Đề Luyện Ôn Thi Cuối Kì 1 Có Đáp Án PDF
Document Details
Uploaded by GoldBodhran2799
Tags
Related
Summary
This document is a practice exam for students studying cách mạng tư sản. The document includes various types of questions, which test students' knowledge on the topic.
Full Transcript
**BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN** **DẠNG THỨC 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN** **Câu 1:** Thời cận đại, giai cấp lãnh đạo các cuộc cách mạng tư sản là A. nông dân. B. công nhân. C. tri thức. [D. tư sản.] **Câu 2.** Một trong những nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng...
**BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN** **DẠNG THỨC 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN** **Câu 1:** Thời cận đại, giai cấp lãnh đạo các cuộc cách mạng tư sản là A. nông dân. B. công nhân. C. tri thức. [D. tư sản.] **Câu 2.** Một trong những nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản là [A.] đòi quyền tự do chính trị cho mỗi người dân. B. đánh đuổi thực dân, giành độc lập dân tộc. C. xoá bỏ tình trạng phong kiến cát cứ. D. thống nhất thị trường, thành lập quốc gia dân tộc **Câu 3.** Giai cấp lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản có đặc điểm chung là gì? [A.] Đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. B. Đều chịu ảnh hưởng của trào lưu Triết học Ánh sáng. C. Đều có nguồn gốc là giai cấp phong kiến. D. Đều mong muốn thiết lập chế độ cộng hoà. **Câu 4:** Một trong những nhiệm vụ dân tộc của các cuộc cách mạng tư sản là A. xoá bỏ chế độ phong kiến chuyên chế. B. xác lập nền dân chủ tư sản. C. đòi quyền tự do chính trị cho mỗi người dân. [D]. thống nhất thị trường, thành lập quốc gia dân tộc. **Câu 5:** Động lực cách mạng của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là A. giai cấp lãnh đạo và nông dân. B. giai cấp lãnh đạo và nô lệ. [C.] giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân. D. giai cấp tư sản và chủ nô **Câu 7: **Cuối thế kỉ XVIII, chủ nghĩa tư bản A. được xác lập ở Hà Lan và Anh. [B.] mở rộng ra ngoài phạm vi châu Âu. C. được xác lập ở I-ta-li-a và Đức. D. trở thành một hệ thống thế giới. **Câu 8:** Mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là [A.] xóa bỏ những rào cản đối với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. B. lật đổ sự thống trị của tư sản đưa nông dân lên nắm quyền. C. thiết lập nhà nước dân chủ tư sản của dân, do dân và vì dân. D. đưa tầng lớp quý tộc mới lên nắm quyền lãnh đạo đất nước. **Câu 9:** Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở nhiều nước tư bản, sự tập trung sản xuất và tập trung nguồn vốn lớn đã dẫn đến sự xuất hiện của các A. thương hội. B. phường hội. C. công trường thủ công. [D]. tổ chức độc quyền. **Câu 11:** Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn A. tự do cạnh tranh. [B.] đế quốc chủ nghĩa. C. chủ nghĩa tư bản hiện đại. D. chủ nghĩa dân tộc cực đoan. **Câu 12:** Đặc trưng của chủ nghĩa tư bản hiện đại là A. thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. B. giải quyết triệt để mâu thuẫn trong xã hội. [C.] có sức sản xuất lớn trên nền tảng khoa học- công nghệ. D. hạn chế và tiến tới xóa bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội. **Câu 13.** Một trong những mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX) là **A.** đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền. **[B].** xóa bỏ những rào cản của chế độ phong kiến. **C.** xóa bỏ triệt để những mâu thuẫn trong xã hội. **D.** xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân. **Câu 14.** Lực lượng lãnh đạo các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là **A**. tư sản. **B.** nông dân. **C.** công nhân. **D.** nô lệ. **Câu 15.** Nội dung nào sau đây là tiền đề về kinh tế dẫn đến sự bùng nổ và thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX? **A.** Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế hoàn toàn quan hệ phong kiến. **B.** Triết học Ánh sáng ra đời, thức tỉnh, dọn đường cho quần chúng đấu tranh. **C.** Giai cấp tư sản và đồng minh có thế lực rất lớn cả về kinh tế và chính trị. **[D].** Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến. **Câu 16.