Ôn Tập CKI-Lịch Sử 11 PDF
Document Details
Uploaded by Deleted User
Tags
Summary
This document contains practice questions for a history exam, covering various topics related to the 20th century. It includes multiple-choice questions, helping students prepare for quizzes or exams.
Full Transcript
**ÔN TẬP CKI** **PHẦN I: TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN.** **Câu 1.** Chủ nghĩa tư bản mở rộng phạm vi ra ngoài châu Âu sau thắng lợi của **A.** cách mạng tư sản Anh. **B.** cách mạng tư sản Mỹ. **C.** cách mạng tư sản Pháp. **D.** cách mạng tư sản Nhật. **Câu 2.** Cường quốc tư bản chủ nghĩa ở châ...
**ÔN TẬP CKI** **PHẦN I: TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN.** **Câu 1.** Chủ nghĩa tư bản mở rộng phạm vi ra ngoài châu Âu sau thắng lợi của **A.** cách mạng tư sản Anh. **B.** cách mạng tư sản Mỹ. **C.** cách mạng tư sản Pháp. **D.** cách mạng tư sản Nhật. **Câu 2.** Cường quốc tư bản chủ nghĩa ở châu Á đầu thế kỷ XX là quốc gia nào sau đây? **A.** Nhật Bản. **B.** Hàn Quốc. **C.** Trung Quốc. **D.** Mông Cổ. **Câu 3.** Cuộc duy tân Minh Trị (từ 1868) ở Nhật Bản được tiến hành trên những lĩnh vực nào? **A.** Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội, giáo dục. **B.** Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội, tư tưởng. **C.** Chính trị, kinh tế, tôn giáo, văn hóa, xã hội, giáo dục. **D.** Chính trị, kinh tế, quân sự, nghệ thuật, xã hội, giáo dục. **Câu 4.** Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là **A.** chuyển sang giai đoạn độc quyền. **B.** chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. **C.** chủ nghĩa tư bản hiện đại ra đời. **D.** lập ra các tổ chức kinh tế quốc tế. **Câu 5.** Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay, thuật ngữ được dùng để chỉ chủ nghĩa tư bản là **A.** chủ nghĩa tư bản hiện đại. **B.** đế quốc chủ nghĩa. **C.** chủ nghĩa thực dân mới. **D.** chủ nghĩa thực dân cũ. **Câu 6.** Ý nghĩa quan trọng nhất của những tiến bộ khoa học - kĩ thuật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là **A**. đánh dấu chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. **B**. làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa. **C**. thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống vật chất con người. **D**. đời sống con người nâng cao, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. **Câu 7.** Tháng 1-1924, Liên Xô đã thông qua **A.** bản Hiệp ước Liên bang. **B.** bản Hiến pháp đầu tiên. **C.** chính sách "kinh tế mới". **D.** Sắc lệnh "hòa bình". **Câu 8. S**ự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết **không** có ý nghĩa nào sau đây đối với nhân dân Liên Xô? **A.** Thể hiện sức mạnh đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc Xô viết. **B.** Phù hợp với các lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết. **C.** Đã tăng cường vị thế của Nhà nước Liên Xô trên trường quốc tế. **D.** Làm cho chủ nghĩa xã hội phát triển trở thành hệ thống trên thế giới. **Câu 9**. Nhiệm vụ của cách mạng tháng Mười năm 1917 ở nước Nga là **A.** lật đổ Chính phủ lâm thời. **B.** lật đổ chế độ phản động. **C.** lật đổ chế độ Nga hoàng. **D**. thoát khỏi chiến tranh. **Câu 10**. Một trong những ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917 đối với cách mạng Việt Nam là đã **A.** vạch ra kẻ thù chính cho những người cách mạng Việt Nam. **B.** để lại nhiều bài học kinh nghiệm về phương pháp đấu tranh. **C.** nước Nga giúp đỡ Việt Nam nhiều về vật chất lẫn tinh thần. **D.** chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. **Câu 11.** Trong tiến trình Chiến tranh thế giới thứ hai, đâu là điều kiện thuận lợi để nhân dân các nước Đông Âu giành chính quyền? **A.** Phát xít Đức đầu hàng không điều kiện. **B.** Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. **C.** Liên Xô tấn công đạo quân Quan Đông. **D.** Phát xít Nhật đầu hàng không điều kiện. **Câu 12.** Đâu là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với các nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội? **A.** Sự đoàn kết của các nước xã hội chủ nghĩa. **B.** Các thành tựu về kinh tế, quân sự của Liên Xô. **C.** Phong trào giải phóng dân tộc phát triển nhanh. **D.** Sự ủng hộ, viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc. **Câu 13.** Từ 1949 đến những năm 70, các nước Đông Âu tiến hành **A.** xây dựng chủ nghĩa xã hội. **B.** công cuộc khôi phục kinh tế. **C.** chiến tranh giải phóng dân tộc. **D.** viện trợ để Việt Nam đánh Mỹ. **Câu 14.** Nhận xét nào dưới đây về vị trí, vai trò của cách mạng Cuba (1959) đối với khu vực Mĩ Latinh là đúng**?** **A**. Cuba được xem là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh. **B**. Là nước đi tiên phong trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. **C**. Là nước đầu tiên giành độc lập ở khu vực và đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa. **D**. Là nước đã đập tan hoàn toàn âm mưu áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ. **Câu 15.** Sự kiện nào sau đây đánh dấu cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội? **A.** Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. **B.** Miền Nam hoàn toàn giải phóng. **C.** Hiệp định Paris được ký kết. **D.** Chiến thắng Điện Biên Phủ. **Câu 16.** Nước Cộng hòa Cu-ba được thành lập (1959) sau khi đánh bại **A.** đế quốc Tây Ban Nha. **B.** chế độ độc tài thân Mỹ. **C.** chủ nghĩa thực dân cũ. **D.** sự nô dịch của thực dân Anh. **Câu 17.** Chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới trong giai đoạn **A.** trước Chiến tranh thế giới thứ hai. **B.** sau Chiến tranh thế giới thứ hai. **C.** trước khi Liên bang Xô Viết ra đời. **D**. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. **Câu 18.** Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã là **A.** đường lối chủ quan, duy ý chí, tập trung quan liêu bao cấp. **B.** đi tắt, đón đầu sự phát triển của khoa học -- kĩ thuật tiên tiến. **C.** khi tiến hành cải tổ phạm phải nhiều sai lầm trên nhiều mặt. **D.** hoạt động chống phá của các thế lực thù địch ở ngoài nước. **Câu 19.** Nguyên nhân khách quan dẫn đến chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã là **A.** đường lối chủ quan, duy ý chí, tập trung quan liêu bao cấp. **B.** không bắt kịp sự phát triển của khoa học -- kĩ thuật tiên tiến. **C.** khi tiến hành cải tổ phạm phải nhiều sai lầm trên nhiều mặt. **D.** sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước. **Câu 20.** Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách -- mở cửa ở Trung Quốc (1978) với công cuộc đổi mới ở Việt Nam (1986) là **A**. cải tổ chính trị, cho phép đa nguyên đa đảng. **B**. thực hiện phát triển kinh tế làm trọng tâm. **C**. khi đất nước khủng hoảng kinh tế chính trị. **D**. hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.