Bài 9. TẾ BÀO NHÂN THỰC (PDF)

Summary

Đây là một bài tập trắc nghiệm về tế bào nhân thực, bao gồm các câu hỏi về cấu trúc, chức năng và đặc điểm của các bào quan khác nhau trong tế bào nhân thực. Bài tập bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm về các bào quan tế bào, chủ yếu thuộc về sinh học.

Full Transcript

Bài 9. TẾ BÀO NHÂN THỰC 1. Nhận biết Câu 1. Ở sinh vật nhân thực, nhân tế bào có chức năng là A. chứa thông tin di truyền, điều khiển mọi hoạt động của tế bào thông qua tổng hợp protein. B. cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào. C. vận chuyển các chất bài tiết cho tế bào. D. duy trì...

Bài 9. TẾ BÀO NHÂN THỰC 1. Nhận biết Câu 1. Ở sinh vật nhân thực, nhân tế bào có chức năng là A. chứa thông tin di truyền, điều khiển mọi hoạt động của tế bào thông qua tổng hợp protein. B. cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào. C. vận chuyển các chất bài tiết cho tế bào. D. duy trì sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường. Câu 2. Ở nhân tế bào của sinh vật nhân thực, thành phần cấu tạo của chất nhiễm sắc gồm: A. DNA và protein B. RNA và protein C. Protein và lipid D. DNA và RNA Câu 3. Ribosome có chức năng A. hấp thụ các chất dinh dưỡng cho tế bào. B. tổng hợp protein cho tế bào. C. giúp trao đổi chất giữa tế bào và môi trường sống. D. truyền thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào khác. Câu 4. Lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây? A. Chuyển hóa đường. B. Tổng hợp protein. C. Tổng hợp lipid, phân giải chất độc. D. Vận chuyển nội bào. Câu 5. Hoạt động nào sau đây xảy ra trên lưới nội chất hạt? A. Ôxi hoá chất hữu cơ tạo năng lượng cho tế bào. B. Tổng hợp các chất bài tiết. C. Tổng hợp cho tế bào. D. Tổng hợp Protein. Câu 6. Lưới nội chất hạt là hệ thống các ống và xoang dẹp thông với nhau và có các ……………. đính trên bề mặt. A. phân tử protein histon. B. hạt ribosome 80S. C. enzyme hô hấp nội bào. D. hạt ribosome 70S. Câu 7. Chức năng của bộ máy Golgi trong tế bào là A. thực hiện quá trình quang hợp. B. phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp thành chất đơn giản. C. nơi xảy ra quá trình sinh tổng hợp protein. D. lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào. Câu 8. Cấu trúc nào dưới đây không có trong nhân của tế bào? A. Chất dịch nhân. B. Nhân con. C. Bộ máy Golgi. D. Chất nhiễm sắc. Câu 9. Bên trong lysosome chứa thành phần nào sau đây? A. Enzyme hô hấp. B. Enzyme thủy phân. C. DNA và protein. D. DNA và ribosome. Câu 10. Ở động vật, bào quan có chức năng cung cấp năng lượng cho tế bào là A. lục lạp. B. ribosome. C. ti thể. D. nhân. Câu 11. Thành phần chính của màng sinh chất là A. phospholipid và protein. B. lipid và phospholipid. C. lipid, carbohydrate và protein. D. carbohydrate và protein. Câu 12. Thành tế bào có chức năng là A. cho các chất đi qua một cách có chọn lọc. B. dấu hiệu nhận biết giữa các tế bào. C. nơi định vị của các enzyme. D. quy định hình dạng của tế bào. Câu 13. Tế bào động vật được cấu tạo bởi các thành phần cơ bản sau: A. màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân. B. màng sinh chất, các bào quan, vùng nhân. C. màng sinh chất, tế bào chất, và nhân. D. nhân, tế bào chất, các bào quan. Câu 14. Ở màng trong ti thể có chứa nhiều A. enzyme tiêu hóa. B. enzyme quang hợp. C. enzyme thủy phân. D. enzyme hô hấp. 2. Hiểu Câu 15. Bào quan chỉ có ở tế bào động vật là A. lysosome. B. ribosome. C. bộ máy Golgi. D. ti thể. Câu 16. Bào quan nào sau đây chỉ có một lớp màng bao bọc? A. Lục lạp. B. Ribosome. C. Ti thể. D. Không bào. Câu 17. Điểm giống nhau giữa ti thể và lục lạp là A. chứa nhiều enzyme quang hợp. B. có chức năng tổng hợp nên năng lượng. C. trong chất nền chứa DNA và ribosome. D. có lớp màng trong gấp khúc tạo các mào. Câu 18. Ở tế bào nhân thực có các bào quan sau: 1. Lysosome 2. Không bào 3. Lục lạp 4. Ti thể 5. Ribosome Những bào quan có cấu tạo màng đơn là A. 1, 2. B. 2, 5. C. 3, 4. D. 1, 5. Câu 19. Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật, không có ở tế bào động vật là A. ti thể. B. trung thể. C. lục lạp. D. lưới nội chất hạt. Câu 20. Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là A. có chứa sắc tố quang hợp. B. có chứa nhiều loại enzyme hô hấp. C. được bao bọc bởi lớp màng kép. D. có chứa nhiều enzyme quang hợp. Câu 21. Bào quan có ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là A. Ti thể. B. Bộ máy Golgi. C. Ribosome. D. Lục lạp. Câu 22. Việc tổng hợp protein là chức năng của A. nhân tế bào. B. lưới nội chất hạt. C. lysosome. D. bộ máy Golgi. Câu 23. Đặc điểm có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật là A. trong tế bào chất có nhiều loại bào quan. B. có thành tế bào bằng chất cellulose. C. nhân có màng bao bọc. D. khung xương tế bào. Câu 27. Tế bào của cùng cơ thể có thể nhận biết ra nhau và nhận biết tế bào lạ là do màng sinh chất có A. “dấu chuẩn” glycoprotein. B. khả năng trao đổi chất với môi trường. C. các thụ thể. D. 2 lớp phospholipid. Câu 28. Bào quan nào không có ở tế bào động vật? A. Màng sinh chất. B. Thành tế bào. C. Ti thể. D. Ribosome. Câu 29. Màng sinh chất là một cấu trúc động vì A. các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng. B. được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau. C. các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển ra khỏi màng. D. được cấu tạo bởi nhiều loại chất vô cơ khác nhau. Câu 33. Tế bào nào trong các tế bào sau đây chứa nhiều ti thể nhất? A. Tế bào biểu bì. B. Tế bào cơ tim. C. Tế bào hồng cầu. D. Tế bào xương. Câu 34. Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều lizoxom nhất? A. Tế bào thần kinh. B. Tế bào bạch cầu. C. Tế bào cơ tim. D. Tế bào hồng cầu. Câu 35. Bào quan có khả năng tự tổng hợp protein đó là A. ti thể, lục lạp. B. lysosome, không bào. C. lục lạp, không bào. D. ti thể, lysosome. Câu 36. Khi nói về màng sinh chất có các nhận xét sau: (1) Hai lớp phospholipid tạo cho màng có tính mềm dẻo tương đối. (2) Các phân tử protein chỉ bám ở mặt ngoài của lớp kép phospholipid. (3) Trên màng tế bào thực vật có các phân tử cholesterol xen kẽ vào lớp kép phospholipid. (4) Màng tế bào được xem là cửa ngõ ngăn cách giữa môi trường và tế bào. Có bao nhiêu nhận xét đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 4. Vận dụng cao Câu 37. Khi chuyển nhân của tế bào sinh dưỡng ở loài ếch A vào trứng ( đã bị mất nhân) của loài ếch B. Nuôi cấy tế bào này phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh mang đặc điểm của A. loài A. B. loài A và B. C. loài B. D. loài mới. Câu 38. Trước khi chuyển thành ếch con, nòng nọc phải "cắt" chiếc đuôi của nó. Bào quan đã giúp nó thực hiện chức năng này là A. lưới nội chất. B. lysosome. C. ribosome. D. ti thể. Câu 39. Theo thuyết tiến hóa nội cộng sinh, dấu hiệu nào sau đây cho thấy ti thể có nguồn gốc từ các loài vi khuẩn sống cộng sinh trong tế bào nhân thực? A. Có chứa enzyme hô hấp, có màng trong gấp khúc. B. Có khả năng sống tự dưỡng, tự tạo ra ATP. C. Có nhân con bên trong, trong nhân con có DNA. D. Có màng bao bọc, bên trong chứa DNA dạng vòng và ribosome. Câu 40. Xét bốn ti thể có cùng thể tích. Ti thể thuộc tế bào da, ti thể thuộc tế bào cơ tim, ti thể thuộc tế bào xương, ti thể thuộc tế bào bạch cầu. Ti thể nào có diện tích bề mặt của màng trong lớn nhất? A. Ti thể tế bào da. B. Ti thể tế bào cơ tim. C. Ti thể tế bào bạch cầu. D. Ti thể tế bào xương. Câu 41. Để điều trị được bệnh viêm loét dạ dày do dư thừa axit người ta có thể sử dụng thuốc ức chế hoạt động của loại protein nào của màng niêm mạc dạ dày? A. Protein bám màng. B. Protein xuyên màng. C. Protein trong glycoprotein. D. Protein trong peptidoglycan.

Use Quizgecko on...
Browser
Browser