Ôn Tập Vật Lý Lớp 12 PDF
Document Details

Uploaded by QuaintHeliotrope3713
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
Tags
Summary
Tài liệu ôn tập môn Vật lý lớp 12 này bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm về chủ đề điện từ, giúp học sinh củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập. Đề bài được trình bày theo nhiều dạng khác nhau cùng với đáp án.
Full Transcript
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai: Câu 1. Chỉ ra câu đúng, sai trong các câu sau? a)Các đường sức từ của dây dẫn mang dòng điện thẳng rất dài là các đường tròn đồng tâm, tâm nằm trên dây dẫn và nằm trên mặt phẳng vuông góc với dây dẫn. b)Các đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song s...
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai: Câu 1. Chỉ ra câu đúng, sai trong các câu sau? a)Các đường sức từ của dây dẫn mang dòng điện thẳng rất dài là các đường tròn đồng tâm, tâm nằm trên dây dẫn và nằm trên mặt phẳng vuông góc với dây dẫn. b)Các đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song, cách đều nhau. c)Nói chung các đường sức điện là những đường cong kín, còn các đường sức từ là những đường cong không kín. d)Qua mỗi điểm trong không gian có từ trường chỉ vẽ được một và chỉ một đường sức từ. Câu 2. Chỉ ra đáp án đúng, đáp án sai? Bên dưới là hình ảnh phân bố mạt sắt của ống dây có dòng điện chạy qua. a)Bên ngoài ống dây, các đường sức từ là những đường cong không kín. b)Trong lòng ống dây, các đường sức từ là những đường thẳng song song và cách đều nhau. c)Các đường sức từ có thể quan sát bằng mắt thường mà không cần mạt sắt. d)Hình ảnh mạt sắt có dạng giống với hình ảnh mạt sát do một nam châm thẳng gây ra. Câu 3. Chỉ ra đáp án đúng, đáp án sai? Rắc đều một lớp mạt sắt lên một tấm nhựa mỏng, phẳng và trong suốt. Đặt tấm nhựa này lên phía trên một thanh nam châm, sau đó gõ nhẹ. Quan sát hình ảnh mạt sắt được tạo thành trên tấm nhựa. a)Từ phổ là hình ảnh các mạt sắt nằm dọc theo những đường nhất định. b)Nếu đặt thanh nam châm song song với tấm nhựa, các mạt sắt sẽ sắp xếp theo các đường thẳng. c)Các đường sức từ càng dày thì từ trường càng mạnh. d)Các mạt sắt sẽ tập trung dày hơn ở vùng gân hai cực của thanh nam châm. Câu 5. Chỉ ra đáp án đúng, đáp án sai? Quy tắc nắm bàn tay phải được sử dụng để xác định hướng của đường sức từ xung quanh dây dẫn khi biết hướng dòng điện. Chọn đáp án đúng hoặc sai cho các phát biểu sau? a)Khi ngón cái của bàn tay phải chỉ theo hướng dòng điện thẳng dài, các ngón tay cuộn lại chỉ theo hướng của đường sức từ. b)Khi các ngón tay cuộn lại của bàn tay phải chỉ theo hướng dòng điện tròn, ngón cái chỉ theo hướng của đường sức từ. c)Khi ngón cái của bàn tay phải chỉ theo hướng dòng điện trong ống dây, các ngón tay chỉ theo hướng của đường sức từ. d)Quy tắc nắm bàn tay phải chỉ áp dụng cho dòng điện xoay chiều. Câu 6. Chọn đáp án đúng hoặc sai cho các phát biểu sau? a)Khi đưa một dây dẫn mang dòng điện lại gần