Tiến trình trả CPU ngay khi giải thuật điều phối của Hệ điều hành yêu cầu. C. Tiến trình chiếm dụng bộ nhớ trong quá trình thi hành. D. Tiến trình giải phóng bộ nhớ khi giải thuật điều phối của Hệ điều hành yêu cầu. 15. Nguyên tắc chọn tiến trình từ hàng đợi Ready vào cho CPU thực thi của giải thuật điều 28 phối FCFS (First-Come, First-Served) là gì? A. Tiến trình Pi vào Ready queue trước sẽ được cấp CPU trước. B. Tiến trình Pi có thời gian chiếm dụng CPU ít nhất sẽ được cấp CPU trước. C. Tiến trình Pi có thời gian chiếm dụng CPU ít hơn thời gian còn lại của “process đang chạy” sẽ được cấp CPU. D. Tiến trình Pi trong Ready queue có độ ưu tiên tốt nhất sẽ được cấp CPU trước. 16. Nguyên tắc chọn tiến trình từ hàng đợi Ready vào cho CPU thực thi của giải thuật điều phối SJF (Shortest Job First) là gì? A. Tiến trình Pi vào Ready queue trước sẽ được cấp CPU trước. B. Tiến trình Pi có thời gian chiếm dụng CPU ít nhất sẽ được cấp CPU trước. C. Tiến trình Pi có thời gian chiếm dụng CPU ít hơn thời gian còn lại của “process đang chạy” sẽ được cấp CPU. D. Tiến trình Pi trong Ready queue có độ ưu tiên tốt nhất sẽ được cấp CPU trước. 17. Nguyên tắc chọn tiến trình từ hàng đợi Ready vào cho CPU thực thi của giải thuật điều phối SRTF (Shortest Remaining Time First) là gì? A. Tiến trình Pi vào Ready queue trước sẽ được cấp CPU trước. B. Tiến trình Pi có thời gian chiếm dụng CPU ít nhất sẽ được cấp CPU trước. C. Tiến trình Pi có thời gian chiếm dụng CPU ít hơn thời gian còn lại của “process đang chạy” sẽ được cấp CPU. D. Tiến trình Pi trong Ready queue có độ ưu tiên tốt nhất sẽ được cấp CPU trước. 18. Nguyên tắc chọn tiến trình từ hàng đợi Ready vào cho CPU thực thi của giải thuật điều phối Priority là gì? A. Tiến trình Pi vào Ready queue trước sẽ được cấp CPU trước. B. Tiến trình Pi có thời gian chiếm dụng CPU ít nhất sẽ được cấp CPU trước. C. Tiến trình Pi có thời gian chiếm dụng CPU ít hơn thời gian còn lại của “process đang chạy” sẽ được cấp CPU. D. Tiến trình Pi trong Ready queue có độ ưu tiên tốt nhất sẽ được cấp CPU trước. 19. Đối với giải thuật điều phối tiến trình FCFS và SJF, “thời gian chờ” và “thời gian đáp ứng” của một tiến trình là như thế nào? A. “thời gian chờ” lớn hơn “thời gian đáp ứng”. B. “thời gian chờ” nhở hơn “thời gian đáp ứng”. C. “thời gian chờ” bằng “thời gian đáp ứng”. 29 D. “thời gian chờ” và “thời gian đáp ứng” có sự khác biệt giữa FCFS và SJF. 20. Cho ba tiến trình P1, P2, P3 với Burst time tương ứng là: 24,3,3. Cho biết “thời gian chờ” của tiến trình P2 theo giải thuật điều phối tiến trình FCFS: A. 0 B. 24 C. 27 D. 30 21. Cho ba tiến trình P1, P2, P3 với Burst time tương ứng là: 24,3,3. Cho biết “thời gian chờ” 30 của tiến trình P3 theo giải thuật điều phối tiến trình FCFS: A. 0 B. 24 C. 27 D. 30 22. Cho ba tiến trình P1, P2, P3 với các Burst time tương ứng là: 24,3,3. Xác định “thời gian chờ trung bình” theo giải thuật điều phối tiến trình FCFS: A. 3 B. 24 C. 17 D. 30 23. Cho ba tiến trình P1, P2, P3 với Burst time tương ứng là: 24,3,3. Cho biết “thời gian đáp ứng” của tiến trình P3 theo giải thuật điều phối tiến trình FCFS: A. 0 B. 24 C. 27 D. 30 24. Cho ba tiến trình P1, P2, P3 với Burst time tương ứng là: 24,3,4. Cho biết “thời gian chờ” của tiến trình P1 theo giải thuật điều phối tiến trình SJF: A. 0 B. 24 C. 27 D. 7 25. Cho ba tiến trình P1, P2, P3 với Burst time tương ứng là: 24,3,4. Cho biết “thời gian chờ” của tiến trình P2 theo giải thuật điều phối tiến trình SJF: A. 0 B. 24 C. 27 D. 7 26. Cho ba tiến trình P1, P2, P3 với Burst time tương ứng là: 24,3,4. Cho biết “thời gian chờ” của tiến trình P3 theo giải thuật điều phối tiến trình SJF: A. 3 31 B. 24 C. 27 D. 6 27. Cho ba tiến trình P1, P2, P3 với các Burst time tương ứng là: 24,3,3. Xác định “thời gian chờ trung bình” theo giải thuật điều phối tiến trình SJF: A. 6 B. 10 32 C. 17 D. 3 28. Bảng dưới thể hiện danh sách các tiến trình trong hàng đợi. Hãy cho biết trình tự CPU thực thi tiến trình theo giải thuật điều phối SJF (Shortest Job First): A. P3 > P2 > P4 > P1 B. P1 > P3 > P2 > P4 C. P3 > P2 > P1 > P4 D. P1 > P2 > P3 > P4 29. Bảng dưới thể hiện danh sách các tiến trình trong hàng đợi. Hãy cho biết trình tự CPU thực thi tiến trình theo giải thuật điều phối SRTF (Shortest Remaining Time First): A. P3 > P2 > P4 > P1 B. P1 > P3 > P2 > P4 > P4 > P1 C. P3 > P2 > P1 > P4 D. P1 > P2 > P3 > P2 > P4 > P1 30. Bảng dưới thể hiện danh sách các tiến trình trong hàng đợi. Hãy cho biết “thời gian chờ” của tiến trình P3 theo giải thuật điều phối SJF (Shortest Job First): A. 0 33 B. 7 C. 11 D. 12 31. Bảng dưới thể hiện danh sách các tiến trình trong hàng đợi. Hãy cho biết “thời gian đáp ứng” của tiến trình P2 theo giải thuật điều phối SRTF (Shortest Remaining Time First): 34 A. 0 B. 7 C. 11 D. 9 32. Bảng dưới thể hiện danh sách các tiến trình trong hàng đợi. Hãy cho biết “thời gian chờ” của tiến trình P2 theo giải thuật điều phối SRTF (Shortest Remaining Time First): A. 0 B. 7 C. 11 D. 1 33. Bảng dưới thể hiện danh sách các tiến trình trong hàng đợi. Hãy cho biết “thời gian chờ” của tiến trình P3 theo giải thuật điều phối SRTF (Shortest Remaining Time First): A. 0 B. 7 C. 11 D. 12 34. Giải thuật điều phối tiến trình nào sau đây có sử dụng kỹ thuật Swapping? A. Đến trước phục vụ trước (FIFO). 35 B. Round-robin và độ ưu tiên. C. Công việc ngắn định thời trước (SJF). D. Không dùng giải thuật. 35. Trong giải thuật điều phối tiến trình “Round Robin”, CPU thực thi các tiến trình trong hàng đợi Ready theo thứ tự nào? A. Từ đầu Queue đến cuối Queue. 36 B. Từ cuối Queue lên đầu Queue. C. Xoay vòng lần lượt sau một thời gian xác định (quantum time) D. Xoay vòng khi thực thi hoàn thành cho một tiến trình. 