Giáo trình Hệ thống thông tin công nghiệp PDF
Document Details
Uploaded by Deleted User
Tags
Summary
This document appears to be a set of exam questions related to industrial communications systems. Information on topics including data transmission, signal types, and industrial communication principles is presented.
Full Transcript
Câu 1 Sử dụng mạng truyền thông công nghiệp sẽ ~ Nâng cao độ tin cậy và chính xác thông tin, nâng cao khả năng mở rộng của hệ thống ~ Làm giảm khả năng kết nối với các thiết bị điều khiển ~ Giảm tốc độ đường truyền, kết nối phức tạp ~ Tăng thời gian trao đổi dữ liệu giữa cấp điều khiển với cấp giám...
Câu 1 Sử dụng mạng truyền thông công nghiệp sẽ ~ Nâng cao độ tin cậy và chính xác thông tin, nâng cao khả năng mở rộng của hệ thống ~ Làm giảm khả năng kết nối với các thiết bị điều khiển ~ Giảm tốc độ đường truyền, kết nối phức tạp ~ Tăng thời gian trao đổi dữ liệu giữa cấp điều khiển với cấp giám sát Câu 2 Hệ thống bus dùng để kết nối từ cấp hiện trường lên cấp điều khiển trong mô hình phân cấp chức năng được gọi là ~ bus hệ thống ~ bus quá trình ~ bus trường ~ Mạng xí nghiệp Câu 3 Đối với hệ thống bus, càng ở mức thấp thì ~ yêu cầu cao về thời gian trao đổi dữ liệu, phức tạp về cấu trúc dữ liệu ~ yêu cầu thấp về thời gian trao đổi dữ liệu, đơn giản về cấu trúc dữ liệu ~ yêu cầu cao về thời gian trao đổi dữ liệu, đơn giản về cấu trúc dữ liệu ~ yêu cầu thấp về thời gian trao đổi dữ liệu, phức tạp về cấu trúc dữ liệu Câu 4 Chức năng chính của cấp chấp hành là ~ đo lường ~ truyền động ~ đo lường và truyền động ~ đo lường, truyền động và chuyển đổi tín hiệu trong trường hợp cần thiết Câu 5 Chức năng của cấp điều khiển là ~ đo lường ~ truyền động ~ chuyển đổi tín hiệu ~thực hiện các thuật toán được lập trình Câu 6 Xét theo mô hình phân cấp chức năng trong một hệ thống điều khiển và giám sát thì yêu cầu về tốc độ truyền thông như thế nào? ~ Càng lên cấp cao đòi hỏi tốc độ truyền càng cao ~ Càng xuống cấp thấp đòi hỏi tốc độ truyền càng cao ~ Tốc độ truyền cần phải cao ở cả các cấp ~ Tốc độ truyền không quan trọng trong công nghiệp [()] Hệ thống thông tin công nghiệp,, chương 2 Câu 7 Thông tin được định nghĩa là ~ thước đo sự nhận thức, sự hiểu biết về một vấn đề, sự kiện hay hệ thống ~ khái niệm quan trọng của xử lý thông tin, là cơ sở cho sự giao tiếp ~ thước đo về các thông số của vật thể, qua đó có thể giao tiếp với nhau ~ khái niệm trừu tượng, chưa định nghĩa cụ thể và rõ ràng Câu 8 Dữ liệu được hiểu là ~ các bit 0, 1 trong việc truyền 1 bức điện ~ tất cả các bit 1 trong bức điện được truyền đi ~ phần biểu diễn thông tin hữu dụng trong 1 bức điện ~ toàn bộ thông tin trong 1 bức điện Câu 9 Để phân biệt tín hiệu dựa trên tập hợp giá trị của tham số thông tin hoặc diễn biến theo thời gian, người ta chia tín hiệu thành ~ tương tự, rời rạc ~ liên tục, gián đoạn ~ tương tự, rời rạc, liên tục, gián đoạn ~ tương tự, rời rạc, liên tục, gián đoạn, tín hiệu số Câu 10 Trong các tín hiệu sau đây, tín hiệu nào là tín hiệu rời rạc, liên tục ~ ~ ~ ~ Câu 11 Trong các tín hiệu sau đây, tín hiệu nào là tín hiệu rời rạc, gián đoạn ~ ~ ~ ~ Câu 12 Truyền dữ liệu là phương pháp ~ truyền thông duy nhất giữa các máy tính ~ truyền thông giữa con người và máy tính ~ truyền thông giữa con người với con người ~ truyền thông giữa các thiết bị ngoại vi với con người Câu 13 Dữ liệu được định nghĩa là ~ lượng thông tin truyền đi ~ lượng thông tin truyền đi hữu ích ~ biểu diễn dưới dạng nhị phân, thập phân, hexa… ~ thông tin phụ trợ Câu 14 Mã hóa trong truyền thông là quá trình ~ biến đổi hình ảnh thành các con số ~ biến đổi từ ngôn ngữ nói này thành ngôn ngữ nói khác ~ biến đổi nguồn thông tin thành chuỗi tín hiệu thích hợp để truyền dẫn ~ biến đổi dữ liệu thành các con số nhị phân để truyền dẫn Câu 15 Tốc độ baud được định nghĩa là ~ số lần bit 1 được truyền đi trong một giây ~số lần bit 0 được truyền đi trong một giây ~số lần tín hiệu thay đổi giá trị tham số thông tin trong một giây ~số lần tín hiệu thay đổi Câu 16 Tốc độ bit được định nghĩa là ~ số bit dữ liệu được truyền đi trong 1s ~ tốc độ baud ~ số bit 0 được truyền đi trong 1s ~ số bit 1 được truyền đi trong 1s Câu 17 Nếu tần số nhịp được ký hiệu là f, số bit được truyền đi trong một nhịp là n, thì số bit được truyền đi trong một giây v tính bằng công thức ~ v=f.n ~ v=f/n ~ v=n/f ~ v=1/f.n Câu 18 Để tăng tốc độ truyền tải, thì ~ tăng tần số nhịp hoặc tăng số bit truyền đi trong một nhịp ~tăng tần số nhịp, giảm số bit truyền đi trong một nhịp ~ giảm tần số nhịp, tăng số bit truyền đi trong một nhịp ~ giảm tần số nhịp, giảm số bit truyền đi trong một nhịp Câu 19 Số bit được truyền đi trong một giây v = 10.000 thì thời gian trung bình cần thiết để chuyển đi 1 bit là ~104 ~ 10-4 ~ 10 ~1 Câu 20 Số bit được truyền đi trong một giây v = 100.000 thì thời gian trung bình cần thiết để chuyển đi 1 bit là ~ 10-5 ~ 105 ~ 10 ~1 Câu 21 Thời gian lan truyền tín hiệu là ~ thời gian tối đa để tín hiệu đi từ điểm đầu tới điểm cuối của đoạn mạng ~ thời gian tối thiểu để tín hiệu đi từ trạm này tới trạm khác ~ thời gian cần để một tín hiệu phát ra từ một đầu dây lan truyền tới đầu dây khác ~ thời gian cần để một tín hiệu thu được Câu 22 Với chiều dài dây dẫn l, hệ số suy giảm tín hiệu k, tốc độ truyền ánh sáng c thì thời gian lan truyền tín hiệu Ts được tính theo công thức ~ Ts = l.c.k ~ Ts = l/(c.k) ~ Ts = l.c/k ~ Ts = l.k/c Câu 23 Trong thực hiện phương pháp truyền bit nối tiếp ~ sử dụng ở khoảng cách nhỏ, yêu cầu cao về mặt thời gian ~ tốc độ truyền cao, phức tạp về cách thực hiện, độ tin cậy ở mức bình thường ~ sử dụng ở khoảng cách nhỏ, yêu cầu cao về tốc độ ~ tốc độ truyền thấp, đơn giản về cách thực hiện, độ tin cậy cao Câu 24 Biết chiều dài dây dẫn là 150m, hệ số suy giảm k=0.5, tốc độ truyền ánh sáng là 300.000km/s thì thời gian lan truyền tín hiệu Ts bằng ~ 10-5 ~10-4 ~ 10-3 ~ 10-2 Câu 25 Tính năng thời gian thực của một hệ thống bus được hiểu là ~ hệ thống đáp ứng ngay tức thì ~ khả năng truyền tải thông tin một cách tin cậy và kịp thời với các yêu cầu của đối tác ~ khả năng truyền tải dữ liệu tin cậy ~ thời gian đưa dữ liệu đầu ra một cách chính xác và đúng đắn Câu 26 Chế độ truyền song song được định nghĩa là ~ truyền đồng thời nhóm bit trên đường truyền ~ truyền lần lượt nhóm bit trên đường truyền ~ truyền các nhóm bit gọi là kí tự ~ truyền từng gói dữ liệu đã được mã hóa Câu 27 Chế độ truyền bit song song thường được áp dụng ~ ở hệ thống bus nối tiếp ~ ở khoảng cách nhỏ, yêu cầu cao về tốc độ và thời gian truyền ngắn ~ ở khoảng cách lớn, yêu cầu trung bình về tốc độ ~ ở hệ thống đơn giản, yêu cầu thấp về thời gian truyền Câu 28 Chế độ truyền bit nối tiếp là ~ các bit được truyền đi cùng một lúc trên một dây dẫn ~ các bit được truyền đi cùng một lúc trên nhiều dây dẫn ~ các bit được truyền đi lần lượt trên một đường truyền duy nhất ~ các bit được truyền đi lần lượt trên nhiều dây dẫn Câu 29 Trong thực hiện phương pháp truyền bit nối tiếp ~ tốc độ truyền thấp, đơn giản về cách thực hiện, độ tin cậy cao ~ tốc độ truyền cao, phức tạp về cách thực hiện, độ tin cậy ở mức bình thường ~ sử