Chương 6 - Thanh toán điện tử PDF

Summary

Chương 6 của tài liệu tập trung vào nội dung bài học về thanh toán điện tử, bao gồm tổng quan về khái niệm, điều kiện, yêu cầu và lợi ích của hệ thống thanh toán điện tử. Nó cũng đề cập đến các hình thức thanh toán phổ biến đối với B2C, C2C và B2B, thanh toán điện tử tại Việt Nam, an toàn trong thanh toán điện tử, và một số thuật ngữ liên quan.

Full Transcript

CHƯƠNG 6 – THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 1 Nội dung bài học 1. Tổng quan về thanh toán điện tử Khái niệm Điều kiện thực hiện thanh toán điện tử Yêu cầu của hệ thống thanh toán điện tử Lợi ích của hệ thống thanh toán điện tử 2. Các hì...

CHƯƠNG 6 – THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 1 Nội dung bài học 1. Tổng quan về thanh toán điện tử Khái niệm Điều kiện thực hiện thanh toán điện tử Yêu cầu của hệ thống thanh toán điện tử Lợi ích của hệ thống thanh toán điện tử 2. Các hình thức thanh toán điện tử phổ biến 2.1. Đối với B2C, C2C Thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng Thanh toán bằng thẻ Thanh toán bằng ví điện tử Thanh toán bằng điện thoại thông minh Các hình thức thanh toán điện tử khác 2 Nội dung bài học 2.2. Đối với B2B Xuất trình và thanh toán bằng hóa đơn Thư tín dụng L/C Thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng 3. Thanh toán điện tử tại Việt Nam 4. An toàn trong thanh toán điện tử Bảo mật và an toàn trong thanh toán điện tử Các giải pháp đảm bảo an toàn 3 1. Tổng quan về thanh toán điện tử 1.1. Khái niệm Thanh toán điện tử (Electronic payment): Thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ thông tin thông qua các thông điệp dữ liệu, thay cho việc thanh toán tiền mặt. Quá trình thanh toán sử dụng phương tiện điện tử giữa ngân hàng, trung gian và các bên tham gia. 4 1.2. Điều kiện thực hiện thanh toán điện tử  Điều kiện để phát triển hệ thống thanh toán điện tử: Hệ thống thanh toán ngân hàng Hạ tầng nhận thức và ứng dụng của xã hội Cơ sở pháp lý Hạ tầng an toàn bảo mật  Các bên tham gia vào giao dịch thanh toán điện tử: Bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ Bên mua hàng hóa, dịch vụ Tổ chức tài chính – ngân hàng Tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán 5 1.2. Điều kiện thực hiện thanh toán điện tử  Đối với người sử dụng dịch vụ: Đăng kí các phương thức thanh toán điện tử khác nhau theo phạm vi thanh toán trong nước hoặc nước ngoài  Đối với doanh nghiệp bán hàng: Cần có phương tiện để thực hiện thanh toán. Doanh nghiệp kinh doanh trên website thì web phải có các module thực hiện chức năng thanh toán. 6 1.3. Yêu cầu của hệ thống thanh toán điện tử  Tính độc lập (Independence)  Tính tương tác và dịch chuyển (Interoperability and Portability)  Tính an toàn và bảo mật  Tính ẩn danh  Tính phân đoạn (Divisibility)  Tính dễ sử dụng  Tính tiết kiệm / hiệu quả  Tính thông dụng  Tính linh hoạt  Tính hợp nhất 7 1.4. Lợi ích của hệ thống thanh toán điện tử  Tạo thuận lợi cho các bên giao dịch về thời gian, không gian  Tiết kiệm chi phí  Giảm thiểu rủi ro  Giao dịch nhanh chóng Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 8 2. Các hình thức thanh toán điện tử phổ biến 2.1. Đối với mô hình B2C, C2C Thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng Thanh toán bằng thẻ Thẻ tín dụng Thẻ ghi nợ Thanh toán bằng ví điện tử Thanh toán bằng điện thoại thông minh QR code Công nghệ NFC Mobile money Tiền kỹ thuật số Các dịch vụ khác do ngân hàng cung cấp Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 9 