Bài 4: Sự Phát Triển Của Chủ Nghĩa Xã Hội Từ Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai Đến Nay PDF
Document Details
Uploaded by LustrousHolly
Tags
Summary
This document is a Vietnamese past paper covering the development of socialism from after World War II. It includes multiple-choice questions about different countries and events relating to socialism in Asia, Africa, America, and Europe (like the growth in communist countries).
Full Transcript
## BÀI 4: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY ### Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn 1. Nhận xét nào sau đây là đúng về tình hình kinh tế - xã hội nước Đông Âu từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX? - Phát triển, đạt nhiều t...
## BÀI 4: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY ### Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn 1. Nhận xét nào sau đây là đúng về tình hình kinh tế - xã hội nước Đông Âu từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX? - Phát triển, đạt nhiều thành tựu - Khủng hoảng trầm trọng - Phát triển xen lẫn suy thoái - Phát triển thần kì 2. Quốc gia nào sau đây ở châu Á chọn con đường phát triển lên chủ nghĩa xã hội? - Trung Quốc. - Nhật Bản. - Thái Lan. - Hàn Quốc. 3. Quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á chọn con đường phát triển lên chủ nghĩa xã hội? - Việt Nam. - Inđônêxia. - Thái Lan. - Philippin. 4. Quốc gia nào sau đây ở Mĩ la tinh chọn con đường phát triển lên chủ nghĩa xã hội? - Cuba. - Braxin. - Áchentina. - Mêhicô. 5. Trong những năm 1944 - 1945, ở Đông Âu, quốc gia nào sau đây đã thành lập chính quyền dân chủ nhân dân? - Hà Lan. - Trung Quốc. - Bun-ga-ri. - Liên Xô. 6. Nhiệm vụ chủ yếu của các nước Đông Âu từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là - Xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. - Đánh bại chủ nghĩa phát xít. - Lật đổ chế độ thực dân kiểu mới. 7. Tháng 12-1975, nhà nước nào sau đây được thành lập và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội? - Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. - Cộng hòa Inđônêxia. - Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. - Cộng hòa Nhân dân Campuchia. 8. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỉ XX là - Thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các quốc gia. - Thực hiện chính sách cấm vận đối với khu vực Đông Nam Á. - Đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ với các nước. - Bắt tay với Mĩ chống lại Liên Xô và các nước Tây Âu. 9. Mục tiêu chủ yếu của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc (1978) là - Đưa Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh. - Mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện với các nước tư bản phát triển. - Hoàn thành triệt để cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. - Phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa do Nhà nước nắm độc quyền. 10. Trước chiến tranh thế giới II, quốc gia duy nhất đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là - Lào. - Trung Quốc. - Liên Xô. - Việt Nam. 11. Trong những năm 1944-1945, quốc gia nào sau đây ở Đông Âu thành lập chính quyền dân chủ nhân dân? - Ba Lan. - Angiêri. - Cu Ba. - Nhật Bản. 12. Năm 1948, ở châu Á, quốc gia nào sau đây đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội? - Triều Tiên. - Cu Ba. - Việt Nam. - Lào. 13. Năm 1949, ở châu Á, quốc gia nào sau đây đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội? - Triều Tiên. - Cu Ba. - Trung Quốc. - Lào. 14. Trong công cuộc cải cách, mở cửa (12/1978), Trung Quốc xác định lấy phát triển lĩnh vực nào làm trung tâm? - Kinh tế. - Chính trị. - Quân sự. - Văn hóa. 15. Trong 30 năm thực hiện đường lối cải cách (1978 - 2008), Trung Quốc đã đạt được thành tựu nào sau đây về kinh tế? - Là quốc gia thứ ba thế giới có tàu và người bay vào vũ trụ. - Thiết lập được quan hệ đối ngoại với hầu hết các quốc gia. - Là