một dây dẫn có dòng điện chạy qua khác, dây dẫn này sẽ bị hút hoặc đẩy tùy thuộc vào chiều của hai dòng điện. b)Các đường sức từ xung quanh một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua có hình dạng là những đường tròn đồng tâm. c)Trong một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua, từ trường bên trong cuộn dây sẽ yếu hơn từ trường bên ngoài cuộn dây. d)Khi đưa một thanh nam châm lại gần mạt sắt thì mạt sắt sẽ bị hút hoặc đẩy ra tùy thuộc vào cực nào đưa lại gần chúng. Câu 7. Chọn đáp án đúng hoặc sai cho các phát biểu sau? a)Chiều của đường sức từ bên ngoài thanh nam châm đi từ cực Nam sang cực Bắc. b)Mật độ đường sức từ càng dày thì từ trường càng mạnh. c)Đường sức từ bên trong một ống dây có dòng điện chạy qua có cùng chiều với đường sức từ bên ngoài ống dây. d)Tại các điểm gần cực của một nam châm, đường sức từ có mật độ cao hơn so với các điểm xa. Câu 8. Chỉ ra đáp án đúng, đáp án sai? Bên dưới là hình ảnh của các từ phổ. a)Từ phổ của nam châm chữ U cho thấy đường sức từ chạy từ cực Bắc qua không khí và trở lại cực Nam. b)Từ phổ của một thanh nam châm thẳng cho thấy đường sức từ tập trung tại hai cực của nam châm và phân tán ra ngoài ở phần giữa. c)Từ phổ của một cuộn dây có dòng điện chạy qua có dạng tương tự như từ phổ của một nam châm thẳng. d)Từ phổ của dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có dạng là những vòng tròn đồng tâm xung quanh dây dẫn, với mật độ đường sức từ giảm dần khi ra xa dây dẫn. Câu 9. Chọn đáp án đúng hoặc sai cho các phát biểu sau? a)Véc tơ cảm ứng từ đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực. b)Cảm ứng từ bên trong một cuộn dây có dòng điện chạy qua thường mạnh hơn cảm ứng từ bên ngoài cuộn dây. c)Từ trường đều là từ trường có véc tơ cảm ứng từ tại mọi điểm đều bằng nhau. d)Cảm ứng từ của một nam châm thẳng có cùng độ lớn tại mọi điểm. Câu 11: Chỉ ra đáp án đúng, đáp án sai? Một đoạn dây dẫn bằng đồng được đặt vuông góc với đường sức từ một từ trường đều và nằm cân bằng theo phương ngang song song với mặt đất như hình vẽ, trong đoạn dây có dòng điện với cường độ I=0,7A. Bỏ qua ảnh hưởng của từ trường Trái Đất tác dụng lên đoạn dây. Biết khối lượng của một đơn vị chiều dài của đoạn dây là 0,0466kg/m, lấy g=9,8m/s2. a) Cảm ứng từ có phương nằm ngang. b) Cảm ứng từ có chiều từ trái qua phải. c) Độ lớn lực từ bằng độ lớn trọng lực. d) Độ lớn cảm ứng từ có giá trị là 7.10-2 T Câu 12: Chỉ ra đáp án đúng, đáp án sai?Quan sát hình vẽ và cho biết a) Dụng cụ số 3 là cân lò xo. b) Dụng cụ số 2 là nam châm điện. c) Dụng cụ số 4 là khung dây. d) Số 1 là khung dây. Câu 13: Chỉ ra đáp án đúng, đáp án sai? Một dây dẫn dài 100cm mang dòng điện được đặt vuông góc với đường sức từ một từ trường đều có B=5mT. Trong mỗi giây có 1020 electron đi qua tiết diện thẳng của dây dẫn. Biết e=1,6.10-19C. a. Cường độ dòng điện qua dây dẫn là 16A b. Lực từ tác dụng lên dòng điện có độ lớn 8N c. Chiều của lực từ được xác định bằng quy tắc