dụng ở khoảng cách nhỏ, yêu cầu cao về tốc độ ~ sử dụng ở khoảng cách nhỏ, yêu cầu cao về mặt thời gian Câu 30 Trong chế đồ truyền không đồng bộ, các đối tác tham gia truyền thông sẽ ~ làm việc cùng một xung nhịp ~ dữ liệu trao đổi thường có tín hiệu tạo nhịp ~ dữ liệu trao đổi thường được chia thành nhóm bit, gọi là ký tự ~ dữ liệu trao đổi được gửi đi toàn bộ Câu 31 Chế độ truyền 1 chiều, 2 chiều gián đoạn, 2 chiều toàn phần phụ thuộc vào ~ tính chất vật lý của đường truyền ~ phương pháp truyền dẫn tín hiệu (RS 232, RS 485…) ~ phương pháp truy cập ngẫu nhiên ~ phương pháp truy cập tiền định Câu 32 Chế độ truyền 2 chiều gián đoạn áp dụng cho ~ truyền tin giữa bàn phím và CPU máy tính ~ phương pháp truyền dẫn tín hiệu RS 485 ~ phương pháp truyền dẫn tín hiệu RS 232 ~ phương pháp truyền dẫn tín hiệu RS 422 Câu 33 Chế độ truyền 2 chiều toàn phần thì số lượng dây dẫn cơ bản gồm có ~ 1 dây dẫn và thông tin chỉ đi theo 1 chiều ~ 1 dây dẫn và thông tin trao đổi theo 2 chiều ~ 2 dây dẫn và thông tin trao đổi tự do ~ 2 dây dẫn là 2 đường truyền riêng biệt cho bên thu và bên phát Câu 34 Có mấy loại liên kết được phân biệt trong cấu trúc mạng truyền thông ~1 ~2 ~3 ~4 Câu 35 Theo hình vẽ thì đây thuộc dạng cấu trúc nào ~ daisy-train ~ trunkline-dropline ~ mạch vòng tích cực ~ mạch vòng không tích cực Câu 36 Cấu trúc dưới đây thuộc loại cấu trúc nào ~ daisy-train ~ trunkline-dropline ~ mạch vòng tích cực ~ mạch vòng không tích cực Câu 37 Cấu trúc dưới đây thuộc loại cấu trúc nào ~ daisy-train ~ trunkline-dropline ~ mạch vòng tích cực ~ mạch vòng không tích cực Câu 38 Ưu điểm của cấu trúc bus là ~ tín hiệu gửi đi theo trình tự kiểm soát được ~ số lượng trạm không hạn chế trong một đoạn mạng ~ sử dụng liên kết đa điểm nên dễ dàng thực hiện công nghệ truyền bằng cáp quang ~ tiết kiệm dây dẫn và dễ thực hiện Câu 39 Trong cấu trúc mạch vòng tích cực thì ~ mỗi trạm thành viên đều có khả năng kiểm soát luồng dữ liệu ~ tín hiệu truyền đi theo nhiều chiều ~ trạm thành viên khi nhận dữ liệu của mình xong thì không gửi nữa ~ số lượng trạm bị hạn chế Câu 40 Cấu trúc mạch vòng tích cực dựa trên mối liên kết ~ điểm-điểm ~ điểm-nhiều điểm ~ nhiều điểm-điểm ~ nhiều điểm-nhiều điểm Câu 41 Giao thức HDLC cho phép truyền bit nối tiếp theo phương pháp ~ đồng bộ ~ không đồng bộ ~ đồng bộ hoặc không đồng bộ ~ phương pháp truyền khác Câu 42 Giao thức UART cho phép truyền bit theo chế độ ~ một chiều hoặc hai chiều gián đoạn ~ hai chiều gián đoạn hoặc hai chiều toàn phần ~ một chiều, hai chiều gián đoạn hoặc hai chiều toàn phần ~ truyền đồng bộ hoặc không đồng bộ Câu 43 Theo mô hình kiến trúc giao thức OSI thì kiến trúc giao thức được chia thành ~ 5 lớp ~ 6 lớp ~ 7 lớp ~ 8 lớp Câu 44 Lớp ứng dụng là lớp có vị trí và nhiệm vụ ~ vị trí trên cùng, cung cấp các dịch vụ cao cấp cho người sử dụng và chương trình ứng dụng ~ vị trí dưới cùng, cung cấp các dịch vụ cao cấp cho người sử dụng và chương trình ứng dụng ~ vị trí trên cùng, quy định về cấu trúc đường truyền vật lý ~ vị trí dưới cùng, quy định về liên kết mạng Câu 45 Lớp liên kết dữ liệu làm nhiệm vụ ~ truyền dẫn dữ liệu một cách tin cậy thông qua liên kết vật lý ~ tìm đường đi tối ưu cho dữ liệu ~ vận chuyển dữ liệu giữa các chương trình ứng dụng một cách tin cậy ~ cả 3 ý trên Câu 46 Lớp vật lý làm nhiệm vụ: ~ phân chia đóng gói khung dữ liệu truyền ~ Đảm nhiệm truyền các chuỗi bit tín hiệu lên đường truyền vật lý ~ Nhận biết và có thể xử lý khắc phục lỗi truyền ~ Định mã nhận dạng các điểm kết nối (gán địa chỉ) Câu 47 Lớp liên kết dữ liệu làm nhiệm vụ ~ tìm đường đi tối ưu cho dữ liệu ~ truyền dẫn dữ liệu một cách tin cậy thông qua liên kết vật lý ~ vận chuyển dữ liệu giữa các chương trình ứng dụng một cách tin cậy ~ liên kết dữ liệu lại với nhau thành gói dữ liệu Câu 48 phương pháp nào sau đây không nằm trong phương pháp truy nhập tiền định ~ TDMA ~ Master/Slave ~ CSMA/CD ~ Token Passing Câu 49 Phương pháp truy cập bus Master/Slave có đặc điểm ~ trạm tớ (Slave) đóng vai trò điều khiển việc truy cập đường truyền ~ trạm chủ (Master) có nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu ~ các trạm chủ, tớ có quyền bình đẳng với nhau ~ trạm tớ muốn trao đổi dữ liệu với nhau phải thông qua trạm chủ Câu 50 Phương pháp truy cập bus TDMA là phương pháp ~ phân chia quyền truy nhập bus theo tần số ~ phân chia quyền truy nhập bus theo thời gian ~ phân chia quyền truy nhập bus theo chủ/tớ ~ phân chia quyền truy nhập bus theo thẻ bài Câu 51Trong phương pháp truy nhập bus TDMA một trạm được quyền truy nhập bus khi: ~ trạm được hỏi hoặc do người lập trình quy định bằng công cụ phần mềm ~ trạm giữ thẻ bải ~ trạm đến lượt thời gian của mình ~ đường truyền rảnh Câu 52Trong phương pháp truy nhập bus Token Passing một trạm được quyền truy cập bus khi: ~ trạm được hỏi hoặc do người lập trình quy định bằng công cụ phần mềm ~ trạm giữ thẻ bải ~ trạm đến lượt thời gian của mình ~ đường truyền rảnh Câu 53 Cấu trúc của thẻ bài (Token) gồm có ~ 1 byte ~ 2 byte ~ 3 byte ~ 4 byte Câu 54Phương pháp truy cập bus Token Passing có đặc điểm là ~ quy định vòng dịch truyển thẻ bài ~ trạm nào giữ thẻ bài thì có quyền kiểm soát việc trao đổi dữ liệu ~ thời gian các trạm giữ thẻ bài được quy định khoảng nhất định ~ cả 3 ý trên Câu 55Trong phương pháp truy cập bus Master/Slave thì trạm chủ đóng vai trò ~ điều phối việc trao đổi dữ liệu ~ là bộ trung chuyển khi không đóng vai trò tích cực ~ là bộ điều khiển ~ cả 3 ý trên Câu 56Trong phương pháp truy cập bus Master/Slave thì trạm tớ đóng vai trò ~ điều phối việc trao đổi dữ liệu ~ là bộ trung chuyển khi không đóng vai trò tích cực ~ là bộ điều khiển ~ là thiết bị có quyền trao đổi dữ liệu khi được yêu cầu Câu 57Theo phương pháp truy cập Token Passing, việc kiểm soát thẻ bài bao gồm ~ 3 bước: giám sát, khởi tạo thẻ bài và bổ sung trạm ~ 4 bước: giám sát, khởi tạo thẻ bài, bổ sung và tách trạm ~ 2 bước: giám sát và khởi tạo thẻ bài ~ nhiều hơn Câu 58Phương pháp truy cập CSMA/CD là phương pháp truy cập bus khi phát hiện xung đột ~ sẽ hủy các bức điện được gửi đi và chờ khoảng thời gian thích hợp để phát lại ~ bức điện nào có mức ưu tiên cao thì lấn át, tiếp tục gửi ~ bức điện nào có mức ưu tiên thấp thì bị hủy ~ các bức điện khi xung đột thì tiếp tục gửi và sử dụng phương pháp sửa lỗi Câu 59Phương pháp truy cập CSMA/CA thuộc nhóm phương pháp truy cập bus ~ ngẫu nhiên ~ tiền định ~ liên tục ~ rời rạc Câu 60Bản chất của sự xác định xung đột tín hiệu trong phương pháp truy cập CSMA/CD là ~ không nhận được thông tin ~ so sánh tín hiệu gửi đi với tín hiệu phản hồi ~ phát hiện hỏng đường truyền vật lý ~ phát hiện quyền ưu tiên của dữ liệu truyền Câu 61Đối với phương pháp bảo toàn dữ liệu, thường phân loại làm mấy lỗi ~ 2, gồm lỗi sửa được và không sửa được ~ 3, gồm lỗi phát hiện được và sửa được, lỗi phát hiện nhưng không sửa được, lỗi không phát hiện được ~ 4, gồm lỗi phát hiện được và sửa được, lỗi phát hiện nhưng không sửa được, lỗi không phát hiện được, lỗi hệ thống ~ ý khác: Câu 62Thời gian trung bình giữa 2 lần lỗi khi có bức điện có chiều dài n=100bit, vận tốc truyền v=1200bit/s, tỉ lệ lỗi còn lại là R=10-6 bằng ~ khoảng 6h ~ khoảng 18h ~ khoảng 24h ~ khoảng 30h Câu 63Hiệu suất truyền dữ liệu E được tính theo công thức nào khi biết (m: số bit dữ liệu trong mỗi bức điện, n: chiều dài bức điện, p: tỉ lệ bit lỗi) ~ m.