Summary

Tài liệu này giới thiệu về Tâm lý học phát triển (Developmental Psychology). Nó bao gồm các khía cạnh phát triển khác nhau của con người, từ giai đoạn sơ sinh đến tuổi già. Tài liệu cũng đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển như bẩm sinh, môi trường, và các bệnh lý.

Full Transcript

Tâm lý học phát triển (Developmental Psychology) ▪ Tâm lý học phát triển là một nhánh của tâm lý học tập trung vào việc nghiên cứu sự thay đổi và phát triển của con người suốt cuộc đời (từ lúc con người còn trong bụng mẹ cho đến khi qua đời). ▪ Những thay đổi này bao gồm các khía cạnh thể chất, xã h...

Tâm lý học phát triển (Developmental Psychology) ▪ Tâm lý học phát triển là một nhánh của tâm lý học tập trung vào việc nghiên cứu sự thay đổi và phát triển của con người suốt cuộc đời (từ lúc con người còn trong bụng mẹ cho đến khi qua đời). ▪ Những thay đổi này bao gồm các khía cạnh thể chất, xã hội, nhận thức và đạo đức, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách con người trưởng thành và thích nghi với môi trường sống. Các khía cạnh chính: Phát triển thể chất Sự thay đổi về cơ thể và não bộ. Phát triển nhận thức Cách tư duy, học hỏi và giải quyết vấn đề. Phát triển xã hội và cảm xúc Cách hình thành mối quan hệ và điều chỉnh cảm xúc. Phát triển đạo đức Sự thay đổi trong nhận thức về đúng-sai, giá trị, và trách nhiệm. ▪ Những nghiên cứu theo quy chuẩn tìm cách mô tả đặc điểm ở một độ tuổi nhất định, hay một giai đoạn phát triển nhất định → những dấu mốc phát triển. ▪ Tuổi theo trình tự (Chronological Age): số tháng hay năm từ khi chào đời ▪ Tuổi phát triển (Developmental Age): tuổi mà tại đó hầu hết mọi người đều có một mức phát triển nhất định về thể chất và tinh thần. Tại sao nghiên cứu các dấu mốc phát triển lại quan trọng? ▪ Xác định tiêu chuẩn phát triển: Các dấu mốc giúp chúng ta hiểu điều gì là "bình thường" hoặc mong đợi ở từng độ tuổi. ▪ Phát hiện sớm bất thường: So sánh tuổi phát triển và tuổi theo trình tự giúp nhận biết các dấu hiệu bất thường (như chậm phát triển ngôn ngữ). ▪ Hỗ trợ giáo dục và can thiệp: Hiểu sự khác biệt giữa trẻ giúp GV và PHxây dựng kế hoạch học tập và phát triển phù hợp. ▪ Lên kế hoạch phát triển xã hội: Xây dựng chính sách và chương trình hỗ trợ sự phát triển toàn diện của cộng đồng (như chăm sóc trẻ em, giáo dục đặc biệt). Các giai đoạn phát triển chính trong cuộc đời Thời kỳ Tuổi Thời kỳ thai nhi Từ khi thụ thai đến khi sinh ra Khi mới sinh Từ khi sinh đến 18 tháng tuổi Thời kỳ đầu tuổi thơ Từ 18 tháng tuổi đến 6 tuổi Thời kỳ giữa tuổi thơ Từ 6 – 11 tuổi Thời thanh niên Từ 11 – 20 tuổi Thời kỳ trưởng thành Từ 20 – 40 tuổi Trung niên Từ 40 – 65 tuổi Về già Từ 65 tuổi trở lên Bẩm sinh và nuôi dưỡng ▪ Các nhà TLH phát triển đều cho rằng cả yếu tố bẩm sinh và nuôi dưỡng tương tác lẫn nhau