2.1.1. Thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng  Đặc điểm: Là hệ thống thanh toán ra đời sớm nhất sử dụng vào những năm 70. Việc chuyển tiền trực tiếp giữa các tài khoản ngân hàng Giao dịch được thực hiện bởi ngân hàng thông qua mạng ACH (Automated Clearing House) Tốc độ giao dịch nhanh chóng, an toàn. Giảm chi phí hành chính, tăng hiệu quả. Sổ sách kế toán đơn giản, bảo mật cao hơn. 10 Chuyển khoản trong TMĐT 11 Chuyển khoản trong TMĐT Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 12 2.1.2. Thanh toán bằng thẻ 1 Credit Card – Thẻ tín dụng 2 Debit Card – Thẻ ghi nợ 13 Ưu điểm của hệ thống thanh toán thẻ  Quy trình giao dịch được tiêu chuẩn hóa, đơn giản, thống nhất, dễ thực hiện với khách hàng.  Cung cấp thêm các kênh thanh toán đa dạng dựa trên nền tảng kết nối sẵn có với ngân hàng.  Các luồng giao dịch được chuẩn hóa, hạn chế tối đa các giao dịch rủi ro, sai lệch và lỗi.  Công cụ đối soát, thanh quyết toán tự động theo tiêu chuẩn ngân hàng  Công cụ báo cáo giao dịch cho ngân hàng và đơn vị bán hàng, quản lý rủi ro.  Hệ thống theo dõi cảnh báo giao dịch 14 Công nghệ bảo mật thông tin trên thẻ  Từ ngày 31/3/2021, Ngân hàng Nhà nước thông báo dừng phát hành thẻ từ, thay thế hoàn toàn bằng thẻ chip. Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 15 Phân biệt thẻ từ - thẻ chip Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 16 2.1.2.1. Credit Card – Thẻ tín dụng  Là hình thức thay thế cho việc thanh toán trực tiếp: cung cấp tài khoản cố định  Khoản tín dụng được đơn vị phát hành thẻ giới hạn.  Chủ thẻ phải trả khoản thanh toán tối thiểu trước ngày đáo hạn.  Tiền không bị trừ trực tiếp vào tài khoản tiền gửi của chủ thẻ sau mỗi lần mua hàng. 17 Đặc điểm của thẻ tín dụng 1 Chi tiêu trước trả tiền sau 2 Chủ thẻ không phải trả lãi khi thanh toán đúng hạn Hạn mức tín dụng xác định dựa trên tài khoản hoặc 3 tài sản thế chấp 4 Hưởng lãi suất: tài khoản thế chấp là tiền mặt 5 Thanh toán toàn bộ hoặc một phần số dư phát sinh 6 Chi tiêu bằng tất cả loại tiền 18 Điều kiện chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng trong TMĐT  Yêu cầu của doanh nghiệp: Giao thức SSL (Secure Socket Layer): Xác thực, mã hóa thông tin. Giao thức SET (Secure Electronic Transaction): Bảo mật các giao dịch thẻ tín dụng. Merchant Account: Tài khoản cho phép chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Payment Gateway: Phần mềm chuyền giao dịch từ website người bán sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng. 19 Một số thuật ngữ Cơ sở chấp nhận thẻ (Merchant): Là các cơ sở kinh doanh có ký kết với Ngân hàng về việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ: nhà hàng, khách sạn, cửa hàng…. Ngân hàng đại lý hay ngân hàng thanh toán (Acquirer): Là ngân hàng trực tiếp ký kết hợp đồng với cơ sở tiếp nhận và thanh toán các chứng từ giao dịch. Ngân hàng phát hành thẻ (Issuer): Cung cấp thẻ cho khách hàng Chủ thẻ (Cardholder): Là người chủ sở hữu thẻ, có tên ghi trên thẻ Warning Bulletin: Liệt kê danh sách những số thẻ không được phép thanh toán hoặc mua hàng hóa 20 Một số thuật ngữ PIN (Personal Identificate Number): Mã số cá nhân của chủ thẻ BIN (Bank Identificate Number): Mã số ngân hàng phát hành thẻ Ngày hiệu lực: ▪ Ngày sao kê (Statement Date): Là ngày ngân hàng phát hành thẻ lập các sao kê về khoản chi tiêu mà chủ thẻ phải thanh toán trong tháng. ▪ Ngày đáo hạn (Due Date): Là ngày mà ngân hàng phát hành qui định cho chủ thẻ thanh toán toàn bộ hay một phần trong giá trị sao kê. 21 Một số thuật ngữ Phí