(1-p)/n ~ m.n/(1-p) ~ n.(1-p)/m ~ m.(1-p)n /n Câu 64Biết m=8: số bit dữ liệu trong mỗi bức điện, n=11: chiều dài bức điện, p=10 -3: tỉ lệ bit lỗi. Hiệu suất truyền dữ liệu E bằng ~ 0,52 ~ 0,62 ~ 0,72 ~ 0,82 Câu 65Biết m=8: số bit dữ liệu trong mỗi bức điện, n=19: chiều dài bức điện, p=10-3: tỉ lệ bit lỗi. Hiệu suất truyền dữ liệu E bằng ~ 0,4 ~ 0,5 ~ 0,6 ~ 0,7 Câu 66Việc tăng thông tin phụ trợ cho việc truyền dữ liệu ~ đảm bảo thông tin được truyền đi chính xác ~ hiệu quả cũng như hiệu suất truyền dữ liệu bị giảm ~ cả 2 ý trên ~ ý khác Câu 67Khi sử dụng phương pháp kiểm tra lỗi bằng bit chẵn lẻ, nếu sử dụng parity chẵn thì ~ p=0 khi tổng số bit 1 là chẵn ~ p=0 khi tổng số bit 1 là lẻ ~ p=1 khi tổng số bit 1 là chẵn ~ p=1 khi tổng số bit 1 là lẻ Câu 68Cho dãy bit sau đây : 01101110 (5 bit 1, 3 bit 0), sử dụng parity lẻ, giá trị của p là ~ 0 ~1 ~ không có ~ không xác định được Câu 69Cho dãy bit sau : 10011110 (5 bit 1, 3 bit 0), sử dụng parity chẵn, giá trị của p là ~0 ~1 ~ không có ~ không xác định được Câu 70Trong phương pháp kiểm tra bit chẵn lẻ 2 chiều, nếu như số lỗi phát hiện được là 2 thì ~ sửa được ~ không sửa được ~ sửa được với điều kiện khác hàng và khác cột ~ sửa được với điều kiện cùng hàng hoặc cùng cột Câu 71Trong phương pháp kiểm tra bit chẵn lẻ 2 chiều, nếu số lỗi phát hiện được là 1 thì ~ phát hiện và sửa được ~ phát hiện nhưng không sửa được ~ không phát hiện được ~ ý khác : Câu 72Theo phương pháp nhồi bit, với n=6 thì cho dữ liệu cần truyền có dạng 1111 1110 thì ~ dãy bit truyền đi là: 1111 10110 ~ dãy bit truyền đi là: 1111 11010 ~ dãy bit truyền đi là: 1111 11100 ~ dãy bit truyền đi là: 1111 01110 Câu 73Theo phương pháp nhồi bit, với n=4 thì cho dữ liệu cần truyền có dạng 1000 0110 thì ~ dãy bit truyền đi là: 1000 10110 ~ dãy bit truyền đi là: 1000 01110 ~ dãy bit truyền đi là: 1010 00110 ~ dãy bit truyền đi là: 1001 00110 Câu 74 Mã hóa bit là phương pháp ~ thêm bớt các tham số thông tin vào dữ liệu được truyền đi ~ chuyển đổi dãy bit (0,1) được truyền đi thành các tín hiệu thích hợp để có thể truyền dẫn trong môi trường vật lý ~ chuyển đổi dãy bit (0,1) thành các gói dữ liệu gồm tập hợp các nhóm bit ~ bổ sung các phương pháp chống nhiễu Câu 75Mã hóa đường truyền để ~ tăng khả năng chống nhiễu ~ tăng khả năng nhận biết lỗi và sửa lỗi ~ giảm sai số ~ cả 3 ý trên Câu 76Nhược điểm của hiện tượng dòng một chiều sinh ra trong quá trình truyền dữ liệu với một dãy các bit giống nhau (0 hoặc 1) ứng với mức tín hiệu cao là ~ gây khó khăn trong việc đồng bộ hóa tín hiệu ~ gây khó khăn trong việc đồng tải nguồn ~ gây trôi tín hiệu trong quá trình truyền dẫn ~ cả 3 ý trên Câu 77Theo các phương pháp mã hóa, thì giản đồ thời gian sau đây tương ứng cho phương pháp mã hóa nào ~ RZ ~ NRZ ~ Manchester ~ FSK Câu 78Phương pháp mã hóa NRZ và RZ có nhược điểm là ~ Tần số tín hiệu thường thấp hơn tần số nhịp bus ~ Không triệt tiêu được dòng 1 chiều ~ Đồng tải nguồn ~ Không mang tín hiệu bổ sung thông tin Câu 79Nếu tín hiệu được mã hóa như ở giản đồ thời gian sau thì đó là phương pháp nào ~ FSK ~ RZ ~ Manchester I ~ Manchester II Câu 80Trong phương pháp mã hóa FSK thì tham số nào sẽ mang thông tin ~ tần số ~ biên độ ~ độ rộng xung ~ sườn xung Câu 81Trong các phương pháp mã hóa, thì phương pháp nào không có khả năng đồng tải nguồn ~ NRZ ~ FSK ~ Manchester ~ cả 