cường quốc xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự. - Là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới. 16. Sự ra đời của quốc gia nào sau đây đã mở rộng không gian địa lý của chủ nghĩa xã hội sang khu vực Mĩ Latinh? - Thái Lan. - Cuba. - Ấn Độ. - Iran. 17. Năm 2010, ở châu Á, quốc gia nào sau đây có quy mô kinh tế lớn thứ hai thế giới? - Trung Quốc. - Ấn Độ. - Anh. - Pháp. 18. Trong những năm 1944-1945, các nước Đông Âu nổi dậy giành chính quyền xuất phát từ điều kiện khách quan thuận lợi nào sau đây? - Phát xít Nhật đã bị tiêu diệt hoàn toàn. - Chiến tranh thế giới II lan rộng sang châu Á. - Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập. - Thất bại của chủ nghĩa phát xít ở châu Âu. 19. Quốc gia nào sau đây thành lập nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu trong giai đoạn 1945-1949? - Trung Quốc. - Ấn Độ. - Hà Lan. - Nam Tư. 20. Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là - Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí. - Chưa khai thác tốt thành tựu khoa học kĩ thuật. - Công cuộc cải tổ đất nước có nhiều sai lầm. - Sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch. 21. Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là - Sự chống phá của các thế lực thù địch. - Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí. - Không chịu tiến hành cải tổ đất nước. - Niềm tin của các tầng lớp nhân dân suy giảm. 22. Về chính trị, công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc (1978) đạt được thành tựu nổi bật nào sau đây? - Xây dựng được hệ thống lí luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. - Duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm. - Đời sống các tầng lớp nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. - Trở thành cường quốc về xuất khẩu vũ khí và trong thiết bị quân sự. 23. Một trong những khó khăn của Cuba trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1991 đến nay là - Lệnh cấm vận kéo dài của Mĩ và phương Tây. - Sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch. - Mô hình kinh tế tập trung bao cấp kém hiệu quả. - Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo không thể điều hòa. 24. Trong những năm 1944 - 1949, nhân dân các nước ở khu vực nào đã nổi dậy giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân? - Tây Âu. - Đông Âu. - Châu Phi. - Mĩ La-tinh. 25. Từ năm 1991 đến nay, nhân dân một số nước ở khu vực nào sau đây tiến hành cải cách, đổi mới, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa? - Châu Á. - Bắc Phi. - Tây Âu. - Nam Phi. 26. Tháng 12-1978, quốc gia nào sau đây thực hiện công cuộc cải cách, mở cửa, đạt được thành tựu to lớn về kinh tế xã hội? - Liên Xô. - Cu-ba. - Ấn Độ. - Trung Quốc. 27. Từ năm 1991 đến nay, quốc gia nào sau đây không xây dựng chủ nghĩa xã hội? - Trung Quốc. - Cuba. - Ấn Độ. - Việt Nam. 28. Năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ nào sau đây? - Ma Cao. - Thượng Hải. - Đài Loan. - Hồng Kông. 29. Từ năm 1976 đến nay, nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chiến lược nào sau đây? - Xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Kháng chiến chống Pháp. - Kháng chiến chống Mĩ. - Giải phóng dân tộc. 30. Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong những năm 1944 – 1945 đã tạo điều kiện cho sự ra đời của nhà nước dân chủ nhân dân ở - Đông Âu. - Tây Âu. - Nam Âu. - Bắc Âu. 31. Miền Bắc Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1954. 