36. Trong giải thuật điều phối tiến trình “Round Robin”, khi CPU thực thi tiến trình hết quantum time thì: A. Tiến trình sẽ được cấp tiếp một quantum time mới. B. Tiến trình sẽ đưa về cuối Hàng đợi Ready. C. Tiến trình sẽ đưa về đầu hàng đợi công việc (Job queue). D. Tiến trình sẽ đưa vào bộ nhớ phụ. 37. Trong giải thuật điều phối tiến trình “Round Robin”, ngoài sự kiện hết quantum time, hệ điều hành thu hồi CPU của tiến trình khi nào? A. Khi tiến trình có độ ưu tiên thấp hơn tiến trình kế tiếp. B. Khi tiến trình có thời gian thực thi dài hơn quantum time. C. Khi tiến trình vào trạng thái Blocked hoặc tiến trình kết thúc. D. Khi tiến trình có độ ưu tiên lớn. 38. Trong giải thuật điều phối tiến trình “Preemptive Priority” (độ ưu tiên – cho phép trưng dụng), hệ điều hành thu hồi CPU khi tiến trình: A. có độ ưu tiên thấp hơn tiến trình mới đưa vào. B. có thời gian thực thi dài hơn quantum time. C. bị chặn hoặc kết thúc trước khi hết quantum time. D. Có thời gian thực thi ngắn. 39. Đối với những tiến trình có Burst time nhỏ, giải thuật điều phối tiến trình nào dưới đây cho thời gian chờ thấp nhất? A. First-Come, First-Served Scheduling B. Shortest-Job-First Scheduling C. Priority-scheduling D. Multilevel queue-scheduling 40. Đối với những tiến trình có Burst time nhỏ, giải thuật điều phối tiến trình SJF (Shortest Job First) có ưu điểm nào? A. Định thời đơn giản nhất. B. Không cần biết trước thời gian chạy công việc. C. Thời gian chờ đợi trung bình nhỏ nhất. 37 D. Định thời tương đối phức tạp. 41. Với các hệ điều hành sử dụng luồng nhân (kernel threads) và luồng người dùng (User thread), giải thuật điều phối CPU áp dụng cho loại thread nào? A. user threads. B. kernel threads. C. kernel threads và user threads. D. Tùy theo người sử dụng. 42. Với hệ điều hành dùng mô hình ánh xạ Many-to-One và Many-to-Many, thư viện luồng 38 (thread library) có vai trò gì? A. Tra cứu danh mục các luồng (thread). B. Định thời cho luồng nhân (kernel threads). C. Định thời cho luồng người dùng (user threads). D. Định thời cho luồng nhân (kernel threads) và người dùng (user threads). 43. Trong các mô hình ánh xạ user thread vào kernel thread, mô hình nào chỉ xảy ra tranh chấp CPU tại các kernel threads? A. Mô hình One-to-Many. B. Mô hình One-to-One. C. Mô hình Many-to-Many. D. Mô hình Many-to-One. 44. Một Hệ điều hành chia hàng đợi Ready thành 2 hàng đợi con: - Foreground queue: chứa các process hiển thị trên màn hình. - Background queue: chứa các process chạy nền hoặc dạng Service. Hệ điều hành trên sẽ chọn giải thuật điều phối đa hàng đợi (Multilevel Queue Scheduling) nào cho hợp lý? A. Fixed priority scheduling. B. Priority scheduling. C. Time slice scheduling. D. Round Robin scheduling. 45. Một Hệ điều hành chia hàng đợi Ready thành nhiều hàng đợi con. Mỗi hàng đợi con dùng chứa những process có quan hệ chung. Hệ điều hành trên sẽ chọn giải thuật điều phối đa hàng đợi (Multilevel Queue Scheduling) nào cho hợp lý? A. Fixed priority scheduling. B. Priority scheduling. C. Time slice scheduling. D. Round Robin scheduling. 46. Trong giải thuật định thời “ đa bộ xử lý không đối xứng” (Asymmetric multiprocessing), có bao nhiêu bộ xử lý tham gia định thời và xử lý nhập/xuất? A. Một bộ xử lý. B. Hai bộ xử lý. C. Bốn bộ xử lý. 39 D. Tất cả các bộ xử lý của hệ thống. 47. Trong giải thuật định thời “đa bộ xử lý đối xứng” (Symmetric multiprocessing), có bao nhiêu bộ xử lý tham gia định thời cho tiến trình? A. Một bộ xử lý. B. Hai bộ xử lý. C. Bốn bộ xử lý. D. Mỗi bộ xử lý tự định thời cho mình. 48. Trong phương pháp định thời “đa bộ xử lý đối xứng”, có thể có các loại hàng đợi Ready 40 nào? A. Hàng đợi chung cho tất cả bộ xử lý. B. Hàng đợi riêng của mỗi bộ xử lý. C. Có cả hàng đợi chung và các hàng đợi riêng. D. Không có hàng đợi. 49. Những nguyên tắc nào được sử dụng khi điều phối tiến trình cho hệ thống đa bộ xử lý? A. Nguyên tắc Một bộ xử lý; nguyên tắc Cân bằng tải. B. Nguyên tắc Chia sẻ thời gian; nguyên tắc FIFO. C. Nguyên tắc Độ ưu tiên. D. Nguyên tắc Chia sẻ thời gian thực. 50. Khi điều phối tiến trình cho hệ thống đa bộ xử lý, phương pháp nào dưới đây được thực hiện để đảm bảo cân bằng tải (Load Balance) cho các CPU? A. Push migration (đẩy công việc ra khỏi CPU). B. Pull migration (lấy công việc vào CPU). C. Push migration và Pull migration. D. So sánh và điều chỉnh tải. 41 CHƯƠNG 4: TẮC NGHẼN (DEADLOCK) 1. Deadlock là gì: A. là hiện tượng một tiến trình luôn trong trạng thái chờ B. là hiện tượng một tiến trình bị dừng khi đang hoạt động bình thường C. là hiện tượng hệ điều hành tự động tắt máy tính D. là hiện tượng các chương trình không cho phép người dùng truy cập vào tài nguyên máy tính 2. Nguyên nhân nào dưới đây có thể gây ra hiện tượng Deadlock (tắc nghẽn)? A. Hệ thống bị thiếu bộ nhớ. B. Nhiều tiến trình chờ một tài nguyên. C. Tiến trình chờ tài nguyên lâu vô tận. D. Số tài nguyên nhỏ hơn số tiến trình. 3. Các bước mà một tiến trình thực hiện để sử dụng tài nguyên: A. Yêu cầu, sử dụng, giải phóng B. Tìm kiếm, yêu cầu, sử dụng, giải phóng C. Sử dụng, chuyển tiếp, giải phóng D. Sử dụng, giải phóng 4. Trong đồ thị cấp tài nguyên RAG các cạnh biểu thị mối tương quan giữa tiến trình (P) và tài nguyên (R). Hãy cho biết RAG có những loại cạnh nào? A. Cạnh yêu cầu và cạnh độc lập. B. Cạnh yêu cầu và cạnh đã cấp phát. C. Cạnh lấy và cạnh trả lại. D. Cạnh đòi hỏi và cạnh trả lại. 5. Cạnh yêu cầu trong đồ thị cấp tài nguyên có dạng: A. nét liền từ tiến trình tới tài nguyên. B. nét đứt đoạn từ tài nguyên tới tiến trình. C. nét liền từ tài nguyên tới tiến trình. D. nét đứt đoạn từ tiến trình tới tài nguyên. 6. Cho biết ý nghĩa nào đúng cho đồ thị cấp tài nguyên RAG biểu thị như hình vẽ: A. Tiến trình P1 yêu cầu tài nguyên R1. 42 B. Tài nguyên R1 đã cấp phát cho tiến trình P1. C. Tiến trình P1 được chuyển vào tài nguyên R1. D. Tiến trình P1 gởi thông báo cho tài nguyên R1. 