Kế hoạch bài dạy Vật Lý 12 - Chuyên đề VL12 PDF

Summary

This document is a lesson plan for Physics 12, covering various topics and subtopics in detail, specifically designed for Vietnamese secondary school students. It provides a structured approach for teachers to prepare lessons and engage students in learning. Various aspects of lesson planning, materials, and activities are covered in detail.

Full Transcript

PHÙNG VIỆT HẢI -- NGUYỄN ĐỨC HIỆP TRẦN HOÀNG NGHIÊM -- LÊ CAO PHAN -- NGUYỄN TRỌNG SỬU **Kế hoạch bài dạy** **Chuyên đề học tập** **VẬT LÍ** **(Hỗ trợ giáo viên thiết kế kế hoạch bài dạy** **theo sách giáo khoa Chuyên đề học tập *Vật lí 12* --** **Bộ sách *Chân trời sáng tạo*)** NHÀ XUẤT BẢN...

PHÙNG VIỆT HẢI -- NGUYỄN ĐỨC HIỆP TRẦN HOÀNG NGHIÊM -- LÊ CAO PHAN -- NGUYỄN TRỌNG SỬU **Kế hoạch bài dạy** **Chuyên đề học tập** **VẬT LÍ** **(Hỗ trợ giáo viên thiết kế kế hoạch bài dạy** **theo sách giáo khoa Chuyên đề học tập *Vật lí 12* --** **Bộ sách *Chân trời sáng tạo*)** NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM **CÁC CHỮ VIẾT TẮT** CNTT: Công nghệ thông tin ------- ------------------------ GDĐT: Giáo dục và Đào tạo GDPT: Giáo dục phổ thông GV: Giáo viên HS: Học sinh KHBD: Kế hoạch bài dạy KHGD: Kế hoạch giáo dục KHTN: Khoa học tự nhiên KTĐG: Kiểm tra, đánh giá SCĐ: Sách chuyên đề học tập SGK: Sách giáo khoa SGV: Sách giáo viên THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông TN: Thí nghiệm **\ ** Để tạo điều kiện thuận lợi cho GV, cán bộ quản lí trong việc xây dựng và thực hiện KHGD nhà trường môn Vật lí cấp THPT theo Chương trình GDPT mới theo lộ trình,\ bắt đầu thực hiện từ năm học 2022 -- 2023; Nhà xuất bản Giáo dục chủ trương cùng nhóm tác giả biên soạn sách tham khảo **Kế hoạch bài dạy Chuyên đề học tập Vật lí lớp 12** -- Bộ sách **Chân trời sáng tạo**. Cuốn sách gồm các phần chính: **Phần I.** **Vài nét về Kế hoạch giáo dục nhà trường:** Trong đó tập trung vào hướng dẫn thực hành, quy trình xây dựng Kế hoạch bài dạy (Giáo án) của GV theo các văn bản\ chỉ đạo của Bộ GDĐT được cập nhật mới nhất. Cụ thể: -- Quy trình xây dựng Kế hoạch bài dạy (Giáo án) của GV. -- Một số lưu ý khi tổ chức hoạt động học cho HS trong trường THPT. **Phần II.** **Kế hoạch bài dạy:** Phác thảo chi tiết Kế hoạch bài dạy của từng bài học theo\ các chủ đề trong SCĐ Vật lí 12 -- Bộ sách Chân trời sáng tạo. Mỗi bài được tổ chức\ thành các hoạt động học của HS, tuân theo trình tự của quá trình nhận thức: *Mở đầu* (khởi động tình huống có vấn đề) -- *Hình thành kiến thức mới* -- *Luyện tập và hệ thống hoá\ kiến thức* -- *Vận dụng thực tiễn*. Cuốn sách thể hiện những kinh nghiệm của các tác giả là thầy, cô giáo đang công tác trong ngành giáo dục, bằng tâm huyết của mình đã thể hiện và chia sẻ với các đồng nghiệp và quý bạn đọc, sẽ giúp ích cho thầy cô giáo ở các nhà trường thực hiện theo lộ trình đổi mới GDPT. Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã nỗ lực hết mình để có những gợi ý tốt nhất cho thầy cô giáo khi thiết kế kế hoạch bài dạy. Dù vậy, sách vẫn khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến góp ý của các đồng nghiệp và bạn đọc để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn **\ ** **Lời nói đầu \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\.....3** **Phần I. VÀI NÉT VỀ KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...5** I. Kế hoạch giáo dục nhà trường \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\....5 II\. Quy trình xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\....6 III\. Một số lưu ý khi xây dựng Kế hoạch giáo dục và Kế hoạch bài dạy của giáo viên \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\....8 IV\. Minh hoạ cấu trúc một Kế hoạch bài dạy (Giáo án) \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...15 TÀI LIỆU THAM KHẢO \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\.....23 **Phần II. KẾ HOẠCH BÀI DẠY\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...25** **Chuyên đề 1: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\....25** **Bài 1.** Các đặc trưng của dòng điện xoay chiều \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\....25 **Bài 2.** Máy biến áp. Truyền tải điện năng \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...39 **Bài 3.** Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...49 **Chuyên đề 2: MỘT SỐ ỨNG DỤNG VẬT LÍ TRONG CHẨN ĐOÁN Y HỌC \...\...\...\...61** **Bài 4.** Chẩn đoán bằng siêu âm \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\....61 **Bài 5.** Tia X. Chụp ảnh X-quang và chụp ảnh cắt lớp (CT) \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\....70 **Bài 6.** Chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI) \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...86 **Chuyên đề 3: VẬT LÍ LƯỢNG TỬ \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...93** **Bài 7.** Hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...93 **Bài 8.** Lưỡng tính sóng hạt \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\.....110 **Bài 9.** Quang phổ vạch của nguyên tử \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...118 **Bài 10.** Vùng năng lượng \...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\...\.....129 **PHẦN I. VÀI NÉT VỀ KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG** **I. Kế hoạch giáo dục nhà trường** *KHGD nhà trường* là tập hợp các kế hoạch của Ban Giám hiệu, của tổ chuyên môn, của GV nhà trường nhằm bảo đảm tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ của nhà trường trong một năm học. Xây dựng và tổ chức thực hiện KHGD nhà trường nhằm thực hiện Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. **1. Mục tiêu xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường** -- Xây dựng và tổ chức thực hiện KHGD của nhà trường bảo đảm yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT cấp THCS và cấp THPT0F[^1^](#fn1){#fnref1.footnote-ref} (sau đây gọi là chương trình) linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục. -- Khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu\ thực hiện hiệu quả các phương pháp dạy học và KTĐG theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực HS. -- Nâng cao hiệu quả quản trị nhà trường; bảo đảm tính dân chủ, thống nhất, đồng bộ giữa các tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn thể; phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường,\ cha mẹ HS và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc xây dựng\ và tổ chức thực hiện KHGD của nhà trường. ***2. Phê duyệt và tổ chức thực hiện Kế hoạch giáo dục nhà trường*** -- KHGD của nhà trường phải được Hội đồng trường quyết định phê duyệt trước khi thực hiện; chịu sự giám sát của Hội đồng trường trong quá trình xây dựng và tổ chức\ thực hiện. -- Thực hiện sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn để xây dựng KHGD của tổ chuyên môn\ (theo năm học); định kì sinh hoạt chuyên môn để xây dựng KHBD minh hoạ,\ tổ chức dạy học và dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy dựa trên phân tích hoạt động học của HS.\ Việc dự giờ, thăm lớp của GV được thực hiện theo kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn. -- Căn cứ vào tình hình cụ thể, Sở GDĐT chỉ đạo các Phòng GDĐT và các trường THCS, trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc hướng dẫn này từ năm học 2021 -- 2022. **II. Quy trình xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường** **1. Xây dựng Kế hoạch thời gian thực hiện chương trình** 1.1. *Môn học:* Trong trường trung học, môn học bao gồm: các môn học bắt buộc, môn học tự chọn, môn học lựa chọn, chuyên đề học tập lựa chọn, hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục địa phương. 1.2. *Chương trình môn học:* Chương trình mỗi môn học ở mỗi khối lớp theo chương trình GDPT hiện hành quy định. 1.3. *Kế hoạch thời gian thực hiện chương trình của nhà trường:* Bản mô tả thời gian thực hiện chương trình tất cả môn học/hoạt động giáo dục trong một năm học. 1.4. *Một số lưu ý khi xây dựng kế hoạch thời gian thực hiện:* -- Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch thời gian thực hiện chương trình của từng môn học bắt buộc, môn học tự chọn, môn học lựa chọn, chuyên đề học tập lựa chọn,\ hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục địa phương bảo đảm tổng số tiết/năm học quy định trong chương trình. -- Chương trình mỗi môn học ở mỗi khối lớp có thể được bắt đầu thực hiện và hoàn thành trong từng học kì của năm học, không bắt buộc phải dạy môn học ở tất cả các tuần, không bắt buộc phải chia đều số tiết/tuần trên cơ sở bảo đảm tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với HS và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, đội ngũ GV, nhân viên của nhà trường. -- Đối với các hoạt động giáo dục được tổ chức theo hình thức tham quan, cắm trại, câu lạc bộ, hoạt động phục vụ cộng đồng, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch\ thời gian thực hiện phù hợp với kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học và điều kiện cụ thể của nhà trường; tạo môi trường cho HS được trải nghiệm, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học trong chương trình các môn học, hoạt động giáo dục\ vào thực tiễn phát triển phẩm chất và năng lực HS. **2. Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn** 2.1. *Kế hoạch dạy học môn học:* Bản mô tả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các chủ đề/bài học với những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của một môn học; dự kiến phân phối thời lượng dạy học và các thời điểm kiểm tra đánh giá giữa kì, đánh giá cuối kì; đề kiểm tra theo ma trận, bản đặc tả của môn học cho từng khối lớp trong nhà trường; những nội dung khác (nếu có). 2.2. *Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục:* Bản mô tả các chủ đề/bài học được tổ chức ở ngoài lớp học với những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, các điều kiện tổ chức thực hiện của môn học/hoạt động giáo dục cho từng khối lớp trong nhà trường dưới các hình thức như *tham quan, cắm trại, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, hoạt động\ phục vụ cộng đồng*. 2.3. *Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn* bao gồm Kế hoạch dạy học các môn học; Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục (Phụ lục I và Phụ lục II của Công văn 5512\ do Bộ GDĐT ban hành ngày 18/12/2020). 2.4. *Một số lưu ý khi xây dựng Kế hoạch dạy học các môn học và Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn:* -- Căn cứ vào kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học đã được\ Hiệu trưởng quyết định, các tổ chuyên môn xây dựng KHGD của tổ chuyên môn,\ bao gồm Kế hoạch dạy học các môn học (theo Khung kế hoạch dạy học môn học tại\ Phụ lục I của Công văn 5512) và Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục (theo Khung kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục tại Phụ lục II của Công văn 5512). -- Đối với việc tổ chức các hoạt động giáo dục, tổ chuyên môn được giao nhiệm vụ\ chủ trì hoạt động nào cần xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức hoạt động đó, bao gồm các thành phần cơ bản sau: mục tiêu và yêu cầu cần đạt; nội dung, hình thức và kịch bản tổ chức hoạt động; tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động đối với các cá nhân/nhóm tham gia; thời gian và địa điểm tổ chức; nguồn lực được huy động để tổ chức thực hiện. **3. Kế hoạch giáo dục của giáo viên và Kế hoạch bài dạy (giáo án)** 3.1. *Kế hoạch giáo dục của giáo viên:* Bản mô tả, phân phối thời gian thực hiện những chủ đề/bài học (và các chuyên đề lựa chọn đối với cấp THPT) bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; những nhiệm vụ dạy học khác (nếu có) như b*ồi dưỡng HS giỏi, tổ chức hoạt động giáo dục* mà GV được tổ chuyên môn phân công thực hiện. 3.2. *Kế hoạch bài dạy (giáo án):* Bản mô tả mục tiêu/yêu cầu cần đạt, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của chủ đề/bài học (và các chuyên đề lựa chọn đối với cấp THPT); mô tả chuỗi các hoạt động học trong tiến trình tổ chức cho HS nhằm đạt được các yêu cầu cần đạt về kiến thức, về năng lực vật lí và về phẩm chất trong chủ đề/bài học (các chuyên đề lựa chọn đối với cấp THPT) mà GV được tổ chuyên môn phân công thực hiện. 3.3. *Quy trình xây dựng Kế hoạch giáo dục **và Kế hoạch bài dạy:*** *a) Đối với Kế hoạch giáo dục của giáo viên* *Bước 1:* Liệt kê tất cả các hoạt động giáo dục cho từng khối lớp, số tiết theo quy định được tổ chuyên môn giao cho thực hiện. *Bước 2:* Căn cứ vào kế hoạch của tổ chuyên môn để quyết định/điều chỉnh các\ thời điểm thực hiện trong từng học kì của năm học cho phù hợp. *Bước 3:* Căn cứ Kế hoạch dạy học các môn học (Phụ lục I của Công văn 5512),\ Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục (Phụ lục II của Công văn 5512) của tổ chuyên môn để dự thảo KHGD của GV. *Bước 4:* Đối chiếu Kế hoạch của GV với Kế hoạch của tổ chuyên môn để bảo đảm thống nhất: -- Yêu cầu cần đạt của các chủ đề/bài dạy trong chương trình môn học về kiến thức,\ về năng lực vật lí và về phẩm chất. -- Danh mục trang thiết bị dạy học cần thiết tối thiểu cho các chủ đề/bài học. -- Các thời điểm: ôn tập, kiểm tra giữa kì, kiểm tra cuối kì phù hợp với Kế hoạch thời gian thực hiện của nhà trường. -- Hình thức kiểm tra đánh giá theo ma trận, bản đặc tả đề kiểm tra giữa kì, kiểm tra cuối kì (kèm theo phụ lục I của Công văn 5512). -- Dự kiến thời gian thực hiện do những yếu tố khách quan, bất khả kháng gây ra như thiên tai, dịch bệnh,... *Bước 5:* Hoàn thiện Kế hoạch của GV. *b) Đối với Kế hoạch bài dạy (giáo án) của giáo viên* *Bước 1:* Căn cứ chương trình -- SCĐ hiện hành; căn cứ Kế hoạch dạy học môn học\ và nhiệm vụ được giao trong KHGD của GV để xây dựng KHBD. *Bước 2:* Tìm hiểu mục tiêu bài dạy: yêu cầu cần đạt về năng lực vật lí, về phẩm chất của chủ đề/bài học (đã nêu trong Kế hoạch của tổ chuyên môn). *Bước 3:* Lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá. -- Lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT phù hợp với kĩ thuật tổ chức hoạt động cá nhân/nhóm/toàn lớp, với trình độ của HS và phù hợp với năng lực sở trường của GV. -- Lựa chọn phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên HS trong quá trình dạy học chủ đề/bài học. *Bước 4:* Mô tả các chuỗi hoạt động trong chủ đề/bài học phù hợp với thời lượng cho mỗi hoạt động. *Bước 5:* Hoàn thiện kế hoạch. **III. Một số lưu ý khi xây dựng Kế hoạch giáo dục và Kế hoạch bài dạy của giáo viên** **1. Những lưu ý chung** -- Căn cứ vào Kế hoạch dạy học các môn học của tổ chuyên môn, GV được phân công dạy học môn học ở các khối lớp xây dựng KHGD của GV trong năm học (theo Khung KHGD của GV tại Phụ lục III của Công văn 5512); trên cơ sở đó xây dựng các KHBD (theo Khung KHBD tại Phụ lục IV của Công văn 5512) để tổ chức dạy học. -- Việc cho phép HS sử dụng điện thoại di động trong lớp học do GV trực tiếp giảng dạy các môn học quyết định; được GV giao nhiệm vụ cụ thể theo các hoạt động học trong\ KHBD đã được xây dựng và chỉ được sử dụng như là một thiết bị hỗ trợ hoạt động đó. -- Việc KTĐG thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học được thiết kế trong KHBD thông qua các hình thức: *hỏi -- đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập.* -- Đối với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số phải thông báo trước cho HS về các\ tiêu chí đánh giá và định hướng cho HS tự học. -- Chú trọng đánh giá bằng nhận xét về hành vi, thái độ, hành động và kết quả thực hiện của HS theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm, thuyết trình,\ sản phẩm học tập phải hoàn thành (đã được nêu cụ thể trong KHBD): Nếu HS đã làm đúng thì động viên, khích lệ, giúp HS hoàn thiện hơn về nội dung, phương pháp, cách trình bày (viết, nói); nếu HS gặp khó khăn hoặc làm sai thì chỉ ra nguyên nhân,\ gợi ý, hỗ trợ (hoặc giao cho bạn cùng lớp, cùng nhóm hỗ trợ) để HS vượt qua. -- Tạo điều kiện thuận lợi cho HS được tự đánh giá, góp ý lẫn nhau trong quá trình học tập. **2. Đối với Kế hoạch bài dạy** -- Mỗi bài dạy có thể được thực hiện trong nhiều tiết học, bảo đảm đủ thời gian dành cho mỗi hoạt động để HS thực hiện hiệu quả. Hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập cần bảo đảm yêu cầu tối thiểu về số lượng và đủ về thể loại theo yêu cầu phát triển các kĩ năng. Hoạt động vận dụng được thực hiện đối với những bài học phù hợp và chủ yếu được giao cho HS thực hiện ở ngoài lớp học. -- Trong KHBD không cần nêu cụ thể lời nói của GV, HS mà tập trung\ mô tả rõ hoạt động cụ thể của GV: GV giao nhiệm vụ/yêu cầu/quan sát/theo dõi/hướng dẫn/nhận xét/gợi ý/kiểm