🎧 New: AI-Generated Podcasts Turn your study notes into engaging audio conversations. Learn more

Đề Ôn Tập KTTX Sinh Học 11

Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...

Document Details

TougherAbundance

Uploaded by TougherAbundance

Tags

sinh học sinh lý thực vật hóa sinh học hóa sinh

Summary

Đây là đề ôn tập môn Sinh học lớp 11, tập trung vào câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến các nguyên tố đa lượng, vi lượng, cách vận chuyển của nước và khoáng chất trong thực vật. Đề tập trung vào các khái niệm cơ bản của sinh lý thực vật, với các câu hỏi trắc nghiệm đa dạng.

Full Transcript

ĐỀ ÔN TẬP KTTX LẦN 1 MÔN SINH HỌC 11 – LỚP 11TN2 Câu 1. Những nguyên tố nào dưới đây thuộc nguyên tố vi lượng? A. C, H, O, K. B. Fe, Cu, Zn, Cl. C. P, Mg, S, N. D. P, K, N, Ca. Câu 2. Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đa lượng? A. Ca. B. Cl....

ĐỀ ÔN TẬP KTTX LẦN 1 MÔN SINH HỌC 11 – LỚP 11TN2 Câu 1. Những nguyên tố nào dưới đây thuộc nguyên tố vi lượng? A. C, H, O, K. B. Fe, Cu, Zn, Cl. C. P, Mg, S, N. D. P, K, N, Ca. Câu 2. Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đa lượng? A. Ca. B. Cl. C. Fe. D. Mo. Câu 3. Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố vi lượng? A. Zn. B. Mg. C. K. D. S. Câu 4. Nguyên tố đa lượng đóng vai trò chủ yếu A. tham gia cấu trúc nên tế bào. B. hoạt hóa enzyme trong trao đổi chất. C. qui định áp suất thẩm thấu của dịch tế bào. D. thúc đẩy quá trình chín của quả và hạt. Câu 5. Thực vật trên cạn, nước và khoáng từ đất được hấp thụ nhờ các A. tế bào biểu bì của toàn bộ cây. B. tế bào mạch gỗ ở rễ. C. tế bào mạch rây ở rễ D. lông hút ở rễ. Câu 6. Thực vật thủy sinh, nước và khoáng được hấp thụ nhờ các A. tế bào biểu bì của toàn bộ cây. B. mạch gỗ ở rễ. C. lông hút ở lá. D. lông hút ở rễ. Câu 7. Trong nguyên lí vận chuyển thụ động, các ion khoáng được vận chuyển từ nơi có A. nồng độ cao đến nơi nồng độ thấp, cần tiêu tốn năng lượng. B. nồng độ cao đến nơi nồng độ thấp, không tiêu tốn năng lượng. C. nồng độ thấp đến nơi nồng độ cao, không tiêu tốn năng lượng. D. nồng độ thấp đến nơn nồng độ cao, tiêu tốn năng lượng. Câu 8. Thành phần chủ yếu của dịch mạch rây là A. Các chất hữu cơ được tổng hợp ở lá. B. Các chất hữu cơ được tổng hợp ở thân. C. Các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ. D. Các chất vô cơ được tổng hợp ở lá. Câu 9. Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là A. nước và các ion khoáng. B. nước và các chất hữu cơ. C. các ion khoáng. D. các hợp chất hữu cơ. Câu 10. Động lực của dòng mạch rây: A. lực đẩy do áp suất rễ. B. lực hút do thoát hơi nước ở lá. C. sự chênh lệch áp suất thẩm thấu (gradient nồng độ). D. trọng lực hút nước từ lá xuống rễ. Câu 11. Thực vật chỉ hấp thụ nitrogen dưới dạng? A. N2 và NO2. B. NH4+ và NO3- C. Nitrogen hữu cơ. D. NH4+ và NO. Câu 12. Sự trao đổi nitrogen trong cây gồm hai quá trình là A. nitrate hóa và ammounium hóa. B. cố định nitrogen phân tử và khử nitrate. C. nitrite hóa và ammounium hóa. D. khử nitrate và đồng hóa ammounium Câu 13. Khử nitrate là quá trình A. tổng hợp nitrate từ nitrite. B. biến đổi nitrate thành ammounium. C. biến đổi nitrate thành nitrite. D. biến đổi ammounium thành nitrate. Câu 14. Các con đường thoát hơi nước chủ yếu gồm: A. Qua thân, cành và lá. B. Qua cành và khí khổng của lá. C. Qua thân, cành và lớp cutin trên bề mặt lá. D. Qua khí khổng và qua lớp cutin. Câu 15. Khi cây bị hạn, loại hormone nào sau đây sẽ có tác dụng điều tiết quá trình đóng khí khổng? Trang 1 A. Auxin. B. Abscisic acid. C. Ethylene. D. Cytokinine. Câu 16. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là A. lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. B. lá non có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. C. sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt lá. D. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá. Câu 17. Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cây bị thiếu nguyên tố và cần bón phân là căn cứ vào A. biểu hiện của quả non. B. biểu hiện của thân cây. C. biểu hiện của màu sắc hoa. D. biểu hiện của lá cây. Câu 18. Quá trình khử nitrate (NO3 ) trong cây là quá trình chuyển hóa - A. NH4+ thành NO2-. B. NO2- thành NO3- C. NO3- thành NH4+. D. NO3- thành NO2-. Câu 19. Khi tế bào khí khổng trương nước thì A. thành dày dãn nhanh hơn thành mỏng làm cho khí khổng đóng lại. B. thành mỏng dãn nhanh hơn thành dày làm cho khí khổng đóng lại. C. thành dày dãn nhanh hơn thành mỏng làm cho khí khổng mở ra. D. thành mỏng dãn nhanh hơn thành dày làm cho khí khổng mở ra. Câu 20. Thành phần của dịch mạch gỗ bao gồm chủ yếu: A. Các amino acid và vitamin. B. Nước và ion khoáng. C. Cytokinin và alkaloid. D. Các amino acid và hormone. Câu 21. Phần lớn các chất khoáng được vận chuyển từ đất vào rễ theo cơ chế chủ động A. từ nơi nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng. B. từ nơi nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng. C. từ nơi nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng. D. từ nơi nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng. Câu 22. Cấu trúc nào giúp điều tiết nước và khoáng đi vào mạch gỗ của rễ? A. đai Caspary. B. tế bào nội bì. C. tế bào trụ bì. D. tế bào vỏ rễ. Câu 23. Khi cây bị hạn, loại hormone nào sau đây có tác dụng điều tiết quá trình đóng khí khổng? A. Cytpkinine. B. Abscisic acid. C. Ethylene. D. Auxin. Câu 24. Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu qua A. miền sinh trưởng. B. lông hút của rễ. C. chóp rễ. D. miền trưởng thành. Câu 25. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về quá trình h ấp th ụ n ước và khoáng ở rễ? (1) Nước và các chất khoáng từ đất được hấp thụ chủ yếu qua các lông hút của rễ. (2) Nước có thể xâm nhập vào cây qua lá, thân non với lượng ít khi gặp mưa hoặc tưới cho cây. (3) Rễ hấp thụ nước và khoáng từ đất theo cơ chế thẩm thấu. (4) Các ion khoáng từ môi trường đất có nồng độ thấp di chuyển vào dịch bào có nồng đ ộ cao h ơn nh ờ các chất vật chuyển và cần cung cấp năng lượng. (5) Các nguyên tố khoáng còn có thể được lá cây hấp thụ qua bề mặt lá. A. 2. B. 1. C. 5. D. 3. Câu 26. Có khoảng bao nhiêu nguyên tố thiết yếu trực tiếp tham gia quá trình chuy ển hóa v ật ch ất ở thực vật? A. 10. B. 17. C. 50. D. 25. Câu 27. Thực vật hấp thụ nitrogen chủ yếu ở dạng nào sau đây? A. NH3 và NH4+. B. NO3- và NH3. C. NO3- và NH4+. D. NO2- và NH3. Câu 28. Đồng hóa NH4+ ở thực vật tạo ra sản phẩm là A. amide. B. amino acid và amide. C. glucose. D. amino acid. Câu 29. Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng mạch gỗ? A. Mạch gỗ vận chuyển nước, các chất khoáng hòa tan và một số chất hữu cơ t ổng h ợp t ừ r ễ lên thân và lá. B. Động lực chủ yếu làm cho các chất di chuyển trong dòng mạch gỗ là lực đẩy của rễ. Trang 2 C. Trong mạch gỗ, lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa phân tử nước với thành mạch dẫn có tác dụng kéo nước từ rễ lên lá. D. Dòng mạch gỗ tạo thành do các tế bào hình ống không có thành tế bào nối liền với nhau. Câu 30. Rễ cây trên cạn hấp thụ khoáng từ đất theo cơ chế nào? A. Cơ chế thụ động và thẩm tách. B. Cơ chế chủ động và thẩm thấu. C. Cơ chế thụ động và chủ động. D. Cơ chế thẩm thấu và thẩm tách. Câu 31. Khi dư thừa ammonium, cây sẽ thực hiện quá trình nào sau đây để tránh bị ngộ độc? A. Bài tiết ammonium, sau đó bài tiết sản phẩm ra ngoài. B. Chuyển hóa ammonium thành amide. C. Phân giải ammonium qua rễ và lá. D. Amin hóa các keto acid và chuyển vị amin. Câu 32. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng, khi nói về vai trò của quá trình thoát hơi nước? 1. Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt độ của cây. 2. Vận tốc gió có ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước. 3. Thoát hơi nước có liên quan đến trao đổi khí CO2 và O2 giữa cơ thể và môi trường. 4. Ban đêm thoát hơi nước diễn ra mạnh mẽ. 5. Độ ẩm không khí cao thúc đẩy quá trình thoát hơi nước của cây xanh. A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 33. Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đa lượng? A. Sắt. B. Lưu huỳnh. C. Mangan. D. Bo. Câu 34. Cây có biểu hiện lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết là do thiếu? A. phosphorus. B. calcium. C. magnesium. D. nitrogen. Câu 35. Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây? A. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh. B. Vận tốc lớn và được điều hành. C. Vận tốc bé và không được điều chỉnh. D. Vận tốc bé và được điều hành. Câu 36. Khi nói về sự thoát hơi nước ở lá cây, phát biểu nào sau đây đúng? A. Thoát hơi nước tạo động lực phía trên để vận chuyển các chất hữu cơ trong cây B. Thoát hơi nước làm mở khí khổng, CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp C. Thoát hơi nước làm tăng nhiệt độ của lá, làm ấm cây trong những ngày giá rét D. Thoát hơi nước làm ngăn cản quá trình hút nước và hút khoáng của cây Câu 37. Khí nói về quá trình biến đổi nitrate và amonium ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nitrogen ở dạng NH4+ và NO3- sau khi được cây hấp thụ sẽ biến đổi thành nitrogen trong các hợp ch ất hữu cơ. II. Trong cây, NO3- được khử thành NH4+ do xúc tác của enzyme nitrate reductase và nitrite reductase. III. Hình thành amide giúp giải độc cho tế bào khi lượng NH3 tích lũy quá nhiều. IV. Hình thành amide là cơ chế dự trữ ammonium cho tế bào thực vật. A. 1 B. 2. C. 3. D. 4. Câu 38. Trong các biện pháp sau đây, có bao nhiêu biện pháp giúp cho bộ rễ cây phát triển? I. Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ. II. Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất. III. Giảm bón phân vô cơ và hữu cơ cho đất. IV. Vun gốc và xới đất cho cây. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 39. Để đạt năng suất cao trong trồng trọt, nông dân cần thực hiện bao nhiêu biện pháp sau đây? I. Cần đảm bảo mật độ gieo trồng nhằm cung cấp đủ ánh sáng cho cây. II. Cần bón phân đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp. III. Tăng cường bón phân vô cơ để đáp ứng nhu cầu dưỡng dưỡng của cây. IV. Cần tưới tiêu hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu nước của cây. Trang 3 A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 40. Khi nói về quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nguyên tố khoáng hòa tan trong nước, do vậy trao đổi khoáng có thể đồng thời với trao đổi nước. II. Nước và các chất khoáng được vận chuyển từ lông hút vào mạch gỗ của rễ theo con đường gian bào và con đường tế bào chất. III. Thoát hơi nước ở lá tạo động lực kéo dòng mạch gỗ đi theo một chiều từ rễ lên thân và lá. IV. Hoạt động trao đổi nước và chất khoáng có thể chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. ------ HẾT ------ Trang 4

Use Quizgecko on...
Browser
Browser