BỐI CẢNH CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG Pháp ở Nam Bộ PDF
Document Details
Uploaded by Deleted User
Tags
Summary
This document discusses the background of the resistance against the French in Southern Vietnam after the August Revolution of 1945. It highlights the international context, the formation of the Vietnamese resistance forces and their early struggles in the region. The document also touches on the initial military strategies adopted by the resistance.
Full Transcript
## BỐI CẢNH CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG Pháp ở Nam Bộ Trên thế giới, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc và phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh. Tuy vậy,...
## BỐI CẢNH CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG Pháp ở Nam Bộ Trên thế giới, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc và phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh. Tuy vậy, quan hệ quốc tế diễn biến phức tạp và từng bước chịu sự chi phối của Chiến tranh lạnh. Ở trong nước, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam bước vào kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập, tự do. Nhân dân Việt Nam trở thành người làm chủ đất nước, gắn bó và quyết tâm bảo vệ chế độ mới. Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền. Tuy vậy, vừa mới ra đời, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bị các nước đế quốc liên kết với các thế lực thù địch trong và ngoài nước chống phá, xâm lược. ## 1. Diễn biến chính ### a) Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ (1945) Ngày 2-9-1945, khi nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng “Ngày Độc lập”, quân Pháp đã xả súng vào dân chúng. Đêm 22 rạng sáng ngày 23-9-1945, quân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn cùng quân dân Nam Bộ nhất tề đứng lên chiến đấu chống quân xâm lược bằng nhiều hình thức như đánh phá kho tàng, chặn nguồn tiếp tế của địch, dựng chướng ngại vật và chiến luỹ trên đường phố,... Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, hàng vạn thanh niên gia nhập quân đội, sung vào đội, cùng nhân dân Nam Bộ và Nam quân “Nam tiến’ kháng chiến. Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ đã giáng đòn đầu tiên vào ý đồ “đánh nhanh, thăng nhanh” của Pháp, đẩy quân Pháp vào thế bị động và phải giam chân tại đây trong nhiều tháng, tạo điều kiện để cả nước chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài. **Hình 2.** Dân quân Nam Bộ trong những ngày đầu Nam Bộ