Thực hành Dược lý 2021 BÀI 1: ĐƯỜNG HẤP THU (PDF)
Document Details
Uploaded by SaneCharacterization
2021
Tags
Summary
This document is a past paper from a pharmacology course, specifically focusing on the various routes of drug absorption. The paper contains questions about drug mechanisms, and the different reaction times of a drug based on different absorption methods.
Full Transcript
Thực hành Dược lý_ 2021 BÀI 1: ĐƯỜNG HẤP THU KieuDiem BÀI 1: ĐƯỜNG HẤP THU I.MỤC TIÊU: **Mục tiêu kiến thức: - Trinh bày đặc điểm hấp thu các đường: tiêm tĩnh mạch, tiêm phúc mô, tiêm bắp, tiêm dưới da và đường uống. - Trình bày sự l...
Thực hành Dược lý_ 2021 BÀI 1: ĐƯỜNG HẤP THU KieuDiem BÀI 1: ĐƯỜNG HẤP THU I.MỤC TIÊU: **Mục tiêu kiến thức: - Trinh bày đặc điểm hấp thu các đường: tiêm tĩnh mạch, tiêm phúc mô, tiêm bắp, tiêm dưới da và đường uống. - Trình bày sự liên quan giữa hoạt tính dược lực và các đường hấp thu **Mục tiêu kỹ năng: - Thực hiện được thủ thuật: tiêm tĩnh mạch, tiêm phúc mô, tiêm bắp, tiêm dưới da và đường uống trên chuột nhắt trắng. - Xác định các giai đoạn tác dụng của thuốc ngủ. II. NGUYÊN TẮC - Dựa vào tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Phenobarbital. - Đánh giá hoạt tính dược lực của phenobarbital dựa vào 3 thông số: Tốc độ tác dụng (thời gian tiềm phục), Cường độ tác dụng tối đa, Thời gian tác dụng. III. Trả lời câu hỏi. 1/ Thế nào là cá thể dung nhận và không dung nhận thuốc? - Cá thể dung nhận thuốc là cá thể đáp ứng kém với thuốc hơn cá thể bình thường, phải sử dụng liều cao hơn để gây ra tác dụng dược lý. - Cá thể không dung nhận thuốc là cá thể đáp ứng với thuốc cao hơn cá thể bình thường, chỉ cần dụng liều nhỏ cũng có thể gây ra tác dụng dược lý. 2/Phương pháp tiến hành thí nghiệm - Đánh dấu chuột và cân chuột. - Quan sát cử động và đếm nhịp thở của chuột trọn 1 phút. - Đưa dd Phenobarbital 2% liều 70mg/kg vào cơ thể chuột qua đường IM, IV, PO, IP o Tính liều: Liều 70mg/ kg tức là 70mg cho chuột 1kg. Phenolbarbital 2% tức là 2g/100ml. o VD: chuột 300g thì liều Phenobarbital là (300*70/1000) * (100/2000) ml. - Quan sát các con chuột và ghi nhận thời gian tiềm phục, cường độ tác dụng tối đa và thời gian tác dụng. Đếm nhịp thở ở từng giai đoạn. 3/ Các giai đoạn trải qua sau khi tiêm phenobarbital 2%: Giai đoạn kích thích: rối loạn vận động hoặc thất đều - Thất điều: Chuột đi lảo đảo như người say. - RL vận động: di chuyển nhanh nhẹn hơn bình thường hoặc lấy chân quẹt mũi, râu. Giai đoạn ngủ: - Ngủ nông: Mất phản xạ ngửi (đặt que trước mũi chuột, không chạm râu, chuột không phản ứng) - Ngủ sâu: Mất phản xạ co chân (ở vị trí nghỉ kéo chân chuột về sau 2-5s mà chân không co lại) Giai đoạn mê: - Mê nông: Mất phản xạ thăng bằng (Lật chuột 5s sau không tự lật được lại). - Mê sâu: Mất cảm giác đau (kim đâm nhẹ đuôi, chuột nằm yên chỉ rung giật đuôi), mất phản xạ đau (kim đâm nhẹ đuôi, chuột nằm yên không rung giật đuôi). 