Cảm Xúc Là Gì? PDF

Summary

Tài liệu này trình bày một cách tổng quan về cảm xúc. Nó xem xét các yếu tố sinh lý và tâm lý liên quan đến cảm xúc và cách thức chúng ảnh hưởng đến hành vi của con người. Nó cũng trình bày các chức năng của cảm xúc và vai trò trong tương tác xã hội.

Full Transcript

Cảm xúc là gì? Cảm xúc (emotion) là trạng thái tâm lý thông thường bao gồm các yếu tố sinh lý và tâm trí ảnh hưởng đến hành vi cư xử của con người. Hiểu một cách đơn giản, cảm xúc là những trải nghiệm chủ quan đi kèm với những thay đổi và phản ứng về mặt sinh lý, hành vi và nhận thức. ▪ Sinh lý: Mỗi...

Cảm xúc là gì? Cảm xúc (emotion) là trạng thái tâm lý thông thường bao gồm các yếu tố sinh lý và tâm trí ảnh hưởng đến hành vi cư xử của con người. Hiểu một cách đơn giản, cảm xúc là những trải nghiệm chủ quan đi kèm với những thay đổi và phản ứng về mặt sinh lý, hành vi và nhận thức. ▪ Sinh lý: Mỗi cảm xúc tạo ra những phản ứng sinh lý khác nhau trong cơ thể, bao gồm các thay đổi cụ thể trong hoạt động của não bộ, sản xuất chất dẫn truyền thần kinh, và hoạt động của hệ thần kinh tự chủ. Các thành phần của Cảm xúc ▪ Nhận thức/ Trải nghiệm chủ quan: Đồng thời, quá trình nhận thức cũng diễn ra, nhưng khác nhau tùy từng người và từng văn hóa. Phản ứng nhận thức là những đánh giá tinh thần bao gồm nhận định về tình huống, kỳ vọng, và suy nghĩ về trải nghiệm. ▪ Hành vi: Mỗi cảm xúc cũng tạo ra các phản ứng hành vi khác nhau, như ngôn ngữ cơ thể hoặc biểu cảm khuôn mặt. Các đặc điểm của Cảm xúc Tạm thời Cảm xúc có khởi đầu rõ ràng và thời gian tồn tại ngắn, không giống như tâm trạng có thể kéo dài lâu hơn. Tích cực hoặc tiêu cực Một người có thể cảm thấy vui, buồn, giận dữ hoặc phấn khích. Cường độ thay đổi Một cảm xúc có thể nhẹ nhàng hoặc mãnh liệt. Không tự nguyện Chúng ta không thể chọn lựa cảm xúc mình sẽ trải nghiệm. ▪ Cảm xúc là sự tồn tại tương đối ngắn và có cường độ tương đối mạnh. ▪ Ngược lại, tâm trạng thường có cường độ thấp hơn và kéo dài trong nhiều ngày. Các chức năng của Cảm xúc Chuẩn bị cho hành động của chúng ta VD: thấy chó hung tợn chạy về phía chúng ta phản ứng xúc cảm (sợ hãi) thần kinh phát sinh tình trạng cảnh giác sinh lý chuẩn bị cho cơ thể có hành động khẩn cấp Uốn nắn hành vi trong tương lai của chúng ta Cảm xúc đóng vai trò xúc tiến việc tìm hiểu các thông tin nhằm giúp chúng ta có phản ứng thích hợp trong tương lai VD: phản ứng cảm xúc nảy sinh khi người ta kinh nghiệm qua một sự việc khó chịu – như bị một con chó hung dữ đe dọa – dạy người ta né tránh các trường hợp tương tự. Ngược lại là cảm giác hài lòng, khích lệ đối với hành vi trước đây, khiến cho người ta tìm đến các tình huống tương tự trong tương lai. Điều chỉnh tương tác xã hội Cảm xúc mà chúng ta trải qua thường được bộc lộ rõ rệt, cảm xúc này được thông đạt cho người khác qua hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Các hành vi này như một dấu hiệu giúp người khác hiểu rõ điều chúng ta đang trải qua và dự đoán được hành vi tương lai của chúng ta Giúp họ tương tác hiệu quả và phù hợp. Biểu hiện của cảm xúc mang tính phổ quát Theo Paul Ekman, một nhà nghiên cứu hàng đầu về biểu hiện trên khuôn mặt, tất cả mọi người đều chia sẻ sự chồng chéo trong "ngôn ngữ nét mặt‘’ (Ekman, 1984, 1994). Các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới yêu cầu những người từ các nền văn hóa khác nhau