7. Cho biết ý nghĩa nào đúng cho đồ thị cấp tài nguyên RAG biểu thị như hình vẽ: 43 A. Tiến trình P1 yêu cầu tài nguyên R1. B. Tài nguyên R1 đã cấp phát cho tiến trình P1. C. Tiến trình P1 được chuyển vào tài nguyên R1. D. Tiến trình P1 gởi thông báo cho tài nguyên R1. 8. Cho biết đồ thị cấp tài nguyên RAG như hình vẽ dưới đây biểu thị cho trường hợp nào? A. Loại trừ hỗ tương. B. Giữ và chờ. C. Không cho trưng dụng tài nguyên. D. Tồn tại chu trình. 9. Cho biết đồ thị cấp tài nguyên RAG như hình vẽ dưới đây biểu thị cho trường hợp nào? A. Loại trừ hỗ tương. B. Giữ và chờ. C. Không cho trưng dụng tài nguyên. D. Tồn tại chu trình. 10. Cho biết đồ thị cấp tài nguyên RAG như hình vẽ dưới đây biểu thị cho trường hợp nào? A. Loại trừ hỗ tương. B. Giữ và chờ. C. Không cho trưng dụng tài nguyên. D. Tồn tại chu trình. 11. Trong quá thực thi tiến trình, những trường hợp nào là điều kiện xảy ra Deadlock: A. Loại trừ hỗ tương & Giữ và chờ cấp thêm tài nguyên B. Giữ và chờ cấp thêm tài nguyên & Không cho trưng dụng tài nguyên. C. Loại trừ hỗ tương & Tồn tại chu trình trong đồ thị cấp phát tài nguyên D. Loại trừ hỗ tương & Giữ và chờ cấp thêm tài nguyên & Tồn tại chu trình trong đồ thị cấp 44 phát tài nguyên & Không cho trưng dụng tài nguyên. 12. Các trường hợp sau có thể diễn ra trong quá thực thi tiến trình: (1) Loại trừ tương hỗ, (2) Giữ và chờ cấp thêm tài nguyên, (3) Không cho trưng dụng tài nguyên, 45 (4) Đợi xoay vòng. Khả năng xảy ra Deadlock (tắc nghẽn) hệ thống do những trường hợp nào gây ra? A. Trường hợp (1) và (2). B. Trường hợp (1), (2) và (3). C. Trường hợp (1) và (4). D. Tất cả 4 trường hợp trên. 13. Nếu đồ thị cấp phát tài nguyên RAG không chứa chu trình thì hệ thống: A. chắc chắn không xảy ra Deadlock (tắc nghẽn). B. chắc chắn xảy ra Deadlock (tắc nghẽn). B. có thể xảy ra Deadlock (tắc nghẽn). D. có thể không xảy ra Deadlock (tắc nghẽn). 14. Tại thời điểm t, hệ thống có đồ thị cấp phát tài nguyên RAG như hình dưới. Hãy chọn đánh giá đúng: A. chắc chắn không xảy ra Deadlock (tắc nghẽn). B. chắc chắn xảy ra Deadlock (tắc nghẽn). C. sẽ xảy ra Deadlock nếu P1 không trả tài nguyên R2. D. sẽ xảy ra Deadlock nếu P2 không trả tài nguyên R1. 15. Tại thời điểm t, hệ thống có đồ thị cấp phát tài nguyên RAG như hình dưới. Hãy chọn đánh giá đúng: 46 47 A. không xảy ra Deadlock (tắc nghẽn). B. chắc chắn xảy ra Deadlock (tắc nghẽn). C. sẽ xảy ra Deadlock nếu P1 không trả tài nguyên R2. D. sẽ xảy ra Deadlock nếu P2 không trả tài nguyên R1. 16. Tại thời điểm t, hệ thống có đồ thị cấp phát tài nguyên RAG như hình dưới (P3 yêu cầu instance phía dưới của R2). Hãy chọn đánh giá đúng: A. chắc chắn không xảy ra Deadlock (tắc nghẽn). B. chắc chắn xảy ra Deadlock (tắc nghẽn). C. sẽ xảy ra Deadlock nếu P4 không trả instance trong R2. D. không xảy ra Deadlock nếu P2 không trả tài nguyên R1. 17. Trong hệ thống tài nguyên có nhiều thực thể (instance), nếu đồ thị cấp phát tài nguyên RAG chứa chu trình thì hệ thống sẽ thế nào? A. chắc chắn không xảy ra Deadlock (tắc nghẽn). B. có thể có hoặc không xảy ra Deadlock (tắc nghẽn). C. chắc chắn xảy ra Deadlock (tắc nghẽn). D. Deadlock (tắc nghẽn) ngay lập tức. 18. Hệ điều hành KHÔNG dùng phương pháp nào dưới đây cho việc giải quyết Deadlock? A. Phương pháp Ngăn chặn (preventing) B. Phương pháp Phòng tránh (avoiding) C. Phương pháp Phát hiện và Khôi phục D. Phương pháp Định thời (Scheduling) 19. Các trường hợp sau có thể diễn ra trong quá thực thi tiến trình: (1) Loại trừ tương hỗ, (2) Giữ và chờ cấp thêm tài nguyên, 48 (3) Không cho trưng dụng tài nguyên, (4) Đợi xoay vòng. Để NGĂN CHẶN Deadlock, Hệ điều hành cần phải ngăn chặn không cho xảy ra trường hợp nào? A. Ngăn chặn trường hợp (1) và (3). B. Ngăn chặn trường hợp (2) và (4). C. Ngăn chặn 1 trong 4 trường hợp. 49 D. Ngăn chặn cả 4 trường hợp. 20. Hệ điều hành ngăn chặn deadlock bằng cách đặt ra quy định: “Nếu tiến trình đang giữ tài nguyên thì phải hoàn trả trước khi yêu cầu tài nguyên khác”. Quy định này là: A. Ngăn chặn điều kiện “loại trừ tương hỗ” (Mutual exclusion) B. Ngăn chặn điều kiện “giữ và chờ tài nguyên” (Hold and Wait) C. Ngăn chặn điều kiện “không trưng dụng” (Non-preemption) D. Ngăn chặn điều kiện “chờ xoay vòng” (Circular wait) 21. Hệ điều hành ngăn chặn deadlock bằng cách đặt ra quy định: - Nếu: tiến trình A đang giữ tài nguyên R1 và A yêu cầu thêm tài nguyên R2 thì: - Thu hồi mọi tài nguyên R1 mà A đang giữ. - Cấp lại tài nguyên R1 và R2 cho A nếu cả 2 tài nguyên này không có tranh chấp. Quy định này là: A. Ngăn chặn điều kiện “loại trừ tương hỗ” (Mutual exclusion) B. Ngăn chặn điều kiện “giữ và chờ tài nguyên” (Hold and Wait) C. Ngăn chặn điều kiện “không trưng dụng” (Non-preemption) D. Ngăn chặn điều kiện “chờ xoay vòng” (Circular wait) 22. Hệ điều hành ngăn chặn deadlock bằng cách đặt ra quy định: - Nếu: tiến trình P đang giữ các tài nguyên Ri và P yêu cầu thêm tài nguyên Rj, thì: - P phải trả lại các tài nguyên Ri với thứ tự (i > j) Quy định này là: A. Ngăn chặn điều kiện “loại trừ tương hỗ” (Mutual exclusion) B. Ngăn chặn điều kiện “giữ và chờ tài nguyên” (Hold and Wait) C. Ngăn chặn điều kiện “không trưng dụng” (Non-preemption) D. Ngăn chặn điều kiện “chờ xoay vòng” (Circular wait) 23. Nếu Hệ điều hành đặt số thứ tự cho mỗi tài nguyên; đồng thời quy định tiến trình chỉ được yêu cầu tài nguyên theo thứ tự tăng lên. Quy định này ngăn chặn trường hợp nào? A. Điều kiện Loại trừ. B. Điều kiện Đợi xoay vòng. C. Điều kiện Giữ và chờ cấp thêm tài nguyên. D. chờ cấp thêm tài nguyên. 