** Đầu thế kỉ XVII, nước nào sau đây có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu? A. Pháp. B. Đức. [C]. Anh. D. Na-Uy. **DẠNG THỨC 2: CÂU HỎI ĐÚNG/SAI** **Câu 1.** **Cho đoạn tư liệu sau đây.** "Ở Pháp, vương quyền là đỉnh cao của lâu đài phong kiến và chuyên chế. Nhà vua luôn có quyền hành chuyên chế và vô hạn;... quyết định mọi công việc đối nội và đối ngoại của quốc gia. Triều vua Lu-I XVI là một sự chuyên chế cao độ. Theo những "mật lệnh có ấn vua" nhằm khủng bố nhân dân, hàng trăm người bị bắt, bị tù đày ở các nơi trong nước". (A. Man-phờ-rét, *Đại Cách mạng Pháp 1789*, NXB Khoa học **a.** Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế gây bất mãn cho nhân dân. =\> Đ **b.** Sự tồn tại của nhà nước quân chủ lập hiến gây bất mãn cho tầng lớp quý tộc mới. =\> S **c.** Chế độ vương quyền Pháp là chế độ chuyên chế cao độ điển hình cho phong kiến ở châu Âu =\> S **d.** Trước khi cách mạng tư sản Pháp nổ ra, vua là người có quyền lực tối cao và vô hạn =\> Đ **Câu 2: Cho đoạn tư liệu sau** Sự phát triển của công nghiệp len dạ ngày càng mạnh nên nghề nuôi cừu trở thành nghề có lợi nhất. Địa chủ không thỏa mãn với địa tô thu được của nông dân nên đầu tăng nguồn thu nhập riêng bằng cách tước đoạt ruộng đất mà nông dân đang cày cấy, rào ruộng đất riêng và một phần ruộng đất của công xã biến thành đồng cỏ chăn cừu và cấm súc vật của nông dân vào. Nông dân không có chỗ trồng trọt và chăn nuôi, bị đuổi hàng loạt ra khỏi ruộng đất, sống cuộc đời vô cùng cực khổ. Hồi thế kỉ XVI Tô -- mát Mo -- rơ miêu tả cảnh đó như sau "những con cừu xưa kia ngoan ngoãn, hiền hậu biết bao, bây giờ đều trở thành những con vật hung hãn, tham lam. Cừu ăn thịt người, phá hoại ruộng vườn, nhà cửa và thành thị" *(Lịch Sử thế giới Cận đại- NXB giáo dục, trang 11)* a\. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thâm nhập mạnh vào nông nghiệp Anh =\> Đ b\. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phong trào "rào đất cướp ruộng" ở Anh là do sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp len dạ. =\> Đ c\. Nông nghiệp nước Anh lạc hậu khiến đời sống của nông dân rất khổ cực =\> S d\. Phong trào "rào đất cướp ruộng" đã cải thiện đời sống của nông dân Anh trước cách mạng tư sản =\> S **Câu 3.** Cho đoạn tư liệu sau đây ***"**Điều 1: Con người sinh ra đều có quyền tự do và bình đẳng. Những sự phân biệt xã hội chỉ có thể dựa trên lợi ích chung.* *Điều 17: Sở hữu quyền là quyền bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không ai có thể bị truất quyền đó trừ phi khi nào do sự cần thiết chung được xác nhận một cách hợp pháp đòi hỏi rõ ràng phải làm như vậy, nhưng với điều kiện phải bồi thường công bằng và được thực hiện ngay trước đó".* (Trần Văn Trị (1989), *Cách mạng Pháp 1789*, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 19-21) a\. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ra đời từ cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. b\. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp năm 1789 đề cao quyền lợi của giai cấp tư sản. c\. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp năm 1789 không đề cao quyền tư hữu cá nhân vì đó là biểu hiện cho sự phân biệt giàu -- nghèo trong xã hội. d\. Trong Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2/9/1945), chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những câu nói nổi tiếng trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp. **BÀI 2: SỰ XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN** **I.Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn** **Câu 1.** Cho đến cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc chủ nghĩa đã thiết lập hệ thống thuộc địa rộng khắp ở **A.** châu Âu, châu Mỹ và khu vực Tây Âu. **B.** châu Âu, châu Úc và khu vực Bắc Mỹ. **C.** châu Mỹ, Tây Âu và khu vực Đông Âu. **[D.]** châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh. **Câu 2.** Chủ nghĩa tư bản hiện đại A. là giai đoạn CNTB phát triển tự do cạnh tranh. B. là giai đoạn CNTB từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. C. là giai đoạn phát triển của CNTB từ đầu thế kỉ XX đến nay. [D.] là giai đoạn phát triển của CNTB từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay. **Câu 3.