Học thuyết Âm Dương: Định nghĩa, Quy luật và Ứng dụng (PDF)

Summary

Tài liệu này trình bày về Học thuyết Âm Dương. Nội dung bao gồm định nghĩa, các quy luật cơ bản, và ứng dụng của học thuyết trong các lĩnh vực như sinh lý, bệnh lý, chuẩn đoán và cách điều trị. Đây là một tài liệu nghiên cứu quan trọng trong Y học cổ truyền.

Full Transcript

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG ( 02 tiết ) MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được định nghĩa của Học thuyết Âm dương 2. Trình bày được nội dung 4 quy luật cơ bản của Học thuyết Âm dương 3. Trình bày được những áp dụng của Học thuyết Âm dư...

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG ( 02 tiết ) MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được định nghĩa của Học thuyết Âm dương 2. Trình bày được nội dung 4 quy luật cơ bản của Học thuyết Âm dương 3. Trình bày được những áp dụng của Học thuyết Âm dương trong sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán và điều trị. 1. Khái niệm- định nghĩa: Học thuyết âm dương là một trong những học thuyết xuyên suốt quá trình học môn YHCT nó quán triệt từ đầu đến cuối, từ đơn giản đến phức tạp trong suốt quá trình cấu tạo cơ thể, sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán, và các phương pháp chữa bệnh y học cổ truyển (thuốc, châm cứu, xoa bóp, khí công v.v…) Biểu tượng âm dương ( hình đồ thái cực ) Âm dương là khái niệm biểu thị thuộc tính mâu thuẫn của tất cả các sự vật và hiện tượng Mối liên hệ nội tại của âm dương là nguồn gốc của sự sinh trưởng biến hóa tiêu vong của sự vật đó Người xưa quan niệm: - Âm có nghĩa là: u ám, tối tăm, còn có nghĩa là mây, tĩnh - Dương có nghĩa cao sang, rộng lớn, còn có nghĩa là rực rỡ của mặt trời Sự hình thành: Quan sát vũ trụ, thiên nhiên, xã hội, người xưa thấy vũ trụ luôn luôn vận động và các sự vật đều trải qua quá trình: sinh ra, lớn lên , trưởng thành, già đi, chết và biến thành vật khác. Sau khi phân tích những sư vật, phát hiện thấy một sự vật muốn tồn tại phải có hai mặt có tính đối lập với nhau, nhưng lại thống nhất với nhau. Ví dụ : 1 ( dương ) 2 ( âm) Trong vũ trụ Trời Đất Trong một ngày đêm có Ngày Đêm Sáng Tối Nóng Lạnh Trong một vật có Chức năng Vật chất Trên Dưới Ngoài Trong Trái Phải Sau Trước Trong hoạt động có Ra vào Lên Xuống Động Tĩnh Như vậy về cấu trúc mọi vật chất và hiện tượng của vũ trụ đều gồm hai mặt âm và dương đối lập và thống nhất với nhau. Vậy Học thuyết Âm dương là một phương pháp về vũ trụ quan (vũ: không khí; trụ: thời gian; quan: quan sát) của người phương đông đề cập đến các quy luật xuất hiện, tồn tại, phát triển, tiêu vong của sự vật hiện tượng. Hay nói cách khác: Cách đây 3.000 năm, người xưa đã nhận thấy sự vật luôn luôn có mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hóa để phát sinh, phát triển và tiêu vong gọi là Học thuyết Âm dương. 