3 ý trên Câu 82Mã Manchester có ưu điểm hơn mã NRZ ở ~ khả năng đồng bộ hóa và triệt tiêu được dòng 1 chiều ~ biểu diễn trạng thái logic 0 và 1 bằng biên độ của tín hiệu ~ biểu diễn trạng thái logic 0 và 1 bằng tần số tín hiệu ~ cả 3 ý trên Câu 83Mã FSK có nhược điểm là ~ không triệt tiêu được dòng 1 chiều ~ không có khả năng đồng tải nguồn ~ gây nhiễu do tần số tín hiệu cao ~ không có khả năng đồng bộ hóa Câu 84Truyền dẫn không đối xứng là ~ sử dụng điện áp của một dây dẫn so với đất ~ sử dụng chênh lệch điện áp giữa 2 dây dẫn ~ sử dụng điện áp giữa 2 dây dẫn so với đất ~ cả 3 ý trên Câu 85Khi truyền dẫn không đối xứng, khi truyền thông ~ mỗi đối tác phải có một dây nối đất riêng biệt ~ chỉ cần 1 dây nối đất chung ~ chống nhiễu tốt ~ chiều dài dây dẫn và tốc độ truyền cao Câu 86Khái niệm chênh lệch đối xứng trong truyền dẫn truyền dẫn chênh lệch đối xứng được hiểu ~ qua sự cân xứng giữa điện áp dây “+” với đất ~ qua sự cân xứng giữa điện áp dây “-” với đất ~ qua sự cân xứng giữa điện áp dây “+” với dây “-” đối với điện áp chế độ chung ~ cả 3 ý trên Câu 87 Nhiệm vụ của điện trở đầu cuối là ~ hấp thụ tín hiệu phản xạ ~ hạn chế dòng tiêu thụ trong đường truyền ~ nâng công suất truyền tải ~ lọc tần số Câu 88Theo chuẩn điện học của tiêu chuẩn RS 232 thì mức logic 1 tương ứng với dải điện áp ~ -15V tới -3V ~ -3V tới 0V ~ 0V tới 3V ~ 3V tới 15V Câu 89Tốc độ truyền dẫn của chuẩn RS 232 trong các hệ thống thực hiện nay tối đa là ~ 10 MBd ~ 1 MBd ~ 100 kBd ~ 20 kBd Câu 90Chuẩn RS 232 quy định chân mang ký hiệu RxD có nghĩa là ~chân nhận dữ liệu ~ chân phát dữ liệu ~ chân kiểm soát truy cập đường truyền ~ chân kiểm soát chiều truyền dữ liệu Câu 91Chế độ làm việc của chuẩn RS 232 là ~ một chiều ~ hai chiều gián đoạn ~ hai chiều toàn phần ~ cả 3 ý trên Câu 92Chuẩn RS 422 sử dụng điện áp chênh lệch đối xứng giữa 2 dây dẫn “+” và “-”, điện áp chênh lệch dương tương ứng với mức logic ~1 ~0 ~ không xét ~ giá trị trung gian Câu 93Chuẩn RS 485 có khả năng kết nối ~ điểm – điểm ~ điểm – nhiều điểm ~ nhiều điểm ~ cả 3 ý trên Câu 94Trạng thái logic 1 của tín hiệu trong chuẩn RS 485 được quy định trong khoảng ~ -5V đến -1.5V ~ -1.5V đến 0V ~ 0V đến 1.5V ~ 1.5V đến 5V Câu 95Số lượng trạm tối đa trong một đoạn mạng theo chuẩn RS 485 ở thực tế thường sử dụng là ~ 16 trạm ~ 32 trạm ~ 64 trạm ~ 128 trạm $|B| Câu 96Khoảng cách tối đa giữa trạm đầu và trạm cuối trong một đoạn mạng theo chuẩn RS 485 là ~ 150m ~ 300m ~ 600m ~ 1200m Câu 97Khi truyền dẫn theo chuẩn RS 485 bằng 2 dây dẫn thì chế độ truyền dẫn là ~ 1 chiều ~ 2 chiều gián đoạn ~ 2 chiều toàn phần ~ cả 3 ý trên Câu 98Đối với chuẩn truyền dẫn RS 232 thì mức logic 1 tương ứng với mức điện áp ~-25V đến -3V ~ -3V đến 0V ~ 0V đến 3V ~ 3V đến 25V Câu 99Đối với chuẩn truyền dẫn RS 485 thì mức logic 0 tương ứng với mức điện áp ~ -5V đến -1.5V ~ -1.5V đến 0V ~ 0V đến 1.5V ~1.5V đến 5V Câu 100Ký hiệu chân TxD trong chuẩn truyền dẫn RS 232 có ý nghĩa là ~ chân nhận dữ liệu ~ chân phát dữ liệu ~ chân kiểm soát truy cập đường truyền 101[]: Liên kết trong chuẩn RS 232 là liên kết ~ điểm – điểm ~ điểm – nhiều điểm ~ nhiều điểm ~ cả 3 ý trên 102phương pháp mã hóa bit nào sau đây sử dụng được cho việc đồng tải nguồn? ~ FSK ~ NRZ ~ Manchester ~ Đáp án A&C đúng 103Một mạng truyền thông có cấu trúc mạch vòng tích cực có ưu điểm là: ~ Dễ định vị lỗi đường truyền và lỗi trạm ~ lắp đặt đơn giản ~ độ tin cậy cao ~ Tốc độ truyền cao 104Phương pháp truy nhập bus nào có tính linh hoạt cao nhất ~ TDMA ~ Master/ Slave ~Token passing ~ CSMA/ CA 105cấu trúc mạng nào