** Chủ nghĩa tư bản hiện đại có biểu hiện tiêu biểu nào? A. Có nguồn nguyên liệu và nhân công dồi dào. B. Có khả năng giải quyết tốt tranh chấp, xung đột trên thế giới. C. Có sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc giữa các nước tư bản. [D.] Có sức sản xuất phát triển cao trên cơ sở thành tựu cách mạng khoa học -- công nghệ. **Câu 4.** Thách thức mà chủ nghĩa tư bản hiện đại phải đối mặt là gì? [A.] Khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu. B. Sức sản xuất của các nghành kinh tế ngày càng cao. C. Khoa học công nghệ phát triển và ngày càng mở rộng. D. Lực lượng lao động ngày càng chất lượng cao. **Câu 5.** Quốc gia nào sau đây khởi đầu cuộc Cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII? **A.** Pháp. **B.** Đức. **C.** I-ta-li-a [ **D.**] Anh. **Câu 6.** Các hình thức của tổ chức độc quyền ở Đức và Pháp (ra đời từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) có tên gọi là **A.** Tơ-rớt, Dai-bát-xư. [**B**.] Các-ten, Xanh-đi-ca. **C.** Con-sen, Tơ-rớt. **D.** Dai-bát-xư, Con-sen. **Câu 7.** Các hình thức của tổ chức độc quyền ở Mỹ (ra đời từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) có tên gọi là **A.** Các-ten. [**B**.] Tơ-rớt. **C.** Dai-bát-xư. **D.** Xanh-đi-ca. **Câu 8.** Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở ngoài châu Âu? **[A.]** Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. **B.** Phong trào đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mỹ La-tinh. **C.** Cuộc vận động thống nhất nước Đức và I-ta-li-a. **D.** Cải cách nông nô ở Nga và cuộc nội chiến ở Mỹ. **Câu 9.** Lĩnh vực nào sau đây là tiềm năng phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại? **A.** Quân sự, văn hóa. **B**. Văn hóa -- giáo dục. **C.** Chính trị, ngoại giao. **[D.]** Khoa học -- công nghệ. **II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai** **Câu 1.** Cho đoạn tư liệu sau đây: *"- Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới một mức độ phát triển cao khiến nó tạo ra những tổ chức độc quyền có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.* *- Sự hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp và trên cơ sở "tư bản tài chính" đó, xuất hiện một bọn đầu sỏ tài chính.* *- Việc xuất khẩu tư bản, khác với việc xuất khẩu hàng hoá, đã có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt.* *- Sự hình thành những liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản chia nhau thế giới.* *- Việc các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới".* (Lê-nin, *Lê -- nin* *toàn tập*, tập 27, NXB Sự thật, Hà Nội, 1961, tr.402) a\) Một trong những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền là xuất hiện các tổ chức độc quyền. =\> Đ b\) Tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa các giai cấp tư sản và chủ nô để thu lợi nhuận cao. =\>S c\) Các cường quốc tư bản chủ nghĩa bắt đầu xâm lược, phân chia thuộc địa trên thế giới. =\> S d\) Sự hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp tạo nên "tư bản tài chính". =\>Đ **Câu 2.** Đọc đoạn tư liệu sau đây: *"Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học và công nghệ".* (Nguyễn Phú Trọng, *Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam*, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr 17) a\) Chủ nghĩa tư bản hiện đại đã thay đổi về bản chất, không còn là chủ nghĩa tư bản như trước đây. =\> S b\) Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được thể hiện trên lĩnh vực khoa học -- công nghệ. =\> Đ c\) Đoạn trích trên nói về những tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay. =\> Đ d\) Đoạn trích thể hiện nội dung chủ nghĩa tư bản hiện đại được đánh giá cao và đạt nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực. =\>S **Câu 3.** Cho đoạn tư liệu sau đây: *"Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước khi gộp lại".* (C.Mác và Ph.Ăng-ghen, *Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản*, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, tr 84) a\) Giai cấp vô sản đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. =\> S b\) Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. =\> Đ c\) Đoạn trích thể hiện thành tựu to lớn về kinh tế mà giai cấp tư sản đã đạt được. =\> Đ d\) Đoạn trích thể hiện sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền. =\> S