để hình thành các kiểu phát triển đặc thù. ▪ Cuộc tranh luận về ảnh hưởng của 2 yếu tố này còn nhiều tranh cãi. ▪ Yếu tố hoàn cảnh đóng vai trò quyết định trong việc tạo điều kiện giúp con người vươn đến các khả năng. Các đặc điểm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cấu tạo di truyền Các đặc điểm thể chất ▪ Chiều cao ▪ Thể trọng ▪ Chứng béo phì ▪ Giọng nói ▪ Huyết áp ▪ Mức hư răng ▪ Năng khiếu điền kinh ▪ Mức bắt tay chặt chẽ ▪ Tuổi thọ ▪ Cường độ hoạt động Các đặc điểm trí tuệ ▪ Ký ức ▪ Năng khiếu được đánh giá bởi các trắc nghiệm thông minh ▪ Tuổi thụ đắc ngôn ngữ ▪ Thiếu khả năng đọc ▪ Chậm phát triển trí tuệ Các đặc điểm và rối loạn về mặt tình cảm ▪ Tính nhút nhát ▪ Tính hướng ngoại ▪ Tính đa cảm ▪ Tính dễ kích động ▪ Chứng tâm thần phân liệt ▪ Chứng lo âu ▪ Chứng nghiện rượu CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT THỜI KỲ THAI NHI SƠ SINH VÀ ĐẦU THƠ ẤU THANH THIẾU NIÊN TRƯỞNG THÀNH TUỔI GIÀ THỜI KỲ THAI NHI Sự phát triển thể chất trong bụng mẹ Giai đoạn Hợp tử (Zygote) Thụ tinh bắt đầu khi trứng rụng và tiếp xúc với khoảng 200 triệu tinh trùng. Một tinh trùng sẽ cố gắng xâm nhập và thụ tinh với trứng. Khi tinh trùng xâm nhập thành công, trứng được thụ tinh và trở thành hợp tử (zygote). Giai đoạn này kéo dài khoảng 2 tuần, với sự phân chia tế bào nhanh chóng. ▪ Chỉ khoảng một nửa hợp tử sống sót qua hai tuần đầu tiên. ▪ Khoảng 10 ngày sau thụ tinh, hợp tử bám vào thành tử cung. ▪ Phần bên ngoài của hợp tử phát triển thành nhau thai, giúp lọc chất dinh dưỡng từ mẹ để nuôi dưỡng thai nhi. Giai đoạn Phôi thai (Embryo) ▪ Từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 8 sau thụ tinh. ▪ Cử động sớm nhất trong số các cử động là tim đập, bắt đầu trong thời kỳ thai nghén, khi phôi được 3 tuần tuổi, có độ dài khoảng 1,5 cm. ▪ Các cơ quan quan trọng như não, gan, thận bắt đầu hình thành. Đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm, với sự phát triển ban đầu của các hệ thống cơ thể. ▪ Những cử động liên tục được nhận thấy khi phôi được 8 tuần tuổi. Giai đoạn Thai nhi (Fetus) ▪ Từ tuần thứ 9 đến khi sinh. ▪ Ở tháng thứ 6: ✓ Dạ dày và các cơ quan quan trọng phát triển đủ để duy trì sự sống ngoài cơ thể mẹ nếu sinh non. ✓ Thai nhi bắt đầu nghe và nhận diện âm thanh. ✓ Có phản ứng với ánh sáng từ bên ngoài. ▪ Khi não thai nhi phát triển trong tử cung, cứ mỗi phút nó lại tạo ra thêm khoảng 250 nghìn neuron thần kinh mới, và đạt đầy đủ là hơn 100 tỷ neuron khi sinh. ▪ Thai nhi tăng trưởng về kích thước và trọng lượng, chuẩn bị cho sự ra đời. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tiền sản (Teratogens) ▪ Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như HIV, Herpes, Sùi mào gà có thể truyền từ mẹ sang con, gây nguy hiểm cho thai nhi. ▪ Nếu người mẹ sử dụng các loại chất kích thích nhất định trong thời gian nhạy cảm thì thai nhi sẽ rất dễ mắc các bệnh về não và những khiếm khuyết khác. ▪ Hút thuốc trong thời kỳ mang thai sẽ tăng nguy cơ bị sẩy thai, đẻ non, và trẻ nhẹ ký. THỜI KỲ SƠ SINH VÀ ĐẦU THỜI THƠ ẤU Giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc mới sinh và kéo dài từ 18 đến 24 tháng. ▪ Phát triển vận động: xuất hiện khả năng thực hiện các hành động thể chất ▪ Phản xạ: các kiểu phản ứng vận động cụ thể được kích hoạt bởi các kiểu kích thích cảm giác cụ thể. Phản xạ sơ sinh (Reflexes) Trẻ sơ sinh sinh ra với một số phản xạ tự nhiên giúp chúng sống sót, như: ▪ Phản xạ bú: Khi chạm vào má, trẻ sẽ quay đầu và mở miệng để bú. ▪ Phản xạ nắm: Khi vật gì chạm vào lòng bàn tay, trẻ sẽ nắm chặt. ▪ Phản xạ bước đi: Khi đặt chân trẻ lên bề mặt cứng, trẻ sẽ co và duỗi chân như đang bước đi. Những phản xạ này dần biến mất khi trẻ phát triển các kỹ năng vận động có ý thức hơn. Sự trưởng thành (Maturation) ▪ Quá trình phát triển tự nhiên về thể chất và thần kinh, không phụ thuộc vào kinh nghiệm. ▪ Ví dụ:Trẻ học lẫy, bò, đứng, và đi theo trình tự dù không được huấn luyện. ▪ Hệ thần kinh phát triển, cho phép trẻ kiểm soát vận động tinh và vận động thô theo thời gian. THỜI KỲ THANH THIẾU NIÊN Dậy thì (puberty) Giai đoạn phát triển khi cơ thể đạt khả năng sinh sản, đi kèm với những thay đổi mạnh mẽ về thể chất và nội tiết, sự chín muồi về giới tính Nữ ▪ Hormone sinh trưởng (estrogen) hình thành trong máu: 10 tuổi ▪ Xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt: 11-15 tuổi ▪ Phát triển buồng trứng, tử cung, và âm đạo. ▪ Phát triển ngực, tăng mỡ cơ thể, và mở rộng khung xương chậu. Nam ▪ Hormone sinh trưởng (testosterone) hình thành trong máu: 12 tuổi ▪ Xuất hiện tinh trùng: 12-14 tuổi ▪ Phát triển tinh hoàn, tuyến tiền liệt, và dương vật. ▪ Giọng nói trầm hơn, tăng cơ bắp, mọc lông mặt và lông ngực. Khu vực có sự thay đổi lớn về não ở tuổi này là thùy trước– chịu trách nhiệm lên kế hoạch và điều chỉnh cảm xúc (Sowell và cs, 2002). ▪ Ảnh hưởng lớn đến hành vi và cảm xúc của thanh thiếu niên. ▪ Thùy trước vẫn đang phát triển và chưa hoàn thiện, dẫn đến các hành vi mang tính bộc phát hoặc thiếu suy xét. THỜI KỲ TRƯỞNG THÀNH (ADULTHOOD) Giai đoạn 20-30 tuổi: Phát triển thể chất đạt đỉnh với khả năng vận động, sức mạnh cơ bắp, và tốc độ trao đổi chất cao nhất. ▪ Sau 30 tuổi: cơ thể bắt đầu suy giảm chậm, giảm khối lượng cơ, mật độ xương, và độ linh hoạt; khả năng sinh sản giảm dần. ▪ Giai đoạn trung niên (40-60 tuổi): Thay đổi do lão hóa, xuất hiện nếp nhăn, tóc bạc, và giảm mật độ xương. ✓ Nữ (50 tuổi): mãn kinh (menopause), không còn hiện tượng rụng trứng và kinh nguyệt, kết thúc khả năng sinh sản. ✓ Nam: giảm testosterone, giảm ham muốn tình dục. Lượng tinh trùng giảm sau 40 tuổi, tinh dịch giảm sau 60 tuổi. THỜI KỲ TUỔI GIÀ (+60 tuổi) ▪ Thay đổi về ngoại hình và những khả năng. ▪ Suy giảm rõ rệt về thị lực, thính giác, và hệ miễn dịch. ▪ Chiều cao giảm 2– 5 cm ▪ Các giác quan thiếu nhạy bén ✓Thị giác: Thủy tinh thể trở nên mờ và kém linh hoạt, thiếu thích nghi trong bóng tối, khó khăn trong quan sát vật ở cự ly gần. ✓Thính giác: suy giảm khả năng này ở nam giới nghiêm trọng hơn nữ giới, diễn ra chậm ▪ Chức năng sinh sản và tình dục giảm dần và mất đi Những định kiến không đúng về người già: Già là lẫn, già là bệnh, là buồn, già là tàn phế, già là cứng nhắc, già là hết gân (Edelstein & Kalish, 1999). Những điều này theo nghiên cứu là không chính xác vì: ▪ Nhiều cụ vẫn minh mẫn, tỉ lệ trầm cảm thấp hơn người trẻ (Fiske, Wetherell, & Gatz, 2009) ▪ Linh hoạt và khỏe mạnh (Depp & Jeste, 2006; Rowe & Kahn, 1997) ▪ Có quan hệ xã hội và tình dục tốt (Carstensen et al., 2011; Hillman, 2012). Lưu ý: ▪ Tuổi cao và thay đổi thể chất không làm suy yếu những khía cạnh khác trong việc quan hệ tình dục (Levine, 1998; Levy, 1994). ▪ Tình dục giúp giảm quá trình lão hóa, tạo ra hưng phấn, vận động, kích thích trí tưởng tượng, là một dạng thức quan trọng trong mối quan hệ xã hội. Tuổi thọ trung bình (Life Expectancy) ▪ Tuổi thọ trung bình đã tăng đáng kể nhờ cải thiện y tế và dinh dưỡng (tuổi thọ TB tăng từ 49 năm 1950 lên 59 năm 2010). ▪ Hiện nay, tuổi thọ trung bình toàn cầu là khoảng 73 tuổi (có sự khác biệt giữa các khu vực). ▪ Ở tuổi 100, tỉ lệ giới tính là 5:1 (nữ: nam). ▪ Phụ nữ có xu hướng sống lâu hơn nam giới khoảng 4 năm, nguyên nhân chính thường liên quan đến yếu tố sinh học, xã hội, và hành vi. 5 giai đoạn tâm lý trước cái chết (Five Stages of Grief | Kübler-Ross model) Chối bỏ (Denial) Phủ nhận sự tồn tại của cái chết hoặc căn bệnh, coi đó là sai sót hoặc nhầm lẫn có thời gian để xử lý thông tin và giảm sốc ban đầu. Giận dữ (Anger) Chấp nhận thực tế và xuất hiện cảm xúc tức giận giải phóng cảm xúc tiêu cực. Elisabeth Kübler-Ross (1969) Thương lượng (Bargaining) Cố gắng thương lượng với một sức mạnh siêu nhiên hoặc vận mệnh để trì hoãn hoặc đảo ngược cái chết giúp cảm thấy có chút quyền kiểm soát trước số phận. Trầm cảm (Depression) Đau buồn sâu sắc, tập trung vào những gì đã hoặc sẽ mất cần sự quan tâm và hỗ trợ từ người thân. Chấp nhận (Acceptance) Bình tâm, thừa nhận thực tế không thể thay đổi về cái chết tập trung vào chất lượng cuộc sống còn lại, chuẩn bị tinh thần cho sự ra đi một cách thanh thản. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA JEAN PIAGET 0-2 tuổi Giai đoạn cảm giác - vận động Jean Piaget (1896 – 1980) 2-7 tuổi Giai đoạn tiền thao tác 7-11 tuổi Giai đoạn thao tác cụ thể +12 tuổi Giai đoạn thao tác hình thức Trẻ em không phải là những người lớn thu nhỏ mà là những cá nhân đang phát triển nhận thức thông qua sự tương tác với môi trường Giai đoạn cảm giác - vận động (Sensori - Motor Stage) ▪ Trẻ tìm hiểu thế giới qua các chuyển động và cảm giác. ▪ Trẻ tìm hiểu thế giới qua các hành động cơ bản như bú, nắm, nhìn và nghe. ▪ Trẻ biết bản thân mình là một sinh vật độc lập tách biệt với những con người và đồ vật quanh chúng. ▪ Chúng nhận ra rằng một hành động có thể đưa đến một thứ gì đó xảy ra trong thế giới của chúng Hành động thử nghiệm và lặp lại để khám phá thế giới (ví dụ: ném đồ chơi xuống để xem phản ứng). ▪ Hình thành khái niệm “hằng định đối tượng" (Object Permanence): Khi được 2 tuổi, trẻ bắt đầu ý thức được rằng "khi không còn nhìn thấy“ không có nghĩa là đồ vật đó không còn tồn tại, mẹ đi chỗ khác nhưng mẹ không biến mất. ▪ Trẻ đã phát triển một phần khả năng về hằng định đối tượng nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và ức chế phản xạ ban đầu (đã thành thói quen chọn vị trí A). Do trẻ dưới 12 tháng tuổi thường chưa hoàn thiện sự phát triển của vỏ não trước trán (prefrontal cortex)- khu vực chịu trách nhiệm kiểm soát hành vi, thay đổi sự chú ý, và cập nhật thông tin mới. Thể hiện sự phát triển từng phần: khả năng xử lý thông tin phức tạp hơn (như việc cập nhật vị trí mới) vẫn chưa hoàn thiện. ▪ Trẻ thường dựa vào thói quen hoặc trí nhớ ngắn hạn để đưa ra hành động và thiếu kiểm soát hành vi. Trẻ chưa thể ngăn phản ứng tự động (phản xạ chọn vị trí A) và chưa phát triển khả năng kiểm soát hành vi để thay đổi hướng chú ý sang vị trí B. Giai đoạn tiền thao tác (Preoperational Stage) ▪ Trẻ bắt đầu suy nghĩ có tính tượng hình hơn và học cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh để miêu tả đồ vật. ▪ Chúng có xu hướng tập trung vào bản thân nhiều hơn và chỉ nhìn mọi thứ từ góc độ quan điểm của bản thân. ▪ Trẻ giai đoạn này có xu hướng đề cao bản thân và gặp khá nhiều khó khăn trong việc nhìn nhận từ góc độ của người khác. ▪ Mặc dù ngôn ngữ và tư duy có cải thiện nhưng trẻ vẫn thường suy nghĩ một cách cụ thể rạch ròi, trắng đen rõ ràng về mọi thứ. ▪ Bước tiến lớn: Khả năng hình dung những vật không tồn tại một cách tự nhiên được cải thiện đáng kể mở rộng khả năng sáng tạo và chơi tưởng tượng. ▪ Trẻ trải nghiệm tính trung tâm: có xu hướng chú ý tới những đặc điểm bên ngoài của vật. Giai đoạn thao tác cụ thể (Concrete Operational Stage) ▪ Trong suốt giai đoạn này, trẻ bắt đầu suy nghĩ có logic hơn về một sự kiện cụ thể nào đó. ▪ Chúng bắt đầu nắm bắt được các khái niệm về giao tiếp, biết được sự tương đồng của mực chất lỏng ở các bình chứa thấp rộng và các bình chưa cao hẹp cùng thể tích. ▪ Bắt đầu sử dụng đầu óc để suy nghĩ, tư duy từ những thông tin cụ thể đến những nguyên lý mang tính tổng quát. Giai đoạn thao tác hình thức (Formal Operational Stage) ▪ Phát triển tư duy trừu tượng, khả năng suy luận logic với các tình huống giả định. ▪ Suy nghĩ nhiều hơn về các vấn đề đạo đức, triết học, luân thường đạo lý, xã hội và chính trị, những vấn đề đòi hỏi óc tư duy trừu tượng và khái quát lý thuyết. ▪ Khả năng lập giả thuyết và kiểm tra chúng trong đầu. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LEV VYGOTSKY Lev Vygotsky (1896 – 1934) Ảnh hưởng về mặt xã hội và văn hóa tới sự phát triển nhận thức Cộng đồng và ngôn ngữ đóng vai trò trung tâm trong quá trình học tập Con người sinh ra với bốn chức năng tâm lý sơ cấp: Sự chú ý (attention) Cảm giác (sensation) Tri giác (perception) Trí nhớ (memory) Các chức năng này được phát triển thành chức năng tâm lý cao cấp nhờ môi trường xã hội và văn hóa, thông qua sự hướng dẫn và hỗ trợ của người khác. Ví dụ: Cặp song sinh gồm một bé trai và một bé gái cùng 10 tháng tuổi, đều có tiềm năng học cách đứng. Bé trai: Nhận được sự hỗ trợ từ cha (cung cấp đồ chơi, dụng cụ hỗ trợ - scaffolding) và khuyến khích bé tự đứng lên. Bé nhanh chóng học cách đứng và tiến tới khả năng học đi. Bé gái: Không nhận được sự hỗ trợ tương tự nên tiến bộ chậm hơn. Kết luận: Mặc dù cả hai cuối cùng đều biết đi, nhưng bé trai có khả năng đi thành thạo hơn, nhờ sự hỗ trợ trong ZPD. Cộng đồng đóng vai trò trung tâm trong tiến trình“hình thành nghĩa” (Meaning-Making). Mỗi cộng đồng cung cấp cho trẻ một "bộ công cụ văn hóa" bao gồm ngôn ngữ, ký hiệu, và các thói quen, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy. Quan điểm phát triển của Vygotsky tập trung vào vai trò nền tảng của tương tác xã hội đối với sự phát triển nhận thức. Trẻ phát triển thông qua tiến trình nội hóa (Internalization)– tiếp thu kiến thức từ môi trường xã hội và dần dần biến chúng thành kỹ năng hoặc tư duy của riêng mình ▪ Shaffer (1996) đưa ra một ví dụ về việc một bé gái lần đầu tiên được cho xếp hình. ▪ Khi làm một mình, cô bé cố gắng hoàn thành nhiệm vụ một cách rất khó khăn. ▪ Sau đó, người cha đến ngồi cạnh cô bé, mô tả và làm mẫu một số cách làm cơ bản, như tìm tất cả các mảnh ghép ở góc/rìa rồi đưa cho em một số mảnh ghép để em tự đặt vào đồng thời khích lệ mỗi khi em thực hiện. ▪ Khi em đã trở nên thành thạo hơn, người cha để cho em làm việc độc lập hơn. Theo Vygotsky, kiểu tương tác xã hội này bao hàm việc đối thoại tương tác/ cộng tác giúp thúc đẩy sự phát triển nhận thức. Phần lớn những điều quan trọng trẻ học được diễn ra thông qua tương tác xã hội với người hướng dẫn. Người hướng dẫn có thể làm mẫu những hành vi và/hoặc cung cấp những hướng dẫn bằng lời cho trẻ. Vygotsky nhắc đến những điều này như cuộc đối thoại cộng tác/ tương tác. THUYẾT PHÁT TRIỂN XÃ HỘI CỦA ERIK ERIKSON Erik Erikson (1902 – 1994) Môi trường xã hội và văn hóa kết hợp cùng với sự thay đổi sinh học của tuổi tác để tạo ra mỗi thời kỳ trong cuộc đời với những thách thức và phần thưởng đặc biệt. Quan điểm của Erik Erikson ▪ Sự phát triển cá nhân được hình thành qua 8 giai đoạn tâm lý - xã hội, trong mỗi giai đoạn, con người sẽ đối mặt với một vấn đề cần giải quyết, từ đó hình thành nên những yếu tố tâm lý và xã hội quan trọng. ▪ Mỗi giai đoạn có một"khủng hoảng phát triển" mà nếu giải quyết tốt sẽ giúp con người phát triển lành mạnh, ngược lại nếu không giải quyết được sẽ tạo ra những vấn đề về tâm lý trong cuộc sống. 0-1.5 tuổi | Tin tưởng – Nghi ngờ ▪ Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ học cách tin tưởng vào những người chăm sóc, đặc biệt là mẹ, để đảm bảo rằng thế giới xung quanh là an toàn. ▪ Nếu trẻ được chăm sóc tốt, sự tin tưởng này sẽ hình thành và kéo dài suốt đời. Nếu không, trẻ sẽ phát triển sự nghi ngờ và thiếu niềm tin vào người khác và thế giới. ▪ Người mẹ có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng niềm tin và sự an toàn cho trẻ. Sự gắn bó (Attachment) ▪ Sự phát triển xã hội bắt đầu bằng việc thiết lập mối quan hệ tình cảm gần gũi giữa một đứa trẻ và người mẹ, người cha, hay người thường xuyên chăm sóc đứa trẻ đó. ▪ Sự gắn bó có thể dự đoán chất lượng những mối quan hệ tình cảm ở người trưởng thành Lý thuyết gắn bó (Attachment Theory) của John Bowlby (1973). ▪ Mối quan hệ gắn bó với những người trưởng thành có những hỗ trợ về xã hội đáng tin cậy sẽ giúp trẻ học được rất nhiều cách xử sự đúng đắn, dám mạo hiểm, phiêu lưu; tìm kiếm, chấp nhận những mối quan hệ cá nhân thân thuộc. 1.5-3 tuổi | Tự chủ- Xấu hổ ▪ Trẻ bắt đầu khám phá cơ thể và khả năng của mình. ▪ Nếu trẻ được khuyến khích thể hiện bản thân và tự do khám phá, chúng sẽ phát triển sự tự tin. Tuy nhiên, nếu bị ngăn cản hoặc bị chỉ trích, trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ và nghi ngờ bản thân. ▪ Cả cha và mẹ đều có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này. 3-5 tuổi | Sáng kiến –Tội lỗi ▪ Thử nghiệm các hoạt động mới và học hỏi các nguyên lý cơ bản về thế giới xung quanh. ▪ Nếu được khuyến khích và ủng hộ, trẻ sẽ phát triển sự sáng tạo và tự tin. Ngược lại, nếu bị cấm đoán hoặc bị chỉ trích, trẻ sẽ cảm thấy tội lỗi và tự ti. ▪ Toàn bộ gia đình đóng vai trò trong việc khuyến khích hoặc cản trở sự sáng tạo của trẻ. 5-12 tuổi | Siêng năng – Tự ti ▪ Khám phá những sở thích cá nhân và muốn chứng minh khả năng của mình. ▪ Nếu nhận được sự công nhận từ thầy cô và bạn bè, trẻ sẽ trở nên siêng năng và chăm chỉ. Tuy nhiên, nếu nhận phải những phản hồi tiêu cực, trẻ có thể cảm thấy tự ti và mất động lực. ▪ Trường học và cộng đồng xung quanh đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích và đánh giá khả năng của trẻ. 12-18 tuổi | Nhận diện bản thân – Nhầm lẫn vai trò ▪ Hình thành các vai trò xã hội và trải qua cuộc khủng hoảng nhận dạng. ▪ Nếu được sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè, trẻ có thể khám phá và