thường niên (Annual fee): Phí hàng năm mà chủ thẻ phải trả cho ngân hàng. Lãi suất phần trăm bình quân hàng năm (Annual Percentage Rate): Lãi suất hàng năm được tính dựa trên khoản số dư thẻ tín dụng. Hạn mức tín dụng (Credit limit): Lượng tiền tối đa chủ thẻ có thể sử dụng đối với một tài khoản Định mức tín dụng (Line of credit): Khả năng quản lý và thanh toán nợ tín dụng của cá nhân Số dư (Balance): Số tiền có trong tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản thanh toán. 22 Thanh toán bằng thẻ tín dụng Mua hàng truyền thống Mua hàng trực tuyến Khách hàng xuất trình thẻ cho nhân viên thu Khách hàng thực hiện việc khai báo thông tin về ngân / bán hàng thẻ tín dụng trên trang web người bán Nhân viên thu ngân kiểm tra thông tin trên thẻ, Người bán nhận thông tin và tự động chuyển cà thẻ của khách hàng và truyền các thông tin thông tin về giao dịch đến nhà cung cấp dịch vụ giao dịch thanh toán(Payment Processing transaction) PPS Thiết bị đọc thẻ gửi thông tin đến trung tâm xử lý Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán gửi thông tin dữ liệu thẻ thông qua kết nối dial up đến trung tâm xử lý dữ liệu Trung tâm xử lý dữ liệu thẻ gửi thông tin đến ngân hàng phát hành thẻ Ngân hàng phát hành thẻ sẽ chấp nhận / từ chối giao dịch và gửi kết quả ngược lại cho trung tâm xử lý dữ liệu thẻ Trung tâm xử lý dữ liệu gửi kết quả cấp phép đến Trung tâm xử lý dữ liệu thẻ gửi kết quả cấp phép thiết bị đọc thẻ POS đến PPS Thiết bị đọc thẻ cho phép người bán biết có thực PPS chuyển kết quả cho người bán hiện giao dịch hay không Người bán đồng ý hoặc từ chối giao dịch 23 Quy trình thanh toán bằng thẻ tín dụng 24 Đăng ký Merchant Account 1 Nhà cung cấp trực tiếp dịch vụ thanh toán điện tử 2 Nhà cung cấp trung gian dịch vụ thanh toán điện tử 3 Bên thứ ba cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử 25 2.1.2.2. Thẻ ghi nợ - Debit Card  Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt  Là thẻ điện tử do một ngân hàng phát hành cho phép khách hàng có thể thanh toán dựa trên số tiền mình có trong tài khoản.  Thẻ ghi nợ không có quan hệ vay mượn giữa ngân hàng và chủ thẻ.  Thuận lợi: Đối với người bán: Biết được người mua có tiền để mua hàng hay không Đối với người mua: Việc thanh toán thực hiện ngay lập tức 26 Thẻ ghi nợ Vietcombank Connect24  Ra đời 4/2002 – Thẻ ghi nợ nội địa đầu tiên tại Việt Nam.  Dịch vụ: In sao kê tại máy ATM Kiểm tra tài khoản trực tuyến VCB- Online  Cho phép thanh toán trên Website kết nối với cổng OnePay.  Công nghệ bảo mật: Mật khẩu xác thực một lần OTP – One Time Password Mã truy cập riêng của hệ thống Vietcombank ib@nking. 27 Quy trình thanh toán bằng thẻ ghi nợ 28 Thanh toán thẻ trong TMĐT Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 29 Cổng thanh toán trực tuyến  Cổng thanh toán trực tuyến (cổng thanh toán điện tử) là hệ thống kết nối giữa ngân hàng, người mua và người bán.  Khách hàng có thể nhập thông tin thanh toán ngay trên website TMĐT mà không cần phải chuyển sang website của ngân hàng.  Hỗ trợ các giao dịch thanh toán bằng thẻ nội địa và quốc tế. Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 30 Mô hình hoạt động của Cổng thanh toán trực tuyến Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 31 Một số cổng thanh toán trực tuyến Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 32 2.1.2.3. Rủi ro thanh toán thẻ  Rủi ro đối với ngân hàng phát hành thẻ: Chủ thẻ sử dụng tổng mức thanh toán cao hơn mức cho phép Chủ thẻ báo ngân hàng bị mất thẻ nhưng vẫn thực hiện rút tiền hoặc mua hàng trước khi đưa vào danh sách hủy thẻ Thẻ giả mạo trùng với thẻ lưu hành Chủ thẻ mất khả năng thanh toán vì những lý do khách quan 33 2.1.2.3. Rủi ro thanh toán thẻ  Rủi ro đối với ngân hàng thanh toán: Sai sót trong việc cấp phát thẻ Chậm thông tin về thẻ giả mạo, thẻ không hợp lệ  Rủi ro cho cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ: Không phát hiện được hiệu lực của thẻ hết hạn Bán hàng vượt hạn mức cho phép Sửa chữa số tiền trên hóa đơn  Rủi ro đối với chủ thẻ: Để lộ số bí mật PIN & làm mất thẻ 34 2.1.2.4. Biện pháp hạn chế rủi ro  Hệ thống xác minh địa chỉ  Kiểm tra thủ công  Xác minh số thẻ tín dụng  Lưu thông tin khách hàng Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 35 2.1.3. Thanh toán bằng ví điện tử  Ví điện tử là một công cụ cho phép người dùng lưu trữ các thông tin thanh toán của mình.  Chức năng: Thanh toán trực tuyến Nhận và chuyển tiền qua mạng Lưu giữ tiền trên mạng Internet  Vai trò của ví điện tử: Người mua thực hiện nhanh chóng công việc thanh toán Người bán tăng hiệu quả hoạt động bán hàng trực tuyến Ngân hàng giảm sự quản lý giao dịch thanh toán thẻ Dễ dàng nhanh chóng chuyển và nhận tiền vượt rào cản địa lý Xã hội giảm bớt lượng lưu thông tiền mặt, ổn định lạm phát 36 2.1.3.1. Một số loại ví điện tử nổi bật Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 37 2.1.3.2. Đặc điểm của ví điện tử  Khách hàng mở ví điện tử phải cung cấp các thông tin cá nhân định danh như: chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu còn thời hạn, giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi)  Phải liên kết với tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của chủ ví tại ngân hàng liên kết.  Về bản chất là dịch vụ thu hộ, chi hộ, hỗ trợ thu hộ chi hộ. Nguồn: Thông tư 23/2019/TT-NHNN Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 38 2.1.3.2. Đặc điểm của ví điện tử  Không được phép cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng ví điện tử, trả lãi trên số dư ví điện tử hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm tăng giá trị tiền tệ trên ví điện tử so với giá trị tiền khách hàng nạp vào.  Tổng hạn mức giao dịch qua các Ví điện tử cá nhân của 01 khách hàng tại 01 tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử tối đa là 100 triệu đồng/tháng. Nguồn: Thông tư 23/2019/TT-NHNN Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 39 Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 40 Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 41 Một số đơn vị cung cấp cả Ví điện tử và Cổng thanh toán trực tuyến Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 42 2.1.3.3. Rủi ro khi thanh toán bằng ví điện tử  Đánh mất các thiết bị truy cập như điện thoại di động, máy tính  Lộ mật khẩu, OTP do chia sẻ với người khác, thiết bị dính virus, mã độc  Việc thanh toán, chuyển tiền bằng ví quá dễ dàng Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 43 2.1.3.4. Biện pháp hạn chế rủi ro  Giữ gìn các thiết bị truy cập cẩn thận  Không chia sẻ tài khoản ví điện tử cho người khác  Không để lộ mật mã OTP, kể cả với người quen  Thay đổi mật khẩu ít nhất 2 lần/tháng  Chọn sử dụng ví điện tử uy tín, an toàn, bảo mật cao Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 44 2.1.4. Thanh toán qua điện thoại thông minh  Sử dụng QR code  Phương pháp NFC (Near Field Communication)  Sử dụng tiền di động (Mobile money) Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 45 2.1.4. Thanh toán qua điện thoại thông minh Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 