phân biệt những cảm xúc liên quan đến biểu hiện trong những bức ảnh đúng tiêu chuẩn. Mọi người đều có khả năng phân biệt những biểu hiện gắn liền với bảy cảm xúc. Mọi người trên khắp thế giới bất kể khác biệt văn hóa, chủng tộc, giới tính hay học vấn, đều thể hiện những cảm xúc cơ bản theo cách giống nhau và có khả năng nhận biết cảm xúc của người khác bằng cách đọc những biểu hiện trên khuôn mặt. Văn hóa chế ngự những biểu lộ cảm xúc như thế nào? ▪ Một số hình thái phản ứng cảm xúc là độc nhất cho mỗi nền văn hóa. ▪ Văn hóa thiết lập những nguyên tắc xã hội và tính thích hợp để thể hiện những cảm xúc cụ thể. ▪ Văn hóa khác nhau có những chuẩn mực khác nhau đối với cảm xúc. ▪ Chúng ta học những quy luật này từ những người xung quanh trong suốt tiến trình ta lớn lên. ▪ Mỗi nền văn hóa sẽ có một bộ quy tắc khác biệt,khác nhau giữa văn hóa mang tính cá nhân và nền văn hóa mang tính tập thể. ▪ Văn hóa mang tính cá nhân đề cao những nhu cầu cá nhân, trong khi văn hóa mang tính tập thể đề cao nhu cầu cộng đồng. ▪ Nhiều nền văn hóa khác nhau có mức độ kiểm soát cảm xúc xuyên suốt khác nhau(Matsumoto, 2006). ▪ Nhóm nghiên cứu phát hiện rằng người Nga là những người kiểm soát cảm xúc gương mặt nhiều nhất, sau đó là Nhật và Hàn Quốc. Ngược lại, người Mỹ ít kiểm soát cảm xúc qua khuôn mặt nhất. Họ nhận thấy, nụ cười ở những nước như Mỹ, Canada, Zimbabwe và Australia biểu cảm nhất xét về khía cạnh bộc lộ cảm xúc. Nụ cười ở Hong Kong được phát hiện ít bộc lộ rõ cảm xúc nhất, tiếp đến là nụ cười của người Indonesia, Bangladesh, Nga và Thụy Sỹ. ▪ Lý thuyết của James về phản ứng của cơ thể ▪ Lý thuyết Cannon-Bard về những tiến trình thần kinh trung ương ▪ Các lý thuyết đánh giá nhận thức về cảm xúc James-Lange về phản ứng của cơ thể Cảm xúc không phải là nguyên nhân dẫn đến phản ứng sinh lý, mà ngược lại: phản ứng sinh lý xảy ra trước và cảm xúc là kết quả. Kích thích -> Sinh lý -> Cảm xúc Nhấn mạnh vai trò của cơ thể Cannon-Bard về tiến trình thần kinh trung ương Cảm xúc và phản ứng sinh lý xảy ra đồng thời, không phải theo trình tự. Kích thích -> Cảm xúc + Sinh lý (đồng thời) Nhấn mạnh vai trò trung ương thần kinh Lý thuyết này giải thích được sự đồng thời của các cảm xúc và phản ứng sinh lý. Tuy nhiên, nó không làm rõ cách thức não bộ quyết định cảm xúc cụ thể nào sẽ xuất hiện. Schachter-Singer (Lý thuyết hai nhân tố) Thuyết này giải thích cảm xúc chú trọng đến vai trò của nhận thức. Cảm xúc phụ thuộc vào cách chúng ta đánh giá (hay diễn giải) tình huống và kích thích. Kích thích -> Đánh giá -> Cảm xúc (+ Sinh lý) Nhấn mạnh vai trò của tư duy Cơ chế chính: ✓ Một sự kiện hoặc kích thích xảy ra. ✓ Cơ thể phản ứng tự động (VD: tăng nhịp tim, run rẩy, tiết mồ hôi...). ✓ Não bộ nhận biết phản ứng này và "diễn dịch" thành cảm xúc. Ví dụ: Bạn thấy một con rắn-> Cơ thể run, tim đập nhanh -> Bạn cảm thấy sợ hãi. Cơ chế chính: ✓ Một sự kiện kích thích được xử lý bởi vùng thần kinh trung ương (đặc biệt là đồi thị- thalamus). ✓ Sau đó, não đồng thời tạo ra cảm xúc và khởi động phản ứng sinh lý. Ví dụ: Bạn thấy một con rắn-> Vùng đồi thị xử lý thông tin -> Bạn cảm thấy sợ hãi và tim đập nhanh cùng lúc. Cảm xúc được tạo thành từ hai thành phần: ✓ Kích thích sinh lý: Phản ứng cơ thể (như nhịp tim tăng) cung cấp cường độ cho cảm xúc. ✓ Đánh giá nhận thức: Đánh giá tình huống để "gán nhãn" cho cảm xúc. Ví dụ: Nếu