🎧 New: AI-Generated Podcasts Turn your study notes into engaging audio conversations. Learn more

1.KHOI-11-CHU-DE-1-24-25.docx

Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...

Transcript

**Chủ đề 1: Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản** **(12% - 6 tiết)** **\* YÊU CẦU CẦN ĐẠT** **BÀI 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN** \- Trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng. \- Phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ...

**Chủ đề 1: Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản** **(12% - 6 tiết)** **\* YÊU CẦU CẦN ĐẠT** **BÀI 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN** \- Trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng. \- Phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản. \- Trình bày được kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản. ***BÀI 2. SỰ XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN*** \- Trình bày được sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ. \- Trình bày được quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa và phát triển của chủ nghĩa tư bản. \- Trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. \- Nêu được khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại. \- Nêu được tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại. \- Có nhận thức đúng đắn về tiềm năng và những hạn chế của chủ nghĩa tư bản. Vận dụng được những hiểu biết về lịch sử chủ nghĩa tư bản để giải thích những vấn đề thời sự của xã hội tư bản hiện nay. **PHIẾU HỌC TẬP** **CHỦ ĐỀ 1:** **CÁCH MẠNG TƯ SẢN** **VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN** **I. Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản** **1.** **Tiền đề của cách mạng tư sản** \- Kinh tế: Trong các thế kỷ XVI -- XVIII, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở các nước Âu -- Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và công thương nghiệp. +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | **Anh** | **13 bang thuộc địa ở | **Pháp** | | | Bắc Mỹ** | | +=======================+=======================+=======================+ | \- Anh là nước có nền | **-** Kinh tế phát | \- Nông nghiệp lạc | | kinh tế phát triển | triển theo hướng TBCN | hậu, công thương | | nhất châu Âu. | và bắt đầu cạnh tranh | nghiệp phát triển | | | với chính quốc. | nhưng bị chế độ phong | | \+ Sản xuất len dạ | | kiến kìm hãm. | | đóng vai trò quan | | | | trọng. | | | | | | | | \+ Xuất hiện công | | | | trường thủ công | | | | | | | | \+ Ngoại thương phát | | | | triển | | | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ **-** Chính trị: Trước khi cách mạng bùng nổ, đa số các nước theo chế độ quân chủ chuyên chế hoặc là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. **Anh** **13 bang thuộc địa ở Bắc Mỹ** **Pháp** ------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------- Chế độ quân chủ chuyên chế do vua Charles I đứng đầu. \- Chính phủ Anh thi hành nhiều chính sách kìm hãm dẫn đến mâu thuẫn với nhân dân thuộc địa. Chế độ quân chủ chuyên chế do vua Louis XVI đứng đầu. **-** Xã hội: Trong xã hội xuất hiện những giai cấp và tầng lớp mới như tư sản, quý tộc mới,\... Họ đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và có mâu thuẫn với giai cấp phong kiến hoặc chủ nghĩa thực dân. +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | **Anh** | **13 bang thuộc địa ở | **Pháp** | | | Bắc Mỹ** | | +=======================+=======================+=======================+ | Giai cấp phong kiến | Mâu thuẫn giữa nhân | \- Xã hội Pháp là xã | | mâu thuẫn với quần | dân Bắc Mỹ với chính | hội phân chia đẳng | | chúng nhân dân, giai | quyền Anh | cấp. | | cấp tư sản và tầng | | | | lớp quý tộc mới | | \- Đẳng cấp thứ 3 mâu | | | | thuẫn với chế độ | | | | phong kiến | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ \- Tư tưởng: Các trào lưu tư tưởng của giai cấp tư sản phê phán những giáo lý lạc hậu, quan điểm lỗi thời của giai cấp phong kiến và đề xuất những tư tưởng mới tiến bộ, thúc đẩy xã hội phát triển. **Anh** **13 bang thuộc địa ở Bắc Mỹ** **Pháp** ---------------------------------------------- --------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Cải cách tôn giáo (đạo tin lành, thanh giáo) Xuất hiện tư tưởng dân chủ tư sản và chủ nô Thế kỷ XVIII xuất hiện trào lưu "Triết học Ánh sáng" với các đại biểu: Montesquieu, Voltaire, Rousseau,... **2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của cách mạng tư sản** *a. Mục tiêu, nhiệm vụ* \* **Mục tiêu**: Các cuộc cách mạng tư sản đều nhằm mục tiêu xóa bỏ những rào cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. \* **Nhiệm vụ**: \- Bao gồm hai nhiệm vụ cơ bản: \+ ***Nhiệm vụ dân tộc***: xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, hình thành thị trường dân tộc thống nhất hoặc giải phóng dân tộc. \+ ***Nhiệm vụ dân chủ***: xóa bỏ chế độ phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản. *b. Giai cấp lãnh đạo và động lực cách mạng* **Anh** **13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ** **Pháp** ------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------- ---------- **Giai cấp lãnh đạo** Tư sản và quý tộc mới Tư sản và chủ nô Tư sản **Động lực cách mạng** Bao gồm lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân (nông dân, công nhân, thị dân...) **3. Kết quả và ý nghĩa** *a. Kết quả* \- Các cuộc cách mạng tư sản đều giành thắng lợi, lật đổ chế độ phong kiến, thực dân và thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa. **Anh** **13 bang thuộc địa ở Bắc Mỹ** **Pháp** -------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------- Lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến Anh công nhận 13 thuộc địa độc lập dẫn đến sự ra đời của một nhà nước cộng hòa tư sản \- Chế độ phong kiến bị lật đổ, nền cộng hòa của giai cấp tư sản được thiết lập. *b. Ý nghĩa* \- Mỗi cuộc cách mạng có ý nghĩa riêng, nhưng nhìn chung các cuộc cách mạng tư sản đã dẫn đến xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; tạo ra nền dân chủ và các thể chế nhà nước dân chủ. +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | **Anh** | **13 bang thuộc địa ở | **Pháp** | | | Bắc Mỹ** | | +=======================+=======================+=======================+ | Lật đổ chế độ phong | \- Thành lập quốc gia | Cách mạng tư sản Pháp | | kiến, mở đường cho | tư sản, mở đường cho | cuối thế kỷ XVIII đã | | CNTB phát triển | CNTB phát triển ở Bắc | lật đổ chế độ phong | | | Mỹ. | kiến, đưa giai cấp tư | | | | sản lên cầm quyền, | | | \- Góp phần thúc đẩy | xóa bỏ nhiều trở ngại | | | cách mạng chống phong | trên con đường phát | | | kiến và đấu tranh | triển của chủ nghĩa | | | giành độc lập ở Mỹ | tư bản | | | LaTinh cuối thế kỷ | | | | XIX - đầu thế kỷ XX. | | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ ***II. SỰ XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN*** ***1. Sự xác lập chủ nghĩa*** ***tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ*** \- Trong những năm 50 -- 70 của thế kỷ XIX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau ở châu Âu và Bắc Mỹ. Cụ thể là: **Quốc gia** **Thời gian** **Hình thức** -------------- --------------- ------------------------------- Italia 1859 -- 1870 Đấu tranh thống nhất đất nước Nga 1861 Cải cách nông nô Mỹ 1861 -- 1865 Nội chiến Đức 1864 -- 1871 Đấu tranh thống nhất đất nước \- Nửa sau thế kỷ XIX, giai cấp tư sản giành được thắng lợi, lên cầm quyền ở nhiều nước. Chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở châu Âu và Bắc Mỹ. **2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản** *a. Chủ nghĩa đế quốc và quá trình xâm lược thuộc địa* \- Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các nước tư bản Âu -- Mỹ bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, gắn liền với việc mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng thông qua hoạt động xâm lược thuộc địa bằng vũ lực hoặc các phương thức khác. \- Từ đầu thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX, thực dân phương Tây đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động xâm chiếm và đặt ách cai trị ở hầu hết các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latin. \- Quá trình xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc: +-----------------------------------+-----------------------------------+ | **Thuộc địa** | **Quá trình xâm lược** | +===================================+===================================+ | **Châu Á** | \- Cuối thế kỷ XIX, các nước | | | phương Tây cơ bản hòan thành việc | | | xâm lược và đặt ách thống trị của | | | mình ở châu Á (trừ Nhật Bản và | | | Xiêm). | +-----------------------------------+-----------------------------------+ | **Châu Phi** | \- Vào nửa đầu thế kỷ XIX, các | | | nước phương Tây mới đặt một số | | | thương điếm ở ven biển. | | | | | | \- Đến đầu thế kỷ XX, việc phân | | | chia thuộc địa ở châu Phi của các | | | nước đế quốc đã cơ bản hòan | | | thành. | +-----------------------------------+-----------------------------------+ | **Khu vực Mỹ la tinh** | \- Từ các thế kỷ XVI, XVII thực | | | dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm | | | lược và biến các nước trong khu | | | vực thành thuộc địa. | | | | | | \- Đến đầu thế kỷ XIX, các nước | | | Mỹ Latinh đã giành được độc lập. | | | | | | \- Tuy nhiên, Mỹ đã bành trướng | | | và can thiệp nội bộ nhiều nước ở | | | khu vực này. | +-----------------------------------+-----------------------------------+ *b. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản* \- Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX: \+ Các nước ở châu Mỹ Latinh sau khi giành được độc lập đã đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. \+ Ở châu Á, Nhật Bản, Xiêm tiến hành duy tân, cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa. → Chủ nghĩa tư bản trở thành hệ thống duy nhất của thế giới. \+ Nhờ ứng dụng thành tựu khoa học -- kỹ thuật, nền sản xuất của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh. *c. Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền* \- Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền. **- *Hình thức:* Các tổ chức độc quyền như Cartel, Syndicate (Pháp, Đức), Trust (Mỹ).** **- *Mục tiêu:*** **+ Liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận cao và chi phối toàn bộ nền kinh tế.** ***- Đặc điểm:*** **+ Tổ chức độc quyền có vai trò quyết định trong nền kinh tế.