tra/đánh giá; HS đọc/nghe/nhìn/viết/trình bày/báo cáo/thí nghiệm/thực hành/làm. -- Các bước tổ chức thực hiện một hoạt động học: \+ *Chuyển giao nhiệm vụ* (GV giao, HS nhận): Trình bày cụ thể GV giao nhiệm vụ cho HS (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị dạy học/học liệu cụ thể để tất cả HS đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện. \+ *Thực hiện nhiệm vụ* (HS thực hiện, GV theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể HS thực hiện nhiệm vụ (đọc/nghe/nhìn/làm) gì theo yêu cầu của GV; dự kiến những khó khăn mà HS có thể gặp phải kèm theo biện pháp cần hỗ trợ; dự kiến các mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu. \+ *Báo cáo, thảo luận* (GV tổ chức, điều hành; HS báo cáo, thảo luận): Trình bày\ cụ thể "ý đồ" lựa chọn các nhóm HS báo cáo và cách thức cho HS báo cáo (có thể chỉ\ 1 -- 2 nhóm; viết lên bảng, dùng giấy khổ A0 hay máy chiếu, thuyết trình). Nêu rõ cần làm rõ những nội dung/yêu cầu nào để HS ghi nhận, thực hiện. \+ *Kết luận, nhận định* (GV "chốt"): Trình bày cụ thể sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của HS trên thực tế tổ chức dạy học): Làm rõ vấn đề cần giải quyết/giải thích; nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo. **3. Đối với *kiểm tra, đánh giá định kì trong Kế hoạch dạy học môn học*** *-- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính): Các tổ chuyên môn xây dựng\ ma trận đặc tả đề KTĐG định kì của các môn học ở từng khối lớp với ngân hàng câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng và Vận dụng cao.* -- Đối với bài thực hành, dự án học tập: *Các tổ chuyên môn xây dựng các chủ đề của bài KTĐG định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập của các môn học ở từng khối lớp; yêu cầu cần đạt đối với mỗi bài thực hành, dự án học tập phải mô tả các tiêu chí\ cụ thể, đảm bảo 4 mức độ về kiến thức, kĩ năng, năng lực HS cần sử dụng để thực hiện.* ***--** Tổng hợp nhận xét cuối kì: Tổng hợp nhận xét cuối mỗi học kì và cả năm học (đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét) được thông báo cho từng HS và ghi vào học bạ HS. Khuyến khích GV hướng dẫn và giao cho HS viết bản tự nhận xét về ưu điểm, hạn chế,\ sự tiến bộ của bản thân trong học tập, rèn luyện đối với từng môn học cuối mỗi học kì;\ trên cơ sở đó GV góp ý sửa thành nhận xét cuối kì, cuối năm học và thông báo cho HS.* ***4. Đối với việc theo dõi quá trình học tập, hướng dẫn, hỗ trợ và kiểm tra,\ đánh giá thường xuyên*** *Dạy học phát triển phẩm chất và năng lực lấy các* **hoạt động học** *của HS làm trung tâm. Vì vậy, trong quá trình dạy học, người GV cần thiết kế, tổ chức cho HS các hoạt động một cách logic, khoa học và sư phạm, vừa bảo đảm tiếp nhận được tri thức, rèn luyện được các kĩ năng để từ đó hình thành nên phẩm chất và năng lực, vừa bảo đảm được việc theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ và KTĐG thường xuyên, ghi vào Sổ theo dõi và đánh giá của GV trong từng hoạt động học khi tổ chức hoạt động.* ***\ 5. Những lưu ý trong quá trình tổ chức dạy học các chuyên đề*** ***a) Xây dựng kế hoạch bài dạy chuyên đề*** *Việc đầu tiên là cần quán triệt tư tưởng đổi mới phương pháp dạy học và KTĐG ở trường trung học phổ thông trong việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 là lấy hoạt động học của HS làm trung tâm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, giáo dục STEM, nghiên cứu khoa học,... nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực năng khiếu phù hợp với ngành nghề tương lai mà HS lựa chọn sau này.* *Cùng với đó, xác định yêu cầu cần đạt/mức độ cần đạt, những nội dung của các chuyên đề bài học để từ đó phân loại những nội dung học tập mang tính chất thông báo, dễ tiếp thu đối với HS thì có thể cho HS tự học có hướng dẫn của thầy cô; những nội dung\ cần trao đổi, thảo luận trực tiếp thì tổ chức dạy học trên lớp; những nội dung vận dụng thực tiễn, thực hành thì hướng dẫn khuyến khích HS thực hiện, không bắt buộc phải\ thực hiện.* *Ở những nơi có điều kiện, khi dạy chuyên đề học tập, thầy cô có thể lựa chọn nền tảng công nghệ, phần mềm, học liệu cho tổ chức hoạt động theo nguyên tắc: đơn giản,\ phổ biến, khả thi và hiệu quả mà GV và HS dễ thực hiện, tương tác dễ dàng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.* *Về xây dựng KHBD chuyên đề, GV căn cứ vào yêu cầu cần đạt/mức độ cần đạt, những nội dung của bài học, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học,... để xây dựng KHBD chuyên đề trong sách chuyên đề học tập. Tổ chuyên môn trao đổi, hỗ trợ đồng nghiệp cùng xây dựng cấu trúc của KHBD như học liệu, thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT (nếu có) sao cho phù hợp với chuỗi các hoạt động học của bài học.* *Bài dạy chuyên đề thông thường theo ba giai đoạn, phù hợp với đặc điểm của quá trình nhận thức, giúp HS phát triển không những năng lực và phẩm chất của môn Vật lí mà còn phát triển phẩm chất và năng lực chung của công dân tương lai.* *Đầu tiên: Xây dựng và chuyển giao nhiệm vụ cho HS (trước khi học trên lớp). Đây là giai đoạn mở đầu, có các tình huống học tập theo yêu cầu cần đạt, gợi mở để HS suy ngẫm, thực hiện. GV tránh giao nhiệm vụ quá nhiều ảnh hưởng đến thời gian tự học của HS; có thể ứng dụng CNTT để giao nhiệm vụ cho HS,... Trong quá trình HS tự học có thể có những kết nối cá nhân/nhóm giữa thầy cô và HS với mong muốn thu được kết quả thực hiện của HS được đầy đủ và kịp thời.* *Thứ hai: Tổ chức dạy học chuyên đề (trực tiếp trên lớp) với thời gian phù hợp. Ở giai đoạn này, HS cả lớp được tương tác trực tiếp với thầy cô. GV phải linh hoạt kiểm soát được sản phẩm học tập của HS, có phương pháp và kĩ thuật để xử lí, giải quyết các\ tình huống học tập, giải quyết các vấn đề cốt lõi, kiến thức cơ bản của bài học; phải\ hệ thống hoá được kiến thức và bước đầu HS được luyện tập những kiến thức, kĩ năng cốt lõi của bài học. GV không nên thuyết trình quá nhiều, không nên cho HS báo cáo quá nhiều mà nên tập trung vào các câu hỏi cốt lõi để thảo luận, kết luận, chuẩn hoá kiến thức.* *Thứ ba: Xây dựng và chuyển giao nhiệm vụ của hoạt động vận dụng tiếp nối (khuyến khích HS vận dụng, không bắt buộc với tất cả HS). Giai đoạn này rất cần thiết, HS được nhận nhiệm vụ, với sự hướng dẫn của GV, các em được vận dụng những điều đã học vào thực tiễn, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng cần có trong bài học. GV cần đưa ra nhiều nhiệm vụ để HS được lựa chọn.* *Về chuẩn bị học liệu trước và sau bài học: GV cần kết nối hình thành các câu lạc bộ yêu thích dạy học chuyên đề để chia sẻ học liệu trong cụm/nhóm chuyên môn, toàn tỉnh và toàn quốc để có được video bài giảng, học liệu dùng chung cho các bài dạy, chú ý\ khai thác từ các kho học liệu số của ngành tại trang web https://igiaoduc.vn; đa dạng\ và thống nhất các nền tảng công nghệ phổ biến và hiệu quả khi dạy và KTĐG thường xuyên, chuyển đổi linh hoạt các hình thức kiểm tra trắc nghiệm, tự luận, hỏi -- đáp,\ thực hành, dự án học tập hay hồ sơ học tập (vở ghi HS),...* ***b) Tổ chức dạy học chuyên đề*** *Khi tổ chức hoạt động dạy học chuyên đề, GV phải tuân thủ theo các bước của\ quá trình nhận thức. Thông thường một hoạt động học của HS có bốn bước:* *Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. Khi chuyển giao nhiệm vụ, HS phải nhận được nhiệm vụ một cách tốt nhất. GV cần hướng dẫn HS cách ghi vào vở nhiệm vụ được giao, những hướng dẫn của thầy cô trước khi thực hiện, ước lượng thời gian thực hiện,\ cách thể hiện sản phẩm, kết quả sau khi thực hiện để gửi cho GV.* *GV cần lựa chọn nội dung cốt lõi theo yêu cầu cần đạt, khả thi phù hợp để giao nhiệm vụ và kiểm soát được việc thực hiện, đánh giá được; chuẩn bị thật kĩ câu lệnh. Những nơi có điều kiện, GV có thể ứng dụng CNTT sử dụng kênh chữ, kênh hình, video,...\ để chuyển giao nhiệm vụ, đơn giản.* *Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ cá nhân/nhóm (trao đổi tối đa với ba bạn). Căn cứ vào câu lệnh, HS thực hiện nhiệm vụ, tự học với sự hỗ trợ của học liệu và SCĐ sau đó ghi lại vào vở. Trong quá trình thực hiện, HS được trao đổi, tham khảo ý kiến của một vài bạn (tối đa ba bạn) hoặc của người thân trong gia đình (nếu có) để hoàn thiện sản phẩm học tập của mình. Nếu có điều kiện, HS gửi sản phẩm cho GV trước khi học chuyên đề\ trên lớp, có thể kết nối với vài bạn trong nhóm để tự thảo luận nếu cần.