32. Trong những năm 1945 - 1949, nhân dân các nước Đông Âu hoàn thành một trong những nhiệm vụ nào sau đây? - Điện khí hóa toàn quốc. - Đổi mới đất nước. - Kháng chiến chống Mĩ. - Quốc hữu hóa nhà máy. ### Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai **Câu 33:** "Từ năm 1991, sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và sự tan rã của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, chủ nghĩa xã hội không còn là một hệ thống thế giới. Tuy vậy, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu – ba...vẫn tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh” - Từ năm 1991 đến nay, hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới không còn tồn tại nữa. (Sai) - Năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu bị sụp đổ. (Đúng) - Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia vẫn kiên định con đường xã hội chủ nghĩa. (Đúng) - Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu cho thấy những hạn chế, sai lầm trong học thuyết Mác – Lênin. (Đúng) **Câu 34:** “Nhận định của nhà kinh tế học người Mĩ gốc Nga (đạt giải Nô – ben kinh tế năm 1973) Vát – xi – li Lê – ôn – ti – ép: Kinh tế Liên Xô vào thập niên 1980 như “một con thuyền không thể đón gió" và dự báo nước này phải có những cải cách kịp thời. Ông cũng chỉ trích hệ thống tài chính Mĩ vào thời điểm đó – vốn không bị chính phủ kiểm soát, cho rằng kinh tế Mĩ như “con thuyền ra khơi mà không có bản đồ và la bàn”. Ông tin rằng cả hai hệ thống kinh tế Liên Xô và Mĩ đều cần cải cách. Đối với Liên Xô lúc đó đáng lẽ phải thực hiện bước quá độ từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường một cách từ từ, dưới sự giám sát của chính quyền. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống kinh tế Liên Xô đã bị đốt cháy thành tro và hệ thống thị trường ở Nga về sau đã phải xây dựng lại từ đầu” - Đoạn trích phản ánh nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. (Đúng) - Kinh tế Liên Xô vào thập niên 1980 phát triển mạnh mẽ, trong khi hệ thống tài chính Mĩ lại đang khủng hoảng. (Sai) - Nếu Liên Xô không tiến hành cải cách thì chắc chắn kinh tế Liên Xô sẽ không bị “đốt cháy thành tro” và Liên Xô sẽ không bị sụp đổ. (Sai) - Theo tác giả, vào thập niên 1980, Liên Xô cần chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường một cách nhanh chóng, ô at. (Sai) **Câu 35:** “Hội nghị Trung ương 3 (khóa XI) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (12/1978) đã quyết định thực hiện cải cách, mở cửa, xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung tại Đại hội XII (1982) và Đại hội XIII (1987) của Đảng Cộng sản Trung Quốc: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách, mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh" - Tại Đại hội XIII (1987), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định cải cách, mở cửa đất nước. (Đúng) - Công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc nhằm mục tiêu cuối cùng là chuyển đổi cách thức hoạt động của nền kinh tế theo hướng hiện đại. (Đúng) - Nội dung đường lối cải cách – mở cửa ở Trung Quốc được xây dựng và hoàn thiện trong khoảng thời gian từ 1978 đến 1987. (Sai) - Trong nội dung đường lối cải cách, mở cửa, Trung Quốc xác định sẽ xây dựng một mô hình xã hội chủ nghĩa mang màu sắc riêng của đất nước mình. (Đúng) **Câu 36:** “Năm 2020, 75% thành phố của Trung Quốc với dân số 500 nghìn người trở lên có đường sắt cao tốc. Trong khi đó, ở Tây Ban Nha, quốc gia có mạng lưới đường sắt tốc độ cao lớn nhất châu Âu và đứng thứ 2 toàn cầu chỉ có hơn 3 nghìn km đường sắt chuyên dụng đáp ứng tàu tốc độ 250km/h. Ở Vương quốc Anh chỉ có 107km, trong khi ở Mĩ chỉ có 1 tuyến đường sắt gần như đủ tiêu chuẩn cho tàu cao tốc. Đến cuối năm 2021, tổng chiều dài đường sắt của Trung Quốc đã lên đến 150 nghìn km, bao gồm 40 nghìn km đường sắt cao tốc. Đường sắt cao tốc Trung Quốc hiện chiếm 66,3% tổng chiều dài đường sắt cao tốc trên toàn thế giới” (Theo Tạp chí Giao thông vận tải, Trung Quốc đã trở thành cường quốc đường sắt cao tốc như thế nào?) - Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia có mạng lưới đường sắt cao tốc phát triển nhất thế giới. (Đúng) - Tổng chiều dài đường sắt cao tốc của Trung Quốc nhiều hơn tổng chiều dài đường sắt cao tốc của Tây Ban Nha, Anh, Mĩ cộng lại. (Đúng) - Đoạn trích phản ánh một trong những thành tựu nổi bật về khoa học – kĩ thuật và phát triển cơ sở hạ tầng