50 24. Một hệ thống điều phối tiến trình sao cho chuỗi thứ tự tiến trình được cấp phát tài nguyên đạt trạng thái an toàn (safe) thì sẽ đảm bảo được điều gì? A. tránh được Deadlock (tắc nghẽn). B. cấp vừa hết các tài nguyên. C. không xảy ra “Đợi xoay vòng”. D. cấp được nhiều tài nguyên nhất. 25. Chuỗi thứ tự tiến trình được cấp phát tài nguyên được cho là an toàn (safe) nếu: với mỗi tiến trình Pi, các tài nguyên mà Pi yêu cầu được thoả mãn bởi số tài nguyên sẵn có (+) số tài nguyên được giữ bởi tất cả tiến trình Pj. Hãy cho biết phát biểu nào đúng? 51 A. Pj cũng là tiên trình Pi trong chuỗi. B. Pj là tiên trình bất kỳ trong chuỗi. C. Tiến trình Pj < Pi trong chuỗi. D. Tiến trình Pj > Pi trong chuỗi. 26. Các giải thuật tránh Deadlock dựa trên ý tưởng nào? A. Luôn kiểm tra đồ thị có chu trình không. B. Luôn giữ chuỗi thứ tự tiến trình được cấp phát tài nguyên ở trạng thái an toàn. C. Luôn cấp tài nguyên ít nhất có thể. D. cấp tài nguyên nhiều nhất có thể. 27. Để tránh Deadlock, trường hợp nào sau đây hệ thống không cấp tài nguyên cho tiến trình mà bắt phải chờ tới khi giải phóng thêm tài nguyên, dù tài nguyên đang sẵn có: A. Khi dẫn tới đồ thị tài nguyên có chu trình. B. Khi số tài nguyên chỉ còn vừa đủ để cấp. C. Khi số tiến trình đợi nhiều hơn số tài nguyên. D. Khi chuỗi thứ tự tiến trình sẻ bị chuyển sang không an toàn (unsafe). 28. Đồ thị chờ tài nguyên (Wait for Graph) được phát triển từ là đồ thị cấp phát tài nguyên (Resource allocation graph – RAG) với điều chỉnh nào? A. bỏ đi các đỉnh biểu diễn tài nguyên. B. bỏ đi các đỉnh biểu diễn tiến trình. C. bỏ đi các cạnh yêu cầu và các cạnh cấp phát. D. bỏ đi các cạnh cấp phát và các cạnh đòi hỏi. 29. Phương pháp tránh Deadlock bằng cách sử dụng đồ thị chờ tài nguyên (Wait for Graph) được sử dụng trong trường hợp hệ thống có loại tài nguyên nào? A. Tài nguyên có nhiều thực thể. B. Tài nguyên có một thực thể. C. Tài nguyên không có thực thể. D. Tài nguyên có một hoặc nhiều thực thể. 30. Giả sử, hệ thống có 12 tài nguyên. Có 3 tiến trình A, B, C đang chạy. Tại thời điểm, trạng 52 thái sử dung tài nguyên các tiến trình như sau: Hãy chọn phát biểu ĐÚNG khi đánh giá an toàn cho chuỗi tiến trình nếu cho tiến trình C thực thi trước? A. Sẽ là an toàn (safe) vì C đang cần thêm tài nguyên nhiều nhất B. Sẽ là an toàn (safe) vì C đang giữ tài nguyên ít hơn số tài nguyên sẵn có. C. Sẽ là không an toàn (unsafe) vì số tài nguyên C cần thêm lớn hơn số tài nguyên sẵn có. D. Sẽ là không an toàn (unsafe) vì số tài nguyên C cần tối đa lớn hơn số tài nguyên sẵn có 31. Giả sử, hệ thống có 12 tài nguyên. Có 3 tiến trình A, B, C đang chạy. Tại thời điểm, trạng 53 thái sử dung tài nguyên các tiến trình như sau: Hãy chọn phát biểu ĐÚNG khi đánh giá an toàn cho chuỗi tiến trình nếu cho tiến trình B thực thi trước? A. Sẽ là an toàn (safe) vì số tài nguyên B cần thêm ít hơn số tài nguyên sẵn có. B. Sẽ là an toàn (safe) vì B đang giữ tài nguyên ít hơn số tài nguyên sẵn có. C. Sẽ là không an toàn (unsafe) số tài nguyên B cần tối đa là ít nhất. D. Sẽ là không an toàn (unsafe) số tài nguyên B cần tối đa lớn hơn số tài nguyên sẵn có. 32. Giả sử, hệ thống có 12 tài nguyên. Có 3 tiến trình A, B, C đang chạy. Tại thời điểm, trạng thái sử dung tài nguyên các tiến trình như sau: Hãy chọn phát biểu ĐÚNG khi đánh giá an toàn cho chuỗi tiến trình nếu cho tiến trình B thực thi trước sau đó đến tiến trình A? A. Sẽ là an toàn (safe) vì số tài nguyên A cần thêm lớn hơn số tài nguyên sẵn có. B. Sẽ là an toàn (safe) vì số tài nguyên A cần thêm ít hơn (số sẵn + số B đang giữ). C. Sẽ là không an toàn (unsafe) số tài nguyên A cần tối đa là lớn nhất. D. Sẽ là không an toàn (unsafe) số tài nguyên A ít hơn số cần thêm của B. 33. Giả sử, hệ thống có 12 tài nguyên. Có 3 tiến trình A, B, C đang chạy. Tại thời điểm, trạng thái sử dung tài nguyên các tiến trình như sau: Hãy cho biết, chuỗi thực thi tiến trình nào dưới đây là an toàn (safe)? A. Chuỗi thứ tự tiến trình: A > B > C 54 B. Chuỗi thứ tự tiến trình: A > C > B C. Chuỗi thứ tự tiến trình: B > A > C D. Chuỗi thứ tự tiến trình: B > C > A 34. Xem ảnh 2 loại đồ thị dưới đây và chọn phát biểu đúng. 55 A. (a) là đồ thị cấp phát tài nguyên; (b) là đồ thị chờ tài nguyên. B. (a) là đồ thị chờ tài nguyên; (b) là đồ thị cấp phát tài nguyên. C. (a) là đồ thị cấp phát tài nguyên; (b) là đồ thị chuỗi thứ tự tiến trình. D. (a) là đồ thị chờ tài nguyên; (b) là đồ thị chuỗi thứ tự tiến trình. 35. Sau khi phát hiện Deadlock, Hệ điều hành dùng nhiều phương pháp để tự phá deadlock. Phương pháp nào dưới đây là KHÔNG ĐÚNG? A. Chấm dứt tiến trinh có tham gia vào Deadlock. B. Thu hồi tài nguyên của tiến trình tham gia vào Deadlock. C. Rollback (quay lại từ đầu) cho tiến trình tham gia vào Deadlock D. Dùng Task Manager để Kill tiến trình tham gia vào Deadlock. 36. Trong trường hợp hệ thống dùng loại tài nguyên có một thực thể, giải thuật nào sau đây để phát hiện Deadlock? A. Giải thuật chạy lại tiến trình (Rollback). B. Giải thuật đồ thị cấp phát tài nguyên (Resource allocation graph). C. Giải thuật đồ thị chờ tài nguyên (Wait for Graph). D. Giải thuật nhà băng (Banker). 37. Trong trường hợp hệ thống dùng loại tài nguyên có nhiều thực thể, giải thuật nào sau đây để phát hiện Deadlock? A. Giải thuật chạy lại tiến trình (Rollback). B. Giải thuật đồ thị cấp phát tài nguyên (Resource allocation graph). C. Giải thuật đồ thị chờ tài nguyên (Wait for Graph). D. Giải thuật nhà băng (Banker). 38. Hệ điều hành sử dụng thuật toán phá hủy “chu trình chò” (Circular wait) của đồ thị cấp phát tài nguyên RAG. Giải thuật này nhằm giải quyết Deadlock theo phương pháp nào? 56 A. Phương pháp Ngăn chặn (preventing) B. Phương pháp Phòng tránh (avoiding) C. Phương pháp Phát hiện và Khôi phục D. Phương pháp Bỏ qua Deadlock. 39. Phương pháp giải quyết Deadlock nào mà Hệ điều hành sử dụng giải thuật “Đồ thị chờ” (Wait for Graph)? A. Phương pháp Ngăn chặn (preventing) 57 B. Phương pháp Phòng tránh (avoiding) C. Phương pháp Phát hiện và Khôi phục D. Phương pháp Bỏ qua Deadlock. 