2. Các quy luật cơ bản trong học thuyết âm dương: 2.1. Âm dương đối lập nhau Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa hai mặt âm dương. Ví dụ: ngày và đêm; nước và lửa; ức chế và hưng phấn… 2.2. Âm dương hỗ căn Hỗ là: Tương hỗ, hỗ trợ Căn là: rễ, gốc Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau. Hai mặt âm dương tuy đối lập với nhau nhưng phải nương tựa lẫn nhau mới tồn tại được, mới có ý nghĩa. Cả hai mặt đều là tích cực của sự vật, không thể đơn độc phát sinh, phát triển được. Ví dụ: - Có đồng hóa mới có dị hóa, hay ngược lại nếu không có dị hóa thì quá trình đồng hóa không tiếp tục được. Năng lượng được tích lũy ở quá trình đồng hóa sẽ được giải phóng trong quá trình dị hóa để cung cấp lại cho hoạt động tổng hợp của đồng hóa. Hai quá trình này tuy trái ngược nhau nhưng hỗ trợ lẫn nhau. Nếu không có đồng hóa thì không có nguyên liệu cho dị hóa và ngược lại không có dị hóa thì không có năng lượng cho hoạt động đồng hóa. - Hưng phấn và ức chế đều là quá trình tích cự c của hoạt động vỏ não, hai quá trình này chế ước và tác dụng hỗ căn cho nhau. Quá trình hưng phấn và ức chế này biến đổi nhưng phải bảo đảm thế cân bằng, hưng phấn quá mức hoặc ức chế quá độ, bệnh tật sẽ sinh ra. 2.3. Âm dương tiêu trưởng Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển. Quá trình này chính là quá trình vận động và phát triển của sự vật. Sự mâu thuẫn âm dương không phải là đứng yên, không biến hóa mà là sự chống đỡ lẫn nhau, luôn luôn phát sinh hiện tượng bên này kém bên kia hơn, bên này tiến bên kia lùi. Quá trình phát triển của sự vật là quá trình đấu tranh tiêu trưởng, biến hóa của âm dương và cũng là quá trình chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương. Ví dụ: - Sự chuyển hóa khí hậu 4 mùa trong năm luôn thay đổi từ nóng sang lạnh và ngược lại. Từ lạnh sang nóng: là quá trình âm tiêu dương trưởng. Từ nóng sang lạnh: là quá trình dương tiêu âm trưởng. Sự vận động của hai mặt âm dương có tính chất giai đoạn, tới mức độ nào đó sẽ chuyển hóa sang nhau: Dương cực sinh âm và âm cực sinh dương Hàn cực sinh nhiệt và nhiệt cực sinh hàn - Trong bệnh lý: Bệnh thuộc phần dương (sốt cao) có khi ảnh hưởng đến phần âm (gây mất nước) Bệnh thuộc phần âm (mất nước, điện giải) tới một mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng đến phần dương (trụy mạch, choáng gọi là thoát dương) 2.4. Âm dương bình hành (bình hòa) Âm dương bình hành là âm dương thăng bằng, âm dương quân bình còn có nghĩa là sự vận động của âm dương luôn giữ ở thế cân bằng hoặc tiến về sự quân bình. Điều này thể hiện âm dương tuy mâu thuẫn nhưng hỗ căn, tiêu trưởng nhưng luôn theo thế cân bằng. Hai mặt âm dương tuy đối lập, vận động không ngừng, nhưng luôn lập lại được thế thăng bằng, thế quân bình giữa hai mặt. Sự mất thăng bằng của 2 mặt âm dương là biểu hiện quá trình bệnh lý đã phát sinh ra trong cơ thể. Đối với cơ thể con người cần phải duy trì sự thăng bằng của âm dương, không được để cho sự thiên thịnh hoặc thiên suy về bất cứ một mặt nào. Tuy nhiên sự thăng bằng của sinh lý không phải là thăng bằng một cách tuyệt đối mà là sự thăng bằng tương đối được duy trì trong quá trình biến hóa tiêu trưởng. Ví dụ: Khi cơ thể vận động thì có quá trình tiêu hao thể dịch để tạo năng lượng, Đó là quá trình âm tiêu dương trưởng. Trong quá trình hóa sinh các chất dinh dưỡng cần năng lượng. Sự tiêu hao năng