nắm tay phải. d. Trong quy tắc bàn tay trái để xác định lực từ, ta đặt lòng bàn tay mở rộng, các ngón tay song song với các đường sức từ. Câu 14: Chỉ ra đáp án đúng, đáp án sai? Một dây dẫn bằng đồng khối lượng 200g dài 50cm mang dòng điện I được treo vuông góc trong từ trường đều B=0,05T bằng một sợi dây mảnh như hình vẽ. Lấy g=9,8m/s2 , e=1,6.10-19 C. Trong mỗi giây có 2.1019 electron đi qua tiết diện thẳng của dây dẫn. Biết rằng dây dẫn không giãn và có thể chịu lực được tối đa 2N. a. Lực từ tác dụng lên dây dẫn có độ lớn 0,08N b. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là I=3,2A c. Dây treo sẽ bị đứt. d. Trong hình vẽ bên, góc = 2,337rad Câu 15: Chỉ ra đáp án đúng, đáp án sai? Một đoạn dây dẫn có khối lượng 0,010 kg được treo bằng các lò xo trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 0,041 T và hướng theo phương ngang (Hình vẽ). Phần dây dẫn nằm ngang trong từ trường và vuông góc với cảm ứng từ có chiều dài 1,0 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Biết lò xo ở trạng thái tự nhiên và dây treo không nhiễm từ. a. Độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn cân bằng với trọng lực tác dụng lên dây b. Lực từ có chiều thẳng đứng từ dưới lên trên. c. Dòng điện có chiều từ B đến A d. Cường độ dòng điện chạy qua dây AB có giá trị 2,4 A Câu 16. Chỉ ra đáp án đúng, đáp án sai? Một dây dẫn dài 80cm mang dòng điện đặt vuông góc với từ trường có B = 45mT. Cho các hình vẽ. a)Hình biểu diễn đúng hướng lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I có chiều như hình vẽ đặt trong từ trường đều, đường sức từ có hướng như hình vẽ là hình 2. b)Nếu trong mỗi giây có 2.1018 electron đi qua tiết diện thẳng của dây dẫn thì cường độ dòng điện bằng 0,32 A. c)Độ lớn lực từ tác dụng lên dòng điện bằng 11mN khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn có độ lớn 0,32A. d)Đem dây dẫn treo vào 2 sợi dây sao cho dây dẫn nằm ngang , vuông góc với từ trường đều, khối lượng dây dẫn là 2g, g = 9,8m/s2. Để cho dây dẫn cân bằng thì dòng điện chạy qua dây dẫn có độ lớn bằng 0,54A( bỏ qua ảnh hưởng của từ trường Trái Đất tác dụng lên dây dẫn). Câu 17. Chỉ ra đáp án đúng, đáp án sai? Đặt Một dây dẫn có chiều dài 50cm mang dòng điện cường độ 4 A vào trong 1 từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ B như hình vẽ , tạo với từ trường đều một góc 420. Từ trường tác dụng lên dây dẫn một lực có độ lớn 0,15N. Cho các hình vẽ. a)Hình biểu diễn sai hướng lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I có chiều như hình vẽ đặt trong từ trường đều, đường sức từ có hướng như hình vẽ là hình 1. b)Cảm ứng từ có độ lớn 0,11 T. c)Tại vị trí trên, thay đoạn dây trên bằng dây dẫn khác có chiều dài 60cm mang dòng điện 8A và hợp với đường sức từ một góc 580 thì lực từ tác dụng lên dòng điện có độ lớn bằng 0,45 N. d)Tại vị trí trên để lực từ tác dụng dây dẫn có dòng điện 6A hợp với đường sức từ một góc 600 bằng 0,5N thì chiều dài dây dẫn bằng 0,87 m. Câu 