* *Bước 3: Báo cáo, thảo luận triển khai dạy học chuyên đề (thực hiện toàn lớp). Sau khi thu được sản phẩm của HS, GV cần tổng hợp và phân loại các trạng thái thực hiện\ của các nhóm HS (những cái thực hiện được, chưa thực hiện được hoặc bị sai lầm,...), để ý đến những sản phẩm tốt nhất và sản phẩm kém nhất để từ đó có kịch bản thảo luận nhanh, trúng nhất trong giải quyết vấn đề.* *Theo kinh nghiệm, GV nên chọn ra ba nhóm (kém, trung bình, tốt) để báo cáo\ trước lớp, các nhóm khác góp ý, bổ sung, hoàn thiện. GV cần tập trung vào những\ kiến thức, kĩ năng HS dễ mắc phải sai lầm để đạt được hiệu quả cao nhất trong thảo luận, tránh kéo dài thời gian, rườm rà. Để tiết kiệm thời gian, GV có thể nhận xét sơ bộ,\ sắp xếp thành các nhóm ý kiến và yêu cầu đại diện nhóm giải thích tại sao. Đồng thời\ căn cứ vào SCĐ, học liệu để các em được sáng tỏ chân lí, hiểu thấu đáo các sai lầm\ có thể mắc phải.* *Bước 4: Kết luận, chuẩn hoá (thực hiện toàn lớp). Kết luận, chuẩn hoá kiến thức\ là rất quan trọng giúp HS hệ thống hoá được kiến thức và điều chỉnh sản phẩm học tập của mình. Thông thường, GV sau khi nhận xét đánh giá trên lớp, nếu có điều kiện có thể gửi cho HS các file nhận xét, đánh giá từng sản phẩm và đưa ra những kiến thức cốt lõi cần nhớ, những bài tập cần vận dụng. GV có thể dành thời gian giảng giải hoặc hệ thống hoá kiến thức đối với các lớp có nhiều em học kém.* *Thời gian tổ chức hoạt động, GV cần căn cứ nhiệm vụ để xác định cho đúng: dành thời gian cho các em làm việc cá nhân, trao đổi nhóm; xác định thời gian, thời điểm học,\ không nên tổ chức thời gian hoạt động quá ngắn, manh mún cho một hoạt động. Có thể tổ chức các hoạt động học tập thành nhiều lần cách xa nhau (nếu có điều kiện); hoặc\ hỗ trợ đến từng nhóm, từng cá nhân HS (nếu cần thiết).* ***c) Kiểm tra đánh giá thường xuyên chuyên đề học tập*** *Đối với dạy học các chuyên đề, GV nên cho HS trải nghiệm giải quyết vấn đề trước khi HS tìm hiểu những vấn đề mới nhằm nâng cao rèn luyện cho HS tác phong học tập tìm tòi khám phá. GV phải chuẩn bị thật kĩ các phương án đánh giá thường xuyên, tăng cường\ dạy học thông qua KTĐG đa dạng các loại hình và nên tập trung vào các hình thức như\ viết bài, trình bày báo cáo kết quả học tập của hoạt động, báo cáo kết quả làm thí nghiệm thực hành, báo cáo trải nghiệm học tập và báo cáo tự tìm tòi, khám phá khoa học\ (dưới dạng dự án nghiên cứu khoa học hoặc trải nghiệm thực tiễn dạy học thông qua\ các hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh, dạy học tại thực địa: nhà máy, xưởng máy, thông qua các hoạt động giáo dục STEM, STEAM,... theo các văn bản hướng dẫn của\ Bộ Giáo dục và Đào tạo).* *Trong quá trình học, mỗi HS có thể được KTĐG thường xuyên nhiều lần bằng cho điểm hoặc nhận xét hoặc vừa cho điểm vừa nhận xét. Việc ghi điểm số đánh giá thường xuyên của nhóm chuyên đề này vào **Sổ theo dõi và đánh giá học sinh** tuân theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.* ***d) Lưu ý quản lí hoạt động học*** *GV cần quản lí, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS khi các em thực hiện nhiệm vụ: từ khi HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ đến khi hoàn thành nhiệm vụ và nộp sản phẩm; nếu có điều kiện, cần phối kết hợp với cha mẹ HS, các tổ chức\ xã hội tình nguyện ở địa phương để cùng chung tay hỗ trợ HS học tập; nhất là chuyển giao nhiệm vụ tự học của HS khi học chuyên đề.* *GV cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp, hình thức hướng dẫn HS chuyển đổi việc ghi chép thụ động sang ghi chép chủ động, tích cực; xây dựng tiêu chí đánh giá sản phẩm\ học tập một cách khoa học; phối hợp đánh giá với các môn học/hoạt động khác; hoạt động học trong và ngoài lớp học; có thể xây dựng hệ thống hỗ trợ kĩ thuật, kiểm tra giám sát việc học tập, kết nối nhà trường với gia đình (HS và cha mẹ HS); đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc tự học của HS để đánh giá đảm bảo tính khách quan.* ***e) Một số lưu ý khác*** *Trong quá trình dạy học chuyên đề, GV cần lưu ý về các quy tắc ứng xử, giao tiếp trong lớp học chuyên đề (nghe, nói, chia sẻ thông tin,...) sao cho phù hợp và đúng\ pháp luật; nếu có điều kiện, lựa chọn nền tảng công nghệ an toàn, phổ biến, dễ sử dụng để tổ chức hoạt động, tránh cầu kì, phức tạp gây khó khăn cho HS, cha mẹ HS.* *GV cần tôn trọng văn hoá ứng xử trong tổ chức hoạt động giữa GV với HS, cha mẹ HS; nắm vững các văn bản chỉ đạo của cấp trên về dạy học chuyên đề, kiểm tra đánh giá theo quy định.* *Để tổ chức dạy học chuyên đề hiệu quả, Kế hoạch giáo dục nhà trường phải được tổ/nhóm chuyên môn phân công GV xây dựng cho từng chuyên đề học tập. Các chuyên đề học tập được mô tả chi tiết, thấu đáo, khả thi với sự hỗ trợ của Ban giám hiệu\ nhà trường, sự tận tâm, thấu đáo của tổ/nhóm chuyên môn và các tổ chức xã hội của\ địa phương, sự khích lệ và ủng hộ của cha mẹ HS. GV cần rà soát thật kĩ các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và học liệu để lựa chọn phương pháp dạy học và KTĐG phù hợp, xây dựng học liệu cho các bài học cũng như phải tính đến việc bảo đảm an toàn cho GV và HS khi các em phải thực hiện các thí nghiệm thực hành, nhất là các hoạt động học ở ngoài lớp học.* **IV. Minh hoạ cấu trúc một Kế hoạch bài dạy (Giáo án)** **Tên bài:** *.............................................* **Thời gian thực hiện:** *... tiết* **I. MỤC TIÊU** **1. Năng lực chung** *Trình bày những yêu cầu cần đạt về năng lực chung:* **‒ Tự chủ, tự học, tự khám phá.** **‒ Giao tiếp và hợp tác.** **‒ Giải quyết vấn đề và sáng tạo.** **2. Năng lực vật lí** *Trình bày những yêu cầu cần đạt về năng lực của môn học, bao gồm:* **‒ Nhận thức vật lí.** **‒ Tìm hiểu tự nhiên.** **‒ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.** **3. Phẩm chất** Trình bày những yêu cầu cần đạt giúp HS rèn luyện và phát triển 5 phẩm chất\ (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) có liên quan đến bài học. **II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC** *Liệt kê các cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, học liệu cần chuẩn bị, phù hợp với từng hoạt động học trong bài theo các kĩ thuật dạy học tích cực.* **III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC (Tổ chức các hoạt động học cho HS)** **A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC** **Hoạt động 1*: Đặt vấn đề cho bài học*** Đây là một hoạt động học nhằm đưa ra những tình huống/nhiệm vụ ban đầu để làm cơ sở cho HS tìm hiểu, giải quyết vấn đề bài học đã đặt ra. GV giao nhiệm vụ và HS thực hiện\ sản phẩm thu được có thể đúng hoặc sai hoặc chưa làm được. GV tuyệt đối **không chốt\ kiến thức** mà chỉ nhận xét, ghi nhận sản phẩm, đánh giá cao sự tích cực của HS và đưa ra vấn đề cần giải quyết trong bài học. **B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI** **Hoạt động 2*: Tên hoạt động*** **Hoạt động 3*: Tên hoạt động*** **...** Ở hoạt động này, tuỳ theo các đơn vị kiến thức của bài, GV có thể giao tuần tự\ từng nhiệm vụ học tập, hoặc chuyển giao đồng thời nhiều nhiệm vụ, nhưng cần đảm bảo\ phù hợp với hình thức và kĩ thuật tổ chức hoạt động sao cho hiệu quả. GV tránh chia\ quá nhỏ, manh mún nhiệm vụ. GV có thể chốt kiến thức ở từng nhiệm vụ học tập hoặc chờ đến khi HS đã thực hiện xong tất cả các hoạt động trong phần Hình thành kiến thức mới thực hiện kết luận, chuẩn hoá kiến thức (có thể kết hợp với Hệ thống hoá kiến thức bài học ở hoạt động sau). **C. DẶN DÒ** GV giao nhiệm vụ học tập ngoài giờ học để HS thực hiện. **D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN** Bài kiểm tra giúp GV đánh giá mức độ lĩnh hội của HS. HS có thể thực hiện trong giờ học hoặc ở nhà. **\* Cấu trúc của mỗi hoạt động:** Theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, cấu trúc của mỗi hoạt động có nhiều hình thức thể hiện, trong đó có hai hình thức thể hiện chính dưới đây: +-----------------------------------+-----------------------------------+ | **Cấu trúc 1** | **Cấu trúc 2** | +===================================+===================================+ | **Tên hoạt động: \...** | **Tên hoạt động: \...