40. Phương pháp giải quyết Deadlock nào mà Hệ điều hành sử dụng việc đánh giá tính an toàn của chuỗi tiến trình là “safe” hay “unsafe”? A. Phương pháp Ngăn chặn (preventing) B. Phương pháp Phòng tránh (avoiding) C. Phương pháp Phát hiện và Khôi phục D. Phương pháp Bỏ qua Deadlock. 58 CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ BỘ NHỚ (MEMORY MANAGEMENT) 1. Để quản lý không gian bộ nhớ cấp phát cho tiến trình, hệ điều hành sử dụng 2 thanh ghi nào? A. Base register & Limit register B. Address register & Base register C. Start register & Limit register D. Address register & Full register 2. Một hệ thống có: kernel Hệ điều hành = 4MB, chương trình P1 = 3MB, chương trình P1 = 6MB, bộ nhớ vật lý = 12MB. Hãy cho biết không gian bộ nhớ vật lý tối đa có thể cấp cho chương trình là bao nhiêu? A. 12 MB B. 8 MB C. 6 MB D. 4 MB 3. Để quản lý bộ nhớ, Hệ điều hành cần sự hỗ trợ từ thiết bị phần cứng nào? A. CPU (Center Processing Unit) và RAM (Random Access Memory) B. CPU (Center Processing Unit) và HDD (Hard Disk Drive) C. CPU (Center Processing Unit) và MMU (Memory Management Unit) D. MMU (Memory Management Unit) và RAM (Random Access Memory) 4. Khái niệm “không gian địa chỉ vật lý” (Physical address) là gì? A. là vùng địa chỉ trỏ đến toàn bộ các Bytes trên bộ nhớ vật lý. B. là vùng địa chỉ trỏ đến toàn bộ các Bytes trong vùng nhớ cấp cho process. C. là vùng địa chỉ trỏ đến toàn bộ các Bytes trên đĩa cứng vật lý. D. là vùng địa chỉ trỏ đến toàn bộ các Bytes trên bộ nhớ ảo. 5. Khái niệm “không gian địa chỉ luận lý” (Logical address) là gì? A. là vùng địa chỉ trỏ đến toàn bộ các Bytes trên bộ nhớ vật lý. B. là vùng địa chỉ trỏ đến toàn bộ các Bytes trong vùng nhớ cấp cho process. C. là vùng địa chỉ trỏ đến toàn bộ các Bytes trên đĩa cứng cấp cho process. D. là vùng địa chỉ trỏ đến toàn bộ các Bytes trên bộ nhớ ảo. 6. Người dùng sử dụng một ngôn ngữ lập trình để viết (code) một phần mềm. Để có thể thực thi, anh ta tiến hành biên dịch (Compile) phần mềm đó. Không gian địa chỉ của phần mềm sau khi được chuyển đổi bởi trình biên dịch thuộc loại nào? 59 A. Symbolic address. B. Relocatable address C. Physical address D. Logical address. 7. Một chương trình sau khi được biên dịch (Compile), bộ nạp (Loader) tiến hành nạp chương trình đó vào bộ nhớ. Không gian địa chỉ do Loader chuyển đổi từ chương trình dịch thuộc loại nào? 60 A. Symbolic address. B. Relocatable address C. Physical address D. Logical address. 8. Để nạp một lệnh và dữ liệu của một tiến trình đang chạy trong bộ nhớ, CPU sẽ sử dụng loại địa chỉ nào? A. Địa chỉ danh biểu. B. Địa chỉ ảo. C. Địa chỉ luận lý. D. Địa chỉ vật lý. 9. Trong quá trình viết (code) một phần mềm, người lập trình sử dụng nhiều không gian địa chỉ cho lệnh và dữ liệu. Những không gian địa chỉ này sẽ được chuyển đổi thành “địa chỉ tái định vị” vào thời điểm nào? A. Thời gian biên dịch chương trình B. Thời gian nạp chương trình C. Thời gian thực thi chương trình D. Biên dịch, nạp và thực thi chương trình 10. Tại thời điểm biên dịch (Compile), nếu biết trước địa chỉ bộ nhớ vật lý được cấp cho tiến trình thì Compiler có thể liên kết địa chỉ như thế nào? A. biên dịch ngay “Relocatable address” thành “Physical address”. B. biên dịch ngay “Physical address” thành “Relocatable address”. C. biên dịch ngay “Symbolic address” thành “Relocatable address”. D. biên dịch ngay “Symbolic address” thành “Physical address”. 11. Một tiến trình được Hệ điều hành cấp 1 không gian bộ nhớ vật lý, giới hạn bởi “Based address” và “limit address”. Khi nạp chương trình vào bộ nhớ, bộ Loader phải chuyển đổi không gian chương trình thành địa chỉ vật lý bằng cách nào? A. sử dụng “Based address” (+) “Physical address” B. sử dụng “Based address” (+) “Relocatable address” C. sử dụng “Limit address” (+) “Physical address” D. sử dụng “Limit address” (+) “Relocatable address” 12. Tại thời điểm thực thi tiến trình, một process có thể được di chuyển từ vùng nhớ này sang vùng nhớ khác. Việc chuyển đổi không gian địa chỉ này được thực hiện bằng cách nào? 61 A. dùng bộ quản lý bộ nhớ MMU B. dùng kỹ thuật phân trang (Paging). C. dùng kỹ thuật phân đoạn (Segmentation) D. dùng cả 3 loại trên. 13. Tại thời điểm thực thi, việc ánh xạ địa chỉ để di chuyển tiến trình giữa không gian bộ nhớ vật lý (physical memory) và không gian bộ nhớ ảo (virtual memory) được thực hiện bởi: A. Trình biên dịch. B. Bộ nạp. 62 C. Bộ quản lý bộ nhớ MMU. D. Trình soạn thảo liên kết. 14. Bộ nhớ ảo (Virtual Memory) sử dụng thiết bị nào để lưu trữ các phần của tiến trình? A. bộ nhớ RAM. B. bộ nhớ phụ. C. các thanh ghi CPU. D. bộ nhớ ROM. 15. Nhằm tối ưu sử dụng bộ nhớ, Hệ điều hành biên dịch sẵn các hàm, thủ tục… thành các External module dùng chung cho nhiều tiến trình khác nhau. Tên gọi của kỹ thuật này là gì? A. Static linking B. Dynamic linking C. Overlay D. Swapping 16. Nhằm tối ưu sử dụng bộ nhớ, Hệ điều hành chỉ giữ lại trong bộ nhớ những lệnh / dữ liệu cần dùng của tiến trình, không nạp vào bộ nhớ lệnh / dữ liệu chưa đến lượt xử lý. Tên gọi của kỹ thuật này là gì? A. Static linking B. Dynamic linking C. Overlay D. Swapping 17. Nhằm tối ưu sử dụng bộ nhớ, Hệ điều hành đưa một phần tiến trình ra khỏi bộ nhớ chính, lưu tạm trên ổ cứng. Khi tiến trình thì nạp vào. Tên gọi của kỹ thuật này là gì? A. Static linking B. Dynamic linking C. Overlay D. Swapping 18. Trong quản lý bộ nhớ, cơ chế phủ lấp (overlay) thực hiện nhằm mục đích nào? A. Cấp phát bộ nhớ có dung lượng nhỏ hơn so với dung lượng tiến trình. B. Ánh xạ tại thời điểm thực thi từ địa chỉ ảo tới địa chỉ vật lý C. Chương trình chính được nạp vào bộ nhớ và được thực thi D. Nạp các chương trình vào vùng nhớ có địa chỉ vật lý 63 19. Kỹ thuật Swapping tiến trình là việc hoán chuyển các phần của tiến trình giữa 2 thiết bị nào? A. Bộ nhớ chính và bộ nhớ đệm cache. B. Bộ nhớ đệm và đĩa cứng. C. Bộ nhớ chính và vùng lưu trữ phụ. D. Bộ nhớ chính và đĩa cứng. 20. Kỹ thuật Swapping tiến trình giải quyết được vần đề nào? vấn đề tổng không gian tiến 64 trình: A. tổng không gian tiến trình lớn hơn tổng bộ nhớ vật lý. B. tổng không gian tiến trình nhỏ hơn tổng bộ nhớ vật lý. C. tổng không gian tiến trình lớn hơn các thanh ghi CPU. D. tổng không gian tiến trình lớn hơn bộ nhớ đệm cache. 