tim đập nhanh sau khi thấy một con rắn, bạn đánh giá tình huống nguy hiểm và cảm thấy sợ. Nhưng nếu tim đập nhanh tại một bữa tiệc, bạn có thể diễn giải điều đó là phấn khích. Nhược điểm: ✓ Biến đổi sinh lý phải diễn ra theo một tốc độ khá nhanh, vì chúng ta nhận biết một số cảm xúc hầu như tức thì khi sự việc xảy ra. Ví dụ: sợ hãi khi nghe tiếng bước chân kẻ lạ trong đêm tối. ✓ Nhiều sự nhận biết cảm xúc thường phát sinh ngay trước khi biến đổi sinh lý kịp thời diễn ra. ✓ Không phải lúc nào tình trạng cảnh giác sinh lý cũng gây ra cảm xúc. Ví dụ: 1 người chạy nhanh → nhịp tim và nhịp thở tăng, nhưng không gây ra cảm xúc nào cả. ✓ Cơ thể phát sinh có cảm giác tương đối hạn chế, khó để xác định loại cảm xúc nào là hậu quả đặc thù của biến đổi sinh lý nào. ✓ Nhiều loại cảm xúc gắn liền với các thay đổi sinh lý khá giống nhau. (VD: tim đập nhanh có thể do sợ hãi hoặc phấn khích). Các lý thuyết đánh giá nhận thức nhấn mạnh vai trò của tư duy trong việc hình thành cảm xúc. Chúng giải thích được sự khác biệt trong cảm xúc dù phản ứng sinh lý tương tự, nhưng cũng bị chỉ trích vì xem nhẹ vai trò của các phản ứng sinh lý tự động. Căng thẳng là gì? Căng thẳng là kiểu phản ứng mà một sinh vật tạo ra đối với những sự kiện kích thích làm xáo trộn trạng thái cân bằng và tạo ra gánh nặng hoặc vượt quá khả năng đối phó của nó. Sự kiện gây kích thích: điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài là tác nhân gây căng thẳng Tác nhân gây căng thẳng: là một sự kiện kích thích yêu cầu cơ thể phải đưa ra một số kiểu phản ứng mang tính thích nghi. Ví dụ: một người đạp xe thình lình đổi hướng đi trước mũi chiếc ôtô của bạn, giáo sư thay đổi ngày nộp của bài tiểu luận. Tác nhân gây căng thẳng Thảm họa (Catastrophes) ▪ Những sự kiện lớn, bất ngờ, và thường gây tổn thất nghiêm trọng ▪ Ảnh hưởng đến cá nhân và tác động đến cộng đồng lớn. ▪ Hậu quả: căng thẳng tâm lý nghiêm trọng như rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD). Những thay đổi lớn trong cuộc sống (Significant Life Changes) ▪ Các sự kiện đánh dấu sự chuyển biến trong cuộc sống của một cá nhân (tích cực/ tiêu cực). ▪ Gây xáo trộn cuộc sống thường ngày, đòi hỏi phải thích nghi, từ đó tạo ra căng thẳng. Những khó khăn thường ngày (Chronic Daily Hassles) ▪ Những áp lực nhỏ nhưng lặp đi lặp lại trong cuộc sống hàng ngày ▪ Việc tích tụ lâu dài có thể gây ra căng thẳng mãn tính, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Địa vị xã hội thấp/thiếu quyền lực* (Low Social Status/Power) ▪ Thường phải đối mặt với áp lực lớn từ sự bất công, thiếu tôn trọng, hoặc bị bóc lột. ▪ Lý giải những căng thẳng liên quan đến bất bình đẳng xã hội Phản ứng của một cá nhân đối với những yêu cầu về thay đổi bao gồm nhiều phản ứng khác nhau xảy ra với nhiều cấp độ, cả mặt sinh lý, hành vi, cảm xúc và nhận thức. Phản ứng của một cá nhân đối với những yêu cầu về thay đổi bao gồm nhiều phản ứng khác nhau xảy ra với nhiều cấp độ, cả mặt sinh lý, hành vi, cảm xúc và nhận thức. Phản ứng căng thẳng ở nam và nữ NAM GIỚI Sinh lý Chiến đấu hoặc bỏ chạy” (Fight or Flight) Hormone adrenaline, noradrenaline, và cortisol, testosterone Hành vi Chiến lược tập trung vào vấn đề Hoạt động đơn độc hoặc dành thời gian riêng để xử lý căng thẳng Tâm lý xã hội Góc nhìn tiến hóa Vai trò săn bắt và bảo vệ Ảnh hưởng văn hoá Kỳ vọng phải kìm nén cảm xúc NỮ GIỚI Chăm sóc và