lượng là quá trình dương tiêu các chất được hấp thu bù đắp đó là quá trình âm trưởng dương tiêu. Có thể nói sự biến hóa tiêu trưởng là điều kiện tất yếu để thúc đẩy sự phát triển trưởng thành và tiêu vong của sự vật, sự mâu thuẫn và hỗ căn là chỉ sự đối lập và thống nhất. Tiêu trưởng và bình hành là xu hướng đối lập quy định một thế quân bình. Từ 4 quy luật trên, khi vận dụng trong y học người ta còn thấy một số phạm trù sau: a. Sự tương đối và tuyệt đối của hai mặt âm dương Mọi sự vật hiện tượng vật đều bao hàm hai mặt âm và dương. Sự phân định âm dương là tùy thuộc tính của sự vật hiện tượng (dương:hưng phấn, bên ngoài, nóng..; âm: yên tĩnh, bên trong, lạnh…). Tuy nhiên, sự quy loại âm dương cũng chỉ có tính chất tương đối. Trong điều kiện nào đó, sự vật là âm nhưng điều kiện khác là dương, âm dương là sự so sánh tương đối trong một điều kiện nhất định. Ví dụ: sốt là nhiệt thuộc dương nhưng nếu sốt cao thuộc lý và phải dùng thuốc hàn b. Trong âm có dương và trong dương có âm Ví dụ: Ngày là dương đêm là âm nhưng: Trong một ngày - Từ sáng đến trưa là dương (dương trong dương) - Từ trưa đến tối là âm (dương trong âm) Đêm là âm nhưng: - Từ 18 giờ - 22 giờ là dương (dương trong âm ) - Từ 23 gờ - 0 giờ là âm (âm trong âm ) - Về cấu trúc của cơ thể: tạng thuộc âm, phủ thuộc dương nhưng: Tạng can có can âm (can huyết), can dương (can khí) Tạng thận có thận âm (thận thủy) thận dương (thận hỏa)… - Nam là dương nhưng trong nam có âm, dương. - Nữ là âm nhưng trong nữ có âm, dương. Âm dương mang tính quy luật chứ không phải bản thể. Âm và dương có quan hệ hỗ căn, nương tựa nhau cùng tồn tại và có khi xen kẽ vào nhau trong quá trình phát triển. Điều này biểu hiện trong âm có dương, trong dương có âm nhưng đồng thời biểu hiện tính tương đối và tuyệt đối của âm dương. c. Bản chất và hiện tượng Thông thường bản chất thường phù hợp với hiện tượng, hiện tượng biểu hiện bản chất nhưng có lúc hiện tượng tưởng như phản ánh không phù hợp với bản chất, người ta gọi là hiện tượng chân giả hoặc thật giả. Khi chữa bệnh người ta chữa vào bản chất của bệnh: như bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùng thuốc hàn… Khi bản chất không phù hợp với hiện tượng gọi là sự “Thật giả” (chân giả) trên lâm sàng phải xác định cho đúng bản chất để dùng thuốc chữa đúng nguyên nhân. Ví dụ: Bệnh nhân tiêu chảy do lạnh thì tiêu chảy nhiều (chân hàn) Mất nước gây ra sốt co giật là hiện tượng nhiệt như vậy sốt là chân hàn giả nhiệt nên phải dung thuốc ấm nóng để chữa nguyên nhân. 3. Ứng dụng trong y học Trong YHCT các y gia quan niệm quá trình hoạt động đời sống của con người cũng là quá trình vận động mâu thuẫn thống nhất của âm dương vì thế các sách của YHCT đều lấy quan hệ lẫn nhau giữa âm với dương để giải thích sự hoạt động sinh lý và hiện tượng bệnh lý của cơ thể. 3.1 Về cấu tạo của cơ thể Các kết cấu này tồn tại trong mối quan hệ phức tạp của các mặt đối lập - Nhìn chung cơ thể được quy định như sau: Âm gồm: tạng, kinh âm, huyết, bụng, bên trong, dưới… Dương gồm: phủ, kinh dương, khí, lưng, bên ngoài, trên … - Trong âm có dương, trong dương có âm Tạng thuộc âm, Phủ thuộc dương nhưng do tính chất trên nên còn phân ra: phế âm, phế khí; thận âm, thận dương; can huyết, can khí; vị âm, vị hỏa … Khoang bụng ở dưới là âm, trong khoang bụng có tạng can thuộc dương… 3.2. Sinh lý YHCT quan niệm với nguyên tắc về sự biến hóa của vật chất và chuyển hóa năng lượng: dùng âm để đại biểu cho vật chất, dùng dương để đại biểu cho cơ năng và nhận thấy rằng mọi vật chất hữu hình đều có thể sinh ra năng lượng, tất cả năng lượng đều có cơ sở vật chất của nó, giữa hai thứ này có sự hỗ trợ lẫn nhau. Sách Tố Vấn nói: “âm ở trong là cái để giữ lấy dương, dương ở ngoài là cái để sai khiến âm” Đây là sự biểu hiện cụ thể của âm dương nương tựa lẫn nhau. Ví dụ: Cơ thể cần chất dinh dưỡng (âm) để duy trì chức năng hoạt động (dương). Thức ăn muốn thành chất dinh dưỡng (âm) phải dựa vào hoạt động chức năng năng tiêu hóa (dương). Chức năng hoạt động được là nhờ khí (dương), khí do âm tinh (âm) sinh ra. Dinh dưỡng và chức năng dựa vào nhau để tồn tại, cái nọ sinh ra cái kia để đảm bảo sự sống của toàn cơ thể cũng như của từng bộ phận. 3.3. Bệnh lý Các bộ phận ngoài (biểu), trong (lý), vật chất và công năng hoạt động sinh lý bình thường được khi có sự cân bằng nhịp nhàng. Âm dương phải cân bằng. Đó là trạng thái sinh lý. Âm dương mất cân bằng trở thành trạng thái bệnh lý. Âm dương đã tư sinh lẫn nhau, lại tiêu trưởng lẫn nhau vì thế khi âm dương mất điều hòa sẽ xuất hiện ra hiện tượng một bên mạnh, một bên yếu. Bệnh tật phát sinh ra do sự mất thăng bằng về âm dương trong cơ thể được biểu hiện bằng sự thiên thắng hay thiên suy (hoặc là âm dương quá thịnh hoặc là quá suy) Nếu Âm quá thịnh, nó sẽ át Dương. Vì âm có biểu hiện là hàn, nên biểu hiện bệnh lý của Âm thịnh sẽ là hàn. Nếu Dương quá thịnh, nó sẽ át mất Âm. Vì dương có biểu hiện là nhiệt nên biểu hiện bệnh lý của Dương thịnh sẽ là nhiệt. Nếu Âm quá suy, nó sẽ bị Dương át đi. Vì Dương có biểu hiện là nhiệt nên biểu hiện bệnh lý của Âm quá suy (Âm hư) sẽ là nhiệt. Nếu Dương quá suy, nó sẽ bị Âm át đi. Vì Âm có biểu hiện là hàn nên biểu hiện bệnh lý của Dương quá suy (Dương hư) sẽ là hàn. Như vậy có thể thấy: âm thịnh hoặc dương suy đều có biểu hiện bệnh lý là hàn. Dương thịnh hoặc âm suy đều có biểu hiện bệnh lý là nhiệt. Khi điều trị bệnh là điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng âm dương nhưng phải đúng chân thể của nó. 3.4. Chẩn đoán Tính chất của bệnh không ra ngoài hai loại âm và dương. Nắm vững được quy luật biến hóa của âm dương để tiến hành, phân tích tổng hợp thì có thể tìm được bản chất của bệnh, tìm được tính chất âm dương của bệnh từ đó tìm được pháp điều trị thích hợp. Chẩn đoán chính xác phải vận dụng tứ chẩn (vọng- văn -vấn- thiết) để tìm các triệu chứng, phân định vị trí của người (biều-lý), phân định trạng thái cơ thể và mức độ của yếu tố gây bệnh (hư-thực) sau đó quy nạp tính chất của bệnh (hàn- nhiệt) và khái quát lại bằng âm dương. Lâm sàng thường chia thành hội chứng âm hoặc hội chứng dương Âm chứng Dương chứng Vọng Lãnh đạm, thờ ơ, tinh thần yếu Kích động, bồn chồn, cáu kỉnh, đuối, sắc da tối, người mệt mỏi sắc da sáng, chất lưỡi thon