** **+ Sự hợp nhất tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, xuất hiện tư bản tài chính.** **+ Xuất khẩu tư bản.** **+ Xuất hiện liên minh độc quyền quốc tế.** **+ Các nước đế quốc hòan thành việc phân chia thuộc địa.** **3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại** *a. Khái niệm* \- Là thuật ngữ dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay với những biểu hiện mới, tiêu biểu là sự kết hợp giữa sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh chính trị của Nhà nước tư sản. \* ***Đặc điểm:*** \- Độc quyền nhà nước. \- Có sức sản xuất phát triển cao. \- Lực lượng lao động có những chuyển biến quan trọng về cơ cấu, trình độ. \- Không ngừng tự điều chỉnh, thích ứng để tồn tại và phát triển. \- Là hệ thống thế giới mang tính toàn cầu. *b. Tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại* ***- Tiềm năng:*** \+ Có trình độ phát triển cao, luôn đi đầu trong phát triển kinh tế thế giới. \+ Có kinh nghiệm và phương pháp quản lý kinh tế, nền tảng pháp chế và cơ chế vận hành xã hội tương đối hòan chỉnh. \+ Có khả năng tự điều chỉnh và thích nghi để tồn tại và phát triển. \+ Xu thế toàn cầu hóa sẽ tạo ra các nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế. \+ Đi đầu trong các lĩnh vực công nghệ mới tạo nên nhiều thành tựu khoa học, công nghệ cho thế giới. **- *Thách thức:*** \+ Thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện ở bản chất của chế độ, những mâu thuẫn nội tại: tình trạng bất ổn, khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội,\... - Tiếp tục tạo ra sự bất bình đẳng xã hội. - Đối mặt với các vấn đề chính trị, xã hội nan giải. - Tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng mang tính toàn cầu như tài chính, tiền tệ, môi trường, dịch bệnh... ***\* THỰC HÀNH*** **I**. **Trắc nghiệm** **Câu 1. Đến thế kỷ XVII nền kinh tế nước nào phát triển nhất châu Âu?** **A. Hà Lan. B.** Anh **C.** Pháp. **D.** Đức. **Câu 2.** Giai cấp lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản có đặc điểm chung là gì? **A.** Đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. **B.** Đều chịu ảnh hưởng của trào lưu Triết học Ánh sáng. **C.** Đều có nguồn gốc là giai cấp phong kiến. **D.** Đều mong muốn thiết lập chế độ cộng hoà. **Câu 3 Đặc điểm kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ trong giữa thế kỷ XVIII là gì?** **A.** Miền Nam phát triển kinh tế nông nghiệp, miền Bắc phát triển kinh tế công nghiệp. **B.** Miền Nam phát triển kinh tế công nghiệp, miền Bắc phát triển kinh tế thương nghiệp. **C.** Miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế công thương nghiệp. **D.** Miền Nam và miền Bắc đều phát triển kinh tế đồn điền và công thương nghiệp. **Câu 4. Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ có tính chất là** **A.** một cuộc cách mạng tư sản.  **B.** một cuộc chiến tranh giành độc lập. **C.** một cuộc cách mạng tư sản kiểu mới. **D.** một cuộc cách mạng vô sản. **Câu 5. Mục tiêu của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là gì?** **A.** Thành lập một nước cộng hòa. **B.** Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Bắc Mỹ. **C.** Thành lập một nước cộng hòa, xóa bỏ chế độ nô lệ. **D.** Tạo điều kiện cho nền kinh tế các thuộc địa phát triển, cạnh tranh với công nghiệp chính quốc. **Câu 6. Đâu không phải là kết quả cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?** **A.** Giải phóng nhân dân Bắc Mỹ khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân. **B.** Tạo điều kiện cho nền kinh tế Mỹ phát triển. **C.** Một nước cộng hòa ra đời, với hiến pháp 1787. **D.** Thúc đẩy phong trào cách mạng chống phong kiến ở châu Âu. **Câu 7. Điểm giống nhau giữa cách mạng tư sản Anh với chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?** **A.** Đều có sự tham gia của giai cấp nô lệ. **B.** Đều mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. **C.** Đều do giai cấp tư sản và quý tộc phong kiến tư sản hoá lãnh đạo. **D.** Đều xóa bỏ các tàn dư phong kiến. **Câu 8.** Một trong những nhiệm vụ dân tộc của các cuộc cách mạng tư sản là **A.** xoá bỏ chế độ phong kiến chuyên chế. **B.** xác lập nền dân chủ tư sản, **C.** đòi quyền tự do chính trị cho mỗi người dân. **D.** thống nhất thị trường, thành lập quốc gia dân tộc. **Câu 9.** Một trong những nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản là **A**. đòi quyền tự do chính trị cho mỗi người dân. **B.** đánh đuổi thực dân, giành độc lập dân tộc. **C.** xoá bỏ tình trạng phong kiến cát cứ. **D.** thống nhất thị trường, thành lập quốc gia dân tộc. **Câu 10.** Động lực cách mạng của các cuộc cách mạng tư sản là **A.** giai cấp lãnh đạo và công nhân, nông dân. **B.** giai cấp lãnh đạo và nô lệ. **C.** giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân. **D.** giai cấp tư sản và chủ nô. **Câu 11**. Kết quả chung của các cuộc cách mạng tư sản là thiết lập chế độ **A.** tư bản chủ nghĩa. **B.** quân chủ lập hiến. **C.** cộng hoà. **D**. dân chủ đại nghị **Câu 12**. Ý nghĩa chung của các cuộc cách mạng tư sản là **A**. xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. **B.** lật đổ nền quân chủ chuyên chế, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. **C.