21. Hiện tượng bộ nhớ có những vùng trống rời rạc, không chứa tiến trình nào được gọi là gì? A. Bộ nhớ phân tán. B. Bộ nhớ không liên tục. C. Phân mảnh nội. D. Phân mảnh ngoại. 22. Hiện tượng bộ nhớ có những vùng trống bên trong không gian đã cấp cho tiến trình được gọi là gì? A. Bộ nhớ phân tán. B. Bộ nhớ không liên tục. C. Phân mảnh nội. D. Phân mảnh ngoại. 23. Hình dưới mô tả một bộ nhớ đã được cấp phát cho các tiến trình. Hãy cho biết đó là kỹ thuật cấp phát bộ nhớ nào? A. Kỹ thuật chia khối nhớ cố định (fixed partitioning) B. Kỹ thuật chia khối nhớ động (dynamic partitioning) C. Kỹ thuật phân trang (Paging) D. Kỹ thuật phân đoạn (Segmentation) 24. Hình dưới mô tả một bộ nhớ đã được cấp phát cho các tiến trình. Hãy cho biết đó là kỹ thuật cấp phát bộ nhớ nào? A. Kỹ thuật chia khối nhớ cố định (fixed partitioning) B. Kỹ thuật chia khối nhớ động (dynamic partitioning) C. Kỹ thuật phân trang (Paging) 65 D. Kỹ thuật phân đoạn (Segmentation) 25. Hình dưới mô tả một bộ nhớ đã được cấp phát cho các tiến trình. Địa chỉ truy cập bộ nhớ vật lý của mỗi tiến trình có dạng (p,d). Hãy cho biết đó là kỹ thuật cấp phát bộ nhớ nào? A. Kỹ thuật chia khối nhớ cố định (fixed partitioning) B. Kỹ thuật chia khối nhớ động (dynamic partitioning) C. Kỹ thuật phân trang (Paging) 66 D. Kỹ thuật phân đoạn (Segmentation) 26. Hệ điều hành sử dụng kỹ thuật cấp phát bộ nhớ liên tục sẽ đễ xảy ra hiện tượng phân mảnh trong bộ nhớ. Nguyên nhân là do: A. Các tiến trình thường xuyên được “nạp” rồi “xóa” (kết thúc) khỏi bộ nhớ. B. Cấp phát bộ nhớ theo các đơn vị khối. C. Sử dụng một hàng đợi cấp phát bộ nhớ. D. Các tiến trình thường xuyên được “nạp” rồi “xóa” (kết thúc) khỏi CPU. 27. Giải pháp nào giảm thiểu hiện tượng phân mảnh ngoại cho bộ nhớ: A. Sử dụng kỹ thuật liên kết khối (compaction). B. Sử dụng kỹ thuật phân trang bộ nhớ. C. Sử dụng kỹ thuật phân đoạn bộ nhớ. D. Tất cả đúng. 28. Hệ điều hành dùng kỹ thuật chia khối nhớ động (dynamic partitioning), sau thời gian hoạt động sẽ tạo ra nhiều khối nhớ trống rời rạc, có kích thước không giống nhau. Các giải thuật nào được sử dụng để cấp phát bộ nhớ cho tiến trình mới? A. FIFO, SJF, Round-robin. B. Giải thuật nhà băng. C. First-fit, Best-fit, Worst-fit. D. FIFO, SJF. 29. Hệ điều hành dùng kỹ thuật phân trang bộ nhớ, không gian địa chỉ vật lý của một tiến trình là thường ở dạng nào? A. liên tục. B. không liên tục. C. chia thành từng khối có kích thước tùy ý. D. Nằm rải rác trên đĩa cứng. 30. Trong kỹ thuật phân trang (paging), bộ nhớ vật lý được chia thành những khối nhớ bằng nhau, có kích thước 2n Bytes. Mỗi khối nhớ được gọi là gì? A. Frame. B. Page. C. Offset. D. Page table. 31. Hệ điều hành dùng kỹ thuật phân trang bộ nhớ sẽ giải quyết được vấn đề nào? 67 A. Tránh được phân mảnh ngoại. B. Tăng kích thước bộ nhớ ảo. C. Tránh được phân mảnh nội. D. Giảm kích thước bộ nhớ cho tiến trình. 32. Kỹ thuật phân trang bộ nhớ có gây ra phân mảnh trong không? A. Có gây ra phân mảnh nội. B. Không gây ra phân mảnh nội. C. Phụ thuộc số frame của bộ nhớ vật lý. 68 D. Phụ thuộc số page của bộ nhớ luận lý. 33. Trong kỹ thuật phân trang (paging), bộ nhớ vật lý được chia thành những khối nhớ bằng nhau, có kích thước 2n Bytes. Mỗi tiến trình được cấp số lượng X khối nhớ. Hệ điều hành sẽ đánh thứ tự cho X khối nhớ từ 0 đến X-1. Mỗi khối nhớ đó được Hệ điều hành gọi là gì? A. Frame. B. Page. C. Offset. D. Page table. 34. Trong kỹ thuật phân trang bộ nhớ (paging), kích thước Frame so với kích thước của Page là như thế nào? A. kích thước Frame bằng kích thước Page. B. kích thước Frame lớn hơn kích thước Page. C. kích thước Frame nhỏ hơn kích thước Page. D. kích thước Frame bằng hoặc lớn hơn kích thước Page. 35. Ảnh bên dưới mô tả 1 bảng trang (Page table) của tiến trình P chạy trong Hệ điều hành dùng kỹ thuật phân trang. Hãy cho biết tiến trình P được cấp bao nhiêu Frame? A. 20 frame. B. 24 frame. C. 4 frame. D. 8 frame. 36. Ảnh bên dưới mô tả 1 bảng trang (Page table) của tiến trình P chạy trong Hệ điều hành dùng kỹ thuật phân trang. Nếu mỗi Frame = 8 Bytes, hãy cho biết tiến trình P được cấp bao 69 nhiêu dung lượng bộ nhớ? A. 160 bytes. B. 192 bytes. C. 32 bytes. D. 64 bytes. 37. Ảnh bên dưới mô tả 1 bảng trang (Page table) của tiến trình P chạy trong Hệ điều hành dùng 70 kỹ thuật phân trang. Cho biết các số thuộc cột “Index (pages)” là gì? A. độ dời của page. B. chỉ số page (p) trong địa chỉ luận lý. C. chỉ số page (p) trong địa chỉ vật lý. D. độ dời của frame. 38. Ảnh bên dưới mô tả 1 bảng trang (Page table) của tiến trình P chạy trong Hệ điều hành dùng kỹ thuật phân trang. Cho biết các số thuộc cột “Entry (frames)” là gì? A. độ dời của page. B. frame number trong địa chỉ luận lý. C. frame number trong địa chỉ vật lý. D. độ dời của frame. 39. Trong kỹ thuật phân trang bộ nhớ, địa chỉ Hệ điều hành cấp cho CPU truy cập tiến trình trong bộ nhớ (gọi là địa chỉ luận lý) có dạng nào? A. số page (p), số frame (f) và độ dời frame (t) B. số page (p), số frame (f) và độ dời frame (t). C. số page (p) và kích thước page (s). D. số page (p) và độ dời page (d). 