sau đây sử dụng tốn dây dẫn nhất? ~ mạch vòng ~ Daisy-chain ~ Trunk line/ Drop line ~ Cấu trúc hình sao 106Phương pháp mã hóa bit nào sau đây, thích hợp sử dụng cho các hệ thống mạng công nghiệp có chế độ truyền đồng bộ ~NRZ ~ RZ ~ Manchester ~ AFP 107[]: Hệ thống nào dưới đây KHÔNG được coi là một hệ thời gian thực ~ Hệ thống điều khiển nhiệt độ ~ Hệ thống giám sát thông số môi trường ~ Hệ thống điều khiển robot ~ Hệ thống giao dịch chứng khoán 108Giao tiếp theo kiểu hỏi tuần tự (Polling), thường được dùng ở các hệ thống mạng với phương pháp truy nhập bus: ~ TDMA ~ Master/Slave ~ Token Passing ~ CSMA/CD hoặc CSMA/CA 109[]: Hệ thống thông tin là một hệ thống kỹ thuật mà các đầu vào ra là ~ Thông tin, năng lượng ~ Vật chất, thông tin ~ Thông tin ~ Vật chất, năng lượng, thông tin 110[]: Phương pháp truy nhập bus nào sau đây thực hiện đơn giản nhất: ~ Master/ Slave ~ Token passing ~ TDMA ~ CSMA/CA 111Phương pháp mã hóa bit nào sau đây có ưu thế về mặt tần số tín hiệu: ~ FSK ~ Manchester ~ NRZ ~ AFP 112[]: Số lỗi tối đa mà phương pháp bit chẵn lẻ có khả năng chắc chắn phát hiện được trong một bức điện là ~1 ~2 ~3 ~4 113[]: Khoảng cách Hamming của phương pháp bit chẵn lẻ là: ~1 ~2 ~3 ~4 114[]: Phương pháp truy nhập bus Master/ slave thường sử dụng ở các hệ thống mạng ~ Bus trường, bus thiết bị ~ Bus điều khiển ~ Mạng xí nghiệp ~ Mạng công ty 115Cấp mạng nào trong một hệ thống tự động hóa nhà máy, có yêu cầu khắt khe nhất về tính năng thời gian thực ~ Mạng xí nghiệp ~ Bus hệ thống ~ Bus điều khiển ~ Bus trường, bus thiết bị 116[]: Truyền tải thông tin yêu cầu sử dụng ~ Âm thanh ~ Dữ liệu ~ Hình ảnh ~ Tín hiệu 117[]: Truyền thông tin kỹ thuật số là kỹ thuật truyền sử dụng ~ Tín hiệu tương tự ~ Tín hiệu liên tục ~ Tín hiệu gián đoạn ~ Tín hiệu số 118[]: Phương pháp kiểm soát truy nhập bus ảnh hưởng tới ~ Độ tin cậy ~ Tính năng thời gian thực ~ Hiệu suất sử dụng đường truyền ~ Cả 3 phương án trên 119[]: Mục đích chính trong nối mạng truyền thông công nghiệp là ~ Trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị ~ Chia sẻ tài nguyên máy tính ~ Thực hiện hệ thống điều khiển và giám sát lớn ~ Hiện đại hóa hệ thống thông tin đo lường và điều khiển 120[]:Trong truyền thông công nghiệp, khái niệm mã hóa bit tương đương với khái niệm ~ Mã hóa nguồn ~ Mã hóa đường truyền ~ Điều chế tín hiệu ~ Cả b và c 121[]: Phương pháp truy nhập bus nào có tính linh hoạt cao nhất ~ TDMA ~ Master/ Slave ~ Token Passing ~ CSMA/ CD 122Truyền thông tin kỹ thuật số là kỹ thuật truyền sử dụng: ~ Tín hiệu mã hóa dữ liệu ~ Tín hiệu gián đoạn ~ Tín hiệu liên tục ~ Tín hiệu tương tự 123Cấp mạng nào trong một hệ thống tự động hóa nhà máy, có yêu cầu khắt khe nhất về tính năng thời gian thực ~ Mạng xí nghiệp ~ Bus hệ thống ~ Bus điều khiển ~ Bus trường, bus thiết bị 124[]: Khoảng cách Hamming của phương pháp bit chẵn lẻ hai chiều (bảo toàn khối) là: ~1 ~2 ~3 ~4 125[]: Số lỗi tối đa mà phương pháp bit chẵn lẻ hai chiều (bảo toàn khối) có khả năng chắc chắn phát hiện được là: ~1 ~2 ~3 ~4 126[]: Tính năng thời gian thực được đánh giá bởi những yếu tố nào? ~ Thời gian đáp ứng tối đa, thời gian đáp ứng tiêu biểu ~ Chu kỳ bus, thời gian đáp ứng tối đa ~ Thời gian đáp ứng tiêu biểu, chu kỳ bus ~ Thời gian đáp ứng tối đa, chu kỳ bus, độ rung 127Cấu trúc vào/ ra nào không sử dụng bus trường? ~ Vào/ra tập trung ~ Vào/ ra phân tán ~ Vào/ra từ xa ~ Vào/ra trực tiếp với thiết bị bus trường 128Cấu trúc mạng nào sau đây sử dụng tốn dây dẫn nhất? ~ Mạch vòng ~ Daisy chain ~ Đường trục/ đường nhánh ~ Cấu trúc hình sao 