** giải phóng nhân dân thoát khỏi chế độ thực dân, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa. **D.** giải phóng nhân dân thoát khỏi chế độ thực dân, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc. **Câu 13**. Vai trò của trào lưu tư tưởng Triết học Ánh sáng đối với Cách mạng tư sản Pháp là **A.** đưa ra những lí thuyết về xây dựng nhà nước mới. **B.** phê phán giáo lí lạc hậu, những quan điểm lỗi thời. **C.** dọn đường cho các cuộc cách mạng xã hội bùng nổ. **D**. đề xuất tư tưởng mới tiến bộ, thúc đẩy xã hội tiến lên. **Câu 14. Khẩu hiệu nổi tiếng của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ở nước Pháp là gì?** **A.** Đề cao quyền tự do của con người. **B.** Đề cao tư tưởng của các nhà triết học ánh sáng. **C.** Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản. **D.** Tự do - Bình đẳng - Bác ái. **Câu 15. Ba nhà tư tưởng lớn đại diện cho trào lưu Triết học ánh sáng ở Pháp thế kỷ XVIII là**  **A.** Montesquieu, Voltaire, Fourier. **B.** Fourier, Owen, Voltaire. **C.** Voltaire, Rousseau, Owen. **D.** Montesquieu, Voltaire, Rousseau. **Câu 16. Tính chất của cuộc cách mạng Pháp 1789 là gì?** **A.** Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. **B.** Cách mạng dân chủ tư sản. **C.** Cách mạng vô sản. **D.** Cách mạng dân chủ nhân dân. **Câu 17.** Ý nghĩa của cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII là gì? **A. L**ật đổ và xóa bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến. **B.** Thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latin. **C.** Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. **D.** Lật đổ sự thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc. **Câu 18.** Điểm giống nhau của các cuộc cách mạng tư sản Anh và 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là **A.** hình thức. **B.** tính chất. **C.** lãnh đạo. **D.** mục tiêu. **Câu 19. Nội dung phản ánh đúng nhất mục tiêu của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?** **A.** Thành lập một nước cộng hòa. **B.** Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Bắc Mỹ. **C.** Thành lập một nước cộng hòa, xóa bỏ chế độ nô lệ. **D.** Tạo điều kiện cho nền kinh tế các thuộc địa phát triển, cạnh tranh với công nghiệp chính quốc. **Câu 20.** Xóa bỏ những rào cản kìm hãm sự phát triển tư bản chủ nghĩa thiết lập sự thống trị của giai cấp tư sản, đó là **A.** tính chất của các cuộc cách mạng tư sản. **B.** mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản. **C.** đặc điểm của các cuộc cách mạng tư sản. **D.** kết quả của các cuộc cách mạng tư sản. **Câu 21.** Khi quần chúng nhân dân tham gia đông đảo, liên tục thì thắng lợi của cách mạng càng lớn, tiêu biểu như là **A.** Cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII. **B.** Cách mạng tư sản Pháp thế kỷ XVIII. **C.** Cách mạng tư sản Bắc Mỹ thế kỷ XVIII. **D.** Cách mạng tư sản Hà Lan thế kỷ XVI. **Câu 22.** Nội dung nào phản ánh **không** đúng về nhiệm vụ dân chủ trong các cuộc cách mạng tư sản? **A.** Xóa bỏ chế độ phong kiến. **B.** Xác lập nền dân chủ tư sản. **C.** Đem lại quyền tự do chính trị, kinh tế cho người dân. **D.** Thống nhất thị trường, tạo thành quốc gia dân tộc. **Câu 23. Ý nào phản ánh mục tiêu chung của các cuộc cách mạng dân chủ tư sản?** **A.** Chống lại chính sách hà khắc của giai cấp thống trị. **B.** Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. **C. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.** **D.** Đòi quyền tự do cho nhân dân. **Câu 24.** Cuối thế kỷ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây trừ **A.** Indonesia**. B.** Philippins. **C.** Xiêm. **D.** Việt Nam. **Câu 25.** Vì sao cuối thế kỷ XIX Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập? **A.** Chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo của vua Rama V. **B.** Do cải cách chính trị của vua Rama IV. **C.** Do Xiêm đã bước sang thời kỳ tư bản chủ nghĩa. **D.** Do Xiêm được sự giúp đỡ của Mỹ. **Câu 26.** Các nước thực dân châu Âu đẩy mạnh xâm châu Phi vì lục địa này có **A.** trình độ phát triển cao. **B.** vị trí địa lý thuận lợi cho buôn bán. **C.** dân cư đông đúc, cơ sở hạ tầng phát triển. **D.** lục địa rộng lớn, giàu tài nguyên. **Câu 27.** Mục tiêu bao trùm của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh **A.** tạo ra một liên minh hợp tác cùng phát triển. **B.** hỗ trợ các nước Mỹ Latinh xây dựng phát triển kinh tế. **C.** biến các nước Mỹ Latinh thành đồng minh của Mỹ. **D.** biến các nước Mỹ Latinh thành sân sau của Mỹ. **Câu 28. *Điều nào sau đây không thuộc mục đích xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc?*** **A.** Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. **B.** Khai hóa văn minh ở các nước này. **C.** Bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt. **D.** Biến các nước này thành thị trường tiêu thụ hàng hóa cho chính quốc. **Câu 29.** Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc trưng của chủ nghĩa tư bản hiện đại? **A.** Chủ nghĩa tư bản không ngừng điều chỉnh và thích ứng để tồn tại và phát triển. **B.** Sự dung hợp tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính. **C.** Xuất hiện các tổ chức độc quyền có vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế. **D.** Các cường quốc tư bản lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới. **Câu 30.