46 2.1.4.1. Thanh toán bằng QR code QR code tĩnh QR code động Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 47 2.1.4.1. Thanh toán bằng QR code  Mỗi mã QR quét ra sẽ có 18 trường thông tin, thể hiện những thông tin như phiên bản mã QR được sử dụng là gì, thông tin của cửa hàng/đơn vị chấp nhận thanh toán, loại dịch vụ đơn vị kinh doanh, tiền tệ, số tiền, phí, mã thành phố... (theo quy định QRCPS) QR code Quick Response code Mã phản hồi nhanh Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 48 Lợi ích khi thanh toán bằng QR code  Không cần thiết bị đặc biệt  Nhanh chóng, dễ sử dụng  Độ an toàn cao ▪ Đảm bảo tiêu chuẩn EMV QRCPS (EMV QR Code Specification for Payment Systems) - Tài liệu đặc tả dùng chung cho mọi ngân hàng và tổ chức vận hành hệ thống thanh toán QR. Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 49 Thanh toán bằng QR code tại Việt Nam  Ngày 15/06/2021, Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) đã công bố triển khai VietQR - Mã QR dùng chung cho chuyển khoản và thanh toán giữa toàn bộ hơn 50 ngân hàng tại Việt Nam, thí điểm trước với 14 ngân hàng.  VietQR tuân thủ theo tiêu chuẩn thanh toán QR của EMV Co. và tiêu chuẩn cơ sở cho mã QR do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 50 2.1.4.2. Thanh toán bằng công nghệ NFC Trải nghiệm tại Mỹ Trải nghiệm tại Việt Nam Trải nghiệm tại Việt Nam Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 51 Chuẩn kết nối NFC (Near-Field Communications)  Là chuẩn kết nối không dây tầm ngắn (Ecma-340, ISO/IEC 18092), được cài đặt cho các loại smart phone sử dụng cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết bị khi có sự tiếp xúc trực tiếp hay để gần nhau  Cho phép 2 thiết bị có chip NFC kết nối và trao đổi dữ liệu:Thẻ ngân hàng, phiếu giảm giá,…  Dựa trên nền tảng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification – nhận dạng bằng sóng vô tuyến) 52 Ứng dụng của NFC trong TMĐT Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 53 2.1.4.3. Thanh toán bằng tiền di động (Mobile money)  Ngày 9/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 316/QĐ-TTG phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money) trong 2 năm.  Hạn mức giao dịch Mobile Money không quá 10 triệu đồng/tháng/tài khoản cho tổng giao dịch.  Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho Mobifone và VNPT. Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 54 2.1.4.3. Thanh toán bằng tiền di động (Mobile money) Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 55 2.1.4.3. Thanh toán bằng tiền di động (Mobile money)  Bản chất của Mobile Money là chuyển đổi hình thức của tiền mặt sang tiền điện tử theo tỉ lệ 1:1  Sử dụng để thanh toán trên điện thoại cho các hàng hoá, dịch vụ có giá trị nhỏ mà không cần sử dụng tiền mặt.  Tiền trong tài khoản Mobile Money gắn với SIM, tách biệt với tài khoản viễn thông  Người dùng không thể quy đổi số dư trong tài khoản viễn thông sang tài khoản Mobile money; không được nhận lãi từ số dư để trong tài khoản  Dịch vụ này chỉ áp dụng đối với giao dịch nội địa, không thanh toán, chuyển tiền cho các sản phẩm, dịch vụ xuyên biên giới Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 56 2.1.4.3. Thanh toán bằng tiền di động (Mobile money)  Lợi ích khi thanh toán bằng Mobile money ▪ Không cần có tài khoản ngân hàng ▪ Tận dụng hạ tầng dữ liệu, mạng lưới viễn thông để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ▪ Tăng cường việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của Việt Nam Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 57 2.1.5. Thanh toán tiền kỹ thuật số (Digital currency)  Hình thức thanh toán trong tương lai, sử dụng công nghệ Blockchain.  