đỏ, rêu không có sức, chất lưỡi nhợt, vàng bệu, rêu lưỡi trắng … Văn Giọng nói nhỏ yếu, đoản hơi, Giọng nói to, thở nhanh, dịch tiết dịch tiết trong loãng … nhầy, dính … Vấn Sợ lạnh, không có cảm giác ngon Sốt, thích uống đồ mát khi khát, miệng, thích đồ nóng, cảm giác khô miệng, phân khô cứng, tiểu ít, mệt mỏi, tiểu trong dài, buồn nước tiểu vàng, đau dữ dội, bệnh ngủ, đau không rõ ràng, diễn tiến nhanh và cấp tính… bệnh chậm và mạn tính… Thiết Mạch trầm trì vô lực Mạch phù sác hữu lực Đau thiện án Đau cự án Dựa vào bát cương (8 cương lĩnh) để đánh giá vị trí nông sâu của bệnh, tính chất của bệnh, trạng thái người bệnh và xu thế chung nhất của bệnh tật (biểu, lý, hư, thực, hàn, nhiệt và âm dương) trong đó âm dương chiếm vị trí tổng cương và chiếm địa vị chủ yếu, là cương lĩnh trong việc biện chứng luận trị Dương Âm Xác định mối quan hệ giữa tác nhân gây bệnh và chính khí của cơ thể (đánh giá xu thế chung của bệnh tật) Biểu Lý Để xác định khu vực bị bệnh (xác định vị trí nông sâu của bệnh tật) Thực Hư Để xác định chính khí của cơ thể (đánh giá trạng thái người bệnh và tác nhân gây bệnh) Nhiệt Hàn Để xác định tính chất của bệnh (Chẩn đoán tính chất bệnh) 3.5. Điều trị Nguyên tắc chính là lập lại cân bằng về âm dương của cơ thể. Thông qua tứ chẩn, bát cương để chẩn đoán bệnh tật và xác định được tình hình cụ thể âm dương, bên nào thịnh bên nào suy mà định ra nguyên tắc trị liệu. Tùy theo tình trạng hư, thực, hàn, nhiệt của bệnh mà điều trị bằng các phương pháp khác nhau như: thuốc, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dưỡng sinh… - Thuốc được chia làm hai loại: Thuốc lạnh, mát (hàn, lương) thuộc âm để chữa bệnh nhiệt thuộc dương Thuốc nóng, ấm (nhiệt, ôn) thuộc dương để chữa bệnh hàn thuộc âm Ví dụ: * Dương nhiệt thịnh quá làm cho âm dịch hao tổn thì dùng thuốc có tính lạnh để tả dương bổ âm * Nếu âm hàn thịnh quá làm cho dương khí suy kém thì dùng thuốc nhiệt để tả âm, bổ dương - Châm cứu: Bệnh nhiệt dùng châm; bệnh hàn dùng cứu Bệnh thuộc tạng (thuộc âm) thì dùng các huyệt du sau lưng (thuộc dương); bệnh thuộc phủ (thuộc dương) thì dùng các huyệt mộ ở ngực, bụng (thuộc âm), theo nguyên tắc: “theo dương dẫn âm, theo âm dẫn dương” Sách Tố Vấn nói “Hư thì bổ, thực thì tả, bệnh nhiệt thì làm cho mát đi, bệnh hàn thì làm cho ấm nóng lên. Trái lại vì dương hư không chế được âm mà âm trở âm nên thịnh thì nên bổ dương để tiêu âm, vì âm hư không kìm được dương mà dương trở nên thịnh thì nên bổ để kìm dương” 3.6. Phòng bệnh Nguyên tắc chính là giữ sự cân bằng âm dương Âm dương đối lập: + Mùa đông mặc áo ấm, mùa hè mặc áo thoáng mát. + Nếu công việc là lao động trí óc thì lúc nghỉ ngơi nên chọn các hoạt động thể lực và ngược lại Âm dương tiêu trưởng: Khi làm việc thì nên khởi động từ từ sau đó mới tăng dần cường độ lên, đến khi nghỉ ngơi thì giảm cường độ làm việc sau đó mới chuyển sang nghỉ ngơi hoàn toàn… Tài liệu tham khảo: 1. Trường Đại học Y Hà Nội (2011). Bài giảng y học cổ truyền tập I. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Hoàng Bảo Châu (1997). Lý luận cơ bản y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.