** | | | | | ![](media/image3.png) | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ GV có thể tham khảo cách thể hiện Cấu trúc 1 hoặc Cấu trúc 2. Toàn bộ quyển sách này, nhóm tác giả thể hiện theo Cấu trúc 1. Để trình bày một cách khoa học, **Cấu trúc 1** được thể hiện chi tiết với hướng dẫn như sau: **Hoạt động: *Tên hoạt động*** *{Chú ý động từ thể hiện hoạt động}* **a) Mục tiêu:** *{Mô tả mục tiêu của hoạt động}* **b) Nội dung:** *{Mô tả nội dung của hoạt động}* **c) Sản phẩm:** *{Mô tả sản phẩm dự kiến hoặc yêu cầu cần đạt của hoạt động}* **d) Tổ chức thực hiện:** *{Mô tả thực hiện theo 4 bước của hoạt động}* Muốn chuyển giao được nhiệm vụ cho HS tiếp nhận, bắt buộc GV phải có câu lệnh chuyển giao nhiệm vụ. Câu lệnh phải tường minh, rõ ràng, thể hiện rõ được nội dung của hoạt động chính là nhiệm vụ học tập và yêu cầu sản phẩm cho hoạt động. Sau khi nhận nhiệm vụ, HS được tự học, trải nghiệm (hoạt động cá nhân). Hoạt động này thường chiếm từ 1/2 đến 2/3 thời gian của hoạt động, tuỳ theo nhiệm vụ. Thời gian còn lại dành cho trao đổi với bạn học (nếu cần) và được thể hiện hoặc trình bày kết quả hoạt động dưới sự tổ chức điều khiển của GV và được GV đánh giá, nhận xét cho điểm khi cần thiết. ***Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập*** **Câu lệnh chuyển giao nhiệm vụ** phải thể hiện được **nội dung hoạt động**; những câu hỏi và nhiệm vụ phải thể hiện được **mục tiêu của hoạt động** và yêu cầu **sản phẩm\ học tập** cụ thể. GV có thể sử dụng nhiều hình thức, kĩ thuật để chuyển giao nhiệm vụ cho HS\ và HS phải ghi được nhiệm vụ học tập vào vở ghi. GV theo dõi HS để bảo đảm tất cả\ các em đều hiểu rõ nhiệm vụ và sẵn sàng thực hiện. Tuỳ vào điều kiện cụ thể, GV có thể lựa chọn sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực, phù hợp cho mỗi hoạt động. GV có thể ứng dụng CNTT: sử dụng thí nghiệm ảo, phần mềm dạy học, trình chiếu các slide PowerPoint, các phần mềm tương tác với người học,... để tăng hứng thú cho HS. Ngoài những thiết bị, học liệu được đề cập, GV có thể sử dụng những thiết bị,\ học liệu khác nhưng phải đảm bảo hỗ trợ tích cực cho các hoạt động và đạt được mục tiêu của hoạt động. \* ***Gợi ý một số phương pháp, kĩ thuật*** ***chuyển giao nhiệm vụ*** GV có thể lựa chọn các hình thức chuyển giao nhiệm vụ cho HS như sau: 1\. Sử dụng lời thoại để hướng dẫn HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập và hướng dẫn cách thực hiện nhiệm vụ, nộp và báo cáo sản phẩm. 2\. Kết hợp dùng lời thoại và ghi bảng để HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập và hướng dẫn cách thực hiện nhiệm vụ, nộp và báo cáo sản phẩm. 3\. Sử dụng phiếu học tập, giấy khổ A0 hoặc bảng phụ để HS tiếp nhận nhiệm vụ\ học tập và hướng dẫn cách thực hiện nhiệm vụ, nộp và báo cáo sản phẩm. 4\. Phòng tranh, khăn trải bàn, giấy khổ A0, bảng phụ, phiếu học tập,... 5\. Ứng dụng CNTT (nếu có điều kiện) để chuyển giao nhiệm vụ sử dụng các thiết bị dạy học và học liệu điện tử, phầm mềm quản lí, tổ chức hoạt động để HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập và hướng dẫn cách thực hiện nhiệm vụ, nộp và báo cáo sản phẩm. 6\. Thực hiện thí nghiệm biểu diễn, từ đó đặt vấn đề để HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập và hướng dẫn cách thực hiện nhiệm vụ, nộp và báo cáo sản phẩm. 7\. Cùng HS trải nghiệm nhiệm vụ hoặc hướng dẫn cá nhân/nhóm HS tự trải nghiệm trong môi trường thực tiễn hoặc môi trường internet để HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập và hướng dẫn cách thực hiện nhiệm vụ, nộp và báo cáo sản phẩm. ***Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ*** HS được làm việc cá nhân, trao đổi với bạn (nếu cần) để tự lực giải quyết nhiệm vụ học tập, hoàn thành việc ghi vở ý kiến của mình về nhiệm vụ được giao. Việc thảo luận nhóm (với một vài bạn) là hoạt động thường xuyên của HS để củng cố lại ý kiến thực hiện nhiệm vụ của cá nhân và nhóm HS. Trong bước này, GV theo dõi, quán xuyến từng cá nhân/nhóm HS thực hiện để\ thu thập thông tin, phát hiện những khó khăn, vướng mắc để kịp thời hỗ trợ cho\ cá nhân/nhóm HS thực hiện nhiệm vụ học tập. Mỗi HS cần ghi ít nhất ba ý kiến của\ ba bạn trong nhóm vào vở của mình. Cá nhân có thể cùng nhóm hoạt động chung như quan sát, làm thí nghiệm, làm dự án, thảo luận,... nhưng vẫn phải ghi ý kiến của mình và bạn trong nhóm vào vở. ***\* Gợi ý một số phương pháp, kĩ thuật*** ***tổ chức thực hiện nhiệm vụ:*** Cá nhân hoạt động độc lập, thực hiện nhiệm vụ với hình thức: 1\. Tự đọc SCĐ, các tài liệu tham khảo hoặc tra cứu trên internet thông qua các thiết bị dạy học ứng dụng CNTT để thực hiện. Ghi vào vở ý kiến thực hiện/giải quyết vấn đề trong nhiệm vụ học tập. Sau đó trao đổi thảo luận với bạn hoặc nhóm bạn để đưa ra\ kết quả sản phẩm hoạt động của nhóm; thống nhất nội dung báo cáo và cách trình bày báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. 2\. Cùng bạn thực hiện thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, sử dụng thiết bị dạy học\ và học liệu theo hướng dẫn của GV để giải quyết vấn đề thực hiện nhiệm vụ học tập.\ Cá nhân ghi vào vở ý kiến thực hiện/giải quyết vấn đề trong nhiệm vụ học tập. Sau đó trao đổi thảo luận với bạn hoặc nhóm bạn để đưa ra kết quả sản phẩm hoạt động của nhóm; thống nhất nội dung báo cáo và cách trình bày báo cáo kết quả thực hiện\ nhiệm vụ. 3\. Cá nhân/nhóm HS được giao nhiệm vụ từ trước (ở nhà) cùng bạn hoặc nhóm bạn trao đổi hoàn thiện sản phẩm, thống nhất nội dung báo cáo và cách trình bày báo cáo\ kết quả thực hiện nhiệm vụ. GV cần quan tâm động viên, tạo điều kiện cho việc hoàn thành và thể hiện **sản phẩm học tập** của cá nhân/nhóm HS. **Sản phẩm của hoạt động** bao gồm: -- Các sản phẩm hoạt động của HS (mô tả sản phẩm/yêu cầu cần đạt). -- Kiến thức trọng tâm. ***Bước 3: Báo cáo, thảo luận*** Sau khi có kết quả ở bước 2, HS hoặc nhóm HS được báo cáo hoặc trình bày sản phẩm hoạt động. GV tổ chức cho HS báo cáo (chỉ cần chọn sản phẩm 3 nhóm để báo cáo:\ sản phẩm tốt nhất, kém nhất và trung bình) để thảo luận toàn lớp. HS khác tham gia\ ý kiến và ghi vào vở các điều chỉnh cho ý kiến của mình. Trong quá trình theo dõi ở bước 2, nếu thấy tất cả làm tốt nhiệm vụ, GV có thể không cần tổ chức thảo luận, đồng thời chuyển ngay sang bước 4. ***\* Gợi ý một số phương pháp, kĩ thuật*** ***tổ chức báo cáo, thảo luận***: 1\. Chỉ định một vài HS đại diện nhóm lên trình bày báo cáo kết quả hoạt động.\ Cá nhân/nhóm HS khác trao đổi góp ý. Các hình thức: -- Đứng tại chỗ đọc nội dung báo cáo đã có trong vở ghi của mình. Trao đổi thảo luận toàn lớp. -- Lên bảng thuyết trình, có sử dụng bảng phụ hoặc giấy khổ A0, hoặc trình chiếu PowerPoint, đèn chiếu vở ghi hoặc phiếu học tập,... Trao đổi thảo luận toàn lớp. 2\. Tổ chức cho HS đánh giá sản phẩm của cá nhân/nhóm khác thông qua phiếu chấm, sau đó trao đổi thảo luận toàn lớp. 3\. Ứng dụng CNTT đưa sản phẩm vào thiết bị học tập (máy tính hoặc điện thoại,...)\ được hỗ trợ bởi các phần mềm để cá nhân/nhóm HS trao đổi, đánh giá lẫn nhau. GV thu thập thông tin.... Trong quá trình báo cáo, GV thu thập thông tin để kịp thời điều chỉnh ở bước sau nếu bị sai lệch. ***Bước 4: Kết luận, nhận định*** GV nhận xét, đánh giá hoặc tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau. GV có thể giảng giải để "chốt" kiến thức hoặc ghi nhận các kết quả của cá nhân/nhóm HS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để chuẩn hoá kiến thức, thu thập thông tin. GV có thể căn cứ vào tiêu chí, thái độ và kết quả làm việc của cá nhân/nhóm HS để KTĐG, nhận xét hoặc cho điểm với các ý đồ **kiểm tra đánh giá thường xuyên** được thực hiện theo các hình thức linh hoạt, sáng tạo. ***Lưu ý:*** Khi tổ chức hoạt động cho cá nhân hoặc nhóm HS, GV cần lưu ý: -- Không chia nhóm với số lượng HS quá lớn, nhóm tốt nhất là 4 em. Không cố định nhóm trưởng, mỗi thành viên trong nhóm đều phải học tập và được đối xử bình đẳng. -- Khi cá nhân/nhóm HS thực hiện, GV cần theo dõi, trợ giúp, nắm bắt tình hình từng cá nhân/nhóm thực hiện để đưa ra ý kiến trợ giúp, những nhận định chính xác, kịp thời xử lí. -- Nếu quan sát, theo dõi thấy các nhóm thực hiện tốt, thì có thể không cần báo cáo thảo luận mà chỉ nhận xét kết quả, sau đó chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. Chỉ cho HS thảo luận khi thấy có nhóm làm chưa tốt. GV chỉ gọi 3 nhóm đại diện cho làm tốt,\ làm trung bình, chưa làm được lên báo cáo để thảo luận. GV tránh gọi tất cả lên báo cáo thảo luận. -- Trong tình huống bắt buộc (ví dụ như hệ thống hoá kiến thức), GV có thể thuyết trình, giảng giải, vấn đáp để HS được khắc sâu hơn kiến thức. -- Việc ứng dụng CNTT trình chiếu hoặc sử dụng các thiết bị, học liệu khác như\ Phiếu học tập, giấy khổ A0, bảng phụ,... GV cần cân nhắc để tránh lãng phí. -- Những hoạt động có thí nghiệm hoặc thực hành, cần bố trí tổ chức ở trên lớp hoặc\ ở phòng học bộ môn sao cho hiệu quả và chú ý đảm bảo an toàn. -- Sản phẩm mong muốn của hoạt động được mô tả chính là đáp án của câu lệnh hay nhiệm vụ được giao, thể hiện trong vở ghi hoặc bằng các sản phẩm vật liệu cụ thể. -- Gợi ý KTĐG thường xuyên (nếu có): Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, GV căn cứ vào hành vi, cử chỉ hoạt động của HS/nhóm HS; sự trình bày báo cáo và kết quả hoạt động để thực hiện đánh giá bằng nhận xét hoặc điểm số theo dự kiến (một vài HS với hình thức: hỏi -- đáp, trình bày báo cáo, sản phẩm học tập, vở ghi). GV có thể ghi tên HS và hình thức dự định KTĐG trong mỗi hoạt động. -- Ở các hoạt động, trong quá trình HS thực hiện, GV có thể lựa chọn hoặc chỉ định một số HS để KTĐG thường xuyên. Mỗi HS có thể được KTĐG nhiều lần ở nhiều bài với các hình thức khác nhau và được lựa chọn điểm ghi trong **Sổ theo dõi và đánh giá HS** sao cho phù hợp với sự tiến bộ của HS. **\ ** **PHỤ LỤC** **Một số tiêu chí đánh giá sản phẩm học tập** **1. Tiêu chí đánh giá sơ đồ tư duy** **TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SƠ ĐỒ TƯ DUY CỦA HỌC SINH** ------------------------------------------------- ----------------- --------------- **Tiêu chí** **Điểm tối đa** **Điểm chấm** Thể hiện đúng, đủ nội dung theo yêu cầu. 5 Có tính thẩm mĩ. 3 Đúng thời gian. 2 **Tổng** 10 **2. Tiêu chí đánh giá bài viết** **TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT CỦA HỌC SINH** --------------------------------------------- ----------------- --------------- **Tiêu chí** **Điểm tối đa** **Điểm chấm** Trình bày đúng, đủ nội dung theo yêu cầu. 5 Trình bày logic, khoa học, dễ hiểu. 3 **Có hình ảnh, sơ đồ minh hoạ.** **2** **Tổng** 10 **3. Tiêu chí đánh giá bài tập vận dụng** **TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI TẬP VẬN DỤNG CỦA HỌC SINH** ----------------------------------------------------- ----------------- --------------- **Tiêu chí** **Điểm tối đa** **Điểm chấm** Trả lời hoặc giải bài đúng theo đáp án. 6 Trình bày rõ ràng, khoa học. 2 Có hình ảnh/video minh hoạ và số liệu minh chứng. 1 Đúng thời gian. 1 **Tổng** 10 **\ ** **4. Phiếu đánh giá kĩ năng thực hành thí nghiệm** +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | **TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ | | | | THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM | | | | CỦA HỌC SINH** | | | +=======================+=======================+=======================+ | **Tiêu chí** | **Điểm tối đa** | **Điểm chấm** | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | Hiểu được cơ sở lí | 2 | | | thuyết của thí | | | | nghiệm. | | | | | | | | Chuẩn bị thiết bị, | | | | dụng cụ đạt yêu cầu | | | | của bài thí nghiệm. | | | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | Xác định được các | 3 | | | bước thí nghiệm. | | | | | | | | Thực hiện các thao | | | | tác thí nghiệm thành | | | | thạo. | | | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | Báo cáo: Xử lí và rút | 3 | | | ra kết luận chính | | | | xác. | | | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | Có hình ảnh/video | 1 | | | minh hoạ và số liệu | | | | minh chứng. | | | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | Đúng thời gian. | 1 | | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | **Tổng** | 10 | | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ **5. Phiếu đánh giá kĩ năng thiết kế mô hình** **TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THIẾT KẾ MÔ HÌNH CỦA HỌC SINH** ----------------------------------------------------- ----------------- --------------- **Tiêu chí** **Điểm tối đa** **Điểm chấm** Hiểu được cơ sở lí thuyết của mô hình. 2 Chuẩn bị nguyên/vật liệu đầy đủ. 1 Vật liệu giá rẻ, dễ tìm. 1 Bản thiết kế mô hình phù hợp. 3 Sản phẩm mô hình đúng và đẹp. 1 Thuyết trình cho mô hình rõ ràng, hấp dẫn. 2 **Tổng** 10 **TÀI LIỆU THAM KHẢO** \[1\] Chương trình GDPT tổng thể và các môn học/hoạt động của Bộ GDĐT ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018. \[2\] Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và KTĐG; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. \[3\] Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 hướng dẫn thực hiện CT GDPT hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS từ năm học 2017 -- 2018. \[4\] Công văn số 793/BGDĐT-GDTrH ngày 12/3/2020 về việc tăng cường dạy học qua internet, trên truyền hình trong thời gian nghỉ học để phòng, chống Covid-19. \[5\] Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định\ về quản lí và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở GDPT và cơ sở giáo dục thường xuyên. \[6\] Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT. \[7\] Công văn số 3089/BGDĐT-GDTrH ngày 14/8/2020 về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học. \[8\] Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và HS THPT ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. \[9\] Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường trung học có nhiều cấp học. \[10\] Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 về việc xây dựng và tổ chức thực hiện KHGD của nhà trường. \[11\] Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 Quy định về đánh giá HS THCS và HS THPT. \[12\] Công văn của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học (hằng năm). \[13\] Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học của Chương trình GDPT môn Vật lí cấp THPT ban hành theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006, các môn học/hoạt động cần phải theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT. Nhiều tác giả, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. \[14\] Những vấn đề chung về đổi mới GDPT môn Vật lí cấp THCS, cấp THPT. Nguyễn Trọng Sửu. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. \[15\] Các bộ SGK, SGV, sách bài tập cấp THCS, cấp THPT môn Vật lí của nhiều tác giả theo Chương trình GDPT 2006. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. \[16\] Các bộ SGK, SGV, sách bài tập môn KHTN cấp THCS, môn Vật lí THPT của nhiều tác giả theo Chương trình GDPT 2018. Bộ sách Chân trời sáng tạo. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. \[17\] Cẩm nang xây dựng KHGD nhà trường cấp THCS, cấp THPT. Nguyễn Trọng Sửu, Nhà xuất bản Dân Trí. \[18\] Các tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và GV trung học theo các mô đun ban hành theo Quyết định số 4660/QĐ-BGDĐT ngày 04/12/2019 về việc ban hành Danh mục các mô đun bồi dưỡng GV cốt cán và cán bộ quản lí cơ sở GDPT cốt cán để thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên GV, cán bộ quản lí cơ sở GDPT. **\ ** ![](media/image5.jpeg)**PHẦN II. KẾ HOẠCH BÀI DẠY** **Chuyên đề 1: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU** **Bài 1. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU** Thời gian thực hiện: 5 tiết **I. MỤC TIÊU** **1. Năng lực chung** ‒ *Tự chủ, tự học, tự khám phá:* Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập,\ phát triển khả năng tư duy độc lập của HS. ‒ *Giao tiếp và hợp tác:* Làm việc nhóm, tích cực tham gia thảo luận nhóm, trao đổi\ và chia sẻ ý tưởng về nội dung học tập. ‒ *Giải quyết vấn đề và sáng tạo:* Đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, sáng tạo nhiều cách để giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến dòng điện xoay chiều. **2. Năng lực vật lí** **‒ *Nhận thức vật lí:* Nêu được công suất toả nhiệt trung bình trên điện trở thuần bằng\ một nửa công suất cực đại của dòng điện xoay chiều hình sin (chạy qua điện trở thuần này); mô tả được bằng biểu thức đại số hoặc đồ thị: cường độ dòng điện, điện áp xoay chiều;\ so sánh được giá trị hiệu dụng và giá trị cực đại.** **‒ *Tìm hiểu tự nhiên:* Thiết kế được phương án, lựa chọn phương án, thực hiện phương án, đo được (hoặc mô tả được phương pháp đo) tần số và điện áp xoay chiều bằng dụng cụ\ thực hành; thiết kế được phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án,\ khảo sát được đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp bằng dụng cụ thực hành.