40. Trong kỹ thuật phân trang bộ nhớ, tiến trình được cấp không gian bộ nhớ là 2 m bytes, kích thước mỗi page là 2n byte. Địa chỉ luận lý của tiến trình có dạng (p,d). Hãy cho biết p gồm bao nhiêu bits? 71 A. số bit của p = m-n bits B. số bit của p = m bits. C. số bit của p = n bits. D. số bit của p = 2m bits. 41. Trong kỹ thuật phân trang bộ nhớ, tiến trình được cấp không gian bộ nhớ là 2m bytes, kích thước mỗi page là 2n byte. Địa chỉ luận lý của tiến trình có dạng (p,d). Hãy cho biết d gồm bao nhiêu bits? A. số bit của d = m-n bits 72 B. số bit của d = m bits. C. số bit của d = n bits. D. số bit của d = 2m bits. 42. Trong kỹ thuật phân trang bộ nhớ, kích thước frame = 212 bytes. Tiến trình P dùng Page table có chỉ số page (p) = 32 bit. Hỏi tiến trình P được cấp không gian bộ nhớ là bao nhiêu bytes: A. 225 bytes. B. 244 bytes. C. 215 bytes. D. 217 bytes. 43. Trong kỹ thuật phân trang bộ nhớ, một không gian địa chỉ luận lý có 24 pages, mỗi page có kích thước 211 bytes, ánh xạ vào bộ nhớ vật lý có 26 frames. Hỏi địa chỉ luận lý dùng bao nhiêu bit? A. 17 bit. B. 10 bit. C. 15 bit. D. 21 bit. 44. Trong kỹ thuật phân trang bộ nhớ, một không gian địa chỉ luận lý có 24 pages, mỗi page có kích thước 211 bytes, ánh xạ vào bộ nhớ vật lý có 26 frames. Hỏi địa chỉ vật lý của bộ nhớ dùng bao nhiêu bit? A. 17 bit. B. 10 bit. C. 15 bit. D. 21 bit. 45. Trong kỹ thuật phân trang bộ nhớ, một không gian địa chỉ luận lý có 24 pages, mỗi page có kích thước 211 bytes, ánh xạ vào bộ nhớ vật lý có 26 frames. Hỏi địa chỉ luận lý dùng bao nhiêu bits cho chỉ số page (p)? A. 4 bit. B. 10 bit. 73 C. 11 bit. D. 6 bit. 46. Lỗi trang (page fault) là gì? A. Thông tin trong page đó bị hư. B. Thông tin trong page đó đã được swap out ra bộ nhớ phụ. C. Thông tin trong page đó đã bị xóa bỏ. D. Tiến trình không được truy xuất page đó. 47. Trong kỹ thuật phân trang bộ nhớ, bit “invalid” gán vào số hiệu page trong Page table có ý nghĩa page gì? A. page đó đã bị lỗi trang (page fault). 74 B. page đó không được phép truy xuất. C. page đó chứa dữ liệu không định dạng. D. page đó đang có tranh chấp. 48. Một hệ thống sử dụng kỹ thuật phân trang, với Page table được lưu trữ trong bộ nhớ chính. Thời gian cho một lần truy xuất bộ nhớ chính là 200 nanoseconds. Hỏi mất bao nhiêu thời gian cho một thao tác truy xuất bộ nhớ trong hệ thống này, nếu không xảy ra lỗi trang (page fault)? A. 200 ns. B. 400 ns. C. 600 ns. D. 800 ns. 49. Một hệ thống sử dụng kỹ thuật phân trang, với Page table được lưu trữ trong bộ nhớ chính. Thời gian cho một lần truy xuất bộ nhớ chính là 200 nanoseconds. Hỏi mất bao nhiêu thời gian cho một thao tác truy xuất bộ nhớ trong hệ thống này, nếu xảy ra lỗi trang (page fault)? A. 200 ns. B. 400 ns. C. 600 ns. D. 800 ns. 50. Một hệ thống sử dụng kỹ thuật phân trang, với Page table được lưu trữ trong bộ nhớ chính. Thời gian cho một lần truy xuất bộ nhớ chính là 200 nanoseconds. Sử dụng bộ đệm TLB (translation look-aside buffer) với hit- ratio (tỉ lệ tìm thấy) là 75%, thời gian để tìm trong TLB xem như bằng 0. Hỏi thời gian truy xuất bộ nhớ trong hệ thống (effective memory reference time). A. 250 ns. B. 300 ns. C. 450 ns. D. 200 ns. 51. Trong kỹ thuật phân trang bộ nhớ, sử dụng thanh ghi cho Page table trong trường hợp: A. số page bằng số frame. B. Page table có kích thước nhỏ. C. kích thước page nhỏ. 75 D. Page table có nhiều số hiệu page. 52. Trong kỹ thuật phân trang bộ nhớ, cấu trúc TLB (Translation look-aside buffers) thường được dùng cho trường hợp: A. sử dụng thanh ghi cho Page table. B. Page table có kích thước nhỏ. C. Page table lưu trong bộ nhớ chính. D. Page table có ít số hiệu page. 53. Ảnh dưới cho thấy chuỗi page cần xử lý của 1 tiến trình (tiến trình chỉ được cấp 3 pages), kèm theo đó là minh họa cho 1 giải thuật thay thế trang (page replacement). Những vị trí có ký hiệu F là thời điểm cần thay thế trang. Hãy cho biết tên của giải thuật thay trang. 76 A. Giải thuật FIFO (First In – First Out) B. Giải thuật OTP (Optimal) C. Giải thuật LRU (Least Recently Used). D. Giải thuật SJF (Shortest Job First) 54. Ảnh dưới cho thấy chuỗi page cần xử lý của 1 tiến trình (tiến trình chỉ được cấp 3 pages), kèm theo đó là minh họa cho 1 giải thuật thay thế trang (page replacement). Những vị trí có ký hiệu F là thời điểm cần thay thế trang. Hãy cho biết tên của giải thuật thay trang. A. Giải thuật FIFO (First In – First Out) B. Giải thuật OTP (Optimal) C. Giải thuật LRU (Least Recently Used). D. Giải thuật SJF (Shortest Job First) 55. Ảnh dưới cho thấy chuỗi page cần xử lý của 1 tiến trình (tiến trình chỉ được cấp 3 pages), kèm theo đó là minh họa cho 1 giải thuật thay thế trang (page replacement). Những vị trí có ký hiệu F là thời điểm cần thay thế trang. Hãy cho biết tên của giải thuật thay trang. A. Giải thuật FIFO (First In – First Out) B. Giải thuật OTP (Optimal) C. Giải thuật LRU (Least Recently Used). D. Giải thuật SJF (Shortest Job First) 77 56. Giải thuật thay thế trang (page replacement) nào sau đây xác suất gây lỗi trang (page fault) là thấp nhất: A. Giải thuật FIFO (First In – First Out) B. Giải thuật OTP (Optimal) C. Giải thuật LRU (Least Recently Used). D. Giải thuật SJF (Shortest Job First). 78 CHƯƠNG 6: QUẢN LÝ THIẾT BỊ LƯU TRỮ (STORAGE MANAGEMENT) 1. Trên các ổ đĩa CD-ROM và DVD, motor sử dụng kiểu xoay nào để ghi/đọc dữ liệu trên đĩa: A. Vận tốc tuyến tính cố định B. Vận tốc góc cố định. C. Vận tốc tuyến tính và vận tốc góc biến đổi. D. Vận tốc góc thay đổi. 2. Trên các ổ đĩa cứng, motor sử dụng kiểu xoay để ghi/đọc dữ liệu trên đĩa: A. Vận tốc tuyến tính cố định B. Vận tốc góc cố định. C. Vận tốc tuyến tính và vận tốc góc biến đổi. D. Vận tốc góc thay đổi. 3. Công thức tính dung lượng của đĩa cứng là gì? A. dung lượng = head x cylinder x sides x 1024 bits B. dung lượng = head x cylinder x sides x 1024 bytes C. dung lượng = head x cylinder x sector x 512 bytes D. dung lượng = head x cylinder x track x 512 bytes 4. Cấu trúc dữ liệu của mỗi cung từ (sector) gồm: A. đầu cung từ (header) và vùng dữ liệu. B. đầu cung từ (header), vùng dữ liệu, đuôi cung từ (trailer). C. chỉ có vùng dữ liệu 512 bytes. D. vùng dữ liệu và đuôi cung từ (trailer). 