Sử dụng đồng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung Ương (CBDC - Central Bank Digital Currency): loại tiền tệ kỹ thuật số được phát hành, kiểm soát và đảm bảo bởi Ngân hàng Trung Ương của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có chủ quyền.  CBDC là phiên bản số hóa của đồng nội tệ, trong đó NHTW phát hành tiền mới tương đương và có thể sử dụng để đổi lấy đồng nội tệ của quốc gia đó  Ít nhất 44 ngân hàng trung ương hiện đang hoặc sẽ sớm nghiên cứu và thử nghiệm với CBDC, trong đó có Việt Nam. (Theo BIS - Bank for International Settlements, 2021) Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 58 2.1.5. Thanh toán tiền kỹ thuật số (Digital currency)  Lợi ích khi thanh toán bằng tiền kỹ thuật số ▪ Tính minh bạch, độ tin cậy và tính bảo mật cao ▪ Xuyên biên giới, phi tiếp xúc, không cần đơn vị trung gian, không giới hạn số tiền giao dịch ▪ Góp phần tăng cường hiệu quả và an toàn hệ thống thanh toán quốc gia, điều hành chính sách tiền tệ Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 59 2.1.7. Thanh toán qua các dịch vụ khác do ngân hàng cung cấp  POS ▪ Sử dụng kết nối giữa máy thanh toán tại điểm bán hàng (POS – Point of Sale) với ngân hàng phát hành thẻ ▪ Khách hàng có thể thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, rút tiền mặt  ATM ▪ Thực hiện các giao dịch tự động như kiểm tra tài khoản, rút tiền hoặc chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua thẻ điện thoại….  Phone banking ▪ Là hệ thống trả lời tự động qua điện thoại hoạt động 24/24h ▪ Cung cấp các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng; Chuyển tiền và thanh toán; Tiếp nhận các khiếu nại, thắc mắc Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 60 2.2. Thanh toán B2B  Các hình thức: Xuất trình và thanh toán bằng hóa đơn (EIPP - Enterprise Invoice Presentment and Payment ) Thư tín dụng L/C Thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng (Sử dụng khá phổ biến) 61 2.2.1. Xuất trình và thanh toán bằng hóa đơn  Mô hình EIPP (enterprise invoice presentment and payment): Xuất phát từ người bán (Seller Direct): Một người bán & nhiều người mua Xuất phát từ người mua (Buyer Direct): Một người mua & nhiều người bán Trung gian thanh toán (Consolidator): Nhiều người bán & nhiều người mua 62 2.2.2. L/C Credit  Cam kết thanh toán bằng văn bản  Ngân hàng thay mặt (bảo lãnh) người nhập khẩu  Các bên tham gia: Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): Phát hành L/C Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Thông báo L/C Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Xác nhận L/C Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing Bank): Bồi thường L/C Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): Thương lượng chiết khấu Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank): Xuất trình bộ chứng từ đến ngân hàng được chỉ định trong L/C. Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): Được ngân hàng phát hành chỉ định làm một công việc cụ thể nào đó, thường là thương lượng chiết khấu hoặc thanh toán bộ chứng từ. Ngân hàng đòi tiền (Claiming Bank): đòi tiền bộ chứng từ theo sự ủy quyền của các bên thụ hưởng. Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant). Người thụ hưởng (Beneficiary). 