** **‒ *Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:*** Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về dòng điện xoay chiều giải quyết một số vấn đề thực tế thường gặp về mạch điện xoay chiều. **3. Phẩm chất** ‒ Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập vật lí. ‒ Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập. ‒ Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các phép đo và sử dụng các dụng cụ đo. **II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC** -- Bộ thí nghiệm đo tần số và điện áp xoay chiều. ‒ Phiếu in các nhiệm vụ học tập theo trạm tìm hiểu mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần, chỉ có tụ điện và chỉ có cuộn cảm thuần (xem Hoạt động 4). -- Bộ thí nghiệm khảo sát mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. -- Giấy khổ A0. -- Tranh, ảnh minh hoạ. **III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC** **A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC** **Hoạt động 1: Đặt vấn đề cho bài học** ***a) Mục tiêu: HS hứng thú vào bài học mới*** ***b) Nội dung:*** HS hứng thú trước các câu hỏi: ***Dòng điện xoay chiều là gì? Dòng điện\ xoay chiều được đặc trưng bởi những đại lượng nào? Các đại lượng đó được đo như thế nào?*** ***c) Sản phẩm:*** HS hứng thú tìm hiểu về dòng điện xoay chiều và mạch điện xoay chiều. ***d) Tổ chức thực hiện:*** +-----------------------------------+-----------------------------------+ | **Hoạt động của GV** | **Hoạt động của HS** | +===================================+===================================+ | ***Chuyển giao nhiệm vụ học | HS đọc phần Mở đầu trong SCĐ và | | tập:*** | theo dõi sự dẫn dắt của GV. | | | | | GV nêu vấn đề như phần Mở đầu | | | trong SCĐ: Dòng điện xoay chiều | | | có vai trò quan trọng trong cuộc | | | sống hằng ngày. | | | | | | \+ Dòng điện xoay chiều là gì? | | | | | | \+ Dòng điện xoay ***chiều được | | | đặc trưng bởi những đại lượng | | | nào?*** | | | | | | \+ ***Các đại lượng đó được đo | | | như thế nào?*** | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ | ***Thực hiện nhiệm vụ:*** | HS thực hiện nhiệm vụ. | | | | | GV giải đáp các thắc mắc hoặc gợi | | | ý (nếu có). | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ | ***Báo cáo, thảo luận:*** | Mỗi HS trả lời một câu hỏi đã | | | nêu. Các HS khác nhận xét và bổ | | -- GV lần lượt mời một HS trả lời | sung\ | | mỗi câu hỏi đã nêu. | (nếu có). | | | | | -- GV nhận xét phần trình bày của | | | HS. | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ | ***Kết luận:*** | | | | | | GV tổng hợp lại các ý kiến của HS | | | và dẫn dắt HS rút ra kết luận: | | | Dòng điện xoay chiều không những | | | có chiều luân phiên thay đổi mà | | | còn có các đại lượng đặc trưng | | | như cường độ dòng điện và điện áp | | | biến thiên liên tục theo thời | | | gian. Cách đo các đại lượng đặc | | | trưng của dòng điện xoay chiều có | | | chút khác biệt so với | | | | | | dòng điện không đổi nhưng vẫn | | | tuân theo những nguyên tắc chung | | | (sẽ được tìm hiểu kĩ trong bài). | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ **B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI** **1. NHẮC LẠI MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU** **Hoạt động 2: Nhắc lại một số kiến thức về dòng điện xoay chiều** ***a) Mục tiêu:*** HS **mô tả được bằng biểu thức đại số hoặc đồ thị: cường độ dòng điện, điện áp xoay chiều; so sánh được giá trị hiệu dụng và giá trị cực đại; nêu được công suất toả nhiệt trung bình trên điện trở thuần bằng một nửa công suất cực đại của dòng điện xoay chiều hình sin (chạy qua điện trở thuần này).** ***b) Nội dung: HS nhắc lại kiến thức trong môn KHTN lớp 9 đã học: mô tả cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều bằng biểu thức đại số hoặc đồ thị; so sánh được giá trị hiệu dụng và giá trị cực đại; xác định* công suất toả nhiệt trung bình trên điện trở thuần.** ***c) Sản phẩm:*** Biểu thức đại số hoặc đồ thị ***mô tả cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều; so sánh giá trị hiệu dụng và giá trị cực đại; biểu thức xác định* công suất toả nhiệt trung bình trên điện trở thuần.** ***d) Tổ chức thực hiện:*** +-----------------------------------+-----------------------------------+ | **Hoạt động của GV** | **Hoạt động của HS** | +===================================+===================================+ | ***Chuyển giao nhiệm vụ học | Các nhóm HS tiếp nhận nhiệm vụ. | | tập:*** | | | | | | GV chia lớp thành 4 nhóm và giao | | | các nhóm thực hiện các nhiệm vụ | | | sau: | | | | | | -- Nhóm 1: Trả lời câu Thảo luận | | | 1. | | | | | | -- Nhóm 2: Thảo luận nguyên lí | | | tạo ra dòng điện xoay chiều. | | | | | | -- Nhóm 3: Hoàn thành câu Luyện | | | tập trang 6 SCĐ. | | | | | | -- Nhóm 4: Thảo luận về công suất | | | toả nhiệt trung bình của dòng | | | điện xoay chiều trên điện trở | | | thuần. | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ | ***Thực hiện nhiệm vụ:*** | Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ. | | | | | GV hướng dẫn các nhóm HS thảo | | | luận,\ | | | giải đáp các thắc mắc hoặc gợi ý | | | (nếu có). | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ | ***Báo cáo, thảo luận:*** | Đại diện mỗi nhóm HS trình bày | | | kết quả thảo luận. Các nhóm khác | | -- GV lần lượt mời đại diện các | nhận xét, bổ sung (nếu có). | | nhóm báo cáo kết quả thảo luận. | | | | | | -- GV nhận xét phần trình bày của | | | HS. | | | | | | *-- Kết quả câu Thảo luận 1 cần | | | đạt:* | | | | | | Tham khảo trang 5, 6 SCĐ. | | | | | | *-- Kết quả câu Luyện tập trang 6 | | | SCĐ cần đạt:* | | | | | | a\) + Biên độ: *I*~0~ = 2 A. | | | | | | \+ Chu kì: *T* = 0,02 s. | | | | | | \+ Tần số: | | | | | | \+ Tần số góc: rad/s. | | | | | | \+ Pha ban đầu: | | | | | | b\) Biểu thức cường độ dòng | | | điện: | | | | | | c\) Khoảng thời gian cường độ | | | dòng điện tăng trong chu kì đầu | | | tiên là 0,01 s (từ *t =* 0,01 s | | | đến *t =* 0,02 s). | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ | ***Kết luận:*** | | | | | | GV tổng hợp lại các ý kiến của | | | HS, dẫn dắt HS rút ra kết luận về | | | biểu thức đại số, đồ thị mô tả | | | cường độ dòng điện và điện áp | | | xoay chiều; so sánh giá trị hiệu | | | dụng và giá trị cực đại; biểu | | | thức xác định công suất toả nhiệt | | | trung bình trên điện trở thuần. | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ ***Kiến thức trọng tâm:*** ***-- Biểu thức cường độ dòng điện xoay chiều:.*** ***-- Biểu thức của điện áp xoay chiều:*** ***Trong đó: i, u là cường độ dòng điện tức thời và điện áp tức thời; I~0~, U~0~ là biên độ\ của cường độ dòng điện và điện áp; ω là tần số góc; là pha ban đầu của cường độ dòng điện và điện áp.*** ***-- Cường độ dòng điện hiệu dụng:*** ***-- Điện áp hiệu dụng:*** ***-- Công suất toả nhiệt trung bình của dòng điện xoay chiều trên điện trở bằng một nửa công suất cực đại của nó:*** ***-- Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều: Cho cuộn dây dẫn kín quay với tốc độ góc ω không đổi trong từ trường đều để từ thông qua tiết diện của cuộn dây biến thiên theo\ thời gian.*** **2. THÍ NGHIỆM ĐO TẦN SỐ, ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU** **Hoạt động 3: Đo tần số và điện áp xoay chiều** ***a) Mục tiêu:*** **Thiết kế được phương án, lựa chọn phương án, thực hiện phương án,\ đo được (hoặc mô tả được phương pháp đo) tần số và điện áp xoay chiều bằng dụng cụ thực hành.** ***b) Nội dung:*** HS thảo luận thiết kế phương án, **lựa chọn phương án, thực hiện phương án, đo được tần số và điện áp xoay chiều bằng dụng cụ thực hành.