** Sự dung hợp tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính là một trong những đặc trưng của **A.** chủ nghĩa tư bản độc tài quân sự. **B.** chủ nghĩa tư bản hiện đại. **C.** chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. **D.** chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. **Câu 31.** Từ thế kỷ XVII đến nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản có những bước tiến như thế nào? **A.** Trở thành chủ nghĩa tư bản độc quyền. **B.** Trở thành chủ nghĩa tư bản hiện đại. **C.** Từng bước được xác lập ở châu Âu và Bắc Mỹ. **D.** Xác lập hệ thống tư bản chủ nghĩa trên toàn thế giới. **Câu 32.** Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng cao về **A.** nguyên liệu và nhân công. **B.** tăng cường chính sách xâm lược. **C.** mở rộng thuộc địa. **D.** nhanh chóng trở thành chủ nghĩa đế quốc. **Câu 33.** Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn **A.** chủ nghĩa tư bản độc quyền. **B.** chủ nghĩa tư bản hiện đại. **C.** chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. **D.** khủng hoảng trầm trọng. **Câu 34.** Các tổ chức độc quyền như Cartel, Syndicat, Trust phát triển theo xu hướng nào? **A.** Tập trung sản xuất và tập trung tài chính. **B.** Tập trung sản xuất và tập trung tư bản. **C.** Tập trung tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận cao. **D.** Tập trung nguồn vốn vào sản xuất. **Câu 35.** Kết hợp giữa tiềm lực kinh tế của các tổ chức độc quyền tư nhân và sức mạnh chính trị của nhà nước tư sản, đó là một trong các **A.** tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại. **B.** đặc điểm chủ nghĩa tư bản hiện đại. **C.** thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại. **D.** bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại. **Câu 36.** Dựa trên cơ sở nào mà chủ nghĩa tư bản hiện đại có sức sản xuất phát triển cao? **A.** Những thành tựu của cách mạng khoa học-công nghệ. **B.** Sự phát triển nhảy vọt của nền sản xuất. **C.** Sức mạnh chính trị của nhà nước tư sản. **D.** Sự khai thác tài nguyên và nhân lực các nước thuộc địa. **Câu 37.** Trong các nội dung dưới đây, nội dung nào gắn với tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại? **A.** Có khả năng tự điều chỉnh để tồn tại và phát triển. **B.** Có ưu thế về thị trường ở các nước thuộc địa. **C.** Có khả năng thích nghi với những biến động của thế giới về tài chính. **D.** Có các trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất thế giới. **Câu 38.** Sự gia tăng bất bình đẳng xã hội ngày càng cao là **A.** một trong các thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại. **B.** một trong các quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại. **C.** một trong các bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại. **D.** một trong các hệ quả của chủ nghĩa tư bản hiện đại. **Câu 39.** Nội dung nào dưới đây là thách thức đối với chủ nghĩa tư bản hiện đại **A.** mức chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn trong các nước tư bản. **B.** mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản ngày càng cao. **C.** những vấn đề kinh tế, xã hội ngày càng nan giải. **D.** cuộc khủng hoảng kinh tế thường xuyên xảy ra. **Câu 40.** Hình thức phổ biến của các công ty độc quyền ở Mỹ là **A.** Cartel. **B.** Syndicat. **C.** Trust. **D.** Cartel và Syndicat. **Câu 41.** Chủ nghĩa đế quốc là hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm **A.** tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài. **B.** giúp đỡ kinh tế và khai hóa văn minh cho các nước chậm phát triển. **C.** di dân sang các nước chậm phát triển, giải quyết khủng hoảng dân số. **D.** thúc đẩy sự giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc. **Câu 42.** Đâu **không** phải một thách thức mà chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt? **A.** Chủ nghĩa tư bản đang phải đối mặt và khó có thể giải quyết được những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu. **B.** Chủ nghĩa tư bản đang dần cho thấy những yếu kém của mình trong việc kiểm soát kinh tế - xã hội so với các nước theo chủ nghĩa xã hội. **C.** Chủ nghĩa tư bản đã và đang phải đối mặt và không thể giải quyết được những vấn đề chính trị, xã hội nan giải. **D.** Chủ nghĩa tư bản chưa giải quyết triệt để sự chênh lệch giàu nghèo làm mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng. **Câu 43.** Một trong những đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc là **A.** việc xuất khẩu tư bản (khác với xuất khẩu hàng hóa) đã có ý nghĩa quan trọng. **B.** chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và cao hơn là độc quyền xuyên quốc gia. **C.** lực lượng lao động có những chuyển biến về cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. **D.** có sức sản xuất phát triển cao trên cơ sở thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ. **Câu 44.** Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại? **A.** Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém. **B.** Thiếu khả năng tự điều chỉnh và thích nghi với bối cảnh mới. **C.** Tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng mang tính toàn cầu. **D.** Thiếu kinh nghiệm và phương pháp quản lý kinh tế. **Câu 45.