của Trung Quốc hiện nay. (Đúng) - Năm 2020, toàn bộ các thành phố của Trung Quốc đều có hệ thống đường sắt cao tốc bao phủ. (Sai) **Câu 37:** “Mỗi trẻ em sinh ra ở Cu – ba, khi lên 5 tuổi, đều có quyền bắt đầu những năm tháng đi học hoàn toàn miễn phí. Học xong mẫu giáo, các em sẽ được chuyển sang học tại một trường tiểu học. Phổ cập giáo dục áp dụng với mọi trẻ em từ 6 tuổi tới hết cấp hai cơ bản (thường là 15 tuổi). Giáo dục, gồm cả giáo dục đại học đều miễn phí với mọi công dân Cu – ba, không phân biệt giàu nghèo hay thành phần xã hội. Ngày nay, chế độ giáo dục bắt buộc ở Cu – ba là từ mẫu giáo đến lớp 9.... Cu ba đứng số 1 thế giới về tỉ lệ đầu tư ngân sách cho giáo dục, chiếm tới 13% GDP. Với số lượng đi kèm chất lượng đào tạo hiện nay, UNESCO xếp Cu – ba là nước có hệ thống giáo dục tốt nhất khu vực Mĩ Latinh, bất chấp việc Cu – ba là một trong những quốc gia kém phát triển nhất khu vực”. - Hệ thống giáo dục miễn phí luôn là ưu tiên hàng đầu của Cu – ba, thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. (Đúng) - Cu – ba thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc đối với mọi trẻ em đến hết cấp hai cơ bản. (Đúng) - Do có nền kinh tế phát triển hàng đầu khu vực Mĩ Latinh nên Cu – ba có điều kiện tốt nhất đầu tư cho giáo dục. (Sai) - Giáo dục Cu – ba được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về chất lượng đào tạo. (Đúng) **Câu 38:** “Từ năm 1945 đến năm 1949, các nước Đông Âu tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, quốc hữu hóa các xí nghiệp của tư bản, ban hành các quyền tự do dân chủ. Từ năm 1950 đến nửa đầu thập niên 1970, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu nhận được sự giúp đỡ của Liên Xô đã đạt được nhiều tiến bộ: công nghiệp hóa, điện khí hóa, phát triển nông nghiệp,... Nửa sau thập niên 1970 và trong thập niên 1980, các nước Đông Âu lâm vào suy thoái, khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng” - Quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến hết thập niên 1980 chia thành 3 giai đoạn khác nhau. (Đúng) - Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các nước Đông Âu từ 1945 – 1949 là xây dựng chủ nghĩa xã hội. (Đúng) - Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu đạt được nhiều thành tựu chủ yếu nhờ tinh thần tự lực tự cường, không có sự giúp đỡ từ bên ngoài. (Sai) - Nền kinh tế - xã hội các nước Đông Âu bắt đầu có dấu hiệu suy thoái, khủng hoảng từ thập niên 1980. (Đúng) **Câu 39:** “Thắng lợi của Liên Xô và các nước Đồng minh (Anh – Pháp – Mĩ) cùng lực lượng dân chủ thế giới chống phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời nhiều nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á và ở Cu – ba (khu vực Mĩ Latinh) - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa mở rộng sang châu Á và khu vực Mĩ Latinh. (Đúng) - Hiện nay, Cu – ba là quốc gia duy nhất ở khu vực Mĩ Latinh đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. (Đúng) **Câu 40:** “...tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã tăng từ 367,9 tỉ nhân dân tệ (1978) lên hơn 114 nghìn tỉ nhân dân tệ (2021). Bình quân tăng trưởng hàng năm là khoảng 9,5% (1980 – 2017), vượt xa mức trung bình thế giới là 2,9%. Quy mô GDP của Trung Quốc từ vị trí thứ tám thế giới (những năm 80 của thế kỉ XX), vươn lên vị trí thứ hai thế giới (từ năm 2010)” - Đoạn trích phản ánh thành tựu của Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế, khoa học – kĩ thuật từ khi tiến hành cải cách mở cửa. (Đúng) - Một trong những thành tựu trong công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc là duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm. (Đúng) - Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giai đoạn 1980 – 2017 cao hơn 4 lần so với mức trung bình chung của thế giới. (Đúng) - Từ khi tiến hành cải cách, mở cửa (1978) đến nay, Trung Quốc, quy mô GDP của Trung Quốc luôn duy trì vị trí thứ hai trên thế giới. (Đúng)