** ***c) Sản phẩm:*** Bảng kết quả đo điện áp và tần số của dòng điện xoay chiều. ***d) Tổ chức thực hiện:*** +-----------------------------------+-----------------------------------+ | **Hoạt động của GV** | **Hoạt động của HS** | +===================================+===================================+ | ***Chuyển giao nhiệm vụ học | Các nhóm HS tiếp nhận nhiệm vụ. | | tập:*** | | | | | | GV giao lần lượt các nhiệm vụ sau | | | cho các nhóm: | | | | | | -- Trả lời câu Thảo luận 2. | | | | | | -- Từ các phương án đã đề xuất | | | (kết quả câu Thảo luận 2), lựa | | | chọn phương án và thực hiện | | | phương án đo tần số và điện áp | | | xoay chiều bằng dụng cụ thực | | | hành. | | | | | | -- Hoàn thành bảng kết quả đo. | | | Tính sai số,\ | | | viết kết quả đo và nhận xét kết | | | quả đo. | | | | | | -- Thực hiện lại phép đo theo yêu | | | cầu của câu Luyện tập trang 8 SCĐ | | | và báo cáo kết quả đo. | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ | ***Thực hiện nhiệm vụ:*** | Các nhóm HS lần lượt thực hiện | | | các nhiệm vụ. | | GV có thể sử dụng các câu hỏi sau | | | để hỗ trợ HS thiết kế và lựa chọn | | | phương án đo điện áp và tần số | | | của dòng điện xoay chiều: | | | | | | \+ Vai trò của biến áp nguồn là | | | gì? Vì sao không tiến hành đo | | | trực tiếp điện áp và tần số của | | | dòng điện xoay chiều từ ổ điện | | | trên tường? | | | | | | \+ Phải điều chỉnh thang đo trên | | | đồng hồ đo điện đa năng như thế | | | nào để thực hiện chức năng đo | | | điện áp và tần số? | | | | | | \+ Để đo điện áp, đồng hồ đo phải | | | được mắc như thế nào vào mạch | | | điện? | | | | | | \+ Phải cắm hai que đo (đỏ và | | | đen) như thế nào vào các lỗ cắm | | | trên đồng hồ đo điện đa năng? Nếu | | | cắm ngược hai que đo vào lỗ cắm | | | của đồng hồ hoặc cắm ngược hai | | | que đo vào lỗ cắm đầu ra của biến | | | áp nguồn thì kết quả đo có bị ảnh | | | hưởng không? Vì sao? | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ | ***Báo cáo, thảo luận:*** | -- Đại diện mỗi nhóm báo cáo kết | | | quả câu Thảo luận 2. Các nhóm | | -- GV mời đại diện mỗi nhóm báo | khác nhận xét và bổ sung (nếu | | cáo kết quả câu Thảo luận 2 | có). Từ đó, thống nhất lựa chọn | | (thiết kế phương án đo điện áp và | phương án đo. | | tần số của dòng điện xoay chiều). | | | | -- Các nhóm trình bày báo cáo kết | | -- GV nhận xét các phương án của | quả đo dưới dạng bảng số liệu và | | HS và dẫn dắt HS lựa chọn phương | nhận xét chéo kết quả của nhau. | | án đo. | | | | -- Các nhóm tiếp tục trình bày | | -- GV yêu cầu các nhóm trình bày | báo cáo kết quả đo theo yêu cầu | | báo cáo kết quả đo và nhận xét. | của câu Luyện tập trang 8 SCĐ và | | | đánh giá chéo kết quả của nhau. | | -- GV mời các nhóm trình bày báo | | | cáo kết quả đo theo yêu cầu của | | | câu Luyện tập trang 8 SCĐ. | | | | | | *-- Kết quả câu Thảo luận 2 cần | | | đạt:* | | | | | | Tham khảo trang 7 SCĐ (Bảng 1.1). | | | | | | *-- Kết quả câu Luyện tập trang 8 | | | SCĐ cần đạt:* | | | | | | HS tiến hành đo theo yêu cầu | | | (thay biến áp nguồn bằng máy phát | | | âm tần) và lập bảng báo cáo tương | | | tự Bảng 1.1 SCĐ. | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ | ***Kết luận:*** | | | | | | GV tổng hợp kết quả đo và đánh | | | giá sai số đo của các nhóm. | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ **3. CÁC MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU** **Hoạt động 4: Tìm hiểu các đoạn mạch xoay chiều cơ bản (chỉ có điện trở thuần, chỉ có tụ điện, chỉ có cuộn cảm thuần)** ***a) Mục tiêu:*** HS thiết lập được mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và điện áp trong đoạn mạch xoay chiều chỉ chứa điện trở thuần, chỉ có tụ điện và chỉ có cuộn cảm thuần. ***b) Nội dung: HS*** đọc SCĐ, thảo luận để rút ra mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và điện áp trong đoạn mạch xoay chiều chỉ chứa điện trở thuần, chỉ có tụ điện và chỉ có cuộn cảm thuần. ***c) Sản phẩm:*** Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và điện áp trong đoạn mạch xoay chiều chỉ chứa điện trở thuần, chỉ có tụ điện và chỉ có cuộn cảm thuần. ***d) Tổ chức thực hiện:*** +-----------------------------------+-----------------------------------+ | **Hoạt động của GV** | **Hoạt động của HS** | +===================================+===================================+ | ***Chuyển giao nhiệm vụ học | Các nhóm HS tiếp nhận nhiệm vụ. | | tập:*** | | | | | | GV yêu cầu HS lập thành 3 nhóm và | | | tiến hành làm việc theo trạm, lần | | | lượt thực hiện các\ | | | nhiệm vụ được nêu ở mỗi trạm (ở | | | dạng phiếu in). Sau khi hoàn | | | thành nhiệm vụ ở một trạm trong | | | thời gian quy định, mỗi nhóm HS | | | lần lượt\ | | | đổi trạm cho đến khi hoàn thành | | | nhiệm vụ\ | | | học tập ở cả 3 trạm. | | | | | | -- Nhiệm vụ học tập của Trạm 1: | | | | | | \+ Đọc SCĐ, thảo luận để rút ra | | | mối liên hệ giữa cường độ dòng | | | điện và điện áp trong mạch điện | | | xoay chiều chỉ chứa điện trở | | | thuần. | | | | | | \+ Hoàn thành câu Luyện tập trang | | | 8 SCĐ. | | | | | | -- Nhiệm vụ học tập của Trạm 2: | | | | | | \+ Đọc SCĐ, thảo luận để rút ra | | | mối liên hệ giữa cường độ dòng | | | điện và điện áp trong mạch điện | | | xoay chiều chỉ chứa tụ điện. | | | | | | \+ Trả lời câu Thảo luận 3. | | | | | | -- Nhiệm vụ học tập của Trạm 3: | | | | | | \+ Đọc SCĐ, thảo luận để rút ra | | | mối liên hệ giữa cường độ dòng | | | điện và điện áp trong mạch điện | | | xoay chiều chỉ chứa cuộn cảm | | | thuần. | | | | | | \+ Trả lời câu Thảo luận 4. | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ | ***Thực hiện nhiệm vụ:*** | Các nhóm HS đọc SCĐ, thảo luận | | | theo nhiệm vụ được giao và trình | | GV giải đáp thắc mắc của HS trong | bày kết quả thảo luận vào giấy | | quá trình thảo luận (nếu có). | khổ A0. | +-----------------------------------+-----------------------------------+ | ***Báo cáo, thảo luận:*** | Đại diện mỗi nhóm HS trình bày | | | kết quả thảo luận. Các nhóm khác | | -- GV lần lượt mời đại diện mỗi | nhận xét và bổ sung (nếu có). | | nhóm trình bày kết quả thảo luận: | | | | | | \+ Nhóm 1 báo cáo kết quả thực | | | hiện nhiệm vụ của Trạm 1. | | | | | | \+ Nhóm 2 báo cáo kết quả thực | | | hiện nhiệm vụ của Trạm 2. | | | | | | \+ Nhóm 3 báo cáo kết quả thực | | | hiện nhiệm vụ của Trạm 3. | | | | | | -- GV nhận xét phần trình bày của | | | HS. | | | | | | *-- Kết quả câu Luyện tập trang 8 | | | SCĐ cần đạt:* | | | | | | Trong đoạn mạch chỉ chứa điện trở | | | thì: | | | | | | *-- Kết quả câu Thảo luận 3 cần | | | đạt:* | | | | | | Đối với dòng điện một chiều: dung | | | kháng là rất lớn nên cường độ | | | dòng điện | | | | | | -- *Kết quả câu Thảo luận 4 cần | | | đạt:* | | | | | | Khi đặt điện áp không đổi *u* = | | | *U* = hằng số vào hai đầu cuộn | | | cảm thuần, vì *ω* = 0 nênDo cuộn | | | cảm thuần có điện trở không đáng | | | kể nên trong trường hợp này, | | | cường độ dòng điện cùng pha với | | | điện áp, có giá trị tăng nhanh và | | | làm đoản mạch. | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ | ***Kết luận:*** | | | | | | GV dẫn dắt HS rút ra kết luận về | | | mối liên hệ giữa cường độ dòng | | | điện và điện áp trong đoạn mạch | | | xoay chiều chỉ chứa điện trở | | | thuần,\ | | | chỉ có tụ điện và chỉ có điện trở | | | thuần. | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ ***Kiến thức trọng tâm:*** ***-- Trong đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần, cường độ dòng điện i và điện áp u biến thiên điều hoà cùng tần số, cùng pha.*** ***hay*** ***-- Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, điện áp u biến thiên điều hoà cùng tần số và\ trễ pha so với cường độ dòng điện i.*** ***hay*** ***Trong đó: (Ω) là dung kháng của mạch.*** ***-- Trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm thuần, điện áp u biến thiên điều hoà cùng tần số và sớm pha*** ***so với cường độ dòng điện i.*** ***hay*** ***Trong đó: Z~L~ = ωL (Ω) là cảm kháng của mạch, L (H) là độ tự cảm của cuộn dây.*** **Hoạt động 7: Tìm hiểu mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp** ***a) Mục tiêu:*** HS thiết lập được mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và điện áp trong mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. ***b) Nội dung: HS*** đọc SCĐ, thảo luận để rút ra mối liên hệ giữa cường độ dòng điện\ và điện áp trong mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. ***c) Sản phẩm:*** Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và điện áp trong mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. ***d) Tổ chức thực hiện:*** +-----------------------------------+-----------------------------------+ | **Hoạt động của GV** | **Hoạt động của HS** | +===================================+===================================+ | ***Chuyển giao nhiệm vụ học | Các nhóm HS tiếp nhận nhiệ

Use Quizgecko on...
Browser
Browser