18. Chỉ ra đáp án đúng, đáp án sai? Cho hai ray song song trong từ trường đều B = 0,04T như hình vẽ. Một thanh kim loại MN có khối lượng 100g dài 20cm đặt lên hai thanh ray và vuông góc với hai thanh. Dòng điện qua thanh kim loại có chiều từ N đến M. Cho g = 9,8m/s2 a)Lực từ tác dụng lên MN có chiều từ trái sang phải. b)Cho dòng điện qua MN có cường độ 7A thì lực từ tác dụng lên MN có độ lớn bằng 0,056N. c)Cho biết hệ số ma sát giữa MN và hai thanh ray là 0,05. Biết rằng khi MN đứng yên thì dòng điện qua MN có cường độ bằng 6A. d)Biết thanh ray trượt sang trái với gia tốc 0,71m/s2, hệ số ma sát trượt giữa MN và hai thanh ray là 0,05. Cường độ dòng điện qua MN là 15A. Câu 19. Chỉ ra đáp án đúng, đáp án sai? Một khung dây dạng tam giác vuông ADC như hình vẽ. Khung dây đặt trong từ trường đều có B = 0,1T. Cho AC = AD = 30cm, dòng điện qua khung có cường độ 7A và chiều như hình vẽ a)Lực từ tác dụng lên cạnh AD có phương vuông góc với AD và độ lớn bằng 0,21 N. b)Lực từ tác dụng lên cạnh AC có phương vuông góc với AC và độ lớn bằng 0,15 N. c)Lực từ tác dụng lên cạnh DC có phương vuông góc với DC và độ lớn bằng 0,3 N. d)Khi thả khung tự do thì khung cân bằng. Câu 20. Một cuộn dây dẫn kín có tiết diện 2,5.10 −4 m 2 được đặt trong từ trường có cường độ 0,028 T. a)Từ thông qua cuộn dây khi mặt phẳng của cuộn dây vuông góc với từ trường là 7 mWb. b)Từ thông qua cuộn dây khi mặt phẳng của cuộn dây hợp một góc 0o với từ trường thì từ thông qua mạch có giá trị âm. c)Từ thông qua cuộn dây khi mặt phẳng của cuộn dây hợp một góc 30o với từ trường là 3,5 Wb. d)Đặt cuộn dây dẫn kín trong từ trường đó nếu tăng diện tích vòng dây lên gấp đôi thì từ thông gửi qua cuộn dây đó cũng tăng gấp đôi. Câu 21. Khung dây đồng ABCD hình chữ nhật có kích thước 5 cm × 10 cm đặt vào từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,2 T. Vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung 60o. a)Vector cảm ứng từ hợp với hợp với vector pháp tuyến của khung một góc 300. b)Từ thông gửi qua khung dây có giá trị là 0,87.10 −3 Wb. c)Nếu tăng độ lớn cảm ứng từ lên 2 lần đồng thời tăng số vòng của khung dây lên 100 vòng thì từ thông qua khung sẽ tăng lên 100 lần. d)Nếu bóp méo khung dây đồng thì từ thông gửi qua mạch sẽ không thay đổi. Câu 22. Cho một nam châm đưa lại gần vòng dây như hình. Xác định chiều dòng điện cảm ứng trong vòng dây và chiều dịch chuyển của vòng dây. a)Từ trường ban đầu B do nam châm gây ra có chiều từ phải sang trái. b)Đưa nam châm lại gần nên từ thông qua khung dây tăng nên Bc ngược chiều B nên Bc có chiều từ phải sang trái và đi vào mặt vòng dây nên mặt vòng dây này là mặt Nam. c)Chiều dòng điện I c ngược chiều kim đồng hồ. d)Mặt đối diện của vòng dây với nam châm là mặt Bắc và do cực Bắc của nam châm lại gần mặt Bắc của vòng dây nên vòng dây bị đẩy ra xa. Câu 23. Trong hiện tượng cảm ứng điện từ. a)Khi có từ thông qua mạch kín thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng. b)Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây dẫn khi cho khung này quay trong từ trường đều. c)Khi từ thông xuyên qua mạch đang giảm thì từ trường do dòng điện cảm ứng sinh ra sẽ cùng chiều với từ trường đã sinh ra nó. d)Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó. Câu 24. Một cuộn đây đồng gồm nhiều vòng đặt gần một nam châm thẳng. Cuộn đây được di chuyển theo hướng mũi tên thể hiện trong sơ đồ. a)Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây chạy từ B đến A. b)Nếu đổi cực nam châm thì trong cuộn dây sẽ không có dòng điện cảm ứng. c)Khi di chuyển cuộn dây nhanh hơn thì dòng điện trong cuộn dây sẽ tăng lên. d)Nếu cho cuộn dây và nam châm di chuyển cùng chiều với tốc độ không đổi thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây là dòng điện không đổi. Câu 25. Một cuộn đây được nối với vôn kế, một nam châm được giữ phía trên cuộn dây. a)Khi thả cho nam châm rơi vào cuộn dây, kim vôn kế bị lệch. b)Nếu nam châm được thả từ độ cao lớn hơn, số chỉ cực đại trên vôn kế vẫn như khi nam châm được thả từ độ cao thấp hơn. c)Khi cuộn dây có nhiều vòng dây hơn, số chỉ trên vôn kế sẽ giảm. d)Nếu cực Nam của nam châm đi vào cuộn dây trước, kim chỉ trên vôn kế vẫn lệch như khi cực Bắc của nam châm rơi vào cuộn dây trước. Câu 26. Đồ thị sau đây cho thấy từ thông toàn phần qua một cuộn dây thay đổi theo thời gian (t) như đồ thị sau. a)Suất điện động cảm ứng trung bình xuất hiện ở cuộn đây trong khoảng thời gian từ 0 đến 100 ms là 2 V. b)Suất điện động cảm ứng trung bình xuất hiện ở cuộn đây trong khoảng thời gian từ 100 ms đến 300 ms là 0,5 V. c)Suất điện động cảm ứng trung bình xuất hiện ở cuộn đây trong khoảng thời gian từ 300 ms đến 500 ms bằng không. d)Độ lớn suất điện động sinh ra trong cuộn dây là lớn nhất trong khoảng thời gian từ 0 đến 100 ms. Câu 27. Đồ thị sau đây biểu diễn sự biến thiên của từ thông toàn phần theo thời gian trong một cuộn dây phẳng. Biết từ thông qua cuộn dây biến đổi chỉ do từ trường qua cuộn dây thay đổi và từ trường này có đường cảm ứng từ vuông góc mặt phẳng cuộn dây. Nếu diện tích mặt cắt ngang của cuộn dây là 1,6.10 −2 m 2 và cuộn dây có 500 vòng dây. a)Suất điện động cảm ứng trong cuộn dây có độ lớn cực đại khi tốc độ biến thiên của từ thông qua cuộn dây đạt giá trị cực tiểu. b)Tốc độ biến thiên của từ thông đạt cực đại tại các thời điểm đồ thị có độ dốc lớn nhất. c)Tại các thời điểm 0 ms, 20 ms, 40 ms, 80 ms hoặc 100 ms suất điện động có giá trị cực đại, lúc này từ thông bằng 0. d)Độ lớn từ trường cực đại là 0,2 T. Câu 28. Một đĩa kim loại có bán kính 30 cm được chế tạo để quay với tốc 20 vòng/giây quanh một trục đi qua tâm và vuông góc với mặt phẳng của nó. Đĩa được đặt trong từ trường đều 0,2 T và song song với trục quay. a)Đĩa quay đều với tần số là 20 Hz. b)Diện tích quét được trong một giây bởi một bán kính của đĩa là 5,65 m2. c)Từ thông gửi qua bán kính của một đĩa quét trong một giây là 11,3 Wb. d)Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong đĩa có giá trị là 1,13 V. Câu 29. Từ trường đều giữa hai cực của nam châm hình chữ U bằng 0,075 T. Một cuộn dây nhỏ có tiết diện thẳng 4,8 cm2 có 20 vòng dây được đặt sao cho mặt phẳng của nó vuông góc với từ trường. Cuộn dây được rút ra khỏi từ trường trong 0,3 s. a)Góc hợp bởi giữa vector từ trường và vector pháp tuyến bằng 90o. b)Từ thông mỗi vòng của cuộn dây khi nó nằm giữa hai cực của nam châm là 3,6.10 −5 Wb. c)Độ biến thiên từ thông trong mỗi vòng dây khi cuộn dây được rút ra khỏi từ trường có giá trị là 3,6.10 −5 Wb. d)Suất điện động cảm ứng trung bình trong cuộn dây là 2.10−3 V. Câu 30. Đặt khung dây dẫn ABCD cạnh một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua như hình vẽ. Thanh AB có thể trượt trên hai thanh DE và CF. Điện trở R không đổi và bỏ qua điện trở của các thanh AB song song với dòng điện thẳng và chuyển động thẳng đều với vận tốc vuông góc với AB. a)Vectơ cảm ứng từ do dòng I sinh ra có chiều hướng từ trong ra ngoài. b)Dòng điện cảm ứng có chiều từ A đến B. c)Vectơ cảm ứng từ tại các vị trí khác nhau là như nhau. d)Khi từ trường thay đổi thì dòng điện thay đổi. Câu 31. Một thí nghiệm với thanh kim loại MN trượt trên hai đoạn dây dẫn điện MQ và NP được nối với ampe kế thành mạch điện kín như hình. a)Khi thanh kim loại MN trượt trên dây dẫn với vận tốc v suất điện động cảm ứng sẽ tạo ra trong mạch kín MNPQ. b)Nếu thanh MN dừng lại, suất điện động cảm ứng trong mạch sẽ tiếp tục tồn tại. c)Khi thanh kim loại MN trượt từ phải sang trái, dòng điện cảm ứng được tạo ra sẽ chạy từ N đến M trong khung. d)Suất điện động cảm ứng trong mạch không phụ thuộc vào độ lớn cảm ứng từ B Câu 32. Cho một khung dây quay quanh trục cố định (trục quay trùng với trục đối xứng của mặt phẳng khung) trong từ trường đều (vector cảm ứng từ B vuông góc với trục quay). a)Khi khung dây quay, từ thông qua khung dây biến đổi, tạo ra suất điện động cảm ứng. b)Độ lớn suất điện động cảm ứng đạt cực đại khi mặt phẳng khung dây song song với đường sức từ. c)Suất điện động cảm ứng không phụ thuộc vào tốc độ quay của khung dây. D)Khi khung dây quay với tốc độ không đổi, suất điện động cảm ứng sẽ có giá trị không đổi. Câu 33. Khi có sự biến thiên của từ thông qua cuộn dây thì độ lớn của suất điện động cảm ứng trong cuộn dây dẫn tỉ lệ với a)tốc độ biến thiên từ thông qua cuộn dây. b)độ lớn từ thông qua cuộn dây. c)số vòng dây trong cuộn dây. d)thời gian từ thông biến thiên qua cuộn dây. Câu 34. Trong tráp treo trên cao, một máy dò nhỏ gắn với máy phát hiện sóng tia âm cực được đặt gần cáp để theo dõi dòng điện xoay chiều đi qua cáp. a)Suất điện động cảm ứng trong máy dò phụ thuộc vào diện tích đặt vuông góc với cảm ứng từ. Với hình a mặt phẳng cuộn dây song song với dây dẫn sẽ cho từ thông qua cuộn dây là lớn nhất. b)Suất điện động cảm ứng trên máy dò không phụ thuộc vào tốc độ thay đổi của từ thông. c)Khi đặt mặt phẳng cuộn dây máy dò theo hướng vuông góc với sợi dây (hình b) thì không có sự