63 3. Thanh toán điện tử tại Việt Nam Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 64 3. Thanh toán điện tử tại Việt Nam Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 65 3. Thanh toán điện tử tại Việt Nam  Khuôn khổ pháp lý: NHNN đã chủ động nghiên cứu và ban hành các văn bản quy định kịp thời, phù hợp nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động chuyển đổi số như: hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, trung gian thanh toán, mở tài khoản và nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử eKYC, cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử, ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật (QR code, thẻ Chip nội địa,..) Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2020 về đẩy mạnh triển khai giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam do Chính phủ ban hành Văn bản hợp nhất 05/VBHN-NHNN năm 2021 hợp nhất Thông tư quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 66 3. Thanh toán điện tử tại Việt Nam  Cơ sở hạ tầng ▪ Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo việc xây dựng và chính thức vận hành Hệ thống thanh toán bù trừ tự động các giao dịch bán lẻ (ACH) (từ tháng 7/2020), đạt chuẩn ISO 20022, với khả năng thanh toán thời gian thực, hoạt động liên tục 24x7, xử lý giao dịch đa kênh. ▪ Tính đến tháng 05/2021 ▪ Trên toàn quốc có gần 20.000 ATM và hơn 280 nghìn POS. ▪ Trên 78 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thanh toán qua Internet và 47 tổ chức thanh toán qua điện thoại di động ▪ Có 43 tổ chức không phải là ngân hàng đã được NHNN cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó có 40 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử. Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 67 4. Bảo mật và an toàn trong thanh toán điện tử  Một số giải pháp kỹ thuật bảo mật: Ma trận dãy số hay token: - chỉ có khả năng xác thực thông tin người dùng tại thời điểm giao dịch mà chưa đảm bảo được các yếu tố chống chối bỏ, bảo mật cho giao dịch và toàn vẹn dữ liệu. - chưa đủ cơ sở để đảm bảo tính pháp lý, xử lý khi có tranh chấp. Chữ ký số vừa đảm bảo tính pháp lý, vừa đảm bảo các vấn đề kỹ thuật an ninh. Giao thức bảo mật đường truyền ứng dụng chữ ký số SSL được các ngân hàng ứng dụng phổ biến nhất khi triển khai các dịch vụ ngân hàng trực tuyến qua Internet. Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 68 Các giải pháp đảm bảo an toàn  Về mặt pháp lý: Xây dựng chính sách an toàn thông tin cho giao dịch điện tử Quyền riêng tư và an toàn xã hội Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn mật mã và chữ ký điện tử. Tổ chức các cơ quan chứng nhận, cấp phép, quản lý và phân phối sản phẩm mật mã.  Về mặt kỹ thuật:  Về phía người sử dụng (tổ chức, cá nhân) Thống nhất tiêu chuẩn cáu trúc thiết lập hệ thống mạng và sử dụng công nghệ, ngôn ngữ giao tiếp và phần mềm ứng dụng Tổ chức hệ thống chứng thực và phân phối mã khóa Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 69 Các giải pháp đảm bảo an toàn Các công cụ nghiệp vụ kỹ thuật kiểm tra và phát hiện xâm nhập Các giaỉ pháp dự phòng, khắc phục sự cố xảy ra trong giao dịch điện tử.  Về phía người sử dụng (tổ chức, cá nhân) Am hiểu về an toàn thông tin trong giao dịch điện tử Chấp hành chính sách, các quy định pháp luật về sử dụng mật mã Người sử dụng phải tiêu liệu được các nguy cơ tấn công tiềm ẩn đối với nội dung cần bảo vệ và biết cách bảo vệ hiệu quả đối với hệ thống của mình. Bổ sung giải pháp an toàn nội bộ đặc biệt chống lại những đe dọa từ bên trong. Khoa Hệ thống thông tin Quản lý 70

Use Quizgecko on...
Browser
Browser