Sinh lý 2 PDF
Document Details
Uploaded by FastestGrowingDragon
Đại học Y Hà Nội
Tags
Summary
Đây là một tài liệu về sinh lý học trong y học. Tài liệu này bao gồm các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm.
Full Transcript
- Phân biệt feedback âm và dương - Những câu gạch chân là câu làm sai đã sửa lại key - Sai: 3, 4, 5, 10 ►Đặc điểm của sự sống 1. Đặc điểm của sự sống: A. Thay cũ đổi mới B. Chịu kích thích C. Sinh sản giống mình D. Cả 3 đặc điểm trên ►Nội môi 2. Sắp xếp theo trình...
- Phân biệt feedback âm và dương - Những câu gạch chân là câu làm sai đã sửa lại key - Sai: 3, 4, 5, 10 ►Đặc điểm của sự sống 1. Đặc điểm của sự sống: A. Thay cũ đổi mới B. Chịu kích thích C. Sinh sản giống mình D. Cả 3 đặc điểm trên ►Nội môi 2. Sắp xếp theo trình tự quá trình điều chỉnh thân nhiệt khi cơ thể sốt: (1) Hoạt hóa bộ phận đáp ứng; (2) Tích hợp tín hiệu; (3) hoạt hóa điều hòa ngược dương tính; (4) hoạt hóa bộ phận nhân cảm; (5) giảm điểm chuẩn nhiệt độ A. 2 4 3 1 5 B. 5 3 2 4 1 C. 4 3 1 5 2 D. 4 2 1 3 5 E. 1 2 4 5 3 3. Trong y học, sự mất khả năng duy trì hằng tính nội môi sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lý. A. Đúng B. Sai 4. Điều hòa cân bằng nội môi tạo ra những đáp ứng đặc hiệu của cơ hoặc xương. A. Đúng B. Sai 5. Tăng nồng độ T3, T4 trong máu trong trường hợp bị lạnh là một ví dụ về điều hòa ngược âm tính. A. Đúng B. Sai 6. Đông máu cũng là một quá trình điều hòa ngược dương tính. A. Đúng B. Sai 7. Khi nồng độ glucose máu giảm đột ngột, nồng độ insulin tăng và nồng độ glucagon giảm để đưa glucose trở về mức bình thường. A. Đúng B. Sai ►Hằng tính nội môi 8. Hằng tính nội môi (homeostasis) là điều kiện để tạo ra: A. Sự ổn định môi trường bên trong cơ thể trong giới hạn sinh lý B. Những đáp ứng với kích thích từ trong và ngoài cơ thể C. Mức tiêu hao năng lượng thấp nhất mà vẫn đảm bảo được chức năng của chúng 9. Hệ thống có chức năng bao bọc, chống đỡ, vận chuyển gồm: A. Da, tóc, cơ, khớp B. Da, cơ, xương, khớp C. Hệ tiêu hoá, hệ hô hấp và hệ thống các tế bào trong cơ thể 10. Hệ thống vận chuyển chất dinh dưỡng gồm các thành phần sau, trừ: A. Máu B. Dịch bạch huyết C. Dịch kẽ D. Dịch não tuỷ E. Dịch nội bào 11. Hệ thống bài tiết các sản phẩm chuyển hoá gồm các thành phần sau, trừ: A. Hệ thống hô hấp B. Hệ thống tiêu hoá C. Hệ thống tiết niệu D. Hệ thống miễn dịch E. Da ►Điều hoà chức năng > Điều hoà bằng đường thần kinh 12. Cung phản xạ gồm 5 bộ phận: Trong điều hòa cân bằng nội môi, việc tăng hay giảm hoạt động của một bộ phận đáp ứng liên quan đầu tiên đến vai trò của: A. Trung tâm tích hợp B. Bộ phận nhận cảm C. Cơ hoặc tuyến D. Vòng feedback dương tính E. Vòng feedback âm tính 13. Đặc điểm nào sau không phải là của phản xạ không điều kiện (PXKĐK): A. Tính bản năng B. Tồn tại vĩnh viễn suốt đời C. Di truyền D. Có một cung phản xạ không cố định E. Có tính chất loài, trung tâm của phản xạ nằm ở phần dưới của hệ thần kinh 14. Đặc điểm nào sau không phải là của phản xạ có điều kiện (PXCĐK): A. Được thành lập trong đời sống, sau quá trình luyện tập B. Cung PXCĐK cố định C. Trung tâm ở vỏ não D. Không phụ thuộc vào tính chất của tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ ►Điều hoà chức năng > Điều hoà bằng đường thể dịch 15. Yếu tố điều hoà bằng đường thể dịch chủ yếu là: A. Oxy B. CO2 C. Các ion D. Hormon ►Điều hoà chức năng > Cơ chế điều hoà ngược > Điều hoà ngược âm tính 16. Trường hợp tăng thông khí phổi khi nồng độ CO2 trong dịch ngoại bào tăng là ví dụ về: A. Điều hòa chức năng thông khí phổi B. Điều hòa chức năng trao đổi khí C. Điều hòa ngược âm tính D. Điều hòa ngược dương tính E. Bài tiết sản phẩm chuyển hóa 17. Trường hợp giảm thông khí phổi khi nồng độ CO2 trong dịch ngoại bào giảm là ví dụ về: A. Điều hòa chức năng thông khí phổi B. Điều hòa chức năng trao đổi khí C. Điều hòa ngược âm tính D. Điều hòa ngược dương tính E. Bài tiết sản phẩm chuyển hóa 18. Trường hợp nhịp tim giảm khi huyết áp tăng là ví dụ về: A. Điều hòa hoạt động giữa tim và hệ mạch máu B. Điều hòa hoạt động giữa tim và hệ thần kinh C. Điều hòa hoạt động giữa hệ thần kinh và hệ mạch máu D. Điều hòa ngược âm tính E. Điều hòa ngược dương tính 19. Trường hợp nhịp tim tăng khi huyết áp giảm là ví dụ về: A. Điều hòa hoạt động giữa tim và hệ mạch máu B. Điều hòa hoạt động giữa tim và hệ thần kinh C. Điều hòa hoạt động giữa hệ thần kinh và hệ mạch máu D. Điều hòa ngược âm tính E. Điều hòa ngược dương tính 20. Mục đích của điều hòa ngược âm tính A. Điều hòa hoạt động các mô của cơ thể B. Điều hòa nồng độ các chất trong dịch ngoại bào C. Duy trì sự ổn định nội môi D. Duy trì nhiệt độ hằng định cho sự ổn định các chức năng cơ thể ►Điều hoà chức năng > Cơ chế điều hoà ngược > Điều hoà ngược dương tính 21. Một ví dụ về điều hòa ngược dương tính: A. Điều nhiệt B. Điều hòa nồng độ glucose/máu C. Sổ thai D. Điều hòa nồng độ calci/máu 22. Một ví dụ về điều hòa ngược dương tính: A. Điều nhiệt B. Điều hòa nồng độ glucose/máu C. Stress D. Điều hòa nồng độ calci/máu 23. Một ví dụ về điều hòa ngược dương tính: A. Điều nhiệt B. Điều hòa nồng độ glucose/máu C. Sự hình thành nút tiểu cầu D. Điều hòa nồng độ calci/máu 24. Một ví dụ về tác dụng không có lợi của điều hòa ngược dương tính: A. Sổ thai B. Stress C. Mất đột ngột 2 lít máu D. Sự hình thành nút tiểu cầu