129Khi nào KHÔNG cần sử dụng trở đầu cuối với RS- 485? ~ Tốc độ truyền thấp và khoảng cách truyền ngắn ~ Khoảng cách truyền rất lớn ~ Tốc độ truyền thấp ~ Chỉ có hai trạm tham gia mạng 130Phương pháp mã hóa bit nào dưới đây triệt tiêu được dòng một chiều ~ FSK ~ Manchester ~ NRZ ~ Đáp án A&B đúng 131Phương pháp mã hóa bit nào dưới đây tồn tại dòng một chiều ~ NRZ ~ RZ ~ FSK ~ Đáp án A&B đúng 132Tính năng nào sau đây là quan trọng hơn cả trong một hệ thống mạng truyền thông công nghiệp? ~ Độ bảo mật dữ liệu cao ~ Tốc độ truyền cao ~ phạm vi phủ mạng lớn ~ Tính năng thời gian thực 133Mục đích chính trong nối mạng truyền thông công nghiệp là: ~ Trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị ~ Chia sẻ tài nguyên máy tính ~ Thực hiện hệ thống điều khiển và giám sát lớn ~ Hiện đại hóa hệ thống thông tin đo lường và điều khiển 134Điểm khác nhau cơ bản giữa chuẩn RS- 485 với chuẩn RS- 422 là: ~ RS- 485 cho phép liên kết nhiều điểm ~ RS- 485 cho phép truyền với tốc độ cao hơn ~ RS- 485 cho phép khoảng cách truyền lớn hơn ~ RS- 485 sử dụng chế độ truyền chênh lệch đối xứng 135Mục đích của việc điều khiển truy nhập bus là để: ~ Đảm bảo tính năng thời gian thực của hệ thống ~ Tránh xung đột tín hiệu do nhiều trạm cùng gửi ~ Các trạm đọc và ghi được dữ liệu trong mạng ~ Việc truy nhập bus thực hiện theo một thứ tự nhất định 136Mục đích sử dụng mạng truyền thông công nghiệp thực ra không nhằm mang lại ưu điểm về: ~ Tính đa dạng thông tin ~ Tiết kiệm cáp truyền ~ Tốc độ truyền cao ~ Độ tin cậy của thông tin 137Kiến trúc OSI là ~ Một chuẩn giao thức mạng ~ Một mô hình qui chiếu kiến trúc dịch vụ và giao thức ~ Một chuẩn dịch vụ mạng ~ Một chuẩn giao thức và dịch vụ mạng 138Phương pháp truyền tải nào được dùng phổ biến nhất trong các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp ~ Truyền tải dồn kênh ~ Truyền tải dải rộng ~ Truyền tải dải mang ~ Truyền tải dải cơ sở 139Các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp sử dụng chuẩn RS- 485 thường thực hiện chế độ truyền ~ Kết hợp truyền simplex và duplex ~ Hai chiều toàn phần (duplex) ~ Một chiều (simplex) ~ Hai chiều gián đoạn (half- duplex) 140[]:Tính năng nào đóng vai trò quyết định dẫn đến chế độ truyền chênh lệch đối xứng cho phép truyền với tốc độ cao? ~ Khoảng quá độ giữa hai trạng thái tín hiệu nhỏ ~ Các trạm thu phát làm việc với tần số cao ~ Trở kháng của các trạm nhỏ ~ Truyền hai chiều đồng thời 141[]: Phương pháp truy nhập bus Master/ Slave thường được dùng ở các hệ thống mạng: ~ Cấp điều khiển ~ Cấp thấp ~ Cấp điều khiển giám sát ~ Cấp quản lý công ty 142Các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp sử dụng phương pháp truyền ~ Đồng bộ ~ Đồng bộ hoặc không đồng bộ ~ Không đồng bộ ~ Đồng bộ theo từng kí tự 143Truyền không đồng bộ có nghĩa là bên gửi và bên nhận dữ liệu ~ Không cần đồng bộ nhịp ~ Phải đồng bộ nhịp theo từng kí tự ~ Đồng bộ nhịp theo từng bức điện ~ Không đồng bộ về tốc độ truyền 144Khoảng cách Hamming của phương pháp CRC ~ Phụ thuộc vào cách chọn đa thức phát G ~ Phụ thuộc vào chiều dài thông tin nguồn ~ Phụ thuộc vào tỉ lệ thông tin nguồn/ thông tin kiểm lỗi ~ Luôn là 4 145Lớp vật lý trong mô hình OSI là lớp qui định về ~ Đặc tính vật lý của môi trường truyền thông ~ Các cảm biến và cơ cấu chấp hành ~ Đặc tính vật lý của các thiết bị mạng ~ Giao diện vật lý của thiết bị mạng với môi trường truyền 146Lớp nào trong mô hình OSI hầu như không có ý nghĩa đối với các hệ thống truyền thông công nghiệp? ~ Lớp liên kết dữ liệu ~ Lớp vận chuyển ~ Lớp mạng ~ Lớp biểu diễn dữ liệu