** Trong những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, cùng với việc các nước đế quốc đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, chủ nghĩa tư bản đã **A.** được xác lập ở châu Âu và khu vực Bắc Mỹ. **B.** được xác lập ở các quốc gia: Pháp, Đức, Italia,... **C.** mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới. **D.** suy yếu và bị thu hẹp phạm vi ảnh hưởng. **Câu 46.** Nội dung nào sau đây **không** phản ánh đúng tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại? **A.** Khoảng cách giàu nghèo được thu hẹp, các mâu thuẫn xã hội được giải quyết một cách triệt để. **B.** Có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu của cách mạng khoa học-công nghệ. **C.** Có bề dày kinh nghiệm, phương pháp quản lý kinh tế và hệ thống pháp chế hòan chỉnh. **D.** Có khả năng điều chỉnh và thích nghi để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới. **II. Trắc nghiệm đúng sai** **Câu 1.** Đọc đoạn trích sau đây: "Ở Pháp, vương quyền là đỉnh cao của lâu đài phong kiến và chuyên chế. Nhà vua luôn có quyền hành chuyên chế và vô hạn;... quyết định mọi công việc đối nội và đối ngoại của quốc gia. Triều vua Louis XVI là một sự chuyên chế cao độ. Theo những "mật lệnh có ấn vua" nhằm khủng bố nhân dân, hàng trăm người bị bắt, bị tù đày ở các nơi trong nước". *(A. M. Fred, 1965, Đại Cách mạng Pháp 1789, NXB Khoa học, tr.18-19)* **a.** Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế gây bất mãn cho nhân dân. **Đ** **b.** Tầng lớp quý tộc mới có vai trò chính trị quan trọng trong chế độ phong kiến. **S** **c.** Mâu thuẫn giữa đẳng cấp tăng lữ và quý tộc ngày càng sâu sắc. **S** **d.** Tình hình chính trị ở Pháp dưới triều vua Louis XVI khủng hoảng trầm trọng. **Đ** **Câu 2.** Đọc đoạn trích sau đây: "Tự do về chính trị của công dân là sự yên tâm vì mỗi người nghĩ rằng mình được an ninh. Muốn đảm bảo tự do chính trị như vậy thì chính phủ phải làm thế nào để công dân này không phải sợ một công dân khác". *(Montesquieu, Bàn về tinh thần luật pháp, NXB Lý luận chính trị, tr. 205)* **a.** "Tự do về chính trị của công dân" là tư tưởng lạc hậu. **S** **b.** Tư tưởng Triết học Ánh sáng trở thành niềm cảm hứng cho các văn bản về quyền con người sau này. **Đ** **c.** Tư tưởng Triết học Ánh sáng đã thúc đẩy cho các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ. **Đ** **d.** Chế độ phong kiến tiếp tục phát triển mạnh mẽ nhờ vào tư tưởng Triết học Ánh sáng. **S** **Câu 3.** Đọc đoạn trích sau đây: Tài liệu 1. "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". *(Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, năm 1776)* Tài liệu 2. "Điều 1. Con người sinh ra đều có quyền tự do và bình đẳng. Những sự phân biệt xã hội chỉ có thể dựa trên lợi ích chung. Điều 17. Quyền tư hữu là quyền bất khả xâm phạm và thiêng liêng không ai có thể bị tước bỏ." *(Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp, năm 1789).* **a.** Nội dung hai văn bản trên là thành quả của các cuộc cách mạng tư sản. **Đ** **b.** Quyền con người trên thế giới được chính thức xác nhận thông qua Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ năm 1776. **S** **c.** Mỹ và Pháp thực thi đúng với nội dung văn bản, không xâm phạm quyền tự do và bình đẳng ở bất kỳ nước nào trên thế giới. **S** **d.** Nội dung hai văn bản trên là nguồn cảm hứng cho văn bản Tuyên ngôn Độc Lập Việt Nam năm 1945. **Đ** **Câu 4.** Đọc đoạn trích sau đây: "Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại". *(C. Marx -- F. Engels, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia Sự thật tr. 84)* **a.** Chủ nghĩa tư bản là phương thức sản xuất tiến bộ, đã đem lại lực lượng sản xuất to lớn chưa từng có trong lịch sử. **Đ** **b**. Chủ nghĩa tư bản là phương thức sản xuất kế tiếp, thay thế cho xã hội nguyên thuỷ. **S** **c**. Một trong những kinh nghiệm, bài học thành công của chủ nghĩa tư bản là vận dụng hiệu quả quy luật của kinh tế thị trường. **Đ** **d**. Trong xã hội chủ nghĩa tư bản, không có giai cấp thống trị, mọi hoạt động kinh tế, sản xuất và hưởng thụ đều mang tính công bằng, dân chủ. **S** **Câu 5.** Quan sát hình ảnh sau: The Fight Against Monopolies **a**. Bức tranh trên phản ánh sự phát triển và lộng hành của các tổ chức độc quyền ở Mỹ. **Đ** **b**. Là bức tranh nghệ thuật nổi tiếng tái hiện lại cuộc sống của người dân châu Âu thời trung đại dưới sự thống trị của chế độ phong kiến). **S** **c.** Bức tranh phản ánh tình cảnh người dân và thực tế xã hội Mỹ trong thời kì chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. **Đ** **d**. Một bức tranh cảnh báo an toàn cho người dân của một vườn quốc gia bảo vệ động vật hoang dã ở Mỹ. **S** ***III. Tự luận*** **Câu 1.** **T**rình bày tính chất chung của các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII \- Đều xóa bỏ những rào cản, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. \- Xác lập sự thống trị và bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản. **Câu 2.** Lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau của các cuộc cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII về nhiệm vụ, lãnh đạo, hình thức, kết quả, ý nghĩa và tính chất. \- Điểm giống: Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại đều có điểm chung là muốn đánh đổ chế độ phong kiến để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. \- Điểm khác: +-----------------+-----------------+-----------------+-----------------+ | | **Cách mạng tư | **Chiến tranh | **Cách mạng tư | | | sản Anh thế kỷ | giành độc lập | sản Pháp thế kỷ | | | XVII** | của 13 thuộc | XVIII** | | | | địa Anh ở Bắc | | | | | Mỹ** | | +=================+=================+=================+=================+ | **Nhiệm vụ** | \- Lật đổ chế | \- Lật đổ nền | \- Xóa bỏ chế | | | độ quân chủ | thống trị của | độ quân chủ | | | chuyên chế | thực dân Anh. | chuyên chế. | | | | | | | | \- Mở đường cho | \- Mở đường cho | \- Tạo điều | | | kinh tế tư bản | kinh tế tư bản | kiện cho chủ | | | chủ nghĩa phát | chủ nghĩa phát | nghĩa tư bản | | | triển. | triển. | | +-----------------+-----------------+-----------------+-----------------+ | **Lãnh đạo** | Quý tộc mới và | Tư sản và chủ | Tư sản | | | tư sản | nô | | +-----------------+-----------------+-----------------+-----------------+ | **Hình thức** | Nội chiến | Cách mạng giải | Nội chiến, | | | | phóng dân tộc | chống ngoại | | | | | xâm. | +-----------------+-----------------+-----------------+-----------------+ | **Kết quả, ý | \- Lật đổ nền | \- Giải phóng | \- Lật đổ và | | nghĩa** | quân chủ chuyên | nhân dân Bắc Mỹ | xóa bỏ mọi tàn | | | chế | khỏi sự thống | dư của chế độ | | | | trị của thực | phong kiến. | | | \- Thiết lập | dân Anh. | | | | chế độ quân chủ | | \- Tạo điều | | | lập hiến | \- Mở đường cho | kiện cho chủ | | | | kinh tế tư bản | nghĩa tư bản | | | \- Mở đường cho | chủ nghĩa phát | phát triển. | | | kinh tế tư bản | triển. | | | | chủ nghĩa phát | | \- Mở ra thời | | | triển. | \- Góp phần | đại mới: thời | | | | thúc đẩy phong | đại thắng lợi | | | | trào chống | và củng cố của | | | | phong kiến ở | chủ nghĩa tư | | | | châu Âu và | bản ở các nước | | | | phong trào đấu | Âu - Mỹ | | | | tranh của nhân | | | | | dân Mỹ la tinh | | | | | cuối thế kỷ | | | | | XVIII đầu thế | | | | | kỷ XIX. | | +-----------------+-----------------+-----------------+-----------------+ | **Tính chất** | Là một cuộc | Là một cuộc | Là một cuộc | | | cách mạng tư | cách mạng tư | cách mạng tư | | | sản chưa triệt | sản chưa triệt | sản triệt để. | | | để. | để. | | +-----------------+-----------------+-----------------+-----------------+ **Câu 3.** Quan sát hai hình dưới đây: +-----------------------------------+-----------------------------------+ | ![](media/image2.png) | Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập | | | | | Hình 1. Lễ tuyên bố Tuyên ngôn | Hình 2. Lễ tuyên bố Tuyên ngôn | | Độc lập (Mỹ) | Độc lập (Việt Nam) | +-----------------------------------+-----------------------------------+ **a.** Trình bày những nét chính về hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Việt Nam. **b.** Cho biết bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ có ảnh hưởng như thế nào đến bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam. *Đáp án gợi ý:* a. \- Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ thể hiện tư tưởng tiến bộ và có ảnh hưởng lớn đối với các nước, trong đó có Việt Nam. Được George Washington đọc ngày 04-7-1776, tuyên bố nên độc lập của 13 thuộc về bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ: do Thomas Jefferson soạn thảo. \- Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam: do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc ngày 02-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội; đánh dấu sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; có ảnh hưởng tư tưởng của bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ\... b. \- Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ thể hiện tư tưởng tiến bộ và có ảnh hưởng lớn đối với các nước, trong đó có Việt Nam. \- Bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo có kế thừa, tiếp thu tư tưởng tiến bộ từ bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ. \- Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam và bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ. **Câu 4.** Lập bảng so sánh chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa tư bản hiện đại về thời gian, đặc điểm +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | | **Chủ nghĩa đế quốc** | **Chủ nghĩa tư bản | | | | hiện đại** | +=======================+=======================+=======================+ | **Thời gian** | Cuối thế kỉ XIX đầu | Từ sau Chiến tranh | | | thế kỷ XX | thế giới thứ hai | | | | (1945) | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ | **Đặc điểm** | \- Sự tập trung sản | \- Độc quyền nhà | | | xuất và tư bản tạo ra | nước. | | | những tổ chức độc | | | | quyền. | \- Có sức sản xuất | | | | phát triển cao. | | | \- Sự hợp nhất tư bản | | | | ngân hàng và tư bản | \- Lực lượng lao động | | | công nghiệp hình | có cơ cấu, trình độ | | | thành tư bản tài | chuyên môn, nghiệp vụ | | | chính. | cao. | | | | | | | \- Xuất khẩu tư bản. | \- Không ngừng tự | | | | điều chỉnh, thích ứng | | | \- Sự hình thành | để tồn tại và phát | | | những liên minh độc | triển. | | | quyền quốc tế chia | | | | nhau thế giới. | \- Là hệ thống thế | | | | giới và mang tính | | | \- Các cường quốc tư | toàn cầu. | | | bản chủ nghĩa lớn | | | | nhất đã chia xong đất | | | | đai thế giới | | +-----------------------+-----------------------+-----------------------+ **Câu 5**. Đọc đoạn thông tin sau: Trong cuốn sách của mình đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá một cách khách quan, khoa học về tiềm năng, giới hạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. Mặc dù chủ nghĩa tư bản ngày nay đang có nhiều thành tựu, tuy vậy, chủ nghĩa tư bản không phải là điểm dừng cuối cùng của lịch sử nhân loại. Nguồn: Ngô Tuấn Nghĩa. (2022). *Tiếp thu những thành tựu văn minh của chủ nghĩa tư bản một cách khoa học, khách quan để phát triển*. Nhận từ: https://dangcongsan.