giúp đỡ” (Tend and Befriend) Hormone oxytocin ("hormone gắn kết"), cortisol, estrogen Chiến lược tập trung vào cảm xúc Ưu tiên duy trì mối quan hệ để đối phó với căng thẳng Vai trò chăm sóc Khuyến khích bày tỏ và chia sẻ cảm xúc Căng thẳng kịch liệt: những kiểu bắt đầu và kết thúc rõ ràng Căng thẳng kinh niên: trạng thái khuấy động kéo dài, tiếp tục qua thời gian mà trong đó các yêu cầu nhận biết lớn hơn những nguồn an ủi bên trong và bên ngoài được dùng để đối phó với chúng. Cơ thể chúng ta phản ứng khác nhau với những kiểu căng thẳng khác nhau. Phản ứng chống lại hoặc chạy trốn (fight or flight) (Cannon, 1920): một chuỗi hoạt động được kích hoạt trong dây thần kinh và các tuyến nội tiết để chuẩn bị cho cơ thể tự bảo vệ và đấu tranh hoặc chạy tới nơi an toàn. Vùng dưới đồi có liên quan đến một loạt các phản ứng cảm xúc. Tuyến yên nhận tín hiệu từ vùng dưới đồi sẽ tiết ra 2 hormone chủ yếu đối với phản ứng căng thẳng: hormone kích thích tuyến giáp (TTH), giúp tạo ra nhiều năng lượng có sẵn cho cơ thể; và “hormone căng thẳng” (ACTH), giải phóng những hormone khác, giúp điều chỉnh cơ thể. Taylor (2000): phản ứng sinh lý đối với sự căng thẳng có kết quả khác nhau giữa nam và nữ. Căng thẳng dẫn phụ nữ tới phản ứng chăm sóc và giúp đỡ. Phụ nữ đảm bảo sự an toàn của con cái mình bằng cách hướng tới những nhu cầu của chúng; phụ nữ giúp đỡ những thành viên khác trong nhóm xã hội của họ với mục tiêu chung là làm giảm khả năng tổn thương của con cái minh. Hội chứng thích nghi phổ biến (General Adaptation Syndrome - GAS) Selye (1930): tất cả những tác nhân gây căng thẳng đòi hỏi sự thích nghi. 3 giai đoạn: ▪ Phản ứng báo động: khoảng thời gian ngắn của sự thức tỉnh về cơ thể để chuẩn bị cho cơ thể trước hoạt động mạnh mẽ. ▪ Giai đoạn kháng cự: cơ thể chịu đựng và kháng cự những ảnh hưởng làm suy yếu yếu tố gây căng thẳng ▪ Giai đoạn kiệt sức: nguồn lực của cơ thể trở nên suy yếu (yếu tố căng thẳng kéo dài). Hội chứng thích nghi phổ biến (General Adaptation Syndrome - GAS) Việc áp dụng hội chứng thích nghi phổ biến này đã chứng minh giá trị khi giải thích các rối loạn thần kinh - các căn bệnh không thể được giải thích một cách đầy đủ bởi những nguyên nhân thuộc về thể chất. Bệnh tật dường như là một phản ứng không thể tránh khỏi khi căng thẳng. Suy giảm hệ miễn dịch: Khi cơ thể chịu căng thẳng kéo dài, hormone stress (như cortisol) được tiết ra liên tục, dẫn đến việc ức chế hệ miễn dịch. Kết quả: Cơ thể dễ bị nhiễm trùng, khả năng tự chữa lành vết thương hoặc chống lại các bệnh mãn tính như ung thư cũng suy giảm. Các rối loạn tâm lý: Các bệnh lý thực sự do các yếu tố tâm lý gây ra hoặc góp phần, như Tăng huyết áp do căng thẳng, Đau đầu do căng thẳng thần kinh, Hội chứng ruột kích thích (IBS). Hệ thần kinh và nội tiết tố: ✓ Hệ thần kinh giao cảm: phản ứng "chiến đấu hoặc bỏ chạy" làm tăng nhịp tim, huyết áp, và lượng glucose trong máu. ✓ Hệ nội tiết: Stress kéo dài khiến các tuyến nội tiết như tuyến thượng thận tiết ra nhiều cortisol, gây suy giảm trí nhớ; ức chế tăng trưởng hoặc tái tạo tế bào; làm tổn thương các cơ quan như tim hoặc não. Hành vi không lành mạnh: hút thuốc, uống rượu, ăn uống không điều độ, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tiểu đường, hoặc tim mạch. Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thần kinh và miễn dịch.

Use Quizgecko on...
Browser
Browser