phát triển bản sắc cá nhân. Nếu bị ép buộc hoặc không có cơ hội khám phá bản thân, chúng có thể cảm thấy lúng túng và mất phương hướng. ▪ Bạn bè và những người mẫu mực trong xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình tìm kiếm bản sắc của thanh thiếu niên. Sự phát triển xã hội ở tuổi thanh niên ▪ Sự thay đổi mạnh mẽ về tính cách và những hành vi khó hiểu, trải qua khủng hoảng nội tâm và hành vi không dự đoán được. ▪ Khám phá bản sắc thực sự của mình ▪ Mối quan hệ giữa cha mẹ và tuổi vị thành niên thay đổi, ít phụ thuộc vào sự cai quản của cha mẹ, tiềm ẩn nhiều khả năng dẫn tới xung đột. 18-40 tuổi | Thân mật – Cô đơn ▪ Người trẻ bắt đầu xây dựng các mối quan hệ thân mật và cam kết lâu dài. ▪ Nếu có thể thiết lập những mối quan hệ tình cảm vững vàng, họ sẽ cảm thấy hạnh phúc và tự tin. Nếu không, họ có thể cảm thấy cô đơn và bị cô lập. ▪ Những người bạn và đối tác tình cảm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của người trưởng thành. Sự phát triển xã hội ở tuổi trưởng thành ▪ Nhu cầu trong giai đoạn này là tình yêu và bổn phận (Maslow,1970). ▪ Nhu cầu kết thân, chấp nhận xã hội và thành công, vươn tới sự hoàn thiện. ▪ Các mối quan hệ xã hội và sự hoàn thiện cá nhân được ưu tiên hàng đầu. ▪ Sự thân mật: khả năng tạo ra cam kết đầy đủ- tình yêu, cảm xúc và đạo đức với những người khác. ▪ Có thể xảy ra trong tình bạn, mối quan hệ lãng mạn đòi hỏi sự cởi mở, can đảm, sức mạnh đạo đức và một số thỏa hiệp những sở thích cá nhân của ai đó. 40-65 tuổi | Sáng tạo – Đình trệ ▪ Người ở tuổi trung niên tìm kiếm sự sáng tạo và đóng góp cho xã hội. ▪ Nếu họ cảm thấy mình có thể dẫn dắt thế hệ sau và tạo ra những thay đổi tích cực, họ sẽ cảm thấy hài lòng. Nếu không giải quyết được những vấn đề từ trước, họ có thể cảm thấy trì trệ và thất vọng. ▪ Những người xung quanh tại gia đình và nơi làm việc ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và đóng góp xã hội của người trưởng thành +65 tuổi | Hoàn thành – Thất vọng ▪ Khi già đi, người ta thường nhìn lại cuộc đời mình và đánh giá các thành tựu của bản thân. ▪ Nếu cảm thấy hài lòng với cuộc sống và những gì đã đạt được, họ sẽ cảm thấy sự toàn vẹn và thanh thản. Nếu cảm thấy thất bại hoặc tiếc nuối, họ có thể rơi vào tuyệt vọng và cay đắng. ▪ So sánh bản thân với những người khác trong xã hội và đối diện với những giá trị sống. Sự phát triển xã hội ở tuổi già ▪ Mặc dù có những thay đổi trong các vấn đề ưu tiên, những người cao tuổi vẫn duy trì suy nghĩ về giá trị cuộc đời. ▪ Những người cao tuổi nhìn lại cuộc đời mình - và hướng về tương lai - với tâm trạng hài lòng và mãn nguyện. ▪ Con người trở nên kém năng động hơn trong xã hội khi về già. ▪ Họ chỉ duy trì một cách có chọn lọc những mối quan hệ có liên quan chủ yếu tới lĩnh vực tình cảm.

Use Quizgecko on...
Browser
Browser