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/tiep-thu-nhung-thanh-tuu-van-minh-cua-chu-nghia-tu-ban-mot-cach-khoa-hoc-khach-quan-de-phat-trien-604905.html **a.** Phân tích tiềm năng của chủ nghĩa nghĩa tư bản hiện đại. **b.** Nhận xét về nhận định "chủ nghĩa tư bản không phải là điểm dừng cuối cùng của lịch sử nhân loại". *Đáp án gợi ý:* a. \+ Có trình độ phát triển cao, luôn đi đầu trong phát triển kinh tế thế giới. \+ Có kinh nghiệm và phương pháp quản lý kinh tế, nền tảng pháp chế và cơ chế vận hành xã hội tương đối hòan chỉnh. \+ Có khả năng tự điều chỉnh và thích nghi để tồn tại và phát triển. \+ Xu thế toàn cầu hóa sẽ tạo ra các nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế. \+ Đi đầu trong các lĩnh vực công nghệ mới tạo nên nhiều thành tựu khoa học, công nghệ cho thế giới. b. Lịch sử nhân loại là một quá trình vận động không ngừng, luôn thay đổi và phát triển. Các hệ thống xã hội, kinh tế, chính trị luôn được hình thành, phát triển và có thể thay đổi. Chủ nghĩa tư bản, với những ưu điểm và hạn chế của nó, cũng không nằm ngoài quy luật đó. Với những hạn chế như: bất bình đẳng xã hội, khủng hoảng kinh tế, gây ô nhiễm môi trường,... nếu giải quyết không triệt để, chủ nghĩa tư bản hiện đại khó đứng vững và sẽ tạo nên một cuộc cách mạng toàn thế giới. Vì thế, chủ nghĩa tư bản cần đảm bảo việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và bền vững, chính là mục tiêu mà nhân loại luôn hướng tới. **Câu 6.** Đọc đoạn thông tin sau: Vào đầu thập niên 1970, Pháp là một trong những nước có mức độ bất bình đẳng cao nhất trong số các nước tư bản phát triển. Nhưng đến giữa những năm 1980, Mỹ đã vượt Pháp về khoảng cách chênh lệch thu nhập. Khoảng cách thu nhập của 20% những người giàu nhất với 20% những người nghèo nhất ở Mỹ là từ 1 đến 9 lần thì ở Pháp con số này là từ 1 đến 7,5 lần. Mặc dù những bất công trong thu nhập ở Mỹ không còn mang bộ mặt cũ, nhưng nó đã tạo ra một nạn nghèo khổ mới, với hàng chục triệu người lao động sống dưới mức nghèo trong một xã hội công nghiệp giàu có. *(Trần Thị Vinh, 2019, Chủ nghĩa tư bản: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900 -- 2020), Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự thật, tr.489)* **a.** Phân tích thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại. **b.** Theo em, các quốc gia cần làm gì để làm giảm tác động từ những thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại? *Đáp án gợi ý:* a. Thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện ở bản chất của chế độ, những mâu thuẫn nội tại: tình trạng bất ổn, khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội,\... \+ Tiếp tục tạo ra sự bất bình đẳng xã hội. \+ Đối mặt với các vấn đề chính trị, xã hội nan giải. \+ Tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng mang tính toàn cầu như tài chính, tiền tệ, môi trường, dịch bệnh... b. Chủ nghĩa tư bản hiện đại là một hệ thống kinh tế phức tạp với cả những mặt tốt và xấu. Để tận dụng tối đa những lợi ích mà nó mang lại, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực, các quốc gia cần có những chính sách phù hợp, như: \+ Điều tiết thị trường: Nhà nước cần có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. \+ Phân phối lại thu nhập: cần có các chính sách thuế và phúc lợi xã hội để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và đảm bảo mọi người có cơ hội phát triển. \+ Bền vững môi trường: các doanh nghiệp cần được khuyến khích sản xuất kinh doanh theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường. \+ Phát triển con người: đầu tư vào giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hiện đại. **Câu 7**. Quan sát hình bên dưới: ![](media/image4.jpeg)**a.** Lí giải tại sao toàn cầu hóa kinh tế là tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại? **b.** Theo em, Việt Nam cần làm gì để thích nghi với toàn cầu hóa kinh tế? *Đáp án gợi ý:* a. Toàn cầu hoá kinh tế là tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại vì giúp tạo ra những nguồn lực bên ngoài quan trọng để phát triển kinh tế như thu hút đầu tư, mở rộng quan hệ thương mại,\... b. Để thích nghi với toàn cầu hoá kinh tế, Việt Nam cần: \- Đổi mới sâu rộng nền kinh tế. \- Nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. \- Cải cách hành chính, luật pháp, tạo môi trường đầu tư hiệu quả,... \- Đẩy mạnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.

Tags

capitalism revolutions economic systems
Use Quizgecko on...
Browser
Browser