5. Đặc điểm của mã sửa lỗi ECC (Error Correcting Code) trên cung từ (sector) là gì? A. nằm ở đuôi cung từ (trailer). B. cập nhật mã lỗi khi ghi dữ liệu vào cung từ. C. so sánh mã lỗi khi đọc dữ liệu từ cung từ. D. Tất cả đúng. 6. Trong ổ cứng, để tìm (seek) và truy xuất (read / write) dữ liệu trên sector, đầu từ sẽ di chuyển tìm đến Sector theo thứ tự nào? A. Cylinder – Track – Sector B. Side (Header) – Cylinder – Sector C. Track – Cylinder– Sector 79 D. Cylinder – Side (Header) – Sector 7. Thời gian truy xuất dữ liệu trên ổ đĩa cứng lệ thuộc những khoảng thời gian nào? A. Seek time, Rotational delay, Transfer time. B. Rotational delay, Transfer time. C. Seek time, Transfer time, Read time. 80 D. Seek time, Rotational delay, Read time. 8. Bảng phân khu (partition table) được lưu trữ ở đâu? A. Sector 0 của phân khu khởi động. B. Khối khởi động của đĩa hệ thống. C. Sector 0 của đĩa vật lý. D. Sector 0 của phân khu đầu tiên. 9. Cho 5 hạng mục khởi động máy tính như bên dưới. (1). Tải MBR để đọc thông tin bản phân vùng (2). tìm vùng Active (3). POST (Power On Self Test) (4). Nạp và thực thi Kernel và các dịch vụ liên quan của Hệ điều hành. (5). Nạp và thực thi Boot loader của Hệ điều hành. Sắp xếp theo trình tự ĐÚNG cho các giai đoạn khởi động của máy tính. A. 1, 3, 2, 5, 4 B. 3, 1, 5, 4, 2 C. 3, 1, 2, 5, 4 D. 3, 4, 5, 2, 1 10. Công việc nào được thực hiện đầu tiên trong quá trình khởi động của hệ thống máy tính? A. Thực thi chương trình Power On Self Test (POST) B. Kiểm tra BIOS C. Kiểm tra RAM D. Tìm và nạp Hệ điều hành. 11. Thông tin của Master Boot Record (MBR) lưu ở đâu trong ổ đĩa? A. Sector 0 của phân khu khởi động. B. Khối khởi động của đĩa hệ thống. C. Sector 0 của phân khu đầu tiên. D. Sector 0 của đĩa vật lý. 12. Chương trình bootstrap (dùng nạp boot loader) được lưu giữ ở đâu? A. Bộ nhớ RAM. B. Sector thứ 1 của đĩa cứng vật lý. C. Bộ nhớ ROM. D. Bộ nhớ đệm. 81 13. Nhiệm vụ của chương trình khởi động mồi (bootstrap): A. Khởi động các phần cứng của máy tính. B. Nạp nhân hệ điều hành vào bộ nhớ. C. Nhảy đến địa chỉ ban đầu để thực thi hệ điều hành. D. Nạp và thực thi Boot loader của Hệ điều hành. 14. Bộ nạp khởi động Hệ điều hành (Boot loader) lưu ở đâu trong đĩa cứng? A. Thư mục gốc của phân khu khởi động (Active partition). 82 B. Khối khởi động của đĩa hệ thống. C. Sector 0 của phân khu đầu tiên. D. Sector 0 của đĩa vật lý. 15. Cấu trúc luận lý của một đĩa cứng gồm các thành phần nào? A. MBR, NTFS, Partition B. MBR, Partition table, Extended C. MBR, Partition table, FAT32 D. MBR, Partition table, Partitions 16. Các giải thuật định thời truy cập đĩa bao gồm những giải thuật nào? A. FCFS, SSTF, SCAN, C-SCAN (Circular SCAN), Round-robin. B. FCFS, SSTF, SCAN, First-fit, Best-fit, Worst-fit. C. FCFS, SSTF, C-SCAN (Circular SCAN), C-LOOK. D. FCFS, SSTF, SCAN, C-SCAN (Circular SCAN), C-LOOK. 17. Các giải thuật định thời cho đĩa cứng: A. FIFO, SJF, Round Robin. B. FIFO, OPT, LRU. C. FCFS, SSTF, SCAN. D. LOOK, FIFO. 18. Đĩa cứng có 200 cylinder (từ 0 đến 199). Đầu từ đang ở cylinder số 53. Hàng đợi đang có các yêu cầu truy xuất đĩa cứng tại các cylinder 98, 183, 37, 122, 14, 124, 65, 67. Hỏi thứ tự phục vụ của thuật toán First Come First Serve (FCFS) A. thứ tự phục vụ 53, 65, 67, 37, 14, 98, 122, 124, 183 B. thứ tự phục vụ 53, 98, 183, 37, 122, 14, 124, 65, 67 C. thứ tự phục vụ 53, 65, 67, 37, 14, 98, 183, 124, 122 D. thứ tự phục vụ 53, 98, 183, 37, 67, 14, 124, 65, 122 19. Đĩa cứng có 200 cylinder (từ 0 đến 199). Đầu từ đang ở cylinder số 53. Hàng đợi đang có các yêu cầu truy xuất đĩa cứng tại các cylinder 98, 183, 37, 122, 14, 124, 65, 67. Hỏi thứ tự phục vụ của thuật toán Shortest-Seek-Time First (SSTF) A. thứ tự phục vụ 53, 65, 67, 37, 14, 98, 122, 124, 183 B. thứ tự phục vụ 53, 98, 183, 37, 122, 14, 124, 65, 67 C. thứ tự phục vụ 53, 65, 67, 37, 14, 98, 183, 124, 122 D. thứ tự phục vụ 53, 98, 183, 37, 67, 14, 124, 65, 122 83 20. Đĩa cứng có 200 cylinder (từ 0 đến 199). Đầu từ đang ở cylinder số 53. Hàng đợi đang có các yêu cầu truy xuất đĩa cứng tại các cylinder 98, 183, 37, 122, 14, 124, 65, 67. Hỏi thứ tự phục vụ của thuật toán SCAN A. thứ tự phục vụ 53, 65, 67, 37, 14, 98, 122, 124, 183 B. thứ tự phục vụ 53, 37, 14, 65, 67, 98, 122, 124, 183 C. thứ tự phục vụ 53, 65, 67, 37, 14, 98, 183, 124, 122 84 D. thứ tự phục vụ 53, 98, 183, 37, 122, 14, 124, 65, 67 21. Đĩa cứng có 200 cylinder (từ 0 đến 199). Đầu từ đang ở cylinder số 53. Hàng đợi đang có các yêu cầu truy xuất đĩa cứng tại các cylinder 98, 183, 37, 122, 14, 124, 65, 67. Hỏi thứ tự phục vụ của thuật toán C-SCAN A. thứ tự phục vụ 53, 65, 67, 37, 14, 98, 122, 124, 183 B. thứ tự phục vụ 53, 98, 183, 37, 122, 14, 124, 65, 67 C. thứ tự phục vụ 53, 65, 67, 98, 122, 124, 183, 199, 0, 14, 37 D. thứ tự phục vụ 53, 65, 67, 37, 14, 98, 183, 124, 122 22. Đĩa cứng có 200 cylinder (từ 0 đến 199). Đầu từ đang ở cylinder số 53. Hàng đợi đang có các yêu cầu truy xuất đĩa cứng tại các cylinder 98, 183, 37, 122, 14, 124, 65, 67. Hỏi thứ tự phục vụ của thuật toán C-LOOK. A. thứ tự phục vụ 53, 65, 67, 37, 14, 98, 122, 124, 183 B. thứ tự phục vụ 53, 98, 183, 37, 122, 14, 124, 65, 67 C. thứ tự phục vụ 53, 65, 67, 37, 14, 98, 183, 124, 122 D. thứ tự phục vụ 53, 65, 67, 98, 122, 124, 183, 14, 37 23. Đĩa cứng có 200 cylinder (từ 0 đến 199). Đầu từ đang ở cylinder số 53. Hàng đợi đang có các yêu cầu truy xuất đĩa cứng tại các cylinder 98, 183, 37, 122, 14, 124, 65, 67. Hỏi tổng số bước di chuyển đầu đọc của thuật toán First Come First Serve (FCFS) A. 236 cylinder B. 640 cylinder C. 226 cylinder D. 650 cy

Use Quizgecko on...
Browser
Browser