1 Thực hành Dược lý_ 2021 BÀI 1: ĐƯỜNG HẤP THU KieuDiem Giai đoạn ức chế hành tủy: khi nhịp thở giảm < 100 lần/ phút. - Ức chế hành tủy hồi phục: chuột từ từ tỉnh dậy - Ức chế hành tủy không hồi phục: chuột chết 4/ Đặc điểm các đường hấp thu - Tiêm tĩnh mạch (IV, F=1): thuốc được đưa thẳng vào máu và chịu hiệu ứng vượt qua lần đầu ở phổi. - Tiêm phúc mô (IP, F SC > IM > IP > IV + Cường độ tác dụng tối đa: IV > IP > IM > SC > PO + Thời gian tác dụng: IV > IP > IM > PO - Kết quả thu được ở bảng trên: + Thời gian tiềm phục: IM>IP>IV (phù hợp) và PO thì không ghi nhận được + Cường độ tác dụng tối đa: IP>IM>IV (không phù hợp) và PO thì không ghi nhận. Nếu theo lý thuyết thì IV > IP >IM> PO tức là IV phải có cường độ tác dụng từ mê sâu đến ức chế hành tủy. Chuột PO không ghi nhận được cường độ tác dụng tối đa là do cùng các nguyên nhân với không ghi nhận được thời gian tiềm phục. Nguyên nhân: + Điều kiện thí nghiệm: Âm thanh lớn, quạt, ánh sáng ảnh hưởng phản ứng của cơ thể chuột Chuột không cùng giới, tuổi, dinh dưỡng Chuột chênh lệch trọng lượng Bố trí thí nghiệm khác nhau, người thực hiện khác nhau + Kỹ thuật: Cân chuột sai (chuột PO và IV có thể nặng hơn trọng lượng cân được) Tính liều sai (tính thiếu liều cần thiết để gây tác dụng trên chuột hoặc rút thuốc sai) Tiêm thuốc và cho chuột uống thuốc sai cách Quan sát sai Nhận định kết quả sai + Cơ địa : Chuột dung nhận thuốc (chuột PO và IV dung nhận thuốc nên cần lượng lớn thuốc để gây ra tác dụng dược lý và cường độ tác dụng tối đa lớn hơn chuột bình thường). 3 Thực hành Dược lý_ 2021 BÀI 1: ĐƯỜNG HẤP THU KieuDiem * Bảng kết quả PO IM IP IV Thời gian tiềm phục 25 phút 4 phút 3 phút 7 phút Cường độ tác dụng tối đa Kích thích Mê nông Mê sâu Ngủ nông - Biện luận: Theo lý thuyết, sự liên quan giữa hoạt tính dược lực và đường hấp thu được thể hiện như sau: + Thời gian tiềm phục: PO > IM > IP > IV + Cường độ tác dụng tối đa: IV > IP > IM > PO + Thời gian tác dụng: IV > IP > IM > PO - Kết quả ở bảng ghi nhận được + Thời gian tiềm phục: IP < IM < PO < IV (không phù hợp) + Cường độ tác dụng tối đa: IP > IM > IV > PO (không phù hợp) Nếu theo lý thuyết thì thời gian tiềm phục của chuột IV phải nhỏ nhất tức là IM > IP > IV + Cường độ tác dụng tối đa: IV > IP > IM > PO + Thời gian tác dụng: IV > IP > IM > PO - Theo bảng kết quả ghi nhận: + Thời gian tiềm phục: IV < IP < IM < PO (phù hợp) + Cường độ tác dụng tối đa: IP = PO > IM > IV (Không phù hợp). Theo lý thuyết cường độ tác dụng tối đa chuột IV phải lớn nhất tức là mê sâu hoặc ức chế hành tủy, chuột PO phải nhỏ nhất tức là kích thích hoặc ngủ nông hoặc ngủ sâu 4 Thực hành Dược lý_ 2021 BÀI 1: ĐƯỜNG HẤP THU KieuDiem Các nguyên nhân có thể làm sai lệch kết quả: + Điều kiện thí nghiệm: Âm thanh lớn, quạt, ánh sáng ảnh hưởng chuột Chuột không cùng giới, tuổi, dinh dưỡng Chuột chênh lệch trọng lượng Bố trí thí nghiệm khác nhau, người thực hiện khác nhau + Kỹ thuật: Cân chuột sai Tính liều sai Tiêm thuốc và cho chuộc uống thuốc sai cách Quan sát sai Nhận định kết quả sai + Cơ địa: Chuột dung nhận thuốc (chuột IV cần liều lớn hơn để gây cường độ tác dụng tối đa như chuột bình thường) Chuột không dung nhận thuốc. (chuột PO chỉ cần liếu thấp cũng có thể gây ra cường độ tác dụng tối đa như chuột bình thường) 5