biến thiên từ thông qua cuộn dây nên không có dòng điện cảm ứng trong máy dò. d)Từ trường do dòng điện xoay chiều gây ra sẽ thay đổi, do đó sẽ tạo ra một suất điện động trong máy dò. Câu 35. Một cuộn dây tròn phẳng, kín có N vòng dây có diện tích S và đường kín một vòng là D. Cuộn dây được đặt sao cho mặt phẳng của cuộn dây nghiêng một góc với vector cảm ứng từ B. a)Từ thông qua cuộn dây có thể được tính bởi biểu thức N = NBSsin . b)Nếu góc nghiêng vuông góc với mặt phẳng cuộn dây kín thì từ thông gửi qua mạch đạt giá trị cực đại. c)Diện tích một vòng dây được xác định bởi biểu thức S = d. 2 −4 d)Nếu cuộn dây có 100 vòng, đường kính mỗi vòng là 6 cm, = 30 và B = 4.10 T thì từ thông gửi qua mạch có giá trị là 56,5.10−5 Wb. Câu 36. Hình dưới đây mô tả khi thanh nam châm dịch chuyền lại gần ống dây, trong ống dây có dòng điện cảm ứng. Nếu nhìn từ phía thanh nam châm vào đầu ống dây thì 1 2 S N 0 a)dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực bắc của ống dây và hút cực bắc của thanh nam châm. b)dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực bắc của ống dây và đẩy cực bắc của thanh nam châm. c)dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực nam của ống dây và đẩy cực nam của thanh nam châm d)dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực nam của ống dây và hút cực bắc của thanh nam châm. Câu 37. Bố trí thí nghiệm như hình, một điện kế có vạch số 0 ở giữa được mắc vào hai đầu một ống đây tạo thành mạch kín. a)Trong khoảng thời gian nam châm địch chuyển lại gần ống dây sẽ gây ra hiện tượng cảm ứng điện từ. b)Đưa cực Bắc của nam châm ra xa ống dây thì kim điện kế bị lệch về phía dương. c)Cho nam châm di chuyển về phía cuộn dây với tốc độ lớn thì kim điện kế lệch về phía dương rất nhanh. d)Nếu giữ nam châm cố định và quay cuộn dây xung quanh trục của nó, kim điện kế sẽ không bị lệch. Câu 38. Cho mạch điện như hình vẽ dưới đây Suất điện động nguồn điện E = 1,5 V và điện trở trong r = 0, 2 . Thanh MN dài 1 m và có điện trở R MN = 2,8 . Cảm ứng từ có độ lớn B = 0,1 T. Bỏ qua điện trở của ampe kế A. a)Số chỉ của ampe kế khi thanh MN đứng yên là 0,5 A. b)Khi thanh MN chuyển động, trong thanh xuất hiện suất điện động cảm ứng e c. c)Khi thanh MN chuyển động đều về bên phải với vận tốc v = 5 m/s thì dòng điện cảm ứng sinh ra ngược chiều 2 với dòng điện I và có độ lớn là A. 3 d)Muốn cho ampe kế chỉ 0 thì phải dịch chuyển MN về phía bên trái với vận tốc bằng 5 m/s. Câu 39. Một dòng điện xoay chiều có điện áp tức thời là u = 100cos(100πt + π/3) V. a)Điện áp hiệu dụng là 50 2 V. b)Pha ban đầu của điện áp là (100πt + π/3) c)Chu kỳ điện áp là 0,02 (s). d)Tại thời điểm 0,5 s điện áp có giá trị 50 V 20 Câu 40. Từ thông xuyên qua một vòng dây có biểu thức = cos 100 t + mWb. 4 20 a)Từ thông cực đại bằng Wb b)Pha ban đầu của từ thông là rad 4 c)Suất điện động cực đại bằng 2000 V d)Biểu thức của suất điện động cảm ứng trong vòng dây là e = 2sin 100 t + V 4 Câu 41. Xét mối quan hệ giữa từ thông và suất điện động cảm ứng trong nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều. a)Khi từ thông qua một vòng dây biến thiên theo thời gian, suất điện động cảm ứng trong vòng dây cũng biến thiên. b)Suất điện động cảm ứng luôn tỉ lệ thuận với độ lớn của từ thông qua vòng dây. c)Suất điện động cảm ứng có giá trị lớn nhất khi từ thông qua vòng dây đạt giá trị cực đại. d)Suất điện động cảm ứng có độ lớn tỉ lệ thuận với tốc độ biến thiên của từ thông qua vòng dây. Câu 42. Xét các ứng dụng của dòng điện xoay chiều trong cuộc sống. a)Dòng điện xoay chiều được sử dụng rộng rãi trong truyền tải điện năng vì nó có thể dễ dàng biến đổi điện áp bằng máy biến áp. b)Trong các thiết bị gia dụng như tủ lạnh và máy giặt, dòng điện xoay chiều được sử dụng để điều khiển các động cơ điện. c)Dòng điện xoay chiều có thể sử dụng trực tiếp trong các mạch điện tử vì nó không làm ảnh hưởng đến các linh kiện bán dẫn. d)Các thiết bị điện như đèn chiếu sáng và lò vi sóng trong gia đình đều sử dụng dòng điện xoay chiều để hoạt động. Câu 43. Một dòng điện xoay chiều có cường độ i = 2 2 cos(100πt + π/6) A. a)Cường độ hiệu dụng bằng 2 (A) b)Chu kỳ dòng điện là 0,02 (s). c)Tần số dòng điện là 100π (Hz). d)Pha ban đầu của dòng điện là π/6 (rad/s) Câu 44. Suất điện động trong một vòng dây có biểu thức e = 2 cos 100 t + V. 4 a)Suất điện động cực đại bằng 2 V b)Tần số góc của suất điện động này là 100 t (rad/s) 1 c)Từ thông cực đại xuyên qua vòng dây này có giá trị Wb 50 d)Tại thời điểm 0,25 giây suất điện động có giá trị là − 2V Câu 45. Xét mối quan hệ giữa từ thông và suất điện động cảm ứng trong nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều. a)Khi từ thông qua một vòng dây đạt giá trị cực đại, suất điện động cảm ứng có giá trị bằng 0. b)Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây khi từ thông qua vòng dây thay đổi theo thời gian. c)Suất điện động cảm ứng trong vòng dây có cùng pha với từ thông qua vòng dây. d)Từ thông qua một vòng dây biến thiên nhanh hơn sẽ làm cho suất điện động cảm ứng trong vòng dây lớn hơn. Câu 46. Xét các quy tắc an toàn khi sử dụng dòng điện xoay chiều. a)Khi làm việc với các thiết bị điện xoay chiều, cần đảm bảo tay khô ráo và đứng trên bề mặt cách điện. b)Nên sử dụng cầu chì có dòng điện định mức lớn hơn nhiều so với dòng điện làm việc của thiết bị để tránh hiện tượng nổ cầu chì. c)Các thiết bị điện cần được nối đất để đảm bảo an toàn khi xảy ra sự cố rò rỉ điện. d)Tránh sử dụng các thiết bị điện xoay chiều trong môi trường ẩm ướt hoặc có nước để phòng ngừa nguy cơ điện giật. Câu 47. Khi truyền tải điện năng đi xa, kết luận nào đúng, kết luận nào sai? a)Tăng điện áp ở nơi truyền tải giúp làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải b)Điện năng hao phí trong dây dẫn không phụ thuộc vào điện trở dây dẫn c)Sử dụng máy hạ áp ở nơi truyền tải, máy tăng áp ở nơi tiêu thụ d)Nếu tăng điện áp nơi truyền tải lên 10 